Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn ,bản lĩnh hơn khi tham gia kinh doanh trên trường quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.73 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thượng đế sinh ra con người , ban cho họ quyền sống , ngôn ngữ để
giao tiếp . Xã hội ngày một phát triển là sự sáng tạo của chính con người . Để
tồn tại họ phải trải qua lao động , dần dần các mối quan hệ được thiểt lập từ
đó . Khi của cải chênh lệch xã hội có sự phân chia kẻ giàu người nghèo thì
pháp luật ra đời . Pháp luật là tiền đề là nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công
dân đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời pháp luật
được xem là công cụ phương tịên để nhà nước quản lý công dân trong nước ,
pháp luật hiện diện ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời đời sồng xã hội :
Kinh tế , chính trị , văn hoá …. tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện ấy phát
huy được vai trò và hiệu quả của chúng trong việc thực hiện quyền con người
trên quy mô toàn xã hội . Nó là phương tiện để thực hiện sự cam kết và hoà
nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế .
Luật chính là thước đo công bằng mà mọi người đều thừa nhận . Nó là
nguyên tắc mà dựa vào đó con người có thể giao lưu , thoả thuận , làm ăn vơí
nhau . Những hợp đồng kinh tế , những dự án kinh doanh đầu tư , việc hợp tác
giữa các quốc gia trên thế giới đều tuân theo quy định của luật thương mại
quốc tế . Quá trình tự do hoá thương mại liên kết các quốc gia trên toàn cầu
gần gũi với nhau hơn . Tuy nhiên nó cũng tạo ra sự phân hoá nên kinh tế giữa
các quốc gia rõ nét hơn . Khi tham gia vào bất kỳ một cuộc chơi nào thì người
chơi đều phải nắm rõ luật . Quy mô sân chơi càng lớn thì luật chơi phải rõ
ràng và minh bạch . Để tạo sự công bằng , nếu ai không chơi theo luật sẽ bị
phạt hoặc đuổi khỏi sân chơi . Thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn , tạo
điều kiện cho các nước phát triển sâu rộng
Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới tức là đã tham
gia vào sân chơi quốc tế . Vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã am hiểu gì về
1

luật chơi chưa ? Câu hỏi đó đặt ra trong lĩnh vực kinh tế từ rất lâu rồi . Các vụ
kiện kinh tế khi doanh nghiệp của ta làm ăn với đối tác nước ngoài ngày càng


nhiều ? Hầu hết phần thắng đều thuộc về nước bạn ? Tại sao ? Phải chăng
doanh nghiệp của ta chưa thật lắm rõ luật nước bạn , chưa thông suốt luật
thương mại quốc tế quy định . Luật sư Việt Nam vẫn chưa có tiếng nói trên
sân chơi . Nhìn lại hệ thống luật nước ta vân còn nhiều bất cập . Các công ty
luật tư vấn cho doanh nghiệp tham gia làm ăn với nước ngoài còn rất ít , hâù
hết là các công ty văn phòng luật nhỏ trình độ chuyên môn luật sư chưa cao .
Gia nhập WTO hội nhập sâu hơn , toàn diên hơn vào nền kinh tế thế
giới . Vấn đề đặt ra là phải hiểu mình , hiểu người “ Nắm chắc luật trong tay
” mới tranh thủ được các cơ hội . Các doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để
không phải là nạn nhân của các vụ kiện thương mại và tự tin hơn khi tham gia
kinh doanh quốc tế ? Có lẽ cần những công ty tư vấn luật mang tính quốc tế
với trình độ chuyên môn cao hướng dẫn họ đi đúng các bước
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nêu ra được hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh
doanh quốc tế trong quá trình tự do hoá thương mại
- Phân tích thực trạng tư vấn luật của công ty luật Gia Phạm ( Hà Nội )
- Đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn ,bản lĩnh
hơn khi tham gia kinh doanh trên trường quốc tế .
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu : Dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp
- Phạm vi : Hoạt động của công ty luật Gia Phạm
4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI : “ Ảnh hưởng của tự do hoá thương mại tới ngành dịch vụ tư
vấn luật cho các doanh nghiệp ”
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương :
2

Chương 1 : Lý thuyết về ảnh hưởng của tự do hoá thương mại tới các
doanh nghiệp Việt Nam và lĩnh vực dịch vụ tư vấn .
Chương 2 : Phân tích thực trạng của công ty luật Gia Phạm giai đoạn

( 2005 – 2010 )
Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng các công ty luật
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA
HƯƠNG MẠITỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. HƯỚNG PHÂN TÍCH
1.1. QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ẢNH HƯỞNG TỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VI ỆT NAM
Toàn cầu hoá nền kinh tế được thông qua một kênh chủ yếu là hoạt
động thương mại tự do-chiếc cầu khổng lồ nối vòng tay lớn và đồng thuận
giữa các nước trên thế giới. Vậy tự do hoá thương mại là gì ? Có thể hiểu một
cách nôm ngắn gọn tự do hoá thương mại là loại bỏ các biện pháp hạn chế
hay bảo hộ thương mại của chính phủ. Việt Nam hội nhập sân chơi này bằng
việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới ngày 7/11/2006.
Việc gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam song
những thách thức đặt ra cũng không ít. Thực tế kinh tế VN năm 2006-2010 đã
chứng minh phần nào điều đó.Năm 2007 nền kinh tế VN tăng trưởng toàn
diện trong hầu hết các lĩnh vực.Tuy còn một số tồn tại vấn đề nhập siêu,giá cả
hàng hóa tăng cao song nền kinh tế VN đã vượt qua khó khăn,thách thức đạt
tốc độ tăng trưởng 8.5% .Khi mà các hàng rào thuế quan được rỡ bỏ các
doanh nghiệp VN bước ra sân chơi quốc tế vừa mừng vừa lo.Trong thời kỳ
bao cấp các doanh nghiệp có thể bình chân như vại với các hoạt động kinh tế
của mình vẫn có thể tồn tại được.Thế nhưng bước vào hội nhập với quá trình
tự do hoá thương mại phải cạnh tranh bình đẳng,không có sự ưu ái ,che chở
bao cấp doanh nghiệp buộc phải đứng trước tình thế tồn tại hay không tồn
tại.Nếu doanh nghiệp biết luật chơi,biết liên kết ,liên doanh ,tiếp thu công
nghệ ,chọn thời cơ để lột xác ,biến thách thức thành thời cơ chuyển mình
3

sang một con đường mới tốt hơn. Đương nhiên trong cuộc cạnh tranh gay go
này có doanh nghiệp không trụ được phá sản nhưng đó là sự sàng lọc cần

thiết,sự tàn phá sáng tạo,những doanh nghiệp trụ lại được trong cuộc sàng lọc
khắt khe này sẽ thực sự có sức sống và phát triển tốt hơn.
Nền kinh tế VN đã mở cửa ,các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển
về quy mô và chất lượng.Tuy nhiên các doanh nghiệp VN chưa đủ sức cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài .Tự do hoá thương mại đã cung cấp
gia vị cho các nước trên thế giới nhưng các đầu bếp trong nhà hàng(các
nước)có nấu lên được món ăn ngon không ? Chỉ với một món nhỏ của một
bữa tiệc liệu chúng ta có thể làm ngon không ? Các doanh nghiệp VN đang
đứng ở đâu trên nấc thang phát triển của thế giới .Các tiêu chuẩn , điều kiện
để có thể tiến bước các doanh nghiệp VN đã đước trang bị đầy đủ chưa ? Các
câu hỏi được đặt ra nhưng lời giải biểu hiện thực tế bằng kết quả vẫn chưa
được thuyết phục.
1.2. ẢNH H ƯỞNG CỦA DỊCH VỤ TRONG N ỀN KINH T Ế
Lĩnh vực dich vụ của mỗi nước có con đường phát triển riêng.Ở một số
nước đã hình thành nền kinh tế dich vụ ,còn ở một số nước khác lĩnh vực
dich vụ chưa phát triển nhiều.Nhưng vẫn nổi lên một xu hướng chung là xu
hương gia tăng vai trò của lĩnh vực dich vụ trong không gian kinh tế chung
toàn thế giới.Và trong bối cảnh phát triển tích cực của lĩnh vực dịch vụ,các
vấn đề ngày càng mới về kinh tế,thống kê,quản lí công nghệ gắn với thương
mại dich vụ ở cấp độ quốc gia,hoạt động của các tổ chức dịch vụ riêng biệt
đang hiện diện rất rõ.Khu vực dịch vụ đang trở thành đối tượng ngày càng thu
hút nhiều sự thu hút của các nhà nghiên cứu thuộc các môn khoa hoc khác
nhau ,trong đó có tiếp thị ,tư vấn ,điều hành
Theo nhận định của ông Reinaldo Figueredo,giám đốc cơ quan liên hợp
quốc về hợp tác và phát triển ông nói: Việt Nam cần đẩy mạnh lĩnh vực dịch
4

vụ.Từ kinh nghiệm qua hoạt động trợ giúp nhiều quốc gia đang phát triển gia
nhập WTO ,tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng khu vực của Việt Nam hiện còn
quá chậm,không đáp ứng được đòi hỏi hội nhập.Ở nền kinh tế mạnh nhất thế

giới là Mỹ tỷ trọng đóng góp của dich vụ vào GDP là 78%, ở Bỉ là 75%.
Còn theo nhận định của tiến sĩ Võ Trí Thành phó viện trưởng viện
nghiên cứu quản lý trung ương,ông Thành cho rằng gia nhập WTO các quốc
gia đều phải cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt và khả năng cạnh tranh
được thể hiện qua nghành dịch vụ .Ngành dịch vụ Việt Nam hiện chiếm
khoảng 40%GDP và chiếm 30% kim nghạch xuất nhập khẩu .Lao động Việt
Nam trong lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 30% trong khi tỉ lệ này ở các nước
phát triển là 60%
Nếu bước chân ra ngoài mở rộng tầm mắt sang các nước phát triển
chúng ta mới thấy rõ một điều thật thú vị.Đó là chất lượng dịch vụ của nước
các bạn thật tuyệt vời .Khách có thể đi bất cứ đâu ,làm gì đều có dịch vụ chu
đáo .
1.3 .DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP
Luật doanh nghiệp Viêt Nam đã thống nhất .Luật doanh nghiệp đã có
hiệu lực từ năm 2000 được coi là một hình mẫu trong soạn thảo và thực thi
luật ở Việt Nam
Các dịch vụ tư vấn : tư vấn luật,tư vấn thuế , xúc tiến các thương mại
trong và ngoài nước,đánh giá chất lượng của doanh ngiệp ,hỗ trợ tham gia tố
tụng cấp toà
Trong những những thập kỷ qua hoạt động thương mai quốc tế của dich
vụ pháp lí đã phát triển nhờ quá trình quốc tế hoá nền kinh tế .Các luật sư
ngày càng phải đồi mặt nhiều hơn với các giao dịch liên quan đến hệ thống
pháp luật.Nhu cầu đòi hỏi các luật sư phải xem xét hệ thống luật nước
5

ngoài ,nước có các công ty kinh doanh qua biên giới .Một số nước cũng tạo
thuận lợi cho thương mại dịch vụ pháp lí ,vì việc thiết lập các tổ chức luật sư
nước ngoài được xem như chât xúc tác cho đầu tư nước ngoài ,góp phần vào
ổn định và tính dự đoán được của môi trường kinh doanh thế giới.Trình độ
hạn chế của các chuyên gia địa phương trong những lĩnh vực pháp lí nhất

định sẽ dần mất đi các cơ sở hành nghề phát triển các kĩ năng nhằm thu hút
khách hàng nước ngoài.Việc hình thành các hình thức hợp tác giữa các công
ty trong và ngoài nước cũng như việc các công ty trong nước tuyển dụng luật
sư trong và ngoài nước là nhân tố góp phần hình thành một ngành dịch vụ
pháp lí cạnh tranh hơn tại các nước vẫn nhập khẩu loai hình dịch vụ này
Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới ,các văn phòng luật sư,các công ty tư vấn luật đã mở rộng về qui mô.Tuy
nhiên , các vấn đề liên quan đều là luật kinh tế trong nước .Các vụ kiện liên
quan đến việc làm ăn với đối tác nước ngoài thì hầu như các côn g ty luật Việt
Nam chưa có tiếng nói.Những công ty luật mà ta thường nghe : Gia
Phạm,Việt An,Thế Minh…tham gia tư vấn luật kinh doanh mà các đối tượng
chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ trong nước .Mặc dù hàng rào thuế quan giữa
các nước đã được rỡ bỏ nhưng các doanh nghiệp nước ta bước ra làm ăn vẫn
chưa mấy tự tin vì chưa hiểu luật quốc tế ,chưa hiểu luật của đối tác,văn hoá
kinh doanh của họ.Câu hỏi đặt ra :Vậy tại sao Việt Nam không đào tạo ,thành
lập dịch vụ tư vấn luật manh tính xuyên quốc gia?Gia nhập WTO có nhiều vụ
tranh tụng do không thông thạo về luật,chúng ta thường phải bỏ tiền rất lớn để
thuê các luật sư nước ngoài.Như vậy tuy đã bước vào hội nhập nhưng dịch vụ
tư vấn pháp lí vẫn còn khá mới mẻ ,chưa được đầu tư,phát triển .Ngay cả các
trường luật nổi tiếng thế giới ,các giáo sư luật cũng phải bỏ thời gian tư vấn
cho khách hàng riêng.Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm xuất
khẩu pháp lí toàn cầu như : Hongkong,Singgapor…nhưng vẫn có những trở
ngại nhất định .ví dụ : Quy định của luật sư về việc thu hồi chứng chỉ luật sư
6

khi luật sư không thường trú tại Việt Nam,tiêu chuẩn luật sư bắt buộc phải là
công dân Việt Nam
Một câu hỏi đặt ra nữa là : Luật cho phép các hãng luật Việt Nam được
thành lập cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài nhưng làm sao họ có thể bố trí
luật sư ở nước ngoài nếu luật sư của họ mất chứng chỉ hành nghề ngay khi

vừa rời khỏi đất nước
Hầu hết trong quá trình đào tạo luật sư vẫn là đào tạo về kiến thức luật
trong nước và luật này ở mỗi nước trong cùng một dòng luật vẫn có sự khác
biệt và trong một số trường hợp còn có sự khác biệt về pháp luật ngay trong
cùng một nước.Luật thương mại nói chung và luật kinh tế nói riêng vẫn rất
cần các luật sư am hiểu và thông thạo ngoai ngữ để có thể mang lại ánh sáng
cho các doanh nghiệp Việt Nam,sự tự tin khi bước chân vào đấu trường khu
vực cũng như thế giới
2 . CÁCH TIẾP CẬN
a/ TRƯỚC WTO CÁC DOANH NGHIỆP VỚI DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT
Các doanh nghiệp bước ra kinh doanh không gặp khỏi những khó
khăn,bỡ ngỡ .Tìm đến tư vấn là biện pháp nhanh gọn và hiệu quả.Nhiều công
ty,doanh nghiệp thành lập ra chưa đi vào hoạt động được bao lâu đã phải phá
sản ,giải thể.Nguyên nhân là do các ông chủ chưa có tầm nhìn,óc quan sát và
khả năng phân tích phán đoán sâu sắc.Ngoài ra không am hiểu luật cũng là
nguyên nhân dẫn đến thua cuộc.Sự bất cập về thiếu dịch vụ tư vấn cho các
doanh nghiệp trong nước.Thời gian từ năm 2000 trở về trước nền kinh tế Việt
Nam vẫn tập trung vào nông nghiệp ,dich vụ hầu như không phát triển
Cũng như nhiều nước trên thế giới,dịch vụ là nganh phát triển muộn
nhưng nó lại là ngành mang lại nhiêu công ăn việc làm và tăng GDP cho một
quốc gia.Trong dịch vụ có dich vụ pháp lí tôi muốn nói trong đề tài này.Dịch
vụ pháp lí đã ra đời từ khá lâu rồi nhưng sự phát triển của nó còn chậm chạp
7

đối với các quốc gia như Việt Nam.Các công ty luật Việt Nam còn rất ít hạn
chế về mặt chất lượng và qui mô.Hầu hết các doanh nghiệp làm ăn nhỏ lẻ ở
môi trường nội bộ trong nước
b/ SAU QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
Ở nhiều nước ,các sáng kiến về tự do hoá và phân cấp lúc đầu né tránh
các ngành dịch vụ , phản ánh hoạt động của độc quyền công cộng được bảo

vệ lâu nay(chẳng hạn như trong viễn thông cơ bản ,bảo hiểm ngân hàng bán lẻ
và vận tải đường sắt) và quan điểm truyền thống cho rằng dịch vụ là ít vận
chuyển được và trao đổi được vì thế ít phải chịu tự do hóa dịch vụ hơn so với
hàng hoá.Tuy nhiên quan điểm này đã tiêu tan bởi những biến đổi về quản
lí,kĩ thuật và cắt giảm đi kèm theo nó đối với các rào cản về công nghệ và do
chinh sách tạo ra đối với cạnh tranh và thương mại
Bước vào hội nhập các rào cản được rỡ bỏ các doanh nghiệp đã liên
minh ,liên kết ,mở rộng thị trường .Sang thị trường mới phải hiểu kinh tế ,văn
hoá ,chính tri của đối tác.Do đó dịch vụ tư vấn với họ ngày càng trở nên cần
thiết hơn.Các công ty luật bắt đầu ra đời nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của xã
hội hiện nay.Phần lớn nhu cầu đối với dịch vụ pháp lí trong các lĩnh vực luật
kinh doanh và luật quốc tế xuất pháp từ các doanh nghiệp và tổ chức tham gia
vào các giao dich quốc tế
Quá trình tự do hoá thương mại làm cho sự sáng tạo được nâng
lên.Doanh nghiệp nhân nước ta giàu ý chí vươn lên ,có lòng tự hào dân tộc
cao.Chúng ta có đội ngũ doanh nhân trẻ có tri thức ,được đào tạo ,tiếp thu
nhanh kiến thức kĩ năng kinh doanh tiên tiến,năng động ,sáng tạo.Những
doanh nghiệp do đội ngũ doanh nhân này làm chủ đang có nhiều triển
vọng.Một số doanh nghiệp Việt Nam có thể có thể cạnh tranh nganh ngửa với
các doanh nghiệp trên thế giới.Sự ổn định về chính trị và môi trường pháp lí
8

×