Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tìm hiểu về GIÁO PHẬN bùi CHU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.62 KB, 34 trang )

GIÁO PHẬN BÙI CHU

I. LƯỢC SỬ


II. ĐỊA LÍ VÀ DÂN SỐ
III. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁO PHẬN
IV. SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA GIÁO PHẬN
V. MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA GIÁO PHẬN
VI. DANH SÁCH LINH MỤC
VII. DANH SÁCH CÁC DÒNG TU

I. LƯỢC SỬ
Bùi Chu là mảnh đất được diễm phúc đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên tại
Việt Nam. Theo Khâm Định Việt Sử :
«Giatô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương
nhân danh Inêxu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi
Trà Lũ âm dĩ Giatô tả đạo truyền giáo – Tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất
(1533), đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Inêxu lén lút đến làng Trà Lũ
thuộc huyện Giao Thủy và làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân,
ngấm ngầm truyền tả đạo Giatô» (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử
Thông Giám Cương Mục, quyển XXXIII, tờ 5-6).
«Trước kia, vào khoảng năm Nguyên Hoà (1533-1548) đời Lê Trang Tông, Inêxu,
người Tây Dương, mới đem đạo ấy vào vùng ven biển, thuộc huyện Giao Thuỷ,
huyện Nam Chân, lén lút truyền giáo, gọi là “đạo Thiên Chúa” cũng gọi là “Thập
tự giáo”. Giáo lý này dùng thiên đường địa ngục để phân biệt báo ứng về điều


thiện, điều ác, cũng gần giống đạo Phật, có thêm vào thuyết xưng tội, rửa tội nữa»
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển
XLI, tờ 24-25).


Sự kiện này đã ghi đậm một dấu mốc lịch sử của Giáo Hội Việt Nam. Nó không
chỉ khai mở công cuộc truyền giáo ở Việt Nam, mà còn đặt Bùi Chu vào những
trang đầu và trở thành trung tâm truyền giáo ở giáo phận Đàng Ngoài trong những
thế kỷ kế tiếp.
Bùi Chu còn thêm vào trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam : 26 vị thánh
tử vì đạo sinh quán tại giáo phận Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại đây trong số 117 vị
thánh tử vì đạo nước Việt Nam. Đó là 44 vị hiển thánh tử vì đạo đại diện cho 514
tôi tớ Chúa và khoảng 16.500 vị anh hùng tử vì đạo đã chết để làm chứng cho
Chúa, thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.
Ngày 9/9/1659, khi Toà Thánh chính thức thành lập 2 giáo phận đầu tiên tại Việt
Nam thì vùng đất của giáo phận Bùi Chu đã có đông giáo hữu thuộc giáo phận
Đàng Ngoài do các thừa sai dòng Tên rồi đến các cha dòng Đa Minh phục vụ.
Năm 1668, Đức cha Pierre Lambert de la Motte đã truyền chức linh mục cho
4 thầy người Việt đầu tiên tại Xiêm (Thái Lan), trong đó có cha Gioan Huệ (16681671) được cử về phục vụ ở Kiên Lao giáo phận Bùi Chu.
Ngày 19/2/1670, Đức cha đã lập dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và chủ lễ khấn
dòng cho hai nữ tu tiên khởi là chị Paola và chị Anê. Cũng năm đó, Kiên Lao là
giáo xứ có đông giáo hữu nhất trong giáo phận Đàng Ngoài (hơn 2000 tín hữu) và
cha Simon Kiên (nguyên quán), 1 trong 7 linh mục thuộc lớp linh mục người Việt
thứ hai được truyền chức tại công đồng Phố Hiến (Hưng Yên), đã phục vụ rồi qua
đời tại đây (1670-1684).
Ngày 15/11/1679, giáo phận Đàng Ngoài được chia thành hai : giáo phận Đông do
Đức cha Deydier Điển coi sóc và giáo phận Tây do Đức cha Bourges coi sóc. Suốt
thời gian 1679-1848, Toà giám mục thường được đặt tại Lục Thủy Hạ (Liên Thủy),


Trà Lũ, Trung Linh và Bùi Chu. Từ năm 1757, Toà Thánh trao giáo phận Đông cho
các cha dòng Đa Minh coi sóc và đảm nhiệm việc truyền giáo.
Năm 1848, Toà Thánh tách giáo phận Đông Đàng Ngoài : một giữ tên giáo phận cũ
và một lấy tên giáo phận Trung (nằm giữa giáo phận Đông và Tây). Giáo phận mới
tuy nhỏ bé về địa lý nhưng giáo dân lại nhiều gấp ba lần giáo phận

Đông (139.000 tín hữu).
Trong thời gian này, Giáo Hội Việt Nam gặp biết bao gian nan thử thách, do các
sắc chỉ cấm đạo của các vua quan, đặc biệt là đời các vua Minh Mạng và Tự Đức.
Tưởng chừng Kitô giáo bị xoá sổ tại Bùi Chu, thì vào năm 1858, Đức cha
Valentinô Berrio Ochoa Vinh và cha chính Emmanuel Riaño Hoà đã khấn dâng
giáo phận cho Đức Mẹ : “Vì lời cầu bầu của Đức Mẹ, khi Thiên Chúa cho giáo
dân thoát khỏi cơn bắt bớ đạo và được sống bình an, thì sẽ xây cất một thánh
đường xứng đáng dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và nhận Người làm
bổn mạng của giáo phận”. Sau nhiều lần xây dựng, đền thánh Phú Nhai hiện nay
(xức dầu thánh hiến trọng thể ngày 7/12/1933) là chứng tích tình Mẹ che chở giáo
phận và lòng yêu mến của toàn thể con cái Bùi Chu đối với Đức Trinh Nữ Maria
Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ngày 3/12/1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều được đổi tên theo địa hạt
hành chính nơi đặt toà giám mục, giáo phận Trung được đổi tên thành giáo phận
Bùi Chu do Đức cha Pedro Muñagorri Trung coi sóc.
Giáo phận Bùi Chu trở nên quá lớn đối với một chủ chăn. Ngày 9/3/1936, Toà
Thánh chia giáo phận làm hai : giáo phận Bùi Chu do Đức cha Đôminicô Hồ Ngọc
Cẩn, vị giám mục bản quốc thứ hai cai quản, và giáo phận Thái Bình vẫn do các vị
thừa sai dòng Đa Minh cai quản. Điều đó chứng tỏ giáo phận Bùi Chu đã có sự
trưởng thành khá vững chắc. Khi đó, giáo phận gồm 6 huyện tỉnh Nam Định, dân
số 944.900, số giáo dân 230.000 (24,45%), 100 linh mục (không kể linh mục thừa
sai dòng Đa Minh), 390 thầy giảng, 520 thánh đường.


Cho đến năm 1954, giáo phận Bùi Chu đã là một giáo phận có sự trưởng thành khá
vững chắc với 178 linh mục triều, 14 linh mục dòng, 78 đại chủng sinh, một số lớn
nữ tu và khoảng gần 210 ngàn giáo dân trên tổng số gần 900 ngàn người trên địa
bàn và 103 giáo xứ. Biến cố ngày 20/7/1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước:
Đức cha, cha chính, cha văn phòng cùng với phần lớn các cha (khoảng 142 cha)
trong đó có cha giám đốc, ban giáo sư đại chủng viện và chủng sinh, các bề trên và

các hội dòng: Gioan Thiên Chúa, Đồng Công, Khiết Tâm (thầy giảng Bùi Chu),
Mân Côi, Đa Minh, Mến Thánh Giá và dòng Kín Cát Minh đã di cư vào miền Nam
cùng với trên 100.000 giáo dân. Giáo phận rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cả giáo phận còn lại 35 linh mục hầu hết là già yếu, nhiều cha đã về hưu nay phải
trở lại coi xứ cùng với 54 thầy giảng và 90 nữ tu.
Trong hoàn cảnh đó, Đức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi đã cử cha văn phòng
Giuse Phạm Năng Tĩnh trở về miền Bắc với tư cách là đại diện tông toà rồi giám
quản giáo phận và được tấn phong giám mục ngày 10/11/1960, tức là trước ít ngày
thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam (24/11/1960) với tông hiến Venerabilium
Nostrorum của Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã
cho thành lập chủng viện Mẫu Tâm với hơn 200 chủng sinh. Ngày 27/11/1960,
ngài phong chức linh mục cho 4 thầy giảng trong đó có thầy Giuse Vũ Duy Nhất,
sau này làm giám mục.
Từ khi giáo phận tông toà Bùi Chu được nâng lên giáo phận chính toà ngày
24/11/1960, với sự tài tình khôn ngoan của Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, giáo
phận đã từng bước vượt qua những chặng đường gian khó. Ngày 8/12/1963 đại lễ
Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức cha đã truyền chức linh mục cho 29 thầy tại đền thánh
Phú Nhai. Sự kiện đó như ngày phục sinh của giáo phận, nhiều giáo xứ đã có chủ
chiên coi sóc sau nhiều năm không người chăn dắt.


Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã chu toàn các nhiệm vụ khác nhau của
một vị mục tử khôn ngoan và thánh thiện. Với tư cách là giám mục, giáo sư đại
chủng viện, nhà đào tạo cho các chủng sinh và tu sĩ, chăm sóc mục vụ cho 7 giáo
xứ với số giáo dân tới 2 vạn người, viết sách và dịch sách…, cuộc đời của ngài thật
bề bộn. Vì quá vất vả và thời thế khó khăn, ngài đã lâm trọng bệnh và tạ thế ngày
11/2/1974 lúc tuổi đời vẫn còn trẻ (57 tuổi), trong sự tiếc thương vô vàn của mọi
thành phần dân Chúa.
Sau hơn 1 năm trống toà, ngày 29/6/1975, cha chính giáo phận Đa Minh Lê
Hữu Cung được thụ phong giám mục với khẩu hiệu “Adveniat regnum tuum”.

Ngài đã phó dâng giáo phận cách đặc biệt cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và cổ võ
việc sùng kính Thánh Tâm. Vì thế ngài đã nhận tu hội Thánh Tâm vào giáo phận
năm 1980. Ngài đã truyền chức linh mục cho 13 thầy trong thầm lặng và đã nhờ
các đức cha khác truyền chức linh mục cho 3 thầy tại miền Nam. Ngoài ra ngài
cũng nhường cho Đức cha phó Giuse Vũ Duy Nhất truyền chức linh mục cho 6
thầy cũng trong thầm lặng. Với tuổi cao và dày công phúc, Chúa đã gọi Đức cha
Đa Minh Lê Hữu Cung về Nhà Cha ngày 12/3/1987. Trên bia mộ tại gian cung
thánh nhà thờ Chính Toà Bùi Chu, có ghi: “Nguyện xin cho Nước Chúa trị đến,
mục tử trung thành, tông đồ Thánh Tâm Chúa”.
Sau khi Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung qua đởi, Đức cha phó Giuse Vũ
Duy Nhất (thụ phong giám mục 8/8/1979) lên làm giám mục chính toà (19871999) trong lúc đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Ngài đã canh tân cơ
cấu tổ chức của giáo phận, phát động các phong trào học hỏi giáo lý, cổ võ và khôi
phục các hội đoàn trong giáo phận. Ngài đặc biệt quan tâm việc đào tạo các linh
mục. Từ năm 1989, giáo phận có các chủng sinh theo học tại đại chủng viện Hà


Nội. Tính đến nay đã có 25 linh mục của các khóa. Cùng lúc đó, được sự giúp đỡ
của Đức ông Gioan Trần Văn Hiến Minh, Đức cha đã gửi các chủng sinh vào học
trong đại chủng viện Đức Ái tại Sài Gòn, một chủng viện ngoại trú liên giáo phận,
học tập và tu luyện theo hiến pháp và chỉ nam gia đình Đức Ái, được Toà Thánh
khích lệ với sự giúp đỡ của các vị chủ chăn và các giáo sư chuyên viên tại Sài Gòn,
đặc biệt là Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và nhóm các giáo sư
gốc Bùi Chu. Có 7 khóa đã tốt nghiệp. Năm 1999, Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất đã
truyền chức cho 20 linh mục trong âm thầm. Sau khi hoàn tất công việc của người
đầy tớ khôn ngoan và trung thành, ngài đã được Chúa gọi về vào ngày 11/12/1999.
Sau hơn 1 năm trống ngôi, ngày 8/8/2001 giáo phận Bùi Chu có vị chủ chăn
mới là Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm. Với nhiều sáng kiến canh tân cơ sở vật
chất và đường hướng mục vụ, giáo phận mang một diện mạo mới. 120 linh mục
giáo phận đã được phong chức dưới thời ngài. Đợt phong chức nhiều nhất vào năm
2007 gồm 64 linh mục, trong đó có 45 linh mục thuộc Bùi Chu. Ngài cũng gửi

nhiều linh mục, tu sĩ và chủng sinh du học, làm nhân sự cho Học viện Thần học và
Đại Chủng viện Bùi Chu, được Toà Thánh ban phép thiết lập năm 2009.
Ngày 24/12/2012, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu được Toà Thánh bổ nhiệm
làm giám mục phó giáo phận Bùi Chu. Lễ nhậm chức được diễn ra ngày
01/2/2013, tại nhà thờ Chính Toà Bùi Chu. Ngày 17/8/2013, Đức cha Giuse Hoàng
Văn Tiệm qua đời, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu lên kế vị. Tiếp nối công việc của
các vị tiền nhiệm, ngài dần đưa giáo phận vào ổn định về cơ cấu tổ chức, tăng
cường nhân sự cho các ban ngành.
Nhờ lời cầu bầu của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Bùi Chu và của
Cha thánh Đa Minh, cùng với những hy sinh lơn lao các vị chủ chăn và mọi thành


phần dân Chúa, giáo phận Bùi Chu đã vượt qua những chặng đường gian nan, với
bao thăng trầm của lịch sử, để có được những thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay.
Sắc chỉ thành lập : việc thành lập giáo phận Bùi Chu đã được Toà Thánh chính
thức ban sắc chỉ ba lần :
- Ngày 5/9/1848, Đức Thánh Cha Piô IX ban sắc lệnh Apostolatus Officium, tách
giáo phận Đông Đàng Ngoài thành giáo phận Trung gồm tỉnh Hưng Yên, Thái
Bình và 6 huyện của tỉnh Nam Định ; phần còn lại vẫn mang tên giáo phận Đông.
- Ngày 3/12/1924, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Ordinarie Indosinensis đổi
tên giáo phận Trung thành giáo phận Bùi Chu.
- Ngày 9/3/1936, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Proecipuas inter
Apostolicas chia giáo phận Bùi Chu thành giáo phận Thái Bình (tỉnh Hưng Yên và
Thái Bình) và giáo phận Bùi Chu (2/3 tỉnh Nam Định).


II. ĐỊA LÍ VÀ DÂN SỐ




1. Bản đồ : . Ranh giới : Giáo phận Bùi Chu là giáo phận nhỏ nhất Việt Nam, n
ằm gọn trên phần diện tích kho ảng 1.350 m, bao gồm 6 huyện (Xuân Trường, Gi
o Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng) và khu vực giáo xứ Khoái
Đồng trong thành phố Nam Định. Phía Đông Bắc giáp giáo ph n Thái B nh vớ
i dòng sông Hồng, phía Tây Bắc giáp giáo phận Hà Nội bằng sông Đào, phía T
ây Nam giáp giáo phận Phát Diệm bằng sông Đáy và phía Đông Nam là Biển Đôn
g (v
nh Bắc Bộ).Dân cư : tổng dân số trên địa bàn giáo phận Bùi Chu thuộc đồng bằ
ng châu thổ sông Hồng quãng chừng hn một triệu người, đại đa số là
người Kinh. Nghề nghệp : khoảng 60% làm nông nghiệp, 5% làm muốivà đi bi
ển, 35% làm nghề thương mại, cơ khí, kỹ nghệ, tiểu thủ c
ng nghiệp …Sông ngòi : Giáo phận Bùi Chu được bao bọc bởi ba con sông lớn, tiếp
giáp với ba giáo phận và biển Đông rộng lớn. Hai con sông Hồng và sông Đáy
tựa như hai cánh tay khoẻ bao bọc lấy giáo phận. Cùng với sông Đào nối liền hai c
on sông lớn này và sông Ninh Cơ, một nhánh của sông Hồng chảy qua giữa giá
o phận, tạo thành một hệ thống sông ngòi cung cấp nước và phù sa cho những cá
nh đồng phì nhiêu. Không những thế, hệ thống sông ngòi này mỗi năm còn bồi đ
ắp thêm một lượng lớn phù sa ra biển, tạo nên những cồn đất màu mỡ, hình thành
những vùng đất mới cho giáo phận. Chính vì điều này mà diện tích thống kế hằng
năm có thay đổi ít nhiều, tuỳ thuộc vào đất bồi ra biển nhiều hay ít. Ngoài việc đưa
nước và phù sa đến tất cả các huyện, hệ thống sông này còn là những trục giao thôn
g rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển. Nhờ thế, khu vực giáo phận trở nên r
ất trù phú, dân cư đông đúc sống hiền lành chất phác. Đây thật là một môi trườn
g thuận lợi cho việc đón nhận v phát triển đức tin, in đậm dấu vết của những cuộc
hành trì h rao gi

ng Tin Mừng của các nhà

ruyền giáo.3. Địa chỉ T
à giám mục:



Xuân Ngọc ŸXuân Trường ŸNam Định
Tel: 0350 3887 514 (VP) Ÿ0350 3751 161 (ĐGM) ŸFax: 0350 3887 521
Email:
4. Số giáo hạt và giáo xứ:
Hạt Báo Đáp:
1. Bách Tính. Sth: 872. Đc: Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định
2. Báo Đáp. Sth: 3.622. Đc: Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định
3. Cổ Ra. Sth: 1.969. Đc: Nam Cường, Nam Trực, Nam Định
4. Dương A. Sth: 1.365. Đc: Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định
5. Hồng Quang. Sth: 1.320. Đc: Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định
6. Hưng Nhượng. Sth: 1.390. Đc: Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định
7. Khoái Đồng. Sth: 334. Đc: 127 Lê Hồng Phong, TP. Nam Định
8. Lã Điền. Sth: 850. Đc: Điền Xá, Nam Trực, Nam Định
9. Nam Dương. Sth: 975. Đc: Nam Dương, Nam Trực, Nam Định
10. Phong Lộc. Sth: 820. Đc: Nam Phong, Nam Trực, Nam Định
11. Trực Chính. Sth: 809. Đc: Nam Giang, Nam Trực, Nam Định
Hạt Bùi Chu:
12. Bùi Chu. Sth: 1.880. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
13. Cát Xuyên. Sth: 695. Đc: Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định
14. Hạc Châu. Sth: 755. Đc: Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định
15. Kiên Lao. Sth: 9.426. Đc: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định
16. Liên Thuỷ. Sth: 1.849. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
17. Liên Thượng. Sth: 1.037. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
18. Lục Thuỷ. Sth: 2.142. Đc: Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định


19. Ngọc Tiên. Sth: 1.740. Đc: Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định
20. Thánh Danh. Sth: 2.700. Đc: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định

21. Thuỷ Nhai. Sth: 2.331. Đc: Xuân Thuỷ, Xuân Trường, Nam Định
22. Trung Linh. Sth: 2.157. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
23. Xuân Dương. Sth: 5.271. Đc: Xuân Hoà, Xuân Trường, Nam Định
Hạt Đại Đồng:
24. Ấp Lũ. Sth: 1.741. Đc: Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định
25. Đại Đồng. Sth: 5.616. Đc: Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định
26. Định Hải. Sth: 2.040. Đc: Hồng Thuận, Giao Thuỷ, Nam Định
27. Hà Cát. Sth: 1.660. Đc: Hồng Thuận, Giao Thuỷ, Nam Định
28. Hoành Đông. Sth: 2.882. Đc: Giao Thiện, Giao Thuỷ, Nam Định
29. Lạc Nam. Sth: 2.329. Đc: Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định
30. Minh Đường. Sth: 1.126. Đc: Giao Thanh, Giao Thuỷ, Nam Định
31. Phú Hương. Sth: 1.314. Đc: Giao Thiện, Giao Thuỷ, Nam Định
32. Phú Ninh. Sth: 3.298. Đc: Giao Xuân, Giao Thuỷ, Nam Định
33. Phú Thọ. Sth: 4.500. Đc: Giao Thiện, Giao Thuỷ, Nam Định
34. Thanh Thuỷ. Sth: 1.805. Đc: Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định
35. Thiện Giáo. Sth: 3.200. Đc: Giao Hương, Giao Thuỷ, Nam Định
36. Thuận Thành. Sth: 4.780. Đc: Hồng Thuận, Giao Thuỷ, Nam Định
Hạt Kiên Chính:
37. Hải Điền. Sth: 1.650. Đc: Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định
38. Hoà Định. Sth: 1.549. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định
39. Kiên Chính. Sth: 2.156. Đc: Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định


40. Liên Phú. Sth: 2.810. Đc: Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định
41. Long Châu. Sth: 1.849. Đc: Hải Hoà, Hải Hậu, Nam Định
42. Phú Hoá. Sth: 1.375. Đc: Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định
43. Phương Chính. Sth: 5.165. Đc: Hải Triều, Hải Hậu, Nam Định
44. Quế Phương. Sth: 1.271. Đc: Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định
45. Tang Điền. Sth: 1.767. Đc: Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định
46. Tân An. Sth: 1.750. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định

47. Tây Cát. Sth: 1.810. Đc: Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định
48. Thịnh Long. Sth: 1.697. Đc: Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định
49. Trung Châu. Sth: 1.250. Đc: Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định
50. Trung Phương. Sth: 1.023. Đc: Hải Quang, Hải Hậu, Nam Định
51. Văn Lý. Sth: 1.838. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định
52. Xuân Đài. Sth: 2.018. Đc: Hải Hoà, Hải Hậu, Nam Định
53. Xuân Hà. Sth: 2.080. Đc: Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định
54. Xương Điền. Sth: 4.112. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định
Hạt Lạc Đạo:
55. Âm Sa. Sth: 891. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định
56. Bình Hải. Sth: 3.500. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định
57. Đài Môn. Sth: 637. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định
58. Đồng Liêu. Sth: 2.640. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định
59. Đồng Nghĩa. Sth: 1.650. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
60. Đồng Nhân. Sth: 1.011. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định
61. Đồng Quỹ. Sth: 1.150. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
62. Đồng Tâm. Sth: 1.179. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định
63. Giang Liêu. Sth: 880. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định


64. Giáp Nghĩa. Sth: 840. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
65. Giáp Phú. Sth: 1.683. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
66. Lạc Đạo. Sth: 5.501. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định
67. Lạc Hồng. Sth: 1.875. Đc: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định
68. Liêu Ngạn. Sth: 1.145. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định
69. Nam Phú. Sth: 925. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
70. Quần Lạc. Sth: 4.306. Đc: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định
71. Tân Bơn. Sth: 2.016. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định
72. Thuần Hậu. Sth: 641. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định
Hạt Liễu Đề:

73. Chương Nghĩa. Sth: 550. Đc: Hoàng Nam, Nghĩa Hưng, Nam Định
74. Cốc Thành. Sth: 950. Đc: Nghĩa Đồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
75. Đại Đê. Sth: 2.215. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định
76. Hà Dương. Sth: 1.500. Đc: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định
77. Liễu Đề. Sth: 4.553. Đc: Tt. Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định
78. Lý Nghĩa. Sth: 650. Đc: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định
79. Nam Trực. Sth: 1.026. Đc: Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định
80. Ngoại Đông. Sth: 1.428. Đc: Nam Thái, Nam Trực, Nam Định
81. Quần Liêu. Sth: 5.697. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định
82. Quỹ Đê. Sth: 1.002. Đc: Trực Mỹ, Trực Ninh, Nam Định
83. Quỹ Ngoại. Sth: 1.366. Đc: Trực Mỹ, Trực Ninh, Nam Định
84. Thạch Bi. Sth: 2.481. Đc: Nam Thái, Nam Trực, Nam Định
Hạt Ninh Cường:
85. An Đạo. Sth: 2.626. Đc: Hải An, Hải Hậu, Nam Định
86. An Nghĩa. Sth: 1.811. Đc: Hải An, Hải Hậu, Nam Định


87. Đông Bình. Sth: 577. Đc: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định
88. Lác Môn. Sth: 4.342. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
89. Ninh Cường. Sth: 5.387. Đc: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định
90. Tân Châu. Sth: 1.121. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
91. Tân Cường. Sth: 1.860. Đc: Trực Cường, Trực Ninh, Nam Định
92. Tân Lý. Sth: 4.452. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
93. Tân Phường. Sth: 1.224. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
94. Tây Đường. Sth: 2.350. Đc: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định
95. Tích Tín. Sth: 2.837. Đc: Trực Thái, Trực Ninh, Nam Định
Hạt Phú Nhai:
96. An Phú. Sth: 2.286. Đc: Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định
97. Cát Phú. Sth: 1.305. Đc: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định
98. Kính Danh. Sth: 2.003. Đc: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định

99. Lạc Thành. Sth: 2.669. Đc: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định
100. Nam Điền. Sth: 941. Đc: Xuân Vinh, Xuân Trường, Nam Định
101. Phù Sa. Sth: 683. Đc: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định
102. Phú Nhai. Sth: 5.212. Đc: Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định
103. Quần Cống. Sth: 3.780. Đc: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định
104. Thánh Mẫu. Sth: 973. Đc: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định
105. Thánh Thể. Sth: 2.495. Đc: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định
106. Vạn Lộc. Sth: 2.188. Đc: Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định
Hạt Quần Phương:
107. Cồn Vẽ. Sth: 856. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định


108. Giáp Nam. Sth: 2.150. Đc: Hải Phương, Hải Hậu, Nam Định
109. Hai Giáp. Sth: 4.137. Đc: Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định
110. Hải Nhuận. Sth: 2.892. Đc: Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định
111. Hưng Nghĩa. Sth: 3.980. Đc: Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định
112. Kim Thành. Sth: 1.562. Đc: Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định
113. Nam Đường. Sth: 1.904. Đc: Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định
114. Nam Hoà. Sth: 3.269. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
115. Phạm Pháo. Sth: 3.169. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
116. Phạm Rị. Sth: 3.120. Đc: Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định
117. Phú Hải. Sth: 1.229. Đc: Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định
118. Quần Phương. Sth: 4.999. Đc: Tt. Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
119. Tân Bồi. Sth: 1.689. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
120. Tùng Nhì. Sth: 897. Đc: Trực Thắng, Trực Ninh, Nam Định
121. Trại Đáy. Sth: 1.076. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
122. Triệu Thông. Sth: 2.037. Đc: Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định
123. Trung Thành. Sth: 6.108. Đc: Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định
124. Xuân Dục. Sth: 4.313. Đc: Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định
Hạt Quỹ Nhất:

125. Ân Phú. Sth: 1.955. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định
126. Chỉ Thiện. Sth: 1.530. Đc: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định
127. Giáo Lạc. Sth: 4.500. Đc: Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
128. Lạc Thiện. Sth: 1.994. Đc: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định
129. Nghĩa Dục. Sth: 5.670. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định
130. Ninh Hải. Sth: 2.684. Đc: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
131. Ngọc Lâm. Sth: 1.189. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định


132. Phú Giáo. Sth: 1.090. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định
133. Phúc Điền. Sth: 3.170. Đc: Nam Điền, Nghĩa Hưng, Nam Định
134. Phúc Đông. Sth: 1.470. Đc: Tt. Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định
135. Phương Lạc. Sth: 2.370. Đc: Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định
136. Quần Vinh. Sth: 2.923. Đc: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
137. Quỹ Nhất. Sth: 4.502. Đc: Tt. Quỹ Nhất, Nghĩa Hưng, Nam Định
138. Rạng Đông. Sth: 940. Đc: Tt. Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định
139. Tây Thành. Sth: 824. Đc: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định
140. Thượng Trại. Sth: 1.040. Đc: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định
141. Văn Giáo. Sth: 2.911. Đc: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định
142. Vinh Phú. Sth: 1.681. Đc: Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Nam Định
Hạt Thức Hoá:
143. Diêm Điền. Sth: 700. Đc: Giao Nhân, Giao Thuỷ, Nam Định
144. Du Hiếu. Sth: 1.970. Đc: Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định
145. Duyên Thọ. Sth: 1.119. Đc: Giao Nhân, Giao Thuỷ, Nam Định
146. Hoành Nhị. Sth: 903. Đc: Giao Hà, Giao Thuỷ, Nam Định
147. Mộc Đức. Sth: 1.070. Đc: Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định
148. Ngưỡng Nhân. Sth: 3.265. Đc: Giao Nhân, Giao Thuỷ, Nam Định
149. Phong Lâm. Sth: 1.068. Đc: Giao Phong, Giao Thuỷ, Nam Định
150. Quất Lâm. Sth: 2.850. Đc: Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định
151. Sa Châu. Sth: 6.421. Đc: Giao Châu, Giao Thuỷ, Nam Định

152. Thức Hoá. Sth: 4.921. Đc: Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định
Hạt Tương Nam:


153. An Lãng. Sth: 1.365. Đc: Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định
154. Nam Hưng. Sth: 1.060. Đc: Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định
155. Nam Lạng. Sth: 1.558. Đc: Trực Tuấn, Trực Ninh, Nam Định
156. Phú An. Sth: 1.558. Đc: Tt. Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định
157. Trang Hậu. Sth: 1.243. Đc: Nam Hải, Nam Trực, Nam Định
158. Trung Lao. Sth: 9.559. Đc: Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định
159. Tương Nam. Sth: 1.502. Đc: Nam Thanh, Nam Trực, Nam Định
Hạt Tứ Trùng:
160. An Bài. Sth: 2.625. Đc: Tt. Cồn, Hải Hậu, Nam Định
161. An Cư. Sth: 989. Đc: Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định
162. Giáp Năm. Sth: 2.800. Đc: Hải Ninh, Hải Hậu, Nam Định
163. Lục Phương. Sth: 2.323. Đc: Hải Cường, Hải Hậu, Nam Định
164. Nam Phương. Sth: 853. Đc: Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định
165. Ninh Mỹ. Sth: 2.657. Đc: Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định
166. Ninh Sa. Sth: 2.528. Đc: Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định
167. Phúc Hải. Sth: 2.412. Đc: Hải Phong, Hải Hậu, Nam Định
168. Phú Văn. Sth: 940. Đc: Hải Ninh, Hải Hậu, Nam Định
169. Trung Hoà. Sth: 700. Đc: Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định
170. Trùng Phương. Sth: 830. Đc: Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định
171. Tư Khẩn. Sth: 907. Đc: Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định
172. Tứ Trùng. Sth: 2.062. Đc: Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định
173. Xuân Chính. Sth: 2.286. Đc: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định
174. Xuân Hoà. Sth: 2.207. Đc: Hải Hoà, Hải Hậu, Nam Định
175. Xuân Hoá. Sth: 1.250. Đc: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định
176. Xuân Thuỷ. Sth: 5.192. Đc: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định



III. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁO PHẬN
Giám mục: Tôma Vũ Đình Hiệu
1. HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
- Tổng đại diện: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang
- Thư ký: Lm. Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng
- Quản lý: Lm. Giuse Trần Hưng Đạo
- Phó giám đốc ĐCV: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng
và các lm. quản hạt
2. HỘI ĐỒNG LINH MỤC
- Tổng đại diện: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang
- Thư ký: Lm. Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng
- Quản lý: Lm. Giuse Trần Hưng Đạo
- Phó giám đốc ĐCV: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng
- Quản hạt Báo Đáp: Lm. Gioakim Nguyễn Văn Tường
- Quản hạt Bùi Chu: Lm. Giuse Trần Quốc Tuyến
- Quản hạt Đại Đồng: Lm. Giuse Phạm Văn Hy
- Quản hạt Kiên Chính: Lm. Giuse Trần Trung Hiếu
- Quản hạt Lạc Đạo: Lm. Đa Minh Phạm Văn Dược
- Quản hạt Liễu Đề: Lm. Đa Minh Mai Văn Đảm
- Quản hạt Ninh Cường: Lm. Đa Minh Đinh Ngọc Hoàn
- Quản hạt Phú Nhai: Lm. Đa Minh Lê Quang Hoà
- Quản hạt Quần Phương: Lm. Đa Minh Nguyễn Văn Vàng
- Quản hạt Quỹ Nhất: Lm. Giuse Phạm Quang Vinh


- Quản hạt Thức Hoá: Lm. Giuse Mai Văn Châu
- Quản hạt Tương Nam: Lm. Giuse Phạm Ngọc Đồng
- Quản hạt Tứ Trùng: Giuse Nguyễn Văn Toanh
- Đại diện hạt Báo Đáp: Lm. Giuse Phạm Ngọc Oanh

- Đại diện hạt Bùi Chu: Lm. Giuse Phạm Ngọc Oanh (GĐ Cô nhi viện)
- Đại diện hạt Đại Đồng: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Đối
- Đại diện hạt Kiên Chính: Lm. Giuse Đinh Văn Viện
- Đại diện hạt Lạc Đạo: Lm. Giuse Trần Văn Chi
- Đại diện hạt Liễu Đề: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Dương
- Đại diện hạt Ninh Cường: Lm. Giuse Phạm Minh Tuấn
- Đại diện hạt Phú Nhai: Lm. Giuse Micael Vũ Minh Tuấn
- Đại diện hạt Quần Phương: Lm. Đa Minh Phạm Kim Tiền
- Đại diện hạt Quỹ Nhất: Lm. Gioan Đỗ Duy Môn
- Đại diện hạt Thức Hoá: Lm. Giuse Hoàng Minh Tới
- Đại diện hạt Tương Nam: Lm. Đa Minh Đinh Xuân Cảnh
- Đại diện hạt Tứ Trùng: Lm. Giuse Phạm Văn Quyết
- Đại diện các linh mục dòng nhập vụ: Lm. Phêrô Phạm Ngọc Chinh, SDB
và các lm. trong HĐMV
3. HỘI ĐỒNG MỤC VỤ
a. Các trưởng ban:
- Ban Giáo lý Đức tin: Lm. Giuse Trần Quốc Tuyến
- Ban Thánh Kinh: Lm. Vinh Sơn Mai Văn Kính
- Ban Phụng tự, nghệ thuật thánh và xây dựng: Lm. Giuse Trần Thiện Tĩnh
- Ban Thánh nhạc: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chân


- Ban Giáo sĩ: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang
- Ban Tu sĩ: Lm. Giuse Lê Văn Sở
- Ban Giáo dân, đặc trách quý chức HĐGX: Lm. Giuse Đinh Công Phúc
- Ban Hôn nhân và gia đình: Lm. Vinh Sơn Nguyễn Bản Mạnh
- Ban Truyền giáo: Lm. Giuse Phạm Văn Hy
- Ban Bác ái xã hội: Lm. Giuse Trần Hưng Đạo
- Ban Văn hoá và truyền thông: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh
- Ban Công lý hoà bình: Lm. Đa Minh Đinh Ngọc Hoàn

- Ban Mục vụ di dân: Lm. Phêrô Đinh Trung Hiếu
- Ban Giáo dục: Lm. Giuse Vũ Ngọc Tứ
b. Các trưởng ngành và đoàn hội:
- Đặc trách Chủng sinh: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng
- Đặc trách Ơn gọi: Lm. Giuse Lê Văn Dương
- Đặc trách Thiếu nhi Thánh Thể: Lm. Giuse Đỗ Văn Thực
- Đặc trách Giới trẻ: Lm. Micael Phạm Văn Tương
- Đặc trách Sinh viên: Lm. Phêrô Lương Đức Thiệu
- Đặc trách Huynh đoàn Đa Minh: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang
- Đặc trách Hội con Đức Mẹ: Lm. Augustinô Trần Văn Đông
- Đặc trách Hội gia trưởng: Lm. Phaolô Đinh Quang Tiến
- Đặc trách Hội CBMCG: Lm. Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính
- Đặc trách Hội Legio Mariae: Lm. Giuse Lê Thành Tâm
- Đặc trách Hội gia đình phạt tạ Thánh Tâm: Lm. Đa Minh Nguyễn Văn Vàng
IV. SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA GIÁO PHẬN
(x. Số liệu thống kê về hiện tình Giáo hội Việt Nam, chương 23)


Dân số chung:
Số dân Công giáo:

1.193.104
398.084

Linh mục:

186

Nữ tu:


868

Chủng sinh:

145

Chủng sinh dự bị:

243

V. MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA GIÁO PHẬN
1. Nhà thờ chính toà
Bùi Chu là nơi đã được đón nhận Tin Mừng từ rất sớm và dần được hình thành vào
khoảng năm 1670 do nỗ lực rao giảng của các cha thừa sai dòng Tên, nhất là cha
chính François Deydier Điển (đến Bắc Kỳ năm 1666) rồi sau đó là các vị thừa sai
dòng Đa Minh. Từ năm 1676, các cha dòng Đa Minh được cử đến vùng Sơn Nam
Hạ (trong đó có làng Bùi Chu) để chăm sóc mục vụ và truyền giáo.
Năm 1763, khi toà giám mục tạm thời chuyển về làng Bùi Chu, thì giáo xứ Bùi
Chu chính thức được thành lập lấy tên làng Bùi Chu mà đặt cho giáo xứ hay còn
gọi là Kẻ Bùi.
Nhà thờ của giáo xứ Bùi Chu nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.
Trong những năm bị bách hại, nơi đây đã nhiều lần là toà giám mục của giáo phận
Đông Đàng Ngoài. Từ năm 1848, toà giám mục đã được đặt cho đến ngày nay.
Nhà thờ chính toà Bùi Chu được xây dựng và khánh thành vào năm 1885 thời Đức
cha Wenceslao Oñate Thuận (1884-1897) với chiều dài 78m, chiều rộng 22m, chiều
cao 15m và 2 tháp chuông cao 30m. Trên gian cung thánh là nơi an nghỉ
của 7 vị giám mục đã từng coi sóc giáo phận Bùi Chu (Đức cha Wenceslao Oñate
Thuận, Đức cha Pedro Muñagorri Trung, Đức cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn, Đức
cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung, Đức cha Giuse Vũ
Duy Nhất và Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm).



Cho đến nay, nhà thờ vẫn còn giữ được những nét cổ kính ban đầu, xứng đáng là
nhà thờ mẹ của các nhà thờ trong giáo phận.
2. Toà giám mục
Toà giám mục Bùi Chu được xây dựng lại từ thời Đức cha Wenceslao Oñate
Thuận (1883-1897) cùng lúc với nhà thờ chính toà, trường lý đoán và nhà thiên
thần (cô nhi viện), sau đó được củng cố thêm thời Đức cha Pedro Muñagorri Trung
và các đấng kế nhiệm.
Đến thời Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiêm, toà giám mục được xây dựng lại, để
phục vụ việc mục vụ chung của giáo phận, đồng thời là nơi hành hương với tên
gọi là trung tâm hành hương Ave Maria. Trung tâm hành hương này nổi bật với nhà
nguyện, hầm các thánh tử vì đạo và vườn Kinh Ave Maria. Trong vườn này có cỗ
tràng hạt rất lớn với tượng Đức Mẹ bằng cẩm thạch. Quanh khu vườn là các bản
Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha, Kinh Magnificat bằng các thứ tiếng trên thế giới,
tổng số bản kinh trong vườn là 150 bản và các công trình nghệ thuật thánh khác
cùng với đại kèn đồng, đỉnh hương, cồng chiêng…
Ngoài ra, trung tâm hành hương này còn có nhà số 4, số 5 và tháp đồng hồ hiệu
Farnier của Pháp có từ năm 1848.
3. Đại chủng viện
Sau hơn nửa thế kỷ bị đóng cửa, Đại chủng viện Bùi Chu đã được mở cửa trở lại.
Đây là đại chủng viện liên giáo phận, được Toà Thánh phê chuẩn qua văn thư số
52-2/09, đề ngày 7 tháng 12 năm 2009, do Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ
Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc ký. Phía Nhà Nước Việt Nam, với văn thư
35/TGCP-CG, Thủ tướng Chính phủ cũng chấp thuận việc thiết lập này. Thể theo
sự hướng dẫn của Toà Thánh và chiếu theo các quy định của Bộ Giáo luật, ngày 2
tháng 2 năm 2010, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, giám mục giáo phận Bùi Chu
đã long trọng công bố sắc lệnh thiết lập Đại chủng viện Bùi Chu, đồng thời ngài
cũng ban hành sắc lệnh thiết lập ban giám đốc và ban linh giám. Đại Chủng viện



được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thánh Cả Giuse và
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hiện nay có 124 chủng sinh, chia làm 5 lớp:
tu đức, triết I, triết II, thử và ngoại khoá.
4. Nhà hưu dưỡng các linh mục
Năm 1909, một số gia đình đã đi xuống đồn điền Xuân Thuỷ và đã lập ra họ Xuân
Hoá. Đức cha Pedro Muñagorri Trung cho phép xây dựng nhà nguyện và nhà hưu
dưỡng các linh mục của giáo phận. Công trình được khởi công xây dựng dưới sự
điều hành của cha Gioan Đinh Khắc Tuấn và được hoàn thành năm 1918. Ngày
8/11/1936, giáo họ Xuân Hoá được nâng lên thành giáo xứ Xuân Hoá. Cũng trong
năm này, cha Gioan Tuấn lâm bệnh và từ trần. Cha Gioakim Phạm Đức Nguyên về
thay thế.
Từ năm 1979 đến năm 2006, giáo xứ Xuân Hoá, cách riêng nhà hưu dưỡng không
còn linh mục nào trông coi nữa. Trải qua thời gian, nhà hưu dưỡng bị xuống cấp
trầm trọng. Năm 2006, nhà hưu dưỡng được tái thiết để phục vụ các linh mục già
yếu, bệnh tật có nơi nghỉ ngơi và cầu nguyện.
5. Cô nhi viện
Đức cha thánh An (José María Díaz Sanjurjo, OP) thành lập cô nhi viện năm 1852
với mục đích đón nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi hay vì nghèo
khó từ 12 tuổi trở xuống. Trải qua thời gian, nhất là giai đoạn bách hại, cô nhi viện
vẫn duy trì và phát triển mạnh cho đến nay.
6. Các đền thánh
Nhà thờ Chính toà Bùi Chu:
Làng Bùi Chu là nơi đã được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1670 do
nỗ lực rao giảng của các cha thừa sai dòng Tên, nhất là cha chính François Deydier
Điển (đến Bắc Kỳ năm 1666) rồi sau đó là các vị thừa sai dòng Đa Minh. Từ năm
1676, các cha dòng Đa Minh được cử đến vùng Sơn Nam Hạ (trong đó có làng Bùi



×