Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy che chuyen mon năm học 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 12 trang )

SỞ GD&ĐT HÀ GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT MÈO VẠC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/QĐ-THPT

Mèo Vạc, ngày 26 tháng 9 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động chuyên môn
của trường THPT Mèo Vạc
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT MÈO VẠC
Căn cứ Điều lệ trường Trung học ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ công văn số 992 /SGD-GDTrH ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Sở
GD&ĐT Hà Giang về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 20172018;
Căn cứ kế hoạch năm học 2017-2018 của trường THPT Mèo Vạc.
Xét đề nghị của Hội đồng trường THPT Mèo Vạc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế hoạt động chuyên môn
của Trường THPT Mèo Vạc.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Ban giám hiệu, Tổ trưởng các tổ chuyên môn, người đứng đầu các tổ
chức đoàn thể, giáo viên và nhân viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này./.


Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Sở GD&ĐT Hà Giang;
- TTr. HĐND - UBND Huyện Mèo Vạc;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.

Trần Bách Tùng

1


QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
Trường THPT Mèo Vạc
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-THPT ngày 26 tháng 9 năm 2017 của
Hiệu trưởng trường THPT Mèo Vạc)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành
Giáo dục.
2. Đối tượng áp dụng bao gồm tất cả giáo viên đang tham gia giảng dạy tại
trường THPT Mèo Vạc kể từ năm học 2017-2018.
Điều 2. Mục đích
Quy định việc thực hiện quy chế chuyên môn là căn cứ để mỗi giáo viên thực
hiện đầy đủ và nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời là
cơ sở để đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại công chức hàng năm.
Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3 . Đối với giáo viên
1. Soạn bài
1.1 Soạn bài theo đúng mẫu do chuyên môn nhà trường quy định, soạn đầy đủ
theo phân phối chương trình, bảo đảm chất lượng. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch
đẹp, đúng quy cách theo mẫu chung của nhà trường. Thể hiện rõ việc không ngừng
cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng,
phù hợp với từng đối tượng học sinh, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và
năng lực tự học của học sinh. Thể hiện rõ nội dung tích hợp (KNS, BVMT…) nếu
có.
1.2. Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm
học
1.3. Các tiết thí nghiệm thực hành phải được chuẩn bị trước tối thiểu 1 ngày.
1.4. Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải báo trước và có kế hoạch cho học sinh
ôn tập. Đề và hướng dẫn chấm bài kiểm tra phải được soạn cẩn thận trong giáo án.
1.5. Giáo viên tập sự soạn bài bằng tay trước khi lên lớp 02 ngày và phải được
duyệt bởi GV hướng dẫn tập sự.
1.6. GV có năng lực chuyên môn Yếu (Được Hội đồng sư phạm nhà trường
thẩm định) phải soạn giáo án bằng tay.
2. Lên lớp.
2.1. Chuẩn bị giáo án, thiết bị, đồ dùng dạy học chu đáo trước khi lên lớp.
2


2.2. Ra vào lớp đúng giờ. Hoàn thành bài giảng đúng thời gian quy định (45
phút).
2.3. Trước mỗi tiết học giáo viên phải dành từ 1 đến 2 phút để ổn định lớp:
kiểm tra số lượng, chuẩn bị bài ở nhà, trực nhật và các quy định khác của nhà
trường.
2.4. Kiểm tra bài cũ ít nhất 1 học sinh, thời gian kiểm tra từ 5 đến 8 phút tùy

từng bài học. Đối với các tiết luyện tập có thể kiểm tra bài cũ với thời gian nhiều
hơn. Mở đầu bài mới bằng các thao tác khởi động để gây hưng phấn cho học sinh.
2.5. Ngoài nội dung bài dạy, bảng ghi phải thể hiện rõ số tiết, số bài theo PPCT;
chữ ghi phải rõ ràng có tác dụng giáo dục tốt.
2.6. Kết thúc giờ dạy dành từ 3 đến 5 phút để củng cố và hướng dẫn học sinh
làm việc ở nhà; công khai các lỗi vi phạm (những lỗi vi phạm nặng phải thông báo
cho GVCN xử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với BGH nhà trường); phê rõ
các ưu điểm, khuyết điểm; xếp loại, ký tên vào sổ đầu bài theo quy định (ghi tại
trang bìa của SĐB)
2.7. Tư thế, trang phục phải chỉnh tề, xưng hô phải mô phạm, không đút tay vào
túi quần, chống nạnh; không ngồi để giảng bài; không sử dụng điện thoại di động;
không hút thuốc, không có dấu hiệu của rượu, bia.
2.8. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh trong tiết dạy, ghi tên HS vắng từng tiết
học vào sổ đầu bài. Trong giờ dạy không được cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp
đặc biệt). Không trách phạt học sinh bằng cách gọi lên đứng úp mặt vào tường hoặc
đuổi học sinh ra ngoài, không xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm học sinh…
3. Kiểm tra, chấm bài, ghi điểm:
3.1. Số lần kiểm tra ít nhất cho từng môn học theo quy định của Quy chế đánh
giá xếp loại học sinh ban hành kèm theo Thông tư 58/2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Kiểm tra định kì theo PPCT, kiểm tra thường xuyên theo sự thống nhất của
chuyên môn nhà trường với các tổ chuyên môn:
Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KT tx của từng môn
học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: 2 lần kiểm tra 15 phút, số điểm miệng ít
nhất =2/3 sĩ số học sinh.
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: 3 lần kiểm tra 15 phút, số
điểm miệng ít nhất =2/3 sĩ số học sinh.
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: 4 lần kiểm tra 15 phút, số điểm miệng ít
nhất =2/3 sĩ số học sinh.
3.3. Tiến độ lấy điểm phải thực hiện theo đúng kế hoạch giảng dạy.

3.4. Đề kiểm tra phải bảo đảm chuẩn KTKN, đáp ứng yêu cầu ma trận; Bài
kiểm tra 1 tiết, đề kiểm tra phải đảm bảo tỷ lệ: 20% trắc nghiệm, 80% tự luận (trong
đó 40% nhận biết, 30 % thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao). Bài kiểm
3


tra học kì: đề kiểm tra phải đảm bảo tỷ lệ: 80% trắc nghiệm, 20% tự luận (trong đó
40% nhận biết, 30 % thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao).
Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra.
3.5. Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh. Bài kiểm
tra thường xuyên trả sau 3 ngày, bài kiểm tra định kì trả sau 7 ngày. Riêng bài tập
làm văn trả theo phân phối của chương trình. Bài kiểm tra một tiết sau khi trả cho
HS đánh giá mức độ bài làm của mình thì thu về lưu cho tới khi kết thúc năm học.
3.6. Kết quả học tập của học sinh được giáo viên bộ môn trực tiếp nhập vào sổ
điểm điện tử…
3.7. Học sinh nào không dự kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra
bù. Việc cho điểm phải cân nhắc trên tinh thần tạo điều kiện để học sinh vươn lên…
3.8. Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của
học sinh (việc lấy điểm tùy theo sự thống nhất của mỗi tổ).
3.9. Các tổ/nhóm chuyên môn phải xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, sử dụng
để kiểm tra thường xuyên và kiểm tra khảo sát định kỳ trong năm học.
3.10. Phải có đề cương ôn tập cho học sinh cuối học kì. Đề cương gồm câu hỏi
lý thuyết, bài tập, các dạng bài tập.
4. Dự giờ, thi giảng, thực hiện chuyên đề.
4.1. Mỗi giáo viên phải dự giờ, dạy thao giảng, ứng dụng CNTT vào mỗi tiết
dạy theo quy định của Sở GD&ĐT : Trong một năm học hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng dự ít nhất 01 tiết dạy/01 giáo viên; tổ trưởng, tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ
chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/01 giáo viên. Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu
hoặc Tổ chuyên môn dự ít nhất 04 tiết dạy/1 năm học và ít nhất 18 tiết dự giờ đồng
nghiệp (10 tiết của học kì I, 8 tiết của học kì II). Các tiết dự giờ đột xuất của BGH

và tổ chuyên môn được đưa vào để đánh giá chuyên môn giáo viên. Giáo viên còn
yếu về phương pháp, chuyên môn tự tham gia dự giờ đồng nghiệp và theo sự phân
công của nhà trường để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tổ/nhóm chuyên môn tổ
chức rút kinh nghiệm ngay sau khi dự giờ.
4.2. Giáo viên đăng kí tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường phải đủ tiêu
chuẩn theo quy định của Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT Về việc ban hành quy chế
thi GVDG cấp phổ thông và GDTX. Tiết dạy thao giảng phải được đầu tư, chuẩn bị
chu đáo; thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp của mỗi giáo
viên.
Trong đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thực hiện theo quy định của các văn
bản chỉ đạo, tiết thi giảng tổ chức bốc thăm theo quy định.
Hồ sơ lưu của 1 tiết thi GVDG cấp trường gồm:
Giáo án (nộp cho Ban giám khảo sau tiết lên lớp)
Phiếu đánh giá giờ dạy.
Biên bản họp tổ đánh giá giờ dạy.
4


Kết quả thao giảng cùng với hồ sơ tiết thao giảng sẽ được lưu giữ trong hồ sơ
xếp loại giáo viên hàng năm.
4.3. Khi Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo, chuyên đề, những giáo viên được Tổ
chuyên môn phân công dạy thực nghiệm phải chấp hành nghiêm và chuẩn bị, đầu tư
chu đáo để tiết dạy có chất lượng.
5. Công tác chủ nhiệm lớp
5.1. Quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, các hoạt
động phong trào và chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình, kết quả học tập, chấp
hành nội quy học sinh của lớp mình phụ trách.
5.2. Là người quyết định về mặt tổ chức lớp, cố vấn cho Chi Đoàn hoạt động
theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch, nội dung để phối hợp
với Chi hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể có liên quan nhằm thống nhất các biện

pháp giáo dục học sinh. Phối hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức trong, ngoài
nhà trường để nắm bắt tình hình học sinh trong từng tuần, qua đó:
+ Biểu dương học sinh tiến bộ, làm việc tốt trước lớp, đề nghị nhà trường biểu
dương trước cờ, khen thưởng học sinh có thành tích cao từng kỳ và cuối năm học.
+ Xử lý học sinh vi phạm với hình thức phê bình, khiển trách trước lớp trong
sinh hoạt tuần. Lập hồ sơ đề nghị nhà trường thi hành kỷ luật với các hình thức:
khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học sinh theo quy định.
+ Cho phép học sinh được nghỉ học có lý do không quá 3 buổi học.
+ Quản lý và thực hiện đầy đủ việc ghi chép các loại hồ sơ: Nhận xét, đánh
giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật
học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, kiểm tra lại, rèn luyện
thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và
học bạ học sinh;
5.3. Cùng với Đoàn TN tổ chức, quản lý học sinh trong giờ chào cờ đầu tuần.
Tổ chức sinh hoạt lớp, tư vấn hướng nghiệp và các nội dung khác theo nhu cầu cho
học sinh và phụ huynh...
5.4. Thực hiện động viên học sinh khi có nguy cơ bỏ học và vận động học
sinh bỏ học quay lại lớp. Tích cực đến thăm học sinh ở trọ và gia đình học sinh đặc
biệt, kết hợp với phụ huynh GVBM và các tổ chức trong và ngào nhà trường để giáo
dục học sinh.
5.5. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Chịu trách nhiệm gặp gỡ phụ huynh khi có học sinh vi phạm, lập biên bản kỉ luật
học sinh nếu có vi phạm theo thông tư 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ giáo dục và
đào tạo V/v khen thưởng và kỷ luật học sinh trung học.
5.6. Nhận và chịu trách nhiệm về số lượng và giáo dục đạo đức của học sinh
lớp chủ nhiệm và cơ sở vật chất của lớp học.
5.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được BGH phân công.
5



5.8. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo tuần, tháng, kì, năm học. Hàng
tháng thông báo hạnh kiểm của HS về gia đình.
6. Sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi giáo viên đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng
cao hiệu quả giảng dạy và công tác. Cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua từ LĐTT trở
lên phải có một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài SKKN được đăng ký với tổ, với Ban
thi đua nhà trường trước Hội nghị CCVC đầu năm. SKKN phải theo đúng mẫu và
nộp đúng thời gian quy định.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
7.1. Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy tuỳ đặc trưng bộ môn và thời gian phù
hợp phải lựa chọn bài và dạy ít nhất 04 tiết/năm có ứng dụng CNTT để trình chiếu.
Kế hoạch thực hiện phải đăng ký vào sổ theo dõi để nhà trường bố trí phòng học có
thiết bị điện tử. Riêng môn Thể dục không bắt buộc.
7.2. Nhập thông tin LBG hàng tuần trước khi lên lớp (xong trước thứ 2).
7.3. Nhập điểm lên trang vnedu.vn theo tiến độ kiểm tra trong PPCT.
7.4. Đăng bài lên trang mạng truongtructuyen.edu.vn 01 lần/tháng.
7.5. Đối với GVCN:
+ Đầu năm nhập toàn bộ thông tin sơ yếu lý lịch của học sinh.
+ Nhập theo dõi ngày nghỉ của học sinh hàng tháng (xong trước ngày
30 hàng tháng)
8. Kỷ luật lao động.
8. 1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào chậm
ra sớm. Không tự ý đổi giờ, đổi tiết hoặc tự ý nhờ người dạy thay (kể cả dạy bù).
8. 2. Giáo viên nghỉ hội họp, sinh hoạt... phải báo cáo rõ lý do xin nghỉ. Bộ
phận văn phòng chấm công đầy đủ các hoạt động tập thể như hội họp, chào cờ, các
hoạt động tập thể khác.
8.3. Nghỉ dạy phải có lý do chính đáng ( ốm, đau, hiếu, hỷ của bản thân và gia
đình); phải có đơn xin phép gửi BGH. Sau khi nghỉ phải bố trí dạy chạy chương
trình ngay tránh để dậy dồn ép vào cuối kì học.
8.4. Giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn sẽ bị lập biên bản ghi nhớ, viết

kiểm điểm. Nếu tái phạm sẽ bị kỉ luật theo quy định.
Điều 4. Đối với tổ chuyên môn.
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ nhóm (bao gồm cả kế hoạch
dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn, kế hoạch thao giảng …)
2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi đúc rút kinh nghiệm,
thống nhất bài soạn, giải bài tập khó, thống nhất nội dung, phương pháp các tiết dạy,
6


cải tiến phương pháp giảng dạy. Trao đổi về nội dung các tiết kiểm tra, ôn tập, ngoại
khoá, triển khai các chuyên đề...
3. Tổ chức các tiết dạy thao giảng, minh họa, đánh giá xếp loại các tiết dạy
thao giảng. Kiểm tra chéo giáo án trong tổ.
4. Đánh giá đúng trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức của Bộ GD&ĐT có
chú ý tới yếu tố vùng miền. Có kế hoạch, biện pháp tổ chức việc phụ đạo học sinh
yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.
5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về chuyên môn.
Định kỳ cùng chuyên môn trường, kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch hoặc theo
yêu cầu riêng của nhà trường; thực hiện công tác kiểm định chất lượng theo sự phân
công của lãnh đạo;
6. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn của tổ viên.
7. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, phối hợp với các bộ phận đoàn
thể trong trường triển khai tốt các hoạt động NGLL, nhận xét đánh giá đề xuất khen
thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
8. Theo dõi việc ứng dụng CNTT của tổ viên thực hiện tại mục 7, Điều 3 quy
chế này.
9. Sinh hoạt tổ chuyên môn
a. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần theo kế hoạch của nhà

trường. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn phải tập trung vào nội dung chuyên môn,
những việc hành chính được nhà trường triển khai trực tiếp trong các cuộc họp hội
đồng hoặc viết ở bảng tin không triển khai lại. Nội dung sinh hoạt tổ phải được thể
hiện tại sổ hội họp. Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức sinh hoạt
chuyên môn về hình thức, hiệu quả, chất lượng sinh hoạt và chất lượng bộ môn. Đây
là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực và thi đua của tổ trưởng.
Ví dụ về nội dung 01 cuộc họp tổ:
+ Điểm danh: Ghi tên các thành viên có mặt .
+ Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Trao đổi, rút kinh nghiệm giờ dạy
- Trao đổi thống nhất cách giải quyết những vấn đề khó, xây dựng tiết
dạy mẫu, tiết dạy chuyên đề.
- Kế hoạch công tác và phân công thực hiện kế hoạch
- Các vấn đề khác: Bồi dưỡng học sinh giỏi; Bồi dưỡng giáo viên; Dạy
bù, dạy thay vv...
- Đánh giá xếp loại chuyên môn cuối tháng.
b. Lịch sinh hoạt các tổ chuyên môn
+ Tổ Toán – Tin - Lý – CN: mùng 10 và 25 hàng tháng.
+ Tổ Văn – Sử - GDCD: mùng 10 và 25 hàng tháng.
+ Tổ Hóa – Sinh – Địa: mùng 10 và 25 hàng tháng.
7


+ Tổ Ngoại ngữ - TD –DGQP: mùng 11 và 26 hàng tháng.
Nếu ngày sinh hoạt trùng vào chủ nhật thì chuyển sang ngày hôm sau.
Điều 5. Đối với Tổ trưởng tổ chuyên môn .
1. Xây dựng kế hoạch Tổ và tổ chức thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch dự giờ trong tháng (chủ động xây dựng kế hoạch không
để giáo viên tự đăng kí dự giờ) có phê duyệt của PHT phụ trách chuyên môn.
3. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc

thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên
(Theo Điều 1 quy chế này).
4. Chủ trì các cuộc hội họp - sinh hoạt của tổ, phân công giáo viên thực hiện
các nhiệm vụ của tổ, nhóm bộ môn.
5. Thực hiện các thống kê, báo cáo theo yêu cầu của BGH.
6. Xây dựng khối đại đoàn kết trong tổ, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy
tốt”.
7. Tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại giáo viên hàng kì và hàng
năm, tham gia các hội đồng khác do Hiệu trưởng thành lập và triệu tập.
8. Kiểm tra, nhận xét hồ sơ của GV định kì theo kế hoạch hàng tháng để xếp
loại chuyên môn giáo viên. Thu, nhận xét và nộp HSCM của GV cho chuyên môn
nhà trường khi được yêu cầu.
9. Hồ sơ chuyên môn của tổ trưởng do BGH kiểm tra và xếp loại.
Điều 6. Hồ sơ lớp và công tác bảo quản
1. Hồ sơ lớp gồm: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ ghi biên bản họp lớp, các biên bản
xử lý vi phạm kỷ luật của học sinh, sơ đồ chỗ ngồi…
2. Sổ đầu bài là một trong những hồ sơ quan trọng của lớp (phản ánh tình
hình, đánh giá tiết học, nhật ký thực hiện tiến độ chương trình, phản ánh tinh thần
thái độ của HS…); GVCN phải có trách nhiệm cao trong việc lựa chọn học sinh ghi
chép, bảo quản sổ, nhận và trả sổ hàng ngày.
3. Hàng tuần GVCN phải ký khoá sổ, nộp sổ về Văn phòng để Phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra, nhận xét, tổng hợp .
4. Khi bị mất mát, hư hỏng, Văn thư, GVCN và cán bộ lớp phải lập biên bản
xác minh sự việc, báo cáo Hiệu trưởng xin ý kiến giải quyết.
5. Sổ đầu bài và sổ ghi điểm do văn thư nhà trường quản lý. Sổ ghi biên bản
sinh hoạt lớp do GVCN hoặc cán bộ lớp bảo quản và ghi chép tất cả các cuộc họp .
Điều 7. Hồ sơ cá nhân và hồ sơ các tổ chuyên môn
1. Quy định chung
1.1. Tất cả hồ sơ đều được lập mới kể từ đầu năm học, do nhà trường cung
cấp, được Hiệu trưởng ký xác nhận.

8


1.2. Hồ sơ chuyên môn phải được chú ý cả về hình thức lẫn nội dung. Được
kiểm tra định kỳ ít nhất 2 lần/HK ( riêng giáo án, kiểm tra 1 tháng/lần). Hồ sơ cá
nhân do nhà trường quản lý và lưu giữ ít nhất 5 năm;
1.3. Hồ sơ tổ chuyên môn do Tổ trưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học
nộp về lưu tại văn phòng trường ít nhất 5 năm.
2. Hồ sơ cá nhân gồm:
2.1. Sổ chủ nhiệm (đối với GVCN );
2.2. Sổ dự giờ;
2.3. Giáo án giảng dạy ( Chính khoá, Tự chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi…);
2.4. Lịch báo giảng (in hàng tuần)
2.5. Sổ điểm cá nhân (in khi kết thúc năm học) ;
2.6. Sổ KH giảng dạy
2.7. KH BDTX cá nhân.
2.8. Báo cáo BDTX
3. Hồ sơ tổ chuyên môn gồm:
3.1. Sổ kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn năm học.
3.2. Biên bản họp tổ (nhóm) chuyên môn, biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy.
Ngoài các sổ sách trên Tổ chuyên môn nên có thêm: Sổ theo dõi chuyên môn
(phân công dạy thay, thao giảng, theo dõi tập sự, báo cáo chuyên đề, ngoại khóa,... )
Điều 8. Thực hành, thí nghiệm và sử dụng TBDH
Thực hiện nghiêm túc theo PPCT và điều kiện cụ thể của nhà trường, kế
hoạch sử dụng thiết bị phải lập từ đầu năm học; khi thực hiện phải phản ánh đầy đủ
vào sổ theo dõi sử dụng thiết bị.
Tiết thực hành thí nghiệm tùy vào đặc trưng của từng môn học sẽ được triển
khai trái buổi học hoặc trong giờ chính thức theo TKB. GV giảng dạy phải chịu
trách nhiệm về an toàn thiết bị TN, ĐDDH trong và sau tiết dạy, nếu mất mát hư
hỏng phải lập biên bản tại chỗ và báo cáo Hiệu trưởng xem xét xử lý.

Hàng tháng Hiệu trưởng ( hoặc phó Hiệu trưởng) kiểm tra đánh giá và có biện
pháp chấn chỉnh kịp thời. Sử dụng thiết bị là một nội dung quan trọng trong việc
thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ tiêu thi đua cá nhân, của tổ chuyên môn.
Điều 9. Thi học sinh giỏi các cấp.
1. Điều kiện, tiêu chuẩn dự thi:
- Thí sinh dự thi phải đạt kết quả xếp loại về hạnh kiểm và học lực từ khá trở
lên theo kết quả cuối học kỳ liền kề với kỳ thi (lấy kết quả học kỳ II năm học 20152016). Môn đăng ký dự thi phải có điểm TBM từ 6,5 trở lên.

9


- Học sinh có nguyện vọng dự thi : Mỗi em chỉ được đăng ký thi nhiều nhất 02
môn.
- GV bộ môn có trách nhiệm cùng GVCN xét chọn và lập danh sách dự thi,
xin ý kiến tổ, nhóm trưởng; nộp cho Hiệu trưởng trước ngày thi ít nhất 5 ngày;
2. Đề thi HSG cấp trường( tuyển chọn đội tuyển của trường)
Thực hiện đúng quy trình ra đề và bảo quản đề thi của Bộ đối với kỳ thi học
sinh giỏi; Đảm bảo chính xác, khách quan, vừa sức; GV ra đề là người không trực
tiếp bồi dưỡng học sinh.
3. Chọn đội tuyển tham gia dự thi cấp tỉnh:
Học sinh đủ điều kiện tham gia HSG cấp trường đạt giải từ KK trở lên và
vượt qua bài kiểm tra khảo sát trước kì thi HSG cấp tỉnh.
Điều 10. Báo cáo chuyên đề
- Hàng năm vào đầu năm học mỗi tổ-nhóm chuyên môn đăng ký đề tài báo
cáo chuyên đề, đề tài được tổ xem xét, lựa chọn và tổng hợp đăng ký với Hiệu
trưởng để xem xét.
- Tiêu chuẩn người báo cáo chuyên đề : phải là giáo viên có nghiệp vụ sư
phạm vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và bồi dưỡng sinh giỏi; phẩm
chất chính trị tốt, có uy tín trong tập thể tổ chuyên môn và nhà trường.
- Quy trình : GV lập đề cương duyệt qua tổ hoặc nhóm và có ý kiến chính

thức của tổ hoặc nhóm bộ môn ; nội dung được đánh máy trên giấy A4 nộp cho Hiệu
trưởng xem xét trước khi báo cáo. Chuyên đề sau khi được báo cáo phải đăng lên
trang “Truongtructuyen.edu.vn”
Điều 11. Định mức lao động ( theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
ngày 21 tháng 10 năm 2009 V/v Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với
giáo viên phổ thông)
- Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải
giảng dạy trong một tuần, cụ thể là 17 tiết. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thực hiện
theo công văn số
Điều 12. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các
công việc chuyên môn ( theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng
10 năm 2009 V/v Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ
thông)
- Giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
- Giáo viên kiêm phụ trách công tác lao động 3 tiết/tuần.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm
2 tiết/tuần.
10


- Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2
tiết/tuần.
- Giáo viên làm Bí thư đoàn trường được giảm 12 tiết/tuần. Giáo viên làm phó
Bí thư đoàn trường được giảm 6 tiết/tuần. (Theo quyết định số 13/2013/QĐ-TTg
ngày 6 tháng 2 năm 2013 về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn)
- Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2
tiết/tuần. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3
tiết.

- Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách
trường trung học phổ thông được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ
dạy trong một năm học). Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ
phó công đoàn không chuyên trách trường trung học phổ thông được giảm 01 giờ dạy
trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học);
- Giáo viên là tổ phó chuyên môn được giảm 01 tiết /tuần

Ngoài ra tùy tình hình thực tế của nhà trường, tùy khối lượng công việc, một
số công việc khác số tiết giảm sẽ do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 13. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy ( theo thông
tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 V/v Ban hành Quy định về
chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông)
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện
những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu
trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho
từng giáo viên được thực hiện như sau:
a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian
làm việc một buổi được tính bằng 5 tiết định mức.
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng,
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và
Đào tạo tổ chức thì 1 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức.
c) Báo cáo ngoại khóa cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án hoặc đề
cương báo cáo) thì số tiết báo cáo thực tế được tính tương đương số tiết định mức.
Điều 14. Quy định xếp loại chuyên môn giáo viên hàng tháng
a. Đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên hàng tháng
Xếp loại chuyên môn của giáo viên hàng tháng theo các mức A,B,C,D. Cụ
thể như sau:
+ Loại A: Có đầy đủ hồ sơ CM theo quy định, hoàn thiện đầy đủ các nội dung
trong hồ sơ (kể cả việc nhập các thông tin lên mạng). Thực hiện đúng nề nếp chuyên
môn. Dự giờ đạt loại Khá trở lên.

+ Loại B: Có đầy đủ hồ sơ CM theo quy định, tuy nhiên chưa hoàn thành dưới
3 nội dung trong hồ sơ (kể cả việc nhập các thông tin lên mạng). Thực hiện đúng nề
nếp chuyên môn. Dự giờ đạt từ Khá trở lên.
11


+ Loại C: Thiếu một trong các loại hồ sơ theo quy định hoặc đủ hồ sơ nhưng
chưa hoàn thành từ 4 nội dung trong hồ sơ (kể cả việc nhập các thông tin lên mạng).
Thực hiện đúng nề nếp chuyên môn. Dự giờ xếp loại TB.
+ Loại D: Không nộp HSCM để kiểm tra, không soạn giáo án. Dự giờ đạt loại
Yếu.
Các trường hợp khác:
+ Không lấy nội dung này bù cho nội dung khác. Ví dụ: Nếu đầy đủ HS hoàn
thành đầy đủ các nội dung nhưng có giờ dự đạt loại Yếu thì xếp chuyên môn loại D;
có giờ dự đạt loại Trung bình thì xếp loại C. Ngược lại, có tiết dạy đạt loại Giỏi mà
không hoàn thành HSCM hoặc vi phạm quy chế chuyên môn thì xếp loại chung là
loại D.
+ Nếu trong tháng giáo viên không có tiết dự thì xếp loại theo HSCM.
+ Tiết dự giờ đột xuất của BGH được tính để xếp loại GV trong tháng.
b. Đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên cuối năm
Đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên cuối năm được tính theo kết quả từng
tháng của giáo viên như sau:
Loại A tương ứng 3 điểm.
Loại B tương ứng 2 điểm.
Loại C tương ứng 1 điểm.
Loại D tương ứng 0 điểm.
Điểm trung bình cả năm = Tổng điểm hàng tháng / 9
Xếp loại:
+ Loại Tốt từ 2,5 đến 3 điểm. (Không có điểm 1)
+ Loại Khá từ 2 đến dưới 2,5 điểm. (Không có điểm 1)

+ Loại TB từ 1 đến dưới 2 điểm. (Không có điểm 0)
+ Loại Yếu dưới 1 điểm.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Quy định này có thể bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
thực tiễn. Được thông qua trong HĐSP trước khi thực hiện.
Điều 16. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các Tổ trưởng chuyên
môn triển khai nghiên cứu ở các tổ và tổ chức thực hiện kể từ năm học này.
Điều 17. Định kỳ nhà trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Nếu cá nhân nào vi phạm 1 trong những nội dung trên thì xử lý kỷ luật theo mức độ
vi phạm.
HIỆU TRƯỞNG

Trần Bách Tùng
12



×