Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

thuyết trình sáng kiến tổ trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.8 KB, 19 trang )



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động có
tri thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng
tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước yêu chủ nghĩa xã
hội”.
Mỗi nhà trường đều phải lấy việc nâng cao chất lượng giáo
dục làm nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt. Việc tổ chức bồi dưỡng học
sinh giỏi trên cơ sở phát triển toàn diện nhân cách học sinh là một
nhiệm vụ quan trọng vì số lượng học sinh giỏi các cấp trong mỗi
năm học ở các trường là thước đo chính xác nhất về chất lượng dạy
học của thầy và trò.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận
Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết
quả cao? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo viên dạy
Ngữ văn ở các trường THCS. Thực tế cho thấy các đồng chí giáo
viên được phân công phụ trách đội tuyển đã bỏ nhiều công sức
mà hiệu quả không cao, chất lượng đội tuyển vẫn thấp, bên cạnh
đó số lượng học sinh yêu thích môn Ngữ văn không nhiều. Xuất
phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người tổ
trưởng chuyên môn, bằng kinh nghiệm của mình trong những
năm qua, tôi xin được nêu ra: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ
chuyên môn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường


THCS Nhuận Trạch”


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
2. Phương pháp tiếp cận sáng kiến
Phương pháp chủ yếu là khảo sát nắm bắt tình hình thực tế,
nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Ngữ văn cấp THCS.
3. Mục đích của sáng kiến.
- Phát hiện bồi dưỡng nhân rộng các nhân tố mới.
- Góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của nhà
trường.
- Tạo cơ hội để nhóm bộ môn Ngữ văn trao đổi thảo luận kiến
nghị, đề xuất, bổ sung hoàn thiện các vấn đề về bồi dưỡng học
sinh giỏi văn.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Nêu vấn đề của sáng kiến.
1.1. Nội dung của sáng kiến
Để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
- Phương pháp lựa chọn học sinh giỏi văn.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, phụ huynh học
sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Văn.
- Chỉ đạo các giáo viên trong tổ thực hiện dạy bồi dưỡng HS
giỏi văn.



CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.2. Các ưu điểm, nhược điểm của sáng kiến
* Ưu điểm
- Nâng cao chất lượng dạy học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên.
- Phát hiện ra nhân tố mới cho nhà trường và địa phương.
- Thể hiện tính nhân văn cao đẹp của xã hội.
- Kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn
lên trong học tâp, tu dưỡng đạo đức của học sinh.
* Nhược điểm
- Môn Ngữ văn là môn học đòi hỏi học sinh phải có trí tưởng
tượng, sáng tạo cho nên nhiều học sinh sau khi ôn luyện bỏ hoặc
chuyển sang môn khác.
- Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
chưa nhiều không động viên được người dạy.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.3. Kết qủa của sáng kiến

Năm học

Học sinh
tham gia

Cấp Huyện


Cấp tỉnh

2012-2013

01

0

0

2013-2014

01

0

0

2014-2015

05

03(KK)

01(Giải Nhì)


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.1. Phương pháp lựa chọn học sinh giỏi Văn
* Lựa chọn học sinh có năng khiếu văn chương và yêu thích
môn học.
* Lựa chọn học sinh giỏi văn theo các thời điểm.
- Vào đầu năm học (đối với học sinh lớp 6)
- Trong thời gian học tập trên lớp.
- Qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì.
- Các khối 7,8,9 theo dõi qua quá trình học tập có thể phát hiện
và bồi dưỡng thêm các học sinh có năng khiếu học văn.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.2. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, phụ huynh học
sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Đối với giáo viên:
+ Đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đối với học sinh:
+ Động viên khuyến khích các em ôn tập.
+ GV bồi dưỡng quan tâm đến nguyện vọng của các em.
- Đối với phụ huynh học sinh:
+ Vinh dự khi con có mặt trong đội tuyển HSG.
+ Khích lệ phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN


2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Văn
* Lựa chọn giáo viên ôn đội tuyển theo tiêu chí sau:
- GV có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao.
- GV nhiệt tình, yêu nghề, tự tin, giàu kinh nghiệm.
- Phân công chuyên sâu, phân công luân phiên.
* Thành lập đội tuyển và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển.
- Số lượng học sinh vào đội tuyển.
- Kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển.
* Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng đội tuyển.
+ Chương trình và lượng kiến thức cần thích hợp, sâu rộng,
+ Cần chú trọng sắp xếp chương trình sao cho có hệ thống và đảm
bảo tính khoa học, đúng đặc trưng môn học.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.4. Chỉ đạo các giáo viên trong tổ thực hiện dạy bồi dưỡng HS
giỏi văn
2.4.1. Chỉ đạo giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi văn theo đặc
trưng môn học
- Phân môn Tiếng Việt: Củng cố cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn,
các biện pháp tu từ, làm bài tập ứng dụng.
- Phần đọc hiểu văn bản: Hệ thống lại kiến thức đã học rồi chia ra
từng mảng chuyên đề chủ đề, khái quát lên vấn đề trọng tâm.
- Phân môn Tập làm văn: Nâng cao về nội dung kiến thức, chú
trọng phần luyện tập.



CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.4.2. Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức,
phương pháp dạy đội tuyển
* Lựa chọn nội dung bồi dưỡng đội tuyển.
- Bồi dưỡng rèn luyện cảm xúc một cách nhuần nhuyễn.
- Bồi dưỡng khả năng tái hiện sự sống thành tư duy hình tượng.
- Bồi dưỡng khả năng cảm thụ, khả năng phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh giỏi .
* Lựa chọn hình thức bồi dưỡng đội tuyển.
- Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu, kiến thức của học sinh.
- Cung cấp kiến thức lí luận văn học cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh Phương pháp , kĩ năng làm bài.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập để rèn luyện kĩ năng.
- Kết hợp làm văn với bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét văn bạn và sửa văn mình.
- Thảo luận trao đổi giải đáp thắc mắc.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.4.2. Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức,
phương pháp dạy đội tuyển
* Lựa chọn phương pháp dạy đội tuyển
Bước 1: Thông báo kết quả bài tập về nhà, nhắc lại kiến thức, kĩ
năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập.
Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết.

Bước 3: Làm bài tập vận dụng kiến thức mở rộng.
Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn.
Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết.
Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng.
Bước 7: Giao bài tập về nhà (có hướng dẫn).


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.4.3. Vai trò của người tổ trưởng chuyên môn trong việc đôn đốc,
kiểm tra thực hiện bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi văn
- Cùng với chuyên môn lên chương trình bồi dưỡng học sinh.
- Hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch ôn tập theo từng giai đoạn.
- Kiểm tra giáo án, tài liệu tham khảo, cách ra đề.
- Lựa chọn, lập danh sách đội tuyển.
- Phân công GV có năng lực và trách nhiện trực tiếp ôn luyện.
- Chỉ đạo GV cho HS làm bài kiểm tra ,điều chỉnh PPDH
- Tư vấn phụ huynh thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
- Quyết định loại bớt hoặc bổ sung thêm HS có năng khiếu.
- Tham mưu với BGH, các đoàn thể, động viên khen thưởng kịp
thời các GV, HS có thành tích.


CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS
Nhuận Trạch năm học 2014-2015 như sau:
Khối


Năm học
2013-2014

Năm học
2014-2015

1

6

6

8

Tăng 2

2

7

4

6

Tăng 2

3

8


4

6

Tăng 1

4

9

3

5

Tăng 2

TT

So sánh


CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
1. Kết luận
Việc BDHSG giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng
ta biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt,
phát triển. Ngược lại nếu chúng ta bỏ bẵng, ít quan tâm, cây sẽ khô
cằn, còi cọc, cây nào không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu sẽ mau
chóng héo khô. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Vì

vậy, muốn có HSG, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ
tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó,
sự nhạy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi
dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công.


CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
2. Kiến nghị
- Với Ban giám hiệu:
+ Sắp xếp bố trí thời gian cho giáo viên dạy trên lớp với thời
gian ôn tập học sinh giỏi hợp lí.
+ Sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa để động viên khen
thưởng kịp thời với thầy và trò.
-Với giáo viên trực tiếp bồi dưỡng:
+ Phải lên kế hoạch chương trình cụ thể tránh dạy chay thích
gì dạy nấy.
+ Phải nhiệt tình, say mê, tận tụy với học sinh.
+ Không ép buộc học sinh học môn mình bồi dưỡng.
-Với học sinh:
+ Phải say mê yêu thích môn học không bỏ nửa chừng.
+ Phải nắm chắc kiến thức vận dụng vào thực hành có sáng tạo
và liên tưởng khi cần thiết.




×