Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề KS HSG SINH 12 - THPT Yên Lạc - 2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.5 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 12 – LẦN 1
MÔN : SINH HỌC

Câu 1: a. Trình bày quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa.
b. Trình bày đặc điểm thích nghi về đường tiêu hóa của thú ăn thịt.
Câu 2: Một tế bào sinh dục đực thực hiện quá trình giảm phân, 1 cromatit ở một NST kép
cặp số 4 bị đứt ra và gắn vào 1 cromatít của NST kép cặp số 7. Kết thúc quá trình giảm phân
tạo ra tối đa và tối thiểu bao nhiêu giao tử mang đột biến cấu trúc NST.
Câu 3: a. Ở operon Lac ở tế bào nhân sơ, giải thích tại sao một riboxôm không thể trượt liên
tục trên mARN được tổng hợp từ operon?
b. Thành phần cấu tạo nào giúp tARN mang chính xác loại axit amin?
Câu 4: a. Một học sinh phát biểu “ở mức phân tử, đa số đột biến điểm là trung tính”. Phát
biểu này đúng hay sai? Tại sao?
b. Tần số đột biến của 1 gen là gì? Tần số đột biến từ gen A thành gen a là 4.10 -5 có nghĩa là
gì?

Câu 5: 3 tế bào sinh dục đực của một loài có kiểu gen

AB
Dd
ab

thực hiện quá trình giảm phân.

Số loại giao tử tối đa và tối thiểu có thể tạo ra là bao nhiêu?
Câu 6: Xét hai tế bào sinh đực có kiểu gen AaBb thực hiện quá trình giảm phân. Tế bào thứ
nhất giảm phân bình thường. Tế bào thứ 2 giảm phân có không phân li cặp NST Aa trong
giảm phân I, giảm phân II bình thường, cặp Bb giảm phân bình thường. Số loại giao tử tạo ra


tối đa từ giảm phân của 2 tế bào trên bằng bao nhiêu?
Câu 7: Ở một loài thực vật (2n=20), trong quá trình giao phấn có 12% tế bào sinh dục đực
không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Ở
các tế bào sinh dục cái có 18% tế bào giảm phân không phân li cặp NST số 5 trong giảm
phân, các cặp còn lại giảm phân bình thường. Biết các giao tử có sức sống ngang nhau và đều
tham gia vào quá trình thụ phấn, thụ tinh, các loại hợp tử có sức sống ngang nhau. Trong số
các thể đột biến được tạo ra, tỉ lệ thể 1 bằng bao nhiêu?
Câu 8: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa có 2 trạng thái là hoa vàng và hoa tím.
Biết tính trạng màu sắc hoa do gen trong nhân quy định và có sẵn 2 nhóm cây hoa vàng và
hoa tím thuần chủng. Bố trí thí nghiệm để biết được tính trạng màu hoa do một gen quy định
hay do tương tác gen.


Câu 9: Các phát biểu sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích tại sao.
a. Tương tác gen có alen gồm 3 kiểu: Trội hoàn toàn, đồng trội và trội không hoàn toàn.
b. Tương tác gen không alen là sự tương tác qua lại trực tiếp giữa các gen để hình thành nên
tính trạng.
c. Định luật phân li của Men đen không đúng khi khả năng sống của các giao tử khác nhau.
d. Nhiễm sắc thể giới tính mang gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng thường.
Câu 10: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây thuần chủng tương phản về hai cặp tính trạng
được F1 đồng loạt cây hoa đỏ, quả tròn. Phép lai thứ nhất, cho F 1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ
lệ phân li kiểu hình 1 hoa đỏ, quả dài: 2 hoa đỏ, quả tròn: 1 hoa vàng, quả tròn. Ở phép lai 2,
cho F1 giao phấn với 1 cây chưa biết kiểu gen được F2 có tỉ lệ 9 hoa đỏ, quả tròn: 3 hoa đỏ,
quả dài: 3 hoa vàng, quả tròn: 1 hoa vàng, quả dài. Theo lí thuyết, biết không có đột biến xảy
ra, tần số trao đổi chéo nếu có nhỏ hơn 0,5, tính tỉ lệ cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp 2 cặp gen ở
F2 (của phép lai 2)?
----------------- HẾT ----------------Người ra đề: Đào Anh Phúc
Trao đổi đề và đáp án tại: />



×