Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÁO CÁO ĐỀ TÀI Độc học môi trường Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.86 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
--- ---

BÁO CÁO ĐỀ TÀI
Học phần Độc học môi trường

Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: ĐH Quản lý tài nguyên và môi trường K56
Giảng viên hướng dẫn: Th.S VŨ HOÀNG ANH


Đồng Hới, tháng 10 năm 2017TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
--- ---

Đề tài: Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: Th.S Hoàng Anh Vũ
Sinh viên thực hiện: 1. Đoàn Thị Thu Trang
2. Đặng Thị Phương Thuý
3. Trần Thị Phương Thảo
4. Đặng Thị Ngọc Sum


MỤC LỤC


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ



MỞ ĐẦU
Theo dự báo của Uỷ ban Dân số và Phát triển của Liên hợp quốc, vào giữa thế kỷ
XXI dân số thế giới sẽ tăng thêm 03 tỉ người. Dân số ngày càng tăng nhanh đã tạo ra
gánh nặng cho nền sản xuất nông nghiệp lương thực, vì cùng với một diện tích canh
tác nhất định và đang có xu hướng bị thu hẹp lại phải cung cấp đủ số lượng lương thực
cho số đầu người luôn gia tăng. Để tăng năng suất lao động, người ta đã sử dụng nhiều
biện pháp đan xen như: thâm canh tăng vụ, cải tiến giống,...
Một trong những biện pháp không thể thiếu để có thể nâng cao năng suất trong
nông nghiệp ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều không thể thiếu thuốc “ thuốc bảo vệ
thực vật” (BVTV). Đây được coi là biện pháp tích cực quyết định đến năng suất cây
trồng và chất lượng nông sản.
Trong đó, thuốc trừ sâu hữu cơ là một trong những loại thuốc BVTV dùng để tiêu
diệt sâu bọ, côn trùng gây hại cho cây trồng. Ngoài mặt tích cực thuốc trừ sâu hữu cơ
còn gây hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt
sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá,...gây ô nhiễm môi trường và nhất là ảnh
đến sức khỏe con người.
Vậy để tìm hiểu thuốc trừ sâu hữu cơ là gì, nguồn gốc dạng tồn tại, hấp thụ và
chuyển hóa tác động, biểu hiện ngộ độc, cách đào thải và phòng chống thuốc bảo vệ
thực vật hữu cơ như thế nào? Nhóm 5 chọn đề tài : “Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ
sâu hữu cơ”.

SVTH: Nhóm 5

Trang 4


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ


NỘI DUNG

1. Khái niệm và các loại thuốc trừ sâu hữu cơ.
Thuốc trừ sâu là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao gồm các
thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng.
Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ bao gồm:
- Các hợp chất tổng hợp hữu cơ - kim loại
- Các hợp chất phenol
- Các chlorinate hydrocarbon: Đây là một nhóm rất phong phú các thuốc trừ sâu
tổng hợp. Ưu thế là các nhóm phụ sau: DDT và các chất cùng họ, bao gồm DDD và
methoxychlor.
- Lindane, các đồng phân của 1, 2, 3, 4, 5, 6 - hexachlorocyclohexane, là chất
hoạt động cấu thành benzene hexachloride.
- Chất thơm đa vòng: ưu thế sử dụng là các đồng phân -cis và -trans của
chlordan, heptachlor, aldrin, dieldrin.
- Chlorophenoxy acid, có dạng giống auxin, là chất điều hòa sinh trưởng và là
thuốc diệt cỏ chọn lọc cho các thực vật hạt kín lá rộng. Chất sinh ra nó là 2,4-D. Một
hợp chất có hoạt tính cao hơn 2,4-D là 2,4,5-T
- Các thuốc trừ sâu phốt pho hữu cơ :
4 loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là:
+ Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.
+ Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ tươi
(dạng bột) mùi cỏ thối.
+ Dipterec dạng tinh thể, màu trắng.
+ DDVP (dichloro diphenyl vinyl phosphat) màu vàng nhạt.
- Các thuốc trừ sâu gốc carbamate
- Các pyrethroid tổng hợp
2. Nguồn gốc dạng tồn tại của thuốc trừ sâu hữu cơ.
* Những dẫn xuất của halogen và những chất tương tự :

Những dẫn xuất của halogen là những chất tổng hợp bền vững trong nhiều tuần
đến nhiều năm sau khi được phun và rải. Chúng hòa tan trong các acid béo nhưng lại
không hòa tan trong nước; một số bị phân hủy ở nhiệt độ cao và có thể là trong môi
trường... hay trong những hợp chất tương ứng.
SVTH: Nhóm 5

Trang 5


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

+ DDT có công thức C14H9Cl15, ở dạng bột trắng hay xám nhạt, tan rất ít trong
nước, nhưng khi hòa tan DDT trong nước thì chúng tạo thành huyền phù. Khi phun
thuốc này lên cây thì chúng bám vào lá. DDT tan nhiều trong các dung môi. Nhiệt độ
nóng chảy là 108,5oC – 109oC. Áp suất hơi ở 20oC là 1,5.10–7 mmHg.
+ DDT bị khử chlor để biến thành DDD (diclorodiphenyl dichloroethane hoặc có
tên thương mại là rhothane), đây là một chất diệt côn trùng. Tiếp theo DDD bị khử
chlor và hydro biến đổi thành DDE, là sản phẩm của DDT và chất DDE tồn trữ lâu
hơn, bền hơn và thường có nồng độ cao hơn DDT và DDD trong môi trường
* Chất benzene hexachloride (tức gamma isomer = lindane)
Thường bền vững trong vòng 3-6 tuần lễ sau phun rải. Nó hòa tan trong mỡ chứ
không tan trong nước.
Dưới dạng bột có thể hút dính, nhũ tương bụi hoặc dung dịch trong dung môi
hữu cơ đều có thể dùng như thuốc trừ sâu. Chất bào chế kỹ thuật và chất đồng phân
gamma (lindane) đều được dùng trong bơm phun sương và sự ngộ độc nghiêm trọng
sẽ xảy ra khi tiếp xúc hơi độc ấy.
* Toxaphene (những camphene được chlo hóa)
Toxaphene gồm có những terphen được clo hóa, với chất camphen clo hóa chiếm

phần lớn. Nó bền vững trong thời gian từ một đến sáu tháng sau phun rải, tan trong
mỡ, không tan trong nước. Toxaphene có thể dùng làm thuốc trừ sâu dưới dạng bột có
thể làm ẩm ướt, bụi, nhũ tương cô đọng, dung dịch đậm đặc trong dầu.
* Các thuốc diệt côn trùng có gốc polycyclic chlor hóa…
Đây là những hóa chất tan được trong chất béo nhưng không tan trong
nước.Chúng ở dạng đơn hoặc hỗn hợp bột hay dung dịch được dùng để kiểm soát ruồi,
muỗi và côn trùng ngoài đồng ruộng
* Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và carbamate
Trong cơ thể động thực vật, các hợp chất lân hữu cơ và carbamate ít hoặc không
tích lũy lâu trong lipid, lipoprotein, mô mỡ. Tuy nhiên, thuốc hòa tan trong dẫn xuất
ether của acid hữu cơ vòng thơm và tồn lưu rất lâu.
3. Hấp thụ, chuyển hoá và đào thải
3.1 Hấp thụ, chuyển hoá
Thuốc trừ sâu hữu cơ khi được dùng dưới dạng dung dịch, chúng có khả năng
dính chặt vào các hạt keo đất, khó bị rửa trôi theo dòng nước và khó bị phân hủy sinh
học hay hóa học trong môi trường tự nhiên. Thời gian bán hủy của chúng tương đối
dài (1-10 năm). Do không tan trong nước nên chúng có thể được tích lũy trong các mô
mỡ và chuyển từ động vật sang con người qua thức ăn hoặc qua nước uống, không khí
ô nhiễm.
SVTH: Nhóm 5

Trang 6


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

* Qua da: Da có vai trò bảo vệ chống các yếu tố hóa học, lý học và sinh học.
Một số hóa chất có áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì rồi đi

vào hệ tuần hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể. Nhiễm độc qua da càng dễ dàng khi da
bị tổn thương. Điều này có thể xảy ra do thuốc bám lên quần áo hoặc ngấm trực tiếp
trên da. Khi phun thuốc ngoài đồng, thuốc có thể bám lên da hay ngấm vào quần áo.
Khi nông dân trộn thuốc nhưng không mang găng tay hoặc khi một thành viên trong
gia đình giặt quần áo có dính thuốc. Nông dân và người lao động trên đồng, họ bị
nhiễm thuốc trừ sâu chủ yếu thông qua da.
- Khả năng xâm nhập qua da phụ thuộc :
+ Độ dày da
+ Sắc tố da
+ Mao mạch dưới da
+ Thời tiết: nóng nhiễm độc nhanh hơn lạnh
+ Độ ẩm da: da đổ mồ hôin nhiều dễ nhiễm độc chất tan trong nước
+ Bộ phận cơ thể: da sọ hấp thụ nhanh hơn da lòng bàn tay, bàn chân.
Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các mao mạch
dày đặc như niêm mạc mắt...chúng hấp thu dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm với
một số chất kích thích.
* Qua hô hấp: Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do
con người luôn phải thở hít. Máu qua phổi nhanh và thuận lợi cho sự xâm nhập của
chất độc. Chúng đi vào mũi, qua họng, khí quản, vào phổi. Các chất độc sau khi được
hấp thụ qua màng nhầy sẽ lan tỏa và đi vào máu. Ở nhiệt độ càng cao, khả năng xâm
nhập qua đường hô hấp càng lớn. Chúng phân bố tùy theo độc tố và cấu trúc phân tử
của chúng.
* Qua tiêu hoá: do tiêu thụ các sản phẩm đã nhiễm độc. Sự hấp thụ chất độc
diễn ra dọc theo đường đi của quá trình tiêu hoá, các vùng hấp thụ đặc trưng là dạ dày
và ruột. Quá trình hấp thụ xảy ra từ miệng đến trực tràng. Nói chung các hợp chất
được hấp thu trong các phần của hệ tiêu hoá, nơi có nồng độ cao nhất và ở dạng dễ hoà
tan trong mỡ nhất. Các chất tan trong mỡ dễ dàng vào máu và được phân bố đến các tế
bào, gây ảnh hưởng lên bộ phận tiếp nhận hoặc tích luỹ lâu dài trong cơ thể.
- Thuốc trừ sâu có thể xâm nhập vào thai nhi qua nước ối và nhau thai của bà mẹ
cũng như qua đường cuốn rốn. Khi đã được sinh ra trẻ sơ sinh sẽ bị tiếp nhiễm qua

đường sữa mẹ.
- Sự hấp thụ bằng mọi đường kể trên rất dễ dàng, rất nhanh và hoàn toàn. Nhanh
nhất là qua đường hô hấp, chậm nhất là qua da.

SVTH: Nhóm 5

Trang 7


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

- Khi sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ thì một phần sẽ trôi vào đất và nước. Trong
đất, các vi sinh vật có ích (phân huỷ chất thải, chất hữu cơ, chuyển hoá nguyên tố dinh
dưỡng,...) đều bị hại và làm giảm độ phì nhiêu cúa đất.
- Thuốc trừ sâu hữu cơ có thời gian phân huỷ dài nên dần dần sẽ tích tụ lại trong
đất một lượng đáng kể gây hại đến sinh vật theo con đường đất - cây - động vật người.
- Các chất độc vào trong cơ thể sẽ phân bố ở máu của cơ quan và tổ chức. Sự
phân bố này phụ thuộc vào tính chất của chất độc, mỗi chất độc có một tỷ lệ không
thay đổi giữa đậm độ của nó trong máu và đậm độ của nó trong các tổ chức và cơ
quan.
3.2 Đào thải
Chất độc thuốc trừ sâu hữu cơ được đào thải qua bài tiết nước tiểu, đường tiêu
hóa hay sữa.
4. Biểu hiện của ngộ độc thuốc trừ sâu hữu cơ
4.1 Nhiễm độc cấp tính và mãn tính
* Nhiễm độc cấp tính
- Nhiễm độc cấp tính là do nhiễm một lượng hoá chất cao trong thời gian ngắn.
Những trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

- Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính phụ thuộc vào cả độc tính của hóa chất trừ
sâu gây: tê liệt, ngứa, thiếu khả năng điều phối các cơ quan trong cơ thể, đau đầu,
chóng mặt, rùng mình, buồn nôn, chuột rút ở vùng bụng, đổ mồ hôi, giảm khả năng thị
lực, khó thở hay suy hô hấp và tim đập chậm. Lượng thuốc cao có thể gây ra bất tỉnh,
co giật và chết. Nhiễm độc cấp tính có thể kéo dài trong vòng 4 tuần và gồm các triệu
chứng chuột rút ở 2 chi dưới, dẫn đến thiếu khả năng điều phối và chứng liệt. Tình
trạng sức khoẻ có thể được cải thiện sau vài tháng hay vài năm nhưng một số di chứng
có thể kéo dài.
- Đối với thuốc trừ sâu có những dẫn xuất của halogen và những chất tương tự
+ Uống từ 5g hay nhiều hơn chất DDT khô: nôn mửa nghiêm trọng bắtđầu trong
30 phút hoặc 1 giờ, suy yếu và tê tay chân bắt đầu tăng dần. Lo lắng và cảm xúc mạnh,
tiêu chảy có thể xuất hiện
+ Uống từ hơn 20mg DDT khô: mi mắt bắt đầu giật mạnh trong vòng từ 8 – 12
giờ. Sau đó, rung cơ, đầu tiên xảy ra ở đầu rồi lan tiếp ra ngoại vi với những cơn co
giật nghiêm trọng. Mạch bình thường, hô hấp lúc đầu tăng nhanh sau đó chậm dần.
- Chất benzene hexachloride

SVTH: Nhóm 5

Trang 8


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

+ Triệu chứng bắt đầu từ 1 - 6 giờ. Nôn mửa và tiêu chảy xuất hiện trước rồi sau
đó là co giật. Hơi thở ngắn, da hay niêm mạc có màu xanh (do thiếu oxy hoặc
hemoglobin bất thường trong máu), suy yếu tuần hoàn máu có thể bắt đầu rất nhanh.
- Toxaphene (những camphene được chlor hóa)

+ Trong ngộ độc gây chết thì sự co giật xảy ra từng cơn cho đến khi ngừng thở,
thường trong khoảng 4 - 24 giờ sau khi ngộ độc. Trong ngộ độc không gây chết, chấm
dứt co giật sau một giai đoạn mệt mỏi và yếu ớt.
- Các thuốc diệt côn trùng có gốc polycyclic chlor hóa
+ Sau khi nhiễm từ 30 phút đến 6 giờ xuất hiện các triệu chứng như tăng khả
năng kích thích, run rẩy, không tự chủ và co giật; tiếp theo là suy thoái hệ thần kinh
trung ương và ngừng thở. Ở người, ăn phải 25 mg/kg sẽ bị tổn thương thận thông qua
chứng bạch niệu (proteinuria), chứng huyết niệu (hematuria) hoặc amiria cũng được
ghi nhận. Hai năm sau khi nhiễm endosulfate, bệnh nhân bị hủy hoại nhận thức và cảm
xúc, giảm trí nhớ nghiêm trọng, giảm sự phối hợp thị giác và mất khả năng hoạt động.
* Nhiễm độc mãn tính
- Nhiễm độc mãn tính do tiếp xúc với hóa chất trừ sâu trong thời gian dài gồm:
suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, suy nhược nghiêm trọng,
dễ bị kích động, rối loạn, đau đầu, nói khó, phản ứng chậm, hay gặp ác mộng, mộng
du, thờ thẫn hoặc mất ngủ.
4.2 Mức độ ảnh hưởng của những thuốc dạng hơi đến hệ thần kinh
4.2.1. Khi nhiễm độc nhẹ
- Khi nhiễm thuốc nhẹ, có thể có một trong các triệu chứng sau tuỳ thuộc vào
tính chất từng loại thuốc và thời gian nhiễm. Có thể các triệu chứng sẽ xuất hiện không
theo bất kỳ một thứ tự, trừ trường hợp các triệu chứng được biểu hiện từ từ. Xuất hiện
các triệu chứng như: Đau bụng, đau ngực, giảm thị lực, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều,
nhức đầu, buồn nôn,…
4.2.2 Nhiễm độc vừa
Triệu chứng nhiễm độc vừa do thuốc dạng hơi có tác động lên hệ thần kinh là
những triệu chứng đã được liệt kê trong phần nhiễm độc nhẹ cùng với các triệu chứng
như: nhầm lẫn, đi đứng khó khăn, khó tập trung, sức khỏe giảm, co cơ, thu hẹp đồng
tử.
4.2.3 Nhiễm độc nặng
Triệu chứng nhiễm độc nặng do thuốc dạng hơi có tác động lên hệ thần kinh là
những triệu chứng đã được liệt kê trong hai phần nhiễm độc nhẹ và vừa cùng với các

triệu chứng sau: bất tỉnh, môi và móng tay chân có màu xanh, đi tiêu và tiểu một cách
vô ý thức, khó thở, hôn mê, co giật và nếu việc nhiễm độc nặng không được phát hiện
và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
SVTH: Nhóm 5

Trang 9


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

5. Biện pháp phòng chống
Để ngăn ngừa ngộ độc, chúng ta phải chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống
sau:
- Lưu trữ chất độc
+ Chất độc phải được chứa trong các kiện hàng có đánh dấu rõ ràng và cài đóng
cẩn thận, tốt nhất là có khóa.
+ Các hỗn hợp trộn lẫn giữa thuốc và bột hoặc ngũ cốc không được để gần thực
phẩm. Nguy hiểm nhất là các hỗn hợp có vị ngọt. Các nhãn cảnh báo của các hỗn hợp
trên phải dễ thấy, dễ hiểu ngay cả đối với những người mù chữ.
+ Phải đem đốt ngay các bao bì đã sử dụng hết thuốc để khử các chất độc còn sót
lại. Khi đốt phải nhớ mở nắp các thùng đựng.
+ Nghiêm cấm chứa thuốc trong các đồ dùng để đựng thực phẩm như chứa trong
chai nước giải khát, vì nó cực kỳ nguy hiểm.
- Các dụng cụ và quần áo bảo vệ
+ Sử dụng mặt nạ phòng độc và phải có hệ thống thoát hơi khi trộn hay bào chế
thuốc khô.
+ Phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo kính bảo vệ và đeo găng tay dài không
thấm dầu nhớt bằng chất neoprene mỗi khi làm việc lâu với các hóa chất dầu hoặc các

chất ăn mòn hữu cơ khác. Phải thay quần áo bảo hộ và phải tắm rửa sạch sẽ trước khi
ăn.
- Các biện pháp bảo vệ khác:
+ Sử dụng quy trình bón đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng,
đúng kỹ thuật)
+ Khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về cách
sử dụng, bảo quản thuốc...
+ Khi xịt thuốc phải luôn đứng đầu gió. Khi trời lặng gió, nên ngưng xịt thuốc để
tránh tiếp xúc với bụi khí.
+ Tránh ở gần những khu vực đang xịt thuốc diệt sâu bọ trên 8 tiếng mỗi ngày.
Các bình xịt thuốc phải được điều chỉnh sao cho nồng độ thải ra không quá 1 gram
lindane trong 425 cm3 mỗi 24h với tỷ lệ không đổi (khoảng 25%).
+ Không được xịt thuốc trừ sâu bọ vào các loại cây thực phẩm hoặc các loại cây
làm thức ăn cho gia súc, trừ khi cách sử dụng chỉ rõ rằng sẽ không để lại một lượng
thuốc quá giới hạn cho phép.
+ Để bảo vệ người tiêu dùng, một số những giới hạn đã được thiết lập bởi Phòng
quản lý thực phẩm và dược phẩm (thuộc Bộ Y tế) và các loại thực phẩm mà nồng độ
SVTH: Nhóm 5

Trang 10


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

thuốc trên mức giới hạn cho phép không được bán ra ngoài thị trường. Những mức
giới hạn trên được duy trì một mặt dựa vào các cuộc kiểm tra trên những cánh đồng và
việc kiểm soát sử dụng thuốc trừ sâu; mặt khác là do phân tích các mẫu thực phẩm
được lựa chọn của những loại đang bày bán trên thị trường.


SVTH: Nhóm 5

Trang 11


Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

KẾT LUẬN
Nói tóm lại thuốc trừ sâu hữu cơ rất hữu ích đối với nông nghiệp,góp phần vào
viêc phát triễn một nền nông nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng
bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều mặt tiêu cực gây ảnh hưởng không ích đối
với các thành phần môi trường (đất, nước,không khí ), sức khỏe con người,vật nuôi
các động vật có ích trong nông nghiệp, có thể làm phát sinh thêm nhiều bệnh dịch mới
đã ảnh hưởng không ít đến năng suất cây trồng.
Hiện nay việc quản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hữu cơ vẫn chưa được quan
tâm, chú trọng triệt để, các hoá chất thuốc trừ sâu ngày càng đa dạng và phong phú.
Vì vậy, việc giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ để bảo vệ
sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi
hỏi và thách thức lớn không những với riêng từng cơ quan quản lý nhà nước, ngành
nghề liên quan mà là của tất cả mọi người trong xã hội. Do đó, chúng ta cần phải có
các công cụ, chính sách, các phương án cụ thể, thích hợp để giảm thiểu và xử lý
chúng. Ngăn ngừa các tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ người dân.

SVTH: Nhóm 5

Trang 12



Tìm hiểu về độc chất thuốc trừ sâu hữu cơ

GVHD: ThS. Hoàng Anh Vũ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Huy Bá, 2008. Độc học môi trường cơ bản. Nhà xuất bản Đại học quốc
gia TP Hồ Chí Minh.
[2] Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn. Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ
thực vật. Đại học An Giang.
[3] Đoàn Thị Thái Yên, 2006. Độc học môi trường. Trường Đại học bách khoa
Hà Nội.
[4] Bài tiểu luận, 2011. Quản lý ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường.
Trường Đại học Nha Trang.

SVTH: Nhóm 5

Trang 13



×