Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Máy sấy lúa vỉ ngang ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Vấn đề đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bao gồm độ nứt gãy hạt lúa sấy " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.94 KB, 4 trang )

Máy sấy lúa vỉ ngang ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Vấn đề đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bao gồm độ nứt gãy hạt lúa sấy
PHÁT TRIỂN MÁY SẤY VỈ NGANG
ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG 25 NĂM QUA
và CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ GIẢI QUYẾT BẰNG SẤY MÁY
Số lượng máy sấy tĩnh vỉ ngang tăng nhanh, đặc biệt trong 10 năm qua. Từ mẫu máy đầu tiên lắp
đặt tại Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) năm 1982, đến cuối 1997 có 1500 máy; cuối 2006, có khoảng
6000 máy ở ĐBSCL. Các máy này đã:
9 Giải quyết sấy 30 % lúa Hè-Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
9 Làm cho dân tin được: sấy đúng kỹ thuật, chất lượng lúa tốt hơn phơi.
9 Giảm hao hụt sau thu ho
ạch; lúa không bị ẩm mốc, lên mộng vì trời mưa.
9 Giá thành sấy chấp nhận được, nghĩa là thấp so với khaœ năng bị hao hụt.
Hao hụt do không phơi sấy kịp thời, được hiểu theo cách đơn giản nhất là làm giảm giá trị hạt lúa.
Ví dụ: 1 kg hạt, thay vì bán 2500 đ/kg, do bị xuống cấp vì mưa, chỉ bán được 2250 đ/kg. Mất 250
đ, nghĩa là bị hao hụt 10 %. Mất dù chỉ 1 % của 6 tri
ệu tấn lúa Hè-Thu ở ĐBSCL đã là một con số
khổng lồ, tương ứng với 100 tỷ đồng hay khoảng 7 triệu USD.
VẤN ĐỀ NỨT GÃY HẠT LÚA SẤY
Tuy nhiên, phơi /sấy không đúng kỹ thuật cũng gây thiệt hại; với lúa, phổ biến nhất là hạt gạo bị
nứt bể khi xay xát. Phơi/ Sấy “sai”, ví dụ như phơi mớ ngoài đồng làm hạt bị hồi ẩm, hoặc dùng
nhiệt độ cao đến 60
o
C Sấy “đúng” nghĩa là sử dụng nhiệt độ và lượng gió sao cho độ thu hồi
gạo nguyên cao. Thử so sánh 2 trường hợp sau, với số liệu khảo sát tại Long An 1996, nhưng cập
nhật theo giá cả hiện tại:
(TÍNH VỚI 100 KG LÚA) :
Sấy “Đúng” : Thu hồi 62 kg “Gạo 10” (là gạo có 10 % tấm).
Sấy “Sai” : Thu hồi chỉ 50 – 54 kg “Gạo 10”
nghĩa là số gạo biến thành tấm tăng thêm ≈ 7 – 10 kg.
Nếu: Giá “Gạo 10” là 4300 đ/kg và Giá Tấm là 2700 đ/kg, chênh lệch 1600 đ/kg,
Thì: “thủ phạm phơi sấy” đã lấy đi của người nông dân chủ lúa ≈11.000- 16.000 đ /(100 kg lúa)


hay 110- 160 đ/kg lúa, nghĩa là 4- 6 % giá trị kg lúa đó. Con số này khá cao, 1 ha trúng mùa
ngoài đồng 6 tấn, lại mất đi 0,6- 1 triệu đồng vì phơi/sấy không đúng cách gây nứt vỡ hạt.
LÀM THẾ NÀO TRÁNH NỨT GÃY HẠT LÚA KHI SẤY ?
Sự nứt gãy hạt lúa còn do nguyên nhân giống lúa. Có giống dù phơi bóng râm cũng bắt đầu rạn
nứt. Giống IR-64 đặc biệt kháng nứt hạt rất cao. Giống dễ nứt bể (như một số giống lúa Nhật) thì
phải sấy từ từ, tốc độ giảm ẩm không quá 1 %/giờ.
Trong mọi trường hợp, không để nhiệt độ hạt lúa lên quá 43
o
C.
CÁC NGHIÊN CỨU ĐANG TIẾN HÀNH (CHƯƠNG TRÌNH CARD)
Chương trình CARD hiện đang nghiên cứu để bổ sung số liệu trong điều kiện ĐBSCL, với máy sấy
tĩnh vỉ ngang. Các câu hỏi đặt ra :
- Máy sấy
có hoặc không có đảogió ảnh hưởng gì đến sự nứt bể hạt ?
- Chế độ nhiệt: Sấy ở 43
o
C liên tục, hoặc sấy 52
o
C trong giờ đầu tiên + 43
o
C sau đó (ký hiệu
52++43
o
C) , ảnh hưởng thế nào đến nứt bể hạt ?
- Sấy đến ẩm độ cuối14,5 % hay 17,0 % thì xay xát với thiết bị nào ít gãy vỡ hạt hơn ?

Năm 2006, đã theo dõi thực tế trên một máy sấy 8 tấn /mẻ tại HTX Tân Phát A, Huyện Tân Hiệp, Kiên
Giang. Ngồi ra, đã sưœ dụng một máy sấy nhỏ (1 tấn/mẻ có đảo gió, lớp lúa 50 cm; khi sấy khơng
đảo chiều, lớp lúa 30 cm, chứa khoảng 600 kg). Thử với lúa ẩm độ đầu trong khoảng 24- 28%.
Các chỉ tiêu chất lượng theo dõi là Tỷ lệ gạo ngun và Độ gãy ngầm.

CÁC KẾT QUẢ SƠ BỘ: MÁY SẤY 8 TẤN/ MẺ
ĐẢO CHIỀU KHƠNG KHÍ SẤY SRA-8 (MẪU 2006)
• Đảo chiều gió làm giảm thời gian sấy. Lấy Tốc độ bốc ẩm (kg H
2
O /giờ/ kg lúa vào) làm chỉ
tiêu so sánh, đảo gió có tốc độ bốc ẩm gấp đơi so với khơng đảo gió.
• Đảo gió có tác dụng rõ rệt làm đồng đều ẩm độ cuối. Hình 1a và 1b là diễn biến ẩm độ các túi
mẫu đặt ở lớp dưới và lớp trên của khối lúa sấy.
MẺ 3 (sấy 50 oC + 43oC, CÓ đảo gió)
0
5
10
15
20
25
30
02468101214
Thời gian sấy, giờ
Ẩm độ MC %(wb)
Dưới 1
Dưới 2
Dưới 3
Dưới 4
Dưới 5
Trên 1
Trên 2
Trên 3
Trên 4
Trên 5
MẺ 7 (sấy 50 oC +43 oC, KHÔNG đảo gió)

0
5
10
15
20
25
30
024681012
Thời gian sấy , giờ
Ẩm độ MC %(wb)
Dưới 1
Dưới 2
Dưới 3
Dưới 4
Dưới 5
Trên 1
Trên 2
Trên 3
Trên 4
Trên 5
Hình 1: Ảnh hưởng của đảo gió đến sai biệt ẩm độ cuối, (a) CĨ ĐẢO GIĨ, (b) KHƠNG ĐẢO.
• Nhiệt độ sấy52++43
o
C tăng tốc độ bốc ẩm gấp ít nhất 1,5 lần so với 43
o
C liên tục.
• Thời gian sấy tùy ẩm độ đầu, nhiệt độ sấy, khối lượng sấy thay đổi trong khoảng 6- 12 giờ.
• Số liệu về độ nứt hạt chưa đầy đủ; tuy nhiên sơ bộ khơng thấy sự khác biệt giữa đảo gió và
khơng đảo gió, giữa 43
o

C và 52++43
o
C. Vì vậy:
• Quyết định chọn chế độ có đảo gió và nhiệt độ 52++43
o
C là dựa trên chỉ tiêu tốc độ bốc ẩm
để đạt tính kinh tế hơn.
• Các số liệu khác:
- Nhiệt độ sấy khá ổn định, giữ được trong vòng ± 2
o
C.
- Chi phí trấu: 55 kg / tấn lúa khơ, với ẩm độ đầu 28 %. Ẩm độ đầu bớt đi 2%, tiêu thụ trấu bớt
đi 7 kg/ tấn khơ. (Lò đốt trấu tiêu thụ 30- 40 kg /giờ)
- Chi phí diesel : 2,0– 2,5 Lit/ tấn lúa khơ. (Tiêu thụ 1,5- 1,8 Lít /giờ)
- Thời gian thao tác đảo gió: 10 phút (2 người).

TÍNH TỐN KINH TẾ
ĐẦU TƯ máy sấy 54 triệu đồng (cả động cơ diesel), chưa kể nhà mái che 5- 12 triệu đồng.
CHI PHÍ MẺ SẤY(theo cách tính đơn giản của người chủ máy) 8- 8,5 tấn lúa tươi, có đảo gió
Thời gian sấy 8 - 10 giờ. Số lượng bao lúa khoảng160 bao * 50kg/bao = 8000 kg.
Sản phẩm lúa khơ ≈ 7500 kg. Tùy theo ẩm độ đầu, tính với 2 mức thời gian sấy (8 h và 10 h)
A Khoản chi Đơn giá Thành tiền Ghi chú

STT
8 giờ 10 giờ
1 Bốc vác 600đ /bao 180 000 180 000 vào ra lúa
2 Công canh lò 50 000đ /mẻ 50 000 50 000
3 Dầu diesel, 1.6 lít/h 8000 đ/Lit 102 400 128 000
4 Trấu, 40 kg/h 100 đ /kg 32 000 40 000 1 000đ/ bao 10 kg


CỘNG 364 400 398 000


Chi phí sấy, đ/kg khô 49 53 Chưa kể khấu hao
B Khoản thu
80 000 đ/giờ 640 000 800 000 Thu
đ/ kg khô
85 107
= % lúa 2500 đ/kg
3,4 4,3
C Lãi thô, đ /mẻ
275 600 402 000

Lãi thô Trung bình,
đ /mẻ

340 000

THỜI GIAN HOÀN VỐN: Tính dè dặt, nếu mỗi năm sấy được 45 ngày (2 vụ, mỗi vụ khoảng 3
tuần), mỗi ngày 2 mẻ, như vậy lãi thô mỗi năm là 31 triệu đồng.
Vậy khả năng hoàn vốn trong 2 năm.
GHI CHÚ:
Các tính toán kinh tế trên chỉ đứng trên góc độ chủ đầu tư và kinh doanh máy sấy, chưa tính lợi ích
mà người nông dân hưởng được nhờ bán lúa chất lượng hơn, giá cao hơn, chưa tính lợi ích xã hội
thu được nhờ giảm hao hụt sau thu hoạch, oặc uy tín kinh tế Việt Nam tạo được nhờ chất lượng gạo
ổn định trên thị trường thế giới.
KẾT LỤAN
Sấy máy bảo đảm NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, và HIỆU QUẢ.

Biên soạn: Phan Hiếu Hiền

tháng 2 – 2007.
Số liệu khảo nghiệm máy sấy SRA-8 do KS Lê Quang Vinh và KS Trần Thị Thanh Thủy (Trung tâm Năng
lượng và Máy Nông nghiệp thuộc ĐHNL HCM) thực hiện. Máy sấy SRA-8 tại HTX Tân Phát A (Ảnh bìa)
theo thiết kế của Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, mẫu 2006 cải tiến từ mẫu SRA-8 đầu tiên lắp đặt
năm 2001 tại Long An. Quạt hướng trục 2 tầng và lò đốt trấu do cơ sở Phan Tấn (Huyện Tháp Mười, Đồng
Tháp) chế tạo theo b
ản thiết kế gốc của ĐHNL HCM. Giám sát lắp đặt máy sấy: KS Lê Quang Vinh và KS
Bùi Văn Dương (Trung tâm Khuyến Công , thuộc Sở Công nghiệp Kiên Giang).


Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Chương trình CARD 026 / VIE05
Máy sấy lúa vỉ ngang
ở Đồng bằng Sông Cửu Long:
Vấn đề đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,
bao gồm độ nứt gãy hạt lúa sấy



2007
Địa chỉ liên hệ:
TS Trương Vĩnh
Chủ nhiệm Chương trình CARD 026/VIE05
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.7242527 , 0903862721


×