Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn TRIỂN KHAI HƯỚNG dẫn một số dự án NGHIÊN cứu KHOA học –kỹ THUẬT bộ môn hóa học CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.43 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
Đơn vị: Trường PTDTNT ĐĂK R’LẤP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRIỂN KHAI HƯỚNG DẪN MỘT SỐ DỰ ÁN NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC –KỸ THUẬT BỘ MÔN HÓA HỌC
CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

Người thực hiện: VÕ NHƯ SƠN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTNT ĐĂK R’LẤP

Lĩnh vực: HÓA HỌC

Năm học: 2016 – 2017


MỤC LỤC
1- PHẦN MỞ ĐẦU

trang 3

- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng ,phạm vi áp dụng
- Phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi giới hạn nghiên cứu
2- PHẦN HAI : NỘI DUNG


trang

……..5

-Cơ sở Lý luận của vấn đề
-Thực trạng
-Các biên pháp để giải quyết vấn đề
-Kết quả đạt được
-Hiệu quả chung của đề tài
3- PHẦN 3; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

trang……18

- Kết luận
- Kiến nghị
3- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang …20
4- PHỤ LỤC: các hình ảnh minh họa ….trang 21

2


I-MỞ ĐẦU :
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bộ môn hóa học là môn khoa học tự nhiên gắn liền với đời sống, sản
xuất, nên rất cần những nghiên cứu, ứng dụng từ lí thuyết vào thực tiễn. Trong nhà
trường phổ thông, việc giảng dạy hóa học vẫn chủ yếu nặng về lí thuyết, việc thực
hành còn sơ sài và chưa mang tính ứng dụng. Việc tăng cường ứng dụng nghiên
cứu khoa học để góp phần giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, xã hội sẽ phát
huy những giá trị của kiến thức lý thuyết, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm
quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học; học tập các phương pháp giải

quyết các vấn đề trong tự nhiên, xã hội.
Việc triển khai các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh phổ
thông đã được tiến hành trong những năm gần đây ở các tỉnh thành trong cả nước,
đã có rất nhiều đề tài có giá trị của học sinh được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc triển
khai rộng rãi đến tất cả các trường, để thực sự trở thành phong trào thường xuyên
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: tìm kiếm đề tài phù hợp, cơ sở vật chất, điều
kiện thực nghiệm còn rất hạn chế, kinh phí thực hiện ....
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy và học ở nhà trường phổ thông
đang từng bước được tiến hành một cách sâu rộng, kết hợp nhiều hình thức, đặc
biệt là các phương pháp gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống. Do đó, nhiều cuộc
thi khoa học, kỹ thuật được triển khai nhằm mục đích giúp học sinh phổ thông tìm
hiểu về các phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng những vấn đề lí thuyết
vào thực tiễn, từ đó làm tăng niềm say mê học hỏi, nghiên cứu của học sinh.
Tuy nhiên, với những sự hạn chế về kiến thức, sự thiếu thốn về cơ sở vật
chất, việc học sinh tự tìm hiểu, mày mò để thực hiện các đề tài là hết sức khó khăn,
đòi hỏi có sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên để học sinh có thể tạo ra các đề tài
dự án phù hợp với điều kiện sẵn có và trình độ của học sinh.
Trên cơ sở và các lý do nêu trên tôi có sáng kiến về việc triên khai hoạt động
hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án KHKT liên quan đến Bộ môn Hóa học để
các đồng nghiệp tham khảo nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động NCKHKT cho học
sinh Tỉnh nhà trong các năm tới theo định hướng của Bộ GD-ĐT về đổi mới giáo
dục toàn diện.
I.2-Mụcđíchnghiêncứu:
Đề tài “ Triển khai hướng dẫn một số dự án nghiên cứu Khoa học-Kỹ thuật
bộ môn Hóa học cho học sinh Trung học phổ thông” nhằm mục đích:
– Định hướng về việc hướng dẫn một số đề tài nghiên cứu KHKT liên quan
bộ môn Hóa học phù hợp cho học sinh ( Lấy minh họa từ 3 dự án đã triển
khai)
– Hình thành các nhóm học sinh thực hiện các đề tài dự án.
– Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy hóa học cụ thể

trong 1 đề tài từ nghiên cứu lý thuyết đến thực nghiệm cho học sinh..
3


- Từng bước góp phần giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống liên quan
đến bộ môn Hóa học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên các mô
hình sản xuất khi được công nhận bản quyền theo các quy định hiện hành.
I.3- Đối tượng nghiên cứu -Phạm vi áp dụng:
– Đề tài được ứng dụng cho học sinh Trung học phổ thông.
– Đề tài được thực hiện trong phạm vi nhà trường phổ thông
I.4-Phươngphápnghiêncứu:
- Phương pháp thống kê để thể hiện kết quả các quá trình hướng dẫn, thực
nghiệm, rút kinh nghiệm qua các thí nghiệm đặc thù của bộ môn Hóa học.
-Các phương pháp Hóa lý, phương pháp Hóa học chuyên ngành được sữ
dụng để hướng dẫn học sinh thực hành nghiên cứu như : Phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nươc, phương pháp sắc ký chuyên ngành phân tích, phương pháp kiểm
định, lấy mẫu theo các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn IZO hiện hành của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
I.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Áp dụng riêng cho đối tượng học sinh Phổ
thông trung học với các đề tài dự án mà lĩnh vực Hóa học chiếm vị trí chủ đạo.

4


II-NỘIDUNG
. II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ :
- Phát hiện và giải quyết các ý tưởng sáng tạo của học sinh liên quan đến bộ
môn Hóa học để đưa các ý tưởng này thành đề tài dự án cần phải xác định bản chất
hóa học cơ bản của ý tưởng sáng tạo. Từ đó tìm các phương pháp nghiên cứu khoa
học , xác định các sản phẩm được tạo thành, nghiên cứu ứng dung gắn với thực

tiển cuộc sống.Từ cơ sở khoa học của đề tài dự án người giáo viên phải tìm các
phương pháp tiếp cận, dự báo các tình huông khi hướng dẫn cho học sinh trực tiếp
thực hiện các quy trình của dự án. Trong hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất của
nhà trường bản thân người giáo viên còn phải biết phương pháp vận dụng liên kết
sự giúp đở của các cơ quan nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành mới có
thể giải quyết việc xác định bản chất khoa học ( cụ thể là bản chất hóa học của dự
án) để tìm ra công cụ và phương tiện thực hiện các đề tài dự án, giúp cho học sinh
hoàn thành đề tài để biến ý tưởng thành hiện thực, cụ thể là các sản phẩm hàng hóa
liên quan đến bộ môn Hóa học để phục vụ đời sống.
- Cơ sở trên còn phải gắn với phương pháp dạy học theo dự án đã rất phát
triển ở phương Tây và mới đây có ở Việt Nam, việc đưa phương pháp dạy
học theo dự án vào trong chương trình dạy học theo chiều sâu cho một hay
nhiều nhóm học sinh thực hiện các đề tài, dự án cụ thể mang tính chất
chuyên ngành. Trong những năm gần đây việc triển khai dự án trong thực tế
đã được phát triển chính thức thành một chiến lược dạy học ở nhiều trường
với một trong các hình thức đó là các dự án sáng tạo khoa học, kĩ thuật.
II.2Thựctrạngcủavấnđề:
:
.
- Trong 3 năm học từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017 công
tác nghiên cứu khoa học của học sinh của các trường trung học phổ thông của
Tỉnh nhà cho thấy nhiều hiệu quả tích cực đối với việc dạy và học môn hóa học.Sở
Giáo dục- Đào tạo Đăk Nông đã tổ chức liên tiếp 3 Cuộc thi KHKT của ngành .
Dưới sự chỉ đạo của Sở , Trường PTDTNT Đăk R’Lấp đã tích cực tham gia hoạt
đọng này từ năm 2014 bằng các đề tài nghiên cứu xuất phát từ ý tưởng của học
sinh của Trường riêng bộ môn Hóa học đã triển khai được 3 đề tài dự án để thực
nghiệm các ý tưởng sáng tạo của học sinh .
- Các ý tưởng của học sinh :
+ Năm học 2014-2015: Các học sinh Điểu Túy, Thị Thương, Chí Nhịt Pình,
Đào Tiểu Yến ( Trong đó có 2 em Điểu Túy và Thị Thương nhà ở Quảng

Trực- Tuy Đức Đăk Nông là khu vực có diện tích rừng Thông rất lớn ) có ý
tưởng dùng Nhựa cây Thông để diều chế ra loại sản phẩm có tạc dụng thanh
trùng môi trường.
+ Năm học 2015-2016: Học sinh Điểu Linh và Vòng Thị Hông Hạnh phát
hiện 1 loại cây Sả ở Buôn Đăk P’Lao ( Khu vực nhà gia đình em Điểu Linh
sinh sông đồng bào dân tộc thường dùng lá 1 loại cở dại giống như Cây Sả
để tắm trị cảm cúm và có tác dụng đuổi muổi- Hai em có ý tưởng điều chế ra
sản phẩm có tính chất của loại cỏ Sả trên.
5


+Năm học 2016-2017: Các học sinh thuộc khối 10 của Trường thấy các anh
chị Linh Hạnh thành công đề tài dự án Cây Sả điều chế ra Sữa tắm nên đã có
ý tưởng phát triển thêm hai sản phẩm mới từ Cây Sả chanh Đăk Nông để
điều chế hai sản phẩm thân thiên với môi trường mà phái Nữ rất hay dùng
đó là Nước rửa chén và Nước Lau sàn nhà.
Trong việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực hóa học, đòi hỏi các thiết bị kĩ thuật cao,
nhiều hóa chất mà ở phòng thí nghiệm trường phổ thông không có sẵn, do đó việc
xây dựng các đề tài phù hợp, dễ làm, có tính gần gũi với học sinh là rất cần thiết
đặc biệt là sự sự giúp đở của các cơ quan khoa học. Hiện cơ sở vật chất của trường
đang từng bước được hoàn thiện, đội ngũ giáo viên cũng đầy đủ sẽ tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu khoa học của học sinh, đặc biệt là trong môn
hóa học.
Trường PTDTNT Đăk R’Lấp ở vùng nông thôn, xung quanh khu vực có rất
nhiều loài thực vật, trong đó có nhiều thực vật có giá trị về mặt dược liệu, hơn nữa
một số công đoạn nghiên cứu về các loài thực vật không cần đòi hỏi nhiều thiết bị,
hóa chất phức tạp, vì vậy, việc tập trung khai thác các đề tài liên quan sẽ thuận lợi.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả trình bày ba dự án cho học sinh
nghiên cứu, dự kiến thực hiện trong thời gian tới (tại trường PTDTNT Đăk R’Lấp )
và hiệu quả của một dự án nghiên cứu đã được thực hiện (tại trường PTDTNT Đăk

R’Lấp. Đề tài này góp phần bổ sung thêm các phương pháp dạy học hiện có, phát
triển phương pháp dạy học theo dự án, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nghiên
cứu khoa học kĩ thuật trong môn hóa học.
II.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề :
+ Lập các nhóm nghiên cứu: mỗi nhóm gồm 3 – 5 học sinh có trình độ phù
hợp với đề tài.Ưu tiên chọn các em học sinh có ý tưởng để làm các trưởng nhóm
nghiên cứu.
Ví dụ: - Nhóm trưởng của Dự án 2014-2015 về Đề tài Nhựa Thông Đăk
Nông là em Điểu Túy.
-Nhóm trưởng của dự án 2015-2016 là em Điểu Linh về Đề tài Cây
Sả Đăk Nông.
-Nhóm trưởng của dự án 2016-2017 là em Đường Thị Mai về hai sản
phẩm thân thiện môi trường từ Cây Sả Đăk Nông
+ Hợp tác với các chuyên viên của các cơ quan chuyên ngành xác định bản
chất của các nguyên liệu liên quan đến bản chất hóa học của dự án để đề ra phương
án tiến hành các bước nghiên cứu ( Như các Sở Khoa học- Công nghệ ,Trung tâm
phân tích …)
+ Xác đinh cơ sở khoa học của đề tài dự án để chon sản phẩm của đề tài dự
án:
-Đối với dự án năm học 2014-2015 cơ sở khoa học là: Khi cấu trúc phân
tử của thành phần hóa học thay đổi thì tính chất hóa học của nguyên liệu sẽ
biến đổi theo.Vận dụng Cơ sở khoa học này để chuyển hóa hợp chất Terpen
6


có trong Tinh dâu Thông Tuy Đức thành hợp chất Terpineol có mùi Đinh
hương có tác dụng khử khuẩn, khử mùi cho các công trình vệ sinh trong nhà
trường.
-Đối với Dự án 2015-2016 về đề tài Cây Sả Đăk Nông có cơ sở khoa học
là:

Trong những điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau tính chất hóa
học đặc trưng của nguyên liệu có thể dẫn đến hàm lượng các chất thành
phần có thể khác nhau. Những sự khác nhau về chất này có thể vận dụng
để điều chế các sản phẩm dân dụng khác nhau phục vụ cho đời sống con
người.Vận dụng cơ sở khoa học này chúng tôi đã cho các em sữ dụng
Tinh dầu Sả Đăk Nông có hàm lượng Xitral cao để nghiên cứu điều chế
Sửa tắm có tác dụng khử khuẩn, diệt nấm và có mùi thơm đuổi một số
loại muỗi.
-Đối với dự án năm học 2016-2017 có cơ sở khoa học là:
Từ đặc tính hóa học đặc trưng của nguyên liệu có thể vận dụng để điều chế
các sản phẩm khác nhau để phục vụ mục đích sinh hoạt.Cơ sở khoa học để chọn
công thức điều chế Nước rửa chén và Nước lau sàn nhà hữu cơ thân thiện với môi
trường là tìm các nguyên liệu hoạt động bề mặt và các chất khử khuẩn, diệt nấm,
tạo mùi thơm dễ phân hủy sinh học, không gây ô nhiễm môi trường.Vận dụng cơ
sở khoa học này đã điều chế hai loại sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường
mà phái nữ thường sữ dụng cho công việc nội trợ gia đình , đây là tính mới và sáng
tạo của đề tài năm nay.
+ Lập đề cương và phương pháp nghiên cứu: Với mỗi đề tài, dưới sự hướng dẫn
của giáo viên, học sinh tiến hành lập đề cương và tìm hiểu tổng quan, phương pháp
nghiên cứu cho đối tượng trong đề tài.
+ Thực nghiệm: Học sinh tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở đề cương
và phương pháp nghiên cứu có sự phối hợp của Trung tâm Phân tích Sở Khoa họcCông nghệ Lâm Đồng để giúp các nhóm học sinh giải quyết các vấn đề thực tiển
như xác định thành phần và bản chất hóa học của dự án, đánh giá và kiểm định
chất lượng các sản phẩm điều chế được theo các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu
chuẩn ISO hiện hành.
+ Ghi nhận kết quả và đánh giá quá trình thực hiện.

7



II.4 Kết quả đạt được:
Để thu được kết quả chúng ta phải xây dựng kế hoạch thời gian cho việc
hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT kịp với tiến độ chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và
Sở GD-ĐT Đăk Nông, cụ thể như sau:
+ Xây dựng kế hoạch thời gian cho từng dự án :
Thời gian thực hiện đề tài thường được thực hiện trong thời gian 4 tháng.
 ĐỀ TÀI 1: NGHIẾN CỨU ĐIỀU CHẾ HƯƠNG LIỆU TỪ NHỰA THÔNG
ĐĂK NÔNG ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
THÁNG

TUẦN
1
2

9/2014

3

4
5
10/2014

11/2014

CÔNG VIỆC CỦA HỌC SINH
-

Tìm hiểu về cơ sở lí thuyết về Nhựa Thông và
tinh dầu.


-

Tìm hiểu về cây Thông tại Quảng Trực, Tuy Đức,
Đăk Nông (các tài liệu tham khảo về thành phần, công
dụng, dược tính…), đặc biệt là các loại tinh dầu
Thông đã được chưng cất từ Nhựa Thông.

-

Đi thực địa để tham quan và thu thập mẫu Nhựa
thông tai Quảng Trực.

-

Tìm hiểu về phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước, xây dựng trên lí thuyết một quy trình chưng cất
phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm sẵn có.

-

Ký hợp tác với Trung tâm phân tích Sở KHCN
chuẩn bị các điều kiện thực nghiệm cho Đề tài dự án.

-

Chuẩn bị hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước (hệ
thống chưng cất, ống sinh hàn, bình lóng…)
- -Hướng dẫn học sinh tham quan rừng Thông và thu
thập Nhựa Thông (dự kiến tiến hành nghiên cứu trên
lá cây) tại địa phương.


6
7
8

-

9

-

Tiến hành định danh, và sơ chế mẫu (rửa sạch, bỏ
đi những bộ phận hư, sâu).

-

Hướng dẫn HS chưng cất Tinh dầu Thông bằng
thiết bị sẳn có của Phòng Thí nghiệm

10

11

-

Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu phân tích
8


12


thành phần hóa học của Tinh dầu Thông, cho nhóm Hs
cùng tham gia trải nghiệm NCKH
-

-Tìm loại sản phẩm có thể điều chế được để phục
vụ những nhu cầu của nhà trường

-

Đánh giá chất lượng sản phẩm Hương liệu được
bằng các Tiêu chuẩn KHKT và đưa vào áp dụng trong
nhà trường.

13

14
12/2014

Nghiên cứu, và thử ứng dụng của Hương liệu trong việc
vệ sinh trường học.
-

15

16

Đánh giá và kiểm nghiệm tính ứng dụng của đề
tài.


Hướng dẫn HS viết bài báo cáo về kết quả thu được và
luyện tập kỹ năng trình bày trước Cuộc thi KHKT và
Sáng tạo TTN.

 ĐỀ TÀI 2:.
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU SẢ ĐỂ ĐIỀU CHẾ SẢN PHẨM
PHỤC VỤ SINH HOẠT
THÁNG

TUẦN

9/2015

1
2
3

CÔNG VIỆC CỦA HỌC SINH
-

Thông qua giảng dạy bộ môn Hóa học phát hiện ý
tưởng ứng dụng của cây Sả Đăk Nông của HS dân
tộc tại trường để sưu tầm và trồng thử giống Sả
chanh có nguồn gốc Ấn Độ trên nền đất Boxit của
nhà trường.

- Hướng dẫn cho 1 nhóm học sinh chúng em nghiên
cứu ứng dụng Tinh dầu cây Sả được trồng thử
nghiệm tại vườn trường để thực nghiệm điều chế
sản phẩm mà các tài liệu đã công bố trên các tài

liệu hoặc mạng Internet.
.
- Tìm hiểu về phương pháp chưng cất tách Tinh dầu,
xây dựng trên lí thuyết một quy trình chưng cất
phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm sẵn có.
9


-

Phối hợp với các cơ quan NCKH có trang thiết bị
hiện đại để hợp tác đánh giá thành phần hóa học của
nguồn nguyên liệu

-

Hướng dẫn học sinh thu hoạch lá Sả Đăk Nông và
hướng dẫn chưng cất Tinh dâu bằng Phương pháp lôi
cuốn hơi nước.

-

Định hướng điều chế sản phâm ứng dung như điều
chế Sữa tắm phục vụ sinh hoạt.

-

Hướng dẫn học sinh nghiên cứu công thức pha chế
sản phẩm từ nguyên liệu Sả Đăk Nông


8

-

Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu phân tích
chất lượng sản phẩm theo các Tiêu chuẩn Việt Nam
của Bộ KH-CN, dự kiên giá thành sản phẩm

9

-

Đánh giá giá thành sản phẩm cùng chủng loại tại
thị trường Đăk Nông, tìm hiểu các thông tin liên quan
đến sản phẩm để xác định tính mới, tính sang tạo của
đề tài.

4
5
6
7
10/2015

10
11/2015

11

-


12

-

Điều chế từng lô sản phẩm phục vụ cho 300 HS
của Trường để thử nghiệm cảm quan sản phẩm

13
14
12/2015

Đánh giá và kiểm nghiệm tính ứng dụng của đề
tài.

15

Hướng dân HS làm Poster và thiết kế Video dự án

16

Hướng dẫn HS viết bài báo cáo về kết quả thu được và
luyện tập kỹ năng trình bày trước Cuộc thi KHKT và
Sáng tạo TTN. Hướng dân học sinh thuyết trình Đề tài
Dự án KHKT NCKHKT tại Sở GD-ĐT và KHKT cấp
Quốc gia.

10


DỰ ÁN 3: NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ NƯỚC RỬA CHÉN VÀ NƯỚC LAU SÀN

NHÀ HỮU CƠ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÂY SẢ CHANH ĐĂK
NÔNG

THÁNG

TUẦN

CÔNG VIỆC CỦA HỌC SINH

1

- Trồng và chăm sóc Sả vụ 2 tại vườn trường.

2

- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng kiến thức khoa học vào
thực tiễn để phục vụ đời sống. Nhóm học sinh chúng em đã
tiếp tục trồng Sả tại vườn trường để thực nghiệm điều chế
các sản phẩm ứng dụng mà các tài liệu đã công bố hoặc trên

3

mạng Internet.
Nhận xét, đối chiếu hai sản phẩm chế thử về giá thành,
chất lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường

9/2016

- Tiến hành chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi
nước tinh dầu Sả chanh trồng được ở vụ 2. Đối chiếu chất

4

lượng tinh dầu Sả chưng cất vụ 2 so với vụ 1.
-

10/2016

- Nghiên cứu công thức điều chế sản phẩm Nước rửa

5
6
7
8

Phối hợp với các cơ quan NCKH có trang thiết bị
hiện đại để hợp tác đánh giá thành phần hóa học của
nguồn nguyên liệu Sả vụ 2

chén và Nước lau sàn nhà thân thiện với môi trường trên cơ
sở dùng tinh dầu Sả chanh kết hợp với các chất hoạt động bề
mặt khác.
-

Hướng dẫn học sinh nghiên cứu công thức pha chế
2 sản phẩm mới Nước Rửa chén và Nước Lau sàn nhà
hữu cơ thân thiện với môi trường từ nguyên liệu Sả
Đăk Nông

11



9

-

Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu phân tích
chất lượng sản phẩm theo các Tiêu chuẩn Việt Nam
của Bộ KH-CN, dự kiên giá thành sản phẩm

11

-

Đánh giá giá thành sản phẩm cùng chủng loại tại
thị trường Đăk Nông.

12

-

10
11/2016

-

Điều chế từng lô sản phẩm phục vụ cho 200 HS
của Trường để thử nghiệm cảm quan sản phẩm

-


Đánh giá và kiểm nghiệm tính ứng dụng của đề

13

14

tài.

12/2016
15

Hướng dân HS làm Poster và thiết kế Video dự án

16

Hướng dẫn HS viết bài báo cáo về kết quả thu được và
luyện tập kỹ năng trình bày trước Cuộc thi KHKT và
Sáng tạo TTN. Hướng dân học sinh thuyết trình Đề tài
Dự án KHKT NCKHKT tại Sở GD-ĐT và KHKT cấp
Quốc gia.

Do có kế hoạch về thời gian chi tiết, linh động cho nên kết quả 3 đề tài dự án trong
thực tế đạt được như sau:
 ĐỀ TÀI 1: NGHIẾN CỨU ĐIỀU CHẾ HƯƠNG LIỆU TỪ NHỰA
THÔNG ĐĂK NÔNG ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
Nhóm học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã làm được các vấn đề
sau:
(1) Tìm hiểu về cây Thông và tinh dầu Thông ở Quảng Trực, Tuy Đức,
Đăk Nông xuất phát từ ý tưởng của 1 học sinh của Trường tại Quảng Trực vì nơi
này có diện tích rừng Thông rất lớn

(2) Tìm hiểu về phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để tách Tinh
dầu từ Nhựa thông
(3) Xây dựng qui trình thực nghiệm:
– Thu mẫu: Nhựa thông tại Quảng Trực ,Tuy Đức, Đăk Nông
– Thực nghiệm:
+ Dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tại phòng thí
nghiệm trường để chiết xuất tinh dầu.
12


+ Dùng một số phương pháp làm sạch tinh dầu như chiết, chưng cất...
(4) Xác định một số tính chất và thành phần hóa học của tinh dầu Thông
thu được đối chiếu với các các loại Tinh dầu Thông trong nước và quốc tế bằng
phương pháp Sắc ký hiện đại nhất của Trung tâm Phân tích Lâm Đồng
(5) Điều chế loại Hương liệu đặc biệt có tác dụng khử mùi hôi để sử dụng
trong công tác vệ sinh trường học
 Mục đích:
- Khảo sát thành phần hóa học cơ bản của nguồn nguyên liệu nhựa thông của
địa phương phân bố ở huyện Tuy Đức - Đăk Nông.
- Tiến hành thử nghiệm chế biến các mẫu nhựa thông tại các vùng trên để đánh
giá chất lượng các sản phẩm tinh dầu và Colofan (Tùng hương) của các mẫu
nguyên liệu đối chiếu với tiêu chuẩn sản phẩm Tinh dầu thông và Colofan hiện
nay.
- Điều chế các cấu tử Hương liệu (các đồng phân của Terpineol ) trong phạm vi
phòng thí nghiệm từ nguồn tinh dầu thu được trong quá trình chế biến nhựa thông
trên.
- Thử nghiệm các Tổ hợp Hương liệu điều chế được để xữ lý các khu vực vệ sinh
trường học để đánh giá hiệu quả của sản phẩm .
- Phân tích hiệu suất chuyển hóa nhựa thông và hiệu suất phản ứng điều chế tổ
hợp hương liệu từ Tinh dầu thông bằng phương pháp phân tích hiện tại với sự hổ

trợ trang thiết bị Máy phân tích Sắc ký khí và các thiết bị chuyên dùng khác của
Trung tâm phân tích ( Sở Khoa học- Công nghệ Lâm Đồng).
 Kết quả:
I- Khảo sát về Nhựa thông Đăk Nông: Từ Nhựa thông Đăk Nông tách được Tinh
dầu thông và Tùng hương ( Colofan) đạt tiêu chuẩn thương phẩm có giá trị gấp
đôi khi bán nhựa thông ( Nhựa thông giá 25.000đ/ 1kg , Tinh dầu Thông và Tùng
hương có giá 55.000đ/ 1Kg)
- Chúng em nhận thấy Tinh dầu thông Đăk Nông có hàm lượng α − Pinen cao
(82,5%) rất thuận lợi cho việc điều chế Tổ hợp Hương liệu Terpineol các các sản
phẩm có giá trị khác từ Tinh dầu thông như Terpinhydrat dùng làm thuốc ho,
Camphor, long não sử dụng cho các Dược phẩm, Công nghiệp hương liệu.
- Tùng hương Đăk Nông có hàm lượng Axit Abietic cao rất thuận lợi cho chế
biến các sản phẩm như Sơn, chất dẽo, xà phòng …
II. Quá trình tổng hợp Hương liệu:
Tổng hợp Terpineol từ Tinh dầu thông bằng tác nhân axit H 2SO4 ( cho giai đoạn
Terpin hóa ) và H3P04 ( Cho giai đoạn Đề hydrat hóa) cho hiệu suất ổn định và
sản phẩm có hương thơm tốt.
III/ Thử nghiệm dùng Terpineol : Xữ lý hai nhà vệ sinh khu vực dành cho Học sinh
Nam và khu vực nhà Vệ sinh Nữ đạt kết quả tốt, thời gian khử mùi là 7 ngày / 1
lần/ 200ml
IV / Hiệu quả kinh tế nếu chọn cây Thông để phủ xanh đồi núi trọc, hoăc đất đã
qua quá trình khai thác Boxit để trồng Thông : hiệu quả mang lại là : 52,5 triệu
13


đồng/ 1 năm với điều kiện chế biến ra Tinh dâu Thông và Tùng hương. Với thông
số tạm tính
- Lấy mật độ cây Thông là 300 cây/ 1Ha
- Nhựa : Mỗi cây cho 3,5Kg /1 năm
Nếu điều chế ra các sản phẩm khác như Terpineol, Campho, Sơn, chất dẽo, Các

Polyme, Xà phòng …thì giá trị sẽ thu gấp nhiều lần góp phần tăng thu nhập cho
nền kinh tế nước nhà.
+Đánh giá tại Cuộc thi KHKT năm 2014-2015: Đề tài này của các học
sinh Chí Nhịt Pìn, Đào Tiểu Yến , Điểu Túy đạt 2 giải Nhì Cuộc thi KHKT cấp
Tỉnh 2015, và giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Tỉnh Đăk Nông
Lần thứ Nhát
 ĐỀ TÀI 2: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU SẢ ĐỂ ĐIỀU CHẾ
SẢN PHẨM PHỤC VỤ SINH HOẠT:
Nhóm học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS nhóm II đã làm được các
vấn đề sau:
1-Trồng thử giống Sả chanh Đăk Nông trên nền đất Boxit của nhà trường.
2-Trong điều kiện của nhà trường sẽ tiến hành chưng cất bằng phương pháp
lôi cuốn hơi nước Tinh dầu Sả chanh trồng được. Đối chiếu chất lượng Tinh
dầu Sả chưng cất được với tiêu chuẩn chất lượng các địa phương khác sản
xuất được.
3-Chế thử sản phẩm Xà phòng tắm ( Dạng sữa) phục vụ sinh hoạt và có tác
dụng đuổi muỗi cho học sinh phòng chống Sốt xuất huyết khi học bài vào
ban đêm từ nguyên liệu thích hợp và Tinh dầu Sả chanh chưng cất được.
4-Nhận xét, đối chiếu sản phẩm chế thử về giá thành, chất lượng với các sản
phẩmcùngloạitrênthịtrường
 Mục đích:
- Trồng thử giống Sả chanh Đăk Nông trên vườn trường của nhà trường.
- Trong điều kiện của nhà trường sẽ tiến hành chưng cất bằng phương pháp
lôi cuốn hơi nước Tinh dầu Sả chanh trồng được. Đối chiếu chất lượng Tinh
dầu Sả chưng cất được với tiêu chuẩn chất lượng các địa phương khác sản
xuất được.
- Chế thử sản phẩm Xà phòng tắm ( Dạng sữa) phục vụ sinh hoạt và có tác
dụng đuổi muỗi cho học sinh phòng chống Sốt xuất huyết khi học bài vào
ban đêm từ nguyên liệu thích hợp và Tinh dầu Sả chanh chưng cất được.
- Nhận xét, đối chiếu sản phẩm chế thử về giá thành, chất lượng với các sản

phẩm cùng loại trên thị trường.
14


 Kết quả:
1. Khảo sát về Tinh dầu Sả chanh Kiến Đức, Đăk R’Lấp, Đăk Nông: Qua
kết quả trồng và chế biến bằng phương pháp lôi cuốn hơi nướcTinh dầu
Sả chanh của Kiến Đức trồng tại Vườn Trường PTDTNT Đăk R’Lấp đạt
chuẩn của Tinh dầu Sả chanh là 0,43%.
2. Chất lượng của Tinh dầu Sả chanh Kiến Đức, Đăk R’Lấp , Đăk Nông có
hàm lượng Xitral tổng cao (80,7% ) so với Tinh dầu Sả chanh cả nước,
đặc biệt hàm lượng Xitral A cao rất thuận lợi để điều chế các sản phẩm
phục vụ sinh hoạt như Xà phòng, thuốc khử khuẩn và diệt nấm.
3. Khảo sát về tính ứng dụng của Xà phòng tắm ( Sữa tắm) từ tinh dầu Sả
chanh: Đã tìm được công thức điều chế sản phẩm Xà phòng tắm (Dạng
sữa) đạt các tiêu chuẩn quy định của nhà nước và đã đưa vào sử dụng
trong thực tiễn lớp 11NT cho thấy sản phẩm có tính khử khuẩn, khử mùi,
diệt nấm và đặc biệt có tác dụng đuổi muỗi cho học sinh khi sinh hoạt
học tập vào ban đêm tại Trường PTDTNT Đăk R’Lấp.
4. Giá thành sản phẩm của dự án này là có thể cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại nếu làm tốt khâu tiếp thị, mẫu mã bao bì đẹp.
5. Từ Tinh dầu Sả chanh trồng và chưng cất được Nhóm học sinh thứ 2
nhận thấy vùng đất Boxit Đăk Nông có thể thích nghi để trồng Sả chanh
có hàm lượng Tinh dầu cao ( đạt 0,43%), chất lượng Tinh dầu tốt với hàm
lượng Xitral cao có thể dùng làm nguyên liệu để điều chế các sản phẩm
dân dụng như Xà phòng tắm gội có tính năng tẩy rửa, khử khuẩn ,diệt
nấm và đuổi muỗi có giá thành cạnh tranh tốt nếu có các nguồn đầu tư về
tài chính và dây chuyền sản xuất tiên tiến.
6. Từ kết quả của Dự án KHKT Nhóm học sinh thứ 2 đề nghị cần tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn về tinh dầu Sả ở Đăk Nông để điều chế các sản phẩm

khác như thuốc Xịt đuổi muỗi phòng chống bệnh sốt rét, điều chế các
hương liệu phục vụ cho ngành Mỹ phẩm như Mentol, Geraneol,
Citronelal, …
Đánh giá kết quả tại Cuộc thi KHKT năm học 2015-2016: Đề tài này
do hai HS Điểu Linh và Vòng Thị Hồng Hạnh đạt 1 giải Nhì và 1 giải
Ba tại Cuộc thi KHKT cấp Tỉnh , đạt giải Khuyến khích cấp Quốc
gia của Bộ GD-ĐT, 1 giải Vừ A Dính của Trung Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, đạt giải 3 Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên cấp Tỉnh Lần
15


thứ 2 và được tham dự Cuộc thi Sáng tạo TTN toàn quốc năm
2016.Hai em đã được Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM
cấp học bổng toàn phần 400 triệu đồng và được tuyển thẳng vào
Trường ĐH này sau khi vượt qua kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2017.

+ĐỀ TÀI 3: NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ NƯỚC RỬA CHÉN VÀ NƯỚC LAU
SÀN NHÀ HỮU CƠ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÂY SẢ CHANH
ĐĂK NÔNG

Nhóm học sinh thứ III dưới sự hướng dẫn của giao viên đã làm được:
- Trồng , chăm sóc và nghiên cứu sâu hơn về Sả vụ 2 tại vườn trường.
- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn để tìm ra 2 sản
phẩm ứng dụng khác. Nhóm học sinh thứ 3 đã tiếp tục trồng Sả tại vườn trường để
thực nghiệm điều chế các sản phẩm ứng dụng mà các tài liệu đã công bố hoặc trên
mạng Internet.
- Tiến hành chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước tinh dầu Sả chanh
trồng được ở vụ 2. Đối chiếu chất lượng tinh dầu Sả chưng cất vụ 2 so với vụ 1.
- Nghiên cứu được công thức điều chế sản phẩm Nước rửa chén và Nước lau sàn
nhà thân thiện với môi trường trên cơ sở dùng tinh dầu Sả chanh kết hợp với các chất

hoạt động bề mặt thân thiện với môi trường khác.
-Nhận xét, đối chiếu hai sản phẩm chế thử về giá thành, chất lượng với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn IZO

 Mục đích:
- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn để phục vụ
đời sống. Nhóm học sinh thứ 3 năm học 2016-2017 đã tiếp tục trồng Sả tại vườn
trường để thực nghiệm điều chế các sản phẩm ứng dụng mà các tài liệu đã công bố
hoặc trên mạng Internet.
- Tiến hành chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước tinh dầu Sả chanh
trồng được ở vụ 2. Đối chiếu chất lượng tinh dầu Sả chưng cất vụ 2 so với vụ 1.

16


- Nghiên cứu công thức điều chế sản phẩm Nước rửa chén và Nước lau sàn
nhà thân thiện với môi trường trên cơ sở dùng tinh dầu Sả chanh kết hợp với các
chất hoạt động bề mặt khác.
- Nhận xét, đối chiếu hai sản phẩm chế thử về giá thành, chất lượng với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường.
 Kết quả:
1. Khảo sát về tinh dầu Sả chanh Kiến Đức, Đăk R’Lấp, Đăk Nông: Qua kết
quả trồng và chế biến bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước tinh dầu Sả chanh của
Kiến Đức trồng tại vườn Trường PTDTNT Đăk R’Lấp đạt chuẩn của tinh dầu Sả
chanh vụ 2 là 0,67% (Cao hơn so với vụ 1 là 0,43%).
2. Chất lượng của tinh dầu Sả chanh Kiến Đức, Đăk R’Lấp, Đăk Nông có
hàm lượng Xitral tổng cao hơn 76% so với tinh dầu Sả chanh cả nước, đặc biệt
hàm lượng Xitral cao rất thuận lợi để điều chế các sản phẩm phục vụ sinh hoạt như
nước rửa chén, nước lau sàn nhà, …
3. Nhóm học sinh thứ 3 đã chọn ra 2 công thức tối ưu điều chế Nước rửa

chén và Nước lau sàn nhà phù hợp với cơ sở khoa học vì tìm ra nguyên liệu chọn
lọc thân thiện với môi trường và đã dùng tinh dầu Sả chanh tự nhiên như một
nguồn nguyên liệu tạo ra chất lượng đặc trưng cho các sản phẩm đi từ nguồn
nguyên liệu tự nhiên giá rẻ (Các nguyên liệu đầu vào như SLES, MonoLaurin được
điều chế từ Dầu dừa, Ankyl Polyglucozit được điều chế từ đường Glucozơ). Việc
dùng Tinh dầu Sả chanh tự nhiên của Đăk Nông có hàm lượng Xitral cao làm chất
diệt khuẩn thân thiện với môi trường là điểm mới, đặc trưng cho 2 sản phẩm mới
của vùng đất Boxit Tây Nguyên. Các nguyên liệu điều chế 2 sản phẩm của dự án
rất dễ phân hủy sinh học nên thân thiện với môi trường là có cơ sở khoa học.
4. Giá thành sản phẩm của dự án Nhóm HS III là có thể cạnh tranh với các
sản phẩm cùng loại nếu làm tốt khâu tiếp thị, mẫu mã bao bì đẹp.
Đánh giá kết quả dự án tại Cuộc thi KHKT cấp Tỉnh năm học 2016-2017
nhóm học sinh thứ 3 gồm : HS Tái Sơn Đông, Đường Thị Mai, Lường Thị
Thúy Hà đạt 2 giải Nhì Cuộc thi KHKT cấp Tỉnh và được cử đi thi KHKT
cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức vào 13/3/2017-Hai em đạt 2 giải đặc biệt
do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ĐH Mỏ -Địa chất trao tặng.
17


V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Hiệu quả chung của đề tài: Do thực hiện đầy đủ các nội dung của đề tài
nên việc triển khai hướng dẫn học sinh các dự án nghiên cứu thuộc bộ môn
Hóa học đã đạt được các vấn đề sau:
-Các đề tài dự án KHKT được áp dụng góp phần làm phong phú các phương
pháp dạy học, đổi mới các hình thức dạy học, dạy học gắn liền lí thuyết và thực
tiễn.
-Tạo thuận lợi, định hướng cho học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên
cứu khoa học.
-Phối hợp được với cơ quan nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề khó
khăn về trang thiết bị hiện đại để giải quyết các vấn đề thực tiển của dự án một

cách khoa học và có chiều sâu
-Tăng hứng thú học tập, đam mê khoa học cho học sinh; Phát huy tính tự lập,
trách nhiệm cho học sinh; Phát triển khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, rèn luyện
năng lực đánh giá và khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
-Tạo sân chơi tri thức cho học sinh, góp phần đưa việc nghiên cứu khoa học
kĩ thuật của học sinh ở trường phổ thông thành một phong trào thường xuyên, bổ
ích.
-Giải quyết được một số vấn đề trong đời sống, sinh hoạt ở nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
III.1 Kết luận: Để triển khai tốt việc hướng dẫn học sinh NCKH thuộc bộ môn
Hóa học giáo viên cần thực hiện các vấn đề sau:
- Phát hiện ý tưởng mới của học sinh gắn với bộ môn và điều kiện tự nhiên
của địa phương, giáo viên chủ động tìm hiểu cơ sở khoa học của vấn đề ứng
dụng, đây là điểm mạnh phong phú của bộ môn Hóa học.Từ cơ sở khoa học,
xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho HS để hướng dẫn và trang bị cho các
nhóm học sinh về các phương pháp khoa học và kỹ thuật chuyên ngành để
giải quyết các vấn đề thực tiển.
- Chủ động xây dựng mối liên hệ và tranh thủ sự giúp đở của các cơ quan
Khoa học –Kỹ thuật chuyên ngành để khắc phục sự khó khăn về trang thiết
bị kỹ thuật của ngành giáo dục.
- Định hướng các phần việc nhỏ cho từng nhóm học sinh để cả lớp học sinh
có niềm đam mê nghiên cứu khoa học để áp dụng trong thực tiễn góp phần
phát triển các ý tưởng của học sinh quan tâm đến các vấn đề của sinh
hoạt..Chủ động tìm các phương pháp khoa học thực nghiệm để giải quyết
những vấn đề cụ thể của bộ môn Hóa học và các yếu tố thị trường của các
sản phẩm cụ thể trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đồng thời muốn đạt
được hiệu quả cao hơn cần có sự kết hợp giúp đở của các cơ quan quản lý
Khoa học- Công nghệ để đăng ký bản quyền sản phẩm .
18



III.2 Kiến nghị:
- Để việc triển khai hướng dẫn học sinh NCKHKT của giáo viên các nhà
trường của Tỉnh nhà phát triển tốt đề nghi lãnh đạo Sở GD-ĐT có kiến nghị
với Bộ có ý kiến chị đạo các cơ quan KHKT chuyên ngành có kế hoạch tạo
điều kiên giúp đở giáo viên và học sinh các nhà trường được tham quan,
thực hành nghiên cứu, phân tích đánh gia các đề tài mới tại các cơ sở
NCKH của các ngành và Bộ khác.
- Có nguồn kinh phí cho hoạt động NCKHKT mà không trích từ chi tiêu
thường xuyên của nhà trường để giảm bớt áp lực của các khoản chi thường
xuyên của đơn vị./Kiến Đưc, ngày 24 tháng 3 năm 2017
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM

VÕ NHƯ SƠN

19


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , NXB Y học
2. Lê Ngọc Thạch (2003) ,Tinh dầu , NXB Đại học quốc gia TPHCM
3. Nguyễn Kim Phi Phụng(2004), Phương pháp cô lập các hợp chất hữu cơ , NXB
đại học quốc gia TPHCM
4. NguyễnTinhDung (2003), NXB Giáo dục
, NXB giáo dục

Hóa học phân tích, Tập 1,2

5. Mạng Internet


20


V- PHỤ LỤC: CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Dự án 1:
Ảnh 1: Rừng Thông Quảng Trực- Tuy Đức, Đăk Nông

Ảnh 2: Nhóm học sinh đi thu thập Nhựa Thông làm Dự án NCKHKT Lần thứ I

21


Ảnh 3: Học sinh Nhóm 1 tách sản phẩm Hương liệu điều chế được từ Nhựa Thông

Ảnh 4: HS Điểu Túy thực hiện phản ứng Đề hyđrat hóa để có được Hương liệu

22


Ảnh 5: Thành viên Nhóm Dự án 1 Tham gia phân tích sản phẩm bằng phương
pháp Sắc ký khí tại Trung tâm Phân tích-Sở KH-CN Lâm Đồng.

Ảnh 6: Đ/ c Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở GD-ĐT Đăk Nông trao giải Nhì
KHKT cấp Tỉnh Lần thứ I cho nhóm học sinh Dự án 1 của Trường PTDT NT Đăk
R “Lấp

23


Dựán2:

Ảnh 7: Nhóm Dự án 2 gồm Điểu Linh và Vòng Thị Hộng Hạnh trồng và chăm sóc
vườn Sả tại Trường PTDTNT Đăk R’Lấp để nghiên cứu dự án 2

Ảnh 8: HS Vòng Thị Hồng Hạnh được hướng dẫn phân tích thành phần Hóa học
tại Trung tâm Phân tích Lâm Đồng tại Phòng Thí nghiệm chuyên ngành.

24


Ảnh 8: Sản phẩm Sữa tắm được điều chế Từ nguyên liệu Sả chanh Đăk Nông tham
gia cuộc thi KHKT cấp Tỉnh lần thứ 2 và KHKT cấp quốc gia 2016 đạt 13/13 tiêu
chuẩn Việt Nam

25


×