Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu công nghệ bảo quản mây (calamus), giang (macclurochloa) làm hàng thủ công mỹ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.98 KB, 86 trang )

1

MỞ ĐẦU
Mây calamus, Giang Maclurochloa là nguồn Lâm sản ngoài gỗ có đặc
tính dẻo dai, dễ uốn, màu trắng đẹp. Với bàn tay khéo léo của người thợ thủ
công đã tạo ra các mặt hàng gia dụng, sản phẩm mỹ nghệ làm đẹp cho cuộc
sống được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng, mang lại giá trị kinh
tế lớn cho nền kinh tế quốc dân. Do đặc điểm thuận lợi về khí hậu, đất đai đã
tạo cho Việt Nam có nguồn nguyên liệu tre trúc, giang, song mây rất đa dạng
về chủng loại và phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh Đông Bắc và Bắc Trung
Bộ như: Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An .v.v.
Hiện nay, một số loài mây có giá trị kinh tế cao được gây trồng ở một số tỉnh
Đồng Bằng như Thái Bình, Nam Định và trồng dưới tán rừng ở các tỉnh miền núi.
Tuy nhiên, mây, giang có độ bền tự nhiên kém nên rất dễ bị mốc, mọt
phá hoại, làm giảm sút nhanh chóng chất lượng nguyên liệu ngay sau khi chặt
hạ đến suốt quá trình gia công và sử dụng sản phẩm nếu không được xử lý
thích đáng. Để khắc phục, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay
thường áp dụng biện pháp cổ truyền như: ngâm xuống ao bùn, nước vôi, sấy
diêm sinh, luộc dầu… Các biện pháp trên đã phần nào hạn chế được sự gây
hại của sinh vật đối với các sản phẩm. Song với điều kiện môi trường có độ
ẩm cao, hoặc quá trình xử lý nguyên liệu chưa kỹ nên các sản phẩm từ mây,
giang vẫn bị mốc, mọt xâm nhập và gây hại, dẫn tới rất nhiều lô hàng bị loại
bỏ gây tổn thất đến tiền của và công sức của người dân. Mặt khác, tại các làng
nghề sản xuất với mật độ lớn, lò sấy diêm sinh đã là nguồn gây ô nhiễm nặng
cho môi trường sống.
Để khắc phục các nhược điểm của phương pháp bảo quản cổ truyền ở
Việt Nam, trước những năm 1990, một số đề tài nghiên cứu bảo quản chống
mốc cho song, mây bằng thuốc hoá học đã được thực hiện và đạt hiệu quả cao


2



với các loại thuốc PBB, PNaF. Nhưng từ năm 2002 trở lại đây các loại thuốc
đó đã bị cấm sử dụng.
Hiện nay, do yêu cầu phát triển sản xuất hàng thủ công từ mây, giang
phục vụ xuất khẩu, đòi hỏi nguyên liệu mây, giang cần được xử lý bằng thuốc
tốt, an toàn với môi trường. Mặt khác các phương pháp xử lý bảo quản phải
đơn giản, phù hợp với quy mô sản xuất và không cản trở tới các công đoạn
chế biến khác của làng nghề. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thành tựu
nghiên cứu về các chế phẩm bảo quản cũng như kỹ thuật tác động xử lý bảo
quản tre, gỗ. Đề tài “Nghiên cứu công nghệ bảo quản mây Calamus, giang
Macclurochloa làm hàng thủ công mỹ nghệ” được thực hiện, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị của nước ta.


3

Chƣơng I
TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên mây, giang và tình hình sử dụng để sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ ở Việt Nam
Mây Calamus, giang Maclurochloa được đánh giá là nguồn lâm sản
quan trọng phục vụ cuộc sống con người. Diện tích rừng và đất rừng tự nhiên
cũng như điều kiện sinh thái đa dạng đã tạo cho Việt Nam có nguồn nguyên
liệu tre, nứa và song, mây phong phú về loài. Theo tài liệu "Thực vật chí tổng
quát của Đông Dương” tập VI năm 1937 và những kết quả điều tra gần đây
của các nhà khoa học, song, mây của Việt Nam có 6 chi và 30 loài được phân
bố rộng khắp toàn quốc và chiếm 55,5% số loài đặc hữu của vùng Đông Nam
Á [5]. Nguồn nguyên liệu song, mây của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3
vùng chủ yếu Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung Bộ. Ngoài
ra song, mây cũng mọc rải rác trong các rừng cây gỗ lá rộng xen tre, nứa; ở

những khu rừng thứ sinh sau khai thác chọn, độ tàn che còn 0,4 – 0,5. Song,
mây mọc và phát triển mạnh, vừa phong phú về thành phần loài, vừa nhiều về
số lượng (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 1996). Mây nếp (Calamus
tetradactylus Hance, 1975) là loài mây phổ biến nhất của Việt Nam, cả trong
hoang dã và trong trồng trọt. Có thể gặp mây nếp từ vùng ven biển đến miền
núi cao dưới 800m. Hầu hết các tỉnh có rừng nhiệt đới thường xanh đều có
mây nếp phân bố. Cách đây hàng trăm năm, mây nếp đã được trồng làm hàng
rào ở nhiều gia đình thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng như: Thái Bình, Hà
Nam, Hưng Yên. Khoảng 10 năm gần đây, nhiều tỉnh trung du và miền núi
cũng bắt đầu gây trồng loài mây nếp. Sau giải phóng miền Nam năm 1975,
nhiều tỉnh ở phía Nam cũng đã bắt đầu trồng mây nếp. Những năm gần đây
với chương trình khôi phục rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5 triệu ha


4

rừng có 480.000 ha trồng cây lâm sản ngoài gỗ, trong đó diện tích trồng song,
mây 10.000 ha [3].
Mây nếp được sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở nước ta, độ dài
lóng của sợi thay đổi từ 10 – 30 cm, khối lượng riêng 0,432; lực căng kéo 38,0
N/mm2. Hàm lượng lignin 18,17%; chất lượng sợi mây phụ thuộc vào tuổi
cây, độ ẩm trong sợi, điều kiện môi trường sống, độ dài và đường kính của
lóng. Mây nếp có độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt ngoài
có mầu trắng ngà, bóng rất đẹp, dễ uốn, kết hợp tốt với kim loại và vật liệu
khác như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ cao cấp. Do đó, mây
nếp là một trong những loài mây được dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan
lát, tạo mặt bàn ghế cao cấp có giá trị ở thị trường trong nước và xuất khẩu [5].
Giang (Macclurochloa vietnamennsis sp) là một loài tre đặc hữu của
miền Bắc Việt Nam, phân bố tự nhiên từ tỉnh Quảng Nam trở ra Bắc. Tất cả
các tỉnh miền núi trung du của vùng này đều có giang mọc, nhưng tập trung

nhất ở các tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ, với diện tích khoảng 46.000 ha và
vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng 150.000 ha [28].
Độ cao phân bố của giang từ 100 - 700m so với mặt nước biển, thường
gặp mọc trên các địa hình chân núi, thung lũng, ven đường đi hoặc dọc theo
sông suối. Giang thường xuất hiện sau nương dẫy, dưới tán rừng thứ sinh
thưa, lẫn với các cây gỗ mọc nhanh như gáo, vạng, bông gạc, sòi, ba bét…
Cũng có khi lẫn với các loài tre như: nứa, vầu đắng. Chúng thường mọc thành
từng đám, từng đồi. Ở rừng ổn định mỗi hec ta có khoảng 4.500 - 5.000 cây,
nếu kể cả số cành lớn có kích thước bằng thân thì số lượng thân và cành tới
10.000/ha.
Giang là loài tre quen thuộc và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Ngoài vùng núi và trung du, người dân ở vùng đồng bằng và vùng ven biển
cũng thường sử dụng loài tre độc đáo này. Lóng thân giang mềm và dài nên


5

được dùng chẻ lạt, đan lát hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ dùng hàng ngày. Thân
giang có hàm lượng xellulose tương đối cao (52,27%), nhưng lignin lại thấp
(21,59%) và pentosan (18,55%). Sợi giang dài trung bình 2,378mm, chiều
rộng 12,92m tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng 183. Với thành phần hoá học và
kích thước sợi như trên, nên giang được sử dụng để sản xuất các loại giấy đặc
biệt có độ mềm dẻo cao như giấy cuộn thuốc lá, giấy pơluy, giấy in tiền, giấy
can vẽ và khai thác măng… [28].
Từ nguyên liệu mây, giang, các loại sản phẩm thủ công được sản xuất
chủ yếu tại các làng nghề phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của dự án JICA tiến hành năm 2002 - 2003, ở
nước ta có khoảng 1.400 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ
nguyên liệu luồng, trúc, song, mây theo nhiều loại hình như hộ gia đình, tổ
sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…, góp phần thúc đẩy kinh tế, xoá

đói giảm nghèo rất thiết thực, phù hợp với kinh tế nước ta trong giai đoạn
hiện nay và trong nhiều năm sau.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không ngừng tăng đều
lên hàng năm, tuy không lớn (chỉ khoảng 100 triệu USD) nhưng giá trị thực
thụ lại rất cao. Do sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước,
nguyên phụ liệu nhập khẩu cho sản xuất rất nhỏ (chỉ chiếm 3 - 5% giá trị sản
phẩm) nên giá trị thực thu từ xuất khẩu cao đến 95 – 97%, ít có mặt hàng xuất
khẩu nào sánh kịp. Theo số liệu thống kê hải quan cho thấy, thị trường xuất
khẩu cho hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan rất rộng. Chúng ta đã xuất sang
khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, trong số đó thị
trường chính của Việt Nam tập trung ở một số nước phát triển như: Nhật Bản,
Đài Loan, Châu Âu, Mỹ, Canađa, Hàn Quốc… Hàng năm Việt Nam xuất
khoảng 2 triệu sản phẩm đan lát; 0,6 triệu m2 mặt mây đan và nhiều mặt hàng
khác chế biến từ song mây (Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường, 1996). Riêng mặt
hàng mây đã thu hút từ 20 – 40 vạn lao động từ khâu khai thác đến khâu lưu
thông và chế biến, đem lại nguồn lợi kinh tế bình quân khoảng 30 triệu


6

USD/năm. Theo ước tính nhu cầu hiện nay mỗi năm là 20.000 tấn song mây
trong đó cần phải 15.000 tấn mây, 5.000 tấn song để đáp ứng thị trường trong
nước, ước tính đến năm 2010 cần 50.000 tấn/năm [23].
Khái quát về tài nguyên mây, giang và tình hình sử dụng ở nước ta trên
đây, đã khẳng định vai trò to lớn của cây mây, giang trong đời sống kinh tế xã hội.
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu bảo quản mây, giang.
Trong quá trình chế biến và sử dụng, mây, giang rất dễ bị côn trùng, nấm
mốc gây hại. Điều kiện khí hậu, môi trường sử dụng và tính chất của mỗi loài
là các yếu tố chính quyết định đến tuổi thọ sử dụng của mây, giang. Để bảo vệ
nguồn tài nguyên quan trọng này trên thế giới cũng như ở trong nước, số

lượng công trình nghiên cứu còn rất hạn hữu so với lĩnh vực nghiên cứu bảo
quản gỗ.
1.2.1. Trên thế giới:
Năm 1945, Wimbush đã thực nghiệm bảo quản tre tươi bằng cách dựng
tre tươi mới chặt hạ còn giữ nguyên lá vào thùng đựng dung dịch Wolman
2.5% hoặc dung dịch borac 4% trong 24 giờ. Tác giả cho biết tre tẩm có khả
năng chống lại sự xâm nhập của mọt tre rất tốt [37].
Singh và Tewari (1980) đã thí nghiệm bảo quản tre tươi ngay sau khi chặt
hạ, tre được dựng đứng trong thùng chứa dung dịch thuốc bảo quản, phần gốc
ở dưới, phần ngọn phía trên. Dung dịch thuốc chỉ cần ngập khoảng 25cm kể
từ dưới lên. Thời gian xử lý từ 7 - 10 ngày, phụ thuộc vào chiều dài của khúc
tre, khi quan sát thấy những giọt thuốc xuất hiện trên các đốt là được [31].
Một số phương pháp bảo quản như phun, nhúng, quét cũng được Tewari
và Singh thực hiện với một số loại thuốc bảo quản dạng sữa như: Dieldrin
0.03%, aldrin 0.015%. Wu và Shinh đã phun một số loại thuốc như DDT,
gamma – BHC, diedrin sữa, PCP Na để chống mọt tre. Đây là các phương


7

pháp bảo quản tạm thời khi tre được lưu giữ trong kho hoặc trước khi áp dụng
các phương pháp ngâm tẩm [31].
Một số thí nghiệm ngâm tẩm tre theo phương pháp nóng - lạnh đã được thực
hiện tại Viện nghiên cứu lâm nghiệp Dehra Dun, Ấn Độ. Tre được ngâm trong
creosote nóng 900 C với thời gian 3 giờ, sau đó để nguội 12 giờ đạt lượng thuốc
thấm ở tre nguyên ống là 54kg/m3 và 57kg/m3 ở tre chẻ thanh . Tuy nhiên do lý do
về kinh tế nên phương pháp này không được ứng dụng rộng rãi để bảo quản tre [36].
Ở Indonesia, năm 1974, Rachman tiến hành bảo quản song, mây bằng
cách vùi sâu trong bùn, nung nóng trong 24 giờ, dùng sơ dừa để làm sạch,
phơi nắng trong khoảng 1 tuần, rồi phân loại và bó thành từng bó. Tác giả

cũng đã luộc song mây trong dầu nhằm loại bỏ lớp sáp và các chất gôm, loại
bớt nước hay giảm độ ẩm, vì thế giúp song mây tránh được nấm mốc và nấm
mục tấn công, đồng thời cải thiện được màu sắc cho song, mây.
Bước quan trọng trong quá trình luộc dầu là giữ cho song mây ngập
trong dầu ở dưới điểm sôi trong một khoảng thời gian nhất định từ 5 - 10
phút, 30 - 40 phút, tùy thuộc vào loài cây và đường kính. Trong quá trình này,
các chất sáp, gôm và nhựa sẽ bị hòa tan và loại bỏ, độ ẩm trong thân sẽ giảm.
Phần dầu bám trên bề mặt song, mây phải được loại bỏ ngay sau khi luộc. Các
vật liệu như mùn cưa, vỏ bao tải, rẻ rách, xơ dừa, bông thép hoặc cát mịn
được dùng để làm sạch dầu bám trên bề mặt song, mây. Tuy nhiên, mùn cưa
là thích hợp hơn cả bởi nó không chỉ làm sạch bề mặt dễ dàng, nhanh hơn, mà
còn thấm hết toàn bộ lượng dầu dư bám trên bề mặt (Hing, 1982). Có thể kết
hợp các biện pháp chống nấm mốc và côn trùng phá hoại trong quá trình luộc
dầu. Cụ thể là thêm hóa chất chống nấm mốc và côn trùng vào trong bể dầu.
Tuy nhiên, để tránh cho hóa chất bị phân hủy do nhiệt, nên nhúng các sợi mây


8

đã luộc dầu còn đang nóng vào dung dịch thuốc bảo quản được đựng trong
một bể chứa khác [8].
Ở Ấn Độ người ta thường dùng dung dịch NaPCP 1%; ZnCl25%; CuSO4
để phun, nhúng, quét, ngâm nguyên liệu và các sản phẩm từ tre, nứa, song, mây [8].
Một số xưởng tre, trúc ở Phúc Kiến, Tây Giang, Hồ Nan, Quảng Tây, Quý
Châu (Trung Quốc) đã sử dụng hợp chất lưu huỳnh vôi và 0.5% NaPCP, dung
dịch benzoat natri, dung dịch NaPCP + NaF ngâm các sản phẩm từ mây tre đan
trong 2 giờ. Xưởng tre trúc Quý Châu (Trung Quốc) đã dùng tủ sấy 7000C
trong 2 giờ rồi đóng gói để 16 tháng, hiệu quả phòng mọt đạt 100% và dùng 25
– 28% nước amoniac với lượng 800ml/m3 xông hơi trong phòng kín 24 giờ [8].
Trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) đã dùng các hợp

chất có acid boric + muối B, phương pháp này không gây ô nhiễm, giá rẻ,
không làm mất mầu mẫu tẩm [8].
Trong những năm gần đây người ta đã biến tính song, mây, tre, gỗ bằng
các chất hoá học như ankyl anhyđrit, isoxyanat, focmadehyt... tác dụng với
nhóm hyđroxyl của polysacarit để tạo ra các nhóm chức bền vững, có liên kết
công hoá trị và ít ưa nước hơn. Song, mây, tre, gỗ sau khi xử lý sẽ chịu được
nước và khó bị mủn. Ngoài ra còn có thể dùng sóng viba để sấy nóng và làm
biến tính song, mây, tre. Phương pháp này nhanh và tương đối rẻ tiền. Hiện
nay phương pháp này được sử dụng phổ biến để bảo quản gỗ hơn so với mây, tre [8].
Một số phương pháp hoá sinh cũng đã được sử dụng để bảo quản song,
mây người ta đã sử dụng các chất ức chế enzym giúp sinh vật hại không biến
đổi và chuyển hoá được thức ăn là song, mây. Cũng có thể sử dụng một loại
nấm khác, diệt loại nấm hại song, mây. Đối với côn trùng có hại, người ta sử
dụng các chất kìm hãm rối loạn sinh trưởng, không làm cho chúng sinh
trưởng và phát triển bình thường.


9

Một số hoá chất như: NaOH, H2O2, Ca(OH)2, Silicate of Soda, NH3,
Oxalic axit, Sodium hypophosphite, H2SO4, thuốc tím, HCl và HClO cũng
được sử dụng ở dạng đơn lẻ hoặc pha chộn lẫn theo các thang nồng độ khác
nhau để tẩy trắng cho gỗ đồng thời hạn chế được nấm mốc xâm nhập (Hakan
Keskin và các cộng sự, 2004) [8].
1.2.2. Ở Việt Nam:
Trước những năm 90 đã có một số công trình nghiên cứu bảo quản tre,
nứa, song, mây bằng các phương pháp hoá học. Năm 1976, Lê Văn Nông đã
nghiên cứu khả năng thấm thuốc của luồng Thanh Hoá khi ngâm tẩm bằng
phương pháp ngâm thường và phương pháp Boucherie. Tác giả cho biết khi
ngâm tre bằng thuốc CuSO4 và LN2, thuốc có thể thấm vào tre theo cả 4

chiều, tuy nhiên chiều dọc thớ thấm tốt nhất. Tre ngâm 60 giờ trong dung dịch
thuốc LN2 4% và CuSO4 5% có khả năng ngăn ngừa sự phá hại của mọt tre và
hạn chế sự phá hại của nấm chân chim ở mức độ nhất định [16] [17].
Nguyễn Văn Thống (1977), đã bảo quản nứa làm nguyên liệu sản xuất
giấy bằng phương pháp nhúng, phun dung dịch thuốc LN2, LN3 và PCPNa.
Kết quả thí nghiệm cho biết, nứa đối chứng chỉ sau 10 ngày đã bị nấm làm
mất phẩm chất, nứa nguyên cây được nhúng trong dung dịch thuốc LN3 và
PCPNa nồng độ 4% trong thời gian 1 phút đạt lượng thuốc bám dính trên bề
mặt 0,750kg/tấn và đối với nứa đập dập đạt 3,25kg/tấn đã đảm bảo phẩm chất
nguyên liệu trong thời gian lưu kho bãi được từ 4 – 6 tháng [13].
Lê Văn Nông (1990) đã nghiên cứu phòng chống mốc cho song, mây.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được loại thuốc PBB với nồng độ 5% xử lý
song, mây không vỏ luộc trong dầu và song, mây không luộc trong dầu đều có
hiệu lực chống mốc tốt [17].
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2002), đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ
thống về kỹ thuật bảo quản tre dùng trong xây dựng. Kết quả đã xác định loại


10

thuốc bảo quản XM5 và công nghệ xử lý bảo quản tre dùng trong xây dựng
phù hợp cho quy mô sản xuất tập trung và qui mô hộ gia đình [11].
Phương pháp sấy diêm sinh cũng được sử dụng phổ biến trong thực tế sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta và một số nước nhiệt đới như:
Indonesia, Philipin… Trong phương pháp này, người ta thường đốt lưu huỳnh
trong buồng kín, khi đốt sinh hơi của lưu huỳnh sẽ len lỏi vào các phần rỗng
của sợi mây, giang, tạo ra môi trường độc hại đối với sinh vật và có tác dụng
tẩy trắng sản phẩm mây tre đan. Phương pháp này có nhược điểm rất lớn là
gây độc cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người do
khí lưu huỳnh. Hiện nay ở các nước Châu Âu đã không sử dụng phương pháp này.

Gần đây, một số đề tài nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Lâm
nghiệp cũng đã bước đầu nghiên cứu xử lý chống mốc kết hợp tẩy trắng cho
cây mây nước (Deamonorops pierreanus Becc) bằng dung dịch H2O2. Kết
quả mới xác định được hiệu quả xử lý sơ bộ do chưa có đánh giá hiệu lực
chống mốc, mọt trong điều kiện chuẩn [14].
Tóm lại, trên đây là các kết quả nghiên cứu sơ lược về kỹ thuật bảo quản
mây, tre trong và ngoài nước trong suốt thế kỷ qua. Ngày nay, mặc dù các
thiết bị ngâm tẩm có hiện đại hơn, song vẫn dựa trên các nguyên lý cơ bản
của từng phương pháp. Trong thực tế, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng đối
tượng bảo quản và phạm vi áp dụng mà chúng ta có thể lựa chọn phương
pháp này hay phương pháp khác. Tuy nhiên, đối với nguyên liệu mây, giang
là một trong những đối tượng nghiên cứu khác với tre, gỗ; việc áp dụng các
kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực bảo quản gỗ để bảo quản cho mây, giang
dùng trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là rất cần thiết.
Các loại thuốc dùng để bảo quản mây, giang rất khác nhau. Một số hoá
chất có hiệu lực chống mốc tốt song đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tuyển chọn loại thuốc bảo quản thích hợp cho


11

mây giang để làm hàng thủ công mỹ nghệ cần thiết được đặt ra. Với yêu cầu
các công thức thuốc tuyển chọn vừa phải đảm bảo hiệu lực bảo quản, vừa
không ảnh hưởng tới các tính chất cơ vật lý của mây, giang và các quá trình
xử lý khác như tẩy trắng, trang sức bề mặt và thuốc không chứa các thành
phần hoá chất bị cấm sử dụng trong nông nghiệp.


12


Chƣơng II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO QUẢN MÂY, GIANG
2.1. Sinh vật hại mây, giang
Mây, giang là loại cây mọc nhanh, do đó lượng đường và tinh bột cao.
Đây là nguồn thức ăn rất hấp dẫn đối với nấm mốc và một số loại côn trùng
gây hại. Trong thực tế cho thấy mây, giang chỉ sau chặt hạ vài ngày đã bị nấm
mốc và côn trùng xâm nhập.
2.1.1. Côn trùng hại mây, giang
Côn trùng gây hại đặc trưng nhất phải kể đến là mọt, xén tóc
a) Mọt giang
Mọt giang cũng giống như tre thuộc giống Dinoderus Stephens, phân
họ Dinoderinae, họ mọt dài Bostrychidae; Giống Dinoderus Stephens có ở
Việt Nam, Ấn Độ, Malaixia, Châu Phi [15][16].
Trên thế giới có 40 loài, trong đó ở Việt Nam có 3 loài:
- Dinoderus minutus. Fabricius 1775
- Dinoderus brevis. Horn 1878
- Dinoderus distinctus. Lesne 1897
Mọt có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp các vùng trồng và sử dụng giang.
Mọt giang mỗi năm có từ 5 - 7 vòng đời, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của
mỗi vùng. Chúng thường hoạt động mãnh liệt từ tháng 2 đến tháng 10 hàng
năm; với khoảng thời gian hoạt động trong năm lớn, do vậy tác hại của mọt
giang là rất lớn.
Mọt thường xâm nhập vào giang từ mặt cắt ngang, cắt dọc, phần mắt
giang, cật giang bị xây xát hoặc chỗ có vết dao hoặc vết cưa. Ban đầu mọt mẹ
đào một hang vuông góc với thớ giang dài từ 3 - 5 cm. Nếu mọt mẹ xâm nhập
từ mặt cắt ngang của ống giang thì đường hang ban đầu dọc theo thớ giang
dài từ 0.3 - 0.7 cm, sau đó đường hang mọt mẹ đổi hướng và luôn vuông góc


13


với mạch giang. Đường hang của mọt mẹ xuyên đến đâu làm đứt mạch giang,
sau này mọt mẹ sẽ đặt trứng vào trong những mạch giang bị đứt ngang đó,
tiếp theo mọt mẹ sẽ dùng mùn bịt kín đầu mạch giang lại. Đường kính mạch
giang thích hợp để mọt mẹ có thể đặt trứng từ 100 - 130 m. Như vậy trên
thành giang, phần ruột giang có kích thước mạch thích hợp nhất cho mọt
giang xâm nhập. Mỗi con mọt mẹ thường đẻ 50 - 90 trứng. Tỉ lệ nở trứng là
75 - 80%. Sâu non nở ra, chúng ăn các chất dinh dưỡng có trong mạch giang
và gặm thành mạch. Đường hang sâu non ban đầu thường thẳng và sẽ rộng
dần sau những lần lột xác. Đường hang sâu non chứa đầy mùn giang do sâu
non bài tiết ra. Cuối đường hang là buồng nhộng có hình ô van dài và nằm
song song với thớ giang. Sâu non thành thục hoá nhộng ở đó. Khi vũ hoá
thành mọt trưởng thành, chúng còn lưu lại trong buồng nhộng 2 - 3 ngày rồi
đục 1 lỗ bay ra ngoài, còn gọi là lỗ vũ hoá. Đối với giang chẻ thanh, lỗ vũ hoá
thường thấy nhiều ở phần ruột. Đối với giang nguyên ống, lỗ vũ hoá có thể
thấy cả ở phần cật và ít ở phần ruột giang.
Ngoài loài mọt kể trên giang còn có một loài mọt gây hại khác nữa đó
là mọt cám nâu.Trong quá trình sử dụng, giang khô có độ ẩm thăng bằng còn
bị mọt cám nâu phá hại. Mọt cám nâu tên khoa học là Lyctus brunneus
Stephens thuộc họ Lyctidae. Loài mọt này phân bố rất rộng, gần như khắp thế
giới, nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhất là vùng Phương
Đông, Trung Quốc và Nhật Bản. Lê Văn Nông (1999) cho biết những loài tre
là ký chủ của mọt cám nâu là tre gai, tre là ngà, nứa, trúc, vầu, luồng [16].
Mọt cám nâu mỗi năm có hai vòng đời, thời kỳ bay của mọt trưởng
thành từ tháng 3 đến tháng 7; Mọt mẹ thường đẻ trứng vào lỗ mạch có đường
kính  > 70 m; Sâu non sau khi nở ra gặm gỗ trực tiếp. Đường hang của
mọt lớn dần lên theo kích thước sâu non và không tuân theo một quy luật nhất
định. Khi sâu non thành thục, chúng thường hướng đường hang sâu non đến
bề mặt giang và hoá nhộng tại đó. Sau lột nhộng, mọt trưởng thành đục một lỗ



14

bay ra có đường kính khoảng 1 – 1.2 mm, gọi là lỗ vũ hoá. Đối tượng thức ăn
của mọt cám nâu là tinh bột có trong giang, yêu cầu lượng tinh bột phải lớn
hơn 1,5%, nếu không sâu non sẽ bị chết vì thiếu thức ăn.
b) Mọt mây:
Theo kết quả nghiên cứu về hình thái mọt hại gỗ của TS. Lê Văn Nông,
1993 – 1994 đã ghi nhận rằng côn trùng hại song mây không như tre nứa, côn
trùng gây hại đặc trưng nhất đó là 2 loài mọt Xyleborus semiopacus Eichhoff
(Scolytidae), Xyleborus indicus Eichhoff (Scolytidae) [17].
+ Mọt Xyleborus semiopacus Eichhoff: Có kích thước dài từ 2 2.05mm rộng 0.95 – 1mm, có mầu nâu, chiều dài bằng hai lần chiều rộng, râu
đầu hình chuỳ đầu gối, sâu non màu trắng sữa không có chân.
Sinh học: Mọt cái trưởng thành sau khi thoát ra từ nhộng độ 3 – 4 ngày
thì có màu sắc giống trưởng thành đồng loại, chúng bắt đầu giao phối với con
đực ngay trong hang mọt bố và mẹ chúng đã đào, rồi bay ra ngoài tìm cây gỗ
mới chặt hạ đục những đường hang, mọt đực sau khi thoát từ nhộng, giao
phối với con cái rồi chết tại đó. Hang mọt này không có đường hang mẹ và
hang sâu non riêng biệt mà có dạng hình trùm nho. Trong quá trình đào hang
mọt mẹ đem những bào tử nấm từ hang cũ đến cấy vào hang mới, bào tử nấm
này làm thức ăn và phát triển thành sợi và sâu non dùng những sợi nấm này
làm thức ăn và phát triển nhanh chóng.
+ Xyleborus indicus Eichhoff: Mọt trưởng thành có kích thước dài hơn
so với mọt Xyleborus semiopacus, dài 1.15 - 1.20mm, rộng từ 0.85 –
0.90mm, có đặc tính sinh học giống như mọt Xyleborus semiopacus.
c) Xén tóc da hổ:
Loài côn trùng có mức độ gây hại nghiêm trọng thứ hai sau mọt mây,
giang đó là xén tóc da hổ. Xén tóc da hổ có tên khoa học là Chlorophorus
annularis Fabricius thuộc phân họ Cerambycinae, họ xén tóc Cerambycidae.



15

Những nghiên cứu về họ xén tóc Cerambycidae được công bố từ cuối
thế kỷ thứ 18 và ngày càng được bổ sung nhiều tài liệu về phân loại và khu hệ
sinh học, nhiều giống mới và loài mới được phát hiện.
Xén tóc da hổ được Fabricius phát hiện vào năm 1787 và Vitalis de
Salvaze năm 1919 đã ghi nhận ở Đông Dương có 435 loài xén tóc trong đó có
xén tóc da hổ. Sau này Lê Văn Nông (1985) và Lê Văn Lâm (1996) đã có
những kết quả nghiên cứu bổ sung về phân loại, phân bố, sinh học, sinh thái
và biện pháp phòng trừ loài này [17][18].
Xén tóc da hổ phân bố rất rộng ở Châu Á như: Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc, Đông Dương, Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Đông
Timor, New Guinea, Việt Nam. ở những nơi trồng và sử dụng giang đều có
mặt của loài này. Xén tóc da hổ có đặc điểm nổi bật là dạng trưởng thành
không đào hang đẻ trứng mà thường đẻ trứng vào gờ mép giang hoặc những
vết nứt trên thân giang, sâu non nở ra gặm giang đào hang nên nhìn từ bên
ngoài rất khó phát hiện giang đang bị xén tóc gây hại, chỉ khi xén tóc vũ hoá
bay ra người ta mới nhìn thấy lỗ vũ hoá có đường kính từ 4 - 6 mm. Khi giang
bị hại nặng, mật độ lỗ vũ hoá có thể lên tới 30 - 40 lỗ/1000cm2. Mỗi năm
Xén tóc da hổ có từ 1 - 2 thế hệ. Đối tượng thức ăn của Xén tóc da hổ cũng là
đường và tinh bột có trong giang, nếu áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật
làm giảm lượng đường và tinh bột sẽ làm giảm nguy cơ bị phá hoại do Xén
tóc da hổ gây ra [18].
Tóm lại, mây, giang từ khi bắt đầu chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng
bị rất nhiều đối tượng côn trùng phá hại. Trong đó, mọt, xén tóc da hổ những
loài hại mãnh liệt nhất. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về sinh học của các
đối tượng côn trùng này, các biện pháp xử lý và loại thuốc bảo quản mây,
giang cần có sự phù hợp với các đối tượng để đảm bảo hiệu quả bảo quản.



16

2.1.2. Nấm hại mây, giang.
Bên cạnh các đối tượng côn trùng hại mây, giang nghiêm trọng thì nấm
cũng là một tác nhân rất lớn gây biến màu mây, giang. Theo hệ thống phân
loại thực vật thì nấm là loài thực vật bậc thấp xếp ngang hàng với hệ tảo,
nhưng khác với tảo ở đặc điểm nấm không có diệp lục tố, nên không tự quang
hợp được mà phải ký sinh trên một giá thể khác để sống.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận có khoảng trên 80.000 loài nấm khác
nhau được chia ra ở các lớp như sau:
- Lớp Archimycetes

(nấm sơ cấp)

- Lớp Phycomycetes (nấm tảo)
- Lớp Asomycetes

(nấm túi)

- Lớp Basidiomycetes (nấm đảm)
- Lớp Fungi imperfecti (nấm bất toàn)
Nấm xâm nhập vào mây, giang bằng các phương thức sau :
- Sợi nấm từ phần mây, giang đang bị mục lây lan sang phần còn tốt.
- Bào tử rơi trên bề mặt mây, giang rồi nảy mầm phát triển thành sợi,
xâm nhập vào mây, giang.
Trong thành mây, giang, nấm sinh trưởng, phát triển và duy trì mọi
hoạt động sống, chính quá trình này dẫn đến sự biến mầu và phân huỷ mây,
giang... Tuỳ loài nấm mà các quá trình trao đổi chất diễn biến khác nhau.
Sự xâm nhập của nấm vào mây, giang có thể chia thành các giai đoạn sau:

- Khi mây, giang mới được chặt hạ có độ ẩm cao, các loài nấm tiên
phong bắt đầu xuất hiện trong các tế bào sống và chết, từ đó phát triển loang
ra các tế bào bên cạnh và đi sâu vào bên trong thân mây, giang. Tuy nhiên,
các loài này thường chỉ sử dụng chất đường, bột chứa trong mây, giang làm


17

chất dinh dưỡng và chỉ gây biến màu mà không có khả năng phá hại vách tế bào.
- Khi độ ẩm mây, giang giảm đi một lượng đáng kể là điều kiện thuận
lợi cho các loài nấm có sức phá hại yếu xuất hiện. Các loài nấm này thường
sử dụng các chất chứa mà nấm tiên phong không sử dụng đến và phá vách tế
bào nhưng ở mức độ yếu, chúng không có khả năng phá huỷ hoàn toàn vách tế bào.
- Độ ẩm của mây, giang càng giảm, trong các tế bào có nhiều khoảng
trống chứa không khí, tức là lượng ôxy lớn. Đây là điều kiện bất lợi cho hai
nhóm nấm trên nhưng lại thuận lợi cho nhóm nấm thứ ba xuất hiện. Đó chính
là các loài nấm có khả năng phá hại mạnh xenluloza và lignin làm mất hoàn
toàn tính cơ học của mây, giang.
Từ sự phân tích về quá trình xâm nhập và phá mây, giang của các loài
nấm có thể chia nấm phá hại thành 2 nhóm chính:
- Nhóm nấm mốc: Xâm nhập khi độ ẩm mây, giang cao, gồm một số
loài chủ yếu Penicillium glaucum, Coniosporium bamboosea, Coniosporium
shiraianum , Asperginus niger... .
- Nhóm nấm mục: Xâm nhập khi độ ẩm trong mây, giang đã giảm,
thường gây hại các kết cấu mây, giang sử dụng ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp
với đất. Một số loài nấm mục hại mây, giang thường thấy có nấm chân chim
Schizophyllum commune, nấm gây mục hỗn hợp Hirschioporus flavus,
Pleurotus ostreatus, Auriculeria Polytricha.
Như vậy, độ ẩm mây, giang và không khí giữ vai trò quyết định cho
việc sinh trưởng và phát triển của nấm. Các nhóm nấm hại lâm sản kể trên chỉ

có thể tồn tại và phát triển ở các ngưỡng độ ẩm nhất định. Đối với sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ mây, giang nguyên liệu trong quá trình tập kết tại kho
bãi, chưa đưa vào sản xuất kịp thời cũng rất dễ bị nâm mốc gây biến màu
mây, giang. Hàng hoá trong quá trình lưu kho hoặc vận chuyển, khi điều kiện


18

môi trường không khí có ẩm độ cao, các sản phẩm mây, giang hút ẩm trở lại
cũng rất dễ bị nấm mốc.
Mỗi nhóm nấm hại lâm sản đòi hỏi điều kiện sinh thái khác nhau, do đó
nghiên cứu về nấm hại lâm sản là công việc hết sức phức tạp. So với những
nghiên cứu về côn trùng hại lâm sản thì các kết quả nghiên cứu về nấm hại
mây, giang còn rất ít. Padmanabhan cho biết tại Ấn Độ một số loài nấm hại
lâm sản chủ yếu đó là: Corilus versicolor, Polystictus sanguineus, Coriolellus
palustris, Postia placenta, Aspergillus niger, Penicillium sp, Alternaria sp,
Fungi imperfecti. Phòng thí nghiệm bảo quản lâm sản của Trường Đại học
Lâm nghiệp Philippin thường dùng bốn loài nấm hại lâm sản điển hình để thử
hiệu lực thuốc bảo quản đó là: Aspergillus niger, Botryodiplodia
theobromate, Fungi imperfecti, Penicillium sp [10].
Lê Văn Nông (1976) cho rằng luồng là vật liệu xây dựng nhà cửa khi
để ngoài trời sẽ bị nấm mục tấn công. Nấm Schizophyllum commune là loài
phá hại luồng điển hình. Tác giả cũng ghi nhận rằng trên song mây không
được bảo quản có các loài mốc xanh, mốc xám, mốc vàng, mốc đỏ, việc định
loại các loài nấm mốc trên song mây chưa được tiến hành vì thiếu tài liệu,
kinh phí và chuyên gia. Nguyễn Văn Thống (1977) khi nghiên cứu bảo quản
nứa nguyên liệu sản xuất giấy đã cho biết nứa thường bị giảm phẩm chất
trong quá trình lưu kho bãi do bị mốc và mục ải. Tác giả đã xác định hiện
tượng này do hai nhóm nấm gây nên đó là:
- Nhóm nấm nhỏ: gồm Penicillium glaucum Bref, Coniosporium

bamboosea Thuem, Coniosporium shiraianum và một số loài khác chưa xác
định được tên.
- Nhón nấm lớn: thường thấy có nấm chân chim Schizophyllum
commune Fr và nấm Hirschiopous flavus Fr [13].
Nguyễn Thu Hoài (1994), Bước đầu tìm hiểu về một số loài nấm mốc
xuất hiện trên mây nguyên liệu. Tác giả đã xác định trên mây nguyên liệu có


19

độ ẩn cao thường xuất hiện một số loài nấm gây hại bao gồn: Coniosporium
bamboosea, Rhyopus micrasporus, Aspergillus clavatus, Aspergillus Ochraceus [12].
Phòng nghiên cứu bảo quản lâm sản phối hợp với trung tâm Công nghệ
sinh học của trường Đại học Quốc gia đã xác định ba loài nấm phá hoại lâm
sản điển hình sử dụng để thử hiệu lực của thuốc bảo quản lâm sản trong điều
kiện phòng thí nghiệm đó là: nấm mục Pleurotus otreatus, nấm mục
Deadalea elegans và nấm mốc Aspergillus niger. Kết quả thử hiệu lực với các
loài nấm nêu trên sẽ cho phép xác định nồng độ, liều lượng tối thiểu của thuốc
có khả năng chống lại sự xâm nhập và phát triển của nấm hại mây, giang.
Với các tài liệu khoa học nghiên cứu về nấm hại lâm sản đã công bố,
tuy số lượng còn hạn chế, song đã cung cấp những thông tin cần thiết về
những điều kiện gây hại mây, giang của các nhóm nấm.
2.2. Thuốc bảo quản mây, giang.
Thuốc bảo quản lâm sản là những chế phẩm hoá học, sinh học có khả
năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào lâm sản nhằn ngăn cản, tiêu diệt
các tác nhân gây hại.
2.2.1. Các dạng thuốc bảo quản có thể áp dụng bảo quản mây, giang.
Thuốc bảo quản có thể áp dụng để ngâm tẩm mây, giang có thể chia ra
làm 2 loại chính sau:
- Chế phẩm dạng dầu và hoà tan trong dầu

- Thuốc hoà tan trong nước
* Thuốc dạng dầu và hoà tan trong dầu: Từ đầu thế kỷ 19, tính chất
bảo quản gỗ của các loại dầu nhựa than đá đã được phát hiện. Dầu Creosote
được Bethell đăng ký bản quyền và được dùng để tẩm gỗ theo phương pháp
chân không áp lực. Vào thời điểm đầu thế kỷ 20, loại dầu này nhanh chóng
được sử dụng phổ biến để bảo quản gỗ ở các nước Châu Âu và Mỹ. Năm
1988 Sulthoni đã sử dụng dầu diezen để thử nghiệm bảo quản tre và được


20

đánh giá có hiệu lực chống lại sự tấn công của mối. Tuy nhiên, do Creosote
ảnh hưởng nhiều đến mầu sắc tự nhiên của lâm sản và mùi hắc nên loại chế
phẩm bảo quản này không được sử dụng nhiều [9].
Từ năm 1930, các loại hoá chất hoà tan trong dầu có độ độc đảm bảo hiệu
quả bảo quản gỗ xuất hiện, tuy giá thành đắt song đã được sử dụng nhiều trong
thời gia chiến tranh thế giới thứ II đó là Pentachlorophenol, cho đến nay loại hoá
chất này đang dần hạn chế sử dụng. Từ năm 1937, DDT và 666 hoà tan trong
dung môi hữu cơ được sử dụng bảo quản gỗ ở nhiều nước dưới các tên thương
phẩm khác nhau như Hylotox, Duotex, đây là 2 loại hoá chất có độ độc cao với
côn trùng hại gỗ nhưng không có tác dụng chống mốc. Năm 1960, Wu và Shinh
đã thử nghiệm dùng DDT, gamma – BHC, dielrin sữa, Tanalit để chống mọt tre.
Tewari và Singh (1979) cho biết DDT 7- 10 % trong dầu hoả có hiệu lực bảo
quản mây rất tốt chống lại côn trùng hại tre. DDT và lindan là những chất tồn tại
lâu trong đất, gây độc hại cho môi trường, cho người, động vật và các côn trùng
có ích nên đã bị cấm trên toàn cầu. Tuy nhiên, đối với mây, giang làm hàng thủ
công mỹ nghệ rất ít sử dụng các chế phẩm dạng dầu này [31].
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, dựa vào kinh nghiệm sử dụng hoa
cúc dại tạo thuốc trừ sâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu xác định được trong
hoa cúc dại chứa các hoạt chất có tính sát trùng rất tốt như chrysamthemun

cinerariaefolium, chrysamthemun roseum và có 6 este độc với côn trùng của
axit xiclopropancacboxylic là pyrethrin I và II, cienrin I và II, jasmolin I và
II. Trong bột hoa cúc dại, các este pyrethrin chiếm tới 73% [9].
Rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng dịch chiết từ hoa cúc dại làm
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nguồn cung cấp
hoa cúc dại trong tự nhiên có số lượng hạn chế, để đáp ứng nhu cầu sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng lớn, đã có nhiều công trình nghiên cứu
cấu trúc của các ette xiclopropancacboxylat đặc biệt là pyrethrin để tổng hợp
được bằng con đường hoá học. Chính bằng con đường này đã tạo ra rất nhiều


21

dẫn xuất pyrethrin, những dẫn xuất đó được gọi là các hợp chất Pyrethroit có
hiệu lực cao đối với sâu và có nhiều ưu điểm hơn các este tự nhiên.
Hiện nay, một số hoạt chất được tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroit như
deltamethrin, cypermethrin, tribromphenol hoà tan trong dung môi hữu cơ với
các tên thương mại như Cislin, Antiborer, Celcide, InjectaAB ... là các loại
chế phẩm bảo quản lâm sản được giới thiệu có độ an toàn cao với môi trường,
đang được dùng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
* Chế phẩm hoà tan trong nước:
Thuốc bảo quản dạng này thường là hỗn hợp của hai hay nhiều hợp
chất là muối của kim loại như: kẽm, đồng, Crôm, arsenic… Sau khi ngâm tẩm
các hoá chất này có thể phản ứng với nhau tạo thành hợp chất bền vững, ổn
định có hiệu lực chống sinh vật hại gỗ tốt hơn. Sau đây là các loại thuốc muối
điển hình.
- HgCl: Được sử dụng sớn nhất, do Homberg giới thiệu từ năm 1705,
đến đầu thế kỷ 19 loại thuốc này mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và
Mỹ. Trong kỹ thuật bảo quản HgCl thường được dùng phối hợp với một số
muối khác như K2Cr2O7, Na2CO3… Đến nay loại hoá chất này không được

dùng để bảo quản gỗ nữa do có độ độc cao đối với người và động vật [10].
- CuSO4: Sun phát đồng được sử dụng để ngâm tẩm gỗ từ năm 1767,
khi phương pháp tẩm Boucherie ra đời sun phát đồng được sử dụng rộng rãi ở
châu Âu để bảo quản cột điện, cột điện thoại. Sun phát đồng có độ độc với
nấm, côn trùng và hà biển nhưng không trừ được các loài nấm tiết ra axit
oxalic như nấm Poria vaporaria. Do sun phát đồng có tính ổn định, dễ rửa trôi
và bị các hoá chất khác tác dụng làm mất hiệu lực với sinh vật hại gỗ, nên sun
phát đồng thường được bổ sung thêm một số thành phần khác để khắc phục
những nhược điểm kể trên. Sulthoni (1988), đã bảo quản tre bằng dung dịch
sun phát đồng nồng độ 7% và kết quả khảo nghiệm ngoài bãi thử tự nhiên cho


22

biết tre tẩm có hiệu quả chống lại sự tấn công của mối. Singh và Tewari đã xử
lý tre tươi bằng dung dịch CCA 10% và tre khô 5%, tre tẩm đạt tuổi thọ 15
năm trong điều kiện sử dụng ngoài trời [10].
- NaF và các hỗn hợp có NaF: Vào năm 1926, Wolman người Đức đã
đăng ký bản quyền sử dụng hỗn hợp NaF và Na2SiF6 là thuốc bảo quản gỗ.
Thành phần hoạt chất NaF có tác dụng chống nấm và hạn chế hoặc phòng ở
mức độ thấp đối với côn trùng hại gỗ. Ưu điểm nổi bật của NaF là có độ độc
thấp ở người và động vật, không ăn mòn kim koại, rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên
nhược điểm của NaF là rễ rửa trôi.
- Các hợp chất của Bo: Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các hợp chất
của Bo được sử dụng chống cháy cho gỗ. Tuy nhiên trong số các hợp chất của
Bo thì axit boric và borax được đánh giá là có khả năng chống lại các sinh vật
hại gỗ. Năm 1945, Wimbrush đã dùng borac nồng độ 4% để bảo quản tre, tác
giả cho biết thuốc đã có tác dụng hạn chế sự phá hoại của mọt tre. Hiện nay
borac, boric được dùng rộng rãi làm thuốc bảo quản lâm sản [10].
Ngày nay, với mục đích bảo vệ môi trường, xu hướng phát triển chung

của các nước trên thế giới là sử dụng các hoạt chất sinh học làm thuốc bảo
quản lâm sản. Năm 2002 các nhà khoa học Trường Đại học Kyushu và
Trường Đại học Quốc gia Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả
năng phòng chống các sinh vật hại lâm sản bằng hoạt chất tanin chiết xuất từ
thực vật hỗn hợp với amoniac - đồng, mẫu gỗ tẩm có hiệu lực phòng mối tốt [4].
Trường Đại học Quốc gia Delta của Nigera (2001) nghiên cứu chiết xuất
phenolic từ lá của loài cây Acalypha hispida, với hàm lượng 10- 14 mg/ml
dung dịch có khả năng hạn chế sự phát triển của hai loài nấm hại gỗ [4].
Tại Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ từ nguồn nguyên liệu dầu hạt neem đã chế
tạo ra rất nhiều chế phẩm trừ sâu hại nông nghiệp như Neen Bonda A, Neem
Oil, Neem AZal…[4].


23

Tại Indonesia, Jain – Narayan và Gazwal (1989) đã nghiên cứu thăm dò
khả năng sử dụng dầu vỏ hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản. Các tác giả so
sánh hiệu lực phòng chống mối đất Odontotermes của dầu vỏ hạt điều với
creosote thông thường [4].
Ở nước ta, thuốc bảo quản lâm sản có nguồn gốc từ thực vật mới bắt
đầu được quan tâm nghiên cứu. Theo những nghiên cứu của Đặng Đình
Luyến và Đỗ Hồng Sâm đã đánh giá khả năng triển vọng của dầu vỏ hạt điều
làm thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2004 Bùi Văn Ái đã tiến hành nghiên cứu sử
dụng dầu vỏ hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản. Tác giả đã đánh giá sơ bộ
hiệu lực của dầu vỏ hạt điều đối với côn trùng hại lâm sản, sau đó tiến hành
nghiên cứu nâng cao hiệu lực của dầu vỏ hạt điều bằng phương pháp sục khí
clo. Kết quả đã xác định được 02 loại thuốc bảo quản lâm sản từ dầu vỏ hạt
điều có hiệu lực phòng chống côn trùng gây hại lâm sản tốt và đảm bảo các
chỉ tiêu về an toàn môi trường [4].
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007) đã bước đầu đánh giá hiệu lực phòng

chống côn trùng gây hại lâm sản của một số chất chiết từ nguyên liệu thực
vật. Kết quả bước đầu cho biết dầu neem và tanin củ nâu có hiệu lực phòng
chống mối ở nồng độ dung dịch từ 4% trở lên. Đây là một cơ sở khoa học để
mở rộng khả năng sử dụng các hoạt chất sinh học làm thuốc bảo quản lâm
sản, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
Ngoài ra, Phòng nghiên cứu bảo quản Lâm sản cũng đã phối hợp với
Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật Phía Bắc khảo nghiệm hiệu lực
một số loại thuốc bảo quản gỗ nhập nội trước khi cho phép đăng ký sử dụng
tại Vịêt Nam như: KAA - Antiblu 55 SC, Cislin 2.5EC, Celcide 10EC,
Celbrite TC, Mapboxer 30 EC….
Trên đây là một số hoá chất vô cơ và hữu cơ được các nước trên thế
giới cũng như ở Việt Nam dùng phổ biến để bảo quản lâm sản trong suốt thể
kỷ qua. Ở từng nước khác nhau tỷ lệ của thành phần các hoạt chất của chế


24

phẩm có thể thay đổi tạo ra những tên thương mại khác nhau, nhưng tựu
chung vẫn dựa trên một số hoá chất cơ bản kể trên. Xu hướng phát triển thuốc
bảo quản lâm sản hiện nay sử dụng hoá chất mô phỏng các hợp chất từ thiên
nhiên, có khả năng phân giải nhanh hơn và an toàn với môi trường.
2.2.2. Cơ chế tác dụng của thuốc bảo quản.
Thuốc bảo quản hiện nay rất phong phú về số lượng, cơ chế tác dụng
bảo quản cũng rất khác nhau. Thuốc có thể được xử lý trực tiếp lên cơ thể
sinh vật hại lâm sản (như đối với mối) hoặc được tẩm sâu vào gỗ, hoặc xông
hơi, nhưng dù cách xử lý thế nào cũng đều nhằm phòng ngừa hoặc tiêu diệt
các tác nhân sinh vật gây hại lâm sản với các tác động như sau:
a) Cơ chế tác dụng đối với mọt, xén tóc gây hại mây, giang:
Thuốc bảo quản lâm sản có nguồn gốc hoá học hoặc từ thực vật khi sử
dụng để phòng trừ côn trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng qua vỏ cơ thể,

qua miệng và qua hô hấp.
- Thuốc xâm nhập qua vỏ cơ thể: Thuốc có đặc tính thẩm thấu qua vỏ
cơ thể côn trùng bằng cách hoà tan trong lipit và lipoprotein của lớp biểu bì
trên của vỏ cơ thể. Hoặc thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua
những đoạn da mềm như các đoạn khớp đầu, ngực, bàn chân, chân lông, râu
cơ quan cảm giác. Thuốc xâm nhập qua chỗ da mềm này và qua các tuyến tiết
dịch vào lớp hạ bì và màng đáy rồi từ đó vào tế bào thần kinh, tế bào máu và
được truyền đi khắp cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn.
- Thuốc xâm nhập qua đường tiêu hoá: Thuốc xâm nhập vào cơ thể côn
trùng qua miệng vào đường ruột cùng với thức ăn và được hấp thụ chủ yếu ở
đoạn ruột giữa qua bao ruột peritrophit rồi khuếch tán qua lớp biểu bì ruột vào
tế bào thần kinh, máu truyền đi khắp cơ thể. Một lượng thuốc cũng có thể
thẩm thấu qua thành ruột trước vào thành ruột sau và được giữ lại ở đó. Quá
trình đồng hoá và bài tiết thức ăn tiến triển càng chậm chất độc càng lưu lại
lâu trong ruột, thức ăn không tiêu hoá được vì thuốc bảo quản sẽ tiêu diệt các


25

vi khuẩn trong ruột côn trùng có tác dụng giúp tiêu hoá thức ăn, hoặc phá huỷ
men tiêu hoá của côn trùng.
- Chế phẩm xâm nhập qua đường hô hấp: Ngoài những loại thuốc tác
động qua đường tiếp xúc, đường tiêu hoá còn có loại thuốc gây hiệu lực qua
đường hô hấp do một phần thuốc biến thành thể khí có tác dụng xông hơi.
Chất độc xâm nhập qua lỗ thở cơ thể côn trùng và từ đó qua hệ thống khí
quản và vi khí quản vào tổ chức tế bào thông qua quá trình thông hơi. Chế
phẩm xâm nhập qua đường hô hấp gây độc nhanh và mạnh hơn rất nhiều so
với xâm nhập qua đường ruột và qua vỏ cơ thể côn trùng bởi sẽ tác động ngay
tới tế bào thần kinh [8], [22].
b) Cơ chế tác dụng đối với nấm gây hại mây, giang:

Thuốc bảo quản đã được tẩm vào mây, giang, trước hết nó đã tạo ra
một môi trường khác hẳn với mây giang không tẩm, nó tước bỏ những điều
kiện tối ưu hoặc ít ra là không thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào tử
nấm, hơn thế nữa nó phá hoại ngay các bào tử nấm. Các chất thấm vào các
bào tử, phản ứng với các thành phần chủ yếu của bào tử làm cho bào tử không
thể nảy mầm được vì trong thành phần cấu tạo của bào tử có nhiều nhóm có
hoạt tính hoá học như nhóm hydroxin, photphatamin, cacbonxin, sunfrin,
amidzol... trong đó nhóm nào cũng có khả năng phản ứng với hoá chất tích
luỹ trong bào tử. Mặt khác, các hoá chất khi đã xâm nhập được vào nấm,
chúng có khả năng tạo thành các lực liên kết Vanderval, liên kết hydro, liên
kết ion, liên kết bán phân cực hoặc liên kết đồng hoá trị với các axit amin,
protein và các chất khác trong quá trình cơ bản trao đổi chất của nấm, ức chế
sự phân chia tế bào, làm biến đổi cấu trúc bên trong của tế bào. Tuỳ loại hoá
chất mà một số men của tế bào bị ức chế làm rối loạn các hoạt động dinh
dưỡng như hút nước, hút glucose quá nhiều, làm ngưng kết hoặc biếntính
protit. Kết quả tổng hợp của các tác động nói trên của chế phẩm bảo quản sẽ
làm cho nấm biến dạng về hình thái hoặc bị tiêu diệt ngay trên mây, giang đã
tẩm [10].


×