Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ các CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG của THUỐC NHỎ mắt CHLORAMPHENICOL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 60 trang )

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU
CHẤT LƢỢNG CỦA THUỐC NHỎ MẮT
CHLORAMPHENICOL

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. Nguyễn Thị Diệp Chi

Hứa Tuyết Ngân

DS.CKI: Lê Thị Cẩm Thúy

MSSV: 2096791
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-K35

Tháng 04/2013

Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú


WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện trên giảng đường Đại học Cần
Thơ, tôi đã được học hỏi rất nhiều kiến thức, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ
năng quý báu. Đặc biệt, trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi củng cố
kiến thức chuyên môn, hiểu biết nhiều hơn về công việc cũng như môi trường làm
việc thực tế của kỹ sư Công nghệ Hóa học. Để đạt được những kết quả đó tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần của các thầy cô,
gia đình cũng như bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung, và quý thầy cô thuộc Bộ
môn Công nghệ Hóa học, khoa Công Nghệ nói riêng – những thầy cô đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu.
- Cô Nguyễn Thị Diệp Chi – giảng viên Bộ môn Hóa, khoa Khoa Học Tự
Nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.
- Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Trung Tâm Kiểm Nghiệm
Thuốc, Thực Phẩm, Mỹ Phẩm Thành Phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài này.
- Xin cảm ơn cô Lê Thị Cẩm Thúy, chị Đồng Thị Mai Cầm cùng các anh chị
phòng Vật Lý - Đo Lường, phòng Dược Lý - Vi Sinh, phòng Hóa đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Xin cảm ơn cha, mẹ - những người đã sinh thành, nuôi nấng tôi, tạo điều
kiện thuận lợi nhất về vật chất lẫn tinh thần để tôi an tâm học tập đến hôm nay.
- Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn cùng tập thể lớp

Công nghệ Hóa K35 đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

ii
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

LỜI MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người
phải thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như truyền
hình, máy vi tính, … để phục vụ cho công việc, học hành, vui chơi giải trí. Đồng
thời vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tất cả những đều
đó làm xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe đặc biệt là các bệnh viêm mắt ngày càng
trở nên phổ biến nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
như giảm thị lực nếu nặng hơn sẽ làm mất thị lực. Do đó, điều trị các bệnh viêm mắt
là vấn đề cần được lưu ý.
Để điều trị các bệnh về viêm nhiễm vùng mắt các nhà sản xuất dược phẩm đã
nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm trong đó có thuốc nhỏ mắt chloramphenicol.
Các loại thuốc nhỏ mắt chứa chloramphenicol có tác dụng kháng khuẩn
thường được dùng trong điều trị các bệnh viêm kết mạc, đau mắt hột, zona mắt.
Đối với một chế phẩm dược phẩm các chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, do đó việc đánh giá các chỉ tiêu
chất lượng của thuốc nhỏ mắt chứa chloramphenicol là việc rất cần thiết.

Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU
CHẤT LƢỢNG CỦA THUỐC NHỎ MẮT CHLORAMPHENICOL” để bước
đầu xác định chất lượng của các loại thuốc nhỏ mắt và có những khuyến cáo đến
các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất
dược phẩm.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
Khảo sát một số phương pháp cơ bản để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng
của thuốc nhỏ mắt chloramphenicol.
Áp dụng vào thực nghiệm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của 3 lô
thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4 % trên thị trường thành phố Cần Thơ.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

iii
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... iii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu một số bệnh về mắt thường gặp ................................................... 1
1.1.1

Các bệnh thường gặp ở mắt ................................................................. 1

1.1.2

Thuốc nhỏ mắt ..................................................................................... 5

1.2 Giới thiệu chung về chloramphenicol ........................................................... 7
1.2.1

Tính chất, công thức và danh pháp ...................................................... 7

1.2.2

Dược lực, cơ chế tác dụng, dược động học của thuốc nhỏ mắt

chloramphenicol .............................................................................................. 7
1.2.3

Chỉ định và chống chỉ định................................................................... 9

1.2.4

Liều dùng ............................................................................................. 9

1.2.5


Một số loại thuốc nhỏ mắt chứa chloramphenicol trên thị trường ...... 10

1.3 Các phương pháp đánh giá chất lượng của thuốc nhỏ mắt .......................... 10
1.3.1

Đánh giá cảm quan ............................................................................ 10

1.3.2

Giới hạn cho phép về thể tích ............................................................. 10

1.3.3

Độ pH ................................................................................................ 11

1.3.4

Độ vô khuẩn ....................................................................................... 11

1.3.5

Một số phương pháp định tính và định lượng chloramphenicol .......... 15

1.3.6

Giới thiệu phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ............... 17

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 21
2.1 Phương tiện thực hiện ................................................................................ 21
2.1.1


Thiết bị và dụng cụ ............................................................................. 21

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

iv
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

2.1.2

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Hóa chất, dung môi ............................................................................ 22

2.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 23
2.4 Quy hoạch thực nghiệm ............................................................................. 23
2.5 Thực nghiệm .............................................................................................. 23
2.5.1

Đánh giá cảm quan ............................................................................ 23

2.5.2

Giới hạn cho phép về thể tích ............................................................. 24


2.5.3

Độ pH ................................................................................................ 24

2.5.4

Độ vô khuẩn ....................................................................................... 24

2.5.5

Định tính và định lượng chloramphenicol bằng phương pháp sắc ký

lỏng cao áp .................................................................................................... 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ........................... 27
3.1 Tính chất............................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.2 Giới hạn thể tích cho phép ......................................................................... 27
3.3 Độ pH ........................................................................................................ 29
3.4 Độ vô khuẩn .............................................................................................. 30
3.5 Định tính.................................................................................................... 33
3.6 Định lượng................................................................................................. 34
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 37
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 37
4.2 Kiến nghị ................................................................................................... 37
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 39

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

v
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM



WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bệnh viêm kết mạc cấp ................................................................... 1
Hình 1.2. Bệnh đau mắt hột ............................................................................ 3
Hình 1.3. Bệnh zona mắt ................................................................................ 4
Hình 1.4. Công thức cấu tạo chloramphenicol ................................................ 7
Hình 1.5. Một số thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất chloramphenicol ................. 10
Hình 1.6. Sơ đồ máy HPLC.......................................................................... 18
Hình 2.1. Máy HPLC L2000 ........................................................................ 21
Hình 2.2. Máy đo pH 211 ............................................................................. 21
Hình 2.3. Cân điện tử ................................................................................... 22
Hình 2.4. Bể siêu âm .................................................................................... 22
Hình 2.5. Máy cất nước siêu sạch................................................................. 22
Hình 2.6. Thiết bị lọc áp suất thấp ................................................................ 22
Hình 2.7. Chất chuẩn.................................................................................... 23
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giới hạn cho phép về thể tích của 3 lô chế phẩm . 28
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện độ pH của 3 lô chế phẩm .................................... 30
Hình 3.3. Kết quả thử vô khuẩn trong môi trường thioglycolat của lô 1........ 31
Hình 3.4. Kết quả thử vô khuẩn trong môi trường thioglycolat của lô 2........ 31
Hình 3.5. Kết quả thử vô khuẩn trong môi trường thioglycolat của lô 3........ 31
Hình 3.6. Kết quả thử vô khuẩn trong môi trường casein lỏng của lô 1 ........ 32
Hình 3.7. Kết quả thử vô khuẩn trong môi trường casein lỏng của lô 2 ........ 32
Hình 3.8. Kết quả thử vô khuẩn trong môi trường casein lỏng của lô 3 ........ 32
Hình 3.9. Kết quả chạy HPLC của mẫu chuẩn .............................................. 33


Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

vi
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Hình 3.10. Kết quả chạy HPLC của mẫu thử ................................................ 34
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng chloramphenicol trong 3 lô chế phẩm
..................................................................................................................... 36

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

vii
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giới hạn cho phép chênh lệch (%) về thể tích của các thuốc dạng
lỏng .............................................................................................................. 11
Bảng 1.2 Số lượng tối thiểu của đơn vị đóng gói cho vào môi trường .......... 14

Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra cảm quan bằng mắt thường................................. 27
Bảng 3.2 Kết quả đo thể tích của 3 lô chế phẩm ........................................... 28
Bảng 3.3 Kết quả đo pH của 3 lô chế phẩm .................................................. 29
Bảng 3.4 Kết quả thử vô khuẩn .................................................................... 33
Bảng 3.5 Thời gian lưu của hoạt chất chloramphenicol chế phẩm so với chuẩn
..................................................................................................................... 34
Bảng 3.6 Kết quả hàm lượng chloramphenicol trong thuốc nhỏ mắt ở các lô ...
..................................................................................................................... 35

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

viii
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1Giới thiệu một số bệnh về mắt thƣờng gặp
1.1.1 Các bệnh thƣờng gặp ở mắt
1.1.1.1

Bệnh viêm kết mạc cấp [8][9][10]

Hình 1.1. Bệnh viêm kết mạc cấp.

Viêm kết mạc cấp là tình trạng nhiễm trùng mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ.

Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia.
Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Khi một người trong gia
đình mắc bệnh có thể lây cho cả nhà rồi lây lan ra cả cộng đồng, nhất là những nơi
tập trung đông người như cơ quan, trường học … Bệnh thường kéo dài vài ngày, có
thể đến vài tuần.
Tỷ lệ viêm kết mạc cấp chiếm khoảng 0,03–1,10% trong toàn bộ dân số trên
thế giới, nhưng trong môi trường có sự tiếp xúc gần gũi giữa người có bệnh và
ngưới không có bệnh như công sở, trường học thì tỷ lệ này tăng đột biến từ 10-32%.
Thời gian ủ bệnh viêm kết mạc có thể từ 1 đến 2 tuần và thời gian người bệnh
có thể lây sang người lành là từ 2 tuần trở lên.

Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp như nhiễm khuẩn tụ cầu, liên
cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn, ký sinh trùng; Các tác nhân vật lý: gió, bụi, ánh sáng,
sức nóng, tia X; các tác nhân hóa học: acid,kiềm, cồn, iod … nhưng thường gặp
nhất và dễ tạo thành các đợt lây lan nhất là viêm kết mạc cấp tính do virus Adeno
gây ra. Loại virus này gồm 47 chủng huyết thanh khác nhau, chia làm 6 nhóm nhỏ
ký hiệu bằng chữ cái từ A đến F. Các chủng này được tìm thấy khắp mọi nơi trên
thế giới, gây ra các bệnh cho đường hô hấp trên và cho mắt.

Đường lây lan bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết ra từ mắt
thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi hoặc lây qua tay người bệnh với
người chưa mắc bệnh. Hơn nữa, trong môi trường bệnh viện, bác sĩ hoặc nhân viên
y tế khám bệnh cho bệnh nhân có thể vô tình lây lan virus gây bệnh qua các trang
thiết bị khám bệnh.
Dấu hiệu nhận biết:
Khi bị viêm kết mạc cấp người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng mắt đỏ,
cộm mắt như có cát trong mắt, chói mắt, chảy nước mắt, vào buổi sáng khi mới ngủ
dậy mắt có nhiều ghèn. Bên cạnh đó mi mắt có thể bị sưng và xung huyết, ở giai
đoạn này thị lực vẫn chưa bị giảm. Một số dấu hiệu khác xuất hiện tương tự như
bệnh cúm do virus, người bệnh bị sốt nhẹ 37oC - 38oC, viêm đường hô hấp trên:
ngứa họng, ho, hắt hơi, sưng hạch dưới hàm hoặc hạch trước tai.
Giai đoạn tổn thương giác mạc là giai đoạn bệnh nghiêm trọng nhất mắt bị
kích thích chói, chảy nước mắt, co quắp mi, thị lực giảm tùy mức độ tổn thương
trên giác mạc, tổn thương trên biểu mô giác mạc dạng chấm, thâm nhiễm dưới biểu
mô. Cá biệt có trường hợp trợt giác mạc rộng.
Cách phòng trị:
Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc gần gũi với mọi
người xung quanh, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi
khám ngay, để được chuẩn đoán xác định, điều trị đúng và kịp thời.
Sử dụng thuốc tra mắt dạng nước khi bị bệnh:
- Nước mắt nhân tạo, dinh dưỡng kết - giác mạc, số lần tra mắt 8 đến 10
lần/ngày;

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

2
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM



WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

- Kháng sinh tra mắt như chloramphenicol 0,4%, tobramycine 0,3%, số lần từ
2 đến 4 lần/ngày;
- Bổ sung vitamin C theo đường uống hoặc uống nước cam, nước chanh;
Chú ý: không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông
nước lá trầu không. Các phương pháp này dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng
mắt do sức nóng, làm cho tính chất bệnh càng phức tạp, khó điều trị hơn.
1.1.1.2

Bệnh đau mắt hột [11]

Hình 1.2. Bệnh đau mắt hột.

Đau mắt hột là một dạng viêm kết mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là
vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C.
Bệnh thường xuất hiện ở những địa phương nghèo, chậm tiến tại châu Phi,
Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc.
Đau mắt hột có thể khỏi tự nhiên hay phát triển gây tình trạng sẹo hóa kết
mạc, dẫn đến những biến chứng quặm và lông xiêu.
Nguyên nhân:
Tác nhân gây đau mắt hột là vi khuẩn Clamydia Trachomatis. Bệnh xuất hiện
ở khắp mọi nơi trên thế giới đặc biệt ở những nước nghèo, kém phát triển. Bệnh lây
truyền chủ yếu do dùng tay bẩn sờ vào mắt, sử dụng nước bẩn trong sinh hoạt, đặc
biệt là thói quen tắm ao và sử dụng nước ao hồ trong sinh hoạt ở các vùng nông

thôn. Bên cạnh đó việc sử dụng chung khăn mặt, thau rửa mặt cũng rất dễ gây ra
bệnh đau mắt hột.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

3
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

Dấu hiệu nhận biết:
Biểu hiện của đau mắt hột rất đa dạng, đa hình, có thể từ rất nhẹ, không có
triệu chứng gì cả đến những trường hợp bệnh nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến
chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa. Thông thường khi bị bệnh đau mắt hột
bệnh nhân sẽ có những triệu chứng xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt,
ngứa mắt, hay mỏi mắt, thường là lúc về chiều.
Cách phòng trị:
Khi mắc bệnh người bệnh cần sử dụng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc theo chỉ dẫn
của bác sĩ. Một số loại thuốc thường sử dụng hiện nay để điều trị đau mắt hột là
Pomade tetracycline 1% tra mắt vào ban đêm trong 5 đến 10 ngày liền mỗi tháng
kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Đối với trường hợp bị các biến chứng nặng như lông
xiêu, lông quặm cần phải phẫu thuật để xử lý các biến chứng này.
1.1.1.3


Bệnh zona mắt [12][13]

Hình 1.3. Bệnh zona mắt.

Siêu khuẩn zona thường gây bệnh gọi là bệnh giời leo chiếm khoảng 20% dân
số trên thế giới trong đó zona ở mắt chiếm khoảng 11%. Là một bệnh nhiễm siêu
khuẩn cấp tính của hạch rễ thần kinh lưng, siêu khuẩn trú ngụ trong cơ thể dưới
dạng bất hoạt hay ở trạng thái ngủ.
Nguyên nhân:
Bệnh dễ bùng phát ở người lớn tuổi, người suy giảm miễm dịch, hoặc dùng
thuốc ức chế miễn dịch, người bị nhiễm HIV-AIDS, ung thư, những người dùng các
thuốc loại corticoid lâu ngày hoặc từng bị nhiễm virus thủy đậu lúc nhỏ thường dễ
bị zona sau này.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

4
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

Dấu hiệu nhận biết:
Những bệnh nhân có tổn thương zona ở vùng thần kinh sinh ba, chủ yếu ở
nhánh mắt (nhánh I) gọi là zona mắt, thường gặp nhiễm Varicella-Zoster ở mi mắt

và bờ mi với những tổn thương mụn nước.
Các mụn này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, phát triển thành từng nhóm nhỏ,
trong có nước được gọi là những mụn nước, sau đó vỡ ra để lại sẹo vảy, kéo dài
khoảng vài tuần.
Trong những trường hợp nặng, mụn nước có thể để lại những vết sẹo vĩnh
viễn, đau nhức hoặc có thể hơi tê và làm nhạt màu da.
Điển hình là các triệu chứng đau nửa bên mặt và các tổn thương ở trán, vùng
quanh nhãn cầu và mũi. Có thể có biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu
mô, thậm chí loét giác mạc, viêm mống mắt, teo mống mắt, viêm thượng củng
mạc… Một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù.
Cách phòng trị:
Điều trị triệu chứng giảm bỏng rát và đau gồm:
Đắp gạc lạnh, dùng thuốc chống viêm, thuốc chống virus, thuốc nhỏ kháng
sinh chống bội nhiễm, thuốc dinh dưỡng bề mặt (nước mắt nhân tạo).
Liệu pháp kháng virus đường uống (acyclovir 800 mg) làm giảm các biến
chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20-30%.
Zona là một bệnh không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa
được chủng ngừa có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với người bệnh zona, đặc biệt
người dễ nhiễm như trẻ em, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch yếu. Có
thể dùng vaccin kháng Varicella-Zoster như zostavax. Khi bệnh cần điều trị tích
cực, kịp thời để giảm nguy cơ bị những biến chứng nặng có thể đe dọa đến thị lực.
Những bệnh nhân bị zona mắt nên được bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí
các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.
1.1.2 Thuốc nhỏ mắt [1]
1.1.2.1

Định nghĩa

Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của
một hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ vào mắt. Chế phẩm cũng có thể được bào chế

dưới dạng bột khô (bột, bột đông khô, viên nén) vô khuẩn, được hòa tan hoặc phân
tán vào một chất lỏng vô khuẩn thích hợp khi dùng.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

5
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

1.1.2.2

Yêu cầu chung

Thuốc nhỏ mắt phải được pha chế - sản xuất trong điều kiện vô khuẩn. Các
dụng cụ, thiết bị và đồ đựng dùng trong pha chế - sản xuất phải sạch và vô khuẩn.
Dung môi để pha thuốc nhỏ mắt thường là nước tinh khiết hoặc các dung dịch
nước thích hợp hoặc là dầu thực vật trung tính đạt tiêu chuẩn để pha thuốc tiêm.
Trong thành phần của thuốc nhỏ mắt có thể có thêm các tá dược, để điều chỉnh
độ đẳng trương, độ nhớt, điều chỉnh hay ổn định độ pH của chế phẩm, tăng độ tan
và độ ổn định của hoạt chất, nhưng không được ảnh hưởng xấu đến tác dụng của
thuốc và không gây kích ứng đối với mắt ở nồng độ sử dụng trong chế phẩm.
Những chế phẩm thuốc nhỏ mắt được đóng nhiều liều trong một đơn vị đóng
gói phải cho thêm chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp, trừ khi tự chế phẩm có đủ

tính chất tự sát khuẩn. Chất sát khuẩn phải không tương kị với các thành phần khác
có trong chế phẩm và phải duy trì được hiệu quả sát khuẩn trong thời gian sử dụng
chế phẩm kể từ lần mở nắp đầu tiên.
Không được thêm chất sát khuẩn hoặc chất chống oxy hóa vào thuốc nhỏ mắt
dùng cho phẫu thuật ở mắt. Các thuốc nhỏ mắt này phải pha chế - sản xuất trong
điều kiện vô khuẩn và đóng gói một liều.
Không được cho thêm chất màu vào thuốc nhỏ mắt chỉ với mục đích nhuộm
màu chế phẩm.
Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải có đủ độ trong cần thiết để kiểm tra được bằng
mắt độ trong của dung dịch hay độ đồng nhất của hỗn dịch nhỏ mắt chứa trong đó.
Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải vô khuẩn và không có tương tác về mặt vật lý hay hóa
học với thuốc. Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục
17.3.3 (DĐVN IV). Đồ đựng thuốc nhỏ mắt chứa nhiều liều phải có bộ phận nhỏ
giọt thích hợp, thể tích mỗi đơn vị đóng gói không nên vượt quá 10 ml.
Ghi nhãn: Nhãn thuốc nhỏ mắt phải ghi theo quy chế. Nhãn phải ghi tên chất
sát khuẩn có trong chế phẩm. Đối với đơn vị đóng gói nhiều liều, trên nhãn phải
ghi rõ thời hạn sử dụng tính từ khi thuốc được sử dụng lần đầu, sau thời gian đó
thuốc còn lại phải bỏ đi, thường không quá 4 tuần, trừ khi có chỉ dẫn khác.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

6
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON


Chương 1: Tổng quan

1.2 Giới thiệu chung về chloramphenicol
1.2.1 Tính chất, công thức và danh pháp [1][7]
1.2.2 Tính chất của chloramphenicol
Bột kết tinh màu trắng, trắng xám, trắng vàng. Tinh thể hình kim hoặc phiến
dài. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96% và trong propylene glycol.
Dung dịch trong ethanol thì hữu triền, trong ethyl acetate thì tả triền.
1.2.2.1

Công thức và danh pháp

- Công thức phân tử (CTPT): C11H12Cl2N2O5
- Công thức cấu tạo của chloramphenicol:

Hình 1.4.Công thức cấu tạo chloramphenicol.

- Khối lượng phân tử: 323,1
- Danh pháp:
2,2-dicloro-N-[(1R,2R)-2-hydroxy-1-(hydroxymethyl)-2-(4-nitrophenyl)ethyl]
- Tên biệt dược: Chloramphenicol 0,4%; Beoxid 1%; chloramphenicol.
1.2.3 Dƣợc lực, cơ chế tác dụng, dƣợc động học của thuốc nhỏ mắt
chloramphenicol [7]
1.2.3.1

Dược lực, cơ chế tác dụng

 Dược lực:
Chlormphenicol là kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay
được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.


Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

7
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

 Cơ chế tác dụng:
Chloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở
nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.
Chloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng
cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc cũng có cùng vị trí tác dụng với
erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.
Chloramphenicol cũng có thể ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng
sinh nhanh của động vật có vú.
Chloramphenicol có thể gây ức chế tủy xương và có thể không hồi phục được.
Chloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước
khi kháng nguyên kích thích cơ thể, tuy vậy đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh
hưởng đáng kể khi dùng chloramphenicol sau kháng nguyên.
Thuốc không có tác dụng với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter
spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít tác
dụng đối với nấm.
1.2.3.2


Dược động học

- Hấp thu: Chloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.
Chloramphenicol palmitat thủy phân trong đường tiêu hóa và được hấp thu dưới
dạng chloramphenicol tự do.
Sau khi dùng tại chỗ ở mắt, chloramphenicol được hấp thu vào thủy dịch.
- Phân bố: Chloramphenicol được phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ
thể kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thủy dịch và dịch
kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Chloramphenicol gắn kết với
khoảng 60% protein huyết tương.
- Chuyển hóa: Chloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl
transferase.
- Thải trừ: Khoảng 68-99% một liều uống chlormphenicol thải trừ trong nước
tiểu trong 3 ngày, 5-15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu qua
lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng những chất chuyển hóa
không hoạt tính.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

8
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan


1.2.4 Chỉ định và chống chỉ định
1.2.4.1

Chỉ định

Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí và lệ đạo. Phòng ngừa nhiễm trùng trước
và sau mổ, bỏng hóa chất và các loại bỏng khác. Mắt hột và zona mắt. Bơm rửa hệ
thống dẫn lưu nước mắt với mục đích điều trị hay phòng ngừa.
1.2.4.2

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với thành phần thuốc, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng
cơn, suy gan nặng, bệnh về máu nặng do tủy xương, trẻ sơ sinh, tiền sử gia đình có
suy tủy xương.
1.2.4.3

Thận trọng khi dùng:

Không nên mang kính áp tròng. Không sử dụng quá 10 ngày. Phụ nữ có thai,
đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.
1.2.4.4

Tương tác thuốc:

Không dùng với kháng sinh diệt khuẩn, thuốc có tác dụng lên hệ tạo máu,
sulphonylurea, coumarin, hydantoin và methotrexate.
1.2.4.5


Tác dụng phụ:

Phản ứng có hại:
Cảm xót nhẹ thoáng qua, vị đắng khi xuống miệng. Cá biệt: loạn sản máu bất
hồi phục một phần, viêm dây thần kinh có hồi phục.
1.2.5 Liều dùng
Khi mắc các bệnh viêm mắt như viêm kết mạc cấp, đau mắt hột, zona mắt, …
người bệnh có thể nhỏ chloramphenicol 0,4% mỗi ngày 2 – 4 lần, mỗi lần 1 giọt.
Nếu bệnh cấp tính có thể nhỏ mỗi giờ 1 giọt. Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo khi
sử dụng chloramphenicol cho trẻ em.
Nếu sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra một số biến chứng như thiếu máu,
nhiễm toan chuyển hóa, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

9
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

1.2.6 Một số loại thuốc nhỏ mắt chứa chloramphenicol trên thị trƣờng

Hình 1.5. Một số thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất chloramphenicol.


1.3 Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng của thuốc nhỏ mắt
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu của thuốc nhỏ mắt, theo
DĐVN IV thì việc đánh giá chất lượng của thuốc nhỏ mắt được tiến hành theo các
tiêu chuẩn như sau:
1.3.1 Đánh giá cảm quan
Quan sát các tính chất vật lý như: màu sắc đặc trưng, độ đồng nhất của dung
dịch bằng mắt thường.
1.3.2 Giới hạn cho phép về thể tích [1][3]
Do thực tế sai số của các dụng cụ, trang thiết bị và việc thực hiện qui trình sản
xuất mà mỗi dạng bào chế được phép có một khoảng chênh lệch nhất định về thể
tích so với qui định ghi trên nhãn. Đó là giới hạn cho phép về thể tích thuốc.
Trừ thuốc tiêm đơn liều và các loại thuốc có qui định đặc biệt, các thuốc dạng
lỏng có giới hạn cho phép về thể tích ghi trong bảng 1.1.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

10
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

Bảng 1.1. Giới hạn cho phép chênh lệch (%) về thể tích của các thuốc dạng lỏng.

Loại thuốc

Thuốc tiêm đa liều, thuốc
tiêm truyền
Thuốc dạng lỏng để uống
(Dung dịch, Hỗn dịch,
Nhũ dịch, Rượu
Sirô thuốc và cao thuốc

Thể tích ghi trên
nhãn
Tới 50 ml
Trên 50 ml
Tới 20 ml
Trên 20 ml đến 50 ml
Trên 50 ml đến 150 ml
Trên 150 ml
Tới 100 ml
Trên 100 ml đến 250 ml
Trên 250 ml
Mọi thể tích

Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ
mũi, thuốc nhỏ tai
Thuốc dùng ngoài
Mọi thể tích

Giới hạn cho phép
+ 10%
+ 5%
+ 10%
+ 8%

+ 6%
+ 4%
+ 10%
+ 8%
+ 6%
+ 10%
+ 10%

1.3.3 Độ pH [1][3]
Thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4 % có pH từ 7 đến 7,5 (Phụ lục 6.2
DĐVN IV)
Thông thường phép đo được thực hiện bằng máy đo pH
Tất cả các phép đo đều cần phải tiến hành trong cùng một điều kiện nhiệt độ
khoảng từ 20oC đến 25oC, trừ những trường hợp có quy định khác trong chuyên
luận riêng.
1.3.4 Độ vô khuẩn [1][3]
Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người sử dụng. Theo phụ lục 13.7 (DĐVN IV) thì độ vô khuẩn được kiểm tra như
sau.
Kỹ thuật này được áp dụng nhằm phát hiện sự có mặt của vi khuẩn, nấm trong
các nguyên liệu, chế phẩm, dụng cụ mà theo tiêu chuẩn riêng cần phải vô khuẩn.
Thử vô khuẩn phải được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn như trong buồng thổi

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

11
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM



WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

khí vô khuẩn hoặc trong buồng sạch để mẫu thử không bị ô nhiễm. Trong quá trình
thử, mẫu không được tiếp xúc với các tác nhân có ảnh hưởng đến vi khuẩn, nấm
(như tia tử ngoại, chất sát khuẩn, nhiệt độ cao…). Các dụng cụ, dung môi, môi
trường nuôi cấy phải được tiệt khuẩn trước khi dùng.
Nguyên tắc: Nếu vi khuẩn, nấm được cấy vào môi trường dinh dưỡng và
nước, được giữ ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thì chúng sẽ phát triển. Sự có mặt của
vi sinh vật làm cho môi trường biến đổi trạng thái từ trong sang đục, hoặc có lắng
cặn ở đáy môi trường, hoặc thay đổi màu sắc môi trường.
Chọn một trong hai phương pháp thử thường dùng là phương pháp màng lọc
hoặc phương pháp cấy trực tiếp. Khi tiến hành thử phải làm sạch bề ngoài của ống
(hoặc chai, lọ, bình…) đựng chế phẩm bằng một chất sát khuẩn thích hợp. Sau đó,
lấy một lượng chế phẩm đủ dùng theo qui định, cấy trực tiếp vào môi trường (nếu
phương pháp cấy trực tiếp) hoặc đem chế phẩm sau khi đã được hòa loãng với dung
môi thích hợp lọc qua màng lọc, cắt các màng lọc thành miếng nhỏ, nhúng vào môi
trường (nếu theo phương pháp màng lọc). Ủ môi trường đã cấy chế phẩm hoặc cấy
màng lọc trong thời gian qui định.
Chuẩn bị môi trƣờng và dung môi:
Để kiểm tra độ vô khuẩn, người ta thường sử dụng hai loại môi trường là: Môi
trường thioglycolat (để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kị khí) và Môi trường
Soybean-casein (để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm).
Cả hai môi trường trên phải được pha chế và kiểm tra chất lượng theo đúng
qui định ở mục “Cách pha chế và kiểm tra chất lượng các môi trường” trước khi
dùng.
 Dung môi dùng để hòa loãng:

Khi những mẫu thử không ở dạng dung dịch lỏng, cần hòa loãng để thử
nghiệm. Chất lỏng được dùng làm dung môi hòa loãng phải không có tính kháng
khuẩn và không tác động đến độ xốp của màng lọc. Thường dùng các dung môi sau
đây:
Dung môi A: Hòa tan 1,0 g peptone vào nước cho vừa đủ 1 lít. Lọc (hoặc ly
tâm) cho trong. Điều chỉnh pH bằng 7,1 ± 0,2. Đựng vào nhiều bình, mỗi bình
khoảng 100 ml. Hấp ở 121oC trong 15 phút.
Dung môi B: Như dung môi A, nhưng thêm 1,0 ml polysorbat 80 cho 1 lít
dung môi, dùng để hòa loãng những chế phẩm thử có chứa lecithin.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

12
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

Dung môi C: Isopropyl myristat
Dùng để pha loãng những chế phẩm dạng dầu hay dung dịch dầu.
Tiến hành thử theo phƣơng pháp màng lọc
 Dụng cụ
Các dụng cụ dùng trong thí nghiệm phải đảm bảo vô khuẩn gồm:
Các ống nghiệm hoặc các bình đựng môi trường.
Bộ lọc gồm có: Phễu lọc, giá đỡ màng lọc, bình hứng và các phụ kiện để ghép

nối; hệ thống hút chân không.
Màng lọc: Thường dùng loại có đường kính lỗ lọc khoảng 0,2 µm. Loại màng
lọc nitrat được dùng cho các chế phẩm dạng nước, dạng dầu và các dung dịch cồn
thấp độ. Loại màng lọc cenlulose acetate được dùng cho các chế phẩm cồn cao độ.
Đặc biệt đối với các chế phẩm kháng sinh cần phải chọn loại màng lọc thích hợp
đảm bảo không còn dư lượng kháng sinh trên màng sau khi lọc.
Kéo cắt màng lọc.
Lượng mẫu cần dùng cho một lần thử nghiệm
Tùy theo từng loại mẫu thử, lấy số lượng thích hợp theo qui định ở bảng 1.2.

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

13
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

Bảng 1.2. Số lượng tối thiểu của đơn vị đóng gói cho vào môi trường.
Số lượng trong một đơn vị đóng
gói
Chất lỏng (trừ kháng sinh)
- Dưới 1 ml
- 1-40 ml
- Hơn 40 ml đến dưới 100 ml

- Hơn 100 ml
Chất lỏng kháng sinh
Các chế phẩm khác tan trong
nước hoặc isopropyl myristat
Chế phẩm không tan, chế phẩm
dạng kem, mỡ phải phân tán thành
nhũ dịch
Chất rắn:
- Dưới 50 mg
- 50 đến dưới 300 mg
- 300 mg đến 5 g
- Hơn 5 g
Dụng cụ:
- Chỉ khâu phẫu thuật và chỉ khâu
dùng trong thú y
- Băng, bông, gạc phẫu thuật được
đóng gói kín
- Chỉ khâu phẫu thuật và các dụng
cụ khác được đóng gói dùng một
lần
- Các dụng cụ y tế khác

Số lượng tối thiểu cho vào môi trường

- Toàn bộ đơn vị đóng gói
- ½ đơn vị đóng gói nhưng không dưới 1 ml
- 20 ml
- 10% đơnvị đóng gói nhưng không dưới 20 ml
1 ml
Lấy lượng tương ứng với ít nhất 200 mg thuốc

Lấy lượng tương ứng với ít nhất 200 mg thuốc

- Toàn bộ đơn vị đóng gói
- ½ đơn vị đóng gói nhưng không dưới 50 mg
- 150 mg
- 500 mg
- 3 sợi (mỗi sợi dài 30 cm)
- 100 mg mỗi gói
- Toàn bộ đơn vị đóng gói
- Toàn bộ dụng cụ, cắt nhỏ dụng cụ hoặc tháo
rời dụng cụ ra

Tiến hành thử theo phƣơng pháp cấy trực tiếp
 Dụng cụ
Các dụng cụ dùng cho thử nghiệm đều phải đảm bảo vô khuẩn mới được sử
dụng vào thử nghiệm. Dụng cụ dùng cho phương pháp cấy trực tiếp gồm: Bơm
tiêm, pipet, các ống nghiệm hoặc các bình đựng môi trường.
 Lượng chế phẩm cần dùng để thử nghiệm:

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

14
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON


Chương 1: Tổng quan

Tùy theo từng loại mẫu thử, lấy lượng chế phẩm thích hợp theo qui định ở
bảng 1.2
1.3.5 Một số phƣơng pháp định tính và định lƣợng chloramphenicol
1.3.6 Một số phƣơng pháp định tính chloramphenicol [1]
Lấy một thể tích dung dịch chứa chloramphenicol vào bình lắng gạn, thêm
nước. Chiết 4 lần với ether dầu. Gộp các dịch chiết rồi để bay hơi đến khô. Cắn thu
được phải đáp ứng các phép thử sau:
1.3.6.1

Phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Thực hiện trên bản mỏng Silicagel GF245
Dung môi triển khai: Cloroform – methanol – nước (90:10:1)
Dung dịch thử: lấy cắn thu được pha thành dung dịch chloramphenicol khoảng
1% trong ethanol.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch 1% chất chuẩn chloramphenicol trong
ethanol.
Cách tiến hành:
Chấm riêng biệt dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu trên lên bản mỏng.
Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm.
Lấy bản sắc ký ra và để khô ngoài không khí.
Quan sát dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ vết
chính của dung dịch thử phải có giá trị Rf tương ứng với dung dịch chuẩn đối chiếu.
1.3.6.1.1

Phương pháp so màu

Nguyên tắc:

Phương pháp này dựa vào phản ứng khử của nhóm nitro trong phân tử
chloramphenicol thành nhóm amino. Chất này sau khi diazo hóa sẽ phản ứng với
N-(1-naptyl)etylendiamin thành một chất màu đỏ.
Tiến hành:
Hòa tan cắn thu được trong ethanol 50% (TT), thêm dung dịch sulfuric acid
1M, bột kẽm để yên 10 phút, gạn lớp chất lỏng ở trên hoặc lọc nếu cần thiết. Làm
lạnh dung dịch thu được trong nước đá, thêm dung dịch natri nitrit 10%, sau 2 phút

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

15
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

thêm ure, dung dịch 2-naphtol trong kiềm và dung dịch natri hydroxyd 10 M, màu
đỏ xuất hiện.
1.3.6.1.2

Phương pháp sắc ký lỏng cao áp

Nguyên tắc của phương pháp định tính bằng sắc ký lỏng cao áp là so sánh thời
gian lưu của các peak sắc ký trong mẫu phân tích với thời gian lưu của các peak sắc
ký trong mẫu chuẩn. Từ đó sẽ xác định trong mẫu phân tích có những chất nào, nếu

chúng có cùng thời gian lưu của mẫu chuẩn.
1.3.6.2

Một số phương pháp định lượng chloramphenicol l[1]

1.3.6.2.1

Phương pháp quang phổ UV-VIS

Phương pháp này dùng để định lượng nguyên liệu chloramphenicol.
Lấy chính xác một thể tích chế phẩm có chứa chloramphenicol pha loãng với
nước. Lấy dung dịch này cho vào bình định mức, thêm nước vừa đủ đến vạch. Lắc
kỹ và đo độ hấp phụ của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 278 nm, cốc đo
dày 1 cm, dùng nước làm mẫu trắng. Tính hàm lượng chloramphenicol theo A (1%,
1 cm). Lấy 297 là giá trị (1%, 1 cm) của chloramphenicol ở cực đại 278 nm.
1.3.6.2.2

Phương pháp tạo phức và đo trên máy quang phổ UV-

VIS
Phần lớn phương pháp này đều dựa trên phản ứng khử của nhóm nitro trong
phân tử chloramphenicol thành nhóm amino.
-

Chất này sau khi diazo hóa sẽ phản ứng với N-(1-naptyl)etylendiamin
thành một chất màu đỏ mà cường độ màu được đo ở vùng 500 – 555
nm.

-


Tác nhân được dùng trong phản ứng khử chloramphenicol có thể là thiếc
(II) clorua, bột kẽm hay titan (III) clorua.

Có thể dùng phản ứng của nhóm nitro với dimethylformamit khi có mặt của
tetramethylamonium hydroxyd và acetone để định lượng chloramphenicol. Thêm
acetone làm xúc tác cho phản ứng sao cho ngay màu đỏ với cực đại hấp thụ ở
520nm sau khi thêm thuốc thử, nếu không có acetone làm xúc tác thì phản ứng diễn
ra rất chậm và cho một màu giữa lục và lục lam. Nhưng chỉ nên cho vừa đủ acetone
để tránh tạo sản phẩm màu vàng của phản ứng dimethylformamit.
Ngoài ra còn nhiều phản ứng khác có thể dùng để định lượng chloramphenicol:

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

16
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Chương 1: Tổng quan

-

Phản ứng thủy phân và oxy hóa chloramphenicol tạo thành
p-nitrobenzadehyde. Chất này phản ứng với 2,4-dinitrophenylhydrazine
tạo hydrazon có màu.


-

Phản
ứng
thủy
phân
chloramphenicol
thành
1(p-nitrophenyl)-2-aminopropan-1,3-diol, chất này sau khi cho phản
ứng với 1,2-naphto quinon-4-sulfonate có thêm acetic acid và ascorbic
acid sẽ cho một màu vàng với độ hấp phụ cực đại ở 440 nm.

-

Chloramphenicol cũng cho sản phẩm có màu đỏ có thể định lượng bằng
quang phổ với piric acid hay 3,5-dinitrosalicylic acid.
1.3.6.2.3

Phương pháp đo bạc

Có thể định lượng chloramphenicol thông qua việc định lượng clo toàn phần
bằng phương pháp đo bạc sau khi vô cơ hóa chế phẩm với KOH. Tỷ lệ clo phải có
từ 21.7 đến 22.2%.
1.3.6.2.4

Phương pháp sắc ký lỏng cao áp

Tất cả các phương pháp định lượng bằng sắc ký đều dựa trên nguyên tắc: nồng
độ của chất tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích peak của nó.
1.3.7 Giới thiệu phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [2][4][5][6]

HPLC là chữ viết tắt của 4 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) phương pháp
này ra đời từ năm 1967 – 1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc
ký cột cổ điển.
Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp tách hóa lý dựa vào ái lực khác
nhau của các chất khác nhau với hai pha luôn tiếp xúc và không trộn lẫn, một pha
động và một pha tĩnh. Trong đó pha động là chất lỏng chảy qua cột với một tốc độ
nhất định, pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân
hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến đổi
bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ
chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ (rây phân tử).

Hứa Tuyết Ngân
Đóng góp PDF bởi GV. Nguyễn Thanh Tú

17
WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOT.COM


×