LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội, ngày một phát triển, sự giao lưu kinh tế, văn
hóa ngày. càng mở rộng, do nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiềm ngày càng phát
triển, và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp, và mỗi quốc gia. Kéo theo
đó là sức nóng của thị trường bảo hiểm ngày càng tăng lên do xuất hiện nhiều hơn đối
thủ tham gia vào việc phân chia thị phần. Đặc biệt khi quá trình toàn cầu hóa Và khu vực
hóa đã trở thành xu thế tất yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại thì cạnh tranh lại
diễn ra ngày càng gay gắt hon. Không nằm ngoài xu thế đó, công ty cổ phần bảo hiểm
Bưu điện cũng chịu áp lực lớn từ phía đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành và sự đe dọa
từ phía các đối thủ cạnh tranh sau sự khi Việt Nam trở thành thành viiên thứ 150 của
WTO. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty bảo hiểm để có thể đứng vững
trước những làn sóng cạnh tranh là điều được nhiều người quan tâm. Trong quá trình
thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện em đã được tạo điều kiện nhiều trong
việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty, có cơ hội tiếp cận nhiều kiến thức về
bảo hiểm, đặc biệt là tiếp xúc với anh chị trong phòng kinh doanh của công ty, hơn nữa
với sự giúp đỡ tận tình của Th.s Hoàng Thanh Hương, giảng viên trường Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ
thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ” làm bài
viết chuyên đề thực tập cho mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Phần 2: Thực trạng năng lực cạnh trạnh của hệ thống bán lẻ trong công ty cổ
phần Bảo hiểm Bưu điện
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ
trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Mặc dù đã rất cố gắng, trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn thiện chuyên
đề , xong bài viết của em chắc chắn không thiếu khỏi thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp ý kiến từ phí các thầy cô bộ môn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN
1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1. Lịch sử hình thành.
Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ( gọi tắt là PTI ) được Ủy ban nhân dân
thành phố Hà nội cấp giấy phép thành lập số 3633/GP – UP ngày 01/08/1999 và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1998. Hoạt động chính của PTI là kinh
doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ trong nước va quốc tê. Công ty PTI có 7
thành viên sáng lập gồm:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Công ty Xây Dựng Hà Nội (HACC).
Công ty Xuất Nhập Khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Tổng công ty Cổ phần tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE).
Ngân hang thương mại cổ phần quốc tế (VIBank).
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh (BAOMINH).
Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA)
Để phù hợp với sự phát triển và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, bên
cạnh 22 chi nhánh đã đi vào hoạt động, được phép của bộ tài chính, (theo thông báo
số 4522/TC/BH ngày 18-4-2005 của bộ Tài chính), công ty PTI đã thành lập hội sở
giao dịch Hà Nội (gọi là PTI Hà Nội) có trụ sở tại số 100 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà
Nội. Ngày 01/07/2005 PTI Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. PTI Hà Nội được
thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ hoạt động kinh doanh và các phòng kinh doanh
bảo hiểm của văn phòng công ty PTI trước đây. Như vậy với sự ra đời của hội sở GD
Hà Nội, công ty PTI đã hoàn thành toàn bộ khối trực tiếp khai thác kinh doanh bảo
hiểm, và khối quản lí Vĩ mô. Văn phòng công ty PTI hiện nay thực hiện chức năng
quản lí vĩ mô, trợ giúp cho các đơn vị trực thuộc trong kinh doanh, nhận và, nhận tái
bảo hiểm, giải quyết các vụ kiện trên phân cấp của các đơn vị.
2
1.2. Quá trình phát triển.
Được thành lập trong cơ chế thị trường, PTI hiểu rõ hơn bao giờ hết là chấp
nhận cạnh tranh, và phải từng bước nghiên cứu thị trường, phát triển thận trọng vững
chắc. Điều đó thể hiện ở việc PTI lấy con người làm trọng tâm phát triển, xây dựng
và đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách
nhiêm nghề nghiệp cao. Xác định rõ quyền lợi và sự phát triển của khách hàng luôn
gắn liền với sự phát triển của PTI nên PTI đã chú trọng công tác chăm sóc khách
hàng thông qua các chương trình tư vấn bảo hiểm, tuyên truyền, vận động khách
hàng quan tâm đến công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro và bằng quỹ đề phòng hạn
chế tổn thất của mình. PTI hỗ trợ khách hàng đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh
doanh.
Trong hơn 10 năm tham gia thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam, PTI
liên tục đứng ở vi trí thứ 5 về thị phần, có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao, ổn
định và kinh doanh hiệu quả. Tổng doanh thu hàng năm của PTI tăng trưởng bình
quân từ 25-30%; riêng năm 2008 tổng doanh thu của PTI vượt 40% kế hoạch, tăng
61% so với năm 2007.
PTI xác định chấp nhận cạnh tranh với triết lý kinh doanh lấy khách hàng la
trung tâm, liên tục đổi mới, không ngừng sáng tạo. Sản phẩm chất lượng cao phải đi
kèm với đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao.
Hàng năm, PTI đều cử một số càn bộ chuyên viên đi đào tạo chuyên sâu tại
Singapore, Malaysia, Thuỵ Sỹ, HongKong... hoặc tham gia khoá học chuyên ngành
bảo hiểm từ xa của Australia, New Zealand…
Xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn đi liền với sự phát triển của Công ty,
PTI rất chú trọng công tác chăm sóc, và bồi thường cho khách hàng. Khi có sự cố,
công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí kịp thời, chính xác, và hợp
pháp. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong, ngoài nước
như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp.
Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm của PTI dưới 35% trên doanh thu bảo hiểm. Đây
là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, và quốc tế thể hiện tính chuyên nghiệp
3
trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công
ty.
Thực tế đã chứng minh, trong 10 năm qua cùng với sự phát triển chung của
nền kinh tế Việt Nam, PTI đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Bbảo
Hiểm Việt Nam và có uy tín với các nhà tái bảo hiểm thế giới. Công ty đã xây dựng
được một đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 500 người làm việc tại Hà Nội, gần
80% có trình độ đại học, và trên đại học, mạng lưới bán hàng tại 22 chi nhánh , các
văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc. Công ty đã triển khai rộng rãi hàng chục
loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm thiết bị điện tử , bảo hiểm xây dựng
lắp đặt, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự
tới hàng vạn khách hàng trong cả nước. Công ty đã giữ vị trí hàng đầu trong các công
ty Bảo hiểm về loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây lắp các công trình
viễn thông, dân dụng...... Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời
gian qua PTI đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bảo hiểm Vệ tinh
(Vinasat), Bảo hiểm bưu phẩm - bưu kiện khai giá.
Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng, và năng lực nhận bảo
hiểm cho các dự án đầu tư lớn, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã có quan hệ
hợp đồng với nhiều Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc
tế như các Công ty tái Bảo hiểm Thuỵ Sỹ (SwissRe), Công ty tái Bảo hiểm Munich
(MunichRe) (Đức), Công ty tái Bảo hiểm Sumitomo (Nhật), Công ty tái Bảo hiểm
quốc gia Việt nam (VINARE)...; Công ty PTI có quan hệ mật thiết với các Công ty
giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey Crawford, Vivaco..., và
đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro,
giám định, và giải quyết khiếu nại.
Với những thành tích đã đạt được, công ty đang ngày càng phát triển với mức
tăng trưởng bình quân hàng năm là 26%. Năm 2007 công ty đã đạt doanh thu 304 tỷ
đồng. Trong kế hoạch kinh doanh 5 năm lần thứ 1, PTI bắt đầu hoạch định một chiến
lược kinh doanh phát triên đến năm 2008, năm 2008 doanh thu đạt 303.608 tỷ đồng
ngoài việc phục vụ tốt các khách hàng trong cổ đông, lấy đó làm nền tảng vững chắc
để phát triển ra thịi trường bên ngoài nhằm tích cực hoà nhập và đón nhận cơ hội
4
cũng nhưng chấp nhận thách thức khii Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn với thị
trường bảo hiểm thế giới.
2. Cơ cấu tổ chức.
Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, với hình thức quản
lý này, PTI có một cơ cấu tổ chức rất hợp lý. Chính vì vì vậy mà công ty đã sử dụng
nhân sự một cách linh hoạt và có hiệu quả rất cao trên cơ sở đào tạo, tạo điều kiện
cho mỗi nhân viên phát huy sáng tạo, năng lực, sở trường của mình, đồng thời có
điều kiện để tích lũy thêm kinh nghiệm, và kiến thức cho bản thân. Đây cũng chính là
quan điểm thống nhất trong quá trình phát triển lâu dàii của PTI. Với mục tiêu “nâng
cao hệ thống phục vụ với mục tiêu chất lượng tốt nhất thị trường”
- Phòng bảo hiểm tài sản Kỹ thuật: Phòng bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật có chức
năng tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên
môn nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật thống nhất toàn Công ty.
- Phòng bảo hiểm Hàng hải: Phòng Bảo hiểm Hàng hải có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn
nghiệp vụ bảo hiểm Hàng Hải thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Bảo hiểm Xe cơ giới: Phòng Bảo hiểm Xe cơ giới có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chi đạo công tác chuyên môn
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Bảo hiểm con người: Phòng Bảo hiểm Con người có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn
nghiệp vụ bảo hiểm con người thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Quản lý đại lý: Phòng quản lý Đại lý có chức năng tham mưu cho
Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc ban hành các chính sách nhằm xây dựng,
phát triển, quản lý thống nhất và giám sát chặt chẽ hoạt động của hê thống Đại lý của
công ty trên toàn quốc.
- Phòng Tái bảo hiểm: Phòng tái bảo hiểm có chức năng tham mư cho Ban
Tổng Giám đốc công ty trong việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác
nhận và nhượng tái bảo hiểm.
5
* Khối kinh tế.
Khối kinh tế có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Ban Tổng giám đốc
Công ty quản lý, chỉ đạo các công tác liên quan đến Kế toán Tài chính, Kế hoạch, và
Đầu tư tài chính theo đúng pháp luật:
- Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham
mưu cho ban tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
lĩnh vực Tài chính – Kế toán theo quy định của Nhà nước và Công ty. Thực hiện
công tác Tài chính – Kế toán tại Văn phòng Công ty
- Phòng Kế hoạch – Đầu tư: Phòng Kế hoạch Đầu tư có chức năng tham mưu
cho Ban tổng giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra các vấn đề liên
quan đến công tác kế hoạch, công tác đầu tư tài chính, công tác xây dựng cơ bản,
công tác quản lý cổ đông.
* Khối Quản lý:
- Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp có chức năng tham mưu cho Ban Tổng
Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành các Phòng tại văn phòng công ty để
thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc, và trực tiếp tổ chức
thực hiện các công tác như: Công tác tổng hợp, thư ký công tác pháp chế, công tác
hành chính quản trị, công tác tuyên truyền quảng cáo công tác quan hệ quốc tế, đối
ngoại, khánh tiết.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Phòng tổ chức Cán bộ có chức năng tư vấn, tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc thống nhất quản lý công tác tổ chức cán bộ, tuyển
dụng, đào tạo, lao động tiền lương, và thi đua khen thưởng theo đúng chính sách, chế
độ quy định của Nhà nước và công ty.
- Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng Công nghệ Thông tin có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo các liĩnh vực như:
Nghiên cứu việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào quản lý và hoạt động kinh
doanh của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thu thập, quản lý và cung
cấp thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty.
Các đơn vị trực thuộc
Công ty có : 01 Hội sở và 22 Chi nhánh trên toàn quốc, trải đều từ Bắc, Trung, Nam.
6
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
7
3. Định hướng và cam kết.
Chiến lược phát triển của PTI là hướng vào thị trường bán lẻ, trong đó chú trọng
khách hàng người tiêu dùng cá nhân. Với bối cảnh hiện nay , trong vòng từ 5-10 năm
tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ sử dụng nhiều các sản phẩm bảo hiểm cho là cần
thiết như: sản phẩm bảo hiểm có tính bắt buộc, sản phẩm bảo hiểm có tỷ lệ tổn thất
cao, cần thiết phải mua (ví dụ bảo hiểm vật chất ô tô ...) Chính vìi vậy sứ mệnh của
PTI là đem đến người tiêu dùng những sản phẩm có tính thiết thực với giá cả cạnh
tranh nhất, chất lượng phục vụ tốt (điều đó được hiểu là PTI sẽ chưa đưa ra nhiều sản
phẩm đón trước nhu cầu dài hạn). Để trở thành nhà cung cấp sản phẩm bảo hiểm
hàng đầu trên thị trường bán lẻ, PTI phải có hệ thống bán hàng rộng khắp. Hiện nay
và trong vòng 5 năm tới, PTI sẽ dựa vào thế mạnh rộng khắp của mạng lưới Vnpost.
Hoàn thành được sứ mệnh trên, PTI sẽ là doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường
bán lẻ.
4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
4.1. Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp.
Do có định hướng kinh doanh đúng đắn nên mặc dù ra đời muộn hơn các công
ty bảo hiểm gốc khác PTI đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ. Với gần 50 sản phẩm Bảo hiểm được triển khai rộng khắp trong
phạm vi cả nước thông qua văn phòng chính đặt tại Hà Nội, Hội sở giao dịch tại Hà
nội và 22 chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Phú
Thọ, Huế, Thanh Hoá, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Đắc Lắc Khánh Hoà, Bình
Định…Ngoài ra còn có hệ thống các văn phòng khu vực và mạng lưới đại lý tại 64
tỉnh thành, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã đáp ứng nhu cầu phong phú
của khách hàng duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong số các nghiệp vụ
bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của PTI phải kể đến Bbảo hiểm thiết bị điện tử,
Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy bảo hiểm con người và xe cơ giới. Ngoài
những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua PTI đã triển khai một số
nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm bưu phẩm - bưu kiện khai
giá. Tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốc hàng năm đạt trung bình 30% năm.
4.2. Kinh doanh tái bảo hiểm.
8
Nhận, nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ cho các Công ty bảo hiểm - tái bảo hiểm trong, và ngoài nước.
PTI có quan hệ hợp tác lâu dài, và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố
định với hầu hết các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín, và năng lực tài chính
hàng đầu trên thế giới. Nhờ đó, hiện nay PTI có khả năng nhận, thu xếp tái bảo hiểm
ra thị trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD, đặc
biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: Thủy điện, Ximăng, cầu, đường... doanh
thu từ hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm hàng năm đạt hơn 20 tỷ đồng, năm
2008 đạt trên 36 tỷ đồng.
4.3. Giám định và giải quyết bồi thường.
Công tác giám định của PTI luôn luôn được quan tâm hàng đầu trong các hoạt
động kinh doanh của công ty. Chúng tôi xác định công tác giám định - giải quyết bồi
thường thiệt hại cho khách hàng không chỉi thuần tuý. là một mắt xích trong quy trình
nghiệp vụ bảo hiểm mà còn là biện pháp tốt nhất để nâng cao uy tín và năng lực kinh
doanh của Công ty trên thị trường bảo hiểm. Chính vì vậy, công tác giám định - giải
quyết bồi thường của PTI đã không ngừng được hoàn thiện, phát triển, nhằm đáp ứng
tốt nhất yêu cầu phục vụ khách hàng. Hiện nay, ngoài khả năng giám định độc lập
trong tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản, PTI đã thiết lập quan hệ với các công ty
giám định tổn thất chuyên nghiệp quốc tế như: Crawfort, McLarens, Cunningham
Lindsey … và thực tế các Công ty này đã giám định rất tốt các vụ tổn thất có tính
chất phức tạp. Do vậy công tác giám định bồi thường đảm bảo được tính chính xác,
khách quan, trung thực và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.
Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm của PTII 35% trên doanh thu Bảo hiểm.
Đây là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và Quốc tế thể hiện tính chuyên
nghiệp trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
cho công ty.
4.4. Đại lý giám định, tính toán phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và yêu cầu
người thứ ba bồi hoàn.
9
PTI ngoài khả năng giám định độc lập trong tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm cơ
bản còn nhận giám định, tính toán tổn thất và giải quyết bồi thường cho những khách
hàng có yêu cầu.
4.5. Hoạt động đầu tư tài chính.
Năm 2009 PTI chào bán cổ phiếu ra công chúng theo chứng nhận số
481/UBCK – GCN của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày 24 tháng 12 năm
2009, ngoài ra công ty cũng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác trên thị trường tài chính.
Nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lực tài chính
tương ứng với mức độ hoạt động của công ty, tăng khả năng giữ lại trong kinh doanh
bảo hiểm.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh
5.1.Kết quả kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn 2003-2009
Bảng 1: Tài sản doanh nghiệp
Đơn vị : Nghìn đồng
( Nguồn: Báo cáo tai chính PTI)
Bảng 2: Doanh thu
Đơn vị: Việt Nam đồng
TT Năm Doanh thu Bồi thường
Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Tổng số tài sản có
2. Tài sản có lưu động
3. Tổng số tài sản nợ
4. Tài sản nợ lưu động
5. Lợi nhuận trước thuế
6. Vốn chủ sở hữu
478.937.075
392.876.816
352.931.288
42.544.329
24.509.589
120.347.303
504.833.553
407.447.740
353.617.460
46.842.213
28.648.816
146.218.815
875.612.953
611.171.298
395.166.916
75.431.721
54.323.179
477.576.359
1.108.215.816
788.429.588
411.170.894
94.854.253
84.380.886
772.634.591
10
1 Năm 2005 286.206.029.158 68.200.0000.000
2 Năm 2006 305.514.894.394 107.800.000.000
3 Năm 2007 319.494.406.840 144.400.000.000
4 Năm 2008 443.652.000.000 166.994.408.176
5 Năm 2009 497.028.710.553 178.714.071.152
( Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện-BCKT)
Bảng 3: Quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Đơn vị: Việt nam đồng
STT Năm Quỹ dự phòng nghiệp vụ
1 Năm 2005 284.897.284.175
2 Năm 2006 310.386.959.123
3 Năm 2007 306.775.247.156
4 Năm 2008 318.942.565.534
5 Năm 2009 329.272.999.506
( Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện-BCKT)
Bảng 4: Doanh thu phí bảo hiểm của PTI theo nhóm nghiệp vụ (giai đoạn 2003-
2009)
Đơn vị : tỷ đồng
Nghiệp vụ 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tài sản-KT 101.64 117,22 132,58 121,86 109,095 242,874 285,93
Hàng hải 15,92 22,083 21,591 27 25,569 37,608 46,28
Phi hàng
hải
38,18 67,013 110,83 131,8 157,602 164,444 172,34
( Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện-BCKT)
( Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện-BCKT)
Doanh thu phí bảo hiểm từng nghiệp bảo hiểm tăng nhưng không đều nhau.
Doanh thu phí bảo hiểm của sản phẩm thế mạnh là nhóm tài sản-kỹ thuật tuy chiếm
tỷ trọng lớn nhưng lượng tăng lại không đáng kể. trong vài năm gần đây, doanh thu
phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải tăng mạnh và vượt cả doanh thu
sản phẩm thế mạnh của daonh nghiệp.
5.2. Kết quả hoạt động đầu tư.
11
Để duy trì tính thanh khoản cao ,phát triển các dịch vụ bảo hiểm qua hệ thống
mạng lưới của ngân hàng, hoạt động đầu tư chủ yếu là gửii tiền vào tổ chức tín dụng.
Tính đến cuối năm 2007, tổng số tiền công ty sử dụng cho hoạt đông đầu tư
khoảng 341,7 tỉ đồng, trong đó gửi tiền tại các ngan hàng là 272,6 tỉ đồng, đầu tư bất
động sản là 49,2 tỷ và góp vốn vào các doanh nghiệp khác là 19,9 tỷ đồng.
Kêt quả đạt được từ hoạt động đầu tư của PTI trong những năm qua như sau:
Bảng 5: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PTI (Giai đoạn 2003-2009)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
LN 13,302 16,604 20,552 23,646 27,962 66,5 83,423
( Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện-BCKT)
Trong những năm qua doanh thu từ hoạt động đàu tư của công ty cổ phần bảo
hiểm bưu điện liên tục tăng, đã góp phần đáng kể vào tổng doanh thu của toàn doanh
nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động này luôn chiến tỷ trọng cao trong tổng doanh thu,
giúp cho doanh nghiệp có thêm phần nguồn thu để trang trải, chi phi, trả lương,
thưởng cho cán bộ nhân viên…..
5.3. Kết quả hoạt động nhận tái bảo hiểm.
Bảng 6: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm tại PTI
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu phí
nhận tái BH
11,922 18,620 20,598 24,322 22,667 25,387 36,674
( Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện-BCKT)
Từ bảng ta thấy doanh thu tái bảo hiểm tăng từ năm 2003 đến năm 2006, tuy
nhiên đến năm 2007 doanh thu phí bảo hiểm đã giảm đi nhiều.
5.4. Danh mục các hợp đồng đã và đang thực hiện từ năm 2006 đến nay
Bảng 7 : Một số hợp đồng lớn PTI đã và đang thực hiện từ năm 2006 – nay
Đơn vị : Triệu đồng
12
ST
T
Tên công trình Phí Giạ trị
hợp đồng
Người được bảo hiệm
1 Công trình thủy điện Nậm
Chín
31,238 2717549 CTCP thủy điện Nậm
Chiến
2 Vina- Sat (Bảo hiểm phóng vệ
tinh)
110.499 3.000.000 VNPT
3 Vina- Sat (Bảo hiểm vệ tinh
trên quỹ đạo)
19.244 2.754.000 VNPT
4 Nhà máy Xi măng Cẩm Phả 8.849 3.118.094 Tông Cty XNK xây
dựng Việt Nam
5 Cầu Phú Mỹ 9.719 1.402.469 CTCP B.O.T Cầu Phú
Mỹ
6 Công trình thủy điện Hù Na 28.305 2.599.194 Công ty thủy điện Hùa
Na
7 Bảo tàng Hà Nội 3.869 1.406.784 Tông Cty XNK xây
dựng Việt Nam
8 Nhà máy Xi măng Hạ Long 8.017 2.694.909 CTCP Xi măng Hạ Long
9 Hồ chứa nước Cửa Đạt 17.844 2.182.813 Bộ NN & PTNT –
BQLDA Thủy lợi 6
10 Bảo hiểm thiết bị điện tử 2.034 1.896.626 Viễn thông Hồ Chí
Minh
11 Nhà máy Xi măng Thanh Sơn 3.465 1.050.000 CTCP Xi măng Thanh
Sơn
6. Phương hướng hoạt động của công ty.
6.1. Mục tiêu kinh doanh:
Chỉ tiêu 2010
Doanh thu thuần (triệu đồng) 407.714.
Lợi nhuận sau thuế ( triệu đồng) 98.921.
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần ( % ) 24,26
Vốn diều lệ ( tr đồng ) 500.000
13
Lợi nhuận sau thuế vốn điều lệ ( % ) 19.78
Cổ tức/vốn điều lệ ( % ) 15.
6.2. Mục tiêu chất lượng:
Phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh có hiệu quả.
Đảm bảo 100% giám định viên được tiiêu chuẩn hoá, mọi hồ sơ bồi thường
được giải quyết trong vòng 12 ngày kể từ khi đây đủ hồ sơ, quy trình giám định, bồi
thường được thực hiện nghiêm túc.
Giảm nhân sự trong khối quản lý , tăng cường cho khối kinh doanh.
Toàn cán bộ phải năng cao trình độ bằng việc tham gia đầy đủ các khoá đào
tạo và tự đào tạo.
Khắc phục triệt để những sai sót sau mỗi lần đánh giá ISO.
6.3. Phương hướng thực hiện:
Nâng cao chất lượng , hiệu quả công tác thông qua nhiều hình thức, trong đó
có việc tổ chức thực hiện tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn
ISO 9001-2000.
Xây dựng chương trình hệ thống quản lý đông bộ, thống nhất phục vụ tốt nhất
cho công tác quản lý báo cáo.
Hợp tác nhiều mặt với các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhằm nang cao uy tín và
sức cạnh tranh trên thịi trường.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội phân phối lương hợp lý, đảm bảo thu nhập
người lao động.
Tiếp tục củng cố, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, đông đảo về sô lượng,
đảm bảo về chất lượng đảng viên. Công đoàn, đoàn thanh niên cùng nhau đoàn kết
tạo động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh.
6.4. Biện pháp:
Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trên thịi
trường để học tặp kinh nghiệm, tăng khả năng cạnh tranh, chia sẽ dịch vụ.
14
Tăng cường khai thác qua hệ thống bán lẻ, triển khai thêm một số phòng bảo
hiểm khu vực. Tận dụng tối đa địa bàn quản lý và đồng thời tăng cường tìm kiếm mở
rộng thị trường.
Bên cạnh việc giữ vững thịi trường, khách hàng trong ngành nhằm đảm bảo
doanh thu trong ngàng không sụt giảm, công ty sẽ tiếp tục tập trung khai thác nghiệp
vụ bảo hiểm và có khả năng cho doanh thu lớn như bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo
hiểm Xe cơ giới, mặt khác đẩy mạnh hơn khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu.
Quan hệ sâu rộng hơn các đối tác chiến lược nhằm quảng bá hình ảnh của PTI. Từ
đó tranh thủ tiếng nói ủng hộ và hỗ trợ cho công tác khai thác, góp phần nâng tầm, uy
tín của công ty.
Như chúng ta đã biết, sức mạnh nội tại la nguyên nhân, động lực tạo ra kết quả
kinh doanh tốt cho doanh nghiệp, vi vậy trong thời gian tới, công ty tập trung giải
quyết bốn nhiệm vụ sau:
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, đại lý thông qua các lớp đào tạo và tự
đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh , công tác quản lý. Đặc biệt quan tâm đến
kênh đại lý bưu cục.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, cương quyết tổ chức sắp xếp lại công
ty theo hướng tinh giảm, ưu tiên tăng cường nguồn lực cho khối kinh doanh. Gắn
quyền lợi với kết quả công việc kinh doanh.
Nâng cao chất lượng công tác quản lý của phòng, mặt khác làm tốt hơn nữa trong
sự phối hợp và sự gắn kết giữa các phòng . Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần
đoàn kết. Phát huy dân chủ kết hợp chặt chẽ với kỷ luật lao động và ý thức chấp hành
của cán bộ nhân viên.
Riêng đối với công tác giám định- giải quyết bồi thường: tổ chức tuyên truyền
giáo dục, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm cao và sự mẫn cán của cán bộ làm
công tác giám định - bồi thường. Phấn đấu thực hiện giải quyết bồi thường theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000
15
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
HỆ THỐNG BÁN LẺ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
HIỂM BƯU ĐIỆN
1. Một số đặc điểm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
1.1. Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Trước hết, sản phẩm bảo hiểm dễ bắt chước và được phát triển tuân theo
chuẩn mực quốc tế. Nhiều sản phẩm bảo hiểm mang tính quốc tế cao kể cả đơn bảo
16
hiểm, điều khoản điều kiện Bảo hiểm như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển điều kiện A, B, C; Bảo hiểm P&I; Bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc
biệt… Vì vậy, khi thành lập và đi vào hoạt động các doanh nghiệp bảo hiểm thường
là kế thừa các sản phẩm bảo hiểm đã có sẵn trên thị trường bảo hiểm quốc tế, và
trong nước. Hơn nữa, vì năng lực tài chính của từng doanh nghiệp Bảo hiểm còn hạn
chế nên hầu hết các doanh nghiệp Bảo hiểm đều phải tái bảo hiểm cho các doanh
nghiệp bảo hiểm hoặc công ty chuyên tái Bảo hiểm trong nước và ngoài nước. Điều
này có nghĩa là các điều khoản điều kiện bảo hiểm cũng như phí bảo hiểm của doanh
nghiệp nhận bảo hiểm (bảo hiểm gốc) có tính tương đồng với doanh nghiệp nhận tái
bảo hiểm trong nước và quốc tế. Đặc thù này chứng tỏ ở từng doanh nghiệp bảo
hiểm, hoạt động kinh doanh Bảo hiểm đều có tính hợp tác và hội nhập với thị trường
bảo hiểm trong nước và quốc tế.
1.2. Sự hình thành thị trường bảo hiểm
1.2.1. Sự hình thành thị trường bảo hiểm Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Ngày 18/12/1993, Chính phủ ra NĐ100/1993/NĐ-CP quy định về việc thành
lập , tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trên cơ sở đó,
ngoài Bảo Việt thành lập năm 1964, lần lượt các doanh nghiệp bảo hiểm khác được
cấp phép hoạt động, bao gồm:
Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam: Bảo Minh (1994), PJICO
(1995), Bảo Long (1995), PVI (1996), PTI (1998)…
Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ có vốn nước ngoài: VIA (1996), UIC
(1997), Allianz (1999), Việt Úc (1999)…
Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam: Bảo Việt Nhân thọ (1996 triển
khai thí điểm).
Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ có vốn nước ngoài: Bảo Minh CMG
(1999), Prudential (1999), Manulife (1999)…
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm AON (1999)…
Doanh nghiệp tái bảo hiểm VINARE (1994).
17
Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001.
Việc thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật kinh
doanh bảo hiểm , các văn bản pháp quy ban hành. Đặc biệt năm 2003, Vụ Bảo hiểm
được thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý bảo hiểm từ Vụ Quản lý Ngân hàng
và các tổ chức tài chính, tạo nên sự quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh
Bảo hiểm chuyên trách và sâu sát hơn, thích ứng với sự phát triển của thị trường bảo
hiểm và hội nhập quốc tế. Tính đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO có
hiệu lực, thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã có 21 doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân
thọ, trong đó có 2 doanh nghiệp Bảo hiểm nhà nước, 4 doanh nghiệp bảo hiểm liên
doanh, 5 doanh nghiệp bảo hiểm có 100% vốn nước ngoài; 7 doanh nghiệp bảo hiểm
Nhân thọ, trong đó có 1 doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước và 6 doanh nghiệp bảo
hiểm 100% vốn nước ngoài; 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong đó có 5 công ty
cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài; 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm là công ty
cổ phần. Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nhằm cung
cấp cho thị trường bảo hiểm những sản phẩm bảo hiểm có lợi hơn cho người tham
gia bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội của từng thời kì, giai đoạn phát
triển của đất nước. Nhu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
của từng doanh nghiệp bảo hiểm, phát triển thị trường bảo hiểm VN đã dẫn đến sự ra
đời tất yếu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ngày 25/12/1999 với 10 doanh nghiệp
bảo hiểm có mặt trên thị trường là hội viên chính thức, hội viên sáng lập.
1.2.2. Những cơ hội của thị trường bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO
1.2.2.1. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hàng hóa của Việt Nam sẽ có một thị
trường rộng lớn hơn.
Đó là các thành viên WTO đồng thời hàng hóa nước họ sẽ, được xâm
nhập vào thị trường Việt Nam làm cho kinh tế phát triển tạo tiền đề cho các ngành
nghề phát triển như giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất nhập khẩu, làm
tiền đề cho bảo hiểm phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng cao đòi, hỏi nhu cầu vốn và
nhu cầu bảo hiểm phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề ,cho bảo hiểm nhân thọ, tín dụng
ngân hàng, chứng khoán phát triển. Vốn tích lũy tích tụ từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm .có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, khuyến khích bảo hiểm phát triển.
18
1.2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng
Đây cũng là cơ sở để ngành bảo hiểm phát triển và đồng thời cũng đòi hỏi
ngành bảo hiểm phải có sản phẩm Bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng, đầu tư
nước ngoài và trong nước, nhất là những cơ sở đầu tư ngành nghề mới, công nghệ
cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ
thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy
bay… Đây là tiềm năng cho Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
kĩ thuật, bảo hiểm trách nhiệm phát triển.
1.2.2.3. Lộ trình cổ phần hóa chuẩn bị hoàn thành
Chế độ sở hữu tư nhân buộc người điều hành doanh nghiệp (có thể là người
làm thuê) muốn bảo toàn vốn và tài sản trước mọi rủi ro cần phải có Bảo hiểm làm
tăng nhu cầu Bảo hiểm để ngành bảo hiểm phát triển. Khi các chủ doanh nghiệp coi
trọng bảo hiểm là lá chắn trước mọi rủi ro, tai nạn bất ngờ, khi người mua Bảo hiểm
(nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm) không có cơ hội đòi hỏi hoa hồng hoặc lựa
chọn hoa hồng cao hay thấp thì thị trường Vảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội phát triển
lành mạnh
1.2.2.4. Sự trợ cấp của Nhà nước ở một số lĩnh vực sẽ giảm dần
Cùng với sự xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao, y tế, văn hóa giáo dục đã kích
thích nhu cầu tham gia bảo hiểm như việc tăng học phí, viện phí, xây dựng mức trần
của bảo hiểm xã hội sẽ làm tăng thêm nhu cầu Bảo hiểm nhân thọ. bảo hiểm phi nhân
thọ chăm sóc y tế, tai nạn con người. Sự trợ cấp của nhà nước càng giảm thì sự lo
lắng thiên tai, tai nạn xảy ra bất ngờ dẫn đến người ta phải nghĩ tới Bảo hiểm
1.2.2.5. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng của doanh nghiệp ngày
một tốt hơn làm phát sinh theo nhu cầu bảo hiểm như:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, luật sư, tư vấn thiết kế… bảo hiểm
tài sản; bảo hiểm rủi ro tài chính; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của các tổ chức sản
xuấtvà kinh doanh; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp… Luật
kinh doanh bảo hiểm sẽ được sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà
19
nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm là môi trường thuận lợi để thị trường
bảo hiểm phát triển.
1.2.2.6. Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo.
Bao gồm giới chủ doanh nghiệp tư nhân, các chuyên gia giỏi trong doanh nghiệp
Việt Nam và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ
trang trại đều có nhu cầu bảo hiểm Nhân thọ cho mình và người thân.
1.2.2.7. Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của bảo hiểm ngày một nâng cao
Thông qua công tác tuyên truyền của ngành bảo hiểm, thông qua tập quán
mua bảo hiểm của giới chủ đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức của
những khách hàng tiềm năng có nhu cầu dẫn tới quyết định tham gia bảo hiểm ngày
một đông đảo hơn.
1.2.3. Những thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm cần vượt qua
1.2.3.1.Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động ngày một gia
tăng
Kể từ ngày 1/1/2008 các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài
được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc.
Như vậy, các doanh nghiệp Bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày
1/1/2008 đã được phép đối xử quốc gia, và được bình đẳng như các Doanh nghiệp
bảo hiểm của Việt Nam. Các hạn chế về tái Bảo hiểm bắt buộc 20%, không được
bán Bảo hiểm vào khu vực kinh tế nhà nước, hạn chế về mở chi nhánh của doanh
nghiệp Bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đương nhiên bị bãi bỏ ngay sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Nội dung cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh
vực bảo hiểm tương tự với nội dung Việt Nam đã cam kết với Mỹ tại Hiệp định
thương mại Việt Mỹ đã ký kết cách đây 5 năm. Có nghĩa là phạm vi áp dụng cam
kết WTO của Việt nam được mở rộng ra không những với Mỹ mà còn với tất cả
các nước thành viên WTO. Điều này đồng nghĩa với Việt Nam đã có sự cảnh báo
với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam, đã có sự chuẩn bị trước 5 năm những gì
20
chúng ta đã cam kết với WTO trong lĩnh vực bảo hiểm, thể hiện trong Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ (BTA).
Các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện thao luật định
đều có quyền xin phép thành lập doanh nghiệp Bảo hiểm, trong đó có các doanh
nghiệp Bảo hiểm nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Điều này gần như đương
nhiên vì tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ và Phi
nhân thọ còn đầy hứa hẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm tương, đối hấp
dẫn, bảo hiểm còn được dùng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ,vào đầu tư tài chính
có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, việc có nhiều doanh nghiệpB hiểm ra đời làm
cho sự cạnh tranh vốn đã gay gắt này càng gay gắt hơn. Sự chảy máu chất xám
nguồn nhân lực chủ chốt sang doanh nghiệp bảo hiểm mới, cũng là điều đáng lo
ngại.
1.2.3.2. Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản
phẩm bảo hiểm qua biên giới vào Việt Nam
Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các
doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (doanh nghiệp Việt Nam, liên
doanh, 100% vốn nước ngoài). Trước hết, họ không thể biết được thông tin về đối
thủ cạnh tranh của họ (doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài) cụ thể
là ai đang bán sản phẩm bảo hiểm vào Việt Nam. Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử
dụng là loại gì không được biết rõ: đơn bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều kiện
bảo hiểm, phí bảo hiểm như thế nào? Thứ 3, doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động
tại Việt Nam phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế môn bàivà thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh
thu từ Việt Nam, trong khi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế trên. Trong
một cuộc chiến, “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, Doanh nghiệp bảo hiểm
đang hoạt động ở nước ngoài biết rất rõ doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại
Việt Nam, song doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam lại không biết
gì về doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài đang ngấm ngầm cùng
chia chiếc bánh thị trường bảo hiểm Việt Nam.
1.2.3.3. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đã bộc lộ nhiều yếu kém
21
Bảo hiểm nhân thọ sau một thời gian tăng trưởng nhanh đi cùng với tăng
trưởng mở rộng kênh phân phối qua đại lý. Có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng
doanh thu nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến chất lượng tuyển chọn đào
tạo ,sử dụng đại lý. Rất may, những năm gần đây tăng trưởng bị chững lại, các doanh
nghiệp bảo hiêm đã nhận thức ra được vấn đề để quan tâm, đầu tư công sức hơn cho
việc nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ vẫn giữ cung cách khai
thác chủ yếu từ cán bộ bảo hiểm, cạnh tranh về phi bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng hỗ
trợ cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ mang tính
chuyên nghiệp. Các công ty môi giới cạnh tranh lẫn nhau, làm việc thiếu chuyên
nghiệp, tự ý bổ sung điều kiên, điều khoản bảo hiểmvà hạ phí bảo hiểm gây bất lợi
cho doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm
1.2.3.4. Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả
Hệ thống công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Bảo hiểm chưa cập nhật
được từng hợp đồng bảo hiểm phát sinh, chưa phân loại được khách hàng và rủi ro
bảo hiểm, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn
nhiều lỗ hổng để trục lợi Bbảo hiểm. Chúng ta không thể chấp nhận được việc một xe
ô tô bị tai nạn đã mua bảo hiểm biết được biển số xe nhưng các Doanh nghiệp bảo
hiểm đùn đẩy cho nhau và cho rằng mình không bán Bảo hiểm cho chiếc xe này.
Điều này bộc lộ rõ sự yếu kém của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hệ thống công
nghệ thông tin.
1.2.3.5. Cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng con đường hạ phí bảo hiểm, không chú
trọng nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Phí bảo hiểm trên thị trường Bảo hiểm Việt nam hiện nay được hình thành chủ
yếu qua con đường cạnh tranh hạ phí phii kĩ thuật mà không quan tâm đến đối tượng
bảo hiểm như thế nào, mức độ rủi ro ra sao. Phí bảo hiểm môt khách sạn 5 sao chỉ
tương đương với phí Bảo hiểm một chiếc xe oto trị giá 1 tỉ đồng là một điều phi lý
mà trên thị trường vẫn có Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận để giành bằng được
dịch vụ Bảo hiểm. Một trong những nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa là chế độ
khoán tiền lương và chii phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể
xảy ra (lời cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đến khách hàng). Tình trạng này dẫn
22
đến không những các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh lẫn nhau và còn có sự cạnh
tranh giữa các chi nhánh trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm. Chính vì vậy, việc
quan tam châm sóc khách hàng cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng
cũng bị hạn chế.
1.2.3.6. Việc giải quyết bồi thường còn nhiều vướng mắc
Trước hết, tính công khai minh bạch về hồ sơ và thủ tục giải quyết bồi thường
chưa được thực hiện. Thứ hai, việc đơn giản hóa hồ sơ và thủ tục bồi thường giảm
phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt. Thứ ba, còn nhiều vướng mắc
trong việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những
hồ sơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện.
Thứ tư, việc tự quyết và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Bảo hiểm trong việc
giám định bồi thường tổn thất chưa được phát huy ,hay bị hình sự hóa. Thứ năm, các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám định và giải quyết bồi thường
(trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng) chưa hoạt động có hiệu quả,
phán quyết của họ nhiều khi không được pháp luật công nhận. Cuối cùng là chưa có
biện pháp xử phạt thích đáng doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chậm trễ bồi thường
cũng như xử phạt thích đáng các hành vii trục lợi bảo hiểm.
1. 3. Thi trường Bảo hiểm Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Việt Nam đã tròn 3 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Theo
nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, đánh giá lại quá trình 3 năm Việt Nam gia nhập
WTO rất khó, vì trong thời gian này khủng hoảng kinh tế thế giới đã bóp méo nền
kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam; tuy nhiên vẫn cần phải đánh giá lại để định
hướng chiến lược, dự báo phát triển cho các năm tiếp theo.
Sau 3 năm hội nhập ta có thể nhìn nhận lại được những tác động hữu hình và
vô hình rõ hơn. Về hữu hình, sau năm 2007 gia nhập WTO, đến năm 2008, xuất khẩu
đã gia tăng đáng kể, tuy nhiên đến, năm 2009 lại bị âm 9% do tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không hội nhập, xuất khẩu sẽ còn bị
giảm nhiều hơn. Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2007 có số vốn cam kết 81 tỷ
23
USD, năm 2008, vào khoảng 60-71 tỷ USD, năm 2009 giảm xuống còn 20 tỷ USD do
khủng hoảng kinh tế. Về mặt vô hình, xã hội đã nhận thức được nhu cầu hội nhập và
đồ,g thuận cao. Đây là những tiền đề, cơ sở quan trọng để ngành bảo hiểm Việt Nam
phát triển. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO đã có những
hình ảnh đậm nét của một ngành sẵn sàng hội nhập và đáp ứng các chuẩn mực quốc
tế
Phát biểu tại hội thảo về đánh giá tác động ba năm gia nhập WTO đối với
ngành bảo hiểm ,Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội ngày 11/9/2009, Thứ trưởng Bộ công
thương Lê Danh Vĩnh khẳng định, thị trường Bảo Việt Nam đã có bước tăng trưởng
rõ rệt sau hai năm nhập Tổ chức WTO và đang phát triể,n theo hướng đảm bảo cung
cấp những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh cho
rằng bằng chứng rõ nhất về sự tăng trưởng này là doanh thu phí bảo hiểm Phi nhân
thọ trong 6 tháng đầu năm đạt 5.500 tỷ , tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Tăng
trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ cũng tăng ở mức cao xấp xỉ 17% với trên
5.150 tỷ.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh đến yêu cầu phải nâng cao tính
chuyên nghiệp và cải thiện hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng để tận dụng các cơ
hội, hạn chế thách thức do WTO mang lại.
1.4. Ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động kinh doanh
bảo hiểm tại PTI.
Thị trường Bảo hiểm Việt Nam được xác định là đầy hứa hẹn khi nền kinh tế
phát triển với tốc độ cao, chỉ tiều kinh tế xã hội 2006-2010 đầy hấp, dẫn, GDP đạt
1.694 -1760 ngàn, tỷ GDP/người 1000-1100 USD, bảo hiểm 40.000 tỉ đồng, như đã
xác định trên đây bảo hiểm được coi là ngành kinh doanh mang lại tỷ suất lợi nhuận
khá cao và chính vì thế mà nguy cơ gia nhập vào thị trường này ngày càng đông, mặt
khác, khi Việt Nam gia nhập WTO và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ mất
hẳn sự bảo hộ của nhà nước, không phân biệt đối xử với doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung, PTI nói riêng.
24
Trong ngắn hạn, có thể nói đối thủ cạnh tranh lớn nhất của PTI vẫn là các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong nước, 4 đối thủ cạnh tranh phải kế đến đó là:
Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm mới:
BIC, Viễn Đông, Toàn Cầu… tăng sức ép cạnh tranh cho PTI.
Xét về dài hạn, đối thủ canh tranh của PTI có thể sẽ phức tạp hơn khi xuất hiện ngày
càng nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
này, khi đó nếu các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung, PTI nói riêng không
đưa ra được chiến lược phù hợp, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc duy
trì thị phần đã khó, việc mở rộng thị phần càng khó hơn
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty
Bảo hiểm Bưu điện
2.1. Hệ thống bán lẻ
Mạng lưới bán hàng tại 22 chi nhánh và 290 tổng đại lý, 2400 đại lý và các bưu
cục trên toàn quốc, PTI đã đem đến cho khách hàng những dịch vụ có tính chuyên
nghiệp cao, có uy tín trên thị trường. PTI cung cấp trên thị trường trên 80 sản phẩm
trong đó các sản phẩm có thế mạnh là bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm vệ tinh, xây
dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy, con người, xe cơ giới…
Trong hơn 10 năm tham gia thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam, PTI
liên tục đứng ở vị trí thứ 5 về thị phần, có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao, ổn
định và kinh doanh hiệu quả. Tổng doanh thu hàng năm của PTI tăng trưởng bình
quân từ 25-30%; riêng năm 2008 tổng doanh thu của PTI vượt 40% kế hoạch, tăng
61% so với năm 2007.
2.2 Tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam 2009
2.2.1. Thị trường Bảo hiểm nhân thọ
2.2.1.1. Tình hình chung
Đầu năm 2009, ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất tiết kiệm còn 4% -
5%/năm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tiếp tục mất
điểm và trong khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thực hiện cam kết trả tức cho
khách hàng từ 5% - 8% trong suốt thời hạn hiệu lực hợp đồng. Điều này làm cho
25