Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chuyên đề môn Lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.06 KB, 9 trang )

Chuyên đề Lòch sử Lớp 4 Trường TH Lê Thọ Xuân
Chuyên đề
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
I/. MỤC TIÊU:
1-Về kiến thức : Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về
các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lòch sử tiêu biểu có hệ thống theo dòng thời
gian của lòch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỷ XIX.
2-Về k ỹ năng :
Bước đầu rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sau:
+ Quan sát sự vật, hiện tượng, sự kiện lòch sử từ các nguồn thông tin khác
nhau.
+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để
giải đáp.
+ Nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng, các sự kiện lòch sử.
+ Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng sơ đồ, hình vẽ, bài viết
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3-Về thái độ :
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:
+ Ham học hỏi và tìm hiểu để biết về lòch sử dân tộc.
+ Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
+ Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lòch sử văn hoá.
II/. NỘI DUNG:
Nội dung chương trình môn lòch sử lớp 4 được chia theo mốc thời gian như sau:
 Buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ khoảng năm 700 TCN đến 179
TCN): Nước Văn Lang, nước u Lạc (sự ra đời của nền văn minh Văn Lang -
u Lạc và những thành tựu chính của văn minh Văn Lang - u Lạc).
 Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập ( từ năm 179 TCN đến
thế kỉ thứ X): Cuộc sống của nhân dân ta dưới ách thống trò và chính sách đồng
hoá dân tộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc và phong trào đấu tranh
của nhân dân ta để giành độc lập, tự chủ (KN Hai Bà Trưng năm 40, chiến thắng


Bạch Đằng năm 938).
 Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến 1009): Ổn đònh đất nước,
chống ngoại xâm vối các sự kiện tiêu biểu: Nhà Ngơ, Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ qn thống nhất đất.
nước; Lê Hồn lên ngơi vua lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống
Tống lần thứ nhất (Năm 981).
1
Chuyên đề Lòch sử Lớp 4 Trường TH Lê Thọ Xuân
 Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226): Vua Lý Thái Tổ dời
đơ ra Thăng Long đổi lại tên nước; Sự phát triển của đạo phật; Cuộc kháng chiến
chống qn Tống sâm lược lần thứ hai.
 Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400): Hồn cảnh ra đời
của nhà Trần; Ba lần chiến thắng qn Mơng Ngun xâm lược; Cơng cuộc xây
dựng đất nước ở thời Trần ( Việc đắp đê ); Sự suy tàn của nhà Trần và hồn cảnh ra
đời của nhà Hồ.
Đất nước Đại Việt buổi đầu thời hậu Lê (Thế kỷ XV): Chiến thắng Chi
Lăng; Việc tổ chức quản lý đất nước; Sự phát triển văn hố và khoa học dưới thời
Lê Sơ.
 Nước Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII: Trịnh Nguyễn phân tranh; Cuộc khẩn
hoang ở Đàng Trong; Thành thị ở thế kỷ XVI – XVIII; Nghĩa qn Tây Sơn tiến ra
Thăng Long đại phá qn Thanh; Quang Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước..
 Buổi đầu thời Nguyễn (1802-1858): Nhà Nguyễn thành lập kinh thành
Huế.
Nội dung chương trình lịch sử được phân định theo 02 loại bài:
-Loại bài cung cấp kiến thức mới.
-Loại bài ơn tập tổng kết (Có 02 bài ơn tập và 01 bài tổng kết).
Riêng loại bài cung cấp kiến thức mới được cụ thể hố thành 04 dạng bài như
sau:
 Dạng bài có nội dung về tình hình chính trị - kinh tế , văn hố - xã hội :
Bài 1: - Nước Văn Lang.

Bài 2: - Nước Âu Lạc
Bài 3: - Nước ta dưới ách đơ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Bài 9: - Nhà Lý dời đơ ra Thăng Long
Bài 12: - Nhà Trần thành lập
Bài 15: - Nước ta cuối thời Trần
Bài 17: - Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước
Bài 21: - Trịnh Nguyễn phân tranh
Bài 26: - Những chính sách về kinh tế và văn hố của vua Quang Trung
Bài 27: - Nhà Nguyễn thành lập
 Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử :

Bài 7: - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ qn
 Dạng bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng,
chiến dịch, tiến cơng :

Bài 4: - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
Bài 5: - Chiến thắng Bạch Đằng do Ngơ Quyền lãnh đạo (Năm 938)
Bài 8: - Cuộc kháng chiến chống qn Tống xâm lược lần thứ I (Năm 981)
Bài 11: - Cuộc kháng chiến chống qn Tống xâm lược lần thứ II (Năm
1075- 1077)
Bài 14: - Cuộc kháng chiến chống qn xâm lược Mơng - Ngun
Bài 16: - Chiến thắng Chi Lăng
2
Chuyên đề Lòch sử Lớp 4 Trường TH Lê Thọ Xuân
Bài 24: - Nghĩa qn Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)
Bài 25: - Quang Trung đại phá qn Thanh (Năm 1789)
* Dạng bài có nội dung về thành tựu văn hố , khoa học - kỹ thuật :
Bài 10: - Chùa thời Lý.
Bài 13: - Nhà Trần và việc đắp đê
Bài 18: - Trường học thời hậu Lê.

Bài 19: - Văn học và khoa học thời hậu Lê
Bài 22: - Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Bài 23: - Thành thị ở thế kỷ XVI - XVII
Bài 28: - Kinh Thành Huế
III /- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ :
- Nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của bộ mơn lịch sử là tái tạo lịch sử. Việc tái tạo lịch
sử có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Trước hết phải kể đến lời
nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên đó là: Tường thuật, miêu tả, kể chuyện,
nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử. Giáo viên kết hợp việc dùng lời nói với tư liệu,
đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ). Một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng
ĐDTQ trong việc dạy lịch sử là khai thác hệ thống kênh hình, kênh chữ trong sách
giáo khoa, GV cần phải nắm chắc nội dung kênh hình. Xác định rõ kiến thức cơ bản
của bài học và phải chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh để gợi ý
các em tự khai thác kiến thức từ kênh hình. GV có thể hướng dẫn các em khai thác
kênh hình qua các bước:
+ Giới thiệu nội dung kênh hình ( tranh ảnh, bản đồ …)
+ Giới thiệu các ký hiệu - quy ước (đối với bản đồ, lược đồ) hoặc giới thiệu
nhân vật, sự kiện, hiện tượng trong tranh ảnh.
+ GV tổ chức cho HS khai thác kênh hình bằng việc u cầu học sinh quan sát
hệ thống kênh hình theo hệ thống câu hỏi gợi ý.
+ GV u cầu học sinh phát biểu nhận xét của mình, HS khác nhận xét bổ
sung.
+ GV phân tích nội dung kênh hình.
-Học lịch sử khơng chỉ để hình dung được hình ảnh của q khứ mà vấn đề chủ
yếu là phải hiểu lịch sử. Tức là nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Trên cơ sở đó hình thành khái niệm, phát hiện mối quan hệ rút ra các bài học lịch sử.
Bởi vậy GV cần tổ chức các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho HS độc lập suy
nghĩ, tự tìm tòi phát hiện kiến thức, khơng nên áp dụng những kiến thức có sẳn. Để
thực hiện nhiệm vụ nầy, GV khơng nên chỉ sử dụng các phương pháp diễn giải mà
tổ chức bài học thành những vấn đề rồi dùng hệ thống câu hỏi, kích thích học HS

tích cực tìm tòi, tự phát hiện kiến thức một cách sáng tạo. Phương pháp tìm tòi - vấn
đáp giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn, muốn sử dụng
phương pháp nầy có hiệu quả GV cần đầu tư vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi
ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh . Tránh những câu hỏi rườm rà khơng có tác dụng
phát triển tư duy. Trong một bài hoặc một phần khơng nên đặt ra q nhiều câu hỏi.
Ngồi ra có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi đóng vai. Khi thảo
luận nhóm, giáo viên cần chú ý thời gian tiết học, khơng gian lớp học và số lượng
3
Chuyên đề Lòch sử Lớp 4 Trường TH Lê Thọ Xuân
học sinh, khơng nên lạm dụng phương pháp nầy trong suốt q trình tiết học. Thơng
thường, trong nội dung bài học đề cập tới nhân vật lịch sử có thể tổ chức trò chơi
đóng vai .
-Lịch sử đã đi qua nhưng khơng hồn tồn biến mất mà còn để lại “dấu vết” qua
văn học dân gian, phong tục tạp qn, lễ hội , những thành tựu văn hố vật chất. Qua
ghi chép của người xưa, tên đất, tên làng, tên đường phố, tên q hương ….Ngày
nay ngồi những hình thức dạy học truyền thống, người ta còn quan tâm đến các
hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp học như: Tham quan bảo tàng, các khu di tích
lịch sử, giao lưu gặp gỡ các nhân vật lịch sử, nhân chứng lịch sử …
Tóm lại mỗi loại bài lịch sử có những phương pháp và cách thức tổ chức dạy
học mang nét đặc trưng riêng. Trong q trình giảng dạy lịch sử cần kết hợp một
cách nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp
với mục tiêu, nội dung bài học, điều kiện cụ thể của nhà trường, phù hợp đối tượng
học sinh.
Khi giảng dạy các bài lịch sử có nội dung nói về thành tựu văn hố, khoa học,
kỹ thuật. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp - tìm tòi. Việc miêu
tả, phân tích hết sức quan trọng GV cần lưu ý.
+ Phải mơ tả được những đặc điểm nổi bật của cơng trình kiến trúc: q trình
xây dựng, quy mơ, cấu trúc, kiểu dáng, nét điêu khắc, chạm trổ .
+ Mơ tả cách tổ chức giáo dục - thi cử, nội dung giáo dục của một thời kỳ.
+ Nêu được các thành tựu cơ bản về văn học, khoa học trong thời kì đó.

Trên cơ sở đó giáo dục ý thức trách nhiệm, bảo vệ các cơng trình nghệ thuật
kiến trúc, văn hố, khoa học cho HS.
Trong mỗi bài dạy lịch sử thường gắn liền với nhiều tranh ảnh phục vụ cho
nhu cầu giảng dạy của từng loại bài. Với loại bài nầy GV cần sưu tầm các tranh ảnh
có liên quan như: tranh về các cơng trình kiến trúc, tranh về các thành tựu văn
hố .Để tứ đó hướng dẫn HS quan sát, mơ tả và nêu nhận xét. Như vậy phương pháp
trực quan đặc biệt có ý nghĩa trong q trình giảng dạy lịch sử đối với loại bài học
nầy.


4
Chuyên đề Lòch sử Lớp 4 Trường TH Lê Thọ Xuân
Tên : ………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý đúng
A
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
B
Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
C
Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.
D
Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã .
Đ
Chùa là nơi phơi thóc .
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Tên : ………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý đúng
A

Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
B
Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
C
Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.
D
Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã .
Đ
Chùa là nơi phơi thóc .
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
Tên : ………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý đúng
A
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
B
Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
C
Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.
D
Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã .
Đ
Chùa là nơi phơi thóc .
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
5

×