Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn Xây dựng Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL tại Khu công nghiệp Long Bình - Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.51 KB, 80 trang )

Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Luận văn
Xây dựng Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án
Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày
của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL tại Khu công
nghiệp Long Bình - Thành phố Biên Hịa - tỉnh Đồng Nai

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Nội dung chính của đề tài ..................................................................................... 2
4. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường ................................................... 3
5. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM .......................................... 5
5.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 5
5.2. Cơ sở kỹ thuật....................................................................................................... 6
6.

Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 6



CHƯƠNG 1. MƠ TẢ TĨM LƯỢC DỰ ÁN NHÀ MÁY ................................................. 7
1.1. Tên dự án ................................................................................................................. 7
1.2. Cơ quan chủ đầu tư : ................................................................................................. 7
1.3. Vị trí địa lý của Dự án .............................................................................................. 7
1.3.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 7
1.3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 7
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án ..................................................................................... 7
1.4.1. Quy hoạch cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng ..................................................... 7
1.4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu ................................................................... 8
1.4.3.Quy trình cơng nghệ........................................................................................... 9
1.4.4. Sản phẩm ......................................................................................................... 12
1.4.5. Vốn đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch đầu tư trang thiết bị .................................. 13
1.4.6. Trang thiết bị máy móc ................................................................................... 14
1.4.7. Sơ đồ tổ chức của nhà máy............................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI .... 18
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường ........................................................................... 18
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất - Hiện trạng Khu cơng nghiệp Long Bình, Đồng Nai 18
2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thủy văn ......................................................................... 19
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên ................................................ 23
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực xây dựng Dự án ............................................... 27
2.2.1. Điều kiện kinh tế phường Long Bình nói riêng và Thành phố Biên Hịa nói
chung ........................................................................................................................ 27
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh


2.2.2. Điều kiện xã hội phường Long Bình - Thành phố Biên Hịa ............................. 28
CHƯƠNG 3 .ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN
XUẤT FORMALYN 37%, CÔNG SUẤT 120 TẤN/NGÀY.......................................... 28
3.1. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN ..................................................... 29
3.1.1. Nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng nhà máy .................................... 29
3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng ................................. 31
3.1.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng .................................. 32
3.1.3.1. Các tác động đến con người và mơi trường trong q trình xây dựng Nhà máy
.................................................................................................................................. 32
3.1.3.2. Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực ............................................ 35
3.1.3.3. Các tác động khác ......................................................................................... 35
3.1.4. Đánh giá tổng hợp tác động môi trường do các hoạt động xây dựng Dự án ...... 36
3.2. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG ................................................................................... 37
3.2.1. Nguồn gây ô nhiễm và các sự cố có thể xảy ra ................................................. 37
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động ................................ 38
3.2.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động ................................. 38
3.2.3.1.Tác động đến con người và mơi trường .......................................................... 38
3.2.3.2. Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực ............................................ 47
3.3. Đánh giá về các phương pháp sử dụng .................................................................... 47
3.3.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường ............................. 47
3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp......................................................... 47
CHƯƠNG 4. CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM VÀ GIẢM THIỂU
NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI ...................................................................................... 49
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU ......................................................................... 49
4.1.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng ............................. 49
4.1.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí trong giai đoạn xây dựng......... 49
4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng ................ 50
4.1.1.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đất, thu gom và xử lý chất thải rắn trong giai
đoạn xây dựng ........................................................................................................... 50

4.1.1.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xã hội trong giai đoạn xây dựng ........ 50
4.1.1.5. Các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho công nhân trong giai đoạn xây dựng.... 50
4.1.2. Khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm trong giai đoạn Nhà máy đi vào hoạt
động .......................................................................................................................... 51
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

4.1.2.1. Biện pháp xử lý khí thải ................................................................................ 51
4.1.2.2. Biện pháp khống chế ô nhiễm dung môi hữu cơ ............................................ 52
4.1.2.3. Biện pháp khống chế tiếng ồn, rung động. ..................................................... 53
4.1.2.4. Biện pháp hạn chế ô nhiễm nhiệt ................................................................... 54
4.1.2.5. Biện pháp xử lý chất thải rắn ........................................................................ 54
4.1.2.6. Biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm nước thải ......................................................... 55
4.1.2.7. Các yếu tố vi khí hậu..................................................................................... 56
4.2. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG ................................................................. 57
4.2.1. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường trong giai đoạn xây
dựng .......................................................................................................................... 57
4.2.2. Các biện pháp phịng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt
động. ......................................................................................................................... 57
CHƯƠNG 5 .CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......... 63
CHƯƠNG 6 .CÁC CƠNG TRÌNH XỬ LÝ MƠI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ VÀ GIÁM SÁT MƠI TRƯỜNG .............................................................................. 65
6.1. Danh mục các cơng trình xử lý ............................................................................... 65
6.1.1. Nước thải ......................................................................................................... 65
6.1.2. Khí thải ............................................................................................................ 65

6.2. Chương trình quản lý và giám sát mơi trường ......................................................... 65
6.2.1. Chương trình quản lý mơi trường ..................................................................... 65
6.2.2. Chương trình giám sát mơi trường ................................................................... 66
CHƯƠNG 7. DỰ TỐN KINH PHÍ CHO CÁC CƠNG TRÌNH MƠI TRƯỜNG ...... 68
CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ...................................................... 70
CHƯƠNG 9. CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ........................................................................................................... 70
9.1. Nguồn cung cấp dữ liệu, số liệu .............................................................................. 71
9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo .................................................................... 71
9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập ................................................. 72
9.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM ............................................................ 72
9.3. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá ............................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 73
1. Kết luận..................................................................................................................... 73
2. Kiến nghị................................................................................................................... 73
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, môi trường tự nhiên mà ta đang sống đã và đang có xu hướng bị ơ
nhiễm hết sức nghiêm trọng. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp, nhất là các
vùng kinh tế trọng điểm đã bị ô nhiễm do chất thải các loại không được thu gom và
xử lý kịp thời.
Chính vì vậy, phát triển kinh tế, xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là

vấn đề rất quan trọng trong thời đại hiện nay. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc
không những của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là của từng người dân, từng nhà
đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ mơi trường đã được
Quốc hội nước Cộng Hịa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29/11/2005
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/06. Trong đó, đánh giá tác động môi trường được
xem là công cụ để quản lý và kiểm sốt mơi trường đối với các Dự án đầu tư.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày của
Công ty TNHH GREEN CHEMICAL có mục đích chính thay thế hàng nhập khẩu,
được cung cấp nhiều trong ngành gỗ (90%-95%) đang phát triển ở nước ta và cũng
được sử dụng trong công nghiệp, chất khử trùng. Do vậy Dự án sẽ đóng góp yêu cầu
phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang phát triển rất mạnh tại tỉnh Đồng
Nai và các vùng lân cận.
Trong quá trình thực hiện Dự án này chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô
nhiễm môi trường nước, khơng khí, đất, hệ sinh thái… Do vậy việc dự báo, đề xuất
các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của Dự án là
cần thiết.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng nhằm phục vụ công tác
quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn
ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của Dự
án đến môi trường xung quanh.

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Đó là tất cả lý do để em lựa chọn đề tài “Xây dựng Báo cáo Đánh giá Tác động
Môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày của
Công ty TNHH GREEN CHEMICAL tại Khu công nghiệp Long Bình - Thành phố
Biên Hịa - tỉnh Đồng Nai”.

2. Mục đích nghiên cứu
Trước những bức xúc về những hiện trạng ơ nhiễm của các nghành cơng
nghiệp nói chung và ngành sản xuất Formalyn nói riêng. Vì vậy, địi hỏi chúng ta
phải có các biện pháp đánh giá xem xét và đưa ra giải pháp phù hợp để làm giảm ơ
nhiễm của nhà máy góp phần bảo vệ mơi trường. Do đó mục đích nghiên cứu chủ
yếu là:
- Mơ tả tình hình chung của địa phương và xác định hiện trạng môi trường tại
khu vực đề nghị xây dựng Dự án.
- Liệt kê và dự báo quy mô và cường độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng mơi
trường do các hoạt động của Dự án gây ra.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ để giảm thiểu các tác động gây
ô nhiễm môi trường do hoạt động của Dự án gây ra.
- Lập chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường trong quá trình
hoạt động Dự án.
- Đánh giá những tác động của Dự án sản xuất Formalyn 37%, công suất 120
tấn/ngày gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của con người.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm thích hợp.
- Phân tích và xác định những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động của
Dự án đến môi trường tại khu vực cũng như các vùng lân cận nơi dự kiến xây dựng
cơng trình.

3. Nội dung chính của đề tài
Khảo sát các số liệu liên quan đến địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế,

xã hội của địa phương cụ thể là khu vực xây dựng Dự án.
Các tiêu chuẩn môi trường được Nhà nước quy định.
Xác định nguồn nguyên liệu, nhiên liệu để phục vụ cho quá trình hoạt động
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

của Dự án.
Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại của chúng đến môi trường. Đánh giá tác
động của Dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như khi Dự án đi vào hoạt động.
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế các tác động
có hại đến môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội do Dự án gây ra.

4. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
1) Phương pháp mạng lưới
2) Phương pháp phân tích so sánh
3) Phương pháp chi phí, lợi ích bằng biểu đồ
4) Phương pháp ma trận
5) Phương pháp chỉ số môi trường
6) Phương pháp lập bảng kiểm tra
7) Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa
8) Phương pháp mô hình hóa
Đặc điểm chung của các phương pháp đánh giá
1). Phương pháp lập bảng kiểm tra: là liệt kê các thành phần môi trường liên

quan đến các hoạt động phát triển. Sau đó đem đối chiếu với các tiêu chuẩn môi
trường đã được ban hành.
2). Phương pháp ma trận: là liệt kê các hành động (hoạt động) từ khi chuẩn bị
đến khi Dự án đi vào hoạt động, lập bảng đối chiếu giữa các nhân tố mơi trường có
thể bị tác động (tiêu cực hay tích cực) với các hoạt động phát triển.
3). Phương pháp chỉ số môi trường: là đưa ra các đánh giá chung về chất lượng
môi trường khi chưa có Dự án so với khi Dự án đi vào hoạt động.
4). Phương pháp khảo sát thực địa: nó được nghiên cứu trên thực tế, các thơng
số và các dữ liệu cũng được đo đạc cụ thể, phương pháp mang tính chất thực tế và độ
chính xác rõ ràng cao.
5). Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: là sử dụng biểu đồ hai chiều dùng để
mô tả những chi phí trong q trình thực hiện Dự án và những lợi ích của chúng đem
lại thuận lợi tốt nhất sau khi Dự án đi vào hoạt động.
6). Phương pháp so sánh: là lấy dữ liệu có sẵn đem so sánh với những tiêu
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

chuẩn và những số liệu của Dự án trước, nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất.
7). Phương pháp mạng lưới: là phương pháp phân tích các tác động song song
và nối tiếp nhau xác định mối quan hệ nhân quả giữa các tác động đó với các mối
quan hệ đó có thể kết nối lại với nhau thành một mạng lưới tác động mơi trường.
8). Phương pháp mơ hình hóa: là phương pháp tổng hợp các kiến thức khác
nhau như tốn học, vật lý học, hóa học… cộng với sự hiểu biết về tác động sẽ được

mơ hình hóa. Nó được ứng dụng để đánh giá khả năng lan truyền chất ơ nhiễm, mức
độ ơ nhiễm, ước tính giá trị các thơng số chi phí lợi ích… của một số chất ơ nhiễm có
khả năng gây tác hại đến mơi trường trong khu vực.
Hiện nay nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng
trên thế giới nhưng nói chung phương pháp đánh giá tác động mơi trường có thể
được phân loại như sau:
 Phương pháp nhận dạng:
Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường
Xác định tất cả các thành phần của hoạt động sản xuất
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp liệt kê
+ Phương pháp ma trận mơi trường
 Phương pháp dự đốn:
Xác định sự thay đổi đáng kể của mơi trường
Dự đốn về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên
Đánh giá khả năng ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Các hệ thống thông tin mơi trường và mơ hình khuếch tán
+ Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỉ lệ hóa và đo đạc phân tích
 Phương pháp đánh giá:
Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm cộng đồng dân cư bị ảnh
hưởng bởi việc thực hiện Dự án
Xác định và so sánh lợi ích giữa các phương án thực hiện
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Hệ thống đánh giá môi trường
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 4



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

+ Phân tích kinh tế

5. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
5.1. Cơ sở pháp lý
Luật bảo vệ mơi trường do Quốc Hội nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Nghị định số 149/2004NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày
24/06/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/05/2005 của Chính phủ về việc Quy
định về an tồn hóa chất.
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.
Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/04/2006 của Bộ Cơng nghiệp về
việc Cơng bố danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006 của Bộ Công nghiệp về
việc Bổ sung danh mục các loại hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 80/11/2006 của Chính phủ về việc Quy
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Formalyn 37%,
công suất 120 tấn/ngày của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL.
Quyết định số 406/GP-KCN-ĐN của Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp
Đồng Nai ngày 26/07/2005 về việc cho phép thành lập Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngồi có tên gọi Cơng ty TNHH GREEN CHEMICAL.
5.2. Cơ sở kỹ thuật
Báo cáo khảo sát địa chất cơng trình của Liên đồn địa chất thủy văn địa chất
cơng trình Miền Nam - Đồn địa chất 801 tháng 09/2004.
Số liệu khảo sát, đo đạt hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí, nước tại
khu vực Dự án do Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký TP Hồ Chí Minh thực
hiện.
Bản vẽ và sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí đất khu vực Dự án.
Ý kiến của Uỷ Ban Nhân Dân và Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc phường Long

Bình - Thành Phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.
TCVN 5937:2005 - Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí
xung quanh.
TCVN 5938:2005 - Chất lượng khơng khí - Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh.
TCVN 5939:2005 - Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp
đối với bụi và các chất vơ cơ.
TCVN 5940:2005 - Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp
đối với một số chất hữu cơ.
TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.

6. Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong phạm vi khu cơng nghiệp Long Bình, Thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là nơi xây dựng Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công
suất 120 tấn/ngày.
Đề tài được tiến hành từ 1/10/2007 đến 25/12/2007

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM LƯỢC DỰ ÁN NHÀ MÁY
1.1. Tên dự án: Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày

1.2. Cơ quan chủ đầu tư :
Công ty trách nhiệm hữu hạn GREEN CHEMICAL
Địa chỉ: Lô C5, Đường số 7 - KCN Long Bình - Biên Hịa -Tỉnh Đồng Nai
Đại diện: Ông HWANG JUN GU

Chức vụ: Giám đốc điều hành

1.3. Vị trí địa lý của Dự án
1.3.1. Vị trí địa lý
Địa diểm xây dựng của Dự án dự kiến tại Lô C5, Đường 7, Khu cơng nghiệp
Loteco, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Địa điểm này
nằm trong quy hoạch dành cho Khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai, cách Thành
phố Hồ Chí Minh 30km nên khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu cũng như
sản phẩm. Mặt khác, nơi đây cũng thuộc vùng trọng điểm phát triển kinh tế (Thành
phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu) của khu vực phía Nam, rất có ý
nghĩa đối với sự phát triển hoạt động sản xuất của Dự án về lâu dài.
Trong khu vực dự định xây dựng Nhà máy khơng có dân cư sinh sống, khu
dân cư gần nhất cũng có khoảng cách đủ xa để đảm bảo vệ sinh môi trường. Xung
quanh khu vực Dự án là các nhà máy khác, một số cũng đang tiến hành xây dựng các
Dự án của các ngành công nghiệp khác. Một số đã đi vào hoạt động.

1.3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải khá thuận lợi do khu vực Dự án nằm ở trung tâm của các
đầu mối giao thông quan trọng như: đường sắt, đường bộ, đường thủy.
Như vậy có thể nói địa điểm xây dựng Dự án là tương đối thuận lợi vì nằm
trong khu cơng nghiệp đã được quy hoạch, do vậy cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thốt nước đã có sẵn hoặc sẽ được khu công
nghiệp cung cấp.

1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án

1.4.1. Quy hoạch cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

1.4.1.1. Quy mơ Dự án
Nhà máy xây dựng trên diện tích 15.276 m 2 do Công ty thuê lại từ Công ty
phát triển Khu cơng nghiệp Long Bình. Khu đất hiện đang để trống có diện tích bằng
phẳng thuận tiện cho việc xây dựng, có hệ thống cấp thốt nước, giao thơng và lưới
điện quốc gia.
1.4.1.2. Quy hoạch mặt bằng tổng thể
Bảng 1: Bố trí các hạng mục cơng trình
NỘI DUNG

DIỆN TÍCH (m2)

A. Cơng trình kỹ thuật

12.776

Xưởng sản xuất

396


Nhà làm việc + nhà nghỉ

584

Nhà kho

300

Nhà để xe

60

Nhà bảo vệ

20

Đường nội bộ

4.000

Trạm biến thế điện

12

Nhà đặt máy phát điện (dự phòng)

32

Đất trống


7.000

B. Cây xanh thảm cỏ

2.500

Tổng cộng

15.276

Nguồn: Báo cáo ngiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Formalyn
37%, công suất 120 tấn/ngày Công ty TNHH GREEN CHEMICAL

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu
1.4.2.1. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
1.4.2.1.1. Nhu cầu điện
Lượng điện phục vụ cho các mục đích sau:
 Hoạt động của tồn bộ thiết bị của nhà máy.
 Thắp sáng nhà máy và khu vực chung quanh để bảo vệ.
 Phục vụ sinh hoạt cho cán bộ cơng nhân viên.
Cơng suất điện tiêu thụ ước tính khoảng 800KVA/tháng.
Nguồn cấp điện: lấy từ lưới điện quốc gia tại Khu cơng nghiệp Long Bình qua
trạm biến thế 750 KVA.
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

1.4.2.1.2. Nhu cầu nước
Nước phục vụ cho các mục đích sau:
 Làm mát thiết bị
 Hoạt động nồi hơi
 Sinh hoạt của cán bộ cơng nhân viên
 Tưới cây
 Phịng cháy chữa cháy
Nhu cầu dùng nước khoảng 50m3/ngày.
Nguồn cấp nước là nguồn nước từ hệ thống cấp nước chung của Khu công
nghiệp Long Bình bán lại cho nhà máy.
1.4.2.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Bảng 2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
STT

Tên nguyên liệu

Số lượng

1

Methanol (CH3OH)

2054 tấn/tháng

2

Xúc tác bạc (Ag)


170kg

Nguồn: Báo cáo ngiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Formalyn
37%, công suất 120 tấn/ngày Công ty TNHH GREEN CHEMICAL

1.4.3.Quy trình cơng nghệ
Ngun liệu

Methanol

Khơng khí

Thiết bị cơ đặc

Thiết bị thổi

Thiết bị đun
Methanol

Thiết bị đun

Thiết bị trộn

Thiết bị lọc khí
hỗn hợp

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053


Phản ứng

Trang 9
Hơi nước


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Formalyn Gas

Thiết bị hấp
thụ

Thành phẩm

Bình chứa và
bảo quản

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất Formalyn 37%

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Mô tả công đoạn trong dây chuyền sản xuất:
1. Methanol: từ bồn chứa, methanol được chuyển đến bồn xử lý, thông qua máy
bơm methanol sau đó methanol, theo thiết bị ống dẫn bơm được đưa đến máy làm cô
đặc, lượng methanol được đưa tới tùy thuộc vào sức chứa của máy làm cô đặc.
2. Tại thiết bị cô đặc, methanol được cô đặc lại, sau đó được đun nóng một lần
nữa bằng thiết bị đun nóng methanol: trong q trình chảy ra sẽ phát sinh khí gas
methanol, khí gas ngưng tụ này được nén lại, sau đó trộn lẫn với khơng khí ở một tỷ
lệ nhất định đã được điều chỉnh một cách chính xác trước đó tại thiết bị trộn.
3. Khơng khí là ngun liệu quan trọng trong q trình này. Bằng cách sử dụng
thiết bị thổi khơng khí, khơng khí sẽ được đưa vào với áp lực và lưu lượng nhất định,
sau đó tại thiết bị trộn, để giảm thiểu sự ngưng tụ trong q trình pha trộn, khơng khí
được đun nóng bằng thiết bị nung nóng khơng khí rồi mới cho kết hợp với Methanol
Gas.
4. Hơi nước là vật chất quan trọng thứ 3. Tại thiết bị trộn, hơi nước, khơng khí
và Methanol Gas được pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, hạn chế tối đa lượng
thừa lại của các chất trên trong thành phẩm. Bằng cách này sẽ làm cho giá thành sản
xuất Formalyn thấp, nâng cao chất lượng thành phẩm.
5. Hỗn hợp Methanol, khơng khí, hơi nước dưới tác động của chất xúc tác ở
nhiệt độ 6300 - 6500C sẽ tạo thành phản ứng khử, tạo thành Formaldehyde Gas, nhiệt
độ tỏa ra sau phản ứng nhanh chóng làm nguội trong nồi hơi để thu hồi năng lượng
và hạn chế phản ứng phụ.
6. Năng lượng thu hồi trên sẽ được chuyển hóa thành dạng hơi nước, đưa đến
các thiết bị có sử dụng hơi nước trong quy trình để được tái sử dụng như nguồn năng
lượng (có tác dụng tiết kiệm năng lượng).
7. Khí gas đã được làm lạnh nói trên sẽ thu hồi lại Formaldehyde Gas được hấp
thụ vào nước, một phần chuyển thành nhiệt hấp thụ. Tại thiết bị chuyển đổi thành
tấm, bằng cách chuyển đổi nhiệt sang nước, nâng cao khả năng hấp thụ, hiệu quả của
các thiết bị được nâng cao, đồng thời đề phòng các sự cố khác tác động đến môi

trường.
8. Formaldehyde Gas đã hấp thụ vào nước được cho vào bình chứa, điều chế ở
một nồng độ cần thiết, rồi đưa vào bình chứa thành phẩm để bảo quản sử dụng.
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Phương trình phản ứng:
CH3OH

 HCHO + H2

H2 + ½ O2 

- 20 kcal/g.mol (1)
+58 kcal/g.mol (2)

Vì phản ứng dehydro hóa methanol là phản ứng thu nhiệt, do đó phải nhận
một lượng nhiệt từ bên ngồi.
Tuy nhiên khí hydro sinh ra (1) bị oxy hóa bởi oxy, nay là phản ứng tỏa nhiệt.
Như vậy, khi xem xét cả hai phản ứng (1) và (2), ta có thể thấy tồn bộ q
trình sản xuất Formalyn là phản ứng tỏa nhiệt.
CH3OH + ½ O2  HCHO + H2O + 38 kcal/g.mol


1.4.4. Sản phẩm
Formalyn 37% là nguyên liệu chính được sử dụng nhiều trong ngành gỗ
(90%-95%) và cũng được sử dụng trong công nghiệp, dược liệu, chất khử trùng, và
thậm chí cịn được sử dụng như một phần nguyên liệu để bào chế thuốc súng mà Việt
Nam đang phải nhập khẩu toàn bộ.
Khi so sánh với các nước lân cận trong ngành gỗ, có thể thấy được về kỹ thuật
Việt Nam không hề thua kém, nhưng lại kém hơn về nguồn nguyên vật liệu cũng như
trang thiết bị máy móc liên quan. Trong đó có thể kể đến kỹ thuật tạo ra keo mang
tính nhiệt và rắn từ phản ứng của Formalyn 37% với Phenol, Melamine - một kỹ
thuật đang được sử dụng rộng rải trong sản xuất veneer, MDF, PARTICLE
BOARD… (do đó cũng có thể xem Dự án này thuộc ngành công nghiệp gỗ).
Trong khi đối với Formalyn 37% và một số loại keo khác, thời gian hữu hiệu
càng lúc càng ngắn sẽ kéo theo sự giảm xuống rõ nét của chất lượng sản phẩm.
Hiện nay trong toàn bộ lượng Formalyn 37% và hơn 80 - 85% lượng một số
keo khác nhập khẩu thì phần lớn hiệu lực thời gian sử dụng đã hết. Và dù cho chất
lượng thấp như vậy, với các mác nhập khẩu, các loại keo trên vẫn được bán ra với
giá rất đắt.
Chính những điều này đã kéo theo chất lượng của các loại keo được chế tạo
tại Việt Nam từ Formalyn 37% càng có chất lượng rất kém, hầu hết thời gian sử dụng
đã hết hạn.
Do vậy, Dự án thành lập một Nhà máy sản xuất Formalyn tại Việt Nam có
thể giải quyết được các vấn đề nêu trên bằng sản phẩm chất lượng cao, giá thành
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

thấp, cung cấp đến khách hàng trong thời gian ngắn nhất… và đủ sức cạnh tranh với
các nước lân cận.
Hiện tại các doanh nghiệp sử dụng keo UF, PF, MF… chủ yếu đều mua từ các
nhà máy sản xuất PB, Plyxood. Riêng về keo UF, Dynea Co., Ltd là nhà sản xuất lớn
nhất với số lượng keo có thể cung cấp hàng tháng là 3.000 - 4.000 tấn.
Tuy nhiên, công ty này lại không thể sản xuất được Formalyn 37% mà vẫn
phải nhập 2.000 – 2.500 tấn hàng tháng để sử dụng. Thêm vào đó, hầu như các
xưởng sản xuất PB đều mua Formalyn 37% đã được nhập với giá cao về sản xuất
keo urea để sử dụng. Trung bình một nhà máy sản xuất ván PB với công suất 10.000
tấn/ tháng sẽ phải nhập về khoảng 60.000 -80.000 kg Formalyn 37%. Tại Việt Nam
có khoảng 40 – 50 xưởng sản xuất PB với quy mơ nói trên (Hà nội 8 – 10, miền
Trung 5, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận: 20 – 25, phía Nam: 9 - 11). Trên
thực tế còn nhiều xưởng vừa và nhỏ. Hơn nữa, Formalyn 37% lại là nguồn nguyên
liệu tối cần thiết trong sản xuất LPM sheet.
Đánh giá được tình hình đó, các nhà đầu tư của Công ty TNHH GREEN
CHEMICAL xác định đây chính là thời điểm thích hợp và cần thiết cho việc đầu tư
sản xuất Formalyn 37% chất lượng cao tại Việt Nam.
Công ty TNHH GREEN CHEMICAL được thành lập, xây dựng nhà máy với
trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến sẽ góp phần khắc phục được những vấn đề chất
lượng Formalyn để sản xuất các loại keo trong nghành gỗ, dệt nhuộm và mang lại
hiệu quả trong trao đổi ngoại tệ cho Việt nam.

1.4.5. Vốn đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch đầu tư trang thiết bị
Tổng mức đầu tư : 14.4000.000 USD. Trong đó:
1. Phí th đất xây nhà máy 2 năm (15.000m2): 388.000 USD
2. Phí xây dựng nhà máy và văn phòng: 1.500.000 USD
3. Vật dụng văn phòng và trang thiết bị các loại (máy lạnh, điện thoại, máy vi
tính, máy photo, máy fax...): 100.000 USD

4. Xà lan vận chuyển Methanol (từ cảng ngoài vào đến cảng Đồng Nai): 250.000
USD
5. Một xe tải bồn 10 tấn:100.000 USD
6. 2 xe tải cẩu 5 tấn: 100.000 USD
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

7. 2 xe tải cẩu 1,4 tấn: 40.000 USD
8. Thiết bị điều chế Formalyn 37%: 9.000.000 USD (đã bao gồm nồi hơi, máy
phát điện KVA, bồn làm mát, máy nén khí, thiết bị lọc.
9. Phí thu mua nguyên vật liệu (2 lần) _ 1 lần :1000 tons: 1.272.000 USD
10. Phí chuyển giao cơng nghệ: 710.000 USD
11. Kinh phí trong 24 tháng, các loại phí quảng cáo, nguyên phụ liệu (phí giao
hàng…): 950.000 USD
12. Chi phí xử lý ơ nhiễm mơi trường: 40.000 USD
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Formalyn 37%,
công suất 120 tấn/ngày.

1.4.6. Trang thiết bị máy móc
Các thiết bị dưới đây đều sử dụng mới 100%, hoàn toàn nhập từ nước ngoài,
một số sản xuất trong nước.
Bảng 3: Trang thiết bị máy móc của Dự án
Số

thứ

Tên thiết bị

tự

Năm

Vật

Số

liệu

lượng

304

1

Þ2130x8300H

2005

Korea

Kích cỡ

Kích thước


sản
xuất

Nước sản
xuất

1. THIẾT BỊ CHÍNH
1)

R-101

Thiết bị phản ứng
Thùng hơi nước

2)

D-101

Tháp hấp thụ

304

1

Þ1000x4500H

2005

Korea


3)

A-101

Thiết bị cơ đặc

304

1

Þ1900x20000H

2005

Korea

4)

E-101

Thiết

304

1

Þ1800 x 4950H

2005


Korea

5)

H-101

nóng khơng khí

304

1

Þ550 x 2800L

2005

Korea

304

1

1040W x 1600L

2005

Korea

bị


nung

Thiết bị làm lạnh
6)

H-102
Thiết

7)

H-104

bị

nung

nóng MeOH

x 2500
304

1

Þ700 x 3250H

2005

Korea

304


1

Þ500 x 3200H

2005

Korea

SS400

2

1040W x 1520H

2005

Korea

Thiết bị thu hồi
8)

H-105

nhiệt MeOH
Thiết bị lọc khí

9)

F-101

Thiết bị lọc hỗn

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

x 1500L

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp
10)

F-102

hợp khí gas
Thiết

11)

F-103

F-104

bị

304

1


lọc

MeOH
Thiết

12)

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh
1720W x 1380H

2005

Korea

x 2300L
304

Þ420 x 1300H

2005

Korea

304

2

Þ420 x 1300H

2005


Korea

304

bị

2

1

Þ550 x 1600H

2005

Korea

lọc

B.F.W
Thiết bị tách hơi

13)

S-101

nước
Thiết bị trộn

14)


M-101

Thùng cơ đặc

304

1

Þ1000 x 3300H

2005

Korea

15)

V-101

Máy thổi khí

304

1

Þ2800 x 2440H

2005

Korea


2005

Korea

16)

B-101

304

2

3

4200m /h x 0.6
kg/cm2

2.BƠM
1)

P-101

Bơm định lượng

304

2

5m3/h x 45m


1,5”x1”

2005

ViệtNam

304

2

2,5m3/h x 30m

50Ax32A

2005

ViệtNam

304

2

4,5m3/h x 40m

50Ax32A

2005

ViệtNam


Methanol
2)

P-102

Bơm tháp hấp thụ
Bơm B.F.W

3)
4)

P-103
P-104

Bơm tuần hoàn
C.F

3

304

2

150m /h x 25m

6” x 4

2005


ViệtNam

304

2

20m3/h x 30m

80Ax50A

2005

ViệtNam

FC-20

2

400m3/h x 25m

200Ax150

2005

ViệtNam

Bơm nước tinh
5)

P-105


khiết
Bơm thiết bị làm

6)

P-106

lạnh
Bơm

7)

P-107

trộn

A
304

Formalyn

2

25m3/h x 20m

80A x 50A

2005


ViệtNam

304

2

25m3/h x 20m

80Ax50A

2005

ViệtNam

Bơm Methanol
8)
9)

P-108
P-111

Bơm

bồn

chất

lỏng MeOH

3


FC-20

25m /h x 25m

80Ax50A

2005

ViệtNam

304

30m3/h x 25m

80Ax50A

2005

ViệtNam

Bơm MeOH
10)
11)

P-112
P-113

Bơm nuớc khử
khoáng


3

FC-20

15m /h x 35m

80Ax50A

2005

ViệtNam

FC-20

19m3/h x 25m

80Ax50A

2005

ViệtNam

2005

Korea

Bơm dầu nhẹ
12)


P-114

3.THIẾT BỊ KHÍ NÉN
1)

Máy nén khí

2

2,68Nm3/min

x

3

7kg/cm

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp
2)

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Máy nén khí thiết


1

x

2005

Korea

1

2005

Korea

3

bị trộn
3)

2,68Nm3/min
7kg/cm

Sau thiết bị làm
lạnh

4)

Bể tiếp nhận

1


2005

Korea

5)

Thiết bị tách ẩm

1

2005

Korea

6)

Thiết bị lọc

4

2005

Korea

1

2005

Taiwan


2005

Taiwan

4.

U-102

Tháp giải nhiệt

1000RT

5.

U-103

Thiết bị trao đổi

10m3/h

ion

1000ton/cycle

x

6.

U-106


Lò hơi

2

1,5ton/h

2005

Taiwan

7.

U-107

Máy phát điện

1

450KVA

2005

Korea

8.

CA-101

170kg x 2 mẻ


2005

Korea

Þ8700 x 8840H

2005

ViệtNam

Xúc tác Bạc

9.BỒN
TK-101

Bồn

chứa

2

Methanol
TK-102

(500kl)

Bồn chứa nước

1


tinh khiết
TK-103

Bồn

(100kl)
chứa

3

Formalyn thơ
TK-104

Bồn

Bồn

chứa

chứa

Þ4660 x 6100H
(100kl)

3

Formalyn
TK-105


Þ4660 x 6100H

Þ6144 x 7324H
(200kl)

dầu

1

nhẹ

Þ2324 x 2440H
(10kl)

10

Dụng cụ

1

ViệtNam

11

Điện

1

ViệtNam


12

Thép

1

ViệtNam

13

Oáng khung

1

ViệtNam

14

Oáng

1

ViệtNam

15

Sơn

1


ViệtNam

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Formalyn 37%,
công suất 120 tấn/ngày.

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

1.4.7. Sơ đồ tổ chức của nhà máy
Tổng giám đốc

Giám đốc
điều hành

Bộ phận
quản lý

Giám đốc
sản xuất

Bộ phận
kinh doanh


Kinh doanh
trong nước

Bộ phận
nguyên liệu

Bộ phận
sản xuất

Kinh doanh
ngồi nước

Hình 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy
Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy khoảng 100 người làm việc
3ca/ngày, tùy theo từng giai đoạn số lượng công nhân sẽ thay đổi để phù hợp với tình
hình hoạt động của Nhà máy.
Ý nghĩa kinh tế - xã hội của Dự án
Việc xây dựng Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày đã
tham gia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân địa phương
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai.

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh


CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất - Hiện trạng Khu công nghiệp Long Bình,
Đồng Nai
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, duyên hải Nam
Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và thềm lục địa Nam Việt nam có khí hậu
nhiệt đới gió mùa á xích đạo, tỉnh Đồng Nai có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng
với những nét độc đáo về địa hình, cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lý đặc biệt đem lại nhiều lợi thế so với các tỉnh khác trong cả nước.
Nằm trên trục giao thông quan trọng của khu vực, Đồng Nai có lợi thế giao lưu hàng
hóa với 3 tỉnh thành cịn lại của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ
mở ra phía Bắc của vùng này. Tọa độ địa lý tỉnh Đồng Nai: từ 10 031’17” đến
11034’49” vĩ Bắc và từ 106044’45” đến 107034’50” kinh Đơng.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 589.475,87 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Về ranh giới hành chính, Đồng Nai có vị trí rất thuận lợi : giáp các tỉnh Lâm
Đồng, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa _ Vũng Tàu và Thành phố Hồ
Chí Minh. Đồng Nai có vị trí địa lý rất thuận lợi được bao quanh bởi các tỉnh thành
sau:
+ Đông giáp với Bình Thuận
+ Đơng Bắc giáp với Lâm Đồng
+ Tây Bắc giáp Bình Dương, Bình Phước.
+ Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nam giáp Bà Rịa _ Vũng Tàu.
2.1.1.2. Địa hình
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh

MSSV: 103108053

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Tỉnh Đồng Nai tương đối đa dạng về mặt địa hình và có xu hướng thấp thấp
dần theo hướng Bắc – Nam, bao gồm dạng núi thấp có độ dốc cao (20 - 30 0), dạng
đồi lượn sóng cao từ 20 – 150 mét chiếm diện tích lớn nhất, và địa hình đồng bằng
gồm các bậc thềm sơng và các trầm tích đầm lầy biển cổ.
Địa hình núi thấp: bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dải núi
Trường Sơn, từ Tây Nguyên đổ xuống với độ cao thay đổi từ 200 -700 mét. Địa hình
này phân bố chủ yếu ở phía Bắc (Tân Phú) giáp ranh Lâm Đồng và một phần núi sót
ở Định Quán, Xuân Lộc.
Địa hình đồi lượn sóng: có độ cao từ 20 – 200 mét, bao gồm những đồi đất
Bazan và những đồi phù sa cổ, tạo thành các chùy chạy theo hướng Bắc - Nam trái
ngược với dạng địa hình núi thấp. Dạng địa hình này khá bằng phẳng, thoải, độ dốc
dao động 3 – 80. Đây là dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất.
Địa hình đồng bằng là bậc thềm sơng, có diện tích khơng lớn lắm.
Sự đa dạng của địa hình một mặt là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
của tỉnh. Mặt khác cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự suy thoái đất đai:
dạng địa hình đồi lượn sóng là nơi đất bị xói mịn bề mặt lớn nhất, cũng là nơi phân
bố chủ yếu của đất đỏ Bazan (Ferralsols) và đất xám (acrisoils). Dạng địa hình trũng
trên trầm tích đầm lầy biển cổ rất giàu Sulphide (Sulfua) là vật liệu để sinh ra đất
phèn.
Khu cơng nghiệp Long Bình nằm trong địa phận Thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km, có địa thế thuận lợi gần hệ thống

đường sắt, đường thủy (sông Đồng Nai) và hai trục quốc lộ chính: quốc lộ 1 và quốc
lộ 51.
Khu cơng nghiệp Long Bình hiện nay hầu hết đã được các chủ đầu tư thuê đất
để lập dự án, xây dựng nhà xưởng và tiến hành hoạt động sản xuất.
Cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn thiện với nguồn
cung cấp điện nước, đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng và cây xanh.
Với hiện trạng như trên Khu cơng nghiệp Long Bình hồn tồn có thể đáp ứng
cho Dự án sản xuất của Cơng ty TNHH GREEN CHEMICAL.

2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thủy văn
2.1.2.1. Điều kiện khí tượng
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

Khí hậu của khu vực này nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh
Đồng Nai và Miền Đông Nam Bộ, hai mùa mưa nắng rỏ rệt: mùa mưa kéo dài từ
tháng 05 đến tháng10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (theo số
liệu tham khảo của đài khí tượng thủy văn Nam Bộ). Đồng Nai nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với khí hậu ơn hịa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, có
hai mùa tương phản nhau (mùa mưa và mưa khơ).
2.1.2.1.1. Nhiệt độ khơng khí
Sự thay đổi nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng trực tiếp đến q trình phát tán các
chất ơ nhiễm vào khí quyển và ln chuyển tới các khu vực. Cùng với các yếu tố

khác, nhiệt độ khơng khí cũng ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện vi khí hậu trong khu
vực Dự án.
Nhiệt độ trung bình : 26,30C
Nhiệt độ cao nhất: 37,80C
Nhiệt độ thấp nhất: 30,30C
Nhiệt độ của tháng cao nhất: 220C - 350C
Nhiệt độ của tháng thấp nhất: 220C - 310C

SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Nguyễn Đức Cảnh

2.1.2.1.2. Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí là yếu tố ảnh hưởng lên q trình chuyển hóa các chất ơ
nhiễm khơng khí và là yếu tố khí hậu ảnh hưởng lên yếu tố con người.
Độ ẩm trung bình năm là 80%
Độ ẩm tương đối: 75% – 85%
Độ ẩm cao nhất (các tháng mưa): 83% - 87%
Độ ẩm thấp nhất: 67% - 69%
2.1.2.1.3. Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ơ nhiễm khơng khí và pha lỗng các chất
ơ nhiểm nước. Đồng thời mưa cũng có thể kéo theo chất ô nhiễm phát tán ra môi
trường. Do đó, chế độ mưa là một trong những cơ sở để tính tốn thiết kế hệ thống
thoát nước, vừa đảm bảo thoát nước tốt vừa hạn chế tối đa khả năng phát tán chất

thải ra môi trường.
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ, khoảng 2.065,7 mm.
Lượng mưa hàng năm:
Lượng mưa trung bình: 1614,3mm
Lượng mưa cao nhất: 2676mm
Lượng mưa thấp nhất: 1510mm
Lượng mưa hàng tháng: 140mm
Lượng mưa trung bình: 490,6mm
Lượng mưa thấp nhất: 0,3mm
Số ngày mưa hàng năm:
Số ngày mưa trung bình: 130 ngày
Số ngày mưa lớn nhất trong năm: 183 ngày
2.1.2.1.4. Chế độ nắng và bức xạ
Thời gian có nắng trung bình: 5 giờ/ngà
Số giờ nắng ngày cao nhất: 10 – 13 giờ
Số giờ nắng ngày thấp nhất: 0,5 giờ
Cường độ chiếu sáng cao nhất: 100.000 lux
Cường độ bức xạ trực tiếp: 0,42 – 0,79 Cal/cm2/phút
Cường độ khuếch tán: 0,29 – 0,50 Cal/cm2/phút
SVTH: Đặng Thị Tuyết Hạnh
MSSV: 103108053

Trang 21


×