Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

De cuong ôn thi bộ môn Đa dạng sinh học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.2 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................1
Câu 1: Suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam?............................................................................2
Khái niệm về đa dạng sinh học......................................................................................................2
Câu 5. Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ở việt nam.............................................5
Nguyên nhân trực tiếp...................................................................................................................5
Nguyên nhân sâu xa......................................................................................................................6
3.2. Đối với xã hội....................................................................................................................9
3.3. Đối với môi trường..........................................................................................................10
Câu ..Khái niệm về đất ngập nước và vai trò của đất ngập nước đối với hệ sinh thái, đối
với con người?........................................................................................................................10


Câu 1: Suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam?
Khái niệm Suy thoái đa dạng sinh học
Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy
giảm loài, nguồn gen và hệ sinh thái, từ đó làm suy giảm giá trị, chức năng của đa dạng
sinh học. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở các mặt:
• Hệ sinh thái bị biến đổi
• Mất loài
• Mất đa dạng di truyền
Khái niệm về đa dạng sinh học
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund)
thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái đất, là hàng triệu loài
động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gene của chúng và là các hệ sinh thái
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.
Khái niêm Bảo tổn đa dạng sinh học
Bảo tổn đa dạng sinh học (Conservation of biodiversity) là việc quản lý mối tác động
qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích
lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của các thế' hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững,


2001).
Câu 2: Các giá trị của đa dạng sinh học?
Giá trị kinh tế trực tiếp
Giá trị kinh tế trực tiếp là những giá trị của các sản phẩm sinh vật được con người
trực tiếp khai thác và sử dụng. Các giá trị này thường được tính toán dựa trên số liệu
điều tra ở những điểm khai thác và đối chiếu với số liệu thống kê việc xuất nhập khẩu
của cả nước. Giá trị kinh tế trực tiếp được chia thành giá trị sử dụng cho tiêu thụ và giá
trị sử dụng cho sản xuất.
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho
cuộc sống hàng ngày như: củi đốt và các loại sản phẩm khác cho tiêu dùng cho gia đình.
Các sản phảm này không xuất hiện trên thị trường nên hầu như chúng không đóng góp
gì vào tổng thu nhập quốc dân (GDP), nhưng nếu không có những nguồn tài nguyên này
thì cuộc sống con người sẽ gặp những khó khăn nhất định. Sự tồn tại của con người
không thể tách rời các loài sinh vật. Thế giới sinh vật mang lại cho con người nhiều sản
phẩm mà con người đã, đang và sẽ sử dụng như: thức ăn, nước uống, gỗ, củi, nguyên
liệu, dược liệu...
ở Việt Nam theo thống kê ban đầu có khoảng 73 loài thú, 130 loài chim và hơn 50
loài bò sát có giá trị săn bắt. Cá biển cũng là nguồn thực phẩm quan trọng, hàng năm
nước ta khai thác khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá (Phạm Thược 1993). Ngoài ra, con người
còn sử dụng hàng ngàn loài cây làm thức ăn, thức ăn gia súc, lấy gỗ, chiết xuất tinh dầu
và phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa.
Giá trị sử dụng cho sản xuất
Giá trị sử dụng cho sản xuất là giá trị thu được thông qua việc bán các sản phẩm thu
hái, khai thác được từ thiên nhiên trên thị trường như củi, gỗ, song mây, cây dược liệu,
hoa quả, thịt và da động vật hoang dã...
Giá trị sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn ngay cả ở những
nước công nghiệp.
Giá trị sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng cung cấp nguồn nguyên vật liệu



cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến giống vật nuôi, cây trồng trong sản
xuất nông lâm nghiệp. Đặc biệt quan trọng là nguồn gen lấy từ các loài hoang dã có khả
năng kháng bệnh cao và chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi tốt hơn.
Các loài hoang dã còn cung cấp nguồn dược liệu quan trọng. Ớ Việt Nam qua điều
tra sơ bộ có khoảng 3.200 loài cây và 64 loài động vật đã được con người sử dụng làm
dược liệu, chữa bệnh (Võ Văn Chi, 1997).
Giá trị gián tiếp
Giá trị kinh tế gián tiếp là lợi ích do đa dạng sinh học mang lại cho cả cộng đồng.
Như vậy giá trị kinh tế gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm cả chất lượng nước, bảo
vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hoà khí
hậu và tích lũy cho xã hội tương lai.
Giá trị kinh tế gián tiếp có thể kể đến gồm:
• Giá trị sinh thái:
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất trong đó có loài người. Hệ
sinh thái rừng nhiệt đới được xem như là lá phổi xanh của thế giới. Đa dạng sinh học là
nhân tố quan trọng để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như: quang hợp của thực vật,
mối quan hệ giữa các lòai, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, bảo vệ và làm tăng
độ phì đất, hạn chế sự xói mòn của đất và bờ biển,... tạo môi trường sống ổn định và bền
vững cho con người. Đa dạng sinh học còn góp phần tạo ra các dịch vụ nghỉ ngơi và du
lịch sinh thái
Du lịch sinh thái có thể là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc bảo vệ
da dạng sinh học, nhất là khi chúng được tổ chức, phối hợp chặt chẽ với chương trình
quản lý và bảo tồn tổng hợp
Giá trị giáo dục và khoa học:
Nhiều sách giáo khoa đuợc biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh
được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Thêm
vào đó những tài liệu về lịch sử tự nhiên cũng được đưa vào giáo trình giảng dạy trong
các trường học (Hair và Pomerantz, 1987).
Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh

thái học đã tìm hiểu hệ sinh thái mà không phải tiêu tốn nhiều tiền và không đòi hỏi
nhiều loại dịch vụ cao cấp. Những hoạt động khoa học này mang lại lợi nhuận kinh tế
cho những khu vực nơi họ tiến hành quan sát nghiên cứu. Giá trị thực sự còn là khả
năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng vốn sống cho con người.
Giá trị văn hóa và dân tộc học:
Ngoài những giá trị nêu trên, đa dạng sinh học còn có nhiều giá trị về văn hóa và
dân tộc học mà nó dựa trên các nền tảng về đạo đức cũng như kinh tế. Hệ thống giá trị
của hầu hết các tôn giáo, triết học và văn hóa cung cấp những nguyên tắc và đạo lý cho
việc bảo tồn loài. Những nguyên tắc, triết lý này được con người hiểu và quán triệt một
cách dễ dàng, giúp cho loài người biết bảo vệ cả những loài không mang lại giá trị kinh
tế lớn.
Câu 3: Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học?
Đa dạng sinh học suy thoái do 2 nhóm nguyên nhân chính là : hiểm họa tự nhiên và
tác động của con người.
Các hiểm họa tự nhiên gây ra những tổn hại nặng nề cho đa dạng sinh học trong
những kỷ nguyên cách đây hơn 60 triệu năm, còn ảnh hưởng của các hoạt động do con
người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ XIX đến nay.
Những ảnh hưởng do tác động của con người gây ra chủ yếu làm thay đổi, suy thoái


và hủy hoại cảnh quan trên diện rộng. Điều đó đẩy loài và các quần xã vào nạn diệt
chủng. Mối nguy hại do con người gây ra đối với đa dạng sinh học là việc phá hủy, chia
cắt, làm suy thoái sinh cảnh (nơi sống). Việc khai thác quá mức các loài phục vụ cho
nhu cầu của con người, việc du nhập các loài và gia tăng bệnh dịch cũng là những
nguyên nhân quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học. Các mối đe dọa trên có liên
quan mật thiết đến sự gia tăng dân số của toàn thế giới.
Việc phá hủy các quần xã sinh học xảy ra nhiều nhất trong vòng 150 năm trở lại đây
và liên quan đến dân số thế giới: 1 tỷ người năm 1850, 2 tỷ người năm 1930 và 5,9 tỷ
người vào năm 1995, hiện nay đã có trên 6 tỷ người. Tốc độ tăng dân số thấp ở các nước
công nghiệp phát triển nhưng còn cao ở các nước kém phát triển ở Châu Á, Châu Phi và

Mỹ La Tinh mà đây lại là những nơi giàu tính đa dạng sinh học (WRI/UNeP/UNDP,
1994)
Câu 4: So sánh 2 phương pháp bảo tồn và mối liên hệ
Đặc điểm
Khái niệm

Mục đích

Hình thức

Ưu điểm

Nhược
điểm

Bảo tồn nguyên vi
Là bảo tồn chúng trong môi
trường sống nơi đã hình thành
và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng
Phương thức này nhằm bảo tổn
các hệ sinh thái và các sinh
cảnh tự nhiên để duy trì và khôi
phục quần thể các loài trong
môi trường tự nhiên của chúng.

Bảo tồn chuyển vị
Là phương thức bảo tồn các cá thể
trong những điều kiện nhân tạo
dưới sự giám sát của con người


Nhân giống, lưu giữ, nhân vô tính
hay cứu hộ trong các trường hợp:
+ Nơi sinh sống bị suy thoái hay
hủy hoại không thể lưu giữ lâu
hơn các loài
+ Dùng để làm vật loài cho nghiên
cứu, thực nghiệm và phát triển sản
phẩm
Bảo tồn nguyên vị có 6 hình Bảo tồn chuyển vị có 4 hình thức
thức bảo tồn:
bảo tồn:
•Khu bảo vê nghiêm ngặt
•Vườn động vật hay vườn thú
•Vuờn quốc gia
•Bể nuôi
•Thắng cảnh thiên nhiên
•Vườn thực vật và vườn cây gỗ
•Khu dự trữ thiên nhiên có •Ngân hàng hạt giống
quản lý
•Khu bảo tổn cảnh quan đất
liền! cảnh quan biển
•Sử dụng bền vững các hê sinh
thái tự nhiên
- Là phương thức lý tưởng, có - Bảo vệ tất cả các loài có nguy cơ
thể áp dụng các biện pháp bảo
bị tuyệt diệt, các quần thể nhỏ,
vệ có hiệu quả cho các hệ
dễ dàng quản lý, giám sát và
sinh thái

theo dõi
- Chi phí thấp
- Khó quản lý, giám sát và theo - Chi phí lớn
dõi các loài
- Khó nghiên cứu đối với các loài
có vòng đời phức tạp, có chế độ


dinh dưỡng thay đổi mỗi khi
chúng lớn lên và do đó môi
trường sống của chúng thay đổi
theo
- Khó áp dụng cho các loài không
thể sinh sản (động vật) hoặc tái
sinh (thực vật) ngoài môi trường
sống tự nhiên.
Giống nhau: Đều để bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật và đa dạng sinh học.
*Mối liên hệ
• Bảo tổn Ex-situ và bảo tổn In-situ là những cách tiếp cận có tính bổ sung cho
nhau (Kennedy, 1987; Robinson, 1992). Những cá thể từ các quần thể được bảo
tổn Ex- situ sẽ được thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để để tăng cường cho các
quần thể được bảo tổn In-situ. Nghiên cứu các quần thể được bảo tổn Ex-situ có
thể cung cấp cho ta những hiểu biết về đặc tính sinh học của loài và gợi ra những
chiến lược bảo tổn mới cho các quần thể được bảo tổn In-situ. Các quần thể Exsitu được bảo tổn tốt sẽ làm giảm nhu cầu phải bắt các cá thể ngoài hoang dã để
phục vụ mục đích trưng bày hoặc nghiên cứu. Kết quả của bảo tổn Ex-situ đối với
một loài sẽ góp phần giáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tổn loài cũng
như bảo vệ các cá thể của loài đó ngoài tự nhiên.
• Một phương thức trung gian cần cho bảo tổn In-situ và bảo tổn chuyển Ex-situ là
sự giám sát và quản lý chặt chẽ quần thể các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt
diệt trong các khu bảo vệ nhỏ. Những quần thể này vẫn còn mang tính hoang dã

song con người thỉnh thoảng có thể can thiệp được để tránh sự suy thoái số lượng
quần thể.
• Việc lựa chọn phương thức bảo tổn phải dựa trên cơ sở luật pháp về bảo tổn đa
dạng sinh học (các công ước quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia) và điều kiện cụ
thể của từng quốc gia, từng vùng.
Câu 5. Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ở việt nam
Về các nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam đến nay, có thể tóm tắt
như sau:
Nguyên nhân trực tiếp
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu cơ sở khoa học, thiếu quy
hoạch hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên để phát triển kinh tế đang gây tác động xấu
đến đa dạng sinh học. Quá trình đô thị hóa diễn ra cùng với việc xây dựng cơ bản như
làm giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, … là những nguyên nhân trực tiếp làm mất
hoặc chia cắt môi trường sống, làm phá hủy các nơi cứ trú, cạn kiệt nguồn thức ăn, hạn
chế khả năng phát tán và định cư của loài.
Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật
Khai thác quá mức gỗ và củi dẫn đến rừng bị xuống cấp, diện tích rừng bị thu hẹp
Một số hệ sinh thái rừng không thể tự tái sinh bằng diễn thế sinh thái, dẫn đến giảm
diện tích rừng tự nhiên, kéo theo mất nơi cư trú, ảnh hưởng về nguồn thức ăn. Nhiều
loài không thể tồn tại khi không thích nghi được với sự thay đổi về sinh thái và nguy
cơ bị săn bắt nhiều hơn.
Nạn săn bắt buôn bán động, thực vật hoang dã cũng dẫn đến suy thoái đa dạng


loài. Hiện nay, tình trạng lùng sục, thu gom, mua bán, vận chuyển trái phép động vật
hoang dã sống và các sản phẩm từ động vật quý hiếm ngày càng tăng.
Du nhập các loài ngoại lai
Cùng với việc buôn bán xuất khẩu các loài động, thực vật hoang dã, sự nhập nội
các loài ngoại lai cũng gây suy thoái đa dạng sinh học. Sự du nhập của các loài ngoại

lai, đặc biệt là các loài xâm hại có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến
các đặc trưng sinh thái của quần thể sinh vật bản địa.
Ở Việt Nam hiện nay, một số loài ngoại lai được du nhập với mục đích kinh tế, đã
gây tác hại trầm trọng đến môi trường và con người như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ,
trinh nữ đầm lầy (Mai dương),…
Ô nhiễm môi trường, cháy rừng và biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường dẫn đến sự suy thoái đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái.
Các chất thải từ hoạt động công nghiệp, các loại phân bón hóa học, các chất thải sinh
hoạt chứa lượng lớn nitrat, photphat, đã chuyển vào hệ sinh thái thủy vực, dẫn đến
hiện tượng phú dưỡng nước. Việc này dẫn đến sự nở hoa tảo, ảnh hưởng đến các
quần xã sinh vật nước.
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và việc phun thuốc để
phòng trừ các loại ấu trùng gây bệnh trong nước đã gây hại đến các quần thể khác
trong thiên nhiên, đặc biệt đối với các loài chim ăn côn trùng, cá, và các loài động vật
khác.
Cháy rừng được coi là mối đe dọa mới cho các khu vực phong phú về đa dạng
sinh học. Kết quả nghiên cứu của IUCN và WWF cho thấy 84% diện tích ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học do cháy rừng. Cháy rừng gây nguy hiểm cho các loài sống trong
rừng và các khu vực lân cận do khói mù, tro bụi.
Nạn cháy rừng đã làm co hẹp nhanh chóng nguồn tài nguyên động, thực vật
rừng. Bên cạnh những ảnh hưởng đến môi trường như khối lượng vật chất khổng lồ
bị tiêu hủy, lũ lụt, xói mòn, rửa trôi đất,… nhiều loài động vật bị giảm sút số lượng
nhanh chóng. Các loài động vật như voi, hổ, báo, tê giác, công trĩ,… các loài động vật
sống ở rừng tràm như tôm, cua, rùa, rắn, cá,…và nhiều sân chim bị mất do cháy rừng.
Hệ quả của biến đổi khí hậu là các hiện tượng như nước biển dâng, nhiệt độ tăng,
chế độ nước thay đổi, ngập lụt, lũ quét,.. dẫn đến suy thoái nghiêm trọng đa dạng sinh
học của Việt Nam.
Mực nước biển dâng cao có khả năng gây hại đến các rạn san hô, đây là nơi cư
trú của nhiều loài sinh vật, dẫn đến sự suy giảm số lượng loài.
Nhiệt độ Trái đất không ngừng tăng là nguy cơ cho sự diệt vong của nhiều cá thể,

do thay đổi thân nhiệt, biến đổi các đặc tính sinh lý của chúng. Chế độ thủy văn thay
đổi dẫn đến xói mòn, sụt lở đất, dẫn đến phá hủy các hệ sinh thái.
Bất cập trong công tác quản lý đa dạng sinh học
Hệ thống quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện, chức năng
nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp. Quy hoạch đối với công tác
bảo tồn đa dạng sinh học còn chưa toàn diện, đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn
nhiều khiếm khuyết và bất cập. Các văn bản còn tản mạn, rời rạc. Công tác quản lý,
năng lực cán bộ chưa đủ mạnh..
Nguyên nhân sâu xa
Tăng dân số
dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng


sinh học của Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt. Hệ quả tất
yếu dẫn tới việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy thoái đa dạng sinh
học.
Sự di dân
Từ những năm 1960, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng
đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi. Từ những năm 1990 đã có nhiều
đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam. Sự di dân
đã là nguyên nhân quan trọng của việc tăng dân số Tây Nguyên và đã ảnh hưởng rõ rệt
đến đa dạng sinh học vùng này.
Sự nghèo đói
với gần 80% dân số ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào nông
nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân
địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Đời sống của họ rất thấp,
khoảng trên 50% thuộc diện đói nghèo. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài,
sản xuất
và bảo vệ tài nguyên. Họ bắt buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho

tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng hơn.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Đổi mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho kinh tế Việt Nam. Một số
chính sách đổi mới có liên quan đến suy thoái đa dạng sinh học như đẩy mạnh xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao đã là nguyên nhân làm mất đa dạng
sinh học.. Phần lớn rừng ở Tây Nguyên được khai phá để trồng cà phê, cao su, điều
và cây ăn quả xuất khẩu. Bùng nổ xuất khẩu không chí giới hạn ở cà phê và gỗ mà còn
cả các động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng.
Chính sách kinh tế cộng đồng:
Chính sách sử dụng đất: có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế xã hội và đời
sống của người dân. Sau thời kỳ hợp tác xã tan rã, để duy trì sự sống, người dân đã phải
đầu tư vào mảnh ruộng 5% do hợp tác xã để lại và phải lên rừng khai hoang để
chống đói. Đây chính là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị hủy hoại.
Chính sách lâm nghiệp: theo con đường làm ăn tập thể, các nông trường và các
lâm trường quốc doanh được thành lập khắp nơi trên cả nước. Một trong những
nhiệm vụ của lâm trường là khai thác gỗ theo kế hoạch của nhà nước.
Tập quán du canh du cư: trong số 54 dân tộc ở Việt Nam thì có tới 50 dân tộc với
khoảng 9 triệu dân có tập quán du canh và do sức ép của gia tăng dân số, du canh trở
thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đất và kết quả là tạo ra cả
một vùng đất trống đồi trọc như hiện nay.


Đề cương bảo tồn đa dạng sinh học

Câu 11: Mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và phát triển bền vững
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn đa dạng sinh học và biết cách sử
dụng nó một cách bền vững. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ
phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó.
Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các

tài nguyên sinh học là “nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của
thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người”.
Đa dạng sinh học và phát triển bền vững có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với
nhau, đa dạng sinh học có tác động không nhỏ đến phát triển bền vững các lĩnh vực
trong xã hội và môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3.1. Đối với kinh tế
- Đa dạng sinh học hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế quan trọng và việc làm
trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dược phẩm,
bột giấy và giấy, mỹ phẩm, làm vườn, xây dựng và công nghệ sinh học.
- Tạo ra sự ổn định và khả năng chống chịu cho nền kinh tế cũng như cơ hội để nâng
cao sản lượng, phát triển ngành nghề và tạo thu nhập. Đa dạng sinh học còn là nền tảng
cho cuộc sống của một số người nghèo nhất là các cộng đồng ở những vùng xa xôi
cách trở nhất và dễ bị tổn thương nhất. Đa dạng sinh học đóng góp lớn cho nền kinh tế
quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng;
cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
 Nông nghiệp
- Đa dạng sinh học đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững
của đất nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
- Các khu bảo tồn là nơi lưu giữ và cung cấp nguồn gen để chuyển hoá thành các
loài cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng là những nơi điều tiết nguồn nước và điều hoà
khí hậu cho sản xuất và đời sống của người dân tại những vùng xung quanh các khu
bảo tồn và vùng hạ lưu v.v.
- Các loài hoang dại đã được thuần hóa là nguồn nguyên liệu di truyền đảm bảo khả
năng kháng bệnh, nâng cao năng suất, khả năng thích nghi đến các điều kiện môi
trường.
- Đa dạng sinh học góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị
nông sản.
- Đa dạng của các loài vi khuẩn cố định đạm trong nông nghiệp cung cấp cho cây
trồng .

- Cuộc sống loài người chúng ta phụ thuộc nhiều vào các loài tự nhiên để tìm ra
những chất hóa học mới có thể dùng làm thuốc và kiểm soát sâu bọ, cải thiện được
mùa màng và chăn nuôi.
 Lâm nghiệp:
- Bảo tồn và phát triển các loại rừng, sử dụng các phương pháp khai thác rừng phù
hợp, hiệu quả hơn về kinh tế, ít gây ô nhiễm tránh việc đốt, chặt phá khai thác quá
mức.
- Đảm bảo được độ đa dạng về nhiều loài sinh vật, khôi phục được nhiều loài có
nguy cơ tuyệt chủng.


- Tạo môi trường sống an toàn, thích hợp cho nhiều loài sinh vật.
- Trồng rừng để giảm sức ép đến rừng nguyên sinh và rừng lâu năm.
- Hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn du canh du cư.
- Quản lý bền vững vùng đệm.
 Công nghiệp:
- Đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía
đường, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...
- Bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho
công nghiệp dược phẩm, dệt, khai thác tài nguyên.
 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản:
- Với hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước và rừng ngập mặn ven biển đang là
môi trường thuận lợi để các loài thuỷ sản phát triển, cũng như là môi trường cho việc
nuôi trồng và khai thác nguồn tài nguyên này như vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ, khu bảo
tồn Thái Thuỵ v.v.
- Duy trì độ đa dạng về các loài thủy hải sản, hạn chế việc khai thác quá mức.
 Phát triển du lịch:
- Các khu bảo tồn, nhất là các Vườn quốc gia có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đang
là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như Vương Quốc gia
Phong Nha –Kẻ Bàng mỗi năm thu bình quân 5 tỷ đồng từ hoạt động du lịch v.v. Phát

triển ngành du lịch của vùng.
- Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo. Nhiều khu bảo tồn của
Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Họ có thể thu lại lợi nhuận bằng
cách trao đổi mua bán các mặt hàng với khách du lịch.
3.2. Đối với xã hội
- Giá trị xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang dã
được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu
khắc. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ
hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý
tài nguyên theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc
phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động,
thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi
người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi.
- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân.
Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều kết
cấu, nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái đẹp.
- Đa dạng sinh học góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối
với thế hệ trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- Đa dạng sinh học là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người.Điều
này đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng
và đầy sôi động.
- Đa dạng sinh học góp phần tạo ổn định xã hội thông qua việc bảo đảm an toàn
lương thực, thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh
dưỡng, về ăn mặc, tham quan du lịch và thẩm mỹ.


3.3. Đối với môi trường
- Giá trị sinh thái và môi trường

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên Trái đất, trong đó có loài người.
Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực):
ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định
và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên Trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm,
thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các
thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng.
- Bảo vệ tài nguyên đất và nước
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn,
đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì
chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông
nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát
triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất
nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm
họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: các khu bảo tồn là những khu rừng có
độ che phủ cao, có tác dụng phòng hộ lớn, hạn chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước cho
các vùng hạ lưu v.v…
- Điều hòa khí hậu
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí
hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ
không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa
nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả
năng quang hợp...
Các khu bảo tồn là những bể hấp thụ CO2 có hiệu quả để góp phần làm giảm hiệu
ứng khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu một trong những vấn đề đang
được tất cả các nước quan tâm v.v.
- Phân hủy các chất thải
Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp
thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải
nguy hại khác.

Câu ..Khái niệm về đất ngập nước và vai trò của đất ngập nước đối với hệ
sinh thái, đối với con người?
K/n:
Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay
nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn,
kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”.
Ngoài ra, vùng đất ngập nước: “ Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề
các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều
thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”.
Vai trò:
Vai trò của ĐNN đối với hệ sinh thái.
Đất ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như :
Lọc nước thải: một vùng đất ngập nước có giá trị khoảng vài chục hectar sẽ có khả
năng lọc và xử lý nước thải tương đương với một trạm xử lý nước nhiều triệu dollars.


Ước tính khoảng 70%N- NH4, 99% nitrir và N – NO 3 và 95% P tổng số hòa tan được
loại bỏ khi nước thải đi qua ĐNN.
Nạp và ổn định nước ngầm: nước được thấm từ các vùng đất ngập nước xuống các
tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết thành dòng chảy bề mặt
ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng.
Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hào lượng nước mưa như “bồn
chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở
vùng hạ lưu.
Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão. Cùng với Năm
quốc tế về Đa dạng sinh học do Liên Hợp Quốc tuyên bố, năm 2010 theo Công ước
Ramsar còn có chủ đề là “Đất ngập nước, Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu”. Đây
là những vấn đề đang được thảo luận nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt khi biến đổi khí
hậu đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu
cho thấy, đất ngập nước có thể làm giảm những tác động từ biến đổi khí hậu, mặc dù

chúng chỉ chiếm 6-8% diện tích bề mặt Trái đất. Chính bởi giá trị quan trọng đó, thông
điệp cho Ngày Đất ngập nước Thế giới năm nay (02/02/2010) là “Chăm sóc vùng đất
ngập nước – giải pháp cho biến đổi khí hậu”. Do chu trình trao đổi chất và nước trogn
các hệ sinh thái, nhờ lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng của O 2 và CO2 trong khí
quyển làm cho vi khí hậu đại phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa
ổn định.
Các HST đất ngập nước ven biển: rừng ngập mặn còn có vai trò trong việc mở rộng
đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới. Ví dụ trong 60 năm gần đây, vùng bán đảo Cà Mau
bồi thêm được 8300ha, với tốc độ lấn biển khá mạnh:
+ 1930 – 1965 diên tích tăng 3442ha, tốc độ 13,5m/năm.
+ 1965 – 1985 diện tích tăng 1466ha, tốc độ 26,6m/năm.
+ 1985 – 1991 diện tích tăng 1466ha, tốc độ 38,2m/năm.
Là nơi trú chân của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loại chim nước,
trong đó có nhiều loại quý hiếm, có ý nghĩa quốc tế. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn và
rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy trì cân bằng sinh thái và
bảo tồn thiên nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cư trú cho các loài chim qúi hiếm như :
Sếu đầu đỏ, cồng cộc , ô tác , giang sen...
Vai trò của ĐNN đối với con người:
Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người
nhiều loại nhiên liệu, thức ăn:
Cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu.
Hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long cung cấp trên 40 % tổng sản lượng lương
thực của cả nước và là nơi cư ngụ của trên 17 triệu người.
Ngày nay, sản lượng lương thực và thủy sản của toàn đồng bằng đóng góp 1/3 tổng
thu nhập quốc dân của cả nước.
Hệ sinh thái rừng tràm có vai trò rất quan trọng như: hạn chế quá trình sinh phèn ở
lớp đất mặt và nước mặt; lưu trữ lượng nước ngọt trong năm, duy trì độ ẩm của đất;
Rừng tràm còn góp phần điều tiết khí hậu, duy trì độ ẩm không khí và hạn chế quá trình
bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn lợi thuỷ hải sản: Các loài sinh vật nước như: cua, cá, tôm; cung cấp dinh

dưỡng, tài nguyên thiên nhiên cho con người Trong số 20.000 lòai cá trên thế giới, hơn
40% sống trong nước ngọt, hơn 2/3 sản lượng cá có liên quan đến sự lành mạnh của các


vùng đất ngập nước);
Nông nghiệp, thông qua việc duy trì các mức nước; Ví dụ, lúa là một thực vật phổ
biến của đất ngập nước, là nguồn thực vật của hơn một nửa nhân loại. Các vùng đất
ngập nước còn lại là những vật liệu di truyền thực vật.
Sản xuất gỗ: HST rừng ngập mặn, rừng tràm,…
Cung cấp các nguồn năng lượng, như than bùn và chất thực vật. Rừng tràm có
khoảng 305 triệu tấn than bùn. Các nguồn tài nguyên động vật hoang dã: Các vùng đất
ngập nước hỗ trợ cuộc sống của rất nhiều quần thể chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng
cư. cá và các loài động vật không xương sống.
Các cơ hội giải trí và du lịch: Các vùng đất ngập nước còn có các đặc tính đặc biệt
về di sản văn hoá của loài người. Các hệ sinh thái ĐNN có nhiều thuận lợi cho du lịch
sinh thái, xây dựng các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia,..Các khu bảo tồn
ĐNN như: Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy (Nam Định), nhiều vùng cảnh quan
đẹp như Bích Động và Vân Long (Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá miền Trung,…
thu hút nhiều khách du lịch tham quan, giải trí.
Giao thông thủy: Hầu hết các kênh rạch, sông, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng
ngập lụt thường xuyên hay theo mùa,…đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận
chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế
của các cộng đồng địa phương. [nguồn từ web]


Câu.. Hiện trạng sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam?
Hiện trạng ở Việt Nam:
Với vai trò to lớn của đất ngập nước, loại tài nguyên này được sử dụng rộng rãi ở
nước ta:
Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp: đây là vùng cư trú của

nhiều loài thân mềm, nhiều loại rong biển, san hô. Các khu vực này thường phát triển
đánh bắt thủy hải sản cũng như các hoạt động du lịch (vịnh Hạ Long, Nha Trang,…)
Các vùng cửa sông bãi triều: các vùng lầy cửa sông, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu
Long, là nơi có năng suất sing học rất cao mà tai đây hàng triệu người đang sinh sống và
sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
Nhũng vùng bờ biển có đá, vách đá, bãi cát hay sỏi: loại hình ĐNN này chưa được
nghiên cứu nhiều nhưng có nguồn lợi về hải sản và vật liệu xây dựng, sa khoáng được
sử dụng cho mục đích giải trí, du lịch, khai thác vật liệu xây dựng và sa khoáng.Tiêu
biểu là các tỉnh ven biển dọc miền Trung.
Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn: được khai thác và sử dụng cho mục đích
nông nghiệp, lâm nghiêp, nuôi trồng thủy hải sản cũng như phục vụ cho giải trí.
Những đầm phá ven biển được sử dụng cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Các sông, suối, kênh rạch ở nước ta được khai thác và sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau: thoát lũ, giao thông, đánh bắt thủy hải sản,..
Các hệ sinh thái đất ngập nước nhân tạo: ao nuôi tôm, cá được phát triển rộng rãi ở
nước ta, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
các hồ chứa nước tự nhiên (hồ Ba Bể, hồ Lắk, biển Hồ..) nhân tạo (hồ Dầu Tiếng,
hồ Hòa Bình, hồ Trị An, hồ Đa Nhim..,) được xây dựng phục vụ cho mục đích nông
nghiệp, tủy điện cũng như công tác điều tiết lũ, vận tải thủy,…
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất ngập nước Việt Nam chiếm
khoảng 10 triệu ha và nhiều vùng đất ngập nước đã bị suy giảm cả về chất lượng và số
lượng do hoạt động khai thác và sử dụng chưa hợp lý.
Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập
nước nhân tạo tăng lên.
Cụ thể là các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào là các đầm
nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng.
Diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua (từ năm 1995).
Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003. Đến năm
2007 diện tích đất ngập nước giảm mạnh
Nhiều hệ sinh thái đất ngập nước chưa được biết đến và và chưa được điều tra, đánh

giá về chức năng sinh thái, tiềm năng kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.
Chưa có qui hoạch tổng thể đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và khai thác để
phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội. Các hệ sinh thái đất ngập nước ở nước ta đang
bị khai thác bừa bãi, không phù hợp với chức năng và giá trị kinh tế, sinh thái nên hiệu
qủa thấp, gây những hậu quả lâu dài khó khắc phục như chuyển đổi ĐNN sang đất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong vòng 38 năm ( 1954- 1992), vùng ven bờ biển Hải
Phòng, Quảng Yên đã dùng 6039ha bãi triều ven biển để trồng lúa nước nên phần lớn bị
bỏ hoang, một số ít vẫn trông lúa nhưng năng suất rất thấp.
Dân số gia tăng quá nhanh, phương thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các
vùng đất ngập nước và vùng xung quanh đã dẫn tới việc khai thác cạn kiệt tài nguyên
đất ngập nước, làm thu hẹp diện tích đất ngập nước và làm biến đổi nhiều lọai hình đất


ngập nước theo chiều hướng bất lợi.
Môi trường sống, nơi di cư của nhiều lòai sinh vật bị phá hủy, bị ô nhiễm, đa dạng
sinh học và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm nghiêm trọng do các họat động kinh
tế xã hội – nhân sinh như: (chiến tranh, chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng cơ sở
hạ tầng và đào kinh thuỷ lợi, chất thải công nghiệp, đô thị và sinh hoạt, nuôi trồng và
chế biến thủy sản, đánh bắt thủy sản bằng phương pháp có tính hủy diệt, chặt phá rừng
ngập mặn, phá hủy rạn san hô và cỏ biển, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón
không hợp lý trong sản xuất nông nghiệp, và các họat động kinh tế khác thiếu qui họach
...); và do các qúa trình tự nhiên (xói lở, bão lũ, hạn hán, cháy rừng, mặn hóa, ngọt
hóa...).


Các mối đe dọa đối với công tác bảo tồn vườn quốc gia phong nha kẻ bàng?
Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có liên quan đến các
hoạt động của con người là: phá hủy, chia cách, làm suy thoái nơi sinh sống; biến đổi
khí hậu; ô nhiễm và xả thải các chất dinh dưỡng, khai thác quá mức và sử dụng
không bền vững và du nhập các loài ngoại lai.

Suy thoái và mất nơi ở
Mất mát và suy thoái nơi ở tạo ra áp lực lớn nhất đối với đa dạng sinh học
trên toàn Thế giới. Đối với các hệ sinh thái trên cạn, mất nơi ở chủ yếu do chuyển đổi
các vùng đất hoang dã cho nông nghiệp, hiện chiếm khoảng 30% diện tích đất trên
toàn cầu. Gần đây, trong một số khu vực, nhu cầu về nhiên liệu sinh học đã góp phần
thúc đẩy quá trình này.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã có tác động đến đa dạng sinh học, và dự kiến sẽ trở thành
một mối đe dọa nghiêm trọng hơn trong những thập niên tới. Mất biển băng Bắc Cực
đe dọa đa dạng sinh học trên toàn bộ sinh đới vùng cực và vùng kế cận. Áp lực liên
quan của quá trình axit hóa đại dương, hậu quả của nồng độ của khí carbon dioxide
cao hơn trong khí quyển, cũng đã được quan sát thấy.
Ô nhiễm và tải lượng chất dinh dưỡng
Ô nhiễm từ chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho) và các nguồn khác là một mối đe
dọa liên tục và không ngừng tăng lên đối với đa dạng sinh học trên cạn, nước ngọt nội
địa và hệ sinh thái ven biển.
Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững
Hoạt động khai thác quá mức và thu hoạch hủy diệt là cốt lõi của các mối đe
dọa đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái của toàn Thế giới. Thay đổi trong
quản lý nghề cá ở một số khu vực đang dẫn đến thực tiễn bền vững hơn, nhưng
hầu hết các ngư trường vẫn cần phải giảm áp lực để phục hồi. Thịt thú rừng săn
bắn, cung cấp một tỷ lệ đáng kể của protein cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn,
dường như vẫn diễn ra ở mức không bền vững.
Các loài ngoại lai
Các loài ngoại lai xâm hại tiếp tục là một mối đe dọa lớn đối với tất cả các hệ
sinh thái và các loài. Không có dấu hiệu giảm áp lực của các loài ngoại lai về đa dạng
sinh học, mà có một số biểu hiện cho thấy áp lực này đang tăng lên. Can thiệp để kiểm
soát các loài ngoại lai xâm hại đã thành công trong một số trường hợp đặc biệt,
nhưng vấn đề này trở nên nặng nề hơn bởi các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học từ
các loài ngoại lai xâm hại mới.



Câu …Phân loại các khu bảo tồn theo IUCN?
Trong quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng năm 2000 đã áp dụng hệ thống phân hạng mới
của IUCN, 1994 và đề xuất hệ thống phân hạng mới của Việt Nam với 4 hạng như sau:
Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park)
Là một diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa hoặc mới bị tác động nhẹ do các
hoạt động của con người, có các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu hoặc có các
cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế.
Mục tiêu bảo vệ của VQG là:
+ Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quý hiếm có tầm quan trọng
quốc gia hoặc quốc tế.
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Phát triển du lịch sinh thái.
Hạng 2: Khu bảo tồn thiên nhiên (Nature Reserve)
Là các khu vực có diện tích tương đối rộng có các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các
loài động, thực vật có giá trị bảo tổn cao còn tương đối nguyên vẹn. Mục tiêu bảovệ:
+ Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái và các loài động, thực vật trong điều kiện tự
nhiên.
+ Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo dục.
+ Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế.
Hạng 3: Khu bảo tồn các loài hay sinh cảnh (Species/Habitat management protected
area)
Là một khu vực có diện tích rộng hay hẹp , được hình thành nhằm:
+ Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống
của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này về lâu dài.
+ Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tổn,con người có thể tiếnhành mộtsố
hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ.
Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape)
Là các khu vực có diện tích trung bình hay hẹp,

được thành lập nhằm:
+Bảo vệ các cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình văn hóa có giá
trị quốc gia.
+ Bảo vệ các rừng cây đẹp, các hang động, thác nước, doi cát, đảo san hô, miệng
núi lửa, ...


Câu … Có bao nhiêu khu ramsa? Khu dự trữ sinh quyển thế giới?
-Tính đến năm 2013, Việt Nam có 7 khu Ramsar của thế giới:
Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định
Vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai
Hồ Ba Bể - Bắc Kạn
Vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau (2013)
Vườn quốc gia Côn Đảo (2014)
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An (2015)
-8 khu dự trữ sinh quyển: rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn Quốc gia Cát Tiên,
quần đảo Cát Bà (Hải Phòng), đất ngập nước đồng bằng Sông Hồng, vùng biển Kiên
Giang, Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm và Mũi Cà Mau;
So sánh khu dự trữ sinh quyển thế giới với 1 vườn quốc gia hoặc 1 khu bảo tồn
thiên nhiên?
Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học dãy trường sơn?


Câu ....Các biện pháp bảo tồn nguồn gen động vật?
Để bảo tổn nguổn tài nguyên động thực vật nói riêng và đa dạng sinh học nói
chung, hiện nay có 2 phương thức chủ yếu, đó là bảo tổn tại chỗ (In-situ) và bảo tổn
chuyển chỗ (Ex- situ)bảo tổn tại chỗ (In-situ) :
Phương thức này nhằm bảo tổn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy
trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Chẳng hạn để

bảo tổn nguổn gen cây rừng thì phương thức bảo tổn in-situ được thể hiện qua việc xây
dựng các khu rừng cấm tự nhiên nghiêm ngặt. In-situ hiện đang được phát triển mạnh
trên thế' giới là việc xây dựng các khu bảo vệ (Protected areas).
6 loại hình khu bảo vệ:


Câu... Các biện pháp bảo tồn nguồn gen thực vật?



×