Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu luận cao học CHUYÊN ĐỀ: BỌ DỪA HẠI THÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.4 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC QUẢN LÝ SINH VẬT HẠI RỪNG

CHUYÊN ĐỀ: BỌ DỪA HẠI THÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Huế, tháng 9 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC QUẢN LÝ SINH VẬT HẠI RỪNG

CHUYÊN ĐỀ: BỌ DỪA HẠI THÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

GVHD: TS. Trần Minh Đức
Học viên thực hiện: Phạm Minh Phúc
Lớp: Lâm học 22C
Khóa học: 2017-2019

Huế, tháng 9 năm 2017


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của 1001 công dụng do tính
chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước…


đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Có lẽ có rất ít loại cây trồng có thể
sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như cây dừa.
Các sản phẩm được chế biến từ dừa hiện nay rất phong phú, đa dạng và có nhiều
cơ hội cho công nghiệp dừa Việt Nam phát triển thông qua chế biến, đa dạng hóa sản
phẩm. Các mặt hàng than gáo dừa, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ từ dừa… góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tận dụng
thời gian nông nhàn và giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn, gia tăng thu nhập cho
người trồng dừa, và góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp phần cung cấp một
phần thực phẩm và hàng tiêu dùng cho nhu cầu tại chỗ.
Tuy nhiên để duy trì và phát triển trồng dừa tập trung thì là một vấn đề cần quan
tâm, đó là diện tích lớn và tập trung. Ngoài ra cây dừa có rất nhiều loài sâu gây hại.
Theo kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại trên thân cây dừa. Người ta đã tìm thấy và
xác định có khoảng 165 loài sâu hại dừa gây hại các bộ phận khác nhau trên cây dừa
như: thân, lá, hoa, trái. Trong đó có loài gây hại nhiều là kiến vương, sâu đuông, sâu
đục lá, sâu hại cùi dừa khô, mọt, rệp dính, mối và các loài động vật khác như chuột,
dơi, cua dừa. Các loài bệnh như chết vàng, lá khô đồng đỏ, bệnh rễ cây, bệnh thối
nõn... cũng gây hại đáng kể. Do đó cần dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và
theo hướng dẫn của chuyên ngành bảo vệ thực vật.
Trong khuôn khổ của báo cáo tiểu luận chỉ nghiên cứu đến loại bọ dừa hại thân,
và biện pháp phòng trừ.


Phần 2
ĐẶC ĐIỂM GÂY BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
I. Đặc điểm hình thái học – sinh thái học của Bọ dừa
1. Đặc điểm hình thái – vòng đời sâu bọ dừa
Bọ cánh cứng hại cây dừa (còn gọi là bọ dừa) có nguồn gốc từ Indonesia, sau
đó lây lan qua các đảo ở Thái Bình Dương. Tại Việt Nam bọ dừa được phát hiện từ
năm 1999 ở ĐBSCL.
Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim

(Chrysomelidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), lớp côn trùng (Insecta), ngành chân đốt
(Arthropoda), giới động vật (Animalia). Bọ dừa gây hại cho nhiều loại cây trồng
thuộc họ cau, dừa (Palmae), trong đó chủ yếu là dừa giai đoạn vườn ươm, vườn trồng
nhất là cây còn non.
Bọ dừa là côn trùng biến thái không hoàn toàn chúng trải qua các pha phát triển
đó là: trứng, sâu non (ấu trùng), nhộng và trưởng thành.
Đặc điểm nhận biết:
+ Pha Trứng: Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, có mầu nâu đen (sậm màu), đẻ
riêng lẻ hoặc thành chuỗi được bao phủ bằng chất tiết, tập trung các kẽ lá của ngọn
lon chưa bung ra. Thời gian trứng nở 4 – 5 ngày sau khi đẻ. Con cái có khả năng đẻ
120 trứng/lần.
+ Pha Sâu non (ấu trùng):
- Tuổi 1: Đầu lớn hơn thân, màu trắng hơi vàng. Thời gian phát triển khoảng 3
ngày.
- Tuổi 2: Cơ thể màu trắng sửa, sau chuyển sang màu hơi vàng. Thời gian phát
triển khoảng 3 – 4 ngày.
- Tuổi 3: Hình thái tương tự như tuổi 2. Thời gian phát triển khoảng 5 – 6 ngày.
- Tuổi 4: Thân hình hơi phẳng, ấu trùng dài khoảng 9 mm.
+ Pha Nhộng: Màu trắng sữa, dần chuyển sang màu nâu sậm, ngày cuối
chuyển sang đen.
+ Pha trưởng thành: màu nâu đen đến đen.


Hình 01: Vòng đời tuần hoàn của sâu và sâu trưởng thành
(nguồn Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre)
2. Đặc điểm Sinh thái học
Bọ dừa là côn trùng sống ký chủ. Loài ký chủ chính đó là dừa và những loài
cây thuộc họ cau, dừa, cọ dầu, ….
Bọ dừa gây hại chủ yếu là bọ non và bọ trưởng thành. Bộ phận gây hại chủ yếu
là lá non, đọt non của cây.

Bọ dừa gây hại quanh năm. Tuy nhiên Bọ dừa thường gây hại nặng vào mùa
khô hơn mùa mưa (do vào mùa khô cây thiếu nước, sinh trưởng kém hơn, nếu cây
cùng lúc bị kiến vương gây hại, thiệt hại sẽ càng trầm trọng hơn), dừa non bị hại nặng
hơn vườn dừa già do cây có sức chống chịu tốt hơn, vườn ít chăm sóc bị hại nặng hơn
vườn chăm sóc, bón phân tốt.
Do khả năng bay hạn chế nên bọ dừa chủ yếu phát tán nhờ con người (di
chuyển cây giống từ nơi này sang nơi khác) và do gió.
II. Đặc điểm gây hại và cách phát hiện, phòng trừ
1. Đặc điểm gây hại
- Thời gian bị hại tập trung vào mùa khô.
- Thời kỳ gây hại đó là toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây, tập trung nhiều
vào giai đoạn vườn ươm và tuổi còn non.
- Mức độ gây hại: cây sẽ chết nếu không có biện pháp phòng trừ sớm và triệt
để.


Hình 02: Một số hình ảnh Bọ dừa gây hại
2. Cách phát hiện, phòng trừ bọ dừa gây hại
Quan sát lá non trên đọt, nếu thấy lá khô héo, có các vệt nâu dài dọc theo gân
lá, nếu có thể, vạch kẽ lá để xem bên trong có trứng, ấu trùng hay thành trùng bên
trong hay không.
Phòng trị cần tiến hành đồng loạt trên diện rộng, có thể vận dụng các biện pháp
sau:
- Chọn giống: Trước khi vận chuyển mua bán dừa giống hay các cây thuộc họ
cau, dừa và cây họ thiên tuế từ vùng này sang vùng khác, cần kiểm tra lá đọt như đã
nói trên để phát hiện và phòng trị kịp thời không cho phát tán ra diện rộng.


- Biện pháp cơ giới: Chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá
ngọn, hạn chế môi trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây;

cắt bỏ, tiêu hủy lá bị bọ cánh cứng tấn công. Đối với những cây dừa con trong vườn
ươm và dừa mới trồng với số lượng ít nên bắt thủ công. Đối với những cây bị bọ dừa
gây hại, nếu có thể, chặt và tiêu huỷ lá non để tiêu diệt trứng, ấu trùng nhộng và thành
trùng bên trong.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch ăn mồi (kiến, đuôi kìm), thiên địch ký
sinh (ong ký sinh ấu trùng), nấm ký sinh… để những loại côn trùng này tấn công bọ
dừa. Nuôi, nhân và phát triển ong ký sinh Asecodes hispinarum.
- Biện pháp hóa học:
+ Phun thuốc: Bọ dừa rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu nhất là các loại thuốc có
tính xông hơi và lưu dẫn, do đó nếu điều kiện thuận lợi (cây thấp) và cho phép (không
gây ô nhiễm môi trường xung quanh), có thể phun các loại thuốc như Sairifos 585EC,
Lancer 97DF, Netoxin 18SL lên đọt non dừa, cau kiểng… phun ướt đều kẻ lá non,
phun buổi chiều tối.
+ Đặt thuốc vào bẹ lá: Do việc phải leo lên cây phun thuốc rất nguy hiểm và
tốn công sức lại hại thiên địch, nên biện phát hiệu quả, ít gây ô nhiễm và tương đối
đơn giản là dùng thuốc Diaphos 10G dạng túi lọc 30 gram đặt vào bẹ lá non của cây
dừa, cau, do tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và nhất là tính xông hơi nên thuốc sẽ
diệt ấu trùng và cả bọ trưởng thành sống bên trong lá non.
Thuốc có nhiều ưu điểm như: (1) Hiệu quả cao (95%, quan sát 15 ngày sau khi
đặt thuốc), (2) Hiệu lực kéo dài (3 tháng sau khi đặt thuốc, hiệu lực duy trì trên 90%),
(3) Không có dư lượng trong nước dừa (kết quả kiểm định của Trung tâm Kiểm định
thuốc, Cục BVTV số 32/KDT-DL, ngày 31/5/2001), (4) Không hại thiên địch, (5) Ít
tốn công, dễ thực hiện (so với phun thuốc), (6) Không gây ô nhiễm môi trường, (7)
Tiết kiệm chi phí phòng trừ.
- Biện pháp tổng hợp: Từ khâu chọn giống, làm đất, chăm sóc, bắt thủ công,
nuôi thiên địch, phun thuốc phòng chống. Chỉ thực hiện phun thuốc khi trồng trên
diện tích lớn, không có đủ lượng nhân công chăm sóc cũng như sâu phát triển quá
nhanh.



Biện pháp thủ công (bắt, giết)

Biện pháp thủ công (bắt, giết)

Biện pháp sinh học dùng ký sinh – vật chủ

Biện pháp hóa học

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Thuỳ. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae
Để phòng trừ bọ hại dừa (brontispasp) ở Bình Định năm 2002-2003
2. Sách Sổ tay Khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, 2004
3. Nguyễn Thị Bích Hồng. Kết Quả Bình Tuyển Cây Dừa Mẹ Tại Các Tỉnh Phía
Nam.
4. Báo cáo tình hình sinh vật gây hại. Chi cục bảo vệ thực vật Phú Yên.
(09/04/2010)
5. Diễn dàn nhà nông trao đổi. Chăm sóc cây dừa. (09/01/2009)



×