Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn luật lao động thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.47 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

Tiểu luận

THỜI GIỜ LÀM VIỆC

THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Dương Mỹ An
Nhóm 1:
Nguyễn Thái Châu
Dương Thúy Vân
Phan Thị Hoài Phương


MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN
1.1 THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.2 MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI

1.3 NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ
NGƠI

1.4 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ
NGHỈ NGƠI

1.5 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI.

2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
2.1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC TIÊU CHUẨN


2.2 THỜI GIỜ LÀM VIỆC RÚT NGẮN
2.3 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC BAN ĐÊM
2.4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC TOÀN THỜI GIAN, BÁN THỜI GIAN VÀ LINH HOẠT
3. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
3.1. NGHỈ CÓ LƯƠNG
3.2. NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
4. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ
4.1. CÁC NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN BỨC XẠ HẠT NHÂN
4.2. CÔNG VIỆC TRÊN TÀU BIỂN
4.3. CÔNG VIỆC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
4.4. CÔNG VIỆC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
4.5. CÔNG VIỆC NGÀNH DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
5. KẾT LUẬN


1. TỔNG QUAN
Pháp luật đã có quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong
những quy định quan trọng của bộ luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống
và việc làm của người lao động. Nhưng hiện nay trong các công xưởng tình trạng vi
phạm ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm chủ yếu về tăng số giờ làm thêm vượt
quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Các hành vi
vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các ngành thâm
dụng lao động như may mặc, thủy sản… Các vi phạm này không chỉ ảnh hưởng sức
khỏe người lao động mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống gia đình của người lao
động. Từ thực tế trên, chúng ta cần có một cách tiếp cận để hiểu rõ về quy định của pháp
luật về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, qua đó hiểu và áp dụng trong quá trình
làm việc và cuộc sống hợp lý.
1.1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa
thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực

hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự
thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải
thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của
mình.
Tóm lại, tìm hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đưa ra khoảng thời giờ
làm việc, nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe
cho người lao động.
1.2. MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Đối với người lao động:
Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho
người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người


lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lý hơn vừa bảo đảo thời gian lao
động vừa có thời gian tái tạo lại sức lao động.
Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa
trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động. Trong khoảng
thời gian lao động người lao động phải tuân thủ các nội quy an toàn để tự bảo vệ mình
trong suốt thời giờ lao động.
Đối với người sử dụng lao động:
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng
lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng
một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả
các mục tiêu đã đề ra. Các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch sử dụng các tài nguyên
để sản xuất sản phẩm nên cần một thời gian cố định làm việc của nguồn lao động để đảm
bảo bộ máy hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý
cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động,

đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và
xử phạt người lao động.
Đối với Nhà nước:
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của
Nhà nước đối với nguồn lực lao động vừa tuân thủ các công ước quốc tế vừa tạo điều
kiện thời giờ làm việc cho người lao động.
1.3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI
- Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định
- Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ lao động thỏa
thuận
- Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc làm công
việc nặng nhọc, độc hại.


1.4. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ
NGHỈ NGƠI
Hệ thống pháp luật nuớc ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba
loại quy định:
- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và
mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.
- Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu
và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể (trong nội quy của
doanh nghiệp) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện với những người lao
động trong doa nh nghiệp. Những quy định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước
và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như thỏa ước lao động tập thể của doanh
nghiệp.
- Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng
lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1.5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.
Trên thế giới:
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ rất sớm ở các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển sớm
như Anh ban hành Luật Công Xưởng năm 1883. Năm 1866, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất
Quốc tế họp ở Genève, lần đầu tiên C. Mác đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Tiếp
đó năm 1884, ở Mỹ và Canada, 8 tổ chức quyết định công nhân thị ủy vào ngày 1 tháng
5 năm 1886 và bắt đầu làm việc 8 giờ.
Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp ước
versailles, điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ là khẩn
thiết cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức sống trên toàn thế giới trong đó có quy


định số giờ làm việc cho người lao động. ILO đã thông qua một loạt các công ước về vấn
đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
*Quy định về thời giờ làm việc của ILO:
Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ.
Công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các cơ sở
thương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần.
Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần.
*Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO:
Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 132 (1970) quy định về số
ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không dược dưới 3 tuần
làm việc cho một năm làm việc.
Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công nghiệp.
Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại, văn phòng.
Theo đó, người lao động phải được nghỉ tối thiểu 1 ngày trong mỗi kỳ 7 ngày
Ở Việt Nam:

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: nhiều văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi được ban hành như Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định
về việc nghỉ có lương ngày 1/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo. Hiến
pháp năm 1946; Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947. Sắc lệnh 29-SL đã có những quy
định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định sau này phải ghi nhận.
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai
miền, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi như Thông tư số 05-LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc
tại các xí nghiệp quốc doanh và công trường. Thông tư 06 năm 1971. Thời kỳ từ 1976
đến nay: Chính phủ đã có một số văn bản như Nghị định 233 của Hội đồng Bộ trưởng
ngày 22/6/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động và
có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong


điều chỉnh quan hệ lao động. Trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một
chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tai chương VII. Sau các lần sửa đổi,
bổ sung vào các năm 2002, 2006, và hiện nay là 2007, BLLĐ đã càng khẳng định được
vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt trong việc bảo
đảm giờ làm, nghỉ ngơi cho người lao động.
2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ
NGƠI
2.1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC TIÊU CHUẨN
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận
những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình
thường. Bao gồm các loại thời giờ được liệt kê tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/CP
ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8 giờ

trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc
bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các
hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động.
Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận t hời gian làm việc trong hợp đồng lao động
hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định.
Mức 40 giờ/tuần áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp (Quyết định
188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ) đã góp phần và o xu hướng
khuyến khích giảm giờ làm cho người lao động đảm bảo tăng cường sức khỏe cũng như
đời sống tinh thần cho người lao động.
2.2 THỜI GIỜ LÀM VIỆC RÚT NGẮN
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ
làm việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt ,
đó là: người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao
động cao tuổi. Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật


Việt Nam có những quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người
lao động trong những hoàn cảnh đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường
nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa thành niên, lao động nữ, người lao động cao
tuổi.
- Đối tượng được rút ngắn thời gian làm việc:
+ Người làm những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ nữ
có thai; lao động nữ có con dưới 12 tháng tuỗi, lao động chưa đủ 18 tuổi, tàn tật, cao tuổi,
nam từ 59 tuổi trở lên, nữ từ 54 tuổi trở lên sẽ được giảm ít nhất một giờ.
+ Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì thời
gian là việc hàng ngày được giảm ít nhất hai giờ.
2.3. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC BAN ĐÊM
Tùy theo vùng khí hậu mà chế độ làm việc ban đêm được hưởng thêm phụ cấp:
Huế trở ra Bắc: 22:00 – 06:00 giờ sáng + 30% tiền lương ban ngày

Đà nẵng trở vào Nam: 21:00 – 5:00 giờ sáng + 30% tiền lương ban ngày
Nội dung
Giờ làm thêm tối đa cho ngày làm bình thường

Giờ làm thêm
Không quá 50%

Giờ làm thêm tối đa trong tuần

16 giờ/tuần

Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục

14 giờ/tuần

Giờ làm thêm tối đa trong tháng

30 giờ/tháng

Giờ làm thêm tối đa trong năm

200 giờ/năm

Trường hợp đặc biệt

30 giờ/tháng

2.4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC TOÀN THỜI GIAN, BÁN THỜI GIAN VÀ LINH HOẠT
*Chế độ làm việc toàn thời gian: Là chế độ làm việc chỉ có một công việc làm 8 tiếng
mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày.



*Chế độ làm việc bán thời gian: Là chế độ làm việc không đủ thời gian giờ hành chính
quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0,5 đến 5
tiếng mỗi ngày và không liên tục.
*Chế độ làm việc linh hoạt: Là chế độ làm việc có thể bắt đầu từ những giờ tùy thuộc giờ
hoạt động của công ty, nhân viên có thể đi giờ hành chánh, đi theo ca, đi theo ca gãy v.v..
3. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
3.1. NGHỈ CÓ LƯƠNG
Nghỉ giải lao, nghỉ giữa ca:


Làm 8h liên tục được nghỉ giữa giờ 30’.



Làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45’.



Nghỉ ít nhất 12h trước khi chuyển ca

Nghỉ hàng tuần


Nghỉ ít nhất 24h liên tục



Bình quân ít nhất 4 ngày/ tháng


Nghỉ hàng năm


Điều kiện bình thường: 12 ngày



Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày



Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày

Nghỉ lễ, Tết


10 ngày lễ, Tết



Lao động nước ngoài: nghỉ thêm 1 ngày Quốc Khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân
tộc.

Nghỉ cân bằng công việc và gia đình


Kết hôn: 3 ngày




Con kết hôn: 1 ngày



Tang lễ: 3 ngày

Nghỉ ốm đau, tai nạn


Theo quy định của Luật BHXH



Hưởng trợ cấp BHXH


3.2. NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
Nghỉ việc riêng


01 ngày: ông bà, anh chị em ruột chết; bố mẹ, ACE ruột kết hôn

Nghỉ thỏa thuận


Nghỉ thêm vì sinh con




Người thân ốm đau, chết.



Giải quyết việc gia đình

4. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC
THÙ
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt: vận tải đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, thăm dò khai thác dầu khí trên biển, trong các lĩnh vực nghệ thuật áp dụng kỹ thuật
bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao
tầng, thợ lặn…thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi sau khi đã thoả thuận với BLĐTB&XH. Không được sử dụng lao động nữ
làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại ảnh hưởng
xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. Ngoài ra thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối
với những NLĐ làm hợp đồng không trọn ngày, trọn tuần, làm khoán thì do NLĐ và
NSDLĐ thoả thuận riêng.
4.1. CÁC NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN BỨC XẠ HẠT NHÂN
Thời giờ làm việc:
-Rút ngắn 2h: Nhóm 1 (Làm việc trong lò phản ứng hạt nhân; sx đồng vị phóng xạ;
vận hành thiết bị chiếu xạ CN,…)
-Rút ngắn 1h: Nhóm 2 (Vận hành các thiết bị đo bức xạ trong y học hạt nhân; …)
-Không được phép làm thêm
Thời giờ nghỉ ngơi:


Nghỉ ít nhất 30’ nếu làm việc vào ban ngày và 45’ nếu làm việc vào ban đêm




Nhân viên nhóm 1: nghỉ 16 ngày/ năm



Nhân viên nhóm 2: nghỉ 14 ngày/ năm

4.2. CÔNG VIỆC TRÊN TÀU BIỂN




Bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần,
ngày lễ, tết.



Tối thiểu là 10h trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77giờ trong 07 ngày bất
kỳ



Nghỉ hằng năm: tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc.

4.3. CÔNG VIỆC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Thời giờ làm việc:
Các chức danh Lái tàu, phụ lái tàu: Thời giờ làm việc không quá 09 giờ trong một ngày
và không quá 156 giờ trong một tháng.


Các chức danh Trưởng tàu Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên

các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng: Thời giờ làm việc không quá 12 giờ trong
một ngày và không quá 208 giờ trong một tháng.



Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy
tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ.

4.4. CÔNG VIỆC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Thời giờ làm việc:


Đảm bảo nguyên tắc: tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao động
không quá 12 giờ/ngày, 232 giờ/tháng; tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ
trong một năm.

Thời giờ nghỉ ngơi:


Số giờ nghỉ ngơi tối thiểu của người lao động là 12 giờ trong 24 giờ liên tục;



Người lao động làm việc vào những ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết thì người sử
dụng lao động phải bố trí đủ số ngày nghỉ bù cho người lao động;

4.5. CÔNG VIỆC NGÀNH DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
Thời gian làm việc:



1. Người lao động làm việc thường xuyên theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể
như sau:



a. Ca làm việc tối đa 12 giờ;



b. Phiên làm việc tối đa 28 ngày.


Thời giờ nghỉ ngơi:


1. Sau mỗi ca làm việc trên biển, người lao động được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu
10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.



2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa ca
làm việc tính vào thời giờ làm việc, trong đó tổng thời gian nghỉ giữa ca làm việc
tối thiểu 60 phút.

5. KẾT LUẬN
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nước ta mang đậm bản chất
Nhà nước trên cở sở kế thừa và tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và những tiến bộ của nhân loại được thể hiện trong các văn kiện pháp lý quốc tế và các
văn kiện của quốc gia về lao động. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cũng còn tồn tại không ít mặt hạn chế

đó là việc tuân thủ không nghiêm chỉnh một số quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi của môt số doanh nghiệp như tăng giờ làm quá thời giờ tiêu chuẩn cho phép,
tăng số giờ làm thêm quá mức luật định, rút ngắn thời gian nghỉ giữa ca hoặc thời gian
nghỉ hàng năm. Những hạn chế, tồn tại đó chỉ là tạm thời và Nhà nước sẽ khắc phục sữa
chữa trong thời gian tới
HẾT



×