Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT số vấn đề về PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI LỊCH sử ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.8 KB, 16 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
A.Mục tiêu:
- Chuyên đề cung cấp những nội dung chủ yếu về công tác bồi dưỡng HSG môn
Lịch sử trong trường THCS ( Về thực trạng học tập bộ môn, đề xuất một số giải
pháp, phương pháp bồi dưỡng, những lưu ý quan trọng, những kinh nghiệm về
bồi dưỡng và giảng dạy bộ môn ...)
- Hệ thống một số dạng câu hỏi, cách phân loại đối tượng học sinh, phân loại
câu hỏi trong bồi dưỡng bộ môn; Hệ thống kiến thức cơ bản khóa trình lịch sử
THCS theo giai đoạn...
B. Yêu cầu:
2.1.

Đối với giáo viên:

- Chuyên đề bồi dưỡng phải bám sát các chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên cấp học THCS.
- Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề nổi cộm, tồn tại, khó khăn
như tìm ra các giải pháp, phương pháp...nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi
dưỡng HSG môn Lịch sử THCS.
- Giảng viên biên soạn nội dung chương trình cần lựa chọn những nội dung phù
hợp, khoa học với thực tế giảng dạy, bồi dưỡng, căn cứ trên chất lượng cụ thể
trong các nhà trường trong năm học 2011-2012.
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG phải được đánh giá cụ thể, đi đến những kết luận
cuối cùng mang tính khả thi..
2.2. Đối với học viên: Đảm bảo có đủ:
- Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng;
- Một số giáo án bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THCS đã thực hiện và đạt kết quả
khá cao trong các nhà trường.
- SGK, SGV Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9.
- Máy tính xách tay; mạng internet (3G nếu có);


- Tiếp thu nội dung, chương trình tập huấn một cách nghiêm túc.
C. Nội dung chính:


I/ Một số đặc trưng môn học cần chú ý :
Trong bồi dưỡng học sinh giỏi có những cách làm, phương thức tiến hành,
phương tiện, điều kiện ...thực hiện để đạt mục đích. Tuy nhiên mỗi bộ môn
muốn có kết quả cao thì phải chú ý đến đặc trưng nhận thức của môn học. Môn
Lịch sử có những đặc trưng nhận thức sau đây :
Đặc trưng nổi bật của nhận thức Lịch sử là con người không thể tri giác
trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, Lịch sử là những sự việc đã diễn
ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể ‘’phán đoán’’ hay
‘’suy luận’’ để biết Lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch
sử ở trường phổ thông là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cớ vật chất,
những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính
xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở học sinh những biểu tượng về
con người và hoạt động của họ trong một bối cảnh thời gian, không gian xác
định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đây là công việc đầu tiên, rất quan
trọng của quá trình nhận thức môn Lịch sử ở trường phổ thông. Làm tốt quy
trình này trên lớp là tiền đề thuận lợi cho bước tiếp sau của bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Lịch sử.
Đặc trưng thứ hai của bộ môn Lịch sử là : Học tập Lịch sử để hình dung rõ
ràng, giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng, biến
cố lịch sử ... không phải xuất hiện một cách tuỳ ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà
chính là sản phẩm của những điều kiện lịch sử nhất định, có những mối liên hệ
nhân quả nhất định, tuân theo những quy luật nhất định. Bộ môn Lịch sử có
nhiệm vụ giúp học sinh nắm được bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành các
khái niệm lịch sử, rút ra các bài học lịch sử. Do đó giáo viên cần cần khuyến
khích những phương thức làm việc tích cực : Đó là, trên cơ sở sử liệu đã được
lĩnh hội, tổ chức hoạt động học tập tự giác, sáng tạo của học sinh . Cần tổ chức

bài học thành vấn đề học tập, tạo điều kiện và tổ chức học sinh độc lập suy nghĩ,
mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình. Giáo viên cũng có thể đưa ra nhiều ý
kiến khác nhau, xuất phát từ các cơ sở khác nhau để học sinh lựa chọn hoặc đưa
ra các ý kiến riêng của mình. Đây là một cách làm tốt có thể áp dụng thường
xuyên trong bồi dưỡng học sinh giỏi, để học sinh giỏi dễ thích ứng với mọi điều
kiện.
Điểm thứ ba của đặc trưng bộ môn Lịch sử là : Lịch sử đã qua đi nhưng
không hoàn toàn biến mất mà còn để lại ‘’ dấu vết’’ của nó qua các ký ức của
nhân loại ( Văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội ...), qua những thành
tựu văn hoá vật chất (Thành quách, nhà cửa, lâu đài, đình, chùa ...), qua các hiện
tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa, qua tranh ảnh, báo chí đương thời ...
Trên cơ sở những chứng cớ trên mới có nhận thức và trình bày về lịch sử. Do đó
có thể tổ chức nhiều hình thức dạy học ( Ngoài các tiết học trên lớp ) để khuyến
khích hứng thú, tài năng của các cá nhân.


II/ Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử.
1/ Lựa chọn đội tuyển:
Có hai cách lựa chọn: Hoặc từ lớp 6,7 hoặc từ lớp 8,9, nhưng lưu ý phát hiện
những học sinh có năng khiếu bộ môn. Có một số biểu hiện chung của các em là
: Chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến và có nhiều ý kiến hay, độc
đáo... đọc và sưu tầm cỏc đầu sỏch lịch sử. Ngoài các tiết học trên lớp, các em
rất chịu khó tham gia các cuộc thi viết có chủ đề Lịch sử (có thể để thử sức), có
tinh thần trách nhiệm trong các buổi ngoại khoá có chủ đề của bộ môn, trong các
bài kiểm tra luôn biết xỏc định đúng yêu cầu cõu hỏi, đạt được yờu cầu kiến
thức cơ bản bộ mụn ... Tuy nhiên không nên cho rằng các em học sinh có điểm
cao môn học nào là những em học sinh học giỏi bộ môn đó.
Để lựa chọn học sinh giỏi môn lịch sử cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Học sinh phải nắm đúng kiến thức lịch sử trong chương trình (chính xác sự
kiện, thời gian, từng nhân vật, địa danh...).

- Biết trình bày nội dung sự kiện lịch sử qua việc miêu tả, tường thuật, sử dụng
các loại tài liệu tham khảo và đồ dùng trực quan vừa sức.
- Nắm được các khái niệm lịch sử của trương trình học đủ để hiểu những vấn đề
lý thuyết cơ bản để làm sáng tỏ những sự kiện đang học (những vấn đề quy luật,
đánh giá, nhận định...sự kiện).
- Có kĩ năng cần thiết cho việc học lịch sử (biết sử dụng bản đồ, lập niên biểu,
biết trình bày nói và viết...)
- Biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới (rút bài học kinh
nghiệm, đánh giá nguyên nhân thành công, thất bại của một sự kiện lịch sử.
Nhận xét được mặt tích cực hạn chế của một sự kiện lịch sử...)
2/ Các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử:
Đã có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học Lịch sử :
- Tạo nguồn nhận thức ( Lời nói, đồ dùng trực quan, bài viết, thực hành )
- Theo quy luật của nhận thức ( Tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút
quy luật, bài học, kinh nghiệm lịch sử )
- Theo những thao tác nghiệp vụ cụ thể của quá trình học tập ( Dùng lời nói,
SGK, tài liệu tham khảo, viết bảng, lên lớp, hoạt động ngoại khoá ...)
Phương pháp dạy học không phải là kinh nghiệm, thủ thuật trong dạy học,
theo từng công việc cụ thể; như vậy sẽ tản mạn, lại không tập trung vào mục


đích chính của nó trên cơ sở khoa học. Phương pháp dạy học Lịch sử là con
đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất của việc
giảng dạy và học tập (Hoạt động nhận thức ) nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến
thức lịch sử (Về sự kiện, lý thuyết và thực hành ). Trong quá trình này giáo viên
là người tổ chức, lãnh đạo, hướng dẫn quá trình học tập, học sinh phải giữ vai
trò chủ thể, trung tâm.
Theo những thành tựu mới về phương pháp dạy học Lịch sử thì việc phân
loại phải dựa vào các cơ sở trên, do đó cần chú trọng :
- Quá trình nhận thức hợp quy luật trong quá trình học tập Lịch sử.

- Đặc trưng của việc nhận thức trong học tập Lịch sử.
Từ những cơ sở trên có thể phân loại phương pháp giảng dạy, học tập Lịch
sử như sau:
a/ Phương pháp thông tin tái hiện Lịch sử : Cung cấp kiến thức cơ bản để
tạo biểu tượng chính xác, có hình ảnh về quá khứ.
b/ Phương pháp nhận thức Lịch sử : Hình thành khái niệm, rút quy luật,
bài học lịch sử, vận dụng vào thực tiễn (Trong thi, kiểm tra và trong đời sống xã
hội ...)
c/ Phương pháp tìm tòi nghiên cứu : Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Hệ thống phương pháp này được thực hiện thông qua nhiều hình thức, biện
pháp, cách dạy học cụ thể, chủ yếu là trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực
quan, các phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng sách giáo khoa và các loại tài
liệu tham khảo ; được tiến hành ở các hình thức dạy học thích hợp ( nội khoá và
các hoạt động ngoại khoá ).
Từ những nguyên tắc cơ bản nêu trên về phương pháp dạy học Lịch sử,
chúng tôi xin nêu một số biện pháp cụ thể để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch
sử :
2.1. Nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình
Nắm vững kiến thức cơ bản, có kiến thức lịch sử phong phú nhưng học sinh
giỏi Sử còn cần phải nắm vững khoá trình lịch sử gồm lịch sử thế giới và lịch sử
dân tộc theo tiến trình thời gian.
Phần I: Lịch sử Việt Nam
I. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X
1. Buổi đầu lịch sử nước ta (Thời kỳ nguyên thủy).


2. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc (Thời kỳ dựng nước).
3. Thời kỳ Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập (thời kỳ giữ nước).
II. Lịch sử ViệtNamtừ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
1.

2.

Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xó hội...qua cỏc triều đại
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước từ thế kỷ X đến
giữa thế kỷ XIX.

III. Lịch sử ViệtNamtừ năm 1858 đến năm 1918.
1.

Quá trình xâm lược Việt Namcủa thực dân Pháp.

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược VN.
* Âm mưu xâm lược VN của thực dân Pháp.
* Quá trình xâm lược VN của thực dân Pháp.
2. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX (từ sau năm 1885).
3. Phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX đến năm
1918.
IV. Lịch sử ViệtNamtừ năm 1919 đến nay.
1.
2.
3.
4.
5.

Việt Nam trong những năm 1919 – 1930.
Việt Nam trong những năm 1930 – 1945
Việt Nam trong những năm 1945 – 1954
Việt Nam trong những năm 1954 – 1975
Việt Nam trong những năm 1975 đến nay.


Phần II: Lịch sử thế giới
I. Khái quát lịch sử thế giới nguyên thủy và cổ đại.
II. Khái quát lịch sử thế giới trung đại
1.
2.

Xã hội phong kiến châu Âu.
Xã hội phong kiến phương Đông

III. Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)
1.
2.

Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản.
Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.


3.
4.

Châu Á thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XX.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

IV. Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)
1.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô (1921 – 1941).
2. Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918-1939).
3. Châu Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918-1939).

4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
V. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
1. Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay.
3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
4. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
5. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.
Công đoạn này cần thực hiện để học sinh không nhầm lẫn các sự kiện lịch
sử có diễn biến, tính chất gần giống nhau. Ví dụ trong Lịch sử dân tộc ta có
nhiều triều đại phong kiến, các cuộc khởi nghĩa nông dân, chiến thắng Bạch
Đằng năm 938, 981,1288...,nắm vững khoá trình Lịch sử sẽ giúp các em học
sinh hiểu sâu sắc bản chất kiến thức Lịch sử, không nhầm lẫn sự kiên lịch sử, tự
tin trong các tình huống mà các em gặp phải .
2.2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi phần để khắc sâu kiến thức
cơ bản
Kiến thức cơ bản không phải chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm
một hệ thống những hiểu biết cần thiết về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa
danh, các nguyên lý, quy luật, những kết luận khái quát, phương pháp, kĩ
năng ... Vì vậy chọn lựa những kiến thức nào là điều mà cả giáo viên và học
sinh phải suy nghĩ. Nguồn tiếp nhận kiến thức là sách giáo khoa, bài giảng của
giáo viên, các tài liệu tham khảo trong sách báo và cuộc sống. Do vậy, vai trò
của giáo viên hướng dẫn các em trong đội tuyển nắm được những kiến thức cơ
bản của bộ môn rất quan trọng. Cần phải có một kế hoạch ôn luyện hợp lý để
không bỏ sót nội dung nhưng cũng không có nghĩa là học laị toàn bộ kiến thức.
Cần xây dựng một hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu vấn đề một cách sâu
sắc bằng cách trả lời các câu hỏi : Tại sao ? Như thế nào ? ý nghĩa, bài học
rút ra ? Ví dụ : Trong sự kiện lịch sử là Phong trào Cách mạng 1930- 1931 ở
nước ta các em phải trả lời được : Tại sao phong trào bùng nổ ? Phong trào diễn



ra như thế nào (Thời gian, quy mô, lực lượng, đối tượng của cách mạng ...)
Phong trào có ý nghĩa lớn lao như thế nào cho các phong trào cách mạng sau
này ? Bài học kinh nghiệm rút ra sau phong trào ?
Sau khi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu để nắm được kiến thức cơ bản cần
giúp các em cách thức khái quát vấn đề. Khái quát tức là nói gọn lại, hệ thống
lại các kiến thức đã học có cùng nội dung thành một vấn đề lớn. Với học sinh
trung học cơ sở việc làm này tương đối khó khăn do đó cần sự trợ giúp tích cực
của giáo viên để công đoạn này thực sự hiệu quả. Ví dụ : Sau khi học xong
chương 3 và chương 4 chương trình Lịch sử lớp 6 (Thay sách ) giáo viên hướng
dẫn học sinh khái quát thành 4 nội dung lớn :
+ Chính sách cai trị, đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
+ Cuộc đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc ta: Đấu tranh vũ trang, đấu
tranh chống đồng hoá giữ gìn nền văn hoá của dân tộc, xây dựng, phát triển
kinh tế.
+ Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ...của nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ
IX.
+ Vương quốcChămPa( Lịch sử, quá trình phát triển) .
Trong hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề và nắm kiến thức cơ bản giáo
viên cần hướng dẫn các em cách học, nghiên cứu ở nhà thế nào cho có hiệu quả
(học theo hướng dẫn của giáo viên). Tuy nhiên không nên để các em tự học mà
không kiểm tra. Cần kiểm tra bằng các câu hỏi, bài tập nhỏ sau đó là các bài
tập tổng hợp (Từ dễ đến khó ) . Ví dụ: Tại sao Hai Bà Trưng chọn thời điểm
phát động khởi nghĩa vào mùa xuân ? Có tác dụng như thế nào ?Tại sao khởi
nghĩa thắng lợi nhanh chóng? Tại sao thất bại? Bình luận nhận định sau của sử
gia Lê Văn Hưu: ‘’Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận
Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng,
việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy tình thế đất Việt ta
đủ dựng được nghiệp bá vương ‘’.
Kiến thức môn học nào cũng vậy, không có giới hạn. Kiến thức môn Lịch sử
càng không có giới hạn, bởi cuộc sống của con người và xã hội loài người vẫn

đang diễn ra. Người giáo viên dạy môn Lịch sử phải cho học sinh biết học gì ,
học như thế nào để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
Để đánh giá được học sinh trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần dựa vào việc
cho học sinh trả lời các câu hỏi:
- Như thế nào? (Khôi phục và miêu tả quá khứ đúng như nó tồn tại).


- Vì sao? Giải thích sự kiện, nhân vật lịch sử xuất hiện về hoàn cảnh, điều kiện,
nguyên nhân, kết cục...đánh giá, nhận định...).
- Để làm gì? (Vận dụng vào cuộc sống).
2.3. Hướng dẫn học sinh sưu tầm và sử dụng tư liệu:
Đây là một công việc không những gây hứng thú học tập cho học sinh mà
còn giúp học sinh có thêm nhiều kiến thức Lịch sử phong phú. Có nhiều loại tư
liệu Lịch sử nhưng giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm những loại tư
liệu sau :
- Tư liệu là các nhận định, trích dẫn bình luận của các sử gia, của những
người đương thời về các nhân vật lịch sử tiêu biểu, các sự kiện lịch sử tiêu biểu,
các triều đại phong kiến, các công trình văn hoá ... của dân tộc hoặc trên thế
giới. Loại tài liệu này phục vụ đắc lực cho quá trình nhận thức lịch sử nhưng
khó tìm nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm và tìm ở đâu.
- Tư liệu là các mẩu chuyện Lịch sử : Loại tư liệu này có rất nhiều, dễ tìm
nhưng giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách chọn lọc truyện để đọc, tránh
tình trạng các em quá say mê mà quên nhiệm vụ chính: Làm phong phú kiến
thức Lịch sử .
- Tư liệu là các tác phẩm sử học lớn : Đây là nguồn tài liệu vô cùng phong
phú, dễ khai thác và có tác dụng lớn trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử,
nó không chỉ cung cấp cho giáo viên và học sinh nguồn tư liệu quí, bổ ích mà
còn làm tăng hứng thú học tập, làm cho các em tự tin hơn khi thấy kiến thức
Lịch sử của mình ngày càng nhiều hơn, sâu sắc hơn.
Sau khi hướng dẫn cách thức sưu tầm tư liệu lịch sử giáo viên cần hướng

dẫn học sinh cách ghi chép tư liệu bằng cách thiết lập “sổ tư liệu’’ thì việc bổ
sung kiến thức Lịch sử mới mang tính khoa học.
Cách sử dụng tư liệu lịch sử:
- Khi đề bài yêu cầu minh họa, dẫn chứng, bình luận... một câu nói, một đoạn
trích tài liệu... thi học sinh nên dẫn các tài liệu lịch sử vào bài.
- Khi đưa tài liệu lịch sử vào bài thi cần đảm bảo đúng nội dung đoạn trích,
không được suy diễn, lồng ý vào.
- Phải đảm bảo xuất xứ của đoạn trích.
- Các đoạn trích và tài liệu lịch sử đưa vào bài phải đúng yêu cầu câu hỏi, góp
phần giải quyết vấn đề chính mà câu hỏi đề cập tới, tránh lan man, dài dòng, xa
đề hoặc thậm chí không liên quan đến câu hỏi.


3/ Bồi dưỡng phương pháp học và ôn tập bộ môn:
Môn Lịch sử là môn có đặc trưng nhận thức khác với các môn khoa học
khác do đó cần hướng dẫn các em học và ôn có hiệu quả.
3.1.Biết coi trọng việc ghi chép .
Có hai dạng: Một là ghi rất tỉ mỉ, chi tiết, ghi không kịp nghĩ và cũng không
cần suy nghĩ. Hai là, ghi chép rất sơ lược, đại khái; cả hai trường hợp trên đều
không tốt, thể hiện sự coi nhẹ khâu ghi chép. Vậy ghi như thế nào ?
+ Ghi đủ những sự kiện tiêu biểu, cơ bản nhất.
+ Ghi đúng các lời nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử đó.
+ Ghi chính xác tên đất, tên người, năm tháng.
+ Ghi các thuật ngữ, khái niệm lịch sử và lời giải thích.
+ Ghi cấu trúc, hệ thống dàn ý, vị trí của bài trong SGK theo tiến trình lịch
sử.
Trong quá trình nghe giảng trên lớp các em vừa biết ghi chép, nghe giảng vừa
biết cách tìm hiểu kiến thức một cách sâu sắc bằng cách đặt các câu hỏi bên
ngoài lề vở hoặc ghi ở cuối bài khi trên lớp các em chưa trả lời được. Về nhà
trên cơ sở SGK, vở ghi, tài liệu ... các em học sinh giỏi sẽ tiếp tục nghiên cứu,

bổ sung để hoàn thiện bài học của mình .
3.2. Biết sử dụng, khai thác nội dung SGK
Các bài học trong SGK là tài liệu cơ bản nhất với câu chữ ngắn gọn, cách
viết súc tích, chính xác. Ta phải đọc kỹ, nghiền ngẫm các sự kiện cơ bản nhất,
các đánh giá chính thống về các sự kiện, nhân vật lịch sử đó.
- Phải nắm và giải thích được các bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, ảnh, tranh minh
hoạ.
- Nắm được cấu trúc bài, quan hệ với bài trước và bài sau đó.
- Trả lời được các câu hỏi cuối mỗi bài, tự làm các đề thi đã ra thuộc nội
dung các bài đó.
- Tập tóm tắt nội dung chính từng bài đã học theo kiểu đề cương vắn tắt.
3.3. Tập vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn cuộc sống:


Đây chính là sự đánh giá mức độ ‘’hiểu’’ kiến thức Lịch sử của các em học
sinh giỏi. Có nhiều cách vận dụng: Trả lời câu hỏi trong SGK, giải các bài tập,
các đề thi trong phạm vi kiến thức đã học, nhưng phải là các bài tập khó để rèn
luyện khả năng ứng phó với mọi tình huống (Ví dụ các đề thi ).
Tóm lại , có 3 phương pháp học tập môn Lịch sử như sau:
- Tái hiện lịch sử : Người học cần nắm được hình ảnh quá khứ sinh động và
hấp dẫn, diện mạo lịch sử rõ ràng. Hình ảnh quá khứ càng đậm nét thì nhận thức
lịch sử càng sâu sắc, càng đi vào bản chất của sự kiện lịch sử.
- Nhận thức lịch sử : Người học vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc
sống.
- Tập tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử : Tập cho người học biết đặt vấn đề, giải
quyết các vấn đề về lịch sử ...
Nếu học sinh có cách học môn Lịch sử tốt, sẽ :
+ Nắm được các kiến thức cơ bản trong SGK
+ Lĩnh hội được các vấn đề giáo viên giảng
+ Biết thêm kiến thức ở các kênh khác (Báo chí, phát thanh, truyền hình )

học sinh sẽ được bổ sung thêm nhiều tri thức mới mà không bị tù hãm trong
SGK chật hẹp, không bị giới hạn vào bài giảng trên lớp.
4. Hướng dẫn học sinh phương pháp tìm hiểu đề thi.
Trước hết cần nhận thức sự khác nhau giữa đề thi giữa kì, đề thi cuối kì với
đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử. Với đề thi lên lớp, yêu cầu kiểm tra các khả
năng ghi nhớ là cơ bản. Đề thi cuối kì, thường thì có yêu cầu kiểm tra khả năng
ghi nhớ kiến thức và các kỹ năng khác ( Phân tích, tổng hợp, bình luận, liên hệ
thực tế, nêu nguyên nhân, ý nghĩa và bài học lịch sử ) trong đó yêu cầu kiểm tra
sự ghi nhớ là chủ yếu, kiến thức để làm bài thi tốt nghiệp nằm trong chương
trình Lịch sử lớp 9.
Thi học sinh giỏi có khác hơn, vừa kiểm tra các khả năng ghi nhớ kiến thức
nhưng chú ý hơn yêu cầu kiểm tra các kỹ năng. Trong nội dung kiến thức không
chỉ trong lớp 9 mà bao gồm kiến thức bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9 (Lịch
sử Việt Nam và Lịch sử thế giới) trong đó tỷ lệ Lịch sử Việt Nam là 14; Lịch sử
thế giới là 6 (Thang điểm 20)
Bài làm của học sinh giỏi môn Lịch sử phải mang tính độc đáo, sáng tạo tức
là không nên quá phụ thuộc vào SGK, tài liệu. Trong đặt vấn đề, giải quyết và
kết thúc vấn đề đầy đủ nội dung nhưng phải lô gíc, cân đối giữa đặt, giải quyết


và kết thúc vấn đề. Hành văn phải mạch lạc, chữ viết đẹp, sáng sủa, đúng chính
tả là những yêu cầu cơ bản trong bài làm của học sinh giỏi môn Lịch sử (Không
nên quan niệm môn Lịch sử, Địa lý thì không cần chú ý đến chữ viết, chính tả
hay hành văn).
Với đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử có những dạng đề sau đây:
* Trình bày hoặc trình bày tóm tắt một sự kiện Lịch sử kết hợp với bình
luận, giải thích, phân tích nguyên nhân thành công hoặc thất bại, ý nghĩa lịch
sử, bài học kinh nghiệm.
Ví dụ1: Trình bày diễn biến của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Qua
đó em có nhận xét gì về vấn đề chớp thời cơ qua sự lãnh đạo của Đảng đứng

đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ví dụ 2: Trình bày nội dung quan trọng nhất của chính sách kinh tế mới ở
Nga. Chính sách đó có tác dụng như thế nào trong công cuộc khôi phục kinh tế
1921-1925?
Ví dụ 3: Trình bày sự phát triển kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
và phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó.
Ví dụ 4: Trình bày tóm tắt thắng lợi của Cách mạng Cu Ba từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay.
* Dạng đề yêu cầu giải thích một vấn đề Lịch sử, nguyên nhân thành công
hay thất bại của một sự kiện Lịch sử, một nhận định về Lịch sử, nhận xét về một
nhân vật Lịch sử, một sự kiện Lịch sử.
Ví dụ : Tại sao Công xã Pa-ri thất bại ? Tại sao cách mạng Tháng Tám 1945
diễn ra và thành công nhanh chóng ? Tại sao nói sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, cách mạng nước ta ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? ...
* Dạng đề yêu cầu giải thích, phân tích, chứng minh về một sự kiện lịch sử
tiêu biểu nào đó.
Ví dụ 1: Bằng những kiến thức đã học về chiến thắng Bạch Đằng năm 938
của Ngô Quyền, em hãy chứng minh “mưu cao, tài giỏi” là yếu tố quyết định tạo
nên chiến thắng.
Ví dụ 2: Thông qua diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075-1077) của Lý Thường Kiệt, bằng những sự kiện lịch sử cụ thể em hãy làm
rõ nghệ thuật quân sự trong việc phòng thủ, tấn công và kết thúc cuộc chiến
tranh này.


Ví dụ 3 : Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ (1954-1975).
* Dạng đề trắc nghiệm
Ví dụ 1 :Hãy điền những sự kiện lịch sử về các hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc vào những niên đại sau đây :

Niên đại Các sự kiện lịch sử
1911
1919
1920
1921
1923
1924

Ví dụ 2 : Bằng cách đánh số thứ tự hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử sau đây theo
thứ tự biên niên của cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975:
STT Các sự kiện lịch sử
Quân ta giải phóng cố đô Huế
Pháo của ta bắn vào Buôn Ma Thuột
Quân ta tiến vào dinh Độc lập
Tiếng súng tiến công đầu tiên của chiến dịch Hồ Chí Minh
Quân ta giải phóng tỉnh Phước Long
Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị bàn kế hoạch giải
phóng miềnNam

Ví dụ 3 : Ghi tiếp những sự kiện lịch sử vào các niên đại sau :
3-2-1930
2-9-1945
6-3-1946
7-5-1954
21-7-1954


26-4-1975
Ngoài các dạng đề trên còn một số dạng đề khác yêu cầu vận dụng các kỹ
năng của học sinh giỏi như so sánh, vẽ sơ đồ, lược đồ ...Tuy nhiên dù ở dạng đề

nào thì học sinh giỏi cũng cần phải lưu ý :
- Hiểu đề bài yêu cầu gì và tìm cách giải quyết đề bài theo các bước sau :
+ Hiểu kĩ đề bài
+ Thảo ra một dàn bài
+ Viết bài
+ Đọc lại bài
- Hiểu kĩ đề bài là công việc đầu tiên nhất thiết phải làm, phải dành thời gian
thích đáng ( 5-7 phút -đề 150 phút) để đọc và hiểu những yêu cầu, nội dung cơ
bản của đề là những vấn đề gì? Phải đọc kĩ để gạch ở tờ giấy nháp những từ,
cụm từ quan trọng. Từ đó tìm những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm. Trên
tờ giấy nháp được ghi cả những hiểu biết của mình có liên quan đến những vấn
đề đã được xác định, song chưa cần diễn đạt một cách cụ thể. Trong những kiến
thức ghi ra giấy nháp, cần lựa chọn và sắp xếp những ý quan trọng nhất cần
được giải quyết, từ đó tìm ra sợi chỉ chính xuyên qua toàn bộ bài làm của mình,
nghĩa là những ý chủ đạo sẽ được trình bày kỹ ở phần chính của bài. Vì vậy cần
sắp xếp các ý chính theo trình tự thời gian và tầm quan trọng để lý giải vấn đề
được đặt ra.
- Dàn bài gồm các phần chủ yếu sau đây :
+ Phần mở bài : Đặt vấn đề và giới thiệu những phần cần được giải quyết
tiếp theo. Cần viết ngắn gọn, xúc tích, làm cho người đọc chờ đợi ở phần chính.
+ Phần thân bài : Bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của bài làm; tập trung
trình bày các sự kiện, ý tưởng ... để giải quyết vấn đề đặt ra. Phần thân bài có thể
nêu ra các tiểu mục, mỗi tiểu mục tập trung giải quyết một khía cạnh, một vấn
đề ( tiểu mục 1; tiểu mục 2...). Khi trình bày các tiểu mục phải sử dụng linh hoạt
các loại phương pháp : mô tả, tường thuật, phân tích, so sánh, nhận định... các sự
kiện, ý chính đã ghi trong giấy nháp, để bài làm thể hiện được cảm xúc của
người viết một cách phong phú đa dạng có tính thuyết phục, hấp dẫn.
+ Phần kết luận không phải là tóm tắt những ý đã trình bày mà chủ yếu nêu
lên các luận điểm, quan điểm chủ đạo để làm rõ, khái quát vấn đề đặt ra và có
thể đưa ra những bài học lịch sử, bài học đối với hoàn thiện nhân cách của bản

thân, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.


Một điều cần lưu ý nữa là phải vạch ra một thời gian biểu hợp lý để làm bài
trong vòng 150 phút để tránh tình trạng vội vàng khi làm bài, hoặc không hoàn
thành hoặc thừa thời gian, đồng thời phải bố trí thời gian đọc lại bài viết của
mình để sửa chữa những sai sót về chính tả, ngữ pháp.
5.

Lời khuyên của giáo viên đối với học sinh để làm bài tốt

5.1: Ghi nhớ sự kiện
Học lịch sử phải nhớ được một số sự kiện cơ bản, những sự kiện này không phải
học sinh học thuộc lòng để nhớ mà phải hiểu bản chất sự kiện, vì vậy có mấy
cách để nhớ kĩ:
- Sự kiện quan trọng gắn với niên đại, địa điểm và nhân vật quan trọng nhất: ví
dụ như việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam gắn với từ ngày 6/1/1930 đến
ngày 8/2/1930, tại Hồng Kông (Trung Quốc) và người sáng lập Đảng là đồng chí
Nguyễn Ái Quốc. Thời gian có những đặc điểm đáng nhớ: vào mùa xuân, dịp tết
Nguyên Đán trước Cách mạng tháng Tám 1945 là 15 năm.
- Tóm tắt nột chủ yếu về một sự kiện: ví dụ như “Tình hình Việt Nam sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945”, học sinh cần nắm được khái quát những khó khăn
như:
+ Ngoại xâm...
+ Nội phản...
+ Kinh tế, tài chính...
+ Văn hóa – xã hội ...
Những nét cơ bản trên phải được minh họa cụ thể bằng số liệu, tài liệu... để cuối
cùng học sinh phải có được hình ảnh đất nước ta trong thời kỳ này rơi vào tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

5.2: Phải luôn luôn liên hệ, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử với hiện tại
và tương lai
- Phải rút ra bài học, kinh nghiệm của một hiện tượng quá khứ cho hiện tại.
- Nêu triển vọng của một sự kiện lịch sử đang học trong quá trình phát triển của
nó.
- So sánh những hiện tượng xã hội cùng loại, những hiện tượng có cùng trong
quá khứ và đang tiếp diễn trong hiện tại.


- Qua so sánh, đối chiếu các sự kiện trong quá khứ và hiện tại để hiểu rõ hơn về
sự kiện ấy.
- So sánh, đối chiếu hai sự kiện khác biệt, đối địch nhau để chỉ ra bản chất của
mỗi sự kiện.
- Tập trung sự chú ý vào những hiện tượng, những vấn đề quá khứ mà hiện nay
vẫn có ý nghĩa cấp thiết...
Từ các biện pháp trên học sinh sẽ rút ra những kết luận, những khái quát quan
trọng để chỉ ra cái mới, sự khác biệt, sự giống và khác nhau giữa các giai đoạn
thời kỳ qua đó rút ra tính quy luật phát triển của xó hội.
5.3: Không được “học tủ” mà phải nắm được toàn bộ chương trình, hiểu bản
chất sự kiện.
5.4: Luôn luôn tự đặt và trả lời 3 câu hỏi sau:
- Thứ nhất: “....như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt...)
- Thứ hai: “Tại sao?” (giải thích).
- Thứ ba: “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh
giá, phê phán).,
5.5: Kỹ năng làm bài hiệu quả
- Phân tích kĩ câu hỏi trong đề thi, phải đọc và hiểu chính xác từng chữ trong câu
hỏi. Một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định
thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yờu cầu của câu hỏi (trình bày, giải
thích, phân tích...)

- Phân bố thời gian cho hợp lý. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính
thời gian, mỗi điểm khoảng từ 7 đến phút là phù hợp.
- Lập dàn ý cho mỗi câu hỏi, coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý,
xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất
nhiều thời gian suy nghĩ việc “mở bài”, khi xác định được nội dung cấn viết sẽ
biết mở bài như thế nào, nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội
dung, khắc sẽ biết kêt luận. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận
ngắn gọn.
- Về hình thức, không phải ai cũng viết chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng
viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sâu rỗng, dài dòng,
đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng – thế là đó tốt. Lời văn giản dị thế là đó hay.


..............................................................

Tài liệu tham khảo

1/ Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị - ‘’ Phương pháp dạy học Lịch sử’’- NXBGD
-1999
2/ Nguyễn Sĩ Quế -Hoàng Năng Định- Nguyễn Thanh Lường -‘’Ôn tập và bồi
dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn Lịch sử ‘’- NXBGD - 3/2002
3/ ’’Tài liệu hội nghị tập huấn giảng dạy môn Lịch sử dành cho cán bộ chỉ đạo
và giáo viên chuẩn bị cho học sinh tham gia kỳ thi quốc gia’’- Vụ trung học phổ
thông -2/1997
4/ Trương Hữu Quýnh ( Chủ biên )- Hướng dẫn học và ôn tập Lịch sử trung học
cơ sở - NXBGD - 3/2002
5/ Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 - NXBGD




×