Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo chuyên đề môn lich sử lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.68 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN CỪ
Số:

/BC-THNVC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đông Triều, ngày 29 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO
Chuyên đề cấp trường đổi mới phương pháp dạy học
Môn Lịch sử lớp 5 - Năm học 2015-2016
I.Lý do mở chuyên đề:
Mô hình phòng học thông minh với những trang thiết bị hiện đại, hệ thống
các thiết bị tương tác thay cho bảng đen phấn trắng, sách giáo khoa điện tử thay
thế tình trạng học sinh còng lưng “gánh sách” tới trường đang được các trường
của thị xã Đông Triều nói chung và trường TH Nguyễn Văn Cừ nói riêng hưởng
ứng thực hiện.
Mô hình lớp học thông minh nhằm tối ưu hóa các thiết bị dạy học điện tử,
kỹ thuật số hiện đại trong lớp học như: Máy tính chủ kết nối màn hình tương tác
điện tử hoặc máy chiếu Projecto hoặc màn hình LCD, máy chiếu vật thể, camera
ghi hình, máy in cùng với hệ thống internet được kết nối đồng bộ bằng bục
giảng thông minh có bộ xử lý điện tử tiêu chuẩn. Qua sóng Wifi, bằng một phần
mềm quản lý học tập với nội dung đa phương tiện khuyến khích giao tiếp hai
chiều giữa giáo viên và học sinh, cho phép giáo viên quản lý bài học của học
sinh, giao nhiệm vụ cho HS. Ngược lại, học sinh sử dụng máy tính bảng để gửi
câu hỏi, câu trả lời tới màn hình tương tác của giáo viên. Học tại phòng học
thông minh tạo môi trường tốt nhất cho tất cả các học sinh học tập có chất
lượng, là mái ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách sống con người Việt


Nam hiện đại, hướng học sinh vào sự đa dạng, phong phú của tri thức nhân loại,
phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh trên con đường nhận thức vô
tận với sự chăm chút, hỗ trợ, khoan dung, khích lệ, chia sẻ, động viên, … của
giáo viên đối với từng học sinh.
Tiết học được tổ chức tại phòng học thông minh tạo môi trường tương tác
toàn diện; thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của tất cả học sinh, kích hoạt khả
năng tư duy, sáng tạo của học sinh; tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của học
sinh; giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các
hình ảnh, sự vật, âm thanh; khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm
thông qua thực hiện và thử nghiệm; tạo bài học vui nhộn; nâng cao năng lực của


học sinh và chuyên môn của giáo viên. Ngoài ra còn có thư viện tài liệu với đầy
đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu
quả. Thấy được tầm quan trọng và tiện ích trong việc dạy học ứng dụng phòng
học thông minh trong các tiết dạy, trường TH Nguyễn Văn Cừ tổ chức chuyên
đề cấp trường ứng dụng Phòng học thông minh khi dạy môn Lịch sử lớp 5.
II.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1.Vị trí và nhiệm vụ của môn Lịch sử lớp 4, 5:
- Cung cấp kiến thức về các sự kiện, nhân vật, lịch sử tiêu biểu, tương đối
có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới
nay.
- Hình thành kỷ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu nhập, tìm kiếm tư
liệu lịch sử từ sách HDH, trong cuộc sống gần gũi với HS.
- Biết đặt câu hỏi trong quá trính học tập và chọn thông tin để giải đáp.
- Nhận biết đúng các sự vật , sự kiện , hiện tượng lịch sử .
- Nhận biết các hiện tượng tự nhiên, biết được các địa danh, biết được đặc
điểm tình hình diều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế.
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê,
phiều học tập ,…

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống .
- Góp phần cho học sinh thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử
quê hương, đất nước .
- Có ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Biết bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên.
- Biết yêu thiên, con người, quê hương, đất nước.
2. Phương pháp dạy các loại, các dạng bài lịch sử lớp 4, 5 :


2.1. Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ .
- GV nêu những câu hỏi định hướng, xác định nhiệm vụ mà HS phải giải
quyết.
+ Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh.
+ Phải đề cập tới cốt lõi của bài học.
+ Tạo ấn tượng, gợi ý tò mò của HS.
2.2. Tổ chức cho HS tiếp cận nguồn tư liệu trong SGK để có những hình
ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- HS làm việc với các sự kiện, các nhiêm vụ được trình bày trong sách
HDH.
2.3. Tổ chức cho HS làm việc, tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà logo
sách HDH đã nêu ra ở đầu mỗi nhiệm vụ. Ở bước này GV có thể cho HS trình
bày ý kiến cá nhân hoặc trao đổi thảo luận nhóm để rút ra những ý kiến chung.
2.3. Phương tiện dạy học môn Sử lớp 4, 5 :
- Tranh, ảnh ( dùng cho hoạt động kể chuyện, thảo luận, quan sát và phân
tích tranh, … ) .
- Các loại phiếu học tập ( dùng cho thảo luận nhóm, điều tra, thống kê… )
- Dụng cụ, đồ vật ( dùng cho hoạt động đóng vai, trò chơi,…), băng hình,
băng tiếng,…
2.4 . Hình thức tổ chức dạy học :
- Đa dạng hoá các hình thức dạy học :

+ Phối hợp các hình thức chung cả lớp, theo nhóm, học cá nhân, đối thoại
thầy – trò, chơi trò chơi đóng vai,…


+ Cần tích cực liên hệ nội dung bài học với môi trường thực tế như liên hệ
tên trường, tên đường phố, tên quê hương, tên các danh nhân lịch sử,…
3. Một số phương pháp dạy học chủ yếu :
3.1. Quan sát
Là phương pháp quan sát đối tượng thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng
hình, vật thật hoặc thông qua hệ thống câu hỏi theo mục đích sự vật, sự việc; đối
tượng quan sát phải phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
3.2. Đàm thoại ( hỏi đáp )
Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các
vấn đề lịch sử, dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được GV chuẩn bị trước.Tuy
nhiên các câu hỏi phải ngắn gọn, chính xác, có thể kích thích tư duy độc lập
của học sinh.
3.3. Thảo luận nhóm
Là phương pháp chia HS thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý
kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề nào đó dưới sự hướng
dẫn của Nhóm trưởng.
3. 4. Trò chơi :
Là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác, hành động
thích hợp với bài học thông qua một trò chơi nào đó.
3.5. Đóng vai :
Là phương pháp tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong những tình
huống lịch sử giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi ứng xử.
3.6. Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện
Học sinh kể lại các câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự
kiện lịch sử, miêu tả các sự vật đối tượng, thiết chế, …đã tồn tại trong lịch sử.



Tuỳ từng bài mà GV và HS kết hợp các phương pháp dạy, học sao cho
phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
III.MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY MINH HỌA:
1.Bày dạy:
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
2. Kỹ năng ứng dụng phòng học thông minh trong tiết dạy:
2.1. Kiểm tra bài cũ:
GV và hs tương tác qua máy tính:
-Phan Đình Phùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nào?
-Phong trào Đông Du do ai lãnh đạo?
-Kết quả của những phong trào trên?
2.2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV gửi video cho học sinh xem rồi nhận xét cuộc sống của người dân?
- So sánh cuộc sống của người dân những năm đó với cuộc sống của người dân
ngày nay?
* Giảng bài:
- Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành:
+ HS làm việc theo nhóm 4: vào mạng Internet để tìm hiểu Quê hương và thời
niên thiếu của Nguyễn Tất Thành rồi trao đổi với các nhóm.
+ HS được xem video GV gửi qua máy tính giới thiệu về Bác Hồ và tác phẩm
Búp sen xanh viết về cuộc đời lúc ấu thơ và thời niên thiếu của Bác.


- Ý chí quyết tâm ra đi để tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
HS xem bản đồ hành chính của Việt Nam trên mạng Internet , chỉ địa điểm Bến
cảng Nhà Rồng.
Sưu tầm hình ảnh con tàu mà Bác đã đi để ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ
bến cảng Nhà Rồng.

IV. Kết quả đạt được:
Khác với những phương pháp giảng dạy truyền thống là giáo viên đứng
lớp đóng vai trò trung tâm, người học bị động, chủ yếu nghe và ghi chép lại
những điều cần thiết vào vở. Điều này đồng nghĩa với việc Giáo viên hầu như
không kiểm soát được việc luyện tập cũng như thực hành bài học của học sinh.
Bên cạnh đó với bậc tiểu học đòi hỏi giáo viên phải làm hình ảnh, đồ dùng minh
họa… khiến cho việc chuẩn bị mất nhiều thời gian. Quan trọng hơn là tiết học bị
gián đoạn giữa chừng khi giáo viên thay đổi hình ảnh hoặc viết lên bảng làm cho
học sinh ít hào hứng.
Với mô hình tương tác, người học đóng vai trò trung tâm theo đúng nghĩa,
giáo viên chỉ là người trợ giúp và hướng dẫn. Học sinh chủ động tham gia vào
các bài học, các em có thể tự điều khiển bảng điện tử làm bài tập thực hành, tự
kiểm tra kết quả của mình.

Qua tiết dạy lịch sử lớp 5, Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, kết quả
thu được rất tốt:
- HS được chủ động tham gia các hoạt động học tập, lôi cuốn mọi học
sinh cùng tích cực tham gia, học sinh được vào mạng Internet để tìm được kiến
thức phục vụ cho bài học;
- Giáo viên đã tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học
sinh với học sinh qua việc tổ chức cho các em làm việc theo nhóm; và sự tương
tác giữa giáo viên và học sinh một các nhanh nhạy, đạt hiệu quả cao.
- Việc tổ chức nhiều hoạt động đa dạng kết hợp với những câu hỏi suy
luận,vận dụng là cách tốt nhất để học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, tạo điều


kiện để học sinh chủ động tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức và hình thành kĩ
năng sử dụng thành thạo các thiết bị của phòng học thông minh
V. Bài học kinh nghiệm:
Để đạt hiệu quả cao trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy,

cần có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, căn cứ trên điều kiện thực tế
của từng đơn vị lớp như: năng lực tiếp thu của học sinh, khả năng sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên, đặc thù từng môn học…Nên tránh
việc lạm dụng quá mức, ỷ lại vào sự tiện dụng của các phương tiện dạy học hiện
đại mà xem nhẹ vai trò của người thầy.
Công nghệ hiện đại chỉ nên được xem là phương tiện hỗ trợ, giúp giáo
viên đứng lớp chuyển tải tới học sinh những lượng thông tin mà phấn trắng,
bảng đen và các phương tiện dạy học truyền thống khác không làm được
Với Tổ chuyên môn cần thực hiện các công việc sau:
1. Ngay từ đầu năm học tổ chuyên môn thống nhất liệt kê các bài học có
thể ứng dụng PHTM;
2. Giáo viên và học sinh cần thành thạo khi sử dụng các thiết bị trong
phòng học;
Với nhà trường: Cần quan tâm, đầu tư các thiết bị trong phòng học và có
kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa để các thiết bị luôn hoạt động tốt.
Trên đây là Báo Chuyên đề cấp trường ứng dụng Phòng học thông minh
môn Lịch lớp 5 năm học 2015-2016 của trường TH Nguyễn Văn Cừ. Kính mong
nhận được ý kiến đóng góp của Quý vị đại biểu, các thầy cô.

Nơi nhận:
- Ban Giám hiệu ( b/c);
- Tổ chuyên môn(t/h);
- Lưu.

NGƯỜI BÁO CÁO
PHÓ HIỆU TRƯỞNG


Phạm Thị Hà




×