Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo chuyên đề môn khoa học 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.3 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN CỪ
Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/BC-THNVC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đông Triều, ngày 29 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO
Chuyên đề cấp trường ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
Môn Khoa học lớp 4 - Năm học 2015-2016
Lý do mở chuyên đề:
Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB), giáo viên là người
I.

định hướng, khơi gợi để chính học sinh tự tìm ra câu hỏi cho các vấn đề được
đặt ra trong cuộc sống và dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh tự
tìm được con đường đi đến câu trả lời cho các vấn đề đó thông qua tiến hành thí
nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để hình thành kiến thức, kĩ
năng nghiên cứu cho mình. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác,
phương pháp BTNB coi học sinh (HS) là trung tâm của quá trình dạy học, của
các hoạt động nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV). Mục
tiêu của phương pháp BTNB là khơi gợi tính tò mò, ham muốn khám phá và say
mê nghiên cứu khoa học của HS. Ngoài việc quan tâm đến quá trình nhận thức
và kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú trọng đến việc rèn luyện kĩ
năng diễn đạt sự hiểu biết của HS thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Môn khoa học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học sơ


đẳng ban đầu về các hiện tượng và sự vật gần gũi trong tự nhiên, bao gồm cả
con người và các hoạt động của con người tác động vào thế giới tự nhiên, bước
đầu hình thành cho các em một số kĩ năng quan sát, dự đoán và vận dụng kiến
thức khoa học vào cuộc sống, đồng thời góp phần hình thành cho các em một số
thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Hiện nay một số học sinh chưa chủ động tìm tòi , nghiên cứu để phát hiện
ra kiến thức của các bài học nên kiến thức qua các bài học chưa sâu, học sinh
mau quên, giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, giáo viên đọc hoặc nêu để
học sinh ghi chép rồi học thuộc. Để dổi mới phương pháp dạy- học môn khoa
học lớp 4- 5, trường TH Nguyễn Văn Cừ tổ chức chuyên đề cấp trường ứng
dụng Bàn tay nặn bột môn Khoa học lớp 4.


II.Những điểm mới:
1.

Mục tiêu môn học:

Thêm mục tiêu về sức khỏe, cụ thể là:
a.Về kiến thức: cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh
truyền nhiễm.
b.Về kĩ năng: ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn
đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
c.Về thái độ hành vi: tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho
bảnthân, gia đình và cộng đồng.
2. Nội dung môn học:
a.Chủ đề con người và sức khỏe:
+ Kế thừa và phát triển các nội dung: sự trao đổi chất ở cơ thể người với
môi trường. Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.
+ Các mạch nội dung mới: vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh, an toàn

trongcuộc sống.
b.Chủ đề thực vật và động vật:
+ Kế thừa và phát triển các nội dung: Sự trao đổi chất và sự sinh sản của
động vật và thực vật.
+ Các nội dung mới: quan hệ thức ăn và chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
c.Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Một số ví dụ về môi trường và tài nguyên. Vai trò của con người đối với
môi trường. Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên. Một số biện
phápbảo vệ môi trường
III.Tiến trình các bước của phương pháp Bàn tay nặn bột
Bước 1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Nhiệm vụ của học sinh là quan sát cốc nước và cốc sữa.
GV chuẩn bị tình huống có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra: quan sát nước
ở hai cốc, màu sắc….
Bước 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
-

Nhiệm vụ của học sinh: đặt ra các câu hỏi xung quanh việc quan sát


cốc sữa và nước;
-

Vai trò của Giáo viên: Kiểm soát lời nói của học sinh, chính xác hóa ý

tưởng, đối chiếu với biểu tượng ban đầu của học sinh;
-

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và tìm phương án trả lời:
Nhiệm vụ của học sinh: Nêu câu hỏi, tìm phương án trả lời, tự kiểm


chứng kết quả bằng cách nghiên cứu tài liệu;
-Vai trò của Giáo viên: Giúp học sinh kiểm chứng kết quả, đưa ra các
dự kiến khoa học và tổ chức đối chiếu sau một thời gian suy nghĩ ; khẳng định
lại ý kiến đã đề xuất
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
-

Nhiệm vụ của học sinh: tìm phương án trả lời, tự kiểm chứng kết quả

bằng cách làm thí nghiệm: quan sátnếm, ngửi… hai cốc sữa và cốc nước;
-

Vai trò của Giáo viên:

+ Tập hợp các điều kiện về thí nghiệm , tài liệu …nhằm kiểm chứng các ý
tưởng đề xuất.
+ Giúp học sinh phương pháp trình bày kết quả;
Bước 5. Kết luận kiến thức:
-

Nhiệm vụ của học sinh: Kiểm tr lại tính hợp lý của các giả thiết ban

đầu. Nếu giả thiết sai thì học sinh làm lại từ bước 2. Nếu giả thiết đúng thì kết
luận và ghi lại chúng.
Hiện tượng
Tính chất của nước
Tại sao phải để nước ở chai, ở cốc mà Nước là chất lỏng.
không để chúng ở rổ…
Khi để nước ở chai hoặc cố thủy tinh Nước trong suốt

có một chiếc thìa ở trong ta có nhìn
thấy thìa k?
Nước có màu, mùi, vị gì?
Nước không màu, không mùi, không
vị
Tại sao có thác nước?
Vì nước chảy từ trên cao xuống thấp
Vì sao khi trời mưa không có áo mưa Nước thấm qua quần áo còn không
thì bị ướt còn có áo mưa lại không thấm qua áo mưa…
ướt?
Kể tên một số chất hòa tan và không Nước có thể hòa tan một số chất:
hòa tan trong nước?
đường, mỳ chính…, nước không hòa
tan: sỏi, đá…


Vai trò của Giáo viên:
Yêu cầu học sinh bắt đầu lại tiến trình nghiên cứu và giúp học sinh kết
luận kiến thức.
IV. Lập kế hoạch và tổ chức dạy học môn khoa học theo hướng phát
huy tích cực của học sinh:
Bài 20: Nước có những tính chất gì?
Hoạt động 1. Quan sát vật thật hoặc hình ảnh trong SGK:
Mục tiêu: Phát hiện màu, mùi và vị của nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn:
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã
chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu đã ghi ở trang 42 SGK ( có thể thay thế
bằng nước chè hoặc cà phê)
+ Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 theo yêu

cầuquan sát ở trang 42 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
+Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi:
- Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? ( HS dễ dàng chỉ ra cốc đựng
nước và cốc đựng sữa trên vật thật hoặc hình )
- Làm thế nào để bạn biết điều đó? ( Đối với câu hỏi này, GV cần đi tới
các nhóm giúp đỡ để học sinh sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra cốc
nào đựng nước, cốc nào đựng sữa)
Cụ thể là:
*Nhìn vào 2 cốc, cốc nước thì trong suốt và có thể nhìn thấy rõ chiếc thìa
để trong cốc, cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ chiếc thìa để trong
cốc.
*Nếm lần lượt từng cốc: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt.
*Ngửi lần lượt từng cốc: cốc nước không có mùi, cốc sữa có mùi của sữa.
Bước 3: Làm việc cả lớp:


Đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 2.
Ghi các ý kiến của HS lên bảng như sau:
Các giác quan cần sử dụng để quan sát: 1. Mắt – nhìn; 2. Lưỡi – nếm; 3.
Mũi – ngửi:
Cốc nước: không có màu, trong suốt, nhìn rõ chiếc thìa; không có vị,
không có mùi;
Cốc sữa: trắng đục, không nhìn rõ chiếc thìa, có vị ngọt của sữa, có mùi
của sữa;
HS kể về một số tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động.
Kết luận: Qua quan sát ta có thể nhìn thấy nước trong suốt, không màu,
không vị, không có hình dạng nhất định.
V. Các phương pháp được sử dụng trong bài 20: Nước có tính chất gì?
- Quan sát vật thật hoặc hình ảnh trong SGK theo nhóm để rút ra tính

chất: không màu, không mùi, không vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh: nước không có hình dạng nhất định, chảy
lan ra mọi phía, chảy từ cao xuống thấp, thấm qua một số vật và hòa tan một số
chất.
- Học sinh còn được thảo luận các câu hỏi gợi ý các em tìm tòi, phát hiện
ra cách tiến hành thí nghiệm chứ không đơn thuần làm thí nghiệm một cách máy
móc theo yêu cầu của giáo viên, ví dụ: Làm thế nào để biết được một vật cho
nước thấm qua hoặc không? Làm thế nào để biết được một chất có hòa tan hay
không hòa tan trong nước?
VI. Kết quả đạt được:
Qua tiết dạy khoa học lớp 4- Bài 20: Nước có những tính chất gì?, kết quả
thu được rất tốt:
- Việc phối hợp nhiều phương pháp dạy học như trên đã làm cho các hoạt
động học tập của học sinh được đa dạng, phong phú, lôi cuốn mọi học sinh cùng
tích cực tham gia;
- Giáo viên đã tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học
sinh với học sinh qua việc tổ chức cho các em làm việc theo nhóm;


- Việc tổ chức nhiều hoạt động đa dạng kết hợp với những câu hỏi suy
luận,vận dụng là cách tốt nhất để học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, tạo điều
kiện để học sinh chủ động tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức và hình thành kĩ
năng tạo tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh

và học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và
viết cho học sinh.
VII. Bài học kinh nghiệm:
Để tiếp tục phát huy những ưu điểm của phương pháp Bàn tay nặn bột
trong giảng dạy môn khoa học, tự nhiên xã hội, trường TH Nguyễn Văn Cừ đề
xuất một số ý kiến sau:

1. Ngay từ đầu năm học tổ chuyên môn thống nhất liệt kê các bài học có
thể áp dụng phương pháp BTNB;
2. Giáo viên cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như
mong muốn;
3. Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm.
4. Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng phương pháp BTNB đúng lúc,
đúng chỗ, hợp lí;
5. Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh
bằng những phiếu giao việc, tự học sinh chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của
mình.
6. Xây dựng tiết học theo các gợi ý:
- Mục tiêu bài học.
- Hoạt động có thể áp dụng phương pháp BTNB.
- Phương pháp thí nghiệm sử dụng.


- Thiết bị cần có.
- Những thí nghiệm có thể thực hiện.
7. Tổ chức lớp học:
- Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số học sinh.
- Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
8. Tạo lập kiến thức
Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:
- Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng
- Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban
đầu
- Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai
- Chọn vị trí thích hợp đề gắn các bài vẽ của học sinh…
+ Không nên sử dụng SGK khi học bằng phương pháp BTNB.

+ Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học
ở đề bài).
+ Lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp BTNB để áp dụng, không
nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp.
+ Lưu ý về Kĩ thuật thảo luận nhóm


9. Phương pháp thí nghiệm: GV lựa chọn phương pháp thí nghiệm với
điều kiện thực tế, tâm lý lứa tuổi…
- Phương pháp quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật
- Phương pháp mô hình
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thí nghiệm trực tiếp
- Sử dụng phương pháp thường xuyên để rèn thói quen cho học sinh. Rèn cho
học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian. Sưu tầm tài
liệu, sách, tranh ảnh …. phục vụ cho bài học.
Trên đây là Báo Chuyên đề cấp trường ứng dụng phương pháp Bàn tay
nặn bột môn Khoa học lớp 4 năm học 2015-2016 của trường TH Nguyễn Văn
Cừ. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý vị đại biểu, các thầy cô.

Nơi nhận:
- Ban Giám hiệu ( b/c);
- Tổ chuyên môn(t/h);
- Lưu.

NGƯỜI BÁO CÁO
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Phạm Thị Hà




×