Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc sống
lao động và đấu tranh từ bao đời nay, tiếng hát là tiếng nói của trái tim, là bình
minh của ngày mới nó đã trở thành môn nghệ thuật âm nhạc luôn được mọi
người yêu thích. Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong
đời sống tinh thần mà còn tạo cho chúng ta tìm hiểu, biết về thế giới con người
tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học, Phòng Giáo dục và
Đào tạo đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. Nó
đã trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong trường Tiểu học để đào tạo
con người toàn diện cũng như các môn học khác trong hệ thống Giáo dục. Âm
nhạc bao gồm kiến thức kĩ năng, cơ sở kĩ năng, phương pháp dạy học. Điều đặc
biệt hơn cả là những kiến thức kĩ năng phương tiện của bộ môn âm nhạc không
phải là khoa học tự nhiên hay xã hội đơn thuần mà nó là môn nghệ thuật âm
nhạc. Vì vậy tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc
sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển
của nghệ thuật âm nhạc. Song thực tế việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà
trường tiểu học hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức với quan niệm dạy cho
đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình, chưa chú trọng đến chất
lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở
từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng môn học để giờ dạy phong phú,
đạt hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp
dạy học môn âm nhạc đã được ưu tiên và chú ý hơn về thời gian, chương trình
bộ môn đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn âm nhạc, ở nhiều hội thảo
khoa học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong
nhà trường.
Là giáo viên được giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường tiểu học, qua
thực tế dự giờ ở một số trường, qua trao đổi tiếp xúc với đồng nghiệp, qua khảo
sát chất lượng học nhạc của học sinh, tôi đã rút ra một số phương pháp giảng
1
dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho thầy và trò trong chương trình
giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5 với một số mục đích sau:
- Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 5 để rút ra một số phương
pháp giảng dạy phù hợp.
- Phân tích các ưu, nhược điểm trong các tiết dạy.
- Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn âm nhạc lớp 5.
2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy môn âm nhạc ở lớp 5
đồng thời sau khi nắm bắt được những ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy
học cũ, tôi đã nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy âm nhạc bằng cách
hướng vào giải quyết những vấn đề sau:
1. Giúp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học, cụ thể như: bản đồ đối
với những bài hát dân ca, đàn… và một số phương pháp như luyện thanh, uốn
nắn những sai sót, hát hoà hợp trong tập thể.
2. Tổ chức các trò chơi âm nhạc qua hình tiết tấu trong phần tập đọc nhạc
nhằm thu hút sự chú ý và phát huy tốt khả năng âm nhạc của học sinh, tạo tính
tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Cải thiện phương pháp dạy môn âm nhạc để có phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao.
2
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5
TRONG NHÀ TRƯỜNG
Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu phương pháp dạy hát nhạc của rất
nhiều đồng nghiệp tôi được biết: đa số giáo viên lên lớp với hình thức thầy
truyền thụ kiến thức có sẵn trong tài liệu, sách giáo khoa với các phương pháp
dạy học cũ, chủ yếu là truyền miệng, hát, đọc nhạc mẫu, học sinh không hiểu,
thụ động nghe và bắt trước theo thầy. Bên cạnh đó một số trường vẫn chưa đủ
giáo viên dạy riêng cho bộ môn này, do vậy giáo viên chủ nhiệm vẫn phải kiêm
nhiệm dạy bộ môn này, đến giờ học hát giáo viên chủ nhiệm chỉ cho học sinh
ghi đầu bài và dạy học sinh hát theo cách truyền miệng, vẫn còn hiện tượng học
sinh hát sai nhiều, phần tập đọc, chép nhạc bỏ qua coi như không có trong
chương trình vì giáo viên không chuyên chỉ biết sơ qua về nốt nhạc chứ không
dựa vào giai điệu chính có trong bài để dạy học sinh sao cho đúng. Một số
trường có giáo viên chuyên nhạc thì lên lớp không có đồ dùng dạy học, không
sử dụng được nhạc cụ dạy học sinh theo phương pháp cũ: thầy hát mẫu, trò hát
theo lối bắt trước, giáo viên chuyên nhạc vẫn chưa chú trọng vào việc giảng dạy
phân môn này, chỉ có một số rất ít có giáo viên có ý thức nghiên cứu bài dạy
trước khi lên lớp và sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học. Nhìn chung các giáo viên
chuyên chưa đi sâu nghiên cứu để khám phá phương pháp dạy học cho phù hợp,
đạt hiệu quả, hay nói một cách khác là giáo viên dạy hát nhạc chưa biết đổi mới
phương pháp dạy học để phát huy khả năng vốn có của học sinh. Có thể nói đây
là vấn đề bức xúc, là trở ngại lớn để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, phát
huy năng khiếu bẩm sinh của các em. Đối với học sinh lớp 5 thì việc học hát,
học nhạc có lợi hơn vì các em đã lớn, cơ quan phát âm của các em phát triển
hơn, có ý thức học tập và tiếp thu bài tốt hơn.
Để nắm bắt tình hình học bộ môn âm nhạc của học sinh lớp 5 tôi đã theo
dõi quá trình học của các em thấy chất lượng còn rất thấp, phần lớn các em vẫn
chưa cảm thụ hết môn nghệ thuật này.Qua trao đổi với học sinh lớp 5 tôi thấy
hầu hết các em rất thích học nhạc, học hát nhưng lại không hiểu thế nào là hát
3
đúng nhạc, hát có truyền cảm... còn phần đọc, chép nhạc thì các em chỉ biết đọc
theo thầy và chép theo thầy chứ không hiểu theo cách: đọc hiểu, chép hiểu.
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về bộ môn âm nhạc ở trường Tiểu học, tôi đã dự giờ đồng nghiệp, khảo
sát chất lượng đầu năm của học sinh tại trường, từ đó rút ra một số phương pháp
áp dụng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5 đạt hiệu quả.
Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát nhạc của
các em khối 5 và đi sâu nghiên cứu thực nghiệm ở lớp 5A4 và lớp 5A5 tại
trường làm đối chứng.
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ
môn Âm nhạc không ? Vì sao thích ? Vì sao không ? Kết quả thu được như sau:
TT
Kết quả
Nguyên nhân
Lớp 5A4
26/40 hs = 65%
Lớp 5A5
29/40hs = 72,5%
1
Do môn Âm nhạc hấp dẫn, dễ học
2
Do môn Âm nhạc khó học, dễ quên 02/40 hs = 5%
1/40hs = 2,5%
3
Do cô dạy hay, dễ hiểu
13/40hs = 25%
12/40 hs = 30%
* Khảo sát trình độ học sinh.
a) Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát
mà em ưa thích.
b) Kết quả:
Lớp
Số HS
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
5A4
40
10 hs=25%
5A5
40
13 hs=32,5%
* Đánh giá kết quả khảo sát.
Chưa hoàn thành
(B)
30 hs = 75%
27hs = 67,5%
- Kết quả khảo sát của 2 lớp, xét về mặt bằng tôi thấy kết quả đạt được như vậy là
chưa cao, Xét về hứng thú học tập thì các em học sinh đều không thích học môn
này vì sợ lên biểu diễn còn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt, đây là một thực trạng rất
đáng lo ngại trong tiết dạy hát vì đó là môn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được
sự hứng thú yêu thích học môn này của học sinh. Nếu đội ngũ giáo viên của
chúng ta không biết đổi mới phương pháp dạy học, không biết phát huy khả năng
4
vốn có và khám phá năng khiếu bẩm sinh của các em thì sẽ không có được tiết
dạy hát đạt kết quả cao.
- Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc
phục những tồn tại trong việc dạy và học.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân lớn vẫn là giáo viên chưa biết phối kết hợp các phương
pháp sao cho hợp lý để áp dụng vào trong bài dạy, truyền thụ kiến thức phải
mang tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em học yếu, các em không
có năng khiếu xoá bỏ những mặc cảm tự ti thì đều có thể học được bộ môn âm
nhạc.
- Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp
cũ trong tiết dạy không biết sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là đánh đàn, chưa thu
hút được sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối với môn nghệ thuật này.
- Do học sinh không nắm bắt kiến thức từ lớp dưới lên hát còn sợ, ngại
ngùng không biểu diễn được mà còn hát sai nhiều, thiếu tự tin khi đứng trước
tập thể. Phần tập đọc nhạc còn lúng túng về cao độ và trường độ, không biết bỏ
đoạn (1) để đọc đoạn (2), chép nhạc vẫn còn bẩn, sai vị trí các nốt trên khuông.
Học sinh tiếp thu còn thụ động, không tạo cho mình được tính bạo dạn khi đứng
trước tập thể, khi lên hát, biểu diễn học sinh vẫn còn sợ, e ngại thì làm sao có thể
biểu diễn và hát hay được.
- Vậy làm thế nào để học sinh lớp 5 học tốt môn âm nhạc? Điều đó phụ
thuộc rất lớn vào phương pháp, cách tổ chức dạy học của giáo viên. Mỗi chúng
ta đều phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và đổi mới phương
pháp thì mới phát huy được hết khả năng của học sinh, tự các em tìm ra kiến
thức cho bản thân mình, đó là cách “hát không hay nhưng các em vẫn có thể hát
đúng được”, như vậy giờ dạy hát mới đạt hiệu quả cao.
5
Chương 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC
Để học sinh lớp 5 tự tin và học tốt môn âm nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôi
hình thành cho các em một số thói quen học tập như sau:
- Thói quen khi lên bảng hát không e ngại trước tập thể, tập mạnh bạo
trong khi múa hát.
- Giờ học phải chú ý học hát, tập chép, đọc nhạc dưới sự chỉ đạo của giáo
viên.
- Biết vận dụng vào nhạc để hát cho đúng, phải tạo cho mình kiến thức âm
nhạc vững chắc để biết nhận xét, so sánh người hát sau bài học biết hát và đọc,
chép nhạc ở mức độ đơn giản nhất.
Về phía giáo viên:
- Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc sơ
đẳng cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự
ham hiểu biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên
quan trong bài với giáo viên.
- Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thu hút sự
chú ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh. Thường xuyên áp dụng
các phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lý
đối với từng kiểu bài để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học.
- Cần chú trọng rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn.
2.1. Phương pháp dạy hát.
Hướng dẫn học sinh lớp 5 học môn âm nhạc bao gồm các phương pháp
sau:
- Đặc trưng của phương pháp dạy hát ở tiểu học là trên cơ sở thông hiểu
nội dụng nghệ thuật của bài hát, đây là công việc trọng tâm của bài học. Ngoài
các phương pháp dạy hát cũ, giáo viên dạy bằng “phương pháp truyền miệng”,
đó là cách thầy, cô hát mẫu trò hát theo thì tôi còn đưa ra một số phương pháp
mới sau:
6
2.1.1. Phương pháp sử dụng nhạc cụ (đàn).
Đây là yêu cầu tối thiểu của một tiết dạy hát đòi hỏi giáo viên chuyên
nhạc phải biết đánh đàn và sử dụng đàn thành thạo. Nhạc cụ dùng trong tiết học
đạt hiệu quả nhất vì nó là phương tiện để thu hút sự hứng thú học nhạc của học
sinh, đồng thời còn phải sử dụng cả trong khi dạy hát và dạy tập đọc nhạc.
Vào đầu tiết dạy hát giáo viên có thể hát và biểu diễn theo đàn có âm nhạc
điệu kèm theo giúp cho bài hát thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh
muốn được học hát bài đó (với yêu cầu giai điệu ở nhà giáo viên phải ghi trước
vào đàn) vào dạy bài hát. Ngoài giáo viên hát mẫu ra có thể học sinh nghe giai
điệu bài hát (giúp giáo viên đỡ phải hát mẫu nhiều lại làm cho tai nghe của học
sinh phát triển thêm). Dạy từng câu giáo viên chỉ cần hát mẫu một lần, sau đó
đánh giai điệu trên đàn cho học sinh nghe, nó không những có tác dụng trong
khi dạy hát mà còn có tác dụng sửa sai những câu khó hát.
Câu 2: Trong bài “Những bông hoa những bài ca” đây là câu hát khó đòi
hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy nhanh và đúng. Vậy giáo viên đánh giá
giai điệu trên đàn nhiều lần và cho học sinh đọc theo nốt nhạc sau theo đàn đọc:
Cứ sửa sai như vậy thì học sinh chắc chắn hát sẽ đúng và chuẩn xác. Cách
sửa sai trên đàn, bảng phụ có thể sử dụng tất cả những bài hát trong tiểu học.
Sửa sai về cao độ, trường độ, dấu luyến đều có thể dạy được, giáo viên sẽ lĩnh
hội kiến thức nhanh hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển âm nhạc của các em sau
này.
2.1.2.Phương pháp sử dụng bản đồ.
Phương pháp này áp dụng khi dạy hát những bài dân ca, đây không những
sử dụng cho chương trình dạy hát lớp 5 mà còn sử dụng đối với tất cả các lớp có
bài hát thể loại dân ca. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo viên có thẻ sử dụng ở
phần giới thiệu bài hát dân ca giúp học sinh hiểu sâu hơn về xuất xứ bài hát, nó
là dân ca của vùng nào, vùng dân ca đó ở phiá nào trên bản đồ. Trên cơ sở đó
7
các em không được đi thăm quan nhưng cũng có thể hiểu biết sơ lược về vị trí
của dân tộc đó. Trong phần giới thiệu bài, giáo viên treo bản đồ giới thiệu về các
dân tộc có liên quan đến bài, sau đó gọi 1 – 2 học sinh lên chỉ để nhận biết. Mỗi
dân tộc có một nền văn hoá riêng, các vùng dân ca nằm khắp đất nước nhưng
mỗi một bài dân ca có những nét đẹp hay riêng, việc sử dụng bản đồ nhằm thu
hút sự chú ý tò mò ham hiểu biết của học sinh. Không những thế nó còn tạo cho
giờ dạy thêm phong phú và sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả.
VD: Dạy bài 19 học bài hát “Hát mừng” dân ca Hrê (Tây Nguyên).
Trong phần xuất xứ bài hát, giáo viên treo bản đồ và giải thích qua về các
dân tộc.
Hỏi: Thế nào là thể loại dân ca?
Dân ca là sự lưu giữ các bài hát từ đời
Gọi 2 học sinh lên bảng chỉ vùng này qua đời khác bằng cách “truyền
dân ca Hrê (Tây Nguyên)
miệng” xác định vị trí của vùng Hrê chỉ
Hỏi: Dân ca có tác giả hay không? trên bản đồ. “Dân ca có tác giả, do nhiều
Vì sao?
người dân lao động sáng tác.
2.1.3. Phương pháp luyện thanh (luyện giọng).
- Luyện thanh ở đầu tiết học hát có tác dụng khởi động, làm mềm mại cơ
quan cảm âm và phát âm của trẻ. Học sinh sẽ nhạy cảm với việc nghe đúng, hát
đúng cao độ, phát âm và nhả chữ. Luyện thanh đơn giản chỉ tiến hành 2 – 3 phút
với một thang 5 âm hoặc một vài quãng giai điệu đặc trưng của bài hát, sử dụng
vài nguyên âm đáng chú ý của bài.
VD: Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh khởi động giọng qua 2
mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây:
8
Giáo viên đánh đàn cho học sinh luyện thanh, mẫu một giáo viên đánh ở
giọng C dur (trưởng) sau đó tưng lên giọng D (dur) trưởng: R M F M R cứ thế khi
thấy học sinh đọc cao độ vừa phải giáo viên lại đánh thấp giọng xuống. Mẫu
luyện thành 2 thực hiện tương tự, nếu tiết học hát nào cũng được luyện giọng như
vậy thì học sinh hát sẽ không bị mệt, thoáng giọng trong sáng hơn, giáo viên cần
nhắc học sinh không được gào thét, không được hát to quá và phát ra âm lượng
lớn. Các em chỉ nên hát với âm lượng từ nhỏ, hơi nhỏ tới mạnh vừa (từ p, mp tới
mf) vì đặc điểm cơ thể trẻ nói riêng là cơ quan phát âm còn rất non nót, các em rất
chóng mệt. Trong khi hát giáo viên nên cho học sinh nghỉ, hát luân phiên hoặc
chuyện trò của thầy và trò làm được như vậy giáo viên sẽ bảo vệ được sức khoẻ
và giọng hát cho trẻ.
Phương pháp luyện thanh giúp học sinh cả về đọc và nghe nhạc, phát triển
âm vang, tròn âm. Nếu làm được như vậy ở tất cả các tiết học thì sẽ phát triển
giọng hát của học sinh sau này.
2.1.4. Phương pháp uốn nắn những sai sót.
Trong quá trình học hát, học sinh tập hát có sai sót là điều thường thấy,
nhất là trẻ ít tham gia ca hát, hát bài khó cũng làm các em bối rối. Bởi vậy thầy
giáo không nên nôn nóng, hoang mang, sửa chữa có nhiều thủ pháp những quy
tụ ở chỗ không làm cho người hát luống cuống và mặc cảm, cần nâng đỡ các em
vui vẻ để vượt qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh yếu.
Sửa hát sai là việc càng cá biệt hoá càng tốt, giáo viên cần tập năng lực
phát hiện, sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu cho rõ ràng hơn với sự hỗ trợ của
các hình dấu trên bảng gợi ra cảm giác âm thanh cho các em.
VD: Thấp xuống, trầm xuống: Hình mũi tên xuống
Cao hơn: Hình mũi tên lên
Luyến một nét cong lên hoặc cong xuống ∪; ∩
Dài hơn nữa (ngân) một nét ngang:
Cũng có thể dùng bàn tay để ra dấu “chú ý”, “cao lên”, “trầm một chút”,
“ngân dài”, “luyến”, “ngắt”.
9
Bên cạnh đó ta còn sửa cho học sinh tập lấy hơi và dùng hơi hợp lý, lấy
hơn trong khi hát học sinh thường thở hổn hển, mệt mỏi, lấy hơi là hít hơi qua
mũi, miệng, trữ ở phổi rồi đưa dần qua thanh quản để hát hết một chặng hơi (câu
hoặc phân câu). Khi đó điều kiện thời gian lại lấy hơi tiếp, hát tiếp.
VD: Câu hát sau đây phải lấy hơi 3 lần theo dấu ghi ở đây: “Chẳng nhìn
thấy ve đâu chỉ râm ran tiếng hát, bè trầm bè hoà cao trong màn xanh lá dày”
(Dàn đồng ca mùa hạ - Nguyễn Minh Châu)
Lấy hơi qua mũi, nhưng thực tế nhiều khi phải lấy hơi qua cả miệng mới
đủ thời gian cho phép. Lấy hơi nhẹ là cố gắng để ít phát ra tiếng gió. Khi lấy hơi
không so vai ưỡn ngực, ngồi hát thoả mái không gò ép lấy hơi nhanh là lấy hơi
trong thời gian cho phép (phần nhiều rất ngắn ngủi: một dấu lặng ngắn hoặc thời
gian ăn bớt của nốt nhạc đã hát) không được lỡ nhịp của chặng hát sau. Trong
khi dạy hát cần có dấu lấy hơi ghi trên lời ca và ra hiệu cho học sinh lấy hơi
thống nhất theo phương án hợp lý đã định.
Về phía phát âm thì với học sinh ta hiện nay phát âm vẫn còn sai nhiều và
đặc biệt đối với các vùng còn ngọng nhiều nhất là “l” và “n”. Trong khi hát học
sinh vẫn còn sai, ngọng vần, ngọng phụ âm, tiếng hát lè nhè hay bị gắt giọng.
Do vậy đòi hỏi ở giáo viên phải sửa sai cho học sinh về cách phát âm trong khi
hát. Nhưng điều trước tiên là người thầy phải phát âm chuẩn mới uốn nắn và sửa
sai cho các em được.
VD: Bài “Màu xanh quê hương”
Học sinh đều hát sai “l” và “n” và ngược lại.
Tiếng “nơi đây” học sinh hát là “lơi đây”
“Lung linh khi mặt trời lên” thành “lung linh khi mặt trời nên”.
Vì vậy, việc uốn nắn những sai sót trong khi hát là một điều rất cần thiết
để rèn cho các em về dùng hơi, lấy hơi, tư thế ngồi, đứng hát phát âm chuẩn.
Nhưng chúng ta cần phải thường xuyên liên tục quan tâm sửa sai từng kĩ thuật
nhỏ trong khi học hát thì mới phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc và học
hát của học sinh. Song cuối cùng có thể vẫn phải chấp nhận một số sai sót nhỏ,
không vì câu nện mà làm học sinh mệt mỏi và chán nản trong khi tập hát.
10
2.1.5. Phương pháp dạy hát hoà hợp trong tập thể.
- Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy học sinh hát còn chưa được đều,
người hát to, người hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Ở học sinh tiểu học không thể
tránh khỏi tình trạng như vậy song ở trường tiểu học hình thức hát là hát tập thể
(đồng ca, tốp ca, hợp xướng, hát tập thể trong lớp và sân trường) vẫn còn phổ
biến. Giáo viên cần phải phân tích và giáo dục học sinh biết biểu hiện tính thống
nhất và sức mạnh của tập thể trong tiếng hát chung, đó là tiếng hát hoà hợp là
hát đều về nhịp điệu, về âm lượng (tức là không có tiếng hát e dè, lí nhí, không
có tiếng hát trội giọng, gào thét). Các giọng hát đều ấm áp, trong sáng, góp
giọng của từng người trong tiếng hát chung. Dạy được điều này giáo viên cần
thường xuyên khích lệ những em rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời
sự tập luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát
hoà hợp trong tập thể. Nếu thực hiện được như vậy sẽ làm cho chất lượng tiếng
hát ngày một nâng lên, giọng hát của các em được hoà đồng, tạo một sức mạnh
phát ra âm thanh đều, hay hơn, lại bảo vệ được sức khoẻ và giọng hát cho học
sinh.
2.2. Phương pháp tập đọc chép nhạc.
Để tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả, việc chuẩn bị của giáo viên trước
khi lên lớp là rất quan trọng, yêu cầu người thầy phải có năng lực thực sự hát
hay, tai nghe tốt, có sự cảm thụ về âm nhạc mới gây được sự ham thích của học
sinh trong giờ học nhạc. Đối với lớp 5 việc đọc nhạc và ghi chép nhạc là 2 yếu
tố rất quan trọng tập đọc nhạc, tập đọc độ cao và độ dài của âm thanh, luyện cho
học sinh tập nhớ các nốt nhạc trên khuông qua phần tập ghi nốt nhạc, giáo viên
có thể sử dụng thế bàn tay 5 ngón tượng trưng cho 5 dòng kẻ trên khuông nhạc.
Ngoài những phương pháp cũ về phần tập đọc và ghi ché nhạ tôi đã đổi mới
phần tập đọc và ghi chép nhạc tôi đã đổi mới thêm phần tổ chức trò chơi trong
hình tiết tấu và một số phương pháp nhỏ về phần đọc thang âm – chép nhạc.
2.2.1. Phương pháp tổ chức trò chơi qua hình tiết tấu.
Trong tiết tấu bao gồm 2 hoặc 3 phân môn là: học hát tập đọc hoặc ôn hát
– chép nhạc. Do vậy không nên cho học sinh đọc nhạc lâu quá sẽ làm cho các
11
em chán nản, tiếp thu kiến thức khó hiểu bài học đạt kết quả thấp. Qua tình hình
thực tế dự giờ và nghiên cứu phần tập đọc nhạc tôi sáng kiến ra phương pháp tổ
chức trò chơi trong phần tập đọc nhạc nhằm mục đích “học mà chơi, chơi mà
học” giúp học sinh thay đổi không khí học, yêu thích được chơi trò chơi nhưng
đó chính là phương pháp học đạt hiệu quả nhất. Trò chơi được tiến hành sau khi
tập đọc xong hình tiết tấu, muốn cho học sinh không nhàm chán và lại nhớ lại
được giai điệu của hình tiết tấu thì giáo viên chuẩn bị bảng phụ chép sẵn tên của
trò chơi là: “Bắt chước tiếng động vật qua hình tiết tấu”
VD: Bài 12: Bài tập tiết tấu:
Đọc hình tiết tấu sau bằng tiếng trống
Vỗ tay
Rinh tùng tùng tùng rinh rinh tùng tùng tùng
Tiếng ếch: Ộp
ộp
ộp
ộp
ếch ếch ộp
ộp
ộp
Tiếng mèo: Meo meo meo meo meo meo meo meo meo
Giáo viên làm mẫu cho học sinh nghe có vỗ tay theo sau đó chia lớp một
dãy đóng vai ếch, một dãy đóng vai mèo.
Cứ tiến hành như vậy cho đến khi học sinh làm thành thạo trong hình tiết
tấu thì sẽ cho đọc lại tiếng trống. Vậy phương pháp tổ chức trò chơi nhưng chính
lại là học, thực hiện trò chơi qua hình tiết tấu không chỉ áp dụng ở lớp 5 mà có
thể áp dụng được tất cả các khối lớp có hình tiết tấu, làm được như vậy giờ học
vừa sôi nổi lại đạt kết quả cao.
Song không nên lạm dụng trò chơi quá mà không để ý đến nội dung bài
học. Bố trí tổ chức trò chơi trong thời gian vừa phải, không nên làm cho học
sinh chơi nhiều sẽ bị nhàm chán, bài học sẽ kém hiệu quả, ở trò chơi này giáo
viên tránh cho học sinh bắt chước những tiếng động vật không hay hoặc không
có ích sẽ mang lại tính giáo dục học sinh qua bài dạy.
12
2.2.2. Phương pháp luyện thang âm.
Đây cũng là phương pháp khởi động giọng trước khi vào phần tập đọc
nhạc, giúp học sinh nắm chắc được cao độ, cảm thụ được tai nghe nhạc. Độ cao
của giáo viên phải đánh trên đàn để vừa phải phù hợp giọng với học sinh. Mẫu
luyện thang âm gồm có 2 loại:
- Đọc các thang âm chính: ĐRMSLĐ
- Đọc âm ổn định: ĐMSĐ
Hoặc luyện các giọng có liên quan đến bài tập đọc nhạc ở lớp 5 chỉ có
chừng 20 bài tập đọc nhạc ngắn đơn giản, hầu hết các bài tập đọc nhạc đều soạn
theo trích đoạn của những bài hát có lời ca. Luyện thang âm trước khi tập đọc
nhạc là yếu tố quyết định toàn bộ bài dạy, bài học để học sinh chuyển từ học hát
sang đọc nhạc đỡ bị bỡ ngỡ, đây là giai đoạn quan trọng để bài dạy được phong
phú và học hát, nhạc đạt hiệu quả cao. Dưới đây là 2 mẫu luyện thang âm (khởi
động giọng) mà giáo viên và học sinh thực hiện trước khi đọc nhạc.
- Đọc thang âm chính:
- Đọc âm ổn định:
Trên cơ sở luyện thang âm trước khi đọc nhạc sẽ tạo cho học sinh thói
quen đọc nhạc ở nhà và ở lớp tạo tiền đề cho việc đọc nhạc ghép lời ca. Khi học
sinh đọc tốt, nắm bắt chắc giai điệu thì các em có thể ghép lời ca và hát được
chuẩn xác. Từ việc đọc thang âm sẽ tiến hành việc tập đọc nhạc được thuận lợi
và phát huy được khả năng học nhạc của các em, kể cả các em học kém cũng
dựa vào phương pháp này để tập đọc nhạc thành thạo.
13
2.2.3. Phương pháp tập đọc nhạc.
Với phần này các em sử dụng kĩ năng hiểu là chủ yếu, kĩ năng này giúp
các em biết ghi các kí hiệu trong âm nhạc và hiểu được các kí hiệu đó. Các em
rất dễ nhầm lẫn giữa các kí hiệu âm nhạc có khái niệm cấu tạo gần giống nhau,
vậy giáo viên cần hướng dẫn cách ghi tỉ mỉ từng nốt nhạc và vị trí các nốt trên
khuông. Đầu tiên tôi hình thành cho học sinh những kĩ năng đơn giản nhất về
khuông nhạc trước khi đưa nốt lên khuông nhạc.
- Khái niệm về khuông nhạc: khuông nhạc 5 dòng kẻ 4 khe và khoá son
(khoá son là lối viết cổ của chữ G Hy Lạp)
Giới thiệu về khuông nhạc (cho học sinh nhớ lại):
Dòng kẻ
Giáo viên hỏi: Nốt Đồ nằm ở dòng kẻ nào?
Học sinh nhớ lại vị trí của nốt
Đồ
Nốt Mi nằm ở dòng kẻ thứ mấy?
- Dòng kẻ thứ nhất
Nốt Son nằm ở dòng kẻ thứ mấy?
- Dòng kẻ thứ hai
Nốt Rê, Pha, La, Đố nằm ở khe nào? - Khe phụ, khe 1, khe 2, khe 3.
Việc trước tiên giáo viên cho học sinh nhớ lại dấu lặng đơn và dấu lặng
đen.
Hỏi: Đoạn nhạc trên viết ở nhịp? (Nhịp 2/4)
Các hình nốt: hình nốt móc đơn, hình nốt đen, hình nốt đen có chấm dôi,
hình nốt trắng.
Khâu cuối cùng là gợi ý cho các em nhớ lại tất cả vị trí các nốt nhạc liên
quan đến bài nhạc trên.
Nắm chắc được các yếu tố như vậy học sinh có thể tự mình chép nhạc theo ý
hiểu chứ không phải bắt chước theo thầy. Đây là phương pháp tập chép nhạc đơn
giản nhất đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ để thực hiện chép một đoạn nhạc đúng và
đẹp.
14
Tóm lại với phần tập đọc và phần ghi chép nhạc thì giáo viên cần phải
phối hợp các phân môn sao cho hợp lý, đề ra phương pháp giảng dạy thích hợp
với mỗi phân môn nên sử dụng các kĩ năng như đọc hiểu, ghi hiểu, nghe hiểu.
Như vậy giờ học nhạc và ghi chép nhạc sẽ đạt hiệu quả cao.
DẠY KIỂU BÀI THỰC HÀNH
Thực hành là nội dung xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn, thông qua
thực hành để dạy lý thuyết, trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu
để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được nhìn, được nghe và được luyện tập
trong từng tiết dạy phải tạo được sự hứng thú tập bộ môn của học sinh. Muốn
vậy các kiến thức kĩ năng và thực hành âm nhạc trong mỗi bài học phải được
biên soạn có hệ thống, sao cho dung lượng kiến thức và kĩ năng thực hành của
mỗi bài học phải mang tính vừa sức. Phương pháp giảng dạy các phân môn phải
được cải tiến sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học,
điều kiện dạy và học đặc biệt phù hợp với trình độ và khả năng học tập của từng
lớp học và từng học sinh. Sau đây tôi sẽ đi cụ thể vào một tiết dạy hát ở lớp 5/1
trong đó tôi áp dụng các phương pháp đổi mới về việc dạy môn âm nhạc, để
thấy được hiệu quả và chất lượng học hát của học sinh lớp 5/1, tôi thực nghiệm
và lấy 5/2 làm đối chứng.
Bài 25
Ôn tập bài hát “Màu xanh quê hương”
Tập đọc nhạc số 7.
I/ YÊU CẦU
1. Kiến thức: Hát bài “Màu xanh quê hương” với một tình cảm nhẹ
nhàng, duyên dáng, biết hát và biểu diễn một vài động tác múa phụ hoạ đơn
giản.
Học sinh đọc chuẩn xác bài tập đọc nhạc số 7
Cho chuẩn cao độ, áp dụng tập đọc hình tiết tấu chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kĩ năng.
Sử dụng kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu và ghi hiểu.
3. Giáo dục.
15
Qua bài hát giáo dục học sinh phải biết yêu thích âm nhạc và đặc biệt là
các bài dân ca của các vùng trong cả nước phải biết giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Đàn, bảng phụ (luyện thanh, luyện giọng và bài tập đọc nhạc)
- Bản đồ, tranh ảnh về quê hương
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.
2. Về phía học sinh.
- Vở chép nhạc.
- Xem trước bài học ở nhà.
- III/ LÊN LỚP.
A- KIỂM TRA BÀI CŨ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên hỏi: Giờ trước của các em đã - Học sinh xung phong trả lời câu hỏi
học bài gì?
bài: “Màu xanh quê hương” của dân
Của dân ca nào?
tộc Khơ Me Nam Bộ
Gọi 2 học sinh lên bảng đưa nốt lên - Học sinh lên bảng trình bày đưa vị trí
khuông.
các nốt trên khuông và hình nốt nhạc
đã học
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng hát bài: Một học sinh lên trình bày bài “Màu
“Màu xanh quê hương”
xanh quê hương”.
Giáo viên nhận xét.
B- DẠY BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bản đồ.
16
Dẫn bài: Giờ trước thầy đã hướng dẫn các em học hát bài “Màu xanh quê
hương” dân ca Khơme Nam Bộ. Bây giờ thầy cùng các em đi du lịch đến thăm
vùng đồng bằng Nam Bộ qua bản đồ. Như các em đã biết vùng Nam Bộ với diện
tích rất lớn, nằm ở phía gần cuối của Tổ quốc, nhân dân ở đây sống chủ yếu là
dựa vào cây lúa nước. Vậy em nào lên chỉ cho thầy biết vùng Nam Bộ nằm ở
đâu trên bản đồ? Tiếp theo thầy giới thiệu với cả lớp bài tập đọc nhạc số 7 với
bài “Em tập lái ô tô”.
2. Phát triển bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn tập bài hát “Màu xanh quê hương”
- Học sinh ngồi đúng tư thế nghe
thầy hát mẫu 1 – 2 lần.
- Hát và biểu diễn mẫu theo đàn 1-2 lần
- Cả lớp đứng dậy luyện thanh theo
các mẫu âm giáo viên đánh trên đàn.
- Luyện thanh: (giáo viên nhắc học sinh - Đọc đúng cao độ, trường độ.
đứng dậy)
- Treo bảng phụ
Cho học sinh ngồi xuống. Gọi một em
đứng dậy đọc lại lời ca.
- Bật đàn cho học sinh hát lại bài hát.
- Học sinh đứng dậy đọc lời ca bài
- Giáo viên hướng dẫn các động tác
“Màu xanh quê hương”
a/ Luyện thang âm (luyện giọng)
- Học sinh đứng dậy luyện thang âm
theo đàn
17
- Treo bảng phụ:
+ Giáo viên nhắc học sinh đứng dậy
luyện thang âm.
+ Đọc thang âm chính
- Luyện thang âm theo độ cao của
đàn: ĐRMSLĐ`
ĐLSMRĐ`
+ Đọc âm ổn định
- Luyện âm ổn định theo bảng phụ
và đàn: ĐMSĐSMĐ
b/ Tập tiết tấu (bài tập đọc nhạc số 7)
- Giáo viên treo bảng phụ
- Học sinh quan sát và lắng nghe
- Giáo viên đọc mẫu tiết tấu vài lần sau
đó cho học sinh đọc hình nốt và gõ đệm
- Giáo viên đọc và gõ đệm theo tiết
theo tiết tấu.
Đơn đơn đơn đơn đen lặng, Đơn đơn tấu
đơn đơn đen lặng.
Đơn đơn đơn đơn đen nghỉ, Đơn đơn
đơn đơn đen nghỉ.
Học sinh thực hiện theo điều khiển
Đơn đơn đen, Đơn đơn đen Đơn đơn
của giáo viên
Đơn đơn đen nghỉ
- Giáo viên hướng dẫn cho 1 dãy học
hình nốt, 1 dãy tập gõ đệm theo tiết tấu.
- Học sinh nhớ lại các bài tập tiết tấu
c/ Tập đọc nhạc số 7: Giáo viên treo vừa đọc và luyện
bảng
Em tập lái ô tô
18
Nhạc và lời: Đoàn Phi
- Giáo viên hỏi: Trong bài có mấy loại
hình nốt gì?
- Xem trong bài tập trả lời câu hỏi.
- Cho biết độ dài của các hình nốt đó>
- Bài tập đọc nhạc viết ở nhịp nào? (nhịp
2/4)
- Học sinh trả lời nhịp 2/4
- Giáo viên đọc mẫu khuông 1, 2 sau đó
hướng dẫn lớp thực hiện.
- Các dãy nhóm thực hiện bài tập
theo thầy.
C/ TỔNG KẾT BÀI HỌC.
- Giáo viên hệ thống lại những nội dung đã học.
- Nhận xét giờ học (ưu, khuyết điểm)
- Nhắc nhở học sinh về nhà học bài.
19
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA
SÁNG KIẾN
- Sau khi áp dụng các phương pháp đổi mới vào trong quá trình dạy tại
lớp 5A4, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng và cho đối chứng với lớp 5A5.
Qua kiểm tra khảo sát lần này đối chiếu với kết quả khảo sát đợt trước tôi
thấy chất lượng học hát nhạc của cả hai lớp đều tiến bộ, học sinh đã trang bị sơ
qua cho mình kiến thức học hát nhạc đơn giản. Song điều đáng chú ý là đa số
học sinh lớp 5A1 tôi dạy đã chuyển biến tốt về chất lượng và hứng thú học tập,
các em đã hiểu biết khá vững chắc kiến thức âm nhạc, một số học sinh kém đã
có ý thức tự học và thích học môn hát nhạc. Bên cạnh đó vẫn còn số ít học sinh
còn chưa tự tin khi lên hát và biểu diễn, phần tập chép nhạc vẫn còn sai nhiều,
hiểu biết còn máy móc để khắc phục một số yếu điểm đó của học sinh tôi tiếp
tục nghiên cứu và giảng dạy tại lớp 5A4 biết phát huy điểm mạnh, hạn chế
những yếu điểm, nắm bắt được khả năng học nhạc của học sinh để truyền đạt
kiến thức cho các em hát hiểu, nghe hiểu và đọc hiểu.
Sau quá trình giảng dạy tại lớp 5A4 tôi lại tiến hành kiểm tra khảo sát chất
lượng ở lớp 5A4 và lớp 5A5, kết quả học tập thu được như sau:
Lớp
5A4
5A5
Số HS Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B)
40
27 = 67,5 %
13 = 32,5 %
40
17 = 42,5 %
23 = 57,5%
Qua so sánh kết quả khảo sát và theo dõi quá trình học tập của hai lớp, lớp
5A5 làm đối chứng và lớp 5A4 tôi trực tiếp dạy thực nghiệm, tôi thấy lớp 5A4
được dạy theo phương pháp đổi mới kết quả đạt được thường xuyên cao và tiến
độ rất nhanh vì các em được hoạt động một cách tích cực, chủ động sáng tạo được
tiếp xúc với kiến thức một cách khoa học, sinh động, dễ hiểu, thường xuyên được
rèn luyện kĩ năng học tập. Hầu hết học sinh lớp 5A4 rất có hứng thú học hát nhạc,
trong giờ học hát các em đã vận dụng tốt kiến thức của thầy, biến cái không có
thành kiến thức thực sự của mình, đa số các em hát và biểu diễn tốt, tự tin vào khả
năng, kể cả các em yếu kém cũng thích học nhạc vì các em đã được sử dụng kĩ
năng nghe hiểu, đọc hiểu và ghi hiểu. Như vậy kết quả khảo sát là rất khả quan và
tiến triển tốt.
20
Phần 3. KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến
Qua một số phương án “giúp học sinh lớp 5 học tốt môn hát nhạc” mà tôi
đã nghiên cứu và áp dụng giảng dạy tại trường. Trong quá trình áp dụng tôi được
biết: vì kiến thức âm nhạc trong trường Tiểu học là rất rộng, có liên quan đến
một số bộ môn khác như: môn địa, môn văn… cho nên phương pháp mà tôi đưa
ra chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế, trong thời gian tới tôi cố gắng tìm hiểu và
khắc phục những hạn chế đó và tiếp tục đi sâu nghiên cứu về phương pháp giảng
dạy bộ môn hát nhạc trong trường Tiểu học nói chung và của lớp 5 nói riêng
ngày một hoàn thiện hơn. Với tôi, mỗi ngày lên lớp tôi mong muốn tìm được
phương pháp giảng dạy hay và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, học
hỏi đồng nghiệp để trang bị cho mình một kho tàng kiến thức âm nhạc phục vụ
cho nền giáo dục trồng người, đồng thời giúp học sinh học tốt môn âm nhạc này,
tạo một cái “nền âm nhạc” vững chắc cho học sinh trong cuộc sống cũng như
trong học tập.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đổi mới phương pháp và phương
pháp giảng dạy thực nghiệm tại lớp 5A4 tôi thấy các em hát rất tốt, yêu thích âm
nhạc, hoạt động âm nhạc hứng thú và rất mong muốn được học bộ môn này. Vậy
làm thế nào để học sinh lớp 5 học tốt môn hát nhạc? Điều đó còn phụ thuộc
phần lớn vào phương pháp, kĩ năng truyền đạt kiến thức của thầy, đòi hỏi mỗi
người giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học,
biết tổng hợp các phương pháp dạy học mới. Trong giờ dạy cần sử dụng linh
hoạt các phương pháp phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, thực sự biết đổi
mới phương pháp dạy học, đa dạng các loại hình hoạt động trong tiết dạy hát
như tổ chức trò chơi, tập đọc tiết tấu, đọc nhạc… lời giảng của giáo viên cần cô
đọng, ngắn gọn, súc tích để thu hút sự chú ý của học sinh.
Nắm chắc yêu cầu của từng loại bài đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp
để giờ dạy đạt hiệu quả.
21
Biết kết hợp với phân môn sao cho hợp lý (thường là một tiết bao gồm 2
hoặc 3 phân môn: tập hát, đọc và ghi chép nhạc).
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, ghi hiểu và nghe hiểu giúp học sinh bạo dạn
và tự tin hơn.
3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học
tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo
cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh
vực nghệ thuật.
Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác
văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội.
Tất cả những điều trên sẽ góp phần giúp các em học tập tốt hơn.
22
Phần 4. PHỤ LỤC
- Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5
2. Sách thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 5
3. Các trang web: www.google.com.vn;
www.baigiang.violet.vn
23