Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá đa dạng thực vật vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.83 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------

ĐINH TRẦN TÂN

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT
VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên & Môi trường
Mã số: 60. 62. 68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------

ĐINH TRẦN TÂN

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT
VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, HÀ TĨNH



Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên & Môi trường
Mã số: 60. 62. 68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Trung Thành

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2008


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế phát triển kinh tế theo hướng bền vững, không chỉ ở trên thế
giới mà ở Việt Nam hiện nay đã và đang áp dụng phát triển kinh tế và bảo tồn đa
dạng sinh học. Bởi môi trường chúng ta đang sống, thức ăn hàng ngày, những
vật dụng và cảnh quan thiên nhiên, v.v. đều có nguồn gốc từ sinh vật. Giá trị của
đa dạng sinh vật mang lại cho đời sống con người rất đa dạng và phong phú,
ngoài giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp mà chúng ta đã xác định được, nó còn
có giá trị khổng lồ mà cả nhân loại hiện nay chưa tìm hiểu và sử dụng hết được.
Chính vì thế bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) là việc làm cần thiết, nó mang
tính đạo đức của thế hệ hiện tại dành cho thế hệ tương lai tìm hiểu, khai thác sử
dụng nguồn ĐDSH cho sự phát triển của nhân loại.
Những việc làm cụ thể, được thể hiện qua việc các Quốc gia đã ký Công
ước bảo tồn ĐDSH tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro, 1992 “Công ước về
Bảo tồn ĐDSH là cái mốc đánh dấu cam kết của các quốc gia trên thế giới về
bảo tồn ĐDSH, bảo đảm sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên sinh vật
và nguồn lợi thu được phải phân chia công bằng” [33]
Khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật là việc làm cần thiết cho sự tồn

tại và phát triển của loài người. Nhưng trong những năm qua do sức ép về dân số
tăng nhanh, nhu cầu về lương thực, gỗ, củi… tăng nhiều lần. Đồng thời công
nghiệp phát triển đòi hỏi rất nhiều nguyên, nhiên liệu. Bên cạnh đó, hệ thống
giao thông mở rộng đã đẩy nhanh tốc độ khai phá tài nguyên rừng. Chiến tranh,
thiên tai, hoả hoạn cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích và chất lượng của
rừng.


2

Việt Nam có 3/4 diện tích lãnh thổ là rừng, với dãy Trường Sơn kéo dài từ
Bắc đến Nam và hai vùng lưu vực sông lớn là sông Hồng và sông Mêkông.
Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống lưu vực sông nhỏ dọc bờ biển, nhiều đỉnh núi
cao, điển hình là đỉnh Phan si Phăng cao 3143m, được coi là nóc nhà của Đông
Dương. Những yếu tố thuỷ văn, địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu cùng với các yếu tố
sinh thái đã tạo nên những thảm thực vật rừng quanh năm tươi tốt, dày đặc, đa
dạng và phong phú mang những nét đặc trưng riêng như một thành phần quan
trọng của môi trường sinh thái.
Việt Nam được đánh giá là một trong những trung tâm của ĐDSH của thế
giới, hệ thực vật ước tính khoảng 12.000 loài, thực vật bậc cao có mạch, nhưng
hiện chỉ mới thống kê được 9.628 loài (chiếm 80%) thuộc 2.010 chi và 291 họ
(Phan Kế Lộc, 1997). Trong đó gần 1.000 loài đặc hữu trong nước, 1.000 loài có
khả năng cung cấp gỗ, 352 loài có giá trị thương mại cao, 50 loài có chất lượng
gỗ tốt và 42 loài quí hiếm. Có khoảng 76 loài cung cấp hương liệu, 600 loài cung
cấp tanin, 160 loài chứa dầu thực vật và nhiều loài cây dược liệu như Sâm Ngọc
Linh, Vàng đằng, Hoàng liên, Tam thất, Sa nhân. Về động vật có 273 loài thú,
180 loài bò sát, 773 loài chim, 80 loài Ếch, Nhái và hàng ngàn động vật không
sương sống [12]. Việt Nam, hiện được coi là trung tâm ĐDSH còn nhiều bí ẩn
nhất của thế giới, qua việc phát hiện 2 trong tổng số 7 loài thú lớn có vú trên thế
giới. Đó là Sao la hay Dê sừng dài (Pseudoryx nghetinhensis) và Mang lớn

(Megamuntiacus vuquangensis).
Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng và ĐDSH, Chính phủ Việt
Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Ngay từ năm 1962 khu rừng cấm Cúc Phương được thành
lập, sau này đổi thành Vườn Quốc gia (VQG). Từ đó đến nay hệ thống các khu


3

rừng đặc dụng đã được hình thành với 128 khu, bao gồm 30 VQG, 48 khu dự trữ
thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu văn hoá, lịch sử và môi
trường. [9]
Vườn Quốc gia Vũ Quang được thành lập theo Quyết định số
102/2002/QĐ- TTg, ngày 30 tháng 7 năm 2002 về việc chuyển Khu bảo tồn
thiên nhiên Vũ Quang thành VQG Vũ Quang, diện tích 55.058 ha. Vườn Quốc
gia Vũ Quang nằm trong vùng Bắc Trung bộ được coi là 1 trong 200 vùng sinh
thái trọng yếu của thế giới, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các khu bảo
tồn tạo nên môi trường sống hết sức quan trọng cho hệ động thực vật, vì các khu
vực nằm rải đến tận phía Nam và Bắc VQG trong địa phận Việt Nam và đến phía
Tây thuộc địa phận nước Lào. VQG Vũ Quang là khu vực đầu nguồn quan trọng
của tỉnh Hà Tĩnh, vì ba nhánh sông của con sông lớn nhất tỉnh bắt nguồn từ VQG
Vũ Quang. Ngoài giá trị về bảo tồn ĐDSH, VQG Vũ Quang còn có ý nghĩa lịch
sử. Trong thời kỳ 1885- 1896, nhà hoạt động chính trị Việt Nam, ông Phan Đình
Phùng đặt căn cứ chống Pháp ở nơi này.
Đánh giá ĐDSH là thể hiện số lượng các loài và số lượng cá thể từng loài
là bao nhiêu trong họ, bộ, ngành; các kiểu gen và hệ sinh thái. Ngoài ý nghĩa về
kinh tế xã hội và khoa học, việc đánh giá ĐDSH giúp cho nhà quản lí chọn và ưu
tiên bảo tồn những nơi có ĐDSH cao và phong phú. Vì vậy, đề tài chúng tôi đã
chọn đề tài:“Đánh giá đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Vũ Quang” nhằm mục
đích:

- Xác định các loài thực vật bậc cao có mạch và hệ thống hoá tài liệu theo
Brummitt, (1992);
- Xác định yếu tố địa lý, phổ dạng sống và xác định giá trị tài nguyên của
hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Vũ Quang.


4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC
THỰC VẬT
1.1. NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Trái đất ngày càng nóng lên, băng tan, thiên tai lũ lụt xuất hiện với mật độ
càng nhiều và trên diện rộng gây ảnh hưởng to lớn đến đời sống của toàn nhân
loại. Nguyên nhân do ô nhiễm môi trường, mất rừng, suy thoái đa dạng sinh học,
v.v. Nhận thức được vấn đề trên các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cùng ngồi bàn
về môi trường và đa dạng sinh vật tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, có
50 nước đã ký vào Công ước. Việt Nam chính thức tham gia công ước ngày
16/11/1994, đến nay đã có 170 nước tham gia Công ước. Nhiều tổ chức quốc tế
được thành lập, như: Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (IUCN); Quỹ Quốc
tế về bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF); Quỹ động thực vật thế giới (FFI), v.v.
Thuật ngữ ĐDSH mới được biết đến vào đầu thế kỷ 20 và thật sự phát
triển mạnh trong thập niên 90 trở lại đây, trong chương trình hành động đa dạng
sinh học Việt Nam [12] đưa ra khái niệm về đa dạng sinh học “Là tập hợp tất cả
các nguồn sinh vật sống trên hành tinh bao gồm tổng số các loài động và thực
vật; tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng hệ sinh thái của
các cộng đồng sinh thái khác nhau hoặc tập hợp các loài khác nhau trên thế giới
với các hoàn cảnh khác nhau”. Định nghĩa này đã đề cập được ba vấn đề: Đa
dạng loài; đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái, tuy nhiên định nghĩa
còn dài, không rõ ràng, dễ nhầm lẫn.

Tại Hội nghị Rio de janeiro (1992) đưa ra định nghĩa về ĐDSH như sau:
“Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm
hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái thủy vực khác. Sự đa dạng


5

thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. Định nghĩa này
tương đối đầy đủ và rõ ràng.
Qua các định nghĩa ta có thể hiểu đa dạng sinh học bao gồm các vấn đề
sau:
1. Đa dang di truyền
2. Đa dạng về loài
3. Đa dạng về hệ sinh thái
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật
1.2.1.1. Ở trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đa dạng nói chung và
đa dạng thực vật nói riêng, song ở đây chỉ nêu một số công trình tiêu biểu đó là:
Thực vật chí Honkong (1861); thực vật chí Australia (1866); thực vật chí Ấn độ,
gồm 7 tập (1872- 1897); thực vật chí Hải Nam (1972-1977); thực vật chí Vân
Nam (1977), v.v. Các bộ thực vật chí tuy nghiên cứu ở mỗi Quốc gia hay vùng
lãnh thổ khác nhau nhưng việc mô tả, thống kê các loài có ý nghĩa quan trọng
trong đánh giá ĐDSH của khu vực nghiên cứu và trên toàn thế giới.
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Trong khoảng nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, các công trình nghiên cứu
về thực vật đều do các tác giả nước ngoài thực hiện như: Thực vật rừng Nam bộ
của Loureiro (1790); Thực vật chí Nam bộ của Pierre (1879). Có ý nghĩa nhất là
“Thực vật chí Đông Dương” của Lecomte đã thống kê được hơn 7.000 loài,

trong tác phẩm này tác giả đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực


6

vật có mạch trên toàn lãnh thổ Đông Dương [38]. Năm 1965 trong công trình về
Rêu của Pocts đã công bố 556 loài có ở Bắc Việt Nam [34]… Những công trình
trên mới chỉ dùng lại ở thống kê số lượng các loài như miền bắc, miền Nam,
Việt Nam hoặc toàn vùng Đông Dương, chưa đi sâu nghiên cứu về thảm thực
vật.
Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, các tác giả Việt Nam đã nghiên cứu và công bố
các công trình về hệ thực vật như: Bộ cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng hộ
(1970-1972), đã đề cập 5.326 loài thực vật và tái bản năm (1991-1993; 19992000) [10] gồm 3 tập, tác giả đã mô tả được 10.500 loài. Trong tác phẩm “Một
số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” do Lê Trần Chấn, chủ biên đã
tổng hợp được 10.193 loài, ít hơn 307 loài so với Phạm Hoàng Hộ (1991-1993)
điều này được tác giả giải thích “Sở dĩ có sự khác nhau này do một số là thứ,
nhưng Phạm Hoàng Hộ vẫn tính là một loài, hoặc có một số trùng tên, còn so
với bộ Thực vật chí Đại cương Đông Dương được Thái Văn Trừng thống kê
(1978) đã tăng được 3.188 loài”[5]; 7 tập cây gỗ Việt Nam (1970-1988) [31] do
Viện Điều tra Quy hoạch Rừng công bố; Năm 1993, Trần Đình lý và tập thể đã
công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam [19]; Võ Văn Chi, (1997) đã công bố từ
điển cây thuốc Việt Nam [6]
Hiện nay, các tác giả có xu hướng đi sâu nghiên cứu hệ thực vật của địa
phương, khu bảo tồn, vườn quốc gia hoặc các họ, cụ thể là: Phạm Hoàng Hộ
(1985) đã xuất bản “Danh lục thực vật Phú Quốc”; Phùng Ngọc Lan và Cộng
sự, đã công bố hệ thực vật Cúc Phương có 1.983 loài, 915 chi, 229 họ [13];
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, trong công trình nghiên cứu đa dạng
thực vật núi đá vôi Vườn Quốc gia Pù Mát, công bố 494 loài, 323 chi, 112 họ…
hoặc một số họ tiêu biểu đã được nghiên cứu, như: Euphorbiaceae Việt Nam của



7

Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), Annonaceae Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân
(2000), v.v.
Trên cơ sở những công trình phân loại đã công bố chính thức, Nguyễn
Nghĩa Thìn, (1997) [24] đã thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt Nam hiện biết
được là 11.373 loài, thuộc 2.524 chi của 378 họ. Trong đó, số chi đặc hữu chiếm
3% và số loài đặc hữu chiếm 20%. Các loài, chi đặc hữu phân bố tập trung ở
vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, vùng rừng ẩm Bắc Trung bộ, vùng núi cao Ngọc
Linh và Cao nguyên Lâm Viên. Theo dự đoán của các nhà khoa học thực vật
Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài, vì Việt Nam được coi là vùng còn nhiều
tiềm ẩn cả về thực vật và động vật. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ tạo điều kiện cho
các nhà thực vật điều tra bổ sung và phát hiện loài mới, góp phần ngày một hoàn
thiện danh lục thực vật Việt Nam và đi sâu nghiên cứu giá trị tiềm tàng của từng
loài.
1.2.1.3. Ở Vũ Quang
Vũ Quang được công nhận là Khu bảo tồn năm 1986 với tổng diện tích
16.000 ha và trở thành Vườn Quốc gia năm 2002 với diện tích được mở rộng lên
55.058 ha. Từ trước năm 1992 ở đây chưa có cuộc khảo sát nào và cũng chưa có
tài liệu chính thức nào công bố về động, thực vật của Vũ Quang.
Đến tận tháng 5 năm 1992, đoàn cán bộ của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ
NN&PTNT) và Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã phát hiện ra loài
động vật mới là Pseudoryx nghetinhensis (Vũ Văn Dũng và cộng sự). Tháng
2/1993, trong một cuộc khảo sát khác đã phát hiện ra một loài thú mới khác là
Megamuntiacus vuquangensis (Đỗ Tước và cộng sự). Việc phát hiện ra hai loài
thú mới ở cùng một địa điểm khiến cả thế giới biết đến giá trị không thể sánh


8


được của nơi này. Kể từ đây các cuộc điều tra về thành phần loài thực vật và sinh
cảnh được tiến hành thường xuyên, có quy mô hơn.
Tháng 5 năm 1992, đoàn nghiên cứu khoa học đa ngành gồm cán bộ của
Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT), FIPI, IEBR, Đại học Vinh và WWF
khảo sát các loài Chim, Thú, các loài bò sát, lưỡng cư, bướm và các loài thực
vật.
Tháng 2-3 năm 1993, thành viên là cán bộ của FIPI, Cục Kiểm lâm và
WWF, đã hoàn thành danh mục đầu tiên về các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư,
cá, bướm và thực vật.
Tháng 1 năm 1999, đoàn của dự án Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), điều tra
thực vật và xây dựng phòng lưu giữ tiêu bản trong khu Bảo tồn Thiên nhiên.
Tổng hợp các nguồn từ điều tra thực địa và tiêu bản thực vật do Nguyễn
Thu Hiền (1999) thu thập, được A.Kuznetsov và Vũ Văn Dũng hiệu đính và
công bố trong cuốn “Quy hoạch không gian để Bảo tồn Thiên nhiên, Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Vũ Quang” với tổng số loài là 423 loài thực vật. Năm 2005, dự
án đầu tư xây dựng và phát triển VQG Vũ Quang, do Phân viện Điều tra Quy
hoạch rừng Bắc Trung bộ đã công bố 523 loài, tăng 100 loài. Khi nghiên cứu “hệ
thực vật bậc cao có mạch tại xã Hương Điền, thuộc VQG Vũ Quang”, do Phan
Thị Thuý Hà đã xác định được 349 loài, thuộc 215 chi và 79 họ. Ngoài ra, còn có
đoàn khảo sát của viện dược liệu điều tra về thành phần cây thuốc (chưa công
bố), do Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật điều tra họ Cau dừa, v.v.
Theo ước tính của các nhà khoa học và so sánh với các khu bảo tồn, VQG
ở khu vực lân cận: Khu bảo tồn sinh thái nhân văn vung cao (HEPA) có diện tích
326 ha, nằm giáp ranh giới với vườn thuộc xã Sơn Kim, đã ghi nhận 806 loài,
468 chi, 155 họ; VQG Pù Mát có 2.494 loài thực vật. Với điều kiện địa hình địa


9


mạo, vị trí địa lý và độ che phủ trên 90%, chúng ta có thể khẳng định hệ thực vật
của VQG Vũ Quang không chỉ dừng lại ở con số 423 loài hay 523 loài, mà con
số này phải lớn hơn rất nhiều.5
Sở dĩ số loài thực vật được công bố này rất ít so với tiềm năng của VQG,
số liệu được tổng hợp từ các nhóm điều tra khác nhau và sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau, thời lượng khảo sát ít, chủ yếu thu thập các cây gỗ và loài có giá
trị. Chưa quan tâm đến các loài thực vật ngoại tầng… Trong bản luận văn này,
cũng xin đóng góp một phần nhỏ bé vào đánh giá ĐDSH của VQG Vũ Quang.
Tuy nhiên, do thời gian còn hạn chế nên cũng chỉ dừng lại ở việc tổng hợp các
công trình nghiên cứu trước, loại bỏ các loài cây trồng, chỉ ghi nhận những loài
có trong tự nhiên, chỉnh lí các loài, chi, họ theo hệ thống phân loại của Brummitt
(1992) và có điều tra bổ sung thêm một số loài mới.
1.2.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật
Mỗi một loài thực vật đều có nguồn phát sinh khác nhau và trong hệ thực
vật có các loài giống và khác nhau về nguồn gốc phát sinh, điều này phụ thuộc
vào điều kiện môi trường và lịch sử của khu phân bố. Nghiên cứu yếu tố địa lý
là tìm ra sự khác biệt giữa hai khu phân bố liền kề hay hai khu phân bố cách xa
nhau, thông qua hai nhóm yếu tố sau:
* Yếu tố đặc hữu là chỉ ra sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau.
* Yếu tố di cư là chỉ ra mối liên hệ giữa các hệ thực vật với nhau.


10

1.2.2.1. Ở trên thế giới
Công trình “Góp phần nghiên cứu địa lý thực vật Đông Dương” của
Gagnepain [37] có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thực vật nói chung và hệ thực
vật trên bán đảo Đông Dương nói riêng. Trong công trình này Ông đã xếp hệ
thực vào các yếu tố sau:
* Yếu tố đặc hữu bản địa


11,9%

* Yếu tố Trung Quốc

33,8%

* Yếu tố Xích Kim - Himalaya

18,5%

* Yếu tố Malaysia và các nhiệt đới

15,0%

* Yếu tố phân bố rộng và nhập nội

20,8%

1.2.2.2. Ở Việt Nam
Năm 1965, Pocs Tamas [34] đã xây dựng phổ các yếu tố địa lý cho hệ
thực vật ở miền Bắc Việt Nam, trong đó các yếu tố cũng như thành phần của
chúng đều có sự thay đổi so với những kết quả nghiên cứu của Gagnepain, thể
hiện như sau:
* Nhân tố bản địa đặc hữu

39,90 %

+ Việt Nam


32,55 %

+ Đông Dương

7,35 %

* Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới 55,27 %
+ Trung Hoa

12,89 %

+ Ấn Độ và Himalaya

9,33 %

+ Malaysia - Indonesia

25,69 %

+ Các vùng nhiệt đới khác

7,36 %


11

* Nhân tố khác

4,83 %


+ Ôn đới

3,27 %

+ Thế giới

1,56 %

+ Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08 %
Năm 1978, Thái Văn Trừng [29] căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ
thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài
đặc hữu. Tuy nhiên, khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam Trung
Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một (45,7% cộng theo Gagnepain
và 52,79% cộng theo Pócs Tamás) và căn cứ vào khu phân bố hiện tại, nguồn
gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỉ lệ các loài đặc hữu bản địa lên 50%, còn yếu
tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Himalaya Vân Nam - Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố khác
theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố
nhập nội vẫn là 3,08%.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố địa lý thực vật ở nhiều địa phương trên
toàn quốc, kết hợp với những đánh giá, nhận xét về địa lý thực vật Việt Nam,
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [24] đã tổng hợp và kết luận hệ thực vật Việt Nam
được cấu thành bởi các yếu tố sau:
1. Đặc hữu Việt Nam: Trong giới hạn của Việt Nam.
2. Đông Dương: Ba nước Đông Dương và đôi khi có thể gặp ở Thái Lan.
3. Đông Nam Á: Vùng nhiệt đới châu Á từ lục địa Đông Nam Á
(Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam, Nam Trung Hoa), đến Malaysia,
Inđônêxia, Philippine, Niu Ghinê và mở rộng tới Phigi và các đảo nam Thái Bình
Dương nhưng không bao giờ tới châu Úc ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây.



12

4. Đông Dương - Hyamalya nhiệt đới: Vùng nhiệt đới châu Á từ chân
Himalaya, Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam Trung Hoa một số
chúng có thể mở rộng đến bán đảo Malaysia ở phía Nam. Đây là nhóm thực vật
phân bố chủ yếu trên núi cao.
5. Nhiệt đới châu Á (Indo - Malêsia): Vùng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ,
Srilanca, Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam và Nam Trung Hoa (Lục
địa châu Á) , Inđônêxia, Malaysia, Philippine đến Niu Ghinê và mở rộng tới
Phigi và các đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malêsia) nhưng không bao giờ tới
châu Úc.
6. Nhiệt đới châu Á và châu Úc: Vùng nhiệt đới châu Á tới châu úc và các
đảo lân cận. Nó nằm cánh đông của Cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo Ấn Độ
nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.
7. Yếu tố Ôn đới: Ôn đới châu Âu, châu Á và có thể mở rộng tới mà ở
vùng núi nhiệt đới châu Phi và châu Úc.
8. Cổ nhiệt đới: Vùng nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Phi và các đảo lân
cận.
9. Liên nhiệt đới: Vùng nhiệt đới của các châu: Á, Úc, Phi và Mỹ. Một số
có thể mở rộng tới vùng ôn đới.
9.1. Nhiệt đới châu Á và Mỹ: Vùng nhiệt đới châu Á đến vùng nhiệt đới
châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu Úc và các đảo Tây Nam
Thái Bình Dương.
9.2. Nhiệt đới châu Á và châu Phi: Vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và các
đảo lân cận. Đây là cánh Tây của vùng Cổ nhiệt đới và có thể mở rộng tới Phi-gi
và các đảo nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu Úc.
10. Yếu tố toàn cầu: Khắp nơi trên thế giới


13


11. Yu t cõy trng: Gm nhng cõy ó c thun hoỏ v trng rng rói.
Trong bn lun vn ny, chỳng tụi sp xp cỏc yu t a lý theo h thng
ca Nguyn Ngha Thỡn, (1997) v c mó hoỏ theo th t trong phn Ph lc
7: Danh lc thc vt VQG V Quang.
1.2.2.3. V Quang
Trong chuyờn iu tra h thc vt VQG V Quang do Phõn vin
iu tra Quy hoch rng Bc trung b xõy dng v ti cao hc ca Phan Th
Thuý H v H thc vt bc cao cú mch ti xó Hng in - thuc VQG V
Quang ó cú a ra mt s yu t a lý ca h thc vt. Tuy nhiờn, hai cụng
trỡnh ny khi ỏnh giỏ yu t thc vt cha y do khụng thng nht v h
thng sp xp, s lng thc vt cũn ớt, hn ch v din tớch vỡ ch ỏnh giỏ h
thc vt ca mt xó thuc vn, khụng i din cho h thc vt ca VQG V
Quang. Chớnh vỡ vy, trong lun vn ny chỳng tụi mun a ra ỏnh giỏ yu t
a lý thc vt ca vn y v theo h thng ca Nguyn Ngha Thỡn,
(1997) [24].
1.2.3. Nghiờn cu v ph dng sng ca h thc vt
Dạng sống là kết quả quá trình thích nghi của thực vật với điều kiện môi
trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của
các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của
điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật, mặt khác đây là chỉ tiêu quan trọng
để so sánh các hệ thực vật với nhau.


14

1.2.3.1. trờn th gii
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer [36] về
phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất
lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản.

1. Cây có chồi trên đất (Ph)
2. Cây chồi sát đất (Ch)
3. Cây chồi nửa ẩn (H)
4. Cây chồi ẩn (Cr)
5. Cây chồi một năm (Th)
Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 7 dạng nhỏ:
a. Cây gỗ lớn cao trên 30m (Meg)
b. Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Mes)
Raunkiaer cũn gp hai nhúm (Meg) v (Mes) thnh nhúm cõy g ln v
va cú chi trờn t (MM)
c. Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)
d. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
e. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g. Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
Raunkiaer đã tính toán cho hơn 1.000 loài cây ở các khu vực khác nhau
trên toàn thế giới để lập thành phổ dạng sống tiêu chuẩn (ký hiệu SN).
SN = 46Ph + 9Ch + 26 He + 6Cr + 13Th


15

Đó là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của các hệ thực vật ở các vùng khác
nhau.
1.2.3.2. Vit Nam
Vit Nam, trong cụng trỡnh nghiờn cu h thc vt Bc Vit Nam, tỏc
gi Pocts [39] ó a ra mt s kt qu nh sau :
- Cõy g ln cao trờn 30m (Meg) :
- Cõy cú chi va trờn t cao 8 - 30m (Mes), v cõy cú
chi nh trờn t cao 2 8m (Mi)


4,85%
13,80%

- Cõy cú chi trờn t lựn di 2m (Na) :

18,02%

- Cõy cú chi trờn t leo cun (Lp) :

9,08%

- Cõy cú chi trờn t sng nh v sng bỏm (Ep) :

6,45%

- Cõy chi sỏt t (Ch)
- Cõy chi na n (H)

40,68%

- Cõy chi n (Cr)
- Cõy chi mt nm (Th)

7,11%

V ph dng sng nh sau:
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th
Ngoi ra nhiu tỏc gi khỏc ó vn dng thang phõn loi ca Raunkiaer
lp ph dng sng cho nhiu h thc vt khỏc nhau.

1.2.3.3. V Quang
Kt qu iu tra ca cỏc cụng trỡnh t trc n nay do ch quan tõm n
thc vật cho g v loi cú giỏ tr s dng, nờn cha quan tõm n cỏc loi thc


16

vật ngoại tầng vì vậy việc lập phổ dạng sống cho hệ thực vật là chưa đại diện và
còn hạn chế. Để hạn chế điều đó, chúng tôi tổng hợp tất cả dẫn liệu liên quan
đến thực vật VQG Vũ Quang và điều tra bổ sung, xây dựng phổ dạng sống. Tuy
nhiên, theo dự đoán số lượng loài thực vật của vườn sẽ lớn hơn rất nhiều so với
kết quả của đề tài, nên phổ dạng sống của VQG Vũ Quang sẽ còn thay đổi tuỳ
thuộc vào khám phá sau này.


17

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích Vườn Quốc gia Vũ Quang
2.1.1.1. Vị trí địa lý
VQG Vũ Quang có toạ độ địa lý:
+ Từ 18º09’ đến 18o26’ vĩ độ Bắc;
+ Từ 105o16’ đến 105o33’ kinh độ Đông.
2.1.1.2. Phạm vi ranh giới, diện tích
VQG Vũ Quang cách thị xã Hà Tĩnh 75 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc
giáp xã Sơn Kim, Sơn Tây (huyện Hương Sơn) và các xã Hương Quang, Hương
Minh, Hương Thọ, Hương Điền và thị trấn Vũ Quang (huyện Vũ Quang); phía
Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp xã Hương

Thọ, Hoà Hải (huyện Hương Khê); phía Tây giáp xã Hương Quang và Sơn Kim
(huyện Hương Sơn). Tổng diện tích tự nhiên của VQG Vũ Quang là 55.058 ha.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
VQG Vũ Quang nằm trong một vùng núi thấp, núi trung bình và một phần
núi cao, chênh cao địa hình từ 30 - 2286 m (trên đỉnh Rào Cỏ). Địa hình núi cao,
vực sâu, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ chia cắt sâu và dày, là đặc trưng của địa
hình VQG Vũ Quang.
Địa hình đặc trưng bằng các kiểu sau đây:


18

Kiểu địa hình núi (N) diện tích 31.180 ha chiếm 56,6% diện tích Vườn,
phân bố thành một dải chạy dọc theo biên giới Việt - Lào. Độ cao của kiểu địa
hình núi từ 301 m đến trên 2000 m, với nhiều đỉnh cao và độ dốc lớn từ 20 - 35o,
có nơi >35o, điển hình như đỉnh Rào Cỏ (2.286 m), đỉnh Pulaileng phía Lào...
Đây là kiểu địa hình đặc trưng, có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn ĐDSH, là
địa bàn sinh sống của nhiều loài động, thực vật của VQG, trong đó có nhiều loài
đặc hữu, quý hiếm đang bị đe dọa.
Kiểu địa hình đồi (Đ) đai cao < 300 m, có diện tích 23.681 ha, chiếm 43%
tổng diện tích VQG. Độ dốc của kiểu địa hình này nhỏ hơn so với kiểu địa hình
núi (từ 15 - 30o), phân bố chủ yếu ở phân khu phục hồi sinh thái, chủ yếu ở các
khu vực tiếp giáp vùng đệm. Thực vật ở kiểu địa hình này chịu nhiều tác động
của con người, đặc biệt trong những năm 1986 trở về trước là khu vực dành cho
khai thác lâm sản. Có nhiều nơi bị khai thác quá mức làm cho tài nguyên rừng đã
bị cạn kiệt. Kiểu địa hình đồi có ý nghĩa trong việc phục hồi hệ sinh thái bản địa,
góp phần bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học cho VQG.
Kiểu địa hình đồng bằng dốc tụ và thung lũng có diện tích rất ít (197 ha),
chiếm 0,4% toàn Vườn, phân bố theo dạng đồng bằng ở xã Hương Quang và
dạng thung lũng ở xã Hòa Hải, hiện đang được sử dụng canh tác nông nghiệp

và các khu dân cư.
Nhìn chung VQG Vũ Quang có nhiều đỉnh núi cao hiểm trở, độ dốc lớn và
nhiều khe suối đã chia cắt địa hình VQG thành các lưu vực, lòng chảo, có sườn
nghiêng và bãi bằng dưới các đỉnh núi. Vì vậy đã tạo ra tính đa dạng về dạng lập
địa và các tiểu vùng khí hậu. Đây là nguyên nhân để hình thành các hệ sinh thái
rừng điển hình. Đặc trưng là kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới
với loài Pơ mu (Fokienia hodginsii) chiếm ưu thế, kiểu rừng lùn đỉnh núi (rừng


19

cảnh tiên) với các loài cây ngành hạt Kín như Đỗ quyên (Rhododendron spp) họ
Đỗ quyên (Ericaceae), Giẻ lá nhỏ (Quercus myrsinaefolia) họ Sồi giẻ
(Fagaceae)... Ở các lòng chảo bằng trên các đỉnh núi (rừng lòng chảo) đặc trưng
có loài Du sam (Keteleeria evelyniana)...
2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
2.1.3.1. Địa chất
- Nhóm đá macma axít kết tinh chua (a), phân bố chủ yếu ở phân khu Bảo
vệ nghiêm ngặt (BVNN), trên kiểu địa hình N. Do có độ dốc lớn nên đất hình
thành ở nhóm đá này thường có kết cấu không bền vững, hàm lượng mùn thấp.
Nếu rừng bị chặt phá thành nhiều khoảng trống trong rừng, khi mưa xuống đất
dễ bị xói mòn rửa trôi, trở thành đất trơ sỏi đá.
- Nhóm đá phiến thạch sét (s), phân bố chủ yếu ở kiểu địa hình Đ, phần
lớn ở phân khu phục hồi sinh thái (PHST). Đất có hàm lượng khoáng chất dễ tiêu
(N, P, K, Mg...) tương đối cao, có kết cấu tương đối tốt.
2.1.3.2. Thổ nhưỡng
- Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình và cao (FH), phân bố từ độ
cao 700 m trở lên, dọc biên giới Việt - Lào. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt
trung bình, kết cấu hạt thô, đất có tầng mỏng đến tầng trung bình. Nhóm đất này
chiếm 31% diện tích Vườn. Thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng kín thường

xanh ẩm á nhiệt đới, phần lớn là rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động với độ
che phủ rất cao (>90%). Đất phù hợp với các loài cây Pơ mu, Hoàng đàn giả, Du
sam, Giẻ lá nhỏ... Nhóm đất này ở VQG chỉ có 1 nhóm đất phụ là FHa (đất
Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axít kết tinh chua) ở nhóm đất này
có 10 dạng đất.


20

- Đất Feralit vàng đỏ ở vùng đồi và núi thấp (Fe), phân bố ở độ cao <700
m, một phần trong phân khu BVNN và phân khu PHST, đất có tầng trung bình
đến dày, độ pH = 2,5 - 4. Nhóm đất chính này chiếm 69% diện tích VQG, thảm
thực vật chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi
sau khai thác và nương rẫy. Có một số diện tích đã trở thành rừng tre nứa hỗn
giao với gỗ hoặc tre nứa thuần loài. Trong nhóm đất chính này có 2 nhóm đất
phụ sau:
+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá macma axít kết tinh chua (Fa). Đất
có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, nghèo dinh dưỡng, phân bố ở
phân khu PHST, những vùng tiếp giáp với vùng đệm.
+ Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs).
Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, kết cấu khá tốt, giàu dinh
dưỡng, tầng đất trung bình đến dày. Phân bố đều trong Vườn, chủ yếu ở các
vùng đồi và một phần ở núi thấp.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm vùng đồng bằng ven cửa sông (D3;
T), có thành phần cơ giới cát pha (CL) hoặc thịt trung bình, kết cấu hạt, dung
tích hấp thụ thấp, đất bị chia cắt vừa, nghiêng, dốc. Nhóm đất này khá tốt, thành
phần cơ giới trung bình, không chua (pH = 5 - 6), tầng đất dày, mầu xám, khá
màu mỡ, hiện đang được sử dụng canh tác nông nghiệp, đất thổ cư hoặc sản xuất
nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, so với đồng bằng ven biển thì nhóm đất (D3) ở
VQG kém chất lượng hơn.



21

2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
2.1.4.1 Khí hậu
VQG Vũ Quang chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính đó là gió mùa Đông
Bắc và gió Tây Nam (khí hậu miền Trung Việt Nam). Khí hậu trong năm được
hình thành 3 mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh độ ẩm cao, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
11, có nhiều trận mưa rào nên thường gây ra lũ lụt cục bộ. Số liệu từ các trạm khí
tượng, thuỷ văn 10 năm gần đây ở huyện Hương Sơn, Hương Khê cho thấy:
Nhiệt độ không khí khu vực VQG Vũ Quang khá cao, nhiệt độ trung bình
cao nhất 280C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,7oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối là 2,6oC. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,5oC. Biên độ giữa nhiệt độ cao
nhất và thấp nhất trong ngày lớn nhất vào tháng 7 và nhỏ nhất vào tháng 2, bình
quân năm là 7,7oC ở Hương Sơn, 7,4oC ở Hương Khê.
VQG Vũ Quang nằm ở vùng núi, nên độ cao cũng ảnh hưởng đến nhiệt
độ, cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm 0,6oC, sự giảm nhiệt độ này đã ảnh hưởng
đến chế độ bay hơi nước và chế độ mưa trong khu vực.
Lượng mưa trung bình năm ở Hương Khê là 2.418 mm, Hương Sơn 2.390
mm. Vào tháng 9 và tháng 10 mưa nhiều (572 mm và 504 mm). Số ngày mưa
trong tháng tương đối đồng đều, 18 ngày, ở Hương Sơn có 8 - 10 ngày, Hương
Khê 10 - 18 ngày.
Vào mùa Đông, mặc dù lượng mưa không lớn (từ 45-64 mm) và chủ yếu
là mưa phùn, tuy nhiên số ngày mưa cũng rất cao (từ 13 đến 16 ngày/tháng).
Độ ẩm: Vũ Quang được đặc trưng bởi độ ẩm cao (bình quân năm trên
85%).



22

Lượng bốc hơi hàng năm là 813 - 846 mm, cao nhất ở các tháng 5, 6, 7 và
8 (95 - 53 mm). Ở tháng 2 và 3, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao nên lượng
bốc hơi thấp nhất.
Gió và hướng gió chính: Hướng gió thịnh hành trong vùng là gió mùa
Đông Bắc thổi vào mùa đông, gió Đông Nam, Tây Nam (gió Lào), thổi vào mùa
hè. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng đầu
mùa, gió có tính chất khô, lạnh, những tháng sau gió có kèm theo mưa phùn gây
giá rét. Gió Lào có từ tháng 4 đến tháng 9 với đặc điểm khô và nóng, mỗi đợt
kéo dài 3 - 4 ngày. Hàng năm có khoảng 40 ngày có gió Lào thổi trong khu vực.
Mức độ ảnh hưởng của gió Lào hàng năm ở Vũ Quang là có thể nhận thấy. Theo
Andrei Kuznetsov và Anne Marie Guigue thì ảnh hưởng của gió Lào ở miền núi
mạnh hơn ở vùng đồng bằng. Gió Lào đã có tác động lớn tới sự phát triển của hệ
thực vật ở vùng núi, chẳng hạn như trên các sườn dốc hứng gió hay khuất với
các cơn gió thịnh hành đã hình thành nên các thảm thực vật khác nhau.
2.1.4.2. Sông suối, thuỷ văn
Ba con sông chính bắt nguồn trong VQG đó là: Khe Chè, Ngàn Trươi và
Rào Nổ là các chi lưu chính của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, các sông này đổ vào
sông La là sông lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, sau đó cùng hội tụ ở hạ nguồn sông
Lam rồi đổ ra biển Đông.
Khe Chè bắt nguồn từ phần phía Tây của VQG, thuộc địa phận xã Sơn
Kim, ở độ cao trên 1.400 m, chảy theo hướng Nam Bắc rồi đổ vào sông Ngàn
Phố ở bên ngoài VQG. Do các chi lưu ngắn và dốc, nên dòng chảy của Khe Chè
khá mạnh, càng ra phía ngoài VQG, dọc theo Khe Chè có các thung lũng khá
rộng và tương đối bằng phẳng và dòng chảy cũng trở nên êm đềm hơn.


23


Sông Ngàn Trươi bắt nguồn ở độ cao 1.900 m ở phía Nam của VQG, được
tạo bởi nhiều chi lưu nhỏ và dốc chảy từ biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận xã
Hương Quang, huyện Vũ Quang. Ngàn Trươi có dòng chảy tương đối quanh co,
khi gần ra đến vùng đệm thì lòng sông rộng, bằng và đổ vào sông Ngàn Sâu. Đây
là con đường vận chuyển thuỷ cho các sản phẩm nông nghiệp và lâm sản của địa
phương.
Sông Rào Nổ bắt nguồn ở độ cao trên 1.200 m, phía Đông của VQG, trên
địa phận xã Hoà Hải, huyện Hương Khê, đoạn đầu dòng chảy rất dốc. Mới đầu
chảy theo hướng Bắc Nam, sau đó chuyển sang hướng Đông rồi nhập vào sông
Ngàn Sâu. Thượng nguồn Rào Nổ dốc và lắm thác ghềnh, nên qua lại rất khó
khăn, phần hạ nguồn rộng và nước sâu nên dễ dàng qua lại bằng thuyền bè.
Về thuỷ văn, Ngàn Trươi và Rào Nổ cũng như Khe Chè có nhiều gềnh
thác, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh, lưu vực rộng nên khả năng điều tiết
nước hạn chế, vào mùa mưa thường gây lũ lớn, lũ nhanh mỗi khi có mưa lớn ở
đầu nguồn. Điển hình là trận lũ quét năm 2002 đã làm tổn thất rất lớn người và
của cải vật chất ở xã Sơn Kim.
2.1.5. Tài nguyên rừng
2.1.5.1. Hiện trạng sử dụng đất đai, Tài nguyên rừng
Từ kết quả kiểm kê rừng năm 1999, đến kết quả điều tra thực địa năm 2005
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ, cho thấy Tài nguyên rừng ở
VQG Vũ Quang có những diễn biến như sau:
- Độ che phủ của rừng rất cao 94,6% (so sánh với năm 1999 là 77,8%).
- Rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động chiếm 63,4% diện tích tự nhiên.
Hiện trạng sử dụng đất đai VQG Vũ Quang được thể hiện ở Bảng 1.


×