Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây cọc rào (jathropha curcas l ) từ hạt và giâm hom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRIỆU MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TẠO CÂY CỌC
RÀO (JATROPHA CURCAS L.) TỪ HẠT VÀ GIÂM HOM

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Văn Tuấn

HÀ NỘI, 2008


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống là một trong những khâu quan trọng của trồng rừng thâm canh kể cả
cho rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây phân tán. Không có
giống được cải thiện theo mục tiêu kinh doanh thì không thể đưa năng suất rừng lên
cao. Do đó, công tác giống đóng một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được
trong kinh doanh rừng nhằm phục hồi, tái tạo giúp cho sản xuất kinh doanh rừng
được ổn định, phát triển bền vững, sớm đưa rừng phát huy các giá trị kinh tế - xã
hội và tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.


Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống. Để giữ
được những đặc tính tốt của cây giống, dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng,
trong đó giâm hom là phương thức nhân giống được dùng rộng rãi cho một số loài
cây rừng, vì cây hom giữ được đặc tính di truyền quí của cây mẹ, có hệ số nhân
giống cao, giá thành hợp lý, cho sản phẩm đồng đều về mặt chất lượng, phù hợp
trồng rừng với qui mô lớn. Nhân giống bằng hom là một trong những công cụ có
hiệu quả trong chọn giống cây trồng, vì nó dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm
nên duy trì được những tính trạng tốt từ đời trước cho đời sau. Tuy nhiên, nhân
giống bằng hom chỉ là một công cụ của chọn giống, nó chỉ phát huy tác dụng tốt khi
giống đã qua chọn lọc, khảo nghiệm cẩn thận, được chứng minh là hơn giống đại trà
[13].
Ở Việt Nam cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) phân bố rộng khắp các tỉnh
trong cả nước, kể cả những vùng đất xấu, sỏi sạn như ở Tây Bắc tới vùng đất khô
hạn ít mưa ở Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh
Thuận, Bình Thuận, …. Theo kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2005, nước ta
còn 4,3 triệu ha đất đồi núi chưa sử dụng, diện tích này có thể phù hợp cho gây
trồng và phát triển cây Cọc rào. Hạt Cọc rào chứa từ 31-37% dầu, được sử dụng để
sản xuất diesel sinh học dùng cho các động cơ. Các chất chiết tách từ cây Cọc rào
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: tiêu viêm, cầm máu, sát trùng, trị ngứa,
lành vết thương, chữa trĩ, mụn cơm, phong thấp, đau tim, đau răng. Ngoài ra trong


2

hạt Cọc rào chứa nhiều protein, nếu khử hết các độc tố, khô dầu Cọc rào được sử
dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản,..
Với việc trồng cây Cọc rào, sẽ tăng nguồn thu nhập cho người sản xuất nông
lâm nghiệp, đặc biệt người dân miền núi, đồng thời đáp ứng được chủ trương của
Đảng và Nhà nước trong việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sản xuất
nhiên liệu tái sinh thay thế dần nhiên liệu hoá thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Trồng cây Cọc rào chủ
yếu là lấy dầu trong hạt, do đó sản lượng hạt trên một đơn vị diện tích và hàm lượng
dầu trong hạt là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc
trồng loài cây này. Cây Cọc rào được nhập vào nước ta khoảng 70 năm trước, chủ
yếu được trồng hoang dại nên có nhiều xuất xứ và biến dị khác nhau. Vì vậy, thu
thập và khảo nghiệm các xuất xứ trong nước để tìm ra một số xuất xứ có năng suất
hạt và hàm lượng dầu cao là việc làm cần thiết. Mặt khác, hiện một số nước đã có
một số giống có chất lượng tốt nên có thể nhập các xuất xứ này về khảo nghiệm và
trồng tại nước ta là một hướng đi có thể rút ngắn được thời gian mà vẫn đem lại
hiệu quả cao. Khi đã chọn được giống tốt thì phương pháp nhân chúng theo qui mô
lớn để có thể cung cấp đủ giống cho sản xuất là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn,
vì vậy việc tìm ra biện pháp nhân giống đại trà là yêu cầu của đề tài và cũng là yêu
cầu của thực tiễn sản xuất [15].
Phát triển nhiên liệu sinh học từ cây Cọc rào ở Việt Nam đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hoá bằng Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử
dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015
và tầm nhìn đến 2025”. Theo kế hoạch thì đến năm 2015 diện tích trồng khoảng
300.000ha cây Cọc rào [1]. Tuy nhiên, đây là một loài cây mới được đưa vào trồng
ở Việt Nam vì vậy, công tác khảo nghiệm, chọn tạo giống là rất quan trọng. Ở Việt
Nam, cây Cọc rào mọc hoang dại nhiều nơi, qua nghiên cứu và phân tích cho thấy
nhiều xuất xứ có năng suất và hàm lượng dầu trong hạt thấp, song cũng có một số ít
xuất xứ bước đầu phân tích cho hàm lượng dầu trong hạt trên 40%. Trong khi đó,
các giống Cọc rào có năng suất và hàm lượng dầu trong hạt cao trên và sinh trưởng


3

tốt ở điều kiện Việt Nam lại chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Inđônêxia, Thái
Lan, Malaixia, Brazil, Mexico,... Do vậy nếu chỉ trông chờ vào nguồn giống từ
nước ngoài sẽ không chủ động được nguồn giống, giá nhập cao, thủ tục phức tạp và

không kiểm soát được chất lượng giống. Mặt khác, do những hiểu biết về các biện
pháp kỹ thuật áp dụng đối với cây Cọc rào ở Việt Nam còn là mới mẻ, chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân địa phương, bởi vậy nghiên
cứu về kỹ thuật trồng và các biện pháp chọn, tạo giống là vấn đề rất có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn. Vì thế cần có những nghiên cứu để tránh sự lãng phí nguồn giống
tốt được nhập từ các nước, nhằm tìm ra một số biện pháp kỹ thuật cho thu hái, bảo
quản, xử lý nảy mầm,…để nhân nhanh giống, kịp thời cung cấp giống cho trồng
rừng cung cấp nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Để khắc phục tồn tại trên, đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo
cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) từ hạt và giâm hom” được thực hiện.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về cây Cọc rào
1.1.1. Nguồn gốc
Cây Cọc rào có lịch sử 70 triệu năm, nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ (nơi
duy nhất có hóa thạch của cây này), được người Bồ Đào Nha đưa đến Cape Verde,
rồi sang Châu Phi, Châu Á, sau đó được trồng và trở thành cây bản địa ở nhiều
nước trên thế giới (Dehgan and Webster, 1979). Cọc rào thuộc chi Jatropha, họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae). Họ Thầu dầu có khoảng 8000 loài, với 321 chi. Tên chi
Jatropha có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, iatrós có nghĩa là bác sỹ và trophé có
nghĩa là thực phẩm để ám chỉ công dụng chữa bệnh của cây này. Theo Correll
(1982), curcas là tên gọi thông thường của Cọc rào ở các nước Malabar, Ấn Độ
[37].
Cọc rào còn có nhiều tên gọi khác nhau: Physic nut, Pureging nut (Anh);
Pourghere, Pignon d’Inde (Pháp); Purgueira (Bồ Đào Nha); Fagiola d'India (Itali);
Subudam (Thái Lan); Jarak budeg (Indonesia); Makaen (Tanzania); Pienoncillo

(Mêhico); Mundabi-assu (Brazil); Ma phong, Tiểu đồng tử, Thạch đồng, Đồng du,
Giả hoa sinh (Trung quốc)... Ở Việt Nam cây Cọc rào được gọi bằng nhiều tên như:
Sán sùng (Tày), Cọc rào, Cọc giậu, Cây li, Ba đậu nam, Dầu mè…[15].
1.1.2. Phân bố
Theo Burkill (1966), người Bồ Đào Nha đã mang cây Cọc rào vào Châu Á cho
đến khi người Hà Lan sở hữu và người Mã Lai gọi là dầu Hà Lan (Dutch castor oil).
Người Java còn gọi là Chinese castor oil. Cọc rào được quan tâm ở nhiều nước
Châu Phi cũng như các nước phương Đông và cây “castor oil” cho thấy có khả năng
cho dầu, nó cũng được biết đến như là cây “làm hàng rào cho dầu” [28]. Merril cho
biết Cọc rào có ở Philippines trước năm 1750. Ngày nay, được trồng ở nhiều nước
và đang được sử dụng rộng rãi làm hàng rào quanh vườn cây ở Châu Âu, Châu Phi,
Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam, một số đảo Thái Bình Dương


5

và Úc. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, ở Cape Verde, Cọc rào đã góp phần quan
trọng vào nền kinh tế, hạt được xuất khẩu đến Lisbon để lấy dầu và sản xuất xà
phòng. Gần đây do nguồn nhiên liệu hoá thạch dần cạn kiệt và giá dầu mỏ thế giới
tăng vọt, mặt khác diesel sinh học vừa có khả năng cạnh tranh, vừa có thể tái tạo và
thân thiện với môi trường, nên đã dấy lên cơn sốt trồng cây Cọc rào trên phạm vi
toàn cầu, nhất là ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước Châu Á, Châu Phi
để sản xuất diesel sinh học thay thế một phần dầu diesel hóa thạch [15], [37].
Cọc rào có phân bố ở độ cao so với mực nước biển từ 7 - 1600m, thường thấy
ở những vùng từ 10-500m với nhiệt độ trung bình năm giao động từ 200 đến 280C,
lượng mưa trung bình năm từ 520-2000 mm. Tuy nhiên, cây này có thể sống tốt ở
các vùng đất cằn cỗi, dất xấu, dốc, khô hạn trừ đất ngập nước, đọng nước [15], [37].
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Cọc rào là cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có thể cao tới 5m. Cành cây có nhựa mủ.
Thông thường, có 5 rễ được tạo ra khi hạt nẩy mầm, một rễ chính và 4 rễ phụ. Lá

mọc so le, có 5-7 thùy với chiều dài và rộng từ 6-15cm. Phiến lá dạng giấy lụa.
Cụm hoa nụ ở các cành. Hoa đơn tính, đực cái cùng gốc, đôi khi có hoa lưỡng tính.
Bộ nhị 10, xếp thành 2 vòng riêng biệt, mỗi vòng 5, tạo thành cột đơn gần nhau. Bộ
nhụy có 3 vòi nhụy, dính với nhau ở khoảng 2/3 chiều dài, phần trên rời nhau và
núm nhụy rẽ đôi. Cây Cọc rào thụ phấn nhờ côn trùng (Dehgan và Webster 1979)
[33].
Heller 1992, đã quan sát nhiều lần sâu bọ tới và thụ phấn cho hoa. Heller cũng
đã phát hiện ở Senegal, nhị hoa mở muộn hơn nhụy hoa trên cùng một nhóm hoa,
nhờ cơ chế này, đã thúc đẩy quá trình thụ phấn chéo. Sau khi thụ phấn, một quả
hình bầu dục có 3 ô được hình thành. Vỏ quả ngoài màu xanh cho tới khi hạt chín ở
bên trong. Hạt thường có chiều dài 2cm, rộng 1cm. Wiehr (1930) và Droit (1932) đã
mô tả chi tiết vi phẫu hạt. Singh (1970) đã mô tả vi phẫu của quả. Gupta (1985) đã
nghiên cứu tỉ mỉ về giải phẩu các bộ phận của cây và Cọc rào là một loài lưỡng bội
với công thức bộ gen là 2n = 22 nhiễm sắc thể [37].
1.1.4. Giá trị sử dụng


6

Sản xuất nhiên liệu sinh học
Châu Âu đã tiến hành nghiên cứu về dầu diesel sinh học từ những năm 1970.
Đến nay, có 6 nhà máy trên toàn thế giới sản xuất được 4 triệu tấn diesel sinh học
mỗi năm, trong đó Đức là nước sản xuất diesel sinh học lớn nhất, đạt 415.000
tấn/năm. Ở Hoa Kỳ, sản xuất dầu diesel sinh học được bắt đầu từ những năm 80 và
đến đầu năm 90, việc sản xuất mới được tiến hành [15].
Những năm cuối của thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, sản xuất nhiên liệu sinh học đã
trở thành một ngành công nghiệp. EU, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật … là
những nước đi tiên phong trong lĩnh vực này, đến nay việc phát triển nhiên liệu sinh
học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới: Châu Âu: Đức, Anh, Pháp, Italia, Hà
Lan,..; Châu Mỹ: Mỹ, Brasil, Mexico, Cuba, Venezuena, Argentina, Chi lê,

Paraguay; Châu Á: Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Inđônêxia, Thái Lan,
Philipin,…Châu Phi: Ghana, Mali, Mozambique, Madagascar, Zimbabwe, Guinea,
Ethiopia, Egypt, Namibia, Senegal, South Africa, Sudan, Tanzania, Uganda,
Zambia; Một số nước đã có Luật sử dụng nhiên liệu sinh học và có chính sách miễn
giảm thuế đối với cá nhân, tổ chức sản xuất nhiên liệu sinh học.
Những ngày gần đây Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã không
tăng sản lượng khai thác vì thế giá dầu thế giới luôn có những kỷ lục mới. Gần đây
nhất là ở ngưỡng 148 USD/thùng và dự báo đến đầu năm 2009 giá dầu mỏ có thể
lập kỷ lục ở mức 200 USD/thùng. Trong khi đó theo dự báo của Bộ năng lượng mỹ
và Uỷ ban năng lượng thế giới với nhu cầu tiêu thụ như hiện nay thì thời hạn có thể
khai thác nguồn năng lượng hoá thạch toàn cầu không dài, với dầu mỏ còn khoảng
39 năm, khí thiên nhiên khoảng 60 năm, than đá còn 111 năm [15]. Vì vậy, sản xuất
nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hoá thạch đang là chiều hướng phát triển
nhiên liệu của thế giới.
Hạt Cọc rào có hàm lượng dầu từ 31-37%, dầu sau khi ép tinh chế, được sử
dụng làm nhiên liệu thay thế diesel hoá thạch dùng cho các động cơ tĩnh và được sử
dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn để bơm nước tưới đồng ruộng, nghiền nông
sản, phát điện. Các động cơ sử dụng loại dầu này chỉ đòi hỏi những cải biến nhỏ.


7

Dầu Cọc rào có thể thay thế dầu hoả dùng trong các hộ gia đình để thắp sáng và đun
nấu.
Dầu Cọc rào đã được sử dụng thay nhiên liệu từ nhiều năm qua. Metyl este
Jatropha (JME) là diesel sinh học đã được Daimler Chrysler thử nghiệm với xe
Mercedes-benz C-Class ở Ấn Độ năm 2004, chạy bằng JME được hơn 5.900 km có
kết quả tương tự diesel hóa thạch. Dầu Cọc rào cũng được thử nghiệm ở Indonesia
thông qua một chương trình thử nghiệm 8 ngày với 3.200 km của 3 chiếc xe chạy
bằng dầu Cọc rào từ Atambua, East Nusa Tenggara tới Jakarta.

Theo kết quả thử nghiệm, động cơ diesel chạy bằng dầu Cọc rào so với khi
chạy bằng diesel hoá thạch cho thấy dầu từ hạt Cọc rào có đặc tính vận hành tốt, chỉ
cần các cải biến nhỏ trong hệ thống đánh lửa hoặc tính toán thành phần hoá học
thích hợp giúp cho điểm chớp cháy ban đầu của dầu Cọc rào cao hơn. Khí thải của
dầu Cọc rào so với diesel hoá thạch không khác nhau đáng kể về lượng khí và hàm
lượng CO. Tuy nhiên, ưu điểm hơn là không thấy có SO2 trong lượng khí thải động
cơ chạy bằng dầu Cọc rào, trong khi khí thải của động cơ chạy bằng diesel hoá
thạch có hàm lượng SO2 là 125 ppm [15].
Làm thuốc chữa bệnh
Các chất chiết tách được trong hạt Cọc rào gồm Tecpen, Flavon, Coumarin,
Lipit, Sterol và alkaloit. Phần sử dụng để làm dược liệu gồm lá, vỏ cây, hạt và rễ.
Rễ có thể làm thuốc tiêu viêm, cầm máu, sát trùng, trị ngứa, dầu từ hạt có thể làm
thuốc nhuận tràng, nhựa từ vỏ cây có thể chữa viêm chân răng, làm lành vết thương,
chữa trĩ, mụn cơm, nước sắc từ lá dùng để chữa trị bệnh phong thấp, đau tim, đau
răng.
Theo tài liệu của Viện Lâm nghiệp Vân Nam Trung Quốc, có 3 chất độc chủ
yếu trong hạt Cọc rào, gồm Curcin, dầu hạt và phorbol este. Các bộ phận khác có
hoạt tính sinh học đã được dùng để làm thuốc trị bệnh trong nhiều năm nay. Một vài
chất khác có thể chống u ác tính và kháng vi khuẩn HIV. Cọc rào cũng có thể diệt
một số động vật nhuyễn thể, sâu và vi khuẩn, được sử dụng để chữa các bệnh như
Pyricularia Oryzae Cav, Pestalotia Funerea, Rizoctonia Solani Kula. Sử dụng


8

Curcin nồng độ từ 5g/ml có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm. Nhựa cây Cọc rào
có chứa alkaloit có tên là Jatrophira có khả năng chống lại tế bào ung thư, ngoài ra
có thể chữa bệnh ngoài da, thấp khớp. Cành non được bào chế thành chất làm trắng
răng, lá được dùng để chữa bệnh trĩ. Rễ cây được dùng làm thuốc chữa rắn cắn.
Bài thuốc Đông y gia truyền ở Việt Nam cũng cho biết Cọc rào là một dược

liệu quý, chữa được rất nhiều bệnh. Các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng làm
thuốc. Lá tươi sắc nước chữa viêm loét dạ dày, người dân tộc Thái dùng lá gội đầu
để trị gàu và làm tóc đen, mượt hoặc ăn sống để chữa đau lưng. Lá Cọc rào và măng
tre giã nát để đắp làm lành vết thương. Lá non được thu hái và sơ chế thành dạng
khô hoặc bột dùng trong các bài thuốc chữa các bệnh ung thư dạ dày, gan, phổi. Rễ
khô sắc nước uống chữa các bệnh phong tê thấp. Nhựa cây tươi chữa bệnh tưa lưỡi
trẻ em hoặc ngâm với rượu để uống chữa sâu răng [15].
Làm phân bón và thức ăn chăn nuôi
Hạt Cọc rào chứa nhiều protein, 100g hạt có 18,2g protein. Nếu khử hết các
độc tố, khô dầu Cọc rào sạch được sử dụng làm nguyên liệu giàu protein để sản xuất
thức ăn giàu đạm cho gia súc, gia cầm, thủy sản, trở thành sản phẩm có giá trị kinh
tế cao.
Thành phần amino axit trong khô dầu Cọc rào rất phong phú. Theo J.
Martinez-Herrera và cộng sự, các thành phần amino axit của các mẫu khô dầu từ
Castillo de Teayo (1), Pueblillo (2), Coatzacoalcos (3) và Yuatepec (4) giống nhau
và được so sánh với các số liệu đã công bố của các giống J.curcas khác nhau (Cape
Verde và Nicaragua - Makkar và cộng sự, 1997). Các kết quả đã chứng minh rằng
thành phần amino axit không bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và không có sự
khác biệt giữa các hạt của loài Cọc rào có độc tố hay không có độc tố. Các hàm
lượng amino axit cơ bản, ngoại trừ lysin, đều cao hơn các mức đề xướng của
FAO/WHO.
Theo tài liệu nghiên cứu của một số nước khi phân tích hàm lượng dinh dưỡng
trong khô dầu Cọc rào cho thấy hàm lượng đạm 4,44%, lân 2,09%, kali 1,65%, độ
ẩm 4,58% (Nguồn: TKM, Malaysia); Một nghiên cứu khác của Viện phân tích Nhật


9

Bản cho thấy hàm lượng đạm 5,7-6,46%, lân 2,5-2,7%, kali 0,9-1,0%, canxi 0,60,7%, magiê 1,26-1,34%. Năm 2007, Trường Đại học Thành Tây đã phân tích hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong khô dầu Cọc rào và so sánh với một số khô dầu

khác, kết quả như sau:
Bảng 1.1. So sánh hàm lượng dinh dưỡng trong một số loại khô dầu
Loại khô dầu

Khô dầu
Cọc rào

Khô dầu Khô dầu Khô dầu Khô dầu
lạc nhân đậu tương cọ dầu
ngô

Chỉ tiêu
Nước tổng (%)

30,7

-

-

-

-

Protein (%)

39,91

45,4


42,5

17,5

11,0

Xơ (%)

21,41

53,0

59,0

11,2

72,0

Tro (%)

4,86

-

-

-

-


Chất béo (%)

28,61

70,0

74,0

85,0

-

Nitơ (N) (%)

4,78

-

-

-

-

Đồng (Cu) (mg/kg)

15,05

-


24,28

-

-

Sắt (Fe) (mg/kg)

174,89

778,29

506,78

-

-

Phốt pho (P) (%)

0,50

5,3

6,7

7,0

5,7


Canxi (Ca) (%)

0,60

1,7

2,6

3,5

0,5

Magie (Mg) (%)

0,21

2,01

-

-

-

Mangan (Mn) (mg/kg)

0,33

35,83


20,10

-

-

Nguồn: Trường Đại học Thành Tây, 2007.

Bảo vệ môi trường
Cây Cọc rào hấp thụ nhiều CO2 trong không khí. Theo tính toán sơ bộ, một
cây Cọc rào có khả năng hấp thụ 100g CO2/ngày trong không khí, tính ra mỗi cây
có khả năng hấp thụ 30kg CO2/năm, mỗi ha có thể hấp thụ 48 tấn CO2/năm, góp
phần giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trồng cây Cọc rào, có thể tạo che phủ tốt với tuổi thọ dài (30-50 năm), bộ rễ
sâu, khối lượng lá rụng hàng năm lớn, góp phần chống xói mòn, tăng khả năng giữ
nước, nâng cao độ che phủ của đất, cải tạo vùng đất xấu, đất sa mạc hoá, đất bãi thải
khai thác khoáng sản.


10

Cây Cọc rào còn là cây chống cháy tốt, có thể trồng làm đường băng cản lửa,
bảo vệ rừng, nhất là với các rừng dễ cháy và làm vành đai cản lửa ở các Vườn quốc
gia. Với những đặc tính vượt trội, Cọc rào được coi là một cây “vệ sĩ sinh thái”, góp
phần bảo vệ môi trường cực kỳ hiệu quả.
1.2. Nghiên cứu về cây Cọc rào
1.2.1 Trên thế giới
Trồng Cọc rào
Yêu cầu trồng rừng ngày càng gia tăng, trong đó hạt giống là vấn đề quan
trọng hàng đầu vì "Hạt giống là tư liệu sản xuất đặc biệt của công tác trồng rừng bởi

nó là tư liệu sống” [4]. Hàng năm mỗi nước cần có một lượng lớn hạt giống của các
loài cây khác nhau, kể cả các loài bản địa và ngoại lai. Theo kế hoạch trồng rừng
năm 1983-1984, Indonesia cần 12.410 kg hạt thông nhựa, 500 kg hạt các loài keo và
200 kg hạt bạch đàn (Eucalyptus urophylla). Năm 1990, Nêpal phải thực hiện một
chương trình trồng rừng khoảng 300.000 ha, đã cần tới hàng nghìn tấn hạt giống.
Theo Budowski (1987), Cọc rào là một trong những loài cây thường được
trồng làm hàng rào, nó được tìm thấy ở phần lớn các vùng của Elsanvador. Nó cũng
là một trong những cây trồng chính làm hàng rào ở Upper Guinea (Diallo, 1994). Ở
Mali, có hàng trăm kilomet hàng rào Jatropha và cũng được trồng khá phổ biến ở
Burkina Faso (Zan, 1985). Gần đây ở Cape Verde, Cọc rào còn được trồng ở những
vùng đất khô cằn để cải thiện độ xói mòn đất. Trong thử nghiệm ở Nepal khi bón
phân xanh cho lúa bằng lá, vỏ quả Cọc rào đã làm năng suất lúa tăng thêm 11%
[37].
Theo kế hoạch của Bộ năng lượng Ấn Độ, đến năm 2013, pha trộn 13 triệu tấn
nhiên liệu từ Cọc rào với nhiên liệu hoá thạch nhập từ nước ngoài, nghĩa là lượng
nhiên liệu từ cây này gấp 1000 lần lượng nhiên liệu sản xuất năm 2006. Trong giai
đoạn đầu, dự kiến trồng 40.000 ha, giai đoạn 2 mở rộng phạm vi trồng trong cả
nước với 33 triệu ha sẵn sàng để trồng cây Cọc rào [67].
Nhà khoa học Robert Manurung cho biết một công ty đang xúc tiến bao tiêu
sản phẩm 1 triệu ha Cọc rào với nông dân 3 tỉnh Papua, Klimantan, và Nusa


11

Tenggara. Mới đây 1 công ty của Hà Lan đã đặt mua 1 triệu tấn dầu Cọc rào nguyên
chất của Indonesia. Uỷ ban Quốc gia về nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học
của nước này đã trình Chính phủ dành 5 triệu ha đồi trọc để trồng cây Cọc rào, mía
và sắn để sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện nay Indonesia đã trồng được 20 ngàn
ha Cọc rào và đã quyết định đầu tư 10 triệu ha đất để trồng cây này [68].
Trung Quốc đang lập kế hoạch trồng 80.000 mẫu ở Tứ Xuyên và hy vọng có 1

triệu ha trong vòng 4 năm tới. Năm 2007, Trung Quốc đã công bố kế hoạch trồng
70.000 mẫu tại Quảng Tây và 10.000 mẫu ở Vân Nam. Đến năm 2010 Trung Quốc
sẽ trồng 13 triệu cây này và công ty D1 OIL của Anh liên doanh với công ty
Chinese Chua Technology Company Ltd đầu tư trồng 2 triệu ha và xây dựng các
nhà máy chế biến diesel sinh học cho thị trường nước này. Năm 2006, Trường Đại
học Tứ Xuyên đã đầu tư 120.000 USD cho nghiên cứu về năng lượng sinh học [68].
Từ năm 2004 tại huyện San Sai, Chiang Mai Thái Lan, một dự án sản xuất
diesel sinh học đã được khởi công. Tính từ tháng 6/2004 đến 6/2005 các trạm sản
xuất diesel sinh học ở đây đã cung cấp hơn 490.000 lít diesel loại B2 và B5 cho các
xe ô tô chạy thử nghiệm. Hiện nay công suất của Trạm San Sai đã đạt 250.000
lít/tháng. Đến nay đã có hàng nghìn xe ô tô, chủ yếu là xe taxi sử dụng nhiên liệu
này. Đến cuối 2006 cả Thái Lan mới có 10 trạm sản xuất diesel sinh học với tổng
công suất khoảng 160.000 lít/ngày. Năm 2007 Bộ Năng lượng Thái Lan dự kiến xây
dựng 4 nhà máy sản xuất diesel sinh học nâng công suất lên 1,7 triệu lít/ngày. Nước
này đề ra mục tiêu đến 2011 lượng diesel sinh học đạt 3% (tương đương 2,4 triệu
lít/ngày) và năm 2012 đạt tỷ lệ 10% (8,5 triệu lít/ngày) [68].
Tại Philippin, tập đoàn Philippin National Oil Co-Alternative Fuel Corp
(PNOC-AFC) là đơn vị đứng ra tổ chức trồng Cọc rào. Tập đoàn này đã thuê 500 ha
đất của quân đội để làm vườn ươm ở Fort Magsaysay, Nueva Ecija. Ở Mindanao,
tập đoàn này đang tìm kiếm khoảng 12 triệu ha để làm Trung tâm trồng Cọc rào.
Ngân hàng đất Philipin đã thỏa thuận cung cấp cho PNOC-AFC từ 5-10 tỷ peso đầu
tư cho chương trình. Mục tiêu trước mắt của Chính phủ là dành 1 triệu ha đất để
trồng cây Cọc rào. Tuy vậy, vấn đề còn tồn tại ở quốc gia này là chưa có giống cho


12

năng suất và hàm lượng dầu trong hạt cao, các giống địa phương có hàm lượng dầu
từ 28-32%. Vì vậy cần phải nhập khẩu giống tốt từ bên ngoài [68].
Tại Singapore, tháng 3/2007 tập doàn Van Der Horst Biodiessel JVC đã đầu tư

xây dựng một nhà máy chế biến biodiesel từ dầu Cọc rào và các loại dầu khác có
công suất 200.000 tấn/năm với số vốn khoảng 26,3 triệu USD. Công ty này cũng
đầu tư trồng cây này tại Campuchia, Indonessia, Ấn Độ, Lào và Việt Nam [68].
Thu hái hạt giống và sản lượng hạt
Theo Praveen Rao. Dr. V 2008, trong tài liệu “Jatropha curcas L. các lựa
chọn kỹ thuật nông nghiệp và chỉ tiêu kinh tế để sản xuất thức ăn gia súc”, và trong
một “công trình nghiên cứu và phát triển Jatropha curcas ở Indonesia”, chỉ ra rằng
thời điểm bắt đầu thu hái Cọc rào khi vỏ quả có màu vàng. Quả xanh (màu xanh
thẫm) có hàm lượng dầu là 20,7%, Quả màu vàng có hàm lượng dầu là 30,3%. Quả
chín (vỏ quả từ màu vàng sang màu đen hoặc màu nâu thẫm) có hàm lượng dầu là
31,5-35%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu về thời vụ thu hái quả
Cọc rào của Nuss và cộng sự, 2008, khi vỏ quả bắt đầu chuyển sang màu đen là lúc
thu hái cho hàm lượng dầu cao nhất [14], [52].
Theo Matsuno và cộng sự (1985), ở Paraguay sản lượng hạt tính trên ha/năm
của cây Cọc rào trồng từ tuổi thứ 3 đến tuổi thứ 8 dao động từ 100 kg đến 4.000 kg,
trong đó ở tuổi thứ 7 là 3.000 kg và tuổi thứ 8 là 5.000 kg. Sản lượng hạt cây 1 năm
tuổi ở Thái Lan là 794 kg/ha (Stienswat và cộng sự, 1986). Cây ở tuổi thứ 3 tại Ấn
Độ cho sản lượng hạt là 1.733kg/ha/năm (Bhay Mal, 1985). Theo nhiều tác giả sản
lượng hạt ở các vùng trồng thuộc các nước Nicaragua, Mali, Thái Lan… dao động
từ 2.146 đến 5.100 kg/ha/năm [14].
Bảo quản hạt giống
Về vấn đề bảo quản hạt giống, năm 1958 Holms và Buszewicz đã đưa ra định
nghĩa: "Bảo quản là giữ gìn những hạt giống trong thời gian từ khi thu hái đến khi
gieo ươm". Khoảng thời gian mà hạt còn sống người ta gọi là tuổi thọ hạt giống.
Tuổi thọ hạt giống trong tự nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng…) và được gọi là tuổi thọ tự nhiên. Kéo dài tuổi thọ tự nhiên của hạt


13


giống bằng các phương pháp cất trữ, bảo quản…là nhiệm vụ của nhà nghiên cứu
nhằm phục vụ cho mục đích trồng rừng và nhiều mục đích khác.
Cho đến nay, thế giới đã thành công trong việc bảo quản nhiều loại hạt
giống, đặc biệt là các loại hạt có dầu như ở Thái Lan hạt Pinus kesiya và Pinus
merkusii giữ được tỷ lệ sống cao trong 4 năm nếu được bảo quản trong điều kiện
hàm lượng nước <8%, đựng trong bao bì kín và ở nhiệt độ 00C - 50C (Bryndum
1975), còn hạt Pinus caribaea cũng có thể giữ được tỷ lệ sống cao ít nhất 5 năm nếu
được bảo quản trong những điều kiện tương tự (Roppins 1983).
Ở Hoa Kỳ một số loài Thông như loài Pinus resinosa bảo quản được 30 năm ở
1,1 - 2.20C trong bao bì kín (Heit 1967, Wang 1974). Tổng kết của Bowen và
Witmore (1980) về so sánh các điều kiện bảo quản của cùng một loài Agathis
australis cho thấy: Hạt làm khô đến hàm lượng nước 6%, rồi bảo quản kín ở nhiệt
độ 50C giữ được tỷ lệ nảy mầm sau 6 năm là 79% so với tỷ lệ nảy mầm ban đầu là
88%. Nếu bảo quản ở nhiệt độ ấm thì tỷ lệ nảy mầm là gần 60% sau 12 năm. Còn
nếu bảo quản ở điều kiện hàm lượng nước trong hạt 15% - 20% hoặc ở nhiệt độ cao
từ 150 - 200C thì hạt mất sức nảy mầm trong vòng 14 tháng (Preets, 1979) [5].
Hạt của một số loài cây có thể cần được xử lý đặc biệt để kéo dài tuổi thọ. Ví
dụ hạt Fagus sylvatica dồn chưa đầy vào các bao P.E và dán kín có thể bảo quản
qua mùa đông ở điều kiện hàm lượng nước 20-30%, nhiệt độ 00- 50C, không quá
100 ngày. Mặt khác, điều kiện bảo quản này còn có tác dụng phá trạng thái ngủ của
hạt nên sau đó có thể đem gieo. Nếu muốn bảo quản lâu dài hơn thì phải giảm hàm
lượng nước của hạt xuống 8-10%, sau đó cho vào bao, dán kín và để ở -50-100C, có
thể giữ được sức sống sau 3 năm (Suszka 1974, Judolf and Leak 1974) [5].
Theo Ellis và các cộng sự 1985, cách giữ hạt của họ thầu dầu thông thường là
giảm độ ẩm của hạt và nhiệt độ bảo quản. Thử nghiệm bảo quản hạt của họ thầu dầu
được để trong những túi mở bằng nhựa ở nhiệt độ môi trường (khoảng 200C) trong
5 tháng và tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt 62% (thay đổi tỷ lệ nảy mầm từ 19-79%) so
với ban đầu. Khi cất trữ trong kho lạnh ở nhiệt độ 7 năm với hạt giống được đóng
vào bao nilon bịt kín thì tỷ lệ nảy mầm trung bình là 47%. Khi phân tích thành phần



14

hoá học của các hạt đã lưu trữ trong 3 năm thì thấy các hạt này có hàm ẩm là 6,2%
[5].
Một khảo sát khác của Kobilke (1989), nghiên cứu sức sống và hàm lượng dầu
của hạt cây Cọc rào sau thu hái trong khoảng thời gian từ 1 đến 24 tháng, với điều
kiện bảo quản bình thường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hạt Cọc rào sau 15 tháng
bảo quản thì tỷ lệ nảy mầm giảm xuống dưới 50%. Nguyên nhân chính của sự giảm
tuổi thọ hạt giống phụ thuộc vào hàm lượng nước trong hạt và nhiệt độ khi bảo quản
[37], [38]. Còn Praveen Rao.Dr.V 2008, đã xác định hàm lượng nước cho bảo quản
hạt cây Cọc rào là 7% [52].
Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống sinh dưỡng
Trong lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử dụng trên
100 năm nay. Ngay từ năm 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã ghép
10.000 cây Thông đen. Năm 1883, Venlinski A.H công bố công trình nhân giống
một số loài cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp năm 1969,
Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân giống cho các loài Bạch
đàn, năm 1973 mới có 1 ha rừng trồng bằng cây hom thì đến năm 1986 đã có
khoảng 24.000 ha trồng bằng cây hom, các rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35
m3/ha/năm [20].
Theo D.A Komisarov (1964) khi nghiên cứu giâm hom với nhiều loài cây đã
cho rằng đường kính và chiều dài của hom ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Từ kết quả nghiên cứu, hom có kích thước lớn tốt hơn hom có kích thước nhỏ. Tuy
nhiên, hom cắt từ cây có đường kính nhỏ khả năng phát sinh rễ thấp, hom cắt từ cây
lớn ra rễ cũng không tốt. Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng
đến khả năng ra rễ của hom giâm, thí nghiệm tổng hợp về ảnh hưởng của ánh sáng,
độ ẩm không khí và độ ẩm đất đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Sồi 1 tuổi và thấy rằng:
hom lấy từ cây trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm không khí và độ ẩm đất
cao có tỷ lệ ra rễ cao 64-92%, trong lúc hom cắt từ cây trồng từ nơi có ánh sáng

mạnh, độ ẩm không khí và độ ẩm đất thấp chỉ có tỷ lệ ra rễ 44-68%, còn đối với cây
18 tuổi, dù mọc ở điều kiện nào thì cũng không ra rễ. Từ đó tác giả nhận định là các


15

điều kiện cây trồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây non, song
không có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây lớn tuổi. Cũng theo
Komisarov thì ánh sáng tự nhiên cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng
xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm của một số loài cây ưa sáng. Nhu cầu về
nhiệt cho ra rễ của hom các loài thực vật biến động trong một phạm vi rộng và phụ
thuộc vào đặc điểm sinh thái của chúng. Nhiệt độ thích hợp cho ra rễ còn phụ thuộc
vào mức độ hóa gỗ của hom, hom hóa gỗ yếu ra rễ tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ
thấp (20-220C) so với khi ở nhiệt độ cao (270C – 300C). Các loài cây họ Dầu như:
Shorea. bracteolata và Hopca odonata ... ra rễ tốt nhất ở nhiệt độ không khí 28320C [6].
Tewari 1993, thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Ánh sáng tán xạ cần thiết cho hom và độ sáng thích hợp khoảng 40-50% ánh sáng
toàn phần, ánh sáng đầy đủ thời gian ra rễ ngắn hơn và tỷ lệ ra rễ cũng cao hơn [59].
Đến nay nhiều tác giả cho rằng xác định lịch nhân giống bằng hom là không
nên, bởi vì bắt đầu thời kỳ dinh dưỡng, nhiệt độ sinh trưởng và phát triển chồi ở các
loài là rất khác nhau trong từng năm. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí
trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 280C – 330C và nhiệt độ giá thể thích hợp
là 25- 300C (Longman, 1993) [46]. Trong lúc các loài cây vùng lạnh, cần nhiệt độ
không khí trong nhà giâm hom thích hợp là 230C - 270C, nhiệt độ giá thể thích hợp
là 22- 240C. Nói chung nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt
độ giá thể là 2-3oC (Dansin, 1983) [31].
Đối với cây Cọc rào biện pháp giâm hom đã được người dân ở nhiều nước trên
thế giới sử dụng, phương thức sử dụng phổ biến là chặt cành của cây mẹ để trồng.
Cho tới nay kỹ thuật này vẫn đang được duy trì do đặc tính dễ trồng, dễ sống của
loài cây này. Việc sử dụng chất hormon sinh trưởng để nhân nhanh và duy trì nguồn

giống những cây Cọc rào có đặc tính tốt như sai quả, hàm lượng dầu cao đã được
nhiều nước sử dụng ở trên thế giới trong một số năm trở lại đây. Phương pháp này
được sử dụng phổ biến ở các nước Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Trung
Quốc, Singapore, các nước châu Mỹ, châu Phi [37].


16

Ở Indonesia cây Cọc rào được mọi người biết rộng rãi, tuy vậy loài cây này
không được trồng và sử dụng một cách tốt nhất, mới chỉ được trồng bằng các nguồn
giống địa phương. Do vậy từ năm 2005-2007, Indonesia đã tiến hành công tác cải
thiện giống cây Cọc rào. Các bước chọn giống được Trung tâm nghiên cứu và phát
triển cây trồng trang trại của Indonesia (ICERD) xác định là: Chọn các cây ưu việt,
phát triển nghiên cứu kỹ thuật trồng, chế biến sau thu hoạch và kinh tế-xã hội [14].
Gần đây nhất vào năm 2008, Praveen Rao V, khi nghiên cứu ảnh hưởng của
IBA đến ra rễ của hom thân Cọc rào cho thấy với nồng độ 100 mg/l tỷ lệ ra rễ đều
đạt 100% trong khi đó kết quả của đối chứng là 64% Trồng bằng cây hom tác giả đề
nghị lưu ý đến đặc tính của hom như chiều dài, đường kính và tuổi cây lấy hom,
tuổi cành, vị trí lấy hom, cách thức bảo quản, xử lý hom… tác giả cũng nêu lên
những ưu và nhược điểm của việc trồng bằng cây hạt và cây hom. Kết quả nhân
giống bằng nuôi cấy mô cây Cọc rào mới có thông báo ban đầu về nuôi cấy đỉnh
sinh trưởng trong bình thí nghiệm. Khi nhân giống bằng mô tác giả gợi ý cần quan
tâm các nội dung sau: hệ số nhân hom, tỷ lệ thành cây, thời gian trồng thích hợp,
đồng dạng về kích thước và hình dạng, nhân nhanh, cây không sâu bệnh….[52].
1.2.2. Ở Việt nam
Trồng Cọc rào
Trước năm 2005, ở các địa phương trong cả nước cây Cọc rào chủ yếu được
trồng làm hàng rào xung quanh nhà, vườn nhà với mục đích bảo vệ. Người dân
thường dùng nhựa Cọc rào để chữa một số bệnh: tưa lưỡi, mụn nhọt, sát trùng vết
thương,.. và việc sử dụng này hoàn toàn theo kinh nghiệm bản địa. Những hiểu biết

về loài cây này còn rất hạn chế, chưa có nghiên cứu về trồng đại trà, kỹ thuật trồng,
kỹ thuật gieo ươm, thu hái, bảo quản, chọn và nhân giống. Đến cuối năm 2007 Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Đề án trồng và sử dụng sản phẩm
từ cây Cọc rào” tại Quyết định số 1842/QĐ-BNN-LN. Theo lộ trình của Đề án đến
năm 2015 trồng khoảng 300.000 ha và đến 2025 sẽ nâng lên 500.000ha cho nghiên
cứu khảo nghiệm chọn tạo giống và bước đầu thử nghiệm sản xuất dầu diesel sinh
học từ cây này [1]. Để cụ thể hoá, sau khi có đề án được phê duyệt, hàng loạt doanh


17

nghiệp trong và ngoài nước cùng nhau thúc đẩy các dự án đầu tư trồng và xây dựng
nhà máy chế biến dầu từ cây Cọc rào như Trường Đại học Thành Tây đang phối
hợp với Công ty TNHH Núi Đầu Lạng Sơn trồng 2300 ha trong tổng số 200000ha
của dự án, phối hợp với công ty cổ phần Minh Sơn trồng 60.000ha tại Sơn La và
Nghệ An, trước mắt đã xây dựng được mô hình ở hai nơi, mỗi nơi 50ha. Tập đoàn
Megastar dự kiến trồng 500.000ha tại 8 tỉnh phía bắc từ Nghệ An trở ra. Công ty
Jatropha Việt Nam trồng ở Hoà Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh. Công ty Sài Gòn
Măng đen, Công ty năng lượng xanh, Tập đoàn Eco-carbon liên kết với nhiều đơn
vị như Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Phân viện hoá học hợp chất thiên
nhiên thành phố Hồ Chí Minh để trồng Cọc rào tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Đức, Pháp, Trung Quốc…
cũng đang tìm các đối tác của Việt Nam để đầu tư, liên doanh sản xuất nhiên liệu
sinh học bằng cây Cọc rào.
Nghiên cứu về hạt giống
Thu hái hạt giống phải được tiến hành sau khi hạt thành thục, thu hái quá sớm
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt, quá muộn sau khi hạt rụng bay đi khó thu hái.
Quá trình thành thục của hạt là toàn bộ quá trình phát dục của tế bào trứng thụ tinh
gồm rễ phôi, thân phôi, mầm phôi và lá mầm. Khi trong hạt tích luỹ chất dinh
dưỡng nhất định có khả năng nảy mầm được gọi là thành thục sinh lý. Khi hạt có

khả năng nảy mầm, quả và hạt thể hiện đặc trưng chín được gọi là thành thục hình
thái. Hạt thành thục hình thái có hàm lượng nước thấp, chất dinh dưỡng kết keo, hô
hấp thấp, vỏ chắc, cứng rất dễ cất trữ. Do vậy trong sản xuất kinh doanh hạt giống
thường lấy thành thục hình thái làm tiêu chí xác định thời kỳ thu hái hạt giống.
Đối với những loài có thời kỳ hạt rụng kéo dài cũng có thể kéo dài thời kỳ thu
hoạch nhưng quá muộn sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất hạt. Đối với những loài cây có
thời kỳ chín và rơi rụng ngắn có thể thu hái nhanh gọn khi có 5-10% quả chín hình
thái. Kỹ thuật thu hái hạt giống đã được người dân sử dụng suốt hàng nghìn đời nay
và trở thành những kinh nghiệm, kiến thức bản địa của hầu hết bà con nông dân.


18

Tìm hiểu quá trình chín của hạt và nhận biết hạt chín là cơ sở của việc xác định thời
điểm thu hái.
Căn cứ vào đặc tính hạt và mục đích cất trữ hạt mà có nhiều phương pháp cất
trữ hạt giống khác nhau. Một số phương pháp đơn giản, chi phí thấp đã được và
đang được dùng phổ biến hiện nay là phương pháp cất trữ khô và cất trữ ẩm. Dù áp
dụng phương pháp nào thì hạt giống đều phải sạch, hàm lượng nước xác định. Đối
với những hạt có hàm lượng nước quá cao, phải tiến hành xử lý khô cho phù hợp
với tiêu chuẩn. Để phòng trừ sâu bệnh hại, trước khi nhập kho phải xử lý khử trùng.
Với những loại hạt có hàm lượng nước an toàn thấp như cây lá Kim (Coniferales),
Hoè (Sophora japonica), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo lai (A.mangium
x A.auriculiformis), các loại Muồng (Cassia)...thường sử dụng phương pháp bảo
quản khô. Với những loại hạt có hàm lượng nước an toàn cao như Mỡ (Manglietia
glauca), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Sở (Camellia sasanqua), …thường xử dụng
phương pháp bảo quản ẩm [4].
Để bảo quản lâu dài nguồn hạt giống, việc nghiên cứu thăm dò kỹ thuật mới
vẫn không ngừng, dùng đạm dung dịch bảo quản trong nhiệt độ siêu thấp (-1960C)
đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, rất nhiều hạt, phấn hoa, mô phân sinh, chồi,

mô sẹo và tế bào thực vật đều có thể bảo quản thành công trong đạm dịch thể ở
nhiệt độ siêu thấp mà không ảnh hưởng đến sức sống. Dùng phương pháp này còn
có thể bảo quản phấn hoa rất có hiệu quả. Nhưng việc nghiên cứu này cũng chỉ mới
bắt đầu.
Nghiên cứu bảo quản hạt giống đối với hạt cây Cọc rào còn chưa được đề cặp
nhiều, một số tài liệu viết dưới dạng báo cáo tổng kết kinh nghiệm. Một số nghiên
cứu thì chưa đi sâu về cách thức bảo quản hạt giống mà mới chỉ đề cập đến vấn đề
bảo quản nói chung. Cho đến năm 2007, khi nghiên cứu bảo quản hạt giống cây
Cọc rào Lê Quốc Huy và cộng sự mới có kết luận lần đầu tiên ở Việt Nam: Hạt Cọc
rào sau thu hái 1 tháng có tỷ lệ nảy mầm 98%, sau 3 tháng còn 85% và đến tháng
thứ 13 tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 31% [3]. Lê Võ Đình Tường 2007, khi xử lý nảy mầm


19

hạt giống Cọc rào cho kết quả, có sự nảy mầm khác nhau giữa các vùng sinh thái
thu thập [24].
Năm 2008, khi nghiên cứu bảo quản hạt Cọc rào, trong luận văn tốt nghiệp,
sinh viên Nguyễn Thị Huyền có kết luận sau 4 tháng bảo quản hàm lượng nước
trong hạt Cọc rào giảm tới 4,77% với bảo quản thông thường, giảm 3,83% với bảo
quản kín và giảm 3,13% với bảo quản khô lạnh [5].
Nghiên cứu về giâm hom
Giâm hom cây rừng
Từ lâu trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp, người dân Việt Nam đã biết sử
dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng như chiết, ghép các loài cây ăn quả,
cây cảnh. Nông dân đã biết trồng cây bằng hom cho các loài Tre, Trúc, Mía, Sắn…
nhưng với các loài cây rừng nhân giống bằng hom mới được chú ý từ những năm
1975 trở lại đây.
Lần đầu tiên vào năm 1976, những thực hiện về nhân giống hom với một số
loài Thông và Bạch đàn được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây có sợi Phù

Ninh - Phú Thọ, đây là các nghiên cứu rất sơ khai, song đã mở đầu cho các nghiên
cứu thực nghiệm tiếp sau này ở Việt nam [20].
Những năm 1983 – 1989, các thực nghiệm về nhân giống bằng hom được
tiến hành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đối tượng nghiên cứu là loài
Mỡ (Manglietia glauca), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Bạch đàn (Eucalyptus)
(Nguyễn Ngọc Tân 1983; Phạm Văn tuấn 1989). Nội dung nghiên cứu tập trung vào
đặc điểm cấu tạo giải phẫu của hom, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường và
xử lý các chất kích thíc ra rễ đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom. Cũng trong thời gian
này phân viện Lâm nghiệp phía Nam cũng có một số thực nghiệm giâm hom cho
một số loài cây họ dầu (Dipterocoarpaceae), … Nhưng nhìn chung các thí nghiệm
còn hết sức giản đơn, mang tính chất định tính vì không được bố trí theo các nguyên
tắc của thống kê toán học.
Những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả và cộng sự đã nghiên cứu giâm
hom cho Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Phi lao … đã đạt kết quả cao, các thí


20

nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường giâm hom, thời vụ và phương pháp xử lý
chồi cũng được thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu này đã xây dựng được các hướng
dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hom, phục vụ cho các chương trình trồng rừng. Ngoài
ra một số loài cây qúy hiếm như Thông đỏ, Bách xanh cũng được nghiên cứu và đạt
kết quả cao. Tính đến cuối năm 1997, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng - Viện
Khoa học Lâm nghiệp đã sản xuất khoảng 120 ngàn cây hom cho 60 ha rừng trồng
[20]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của xuất xứ, Lê Đình Khả, cũng kết luận các xuất
xứ khác nhau tỷ lệ ra rễ của hom giâm cũng khác nhau. Thí nghiệm tiến hành cho
Eucalyptus camaldulensis xuất xứ Victroria River cho tỷ lệ ra rễ là 60,0%, xuất xứ
Gibb River là 85.0%, và xuất xứ Nghĩa Bình là 35%. Nghiên cứu ảnh hưởng của
tuổi cây mẹ và và tuổi cành lấy hom các tác giả đã kết luận hom cây Mỡ 1 tuổi thì
tỷ lệ ra rễ là 98%, Mỡ 3 tuổi: 47%, 20 tuổi thì không ra rễ, với Keo lá Tràm và Keo

tai tượng thì hom ngọn và hom sát ngọn có tỷ lệ ra rễ cao hơn (93,3%-100%) so với
hom giữa và hom sát gốc (66,7-97,6%) [8], [17].
Giá thể là nơi để cắm hom sau khi đã xử lý chất hormon ra rễ. Thực tế giâm
hom cho Bạch đàn trắng cho thấy các công thức trộn cát + than trấu + đất hoặc
riêng cát hoặc đất đều có tỷ lệ ra rễ 90-100%. Nhìn chung trong thí nghiệm, cát
thường được sử dụng làm giá thể giâm hom. Người ta thường tạo một lớp dày 15 20cm, trên cùng là cát, dưới là sỏi nhỏ, dưới đáy là lớp sỏi cuội có kích thước lớn
hơn. Nếu dùng cát thì cát sông có kích thước trung bình và cát thô tốt hơn cát mịn
[12].
Các loại hormon ra rễ thường dùng hiện nay là Axit Indol axetic (IAA), Axit
Indol butiric (IBA), Axit Napthalen axetic (NAA) ở dạng tinh khiết hay dạng
thương phẩm như Seradix Exuberon, ABT, TTG … Tuy vậy mỗi loại hormon lại có
hiệu quả ra rễ khác nhau đối với từng loài cây. Thí nghiệm giâm hom cho các loài
cây Bạch đàn trắng, Mỡ, Sở tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng - Viện Khoa
học Lâm nghiệp đã thấy rằng IBA là chất cho hiệu quả ra rễ cao nhất đối với Bạch
đàn trắng với 93,8%; IAA và 2,4D là chất cho hiệu quả ra rễ cao nhất đối với cây
Mỡ là 85%; còn đối với cây Sở, hiệu quả ra rễ cao nhất là 75% lại thuộc về chất


21

NAA (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Đoàn Thị Bích 1997). Vì thế, cần phải xác
định loại hormon phù hợp với từng loài cây mới phát huy được tác dụng tích cực
của chúng [12][17].
Các hormon có vai trò khác nhau trong quá trình hình thành rễ của hom giâm,
vì thế khi dùng riêng lẻ có thể gây nên hiệu quả từng mặt, còn khi dùng ở dạng hỗn
hợp sẽ tạo được hiệu quả tổng hợp và tăng tỷ lệ ra rễ của hom giâm, biết lựa chọn
các chất với nồng độ thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả của hormon và làm giảm giá
thành cây hom (Ví dụ: Thí nghiệm xử lý hormon dạng nước IBA + NAA cho Tilia
Platyphyllos (Komixarov, 1994) và xử lý hỗn hợp hormon dạng bột IAA + IBA cho
phi lao (Lê Đình Khả, 1996) đã thấy rằng tỷ lệ ra rễ và số rễ và chiều dài rễ ở các

công thức hỗn hợp đều cao hơn rõ rệt so với khi xử lý hom bằng chất riêng lẻ. Xử lý
hormon dạng nước IBA + NAA cho hom Tilia Platyphyllos tỷ lệ ra rễ là 90%: chỉ
số ra rễ: 17,0, còn xử hỗn hợp hormon dạng bột IAA + IBA cho hom Phi Lao có tỷ
lệ ra rễ 60% và chỉ số ra rễ 17,0, còn xử lý riêng lẻ hormon IBA cho hom Phi lao thì
tỷ lệ ra rễ 33%, chỉ số ra rễ là 11,7 và cho hom Tilia Platyphyllos cũng tương tự
[13].
Phạm Văn Tuấn và cộng sự 2007, khi nghiên cứu về giâm hom cây quế với
các loại hormon IAA, IBA, ABT cũng chỉ ra rằng: Các loại hormon sinh trưởng đều
làm tăng tỷ lệ ra rễ từ 7-22%, tăng chiều dài rễ từ 0,3-1,4cm so với đối chứng.
Nghiên cứu cũng tìm được loại hormon và nồng độ hormon thích hợp cho giâm
hom quế là IBA ở nồng độ 1,0% cho tỷ lệ ra rễ 86%. Thời vụ thích hợp cho giâm
hom quế được xác định là các tháng đầu hè từ tháng 4-6 có tỷ lệ ra rễ 95,3-96,6%,
thời gian ra rễ 20-29 ngày trong khi đó sau tháng 11 có tỷ lệ ra rễ 68,8% và thời
gian bắt đầu ra rễ tới 59 ngày. Nghiên cứu khả năng ra rễ của hom quế với giá thể
bầu cát và bầu đất thì bầu cát đều cho tỷ lệ ra rễ, số rễ, cao hơn bầu đất [21].
Tuổi chồi gốc và tuổi gốc lấy chồi cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom
giâm. Ví dụ: Cây Mỡ, hom chồi gốc ở các cây 17-23 tuổi cho tỷ lệ ra rễ 75% - 85%.
Điều này cho phép sử dụng chồi ở các cây trội để nhân giống phục vụ công tác


22

trồng rừng. Như vậy, quá trình phát triển cá thể của cây được thể hiện ở các giai
đoạn: Non trẻ, chuyển tiếp, thành thục [17]:
Tóm lại xử hom bằng dung dịch có ưu điểm là tăng tỷ lệ ra rễ của hom, nhưng
không thích hợp cho sản xuất lớn. Dạng hỗn hợp bột phù hợp cho sản xuất theo quy
mô công nghiệp. Dạng dung dịch thường được dùng trong nghiên cứu hoặc cho các
thí nghiệm có lượng hom ít hay loài cây rất khó ra rễ. Dạng hỗn hợp bột dễ áp dụng
cho yêu cầu sản xuất số lượng lớn của cây hom [13]
Nhân giống sinh dưỡng cây Cọc rào

Việc nhân giống bằng hom cây Cọc rào đã được một số đơn vị nghiên cứu
như: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện sinh học Nhiệt đới, Phân viện hoá
học các hợp chất thiên nhiên thành phố Hồ Chí Minh, …nhưng cho đến nay vẫn
chưa có công bố chính thức.
Năm 2007, Viện sinh học nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đề tài
“Nhân giống in vitro cây Dầu mè (Jatropha curcas L.) để tạo ra nguồn cây giống
nhanh và liên tục cung ứng cho yêu cầu lớn về số lượng cây con”. Kết quả đã chỉ ra
rằng mẫu cây Cọc rào thực sinh được vô trùng tốt nhất trong điều kiện Natri
hypochlorit 10% trong khoảng thời gian 45 phút. Môi trường khoáng cơ bản thích
hợp để nuôi cấy mô in vitro là môi trường MS. Môi trường thích hợp để nhân chồi
cây Dầu mè là môi trường MS bổ sung BA (0,1 mg/l) và IBA (0,01 mg/l). Môi
trường thích hợp cho sự ra rễ là môi trường MS bổ sung IBA nồng độ 0,3 mg/l [25].
Năm 2007 và 2008 trong Chương trình nghiên cứu khoa học của Trường Đại
học Thành Tây đã tiến hành thử nghiệm nhân giống bằng hom cây Cọc rào trên các
loại giá thể, một số loại hormon, nồng độ hormon sinh trưởng, thời vụ và tuổi cây
mẹ giâm hom cũng đã thu được những kết quả ban đầu.
Năm 2008, Chu Thu Thuỷ - Trường Đại học Lâm nghiệp có tiến hành nghiên
cứu về giâm hom cây Cọc rào tại Vườn thực nghiệm của Trường Đại học Thành
Tây. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hormon sinh trưởng NAA,
IAA, IBA đến tỷ lệ ra rễ cây Cọc rào đã cho thấy IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất với
85,5%, tỷ lệ ra chồi 85,2%. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ hormon sinh trưởng
đến tỷ lệ ra rễ hom Cọc rào cũng chỉ ra rằng với thuốc NAA, nồng độ hormon thích


23

hợp là 25ppm với tỷ lệ ra rễ 88,9%, trong lúc đó IAA nồng độ thích hợp là 25ppm,
với tỷ lệ ra rễ 82,2%, còn IBA nồng độ thích hợp là 100ppm, với tỷ lệ ra rễ 91,1%.
Chiều dài hom cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom: với hom dài 15cm, 20cm,
và 25cm kết quả cho thấy tỷ lệ ra rễ tương ứng là 93,3%, 80,7% và 76%.[16].

Từ những kết qủa nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày ở trên, cho
thấy đã có một số công trình nghiên cứu toàn diện cho một số loài cây rừng từ khâu
thu hái hạt giống, chế biến bảo quản và xử lý nảy mầm hạt giống. Trong nhân giống
sinh dưỡng đã phân chia được loài dễ ra rễ và khó ra rễ. Nhiều loài như Keo lai,
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Mỡ, Quế, ..đã xây dựng được quy trình công nghệ giâm
hom và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông lâm nghiệp …
Mặc dù vậy, những nghiên cứu về cây Cọc rào còn rất ít, đến trước năm 2007,
Cọc rào chủ yếu được trồng tự phát làm hàng rào và có rất ít nghiên cứu về trồng,
chọn và nhân giống đặc biệt khâu thu hái, bảo quản và xử lý nảy mầm, kỹ thuật gieo
ươm.
Từ năm 2007 đến nay, đã có một số nghiên cứu về Cọc rào nhưng còn rất ít,
tản mạn, chưa được quan tâm nghiên cứu sâu. Giâm hom Cọc rào đã có một số
nghiên cứu ban đầu song các nghiên cứu mới chỉ ra khả năng có thể nhân giống
bằng hom của cây Cọc rào mà chưa có nghiên cứu hệ thống các yếu tố ảnh hưởng
đến hom giâm như loại hormon, nồng độ hormon, thời gian xử lý và các điều kiện
ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng tạo cây con và nhân giống bằng hom.
Bởi vậy, đề tài nhân giống cây cọc rào từ hạt và giâm hom có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn to lớn. Đó chính là vấn đề cần thiết phải nghiên cứu của luận văn
này.


23

BỎ TRANG NÀY


×