Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Bài 14. Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.28 KB, 15 trang )

MỤC TIÊU CỦA GIỜ THỰC HÀNH
- Khắc sâu những tính chất hóa học của bazơ và muối
- Rèn luyện các kĩ năng thao tác thí nghiệm: sử dụng dụng cụ
và hóa chất, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí
nghiệm, viết được PTHH, viết tường trình thí nghiệm.
- Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm, an toàn…trong học tập.

NỘI DUNG THỰC HÀNH
I. TIỀN HÀNH THÍ NGHIỆM.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Thí nghiệm 2: Đồng(II) hiđroxit tác dụng với axit.
Thí nghiệm 3: Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM.


THÍ NGHIỆM 1:

Nari hiđroxit tác dụng với muối
Dụng cụ
 Kẹp gỗ
 Ống nghiệm
 Ống hút

Hoá chất
 Dung dịch NaOH
 Dung dịch FeCl3

 Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống
nghiệm có chứa 1 – 2 ml dung dịch NaOH.




Thí nghiệm 1: Nari hiđroxit tác dụng với muối
 Hiện tượng:
Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện.
 Giải thích:
Dung dịch NaOH đã phản ứng với dung dịch FeCl 3 tạo
thành Fe(OH)3 không tan có màu nâu đỏ.
 Phương trình phản ứng:
Kết luận: Dung

dịch bazơ có thể tác dụng với dung
dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
3NaOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl
(Nâu đỏ)


THÍ NGHIỆM 2:

Đồng(II) hiđroxit tác dụng với axit
Dụng cụ
 Kẹp gỗ
 Ống nghiệm
 Ống hút

Hoá chất
 Dung dịch CuCl2
 Dung dịch NaOH
 Dung dịch HCl


 Bước 1: Điều chế Cu(OH)2: Cho vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứ
dung dịch CuCl2
 Bước 2: Nhỏ 1-2ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm có chứa Cu(OH) 2 vừa điề
chế được,
lắc nhẹ.


Thí nghiệm 2: Đồng(II) hiđroxit tác dụng với axit
 Hiện tượng:

Cu(OH)2 tan ra, dung dịch thu được có màu xanh.
Giải thích:
Cu(OH)2 đã tác dụng với dung dịch HCl tạo ra
dung dịch CuCl2 có màu xanh.
Phương trình phản ứng:
Cu(OH)2 + 2HCl  CuCl2 + 2H2O
(màu xanh)
Kết luận: Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối
và nước.


THÍ NGHIỆM 3:

Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại
Dụng cụ
 Kẹp gỗ
 Ống nghiệm

Hoá chất
 Dung dịch CuSO4

 Đinh sắt

 Cho từ từ đinh sắt vào ống nghiệm có chứa 1-2ml dung dịch
CuSO4.


THÍ NGHIỆM 4

Bari clorua tác dụng với muối
Dụng cụ
 Kẹp gỗ
 Ống nghiệm
 Ống hút

Hoá chất
 Dung dịch BaCl2
 Dung dịch Na2SO4

 Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống
nghiệm có chứa 1-2ml dung dịch Na2SO4


Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
 Hiện tượng:
Có kết tủa màu trắng xuất hiện.
 Giải thích:
Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch
Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.
 Phương trình phản ứng:


BaCl2 + Na2SO4

BaSO4
+ 2NaCl
(màu trắng)

 Kết luận:
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau
tạo thành hai muối mới.


THÍ NGHIỆM 5

Bari clorua tác dụng với axit
Dụng cụ
 Kẹp gỗ
 Ống nghiệm
 Ống hút

Hoá chất
 Dung dịch BaCl2
 Dung dịch H2SO4

 Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống
nghiệm có chứa 1-2ml dung dịch H2SO4


Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit
 Hiện tượng:
Có kết tủa màu trắng xuất hiện.

 Giải thích:
Dung dịch BaCl2 đã tác dụng được với dung dịch
H2SO4 loãng tạo thành BaSO4 màu trắng không tan.
 Phương trình phản ứng:

BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl
(màu trắng)
Kết luận: Muối có thể tác dụng được với axit tạo
thành muối mới và axit mới.


THÍ NGHIỆM 3:

Đồng(II) sunfat tác dụng kim loại
Dụng cụ
 Kẹp gỗ
 Ống nghiệm

Hoá chất
 Dung dịch CuSO4
 Đinh sắt

 Cho từ từ đinh sắt vào ống nghiệm có chứa 1-2ml dung dịch
CuSO4.


Thí nghiệm 3: Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại
 Hiện tượng:
- Có chất rắn màu đỏ bám bên ngoài đinh sắt.
- Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

Giải thích:
- Phản ứng sinh ra kim loại Cu (màu đỏ) bám vào
đinh sắt.
- Phản ứng làm giảm nồng độ CuSO4 (màu xanh
của dung dịch nhạt dần).
 Phương trình phản ứng:
CuSO4 +
Fe
 FeSO4
+ Cu
(màu xanh) (trắng xám)
(không màu)
(đỏ)
 Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng kim
loại tạo thành muối mới và kim loại mới.


BÀI 14

THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI

Thí nghiệm 1: Dung dịch bazơ có thể tác dụng dung dịch
muối tạo thành muối mới và bazơ mới
3NaOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 2: Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Cu(OH)2 + 2HCl  CuCl2 + 2H2O
Thí nghiệm 3: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại
tạo thành muối mới và kim loại mới.
CuSO4 + Fe  FeSO4 + Cu

Thí nghiệm 4: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau
tạo thành hai muối mới.
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
Thí nghiệm 5: Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành
muối mới và axit mới.
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl


II. VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
Họ và tên:…………………………Nhóm……….....Lớp…..………
Tên thí
nghiệm
Thí nghiệm 1:
Natri hiđroxit tác
dụng với muối

Cách tiến hành Hiện tượng

Giải thích, viết
phương trình hóa
học và kết luận.


THU DỌN DỤNG CỤ - HÓA CHẤT, VỆ SINH
PHÒNG THỰC HÀNH

DẶN DÒ:
Ôn tập chương 1 - các loại hợp chất vô
cơ chuẩn bị cho tiết 20 kiểm tra 1 tiết




×