Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Siêu âm đàn hồi ARFI và siêu âm thường quy chẩn đoán phân biệt tổn thương đặc ở phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.21 KB, 23 trang )

Siêu âm đàn hồi ARFI
và siêu âm thường quy chẩn đoán phân biệt
tổn thương đặc ở phổi

Bs Lê Thanh Liêm, Bs Phan Thanh Hải
Trung Tâm Y Khoa Medic, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Vũng Tàu – Hội Nghị Điện Quang và YHHN Toàn Quốc Lần Thứ XVI


Tổng quan (1)
• Siêu âm đã được sử dụng từ lâu trong
chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Sau
đó, được mở rộng trong các bệnh lý
khác của lồng ngực và phổi (Stender et
al. 1994; Broaddus and Light 1994).
• Nhược điểm: Không khảo sát được
những tổn thương cách thành ngực bởi
lớp khí.
• Ưu điểm: Khi thấy tổn thương, siêu
âm cung cấp nhiều thông tin giúp ích
cho chẩn đoán.
• B Mode: hình thể, hồi âm, đường bờ,
đặc hay dịch, ...


Tổng quan (2)
• Siêu âm Doppler: cung cấp hình ảnh phân bố mạch máu và phân
biệt nguồn gốc mạch máu.
• Theo đó, phổ 3 pha kháng lực cao là đặc trưng của động mạch
phổi, gặp trong viêm phổi thùy và xẹp phổi.


• Phổ 1 pha kháng lực trung bình là đặc trưng của động mạch phế
quản trung tâm, gặp trong u phế quản.


Tổng quan (3)
• Siêu âm đàn hồi quan sát tổn thương
theo chiều kích mới, đó là dựa vào độ
cứng của tổn thương.
• Kỹ thuật tạo hình xung lực bức xạ âm
- ARFI (Acoustic Radiation Force
Impulse Imaging) trên máy Siemen
Acuson S2000, bao gồm:
– Bản đồ đàn hồi - VTI (Virtual
Touch Tissue Imaging)
– Định lượng vận tốc sóng biến dạng
truyền qua mô – VTQ (Virtual
Touch Tissue Quantification).


Mục đích
Sử dụng kỹ thuật ARFI khảo sát các tổn thương
đặc phổi ngoại vi, kết hợp với siêu âm B-mode và
Doppler để đánh giá khả năng của kỹ thuật ARFI
trong chẩn đoán phân biệt các tổn thương này.


Phương pháp và đối tượng (1)
- Đây là nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
- Tổng cộng có 28 bệnh nhân tại Trung tâm Y khoa
Medic từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 12 năm 2012,

tuổi từ 18 đến 79.
- 16 trường hợp viêm phổi thùy (57,1%), 6 trường hợp
xẹp phổi (21,4%), 4 trường hợp ung thư phế quản
(14,2%), 2 trường hợp lymphoma di căn phổi (7,1%).


Phương pháp và đối tượng (2)
- Siêu âm đàn hồi ARFI: 6 trường hợp, bao gồm 3 trường hợp
viêm phổi thùy và 3 trường hợp xẹp phổi. Mỗi trường hợp được
đo ARFI (VTQ) 5 lần.
- Sử dụng phần mềm thống kê Medcalc để so sánh giá trị ARFI
(V= m/giây) giữa hai nhóm.
- Tất cả các trường hợp đã được chụp X-Quang phổi, xét nghiệm
máu và siêu âm bằng đầu dò cong 3,5 MHz hoặc đầu dò thẳng
7,5 MHz trên nhiều loại máy siêu âm (Siemens, Aloka,
Medison,…).
- Chụp cắt lớp vi tính dùng trong các trường hợp chẩn đoán không
rõ ràng (10 trường hợp, 35,7%).


Kết quả (1)
16 trường hợp viêm phổi thùy, 9 trường hợp ở thùy
dưới của phổi (87,5%), có hình tam giác (94%), bờ
đều (68,7%), đồng phản âm với mô gan (25%), có khí
ảnh nội phế quản (air bronchogram) (94%), có hình
ảnh cây mạch máu (9 trường hợp, 56%), phổ 3 pha
kháng lực cao trên siêu âm Doppler (7/9 trường hợp,
77,8%) (hình 1, hình 2).



a

b

c

Hình 1: Bệnh nhân nam 49 tuổi, khám bệnh vì đau đầu. (a,b) Siêu âm tình cờ phát
hiện tổn thương đặc đáy phổi (T), có hình tam giác, bờ đều, đồng phản âm với mô
gan, có khí ảnh nội phế quản và cây mạch máu. (c) X-Quang thấy đám mờ vùng
đáy phổi (T), xác định chẩn đoán viêm phổi thùy.


a

b

c

Hình 2: Bệnh nhân nam 45 tuổi, khám bệnh vì tiêu chảy kéo dài. (a,b) Siêu âm phát hiện
tổn thương đặc đáy phổi (T), hình tam giác, bờ đều, đồng phản âm với mô gan, có một
mạch máu đơn lẻ, phổ 3 pha kháng lực cao, không có khí ảnh nội phế quản. (c) X-Quang
thấy đám mờ vùng đáy phổi (T), xác định chẩn đoán viêm phổi thùy.


Kết quả (2)
6 trường hợp xẹp phổi, thường có hình tam giác
(100%), bờ đều (83,3%), tăng âm (100%), cây mạch
máu (2 trường hợp, 33,3%), phổ Doppler 3 pha kháng
lực cao (2/2 ca, 100%), khí ảnh nội phế quản (50%)
(hình 3, hình 8).



a
c

b
d

Hình 3: Bệnh nhân nam 60 tuổi, ho kéo dài. (a,b) Siêu âm phát hiện tổn thương đặc thùy
dưới phổi phải, hình tam giác, bờ đều, tăng âm, không có khí ảnh nội phế quản, có hình
ảnh cây mạch máu, phổ 3 pha kháng lực cao (c,d). Chụp cắt lớp vi tính phát hiện u phế
quản thùy dưới phải, gây xẹp phổi, tổn thương thấy được trên siêu âm là vùng phổi xẹp.


Kết quả (3)
4 trường hợp ung thư phế quản, thường có hình
bầu dục (75%), bờ không đều (75%), giảm âm
(100%), không có khí ảnh nội phế quản, có mạch máu
đơn lẻ (4 trường hợp, 100%), phổ 1 pha kháng lực
thấp (3/4 trường hợp, 75%) (hình 4, hình 5).


b

a
Hình 4: Bệnh nhân nam 56 tuổi, ho kéo dài. (a) XQuang phổi phát hiện tổn thương thâm nhiễm lan tỏa 2
phế trường, gợi ý tổn thương do viêm nhiễm, có thể do
lao. (b,c) Siêu âm phổi phát hiện tổn thương dạng u
đặc, đa ổ, ở ngoại vi phổi (P)(T), hình oval, bờ không
đều, giảm âm, không có khí ảnh nội phế quản, có

mạch máu đơn lẻ, phổ 1 pha kháng lực thấp, RI=0,56.
(d) Siêu âm bụng phát hiện tổn thương gan đa ổ dạng
di căn.

c

d


a

c
b
Hình 5: Bệnh nhân nam 18 tuổi, khám vì đau vai trái dữ dội 1 tháng. (a) Siêu âm vai phát
hiện u xương vai trái, phản âm kém, tăng sinh mạch máu, có hủy xương. (b) Siêu âm phổi
phát hiện 1 tổn thương đặc phổi (P), sát trên cơ hoành, hình oval, bờ không đều, giảm âm,
không có khí ảnh nội phế quản, có mạch máu đơn lẻ. (c) chụp cắt lớp vi tính xác định u
thùy dưới phổi (P), dính vòm hoành (P). Bệnh nhân được làm sinh thiết lõi, chẩn đoán
Adenocarcinoma biệt hóa kém.


Kết quả (4)
Lymphoma có hình tròn hay oval, phản âm kém giống nang và mạch
máu đơn lẻ, không có khí ảnh nội phế quản (Hình 6).

a

b

Hình 6: Bệnh nhân nam 55 tuổi, có tiền căn Lymphoma vùng cổ, đã điều trị khỏi 2 năm,

hiện tại tái khám vì khó thở tăng dần. (a) Siêu âm vùng cổ phát hiện nhiều hạch vùng trên
đòn, phản âm kém, đã được sinh thiết, xác nhận lymphoma tái phát. (b) Siêu âm phổi phát
hiện tổn thương đặc, đa ổ ở ngoại vi phổi (P)(T), phản âm kém giống nang và mạch máu
đơn lẻ, không có khí ảnh nội phế quản .


Kết quả (5)
Siêu âm đàn hồi ARFI:
- Vận tốc sóng biến dạng của viêm phổi thùy từ 2,06 đến
4,02 m/giây (trung bình=3,11 ± 0,99 m/giây).
- Vận tốc sóng biến dạng của xẹp phổi từ 0,94 đến 1,93
m/giây (trung bình=1,52 ± 0,46 m/giây).
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với t =
2,896 (p = 0,034) (hình 7, hình 8, hình 9). Kết quả cho thấy
vận tốc sóng biến dạng ARFI của viêm phổi thùy cao hơn
(cứng hơn) vận tốc sóng biến dạng của xẹp phổi.


d

a

b c

e

Hình 7: Hình ARFI phổi. Bệnh nhân nữ 38 tuổi, đau vùng trước ngực 3 ngày, sốt nhẹ. (a)
Siêu âm phổi phát hiện tổn thương echo kém, tương đối đồng nhất, có khí ảnh nội phế quản,
dạng viêm phổi thùy. Trên bản đồ đàn hồi (VTI) cho thấy tổn thương mềm (màu trắng),
không đồng nhất, xen lẫn nhiều vùng cứng (màu đen). (b) VTQ cho giá trị vận tốc trung

bình V=2,06 m/giây. (c) X-Quang phổi cho thấy dám mờ thùy giữa phổi phải, phù hợp chẩn
đoán viêm phổi thùy. (d)(e) Sau 1 tuần điều trị bằng kháng sinh, siêu âm ngực cho thấy tổn
thương phổi biến mất, X-Quang phổi thấy còn hình mờ nhưng có giảm so với trước.


e
a

c

b

d

Hình 8: Bệnh nhân nam 38 tuổi, ho kéo dài. (a,b) Siêu âm phát hiện tràn dịch màng phổi
(P) và xẹp thùy dưới phổi (P), hình tam giác, bờ đều, phản âm dày, có cây mạch máu phổ 3
pha kháng lực cao, không có khí ảnh nội phế quản. (c) Trên bản đồ đàn hồi VTI cho thấy
tổn thương tương đối đồng nhất, độ cứng trung bình (màu xám). (d) VTQ cho giá trị vận tốc
trung bình V=1,93 m/giây. (e) Hình X-Quang thấy đám mờ đáy phổi phải, có đường cong
Damoiseau xác nhận tràn dịch màng phổi phải lượng trung bình, không thấy xẹp phổi.


6

5

4

3


2

1

0
atelectasis

lobe_pneumonia

Hình 9: Vận tốc sóng biến dạng của viêm
phổi thùy từ 2,06 - 4,02 m/giây (trung
bình=3,11± 0,99 m/giây) và của xẹp phổi từ
0,94 - 1,93 m/giây (trung bình=1,52 ± 0,46
m/giây). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa hai nhóm với t = 2,896 (p = 0,034).


Kết luận
• Đây là một nghiên cứu sơ bộ về siêu âm đàn hồi ARFI
trong chẩn đoán phân biệt tổn thương đặc phổi ở ngoại vi,
kết hợp với siêu âm B-mode và Doppler. Kết quả ban đầu
cho thấy vận tốc sóng biến dạng ARFI của viêm phổi thùy
cao hơn (cứng hơn) vận tốc sóng biến dạng của xẹp
phổi.
- Trong tương lai, cần nghiên cứu với số lượng lớn để xác
nhận khả năng của kỹ thuật này và ứng dụng trong thực
hành lâm sàng.


Tài liệu tham khảo

1. Roee Lazebnik S., MD Ph.D.,Tissue Strain Analytics - Virtual Touch Tissue Imaging and
Quantification, Siemens ACUSON S2000 Utrasound System, Siemens Medical Solutions,
USA, Inc, Mountain View, CA USA, 2008.’
2.

Color Doppler Sonographic Mapping of Pulmonary Lesions, Evidence of Dual Arterial
Supply by Spectral Analysis, Christian Görg, MD, Ulf Seifart, MD, Konrad Görg, MD and
Gerhard Zugmaier, MD Medizinische Universitätsklinik, Marburg, Germany.

3.

HEPATIZATION OF A LUNG LOBE AS A CAUSE OF PERSISTENT COUGH, Ali
Emad MD, Shiraz University of Medical Sciences, Shiraz, Iran.

4.

Real-time lung ultrasound for the diagnosis of alveolar consolidation and interstitial
syndrome in the emergency department. Volpicelli, Giovanni; Silva, Fernando; Radeos,
Michael. European Journal of Emergency Medicine: April 2010 - Volume 17 - Issue 2 - pp
63-72.

5.

Diagnosis of peripheral pulmonary carcinoid tumor using endobronchial ultrasound,
Daniel
P
Steinfort1,
Moira
Finlay2,
Louis

B
Irving1
1 Department of Respiratory Medicine, Royal Melbourne Hospital, Victoria 3050, Australia,
2008.

6.

Lung cancer staging, From Wikipedia, the free encyclopedia.


Xin Chân Thành Cảm Ơn !

-

Liên Hệ:

-

Email:

Bs Lê Thanh Liêm, Khoa Siêu âm, Trung Tâm Y
Khoa Medic, Hòa Hảo, TP. Hồ Chí Minh.




×