Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bàn về việc thành lập một ủy ban trực thuộc chính phủ điều hành 30 doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.26 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính, các
hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của
tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Trong đó, 5 tập đoàn, tổng công ty, công ty kinh doanh thua lỗ nặng nề
như: Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng, Tổng công ty 15 lỗ 471,1 tỷ đồng, Vinaincon
lỗ 131,96 tỷ đồng, Tổng công ty Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng, Công ty TNHH
Một thành viên In Đắc Lắc lỗ 2,95 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, một số tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài
sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn, thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài
sản không đúng quy định, còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả
thấp…Một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả, vốn góp của các đơn vị vào
nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt
động hoặc phải giải thể.
Đặc biệt phải nói đến Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2006, SCIC quản lý danh
mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây
dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…. Thực trạng SCIC khi
thành lập cũng nhận được nhiều kỳ vọng từ Chính phủ cũng các Ban ngành,
đoàn thể. Bằng chứng là đơn vị này được giao thực hiện hàng loạt nhiệm vụ
quan trọng như: đầu tư vốn, đầu tư vào những ngành kinh tế định hướng, dẫn dắt
nền kinh tế, lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức đầu tư. Tuy nhiên đến thời điểm
này, SCIC đã không thực hiện được mục tiêu đề ra và ngày càng bộc lộ nhiều
hạn chế, yếu kém trong công tác điều hành, quản lý vốn nhà nước.


Vì vậy, tháng 7/2016 Bộ Kế hoạch và đầu tư trình dự thảo thành lập Ủy
ban quản lý và giám sát 30 tập đoàn Nhà nước lên Thủ tướng chính phủ.



PHẦN I: TỔNG QUAN
I/ GIỚI THIỆU:
Ủy ban trực thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ
quan ngang bộ theo ngành. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ về kết quả và hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn
nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Chịu sự đánh giá, giám sát của Chính phủ, của Quốc hội, các cơ quan có
liên quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan trực thuộc Ban chấp hành
Trung ương Đảng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ làm đại diện chủ sở
hữu nhà nước, các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo toàn, phát triển và tối đa hóa giá trị
tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
II/ MỤC TIÊU THÀNH LẬP
Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Ủy ban) nhằm mục tiêu quản lý và sử dụng có
hiệu quả vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, góp phần phân bổ hợp
lý và nâng cao hiệu quả và sử dụng nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững, nâng cao sức mạnh quốc gia và phúc lợi xã hội; bao gồm
các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chuyên trách, chuyên nghiệp quyền chủ sở
hữu nhà nước tại doanh nghiệp, tách biệt chức năng chủ sở hữu ra khỏi các chức
năng khác của nhà nước trong nền kinh tế.
- Cải cách, cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước và quản trị tài sản
nhà nước theo thông lệ kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập.
- Đổi mới cách thức quản lý vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp
theo quy luật thị trường, sử dụng được một cách tập trung nguồn vốn nhà nước
đang đầu tư tại doanh nghiệp để đầu tư phát triển các ngành chiến lược có giá trị
gia tăng cao về dài hạn và cần có vai trò của Nhà nước.
3



III/ VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Vai trò:
- Giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước
tại các doanh nghiệp; tập trung nguồn vốn nhà nước đang đầu tư tại doanh
nghiệp để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực chiến lược, tạo động lực phát
triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế;
- Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ
cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
2. Chức năng:
- Đầu tư và quản lý danh mục tài sản, vốn đầu tư của nhà nước tại các
doanh nghiêp trên nguyên tắc bảo toàn và tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư
nhà nước được giao quản lý.
- Chuyên trách thực hiện đầy đủ tất cả các quyền chủ sở hữu nhà nước tại
các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý, trừ các quyền thuộc Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp và các luật có liên quan.
- Trực tiếp hoặc chủ trì tham mưu, giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ về chính sách sở hữu nhà nước; tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp nhà
nước; đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong
toàn bộ nền kinh tế.
3. Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ (vị trí):
- Chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh
vực. Ủy ban không có chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết
quả và hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp.
4


- Chịu sự đánh giá, giám sát của Chính phủ, của Quốc hội, các cơ quan có

liên quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan trực thuộc Ban chấp hành
Trung ương Đảng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ làm đại diện chủ sở
hữu nhà nước, các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo toàn, phát triển và tối đa hóa giá trị
tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Chịu sự đánh giá, giám sát của nhân dân, báo chí, truyền thông, các tổ
chức chính trị - xã hội trong đầu tư và quản lý danh mục tài sản, vốn nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp, trong thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở
hữu nhà nước tại các doanh nghiệp.
IV/ NHIỆM VỤ:
1. Thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước,
cổ đông, thành viên góp vốn đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên
quan.
2. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch
05 năm và hằng năm của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
3. Thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo
phương án được Chính phủ phê duyệt.
4. Xây dựng danh mục đầu tư; thiết lập thông tin đánh giá danh mục đầu
tư, giá trị vốn đầu tư, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả
hoạt động của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước; người đại diện
tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Theo dõi, thu thập, tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin về doanh
nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

5


6. Phân tích, đánh giá việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở
hữu, kết quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có

vốn nhà nước.
7. Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt
động của khu vực doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc
hội theo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ sở
hữu đối với doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
9. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
10. Tham gia góp ý xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi
được yêu cầu.
11. Thực hiện quản lý tài chính, lao động, tiền lương và các chế độ
khuyến khích khác như doanh nghiệp nhà nước.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật về cơ quan
thuộc Chính phủ.
V/ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1. Ủy ban có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban; các Chủ tịch giúp việc Chủ
6


tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về lĩnh vực được
phân công.

4. Chủ tịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi miễn người đứng đầu và cấp
phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc.
5. Cơ cấu tổ chức:
a) Ban Đầu tư tài chính.
b) Ban Phân tích, dự báo, kế hoạch và đầu tư chiến lược.
c) Ban Đầu tư phát triển hạ tầng và năng lượng.
d) Ban Công nghệ thông tin và truyền thông.
đ) Ban Công nghiệp chế tác.
e) Ban Đầu tư và Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp.
g) Văn phòng Ủy ban.
h) Tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức chính trị- xã hội khác.
i) Hội đồng tư vấn độc lập gồm các chuyên gia kinh tế, quản lý doanh
nghiệp độc lập; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Lãnh đạo Ủy ban trong
việc rà soát, có ý kiến trước khi Lãnh đạo Ủy ban ban hành cơ chế, chính sách
đối với khối doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp quản lý; nghiên cứu, đề xuất các
cơ chế nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

7


VI/ DANH SÁCH DỰ KIẾN DOANH NGHIỆP VÀ PHẦN VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CHUYỂN GIAO CHO CƠ QUAN
CHUYÊN TRÁCH THỰC HIỆN QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC:
1.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam

2.


Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

3.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

4.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

5.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

6.

Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông Việt Nam

7.

Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam

8.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

9.

Tập đoàn Bảo Việt


10.

Tổng công ty Cà phê

11.

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

12.

Tổng công ty Đường sắt

13.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

14.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam

15.

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

16.

Tổng công ty Lương thực miền Nam

17.


Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

18.

Tổng công ty Giấy Việt Nam

19.

Tổng công ty Thép Việt Nam

20.

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

21.

Tổng công ty Sông Đà

22.

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)
8


23.

Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện

24.


Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

25.

Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp

26.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp

27.

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

28.

Tổng công ty Dược Việt Nam

29.

Tổng công ty Rượu- Bia - Nước giải khát Sài Gòn

30.

Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội

PHẦN 2: QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM
1. Ưu điểm:
- Có thể tách chức năng đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại DN ra khỏi

các bộ, tránh được xung đột lợi ích trong việc thực hiện các chức năng của Nhà
nước, từ đó tách các chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước ra khỏi
chức năng làm chính sách và chức năng điều tiết thị trường.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện nhiều chức
năng: quản lý, ban hành chính sách, điều tiết thị trường và cung ứng... Những
chức năng này không để một cơ quan bộ quản lý tất cả. Lâu nay, việc một bộ
vừa quản lý ngành lại vừa ban hành chính sách vừa chủ sở hữu doanh nghiệp
9


thuộc ngành đó. Điều này khiến xung đột thị trường và lợi ích, khiến các chính
sách điều tiết thiên về hướng có tính ưu tiên, ưu đãi cho ngành của mình. Khiến
thị trường méo mó, bất bình đẳng, không cạnh tranh. Nguy hại hơn là nó khiến
phân bố nguồn lực cũng méo mó, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế
phát triển dưới tiềm năng. Với tư cách đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại một
Bộ thì bộ trưởng có nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp như : vốn của mình
đang có là bao nhiêu, tỉ trọng như thế nào, đang nằm ở đâu, ở đâu sinh lời, ở đâu
sinh lời nhiều hơn…. Phải nắm được, phân tích được những thông tin như thế
thì đó mới là nhà đầu tư, mới có thể quản . Chính vì lý do trên khiến việc thành
lập Ủy ban là hết sức cần thiết nếu để tình trạng như hiện nay sẽ thất bại
- Toàn bộ nguồn vốn nhà nước sẽ tập trung ở một chỗ và dễ thấy nó sẽ
được thống kê đầy đủ, bao quát và có thể dễ kiểm soát hơn.
Nguồn vốn nhà nước không được quản lý tập trung mà phân tán ở nhiều
bộ ban ngành với nhiều cấp quản lý nên việc kiểm soát khó khăn phức tạp ,
- Khi có thất thoát cơ quan này sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm tránh
tình trang thất thoát tài sản nhà nước mà không ai chịu trách nhiệm như dự án :
Dự án xơ sợi Đình Vũ, phân đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên, nhà máy
ethanol…. mất vốn Nhà nước rất lớn.
Dự án NM Đạm Ninh Bình, do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình
(Tập đoàn Hóa chất - Vinachem) đầu tư với số vốn 12.000 tỷ đồng, nhưng qua 4

năm hoạt động, mỗi năm lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.
NM SX xơ sợi Đình Vũ của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí
(PVTex, Tập đoàn Dầu khí - PVN), đầu tư 7.000 tỷ đồng, nhưng đã phải tạm
ngừng hoạt động. Dự án NM Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là một
trong 3 NM ethanol trọng điểm quốc gia, số vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, đã
dừng hoạt động.
Dự án mở rộng NM Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, đầu tư trên
8.000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai. NM Bột giấy Phương
10


Nam (Long An), do Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và vận tải
(Tracodi, thuộc TCT Xây dựng công trình giao thông 6), đầu tư 3.000 tỷ đồng,
sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do công nghệ không phù
hợp…
Hiện nay việc quy trách nhiệm của người đứng đầu không dễ dàng. Lý do
là cơ chế quản lý DNNN hiện nay đang tạo cho kết quả kinh doanh thua lỗ “ẩn
mình” sau những quyết định mang tính tập thể của DN, của cơ quan chủ quản .
Do đó việc thành lập 1 cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước là rất cần
thiết để việc sử dụng đồng vốn nhà nước thế nào, đi về đâu, hiệu quả ra sao sẽ
có một đầu mối phải chịu trách nhiệm thay vì trách nhiệm đang rải rác ở khắp
nơi (nhưng thực ra lại không có cơ quan chịu trách nhiệm chính)

2. Những vấn đề xung quanh việc thành lập siêu ủy ban
- Việc thành lập 1 siêu ủy ban quản lý nguồn vốn nhà nước khổng lồ sẽ
làm tăng gánh nặng ngân sách trong bối cảnh nhà nước đang thực hiện tinh giảm
biên chế
Lập “siêu” ủy ban sẽ kéo theo một khối lượng công việc khổng lồ do đó
cần hàng trăm hàng nghìn nhân lực , cùng với hệ thống công sở, thiết bị văn
phòng để hoạt động . Ngoài ra ủy ban vẫn là cơ quan nhà nước với hình thức trả

lương theo thời gian, điều này không khuyến khích hiệu quả công việc cũng như
năng suất lao đông . Mỗi tập đoàn, tổng công ty mà “siêu” ủy ban này muốn
kiểm soát có hàng chục, thậm chí cả trăm công ty con. Trong đó không ít đơn vị
đang trong tình trạng khó khăn, thua lỗ nhiều năm nay không giải quyết được
chưa kể xử lý những vấn đề nội tại của các DNNN hiện nay.
- Việc lập một “siêu ủy ban” quản lý tới 30 DNNN sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Bởi, mỗi DN có hoạt động kinh doanh khác nhau đòi hỏi cơ quan này phải
có lượng lớn cán bộ chuyên môn sâu am hiểu tham mưu phê duyệt các kế hoạch
11


sản xuất kinh doanh từng lĩnh vực. Trong khi bản thân từng lĩnh vực lại có từng
mảng khác nhau.
- Có thể sẽ làm chững lại quá trình cổ phần hóa.
Trước mắt việc thành lập ủy ban có thể làm chậm tiến độ cổ phần hóa bởi
quá trình tách, chuyển giao doanh nghiệp từ bộ chủ quản về ủy ban sẽ mất nhiều
thời gian và có thể doanh nghiệp có tâm lý không muốn cổ phần hóa lấy lý do
này để dừng lại. Ngoài ra theo Bộ Công Thương phải mất ít nhất 6 tháng để
chuyển giao một DNNN về Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC) trong trường hợp tài sản minh bạch. Một thống kê cho thấy, kết quả thoái
vốn SCIC trong thời gian qua bình quân thu được 2,9 lần giá gốc, trong khi các
bộ và địa phương chỉ được khoảng 1,5 lần.
Điểm chung, giá trị vốn Nhà nước thực tế cao hơn trên sổ sách, trong
nhiều trường hợp do gắn với lợi thế đất đai, tài nguyên… Theo đó, quy mô mà
“siêu ủy ban” trên, nếu được thành lập để quản lý và giám sát, sẽ lớn hơn các
con số hàng triệu tỷ đồng tính trên sổ sách. Điểm riêng, “siêu ủy ban” có thể tạo
được giá trị thu về bình quân cao hơn các bộ, địa phương đã làm, hay cao hơn
mức 2,9 lần của SCIC hay không.
Mức bình quân của SCIC sẽ là một tham chiếu. Vì, cho đến nay đây vẫn
là mô hình chuyên nghiệp, chuyên trách nhất của Việt Nam trong thực hiện thoái

vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng công ty này đã có 10 năm kinh nghiệm
thoái vốn, đã thực hiện bán tại gần 1.000 doanh nghiệp, mà không phải tất cả
đều có lợi thế đất đai, tài nguyên, hay lợi thế thương mại riêng nào đó.
Nếu nhìn từ mô hình và cách làm của SCIC, “siêu ủy ban” sẽ phải chen vào từng
doanh nghiệp, xác định lại giá trị phần vốn Nhà nước, rà soát lại hoạt động kinh
doanh, nếu cần sẽ phải trực tiếp tái cơ cấu, tìm cách để nâng cao giá trị phần vốn
mình đại diện và quản lý, để bán được giá tốt hoặc sử dụng được hiệu quả hơn.
“Siêu ủy ban” cũng phải thiết lập được mạng lưới quan hệ với các nhà đầu
tư trong và ngoài nước trong trường hợp thoái vốn; thiết lập thêm các đối tác,
12


bạn hàng trong trường hợp tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yêu
cầu tạo được hỗ trợ thiết thực và cụ thể cho các doanh nghiệp có phần vốn Nhà
nước mà ủy ban quản lý, như cách mà SCIC đang làm, thậm chí cử người trực
tiếp tham gia quản trị điều hành…, chứ không chỉ quản lý và giám sát đơn
thuần.
- Chưa có một cơ sở pháp lý cụ thể khi tập trung quyền lực vào một siêu
ủy ban như vậy.
Cơ chế giám sát này mới đảm bảo chặt chẽ, sát sao và thực hiện nghiêm
được. Hiện này việc cổ phần hóa DNNN, Chính phủ đặt ra và Chính phủ giám
sát, thậm chí có trường hợp Chính phủ có thể điều chỉnh kế hoạch. Chính phủ
chỉ đạo nhưng khi các bộ thực hiện vẫn có sự sai lệch , chậm trễ.

3. Mô hình quản lý vốn của Trung Quốc:
3.1. Hệ thống quản lý:
Chính phủ Trung Quốc xây dựng mô hình quản lý tài sản nhà nước
(TSNN) tập trung thông qua việc thiết lập hệ thống Ủy ban quản lý và giám sát
TSNN (SASAC) ở cả cấp Trung ương và các địa phương.
3.1.1. Nhiệm vụ chính của SASAC:

Vừa là đại diện chủ sở hữu của các DNNN, hoặc cổ đông nhà nước của
các doanh nghiệp có vốn nhà nước, vừa giám sát để giải quyết các vấn đề trong
hoạt động hàng ngày tại các DNNN, Tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) trên
3 lĩnh vực:
- Giám sát về nhân sự chủ chốt
- Giám sát các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp
- Giám sát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
13


3.1.2. Về phương pháp giám sát:
- Trên cơ sở hướng dẫn của SASAC, các doanh nghiệp tự xây dựng quy
trình, nội dung quyết định đầu tư, chế độ quản lý đầu tư, cơ cấu quản lý của
doanh nghiệp mình, báo cáo để SASAC chỉ đạo và theo dõi. Trong số các chỉ
tiêu quản lý định lượng doanh nghiệp, SASAC phê duyệt và giám sát 2 chỉ tiêu
cơ bản là :
+ Tỷ trọng hợp lý của quy mô tài sản ngành nghề phụ trong tổng tài sản
của doanh nghiệp và tỷ trọng của đầu tư ngành nghề phụ trong tổng đầu tư hàng
năm.
+ Chỉ tiêu khống chế mức tài sản nợ. Các chỉ tiêu định lượng còn lại chỉ
có tính chất tham khảo đối với SASAC.
- Đối với hoạt động đầu tư, SASAC cố gắng đưa ra định hướng hàng năm
đối với doanh nghiệp, đảm bảo quán triệt chính sách nhà nước trong việc lập kế
hoạch hàng năm, gắn kết kế hoạch đầu tư hàng năm với kế hoạch phát triển và
các chỉ tiêu dự toán tài chính của doanh nghiệp.
3.2. Sự chồng chéo và phức tạp:
- Do SASAC cấp trung ương trực thuộc Chính phủ, SASAC cấp địa
phương trực thuộc chính quyền địa phương, nên SASAC cấp trung ương chỉ có
chức năng ‘‘hướng dẫn và giám sát” chứ không phải là cấp trên trực tiếp của các
SASAC cấp địa phương.

- Đối với việc quản lý và tuyển dụng nhân sự:
Tại SASAC cấp trung ương, các cơ quan cấp trên sẽ trực tiếp chỉ định
người đứng đầu tại Top 50 DN lớn nhất trong hệ thống của SASAC, các vị trí từ
Phó tổng giám đốc trở xuống cho các DN này và tuyển chọn vị trí lãnh đạo cho
các DN còn lại sẽ do SASAC thực hiện.
Trong khi đó, trong nhiều trường hợp chính quyền địa phương vẫn có vai
trò lớn trong việc giới thiệu hoặc chỉ định lãnh đạo tại DNNN.
14


- Do không tách biệt được giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản
lý điều hành doanh nghiệp, SASAC bị cho là bế tắc trong việc giải quyết mâu
thuẫn giữa lợi ích và chính trị. Sự chi phối về chính trị trong nhiều trường hợp
có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định tối ưu cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp gia tăng về quy mô đến một mức nhất định, sự tham gia của
SASAC - với vai trò vừa là nhà quản lý vừa là chủ sở hữu – sẽ trở thành cản trở
đến những bước phát triển tiếp theo của doanh nghiệp

4. Mô hình quản lý vốn của Singapore – Bài học cho Việt Nam:
Năm 1974, thời điểm diễn ra cuộc khủáng hoảng dầu mỏ thế giới và suy
thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ Singapore nhận thấy mô hình quản lý doanh
nghiệp nhà nước theo kiểu tập trung làm giảm tính linh hoạt và sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Chính
phủ Singapore thành lập Công ty Đầu tư tài chính Temasek, chuyển phần vốn
nhà nước đã đầu tư vào các công ty Singapore sang Temasek quản lý, sau đó dần
dần chuyển phần vốn nhà nước trong các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị
trường chứng khoán sang cho Temasek.
4.1. Cơ cấu:
Toàn bộ vốn của Temasek là của nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính
Singapore.


15


Thành viên hội đồng quản trị do Bộ Tài chính lựa chọn và chỉ định, các
thành viên có thể là chuyên trách (chức danh tổng giám đốc) hoặc bán chuyên
trách (kiêm lãnh đạo của các công lớn của Singapore).
Bộ Tài chính chỉ có một đại diện duy nhất trong hội đồng quản trị là một
thứ trưởng.
Yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của Temasek là cơ cấu tổ
chức hợp lý, tập họp được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và
kinh doanh.
4.2. Quản lý:
Temasek không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp mà chỉ thực hiện vai trò cổ đông đặc biệt của mình trong một số
vấn đề lớn. Temasek bảo đảm tính độc lập trong quản lý kinh doanh của bộ máy
lãnh đạo công ty.
Những doanh nghiệp mà Temasek đang nắm 100% cổ phần có PSA
Corporation, tập đoàn vận hành cảng và dịch vụ hậu cần đang sở hữu cảng
container lớn nhất thế giới, Công ty Phát thanh Truyền hình Singapore Media và
ba công ty điện lực.
Temasek cũng nắm cổ phần kiểm soát ở Singapore Airlines, Singapore
Telecoms hay Công ty Đường sắt SMRT. Đây là những công ty thuộc nhóm A,
là những ngành quan trọng gắn với an ninh quốc phòng, phúc lợi xã hội, đòi hỏi
có vốn lớn và khó có thể thu hút được đầu tư tư nhân.
Bên cạnh đó, chính phủ có những quy định về giá để tránh tình trạng độc
quyền. Nếu xét thấy các ngành trên không còn ý nghĩa cần thiết về mặt chiến
lược hoặc nhà nước không cần thiết phải sở hữu 100% vốn thì Temasek có thể
bán hoặc giảm cổ phần của nhà nước.
Temasek cũng đầu tư vào những công ty nhóm B, là những công ty có sẵn

chỗ đứng và tiềm lực trong nước và có tiềm năng phát triển hoặc các công ty
16


thuộc các ngành công nghiệp mới như công nghệ sinh học, vật liệu mới. Để đáp
ứng nhu cầu phát triển của công ty, Temasek sẵn sàng bán cổ phiếu cho các công
ty khác để tăng vốn.
Đề giảm thiểu các trường hợp đầu tư kém hiệu quả, Temasek có thể bán
bớt cổ phiếu hoặc giải thể các công ty làm ăn thua lỗ như trường hợp bán Công
ty Công nghệ Xây dựng năm 1996 và giải thể Công ty Micropolis năm 1997.

5. Kết Luận: Theo nhóm , về mặt tích cực đề xuất này thể hiện sự quyết
tâm của Đảng và nhà nước trong quá trình cải cách , đổi mới mô hình quản lý
doanh nghiệp nhà nước đang gặp rất nhiều hạn chế, điển hình là việc các doanh
nghiệp liên tục thua lỗ. Tuy nhiên nhóm không đồng tình về việc lập ủy ban như
đề xuất trong điều kiện chính trị , kinh tế giai đoạn hiện nay cũng như đối chiếu
với mô hình quản lý vốn nhà nước ở các quốc gia khác ( đặc biệt là ở Trung
Quốc ). Do đó trước hết việc đầu tiên cấp thiết nhất phải làm là nên đẩy mạnh cổ
phần hoá hơn nữa, giảm số lượng qui mô DN nhà nước xuống thấp nhất. Nhà
nước chỉ duy trì vốn đầu tư ngân sách vào một số loại hình doah nghiệp ở một
vài ngành mà Nhà nước buộc phải nắm giữ: Sản xuất, chế biến vật liệu nổ, năng
lượng, truyền tải điện... Nhà nước giữ vai trò kiến tạo , tạo điều kiện để các DN
hoạt động theo cơ chế thị trường . Tuy nhiên vẫn cần 1 mô hình , cơ chế quản lý
vốn nhà nước hiệu quả, tránh gây lãng phí thất thoát tài sản quốc gia, phát huy
được tiềm năng to lớn của khối tài sản này. Chúng ta phải học tập kinh nghiệm
của các mô hình quản lý DNNN như Sasac (Trung Quốc), Temasek (Singapore)
và Bộ Quản lý DNNN (Indonesia) và áp dụng được vào thực tiễn Việt Nam.

17




×