Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.07 KB, 3 trang )

THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ
Trong xã hội có giai cấp được tổ chức thành nhà nước hệ thống tổ chức quyền lực có vai trò quyết định trong việc thực thi quyền lực chính
trị của giai cấp thống trị. Trong đó, vai trò của Thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu của hệ thống, của mỗi tổ chức trong hệ thống quyền lực đó - là
đặc biệt quan trọng; thậm chí nhiều khi nó quy định cả tính chất, nội dung chiều hướng vận động của Quyền lực chính trị.
1. Thủ lĩnh chính trị là gì? Nhà tư tưởng Huy Lạp cổ đại Xênôphôn là người đầu tiên đưa ra quan niệm về Thủ lĩnh chính trị. Thủ lĩnh chính
trị là “người cai trị tối cao - là người phải biết chỉ huy, biết vì lợi ích chung, biết hợp lại và nhân lên sức mạnh của mọi người; giỏi kỹ thuật,
thuyết phục và biết rung cảm”. Platon lại quan niệm Thủ lĩnh chính trị là người biết cai trị với sự bằng lòng của nhiều người.Nhà tư tưởng La
Mã cổ đại Xixêrôn lại quan niệm: Thủ lĩnh chính trị phải là nhà thông thái. Ông đặc biệt đề cao phẩm chất thông thái của người thủ lĩnh - nhờ
thông thái, người thủ lĩnh có thể tập hợp được mọi người, cai trị được họ và thể hiện đầy đủ ý chí của thần linh. S.Oguytxtanh xem Thủ lĩnh
chính trị là người biết chỉ huy mình trước khi chỉ huy người khác - đó là một thứ nghệ thuật vĩ đại - phải biết xa lánh và bắt nhân dân phải xa
lánh việc ăn chơi xa xỉ, bởi vì ăn chơi xa xỉ dẫn đến đổ vỡ nhà nước…
- Khẳng định vai trò sáng tạo lịch sử quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng tác dụng của lãnh tụ, của những nhà lãnh
đạo, thủ lĩnh xuất sắc trong sự phát triển của xã hội. Lênin khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị,
nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị (thủ lĩnh chính trị-TG), những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tỏ
chức và lãnh đạo phong trào”1.
Hiện nay, trong các tài liệu khác nhau, người ta có sử dụng những thuật ngữ khác nhau: thủ lĩnh chính trị, lãnh tụ chính trị, người lãnh đạo
chính trị... Tuy nhiên, có thể quan niệm về Thủ lĩnh chính trị như sau: Đó là nhân vật xuất sắc trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự
giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp; có khả năng nắm bắt và vận dụng quy luật khách quan; có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng
để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra nhằm đảm bảo cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp mà mình đại diện.
* Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị:Là Thủ lĩnh chính trị thi dù ở bất cứ chế độ xã hội nào và trong bất cứ thời đại nào cũng đều phải có
những phẩm chất nhất định. Tuy nhiên, trong mỗi chế độ chính trị, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, người thủ lĩnh chính trị cũng có những
phẩm chất riêng. Phẩm chất của người Thủ lĩnh chính trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế độ phong kiến và
cũng không giống với thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản. Bởi vây, khi xem xét về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị cần có quan
điểm khách quan, toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc biệt phải có quan điểm giai cấp rõ ràng. Có thể khái quát về phẩm chất của
người Thủ lĩnh chính trị như sau:
Thứ nhất, Về trình độ hiểu biết: người Thủ lĩnh chính trị nhất thiết phải là người có trình độ trí tuệ, có tư duy khoa học; nắm vững được quy
luật phát triển theo hướng vận động của quá trình chính trị; có khả năng dự báo, tiên đoán tình hình; có trình độ hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực;
có nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, Về phẩm chất chính trị: Thủ lĩnh chính trị phải là người giác ngộ lợi ích giai cấp, thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp;
trung thành với mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những bước phát
triển phức tạp, quanh co của lịch sử.


Thứ ba, Về năng lực tổ chức: Thủ lĩnh chính trị là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là, biết đề ra mục tiêu đúng; phân công đúng
chức năng cho cấp dưới và cho từng người, biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; có khả năng động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt
động; có khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc.
Thứ tư, Về đạo đức, tác phong: Thủ lĩnh chính trị phải là người có tính trung thực, công bằng, không tham lam vụ lợi; cởi mở và cương
quyết, có chính kiến; có lối sống giản dị, có khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng nghe ý kiến của người khác, có
lòng tin vào chính bản thân mình; có khả năng tự kiểm tra bản thân, khả năng giữ gìn và bảo vệ uy tín của mình; có lòng say mê công việc và
lòng tin vào cấp dưới.
Thứ năm, Về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc cao; có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, nhạy cảm và
năng động; biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
* Là những nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, khác với những con người chính trị khác, Thủ lĩnh chính trị có vai trò to
lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, tùy theo những điều kiện lịch sử, vị thế của giai cấp hay tầng lớp sản sinh ra người cầm
đầu mà vai trò của Thủ lĩnh chính trị có thể là tích cực hay tiêu cực:Vai trò tích cực của Thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh ra
thủ lĩnh là tiến bộ; hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan, với tiến trình phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng và lợi
ích của quần chúng. Chỉ như vậy, họ mới tập hợp, động viên được quần chúng và được quần chúng ủng hộ. Vai trò tích cực của Thủ lĩnh chính trị
được thể hiện ở những điểm sau: Nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, để quyết định trong việc xây dựng, hoàn
thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà chính họ là linh hồn của hệ thống đó; hướng hệ thống quyền lực phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu của xã hội,
của giai cấp, góp phần tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Thủ lĩnh chính trị là người có khả năng nhìn xa, trông rộng cho nên không những
có khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào; mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử,
thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra. Cùng đội tiên phong của giai cấp; Thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng, thuyết phục,
giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với nhu cầu xã
hội và lợi ích giai cấp. Vai trò tiêu cực của Thủ lĩnh chính trị: Thông thường, vai trò tiêu cực của Thủ lĩnh chính trị là do vị thế của giai cấp sản
sinh ra Thủ lĩnh chính trị quy định - giai cấp tiến bộ đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ thì thủ lĩnh của giai cấp ấy có vài trò tích cực; ngược
lại, thủ lĩnh của giai cấp phản động tất yếu sẽ có vai trò tiêu cực đối với bsự sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trong giai cấp tiến bộ cũng có
trường hợp do người thủ lĩnh “thiếu tài, kém đức”, hoặc “có tài nhưng kém đức”, “cá nhân chủ nghĩa, chuyên quyền độc đoán”, không có khả
năng nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo quy luật khách ...trong trường hợp này nó kìm hãm sự phát triển của lịch sử. Vai trò tiêu cực của
thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau: Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết “chớp thời cơ, vượt
thử thách” để hoàn thành nhiệm cụ thể do lịch sử đặt ra. Đặc biệt, trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động; thậm chí
trở nên phản động, lái phong trào đi ngược lại lợi ích của quần chúng.Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, vì
động cơ không trong sáng nên thường gây bè phái, chia rẽ, mất đoàn kết trong hệ thống tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ
chức; hạn chế, ngăn trở khả năng phát triển của mỗi cá nhân nên làm giảm hiệu quả việc giải quyết những nhiệm vụ, mục tiêu chính trị đã đề ra.

Do phong cách làm việc độc đoán chuyên quyền hoặc do năng lực hạn chế của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động
bị tước bỏ, nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
1

V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.4, tr. 473.
1


2. Quan điểm mácxít về người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân và Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chính trị
của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
* Người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân, thông thường là nhưng người đứng đầu, những người lãnh đạo tổ chức Đảng, chính
quyền và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Họ là những người được trưởng thành, phát triển trong thực tiễn của công cuộc đấu tranh cách mạng
nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và chế độ người bóc lột người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi mỗi
quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Theo Lênin, để đánh giá phẩm chất của người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân cần xuất phát từ quan điểm : “Quan điểm về sự toàn
tâm toàn ý. Theo quan điểm chính trị.Theo hiểu biết về công việc. Những khả năng cai trị”. Khi nói về phẩm chất của Bộ trưởng, Lênin đưa rõ ra
5 tiêu chuẩn: “Có phẩm chất chính trị.Có tài tổ chức. Tận tụy với công việc. Có sự hiểu biết công việc. Có khả năng làm việc với những người
xung quanh”.
Kế thừa những di sản quý báu của Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn xác định: đã là người lãnh đạo thì ở mọi thời kỳ đều phải
có đủ phẩm chất và năng lực, đủ Đức và Tài. Trong đó, Đức là gốc, Tài là quan trọng. Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể, mà
Đức, Tài có những biểu hiện khác nhau. Yếu tố Đức cần được hiểu với đầy đủ nội dung như sau: Đó là phẩm chất chính trị, trình độ giác ngộ xã
hội chủ nghĩa, lòng trung thành với Đảng, với nhân dân, với chế độ; kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; quyết tâm
phấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng đó. Đó là đạo đức trong sáng, trung thực; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng,
không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của Đảng và của dân tộc, không cơ hội. Đó là lối sống trong sạch, lành mạnh, gần gũi nhân dân, gương
mẫu và gắn bó với quần chúng.Đó là phong cách dân chủ, khoa học, sâu sát; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; có ý thức lãnh đạo tập thể đi đôi với trách nhiệm cá
nhân.Ngoài Đức, người cán bộ lãnh đạo cần phải có Tài: Đó là tri thức, trình độ trí tuệ, năng lực tổ chức, khả năng quản lý điều hành...
* Theo quan điểm Mácxit phẩm chất của người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân là: Có phẩm chất chính trị tốt - trung thành tuyệt
đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, với chế độ xã hội chủ nghĩa; kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung với nước,
hiếu dân. Có tình cảm cách mạng - Yêu thương con người; sống có tình, có nghĩa; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế vô

sản trong sáng. Có kiến thức sâu rộng, uyên bác; am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có khả năng tiên đoán
biến động của tình hình, làm chủ khoa học - công nghệ; có uy tín đối với mọi người. Có tài tổ chức, quản lý, điều hành công việc, thực hiện mục
tiêu chính trị đã đề ra; nhạy cảm, năng động với cái mới và có khả năng xử lý các mối quan hệ, có nghệ thuật lãnh đạo; có khả năng cổ vũ, động
viên mọi người làm việc; tận tụy, toàn tâm toàn ý với công việc; có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo. Có đủ sức khỏe để hoàn
thành tốt công việc được giao.Tóm lại, phẩm chất của người lãnh đạo của giai cấp công nhân là : tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa cộng sản,
suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng giai cấp và vận dụng sáng tạo quy luật phát triển của xã hội; biết nhìn xa thấy rộng, định ra được
chiến lược, sách lược đúng đắn; biết đánh giá đúng tương quan lực lượng, phán đoán đúng tình thế, nhận định đúng thời cơ; biết sử dụng mọi
hình thức đấu tranh của quần chúng và nhanh chóng chuyển từ hình thức này sang hình thức khác khi tình thế thay đổi; có tài trí cao, có quyết
tâm lớn, biết tiến, biết lui đúng lúc để đưa sự nghiệp cách mạng đến thăng lợi; gắn bó mật thiết với quần chúng; được dân yêu, dân mến, dân tin;
có tinh thần đổi mới, đủ năng lực lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội; có lòng yêu nước thiết tha và chủ nghĩa quốc tế
trong sáng cao cả...
* Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới:
Theo quan điểm của Đảng ta, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước
và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ngang tầm, góp phần thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam
thường được gọi là cán bộ lãnh đạo chính trị - họ là các cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta. Do đó, việc quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ những người lãnh đạo chính trị cũng chính là quan tâm đào, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị.
Quan điểm của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị là: Thứ nhất; phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”; vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vừa tạo ra tiền đề, điều
kiện, vừa đặt ra những yêu cầu cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị. Cũng chính quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực cho đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị. Thứ 2, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc;
thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; giác ngộ lợi ích giai cấp lợi ích dân tộc và nhân loại; có tổ chức, tính kỷ luật và tác
phong công nghiệp. Thứ 3, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách; việc quy
hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo chính trị phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; xây
dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách. Thứ 4;
thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục và rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chính trị.

Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống;
đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn
cán bộ lãnh đạo chính trị. Thứ 5; Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ nói chung (trong đó có cán bộ lãnh đạo
chính trị) theo nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
* Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
- Xây dựng, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm tổ chức để quy
hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Đặc biệt cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng những cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới
- chú ý tới những công nhân, nông dân, trí thức, con em các gia đình có công với cách mạng có triển vọng thành tích, có sáng kiến trong lao
động, công tác; những sinh viên xuất sắc, các nhà khoa học trẻ trên các lĩnh vực.
Trong công tác đào tạo bồi dưỡng, phải đổi mới việc xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức đào tạo gắn với thực tiễn.
- Xây dựng quy chế công tác cán bộ: Cần xây dựng quy chế, kế hoạch đánh giá cán bộ, tuyển chọn cán bộ, bầu bổ nhiệm, miễn nhiệm cán
bộ; thực hiện sự luân chuyển và chế độ học tập bắt buộc đối với cán bộ nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư
tưởng trong toàn đội ngũ... Ngoài ra, cần có cơ chế để nhân dân tham gia công tác xây dựng cán bộ, kiểm tra, bảo vệ cán bộ; thực hiện tốt chế độ
phân công, phân cấp cán bộ.
- Thực hiện đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đến chính sách quản lý, chính sách
đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho cán bộ, bảo đảm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chính trị.
- Tuyển chọn đúng những người công tâm, trung thực, trong sáng, đủ Tài Đức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển của đất nước.
- Đổi mới và chỉnh đốn tổ chức bộ máy cán bộ cả về cơ cấu tổ chức, phong cách và phương pháp làm việc nhằm khắc phục tình trạng chồng
chéo, phân tán không rõ trách nhiệm, không nắm được cán bộ.

2


Trên cơ sở chiến lược cán bộ đúng đắn, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính trị nói riêng đủ Tài và Đức là điều kiện quyết định
thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×