Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm CT 1 trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.35 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÙNG PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN: 1201550

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ
GLUCOSE MÁU CỦA CHẾ PHẨM CT1
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÙNG PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN: 1201550

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ
GLUCOSE MÁU CỦA CHẾ PHẨM CT1
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:

1. PGS – TS.Đào Thị Vui
2. ThS.Nguyễn Thị Hương Giang
Nơi thực hiện:


Bộ môn Dược Lực

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâusắcnhấtđếnThs.Nguyễn Thị Hương Giang,PGS – TS. Đào Thị Vui,những thầy cô
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, luôn quan tâm và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đềtài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới DS.Đinh Đại Độ, kỹ thuật viên tại bộ môn Dược
lực trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và trực tiếp thực hiện nhiều
công việc xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên tại bộ
mônDượclực,

các

chị

tại

phòng

Y

tế

trường


Đại

học

Dược



Nộiđãluôntạođiềukiệntốtnhấtvànhiệttìnhgiúpđỡtrongquátrìnhtiến hành thực nghiệm
để em có thể hoàn thành tốt khóaluận.
Emcũngxincảmơncácanhchị, cácbạn và các emđãvàđangnghiêncứu khoa học
tại bộ môn Dược lực luôn động viên và giúp đỡ cho em trong thời gian thực hiện
khóa luậnnày.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn sát cánh và ủng hộ em, là
động lực to lớn giúp em quyết tâm thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

PHÙNG PHƯƠNG THẢO


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3

1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường .................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại và nguyên nhân ................................................................................3
1.1.3. Chẩn đoán xác định ..........................................................................................3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh ..............................................................................................4
1.1.5. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam ...........................6
1.1.6. Các thuốc nguồn gốc hóa dược được dùng điều trị đái tháo đường hiện nay .7
1.2. Các mô hình gây đái tháo đường typ 2 trên động vật thực nghiệm ............. 11
1.3. Các mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máu............................................. 12
1.3.1. Mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máu trên invitro ................................12
1.3.2. Mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máu invivo .......................................13
1.4. Chế phẩm CT1 .................................................................................................... 14
1.4.1. Giảo Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) .....................14
1.4.2. Tri Mẫu (Anemarrhena asphodeloides) .........................................................15
1.4.3. Bằng Lăng Nước (Lagerstroemia speciose (L.) Pers.)...................................16


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................19
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ..................................................................................... 19
2.1.1. Chế phẩm thử CT1 .........................................................................................19
2.1.2. Động vật thí nghiệm .......................................................................................19
2.1.3. Hoá chất và dụng cụ nghiên cứu ....................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 20
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm CT1 trên
chuột nhắt trắng ĐTĐ kiểu typ 2...............................................................................20
2.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng ức chế dung nạp glucose sau uống glucose,
sucrose, tinh bột của CT1 trên chuột nhắt trắng bình thường ...................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ...............................23
3.1. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 23

3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm CT1 trên chuột nhắt
trắng ĐTĐ kiểu typ 2.............. ...................................................................................... 24
3.1.2. Kết quả đánh giá khả năng ức chế dung nạp glucose sau uống glucose,
sucrose, tinh bột của CT1 trên chuột nhắt trắng bình thường .....................................27
3.2. Bàn luận ............................................................................................................... 34
3.2.1. Về tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm CT1 trên chuột nhắt trắng ĐTĐ
kiểu typ 2 ...................................................................................................................34
3.2.2. Về khả năng ức chế dung nạp glucose sau uống glucose, sucrose và tinh bột
của CT1 trên chuột nhắt bình thường........................................................................36
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTĐ

Đái tháo đường

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetes Association)

GCL

Giảo Cổ Lam

BLN


Bằng Lăng Nước

TM

Tri Mẫu

MF

Mangiferin

GLP – 1

Peptid giống glucagon – 1
(Glucagon like peptide – 1)

GIP

Peptid hướng insulin phụ thuộc glucose
(Gastric inhibitory polypeptide)

SLGT – 2

Kênh đồng vận chuyển Na – glucose
(Sodium – glucose co – transporter2)

DPP – 4

Enzyme dipeptidyl peptidase – 4

FFA


Acid béo tự do (Free Fatty Acid)

LDL – C

Lipoprotein tỷ trọng thấp
(Low Density Lipoprotein – Cholesterol)

STZ

Streptozotocin

CS

Cộng sự

AUC

Diện tích dưới đường cong (Area Under Curve)

PBG

Đỉnh glucose máu (Peak Blood Glucose)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

Thành phần của chế độ ăn bình thường và chế độ ăn giàu
2.1

chất béo trên 100 g thức ăn

20

Sự thay đổi trọng lượng chuột tại các thời điểm nghiên
3.1

cứu

23

Sự biến đổi nồng độ glucose máu sau 8 tuần nuôi chế độ
3.2

ăn giàu chất béo.

24

Ảnh hưởng của CT1 lên nồng độ glucose máu của chuột
3.3

ĐTĐ kiểu typ 2

25


Ảnh hưởng của CT1 lên đỉnh glucose máu (PBG) và diện
3.4

tích dưới đường cong (AUC) glucose máu sau 120 phút

27

uống glucose 2g/kg cân nặng
Ảnh hưởng của CT1 lên đỉnh glucose máu (PBG) và diện
3.5

tích dưới đường cong (AUC) glucose máu sau 120 phút

29

uống sucrose 4g/kg cân nặng
Ảnh hưởng của CT1 lên đỉnh glucose máu (PBG) vàdiện
tích dưới đường cong (AUC) glucose máu sau 120 phút
3.6

uống tinh bột 6g/kg cân nặng

31


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình


Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của CT1 lên nồng độ glucose máu tại các thời
3.1

điểm sau khi uống glucose 2g/kg cân nặng trên chuột nhắt

26

trắng bình thường
Ảnh hưởng của CT1 lên nồng độ glucose máu tại các thời
3.2

điểm sau khi uống sucrose 4g/kg cân nặng trên chuột nhắt

28

trắng bình thường
Ảnh hưởng của CT1 lên nồng độ glucose máu tại các thời
3.3

điểm sau khi uống tinh bột 6g/kg cân nặng trên chuột nhắt
trắng bình thường

30


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường(ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới,
đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng
đáng quan tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Theo báo cáo của WHO
năm 2016, số ca bệnh và sự phổ biến của bệnh đái tháo đường tăng đều trong vài
thập kỷ qua.Trên thế giới, ước tính khoảng 422 triệu người trưởng thành sống với
bệnh đái tháo đường trong năm 2014, so với 108 triệu người vào năm 1980. Tỷ lệ
người mắc ĐTĐ (theo độ tuổi) đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980, tăng từ 4,7%
lên 8,5% ở người lớn và được dự đoán trên 470 triệu người mắc căn bệnh này đến
năm 2030[53].Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, mô hình bệnh tật đang
thay đổi, tỉ lệ đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh chóng. Theo kết quả điều tra
của bệnh viện Nội tiết trung ương, trong vòng 10 năm từ năm 2002 đến 2012 tỉ lệ
đái tháo đường ở đối tượng 30 – 64 tuổi đã tăng 200 % từ 2,7 % lên 5,4%, tiền đái
tháo đường từ 7,3 % lên 13,7 % [2]. Ước tính, năm 2010 tỷ lệ đái tháo đường ở
nhóm tuổi từ 20-79 tuổi là 6,4% tương ứng 1,65 triệu người bị bệnh và dự báo sẽ
tăng lên 3,42 triệu người vào năm 2030, gia tăng 88 000 người một năm[4].
Do vậy, với nhu cầu điều trị và dự phòng ĐTĐ, bên cạnh hàng loạt các thuốc tổng
hợp đã được các tập đoàn, các công ty dược phẩm nghiên cứu và phát triển, thuốc
có nguồn gốc thảo dược cũng đã và đang được các nước quan tâm. Trong những
năm gần đây, ở Việt Nam nhiều cây thuốc điều trị bệnh ĐTĐ đã được nghiên cứu
một cách đầy đủ, được kết hợp với nhau nhằm tăng hiệu quả sử dụng và nâng cao
giá trị kinh tế. Bằng Lăng Nước, Giảo Cổ Lam và Tri Mẫu là các dược liệu đã được
chứng minh riêng rẽ về hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ qua nhiều nghiên cứu tiền lâm
sàng và lâm sàng. CT1 là chế phẩm phối hợp ba dược liệu này và tác dụng hạ
glucose máu của chế phẩm là chưa được nghiên cứu rõ ràng. Do đó, để đánh giá
việc kết hợp các dược liệu này trong cùng một chế phẩm có làm tăng khả năng hạ
glucose máu, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc hay không, chúng tôi tiến hành

1



nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm CT1
trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu:

1. Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm CT1 trên chuột nhắt trắng đái
tháo đường kiểu typ 2.

2. Đánh giá khả năng ức chế dung nạp glucose sau uống glucose, sucrose, tinh bột
của chế chẩm CT1 trên chuột nhắt trắng bình thường.

2


CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2017 (ADA – 2017): “Đái tháo
đường là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, gây ra bởi
sự giảm tiết insulin, hoặc giảm hoạt tính của insulin, hoặc cả hai. Sự tăng đường
huyết mạn tính dẫn tới những tác hại lâu dài, rối loạn chức năng hoặc suy yếu các
cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, hệ thần kinh, tim và mạch máu”[28].
1.1.2. Phân loại và nguyên nhân
Theo phân loại của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 2017, bệnh ĐTĐ được chia
thành 4 loại:
- ĐTĐ typ 1: do tự phá hủy tế bào β đảo tụy, dẫn đến thiếu hụt tuyệt đối insulin.
- ĐTĐ typ 2: do rối loạn bài tiết insulin của tế bào β đảo tụy trên nền kháng
insulin.
- ĐTĐ thai kỳ: bệnh đái tháo đường được chẩn đoán ở giai đoạn 3 tháng thứ hai
hoặc 3 tháng thứ ba của thai kì mà không biểu hiện bệnh đái tháo đường trước khi
mang thai.
- ĐTĐ do các nguyên nhân khác: hội chứng đái tháo đường đơn gen (như là đái

tháo đường sơ sinh hay đái tháo đường khởi phát khi trưởng thành ở người trẻ
(maturity – onset diabetes of the young), bệnh của tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang
tụy), do thuốc hay hóa chất gây ra bệnh đái tháo đường như: sử dụng corticoid trong
điều trị HIV/AIDs hay sau khi ghép tạng[28].
1.1.3. Chẩn đoán xác định
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là mắc ĐTĐ khi:
- Nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/ L) nếu test glucose máu
sau nhịn đói ít nhất 8h.
- Hoặc nồng độ glucose máu tại thời điểm 2h sau nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/ L).

3


- Hoặc HbA1c ≥ 6,5 %.
- Hoặc có các triệu chứng của tăng glucose máu và nồng độ glucose máu ở thời
điểm bất kì ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/ L).
Trường hợp glucose máu tăng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì
được xếp vào rối loạn glucose máu lúc đói (IFG: impaired fasting glucose) hoặc rối
loạn dung nạp glucose (IGT: impaired glucose tolerance), tùy thuộc vào xét nghiệm
đánh giá đã dùng.
Bệnh nhân được chẩn đoán là tiền ĐTĐ khi:
- Glucose máu lúc đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L)
(IFG) hoặcglucose máu ở thời điểm 2h sau khi uống 75 g glucose từ 140 mg/dL (7,8
mmol/L) đến 199 mg/dL (11,0 mmol/L) (IGT) hoặc HbA1c: 5,7 – 6,4 % [27].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Trong các loại đái tháo đường đã phân loại ở mục 1.1.2, hai loại ĐTĐ hay gặp là
ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 [16].
1.1.4.1. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 1
Đái tháo đường typ 1 là tình trạng thiếu insulin tuyệt đối do tế bào β của đảo tụy bị

tổn thương gây nên. Hầu hết các trường hợp ĐTĐ typ 1 là hậu quả của sự phá hủy
tế bào β đảo tụy tự miễn gây thiếu hụt không hồi phục nồng độ insulin trong máu
[22].
Sinh bệnh học của đái tháo đường typ 1 được bắt đầu từ tính mẫn cảm của các gen
phụ trách về bệnh này và một số yếu tố từ môi trường có tính khởi động quá trình
xuất hiện bệnh ở những cá thể có gen mẫn cảm với bệnh ĐTĐ. Yếu tố môi trường
đóng vai trò rất quan trọng trong sự xuất hiện bệnh, tiếp sau đó là sự hoạt động của
quá trình tự miễn dịch, mặc dù quá trình này diễn ra rất thầm lặng, các tiểu đảo tụy
bị thâm nhiễm bởi các tế bào đơn nhân đại thực bào và tế bào lympho T độc. Quá
trình thâm nhiễm tế bào này gọi là viêm tụy hay viêm tiểu đảo tụy. Trong giai đoạn
này xuất hiện rất nhiều kháng thể kháng tế bào β của tụy ở trong huyết thanh người
bệnh. Khi phát hiện kháng thể kháng tế bào β trong huyết thanh giai đoạn này thì
được gọi là “tiền ĐTĐ typ 1”[22].

4


Giai đoạn tiền ĐTĐ có thể diễn ra nhanh hay chậm, tiến triển liên tục hay ngắt
quãng tùy thuộc vào từng cá thể. Quá trình sản xuất insulin giảm dần do tế bàoβ bị
tổn thương cho tới khi nồng độ insulin không đủ duy trì nồng độ glucose ở mức
bình thường trong máu, lúc đó bệnh được chẩn đoán là ĐTĐ thực sự[22].
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2
Đái tháo đường typ 2 là một rối loạn nội tiết và rối loạn chuyển hóa phức tạp. Hai
yếu tố đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ typ 2, đó là khiếm
khuyết chức năng bài tiết insulin của tế bào β đảo tụy và hiện tượng kháng insulin
[28]:
- Hiện tượng kháng insulin[3], [22]:
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc làm mất tính nhạy cảm của cơ quan đích
với insulin. Kháng insulin có thể xảy ra ở gan và các mô ngoại vi theo các hình
thức: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose (ở gan), giảm khả năng thu nạp

glucose (ở mô ngoại vi) và giảm khả năng sử dụng glucose (ở các cơ quan). Insulin
sau khi được tiết ra từ tế bào β đảo tụy, gắn với tiểu đơn vị α của insulin receptor
(IR) ở tế bào gan hoặc mô ngoại vi, thông tin sẽ được truyền qua màng tế bào tới
vùng bào tương của các tiểu đơn vị β, vùng này có hoạt tính tyrosin kinase nội tại.
Tiểu đơn vị β tự phosphoryl hóa tại các đuôi tyrosin gây ra hàng loạt các phản ứng
trong tế bào. Con đường truyền tin nội bào bị ức chế sẽ dẫn đến hiện tượng kháng
insulin.
Yếu tố quan trọng làm gia tăng tình trạng kháng insulin là thừa cân, béo phì. Một
trong các nguyên nhân gây béo phì là do chế độ ăn nhiều chất béo và ít vận động. Ở
những bệnh nhân béo phì, nồng độ acid béo tự do (FFA) tăng cao cạnh tranh với
glucose trong chuyển hóa tại cơ vân, gia tăng FFA gây rối loạn sử dụng glucose ở
ngoại biên và gây đề kháng insulin. FFA có vai trò trong việc điều hòa, phóng thích
glucose ở gan và góp phần kháng insulin ở gan trên người béo phì [26].
- Sự khiếm khuyến chức năng tế bào β [27]:
Tình trạng kháng insulin làm giảm tác dụng điều hòa chuyển hóa của insulin ở
các mô đích, với biểu hiện rõ ràng nhất là sự tăng glucose máu. Khi nồng độ

5


glucose máu cao sẽ kích thích tế bào β của đảo tụy tăng tiết insulin. Bên cạnh đó,
các yếu tố nguy cơ còn có tác động trực tiếp đến tế bào β. Sự kết hợp của hai tác
động này đôi khi dẫn đến hiện tượng kích thích quá mức tế bào β, sau một thời gian
sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tế bào β. Ngoài ra, nồng độ acid béo tự do và
glucose máu tăng làm tăng chuyển hóa tại ty thể, tăng các gốc tự do gây gia tăng
tình trạng viêm. Mặt khác, tăng tổng hợp insulin ở tế bào β gây ra hiện tượng stress
lưới nội chất. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự chết theo chương trình của tế
bào β. Hậu quả là tế bào β giảm bài tiết insulin vào máu. Khi đó, nồng độ insulin ở
tĩnh mạch cửa thấp, gan tiếp tục sản xuất glucose đưa vào tuần hoàn, trong khi hàm
lượng glucose trong máu sau ăn vốn đã cao nay lại càng tăng cao hơn nữa. Ở cơ

vân, do nồng độ insulin máu giảm, khả năng thu nhận glucose của cơ vân cũng bị
giảm xuống, góp phần làm nồng độ glucose máu càng tăng cao. Ở giai đoạn này,
chính sự sản xuất và bài tiết insulin ở tụy giảm đi kèm theo hiện tượng kháng
insulin sẵn có làm tình trạng mất kiểm soát nồng độ glucose máu tiếp tục xấu đi
kèm theo nhiều biến chứng nghiêm trọng.
1.1.5. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý đáng báo động nhất trên toàn cầu ở
những năm đầu thế kỉ 21. Theo một điều tra của Liên đoàn đái tháo đường thế giới
(International Diabete Feredation - IDF) năm 2015, mỗi năm số người sống chung
với căn bệnh này ngày càng tăng lên. Hầu hết, người mắc bệnh ĐTĐ chủ yếu sống
ở các nước đang phát triển, các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo số liệu
thống kê của IDF, năm 2015 cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc ĐTĐ và
đến năm 2040, cứ 10 người thì có 1 người sẽ mắc ĐTĐ, đặc biệt cứ 2 người mắc đái
tháo đường thì có 1 người không được chẩn đoán. ĐTĐ typ 2 là loại ĐTĐ thường
gặp nhất. Ở các nước thu nhập cao, có tới 91 % người trưởng thành mắc ĐTĐ typ 2
và theo ước tính của IDF có khoảng 193 triệu người mắc ĐTĐ mà không được chẩn
đoán, do đó làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành các biến chứng. Bên cạnh đó,
ĐTĐ typ 1 mặc dù ít phổ biến nhưng vẫn tăng khoảng 3 % mỗi năm, đặc biệt là đối

6


tượng trẻ em. Năm 2015, lần đầu tiên số lượng trẻ mắc ĐTĐ typ 1 trên toàn thế giới
vượt quá 500.000 trẻ[39].
Tại Việt Nam, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường quốc
gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012, trên 11.000 người tuổi
30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỉ lệ mắc bệnh
ĐTĐ là 5,4 % (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2 %, thấp nhất là Tây Nguyên
3,8 %), tăng gấp 2 lần so với tỷ lệ mắc ĐTĐ năm 2002 (2,7 %). Tỷ lệ rối loạn dung

nạp glucose cũng tăng lên từ 7,7% năm 2002 lên 12,8% năm 2012[26]. Trong đó, tỉ
lệ người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán lên tới 63,6 % năm 2012. Ước tính số
người mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 3,42 triệu người vào năm 2030, gia tăng 88 000 người
một năm [4].
1.1.6. Các thuốc nguồn gốc hóa dược được dùng điều trị đái tháo đường hiện nay
Trước sự phát triển nhanh chóng của bệnh ĐTĐ, nhu cầu thuốc điều trị là rất lớn.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là các thuốc có
nguồn gốc tổng hợp và bán tổng hợp. Hiện nay, các thuốc hóa dược được sử dụng
điều trị ĐTĐ như sau:
1.1.6.1. Insulin
Insulin là hormone do tế bào β của tuyến tụy bài tiết, đóng vai trò chủ yếu trong cơ
chế điều hòa đường huyết của cơ thể. Insulin hoạt động nhờ cơ chế gắn vào receptor
đặc hiệu nằm trên màng tế bào của hầu hết các mô, không chỉ các mô đích là gan,
cơ, mô mỡ mà còn ở các mô khác như tế bào máu, tế bào não và tế bào sinh dục.
Insulin hoạt hóa receptor insulin làm thúc đẩy vận chuyển glucose vào nội bào ở tế
bào đích và ức chế phân hủy glycogen ở gan, qua đó làm giảm glucose huyết tương
[12]. Bên cạnh tác dụng đó, insulin có một số tác dụng không mong muốn như: hạ
đường huyết quá mức, gây tăng cân, gây đau khi tiêm và độc tính phổi (với insulin
dạng hít) [28].

7


Hiện nay, insulin được phân loại theo thời gian bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm,
thời gian đạt đỉnh sau tiêm, và thời gian duy trì tác dụng, bao gồm: insulin tác dụng
nhanh (Lispo, Aspart, Glulisin), insulin tác dụng ngắn (Regular), insulin tác dụng
trung bình (NPH), insulin tác dụng dài (insulin nền) (Glargin, Detemir, Degludec)
[14]. Ngoài ra còn có loại insulin dạng hỗn hợp và insulin dạng hít [27].
Insulin là thuốc điều trị ĐTĐ duy nhất được sử dụng rộng rãi trong cả ĐTĐ typ 1 và
typ 2, hạ đường huyết nhanh, mạnh, ngay cả khi các thuốc điều trị đái tháo đường

dạng uống đã không còn tác dụng [14].
1.1.6.2. Các thuốc kích thích bài tiết insulin
- Nhóm sulfonylurea [5], [28]:
 Cơ chế tác dụng: Các sulfonylurea kích thích tế bào β đảo tụy tiết insulin
bằng cách gắn vào một receptor đặc biệt, mặt khác làm tăng số lượng receptor
insulin ở tế bào đích [28].
 Tác dụng không mong muốn: hạ đường huyết quá mức, mỏi cơ, vàng da,
gây tăng cân [5].
 Thuốc gồm 2 thế hệ: thế hệ 1 (Tolbutamide, chlorpropamide…) ra đời từ
những năm 1950, thế hệ 2 (glyburide, glimepiride…) được sử dụng phổ biến ngày
nay, do giá thành rẻ, ít tác dụng không mong muốn, giảm nguy cơ mạch máu nhỏ và
có kinh nghiệm điều trị lâu năm so với các thuốc hạ đường huyết khác [14].
- Nhóm meglinid [28]:
 Nhóm thuốc này có cơ chế giống nhóm sulfonylurea, kích thích giải phóng
insulin từ tuyến tụy do ức chế kênh K+ nhậy cảm với ATP trong tế bào β. Nhóm
thuốc này do có đặc điểm gắn nhanh và tách nhanh ra khỏi receptor đặc hiệu nên
kích thích bài tiết insulin nhanh, có lợi trong kiểm soát glucose máu sau ăn tăng cao.
Cũng giống sulfonylurea, nhóm này cũng có tác dụng không mong muốn là gây
tăng cân và hạ glucose quá mức.
 Hai thuốc chính được sử dụng trong nhóm này là: Repaglinid và Netaglinid.
- Nhóm thuốc chủ vận receptor GLP – 1 (glucagon like peptid 1) [28]:

8


 Cơ chế tác dụng: GLP – 1 là hormone do tế bào ruột bài tiết, có tác dụng
kích thích tiết insulin (phụ thuộc glucose), giảm tiết glucagon ở tụy (phụ thuộc
glucose), làm chậm thời gian tháo rỗng dạ dày và tăng cảm giác no. Thuốc chủ vận
receptor GLP – 1 có tác dụng tương tự GLP – 1 trên receptor của nó, do đó làm hạ
đường huyết. Thuốc thuộc nhóm này không gây tụt đường huyết, giảm biến động

đường huyết sau ăn giảm một số nguy cơ trên tim mạch và gây giảm cân. Vì thế
thuốc có thể dùng phối hợp với thuốc hạ đường huyết gây tăng cân khác.
 Tác dụng không mong muốn: gây buồn nôn, nôn, chán ăn, tăng nhịp tim,
xuất hiện u tuyến giáp tăng sản tế bào C, u tuyến giáp thể tủy trên động vật. Đây là
thuốc dạng tiêm nên cần huấn luyện để sử dụng.
 Các thuốc đại diện: Exenatid, Liraglutid, Exenatid dạng giải phóng biến
đổi, Albiglutid, Lixisenatid, Dulaglutid.
- Nhóm ức chế enzyme DPP – 4 (dipeptidyl peptidase 4)[28]:
 Cơ chế tác dụng: enzyme DPP – 4 gây phân cắt làm mất hoạt tính của GLP
– 1 nội sinh. Thuốc ức chế enzyme này giúp làm tăng nồng độ của incretin có hoạt
tính sau ăn (GLP-1, GIP), từ đó làm tăng tiết insulin (phụ thuộc glucose), giảm tiết
glucagon (phụ thuộc glucose), làm hạ đường huyết. Thuốc có khả năng dung nạp tốt
và không gây tụt đường huyết.
 Tác dụng không mong muốn: ít gặp, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết
niệu, hô hấp hoặc viêm tụy, phù mạch/ mày đay và các bệnh về da khác do đáp ứng
miễn dịch.
 Một số thuốc đại diện: Sitagliptin, Vildagliptin, Saxagliptin, Linagliptin,
Alogliptin.
1.1.6.3. Các thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đích với insulin:
- Nhóm biguanid [5], [14], [28]:
 Cơ chế tác dụng: đây là nhóm thuốc hạ đường huyết đa cơ chế, ức chế hấp
thu glucose ở ruột, tăng nhạy cảm của tế bào đích với glucose, kích thích phân hủy
và ức chế tái tân tạo glucose ở gan.

9


 Tác dụng không mong muốn: miệng có vị kim loại, tiêu chảy, buồn nôn,
nhiễm toan lactic.
 Metformin là một biguanid được sử dụng rộng rãi, là chỉ định đầu tay và

xuyên suốt trong quá trình điều trị ĐTĐ typ 2 với ưu điểm hiệu quả, an toàn, rẻ,
không gây tụt đường huyết, giảm nguy cơ tim mạch và có nhiều kinh nghiệm điều
trị lâu năm [14].
1.1.6.4. Thuốc ức chế SGLT2 ở ống lượn gần
- Cơ chế tác dụng: ức chế tái hấp thu glucose và tăng thải glucose qua nước tiểu.
Nhóm thuốc này có ưu điểm không gây tụt đường huyết, gây giảm cân, giảm huyết
áp và cho hiệu quả ở mọi giai đoạn bệnh [14].
- Tác dụng không mong muốn: nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, đa niệu, giảm
thể tích tuần hoàn, tụt huyết áp, chóng mặt, tăng LDL – C, tăng creatinine (thoáng
qua) và nhiễm toan ceton đái tháo đường, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bể thận [28].
- Một số thuốc hiện nay: Canagliflozin, Dapagliflozin, Empagliflozin[28].
1.1.6.5. Nhóm ức chế enzyme α – glucosidase
- Cơ chế tác dụng: ức chế enzymeα– glucosidase ở ruột non, làm giảm tiêu hóa
và hấp thu glucose sau ăn. Do đó, thuốc chỉ có tác dụng chống tăng đường huyết
sau ăn, không có tác dụng hạ glucose máu, thuốc thường dùng phối hợp với thuốc
khác trong điều trị ĐTĐ[28].
- Tác dụng không mong muốn: làm chậm quá trình hấp thu cacbohydrat gây đầy
bụng, tiêu chảy.
- Thuốc đại diện: Acarbose (Glucobay) [14], [28].
1.1.6.6. Các thuốc hóa dược điều trị ĐTĐ khác [28]
- Chất tương tự amylin (Pramlintide):tác dụng giảm tiết glucagon, làm chậm
quá trình tháo rỗng dạ dày và tăng cảm giác no, do đó làm giảm glucose máu tăng
cao sau ăn và gây giảm cân.Thuốc có thể gây nôn, buồn nôn, hạ đường huyết quá
mức khi sự bài tiết insulin giảm, hiệu quả trên HbA1c khiêm tốn.
- Chất chủ vận dopamine – 2: (Bromocriptin giải phóng nhanh) hoạt hóa
receptor dopaminergic,điều chỉnh vùng dưới đồi điều hòa trao đổi chất, đồng thời

10



cũng làm tăng nhạy cảm insulin với mô đích. Thuốc này có ưu điểm ít gây tụt
đường huyết nhưng hiệu quả trên HbA1C khiêm tốn, gây chóng mặt hoặc ngất,
buồn nôn, mệt mỏi, viêm mũi.
- Thuốc gắn acid mật (Colesevelam): Thuốc này gắn với acid mật ở đường tiêu
hóa làm tăng quá trình sản xuất acid mật ở gan, làm giảm sản xuất glucose ở gan và
tăng nồng độ incretin (chưa rõ ràng). Thuốc này ít gây tụt đường huyết, giảm LDLC nhưng hiệu quả trên HbA1c khiêm tốn, gây táo bón, gây tăng triglyceride và có
thể làm giảm sự hấp thu các chất khác.
Nhiều thuốc tân dược được sử dụng điều trị ĐTĐ có hiệu quả tốt tuy nhiên hầu hết
các thuốc đều có tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng trong thời gian dài,
do vậy phát triển thuốc có nguồn gốc từ thảo dược là điều tất yếu. Trong nước có
nhiều loài được nghiên cứu chứng minh hiệu quả hạ glucose máu trên thực nghiệm
như: quả Chuối hột (Musa balbisiana)[27], thân cây Chuối tiêu(Musa paradisiaca
L.)[26], Rễ cây Chóc máu (Salacia cochichinensis)[15], Bằng lăng nước
(Lagerstroemia speciose (L.) Pers.)[16], thân cây Ý dĩ(Coix lacryma – jobi) [11],
thân Mướp đắng(Momordica charantia)[17], v.v…
1.2. Các mô hình gây đái tháo đường typ 2 trên động vật thực nghiệm
Đái tháo đường typ 2 đặc trưng bởi sự kháng insulin và sự giảm khả năng bài tiết
insulin của tế bào beta đảo tụy. Do đó, mô hình gây đái tháo đường typ 2 trên động
vật có xu hướng bao gồm mô hình kháng insulin và/hoặc mô hình giảm chức năng
của tế bào beta đảo tụy. Phần lớn mô hình động vật ĐTĐ typ 2 là béo phì, một yếu
tố nguy cơ liên quan chặt chẽ đến sự tiến triển của bệnh ĐTĐ typ 2 trên người. Béo
phì có thể là kết quả của đột biến hoặc yếu tố di truyền hoặc gây ra do chế ăn có
hàm lượng chất béo cao.Các mô hình đái tháo đường typ 2 có thể do tự phát hoặc
được gây ra bằng tác nhân hóa học, bằng chế độ dinh dưỡng, phẫu thuật hoặc kết
hợp các mô hình trên [50].
- Mô hình ĐTĐ typ 2 tự phát: Mô hình này có thể thu được từ các động vật với
một số đột biến di truyền qua các thế hệ (ví dụ chuột giống ob/ob, db/ db) hoặc bằng
cách lai tạo động vật đái tháo đường [50].

11



- Mô hình gây đái tháo đường typ 2 bằng tác nhân hóa học: mô hình này gây ra
dựa trên vai trò của các yếu tố môi trường liên quan đến sự phá hủy tế bào beta đảo
tụy và sự pháttriển của bệnh đái tháo đường. Hai loại hóa chất thường sử dụng là
streptozocin và alloxan, với ưu điểm là gây tổn thương chọn lọc tế bào beta đảo tụy,
không ảnh hưởng đến tế bào alpha hay delta của tuyến tụy. Tuy nhiên, ĐTĐ gây bởi
hóa chất gần như ít ổn định do chức năng tự tái tạo của tế bào beta và các chất này
có thể gây độc trên các cơ quan khác của cơ thể bên cạnh độc tính trên tế bào beta
[50].
- Mô hình gây ĐTĐ typ 2 bằng biến đổi hoặc thay thế gen: các động vật được
gây ĐTĐ typ 2 bằng cách thay thế gen biểu hiện chức năng hoặc loại bỏ trực tiếp
gen đặc hiệu hoặc đặt gen đó trong sự kiểm soát của vùng điều hòa dị biệt. Các mô
hình chuyển đổi hoặc thay thế gen được phát triển để nghiên cứu vai trò của gen và
ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của insulin ở mô ngoại vi, như receptor của
insulin [50].
- Mô hình gây ĐTĐ typ 2 bằng chế độ dinh dưỡng:
Nguyên tắc cơ bản của mô hình này đó là đảm bảo cho chuột ăn thức ăn giàu chất
béo (chiếm 40 %- 60 % thành phần calo) thay cho chế độ ăn bình thường (26 %
protein, 63 % carbohydrat và 11 % chất béo) trong thời gian dài (1-2 tháng) [24].
Sau khoảng thời gian này, chuột được nuôi bằng chế độ giàu chất béo có sự tăng
cân rõ rệt.Sự tăng cân này kết hợp với sự kháng insulin và sự tổn thương của tế bào
beta đảo tụy dẫn đến tình trạng giảm dung nạp glucose, gây ĐTĐ. Việc gây ĐTĐ
với chế độ dinh dưỡng trên chuột có nhiều đặc điểm giống với ĐTĐ typ 2 thể béo
phì trên người [24], [50].
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình kết hợp chế độ dinh dưỡng
giàu chất béo vàhóa chất streptozocin để gây ĐTĐ typ 2 trên chuột nhắt trắng.
1.3. Các mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máu
1.3.1. Mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máutrên invitro
Có 2 loại mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máu trên invitro, đó là [24]:


12


- Đánh giá tác dụng của thuốc trên các cơ quan, tế bào cô lập: chủ yếu tập trung
vào đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến khả năng bài tiết insulin của đảo tụy và đánh
giá ảnh hưởng của thuốc đến mức độ nhạy cảm của insulin tại tế bào đích và quá
trình sử dụng glucose của tế bào.
- Đánh giá tác dụng của thuốc trên một số enzyme tham gia điều hòa glucose
máu: Dựa vào khả năng thủy phân của các enzyme đối với cơ chất thích hợp ở các
điều kiện thích hợp.
1.3.2. Mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose máu invivo
Các mô hình thường được áp dụng để nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu trên thực
nghiệm bao gồm:
- Mô hình đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm thử lên nồng độ glucose máu:
nguyên tắc chung là định lượng glucose máu trước và sau khi cho động vật thí
nghiệm dùng thuốc. So sánh giá trị glucose máu sau khi dùng thuốc với trước khi
dùng thuốc để đánh giá tác dụng của mẫu thử. Song song tiến hành lô chứng để so
sánh.
- Mô hình đánh giá khả năng dung nạp glucid (như glucose, saccharose, tinh
bột, …): Định lượng glucose máu trước khi cho uống glucose (hoặc polysaccharide)
và các thời điểm sau uống glucose (hoặc polysaccharide), so sánh mức độ tăng
glucose tại các thời điểm, so sánh với lô chứng để đánh giá khả năng ức chế tăng
glucose (hoặc polysaccharide) của thuốc thử.
- Mô hình đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm thử trên mức độ kháng insulin:
Đánh giá tác dụng tăng nhạy cảm insulin với mô đích của thuốc bằng cách giữ cho
nồng độ insulin máu ổn định ở mức cao đồng thời duy trì nồng độ glucose máu ổn
định bằng cách truyền dung dịch glucose. Khi đưa nồng độ insulin tăng cao và duy
trì ở mức tối đa, tốc độ truyền glucose và tốc độ chuyển hóa glucose phản ánh mức
độ gắn insulin vào các receptor ở các mô ngoại vi. Mức độ nhạy cảm insulin của tất

cả các mô trong cơ thể được xác định thông qua khả năng tiêu thụ glucose của cơ
thể ở điều kiện nồng độ glucose đạt trạng thái ổn định.

13


1.4. Chế phẩm CT1
Chế phẩm CT1 được bào chế từ 3 vị thuốc có nguồn gốc dược liệu bao gồm: Giảo
Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum(Thunb.) Makino),Tri Mẫu (Anemarrhe –na
asphodeloides Bunge) và Bằng LăngNước (Lagerstroemia speciose (L.) Pers.):
1.4.1. Giảo Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum(Thunb.)Makino)
Giảo Cổ Lam (Gynostemma pentaphyllum(Thunb.) Makino) (GCL) là một loài
thuộc chi Gynostemma Blume, các loài thuộc chi này chủ yếu phân bố ở các nước
Châu Á và Đông Nam Á. GCL là một trong 4 loài thuộc chi Gynostemma được
công bố tại Việt Nam, mọc nhiều ở vùng núi của Việt Nam, Trung Quốc và một số
nước Châu Á khác. Tại Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi như Lào Cai, Lạng Sơn,
Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Nai[24]. Thành phần hóa học của
GCL theo Võ Văn Chi bao gồm saponin, flavonoid và các đường [24][8]. Với các
thành phần này, đã có nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy GCL là một vị
dược liệu có nhiều tác dụng dược lý khác nhau.Trong đó, tác dụng HGM của GCL
được biết đến là do có hoạt chất phanosid (một saponin kiểu dammaran có 4 đồng
phân lập thể).Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng HGM của GCL trên thực
nghiệm như [24]:
- Nghiên cứu phân đoạn saponin củaGynostemmapentaphyllum (Thunb.)
Makino (liều 1mg/kg thể trọng) điều trị trong 2 tuần làm giảm đáng kể lượng đường
trong máu trên chuột cống kích thích tăng glucose máu bằng STZ.
- Nghiên

cứu


tìm

ra

phanosid

(một

saponin

dammaran

mới)

từ

Gynostemmapentaphyllum(Thunb.)Makino kích thích giải phóng insulin từ tụy
chuột cống cô lập. Phanosid(liều 40 và 80 mg/ml) đã cải thiện được sự dung nạp
đường và tăng insulin trong huyết thanh trên chuột cống tăng đường huyết.
- Gypenosid (100 và 200 mg/kg thể trọng) dùng đường uống trong 2 tháng đã
ngăn chặn được bệnh tăng đường huyết ở chuột cống lão hóa và cải thiện khả năng
dung nạp đường ở chuột lão hóa nuôi bằng glucose (2g/kg).

14


- Nghiên cứu gần đây, gypenosid (250 mg/kg) làm giảm kích thích tăng glucose
ngoại sinh trên chuột béo phì đái đường Zucker do cải thiện được sự nhạy cảm của
receptor insulin.
- Ngoài tác dụng hạ glucose máu, GCL còn được nghiên cứu và sử dụng với

nhiều tác dụng dược lý khác như: tác dụng hạ lipid máu, tác dụng trên hệ tim mạch,
hệ thần kinh trung ương, chức năng miễn dịch, tác dụng tới các tế bào ung
thư…[24],[1].
1.4.2. Tri Mẫu (Anemarrhena asphodeloides)
Tri Mẫu (TM) là thân rễ phơi khô của cây Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel – loide
Bunge) thuộc họ Hành (Alliaceae)[6], là cây có nhiều ở Trung Quốc và được nghiên
cứu di thực vào Việt Nam. Thân rễ của Tri Mẫu là dược liệu được sử dụng nhiều
trong y học cổ truyền, nhiều công dụng của TM đã được chứng minh như tác dụng
chống ĐTĐ, ức chế ngưng kết tiểu cầu, chống nấm, lợi tiểu và tác dụng diệt loài
nhuyễn thể[12].Nhiều thành phần hóa học của Tri Mẫu đã được phân lập và nghiên
cứu như: các saponin steroid, các polysaccharides, các norlignan, nyasol, các
xanthon C- glucosid.Trong đó, Tri Mẫu và mangiferin – một hợp chất xanthon C –
glycosid đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng hạ glucose máu như [12]:
- Miura T và CS (2001) cho thấy dịch chiết nước từ thân rễ Tri Mẫu liều 90
mg/kg làm hạ glucose máu trên chuột nhắt trắng và chuột ĐTĐ chủng KK –
Ay[45].
- Phạm Hữu Điển và CS (2002) cho thấy dịch chiết ethanol của TH2 (hỗn hợp
củ sinh địa và rễ Tri Mẫu) tiêm màng bụng 80 mg, 120 mg, và 160 mg/kg có tác
dụng hạ glucose máu trên chuột nhắt trắng[10].
- Đào Văn Phan và CS nghiên cứu thấy tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết
ethanol của TM tiêm màng bụng 300 mg/kg và uống 1500 mg/kg trên chuột nhắt
trắng [20].
- Nguyễn Khánh Hòa và CS (2003) nhận thấy tác dụng hạ glucose máu của dịch
chiết ethanol Tri Mẫu liều 2, 4, 8 mg/ml trên đảo tụy cô lập của chuột cống bình
thường và ĐTĐ chủng GK [13].

15


- Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tác dụng hạ glucose máu của hoạt chất

mangiferin (MF) trong thân rễ Tri Mẫu như:
 Ichiki H và CS (1998) nhận thấy tác dụng hạ glucose máu 7h sau khi uống
MF liều 90 mg/kg trên chuột nhắt trắng và ĐTĐ KK – Ay[38].
 Miura T & CS (2001) nghiên cứu thấy tác dụng hạ glucose máu của MF sau
3 tuần uống trên chuột nhắt trắng và ĐTĐ[47], [45].
 Nghiên cứu gần đây của Jun Han và các CS (2015) chứng minh tác dụng
cải thiện tình trạng tăng glucose máu và tình trạng kháng insulin của dịch chiết thân
rễ Tri Mẫu sau 8 tuần điều trị trên chuột nhắt đái tháo đường chủng KK – Ay [33].
Ngoài tác dụng hạ glucose máu, Tri Mẫu cũng được sử dụng với một số tác dụng
dược lý khác như: cao methanol của tri mẫu có hoạt tính chống nấm mạnh, nyasol
có tính kháng nấm mạnh và các chất saponin steroid được phân lập từ tri mẫu có tác
dụng trên sự ngưng tập tiểu cầu và sự tan máu ở người. Hơn nữa, các hợp chất
norligan của tri mẫu thể hiện hoạt tính ức chế hyaluronidase và có tác dụng ức chế
giải phóng histamin, người ta đã sử dụng hoạt tính này để sử dụng tri mẫu làm
thuốc chống dị ứng [23].
1.4.3. Bằng Lăng Nước (Lagerstroemia speciose (L.) Pers.)
Bằng Lăng Nước (BLN) – Lagerstroemia speciose (L.) Pers., thuộc họ Tử vi –
Lythraceae, là loại cây lá rụng, thân gỗ, kích thước trung bình, cao khoảng 5- 20 m,
mọc nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới, BLN chủ yếu mọc ở
Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Philipin, Malaysia… Ở Việt Nam,
BLN được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và một số
thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Các bộ phận dùng của BLN
được sử dụng chủ yếu là vỏ, lá và quả với nhiều công dụng khác nhau đã được
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong y dược.Thành phần hóa học của BLN chủ
yếu là tannin, chiếm hơn 10 %, tập trung chủ yếu ở lá già và quả chín[16], [21].
Ngoài ra còn có một số thành phần như dẫn chất polyphenol (valoneaic acid),
terpenoid (acid corosolic), sterol, acid amin.Với các hoạt chất là acid corosolic và

16



các polyphenol, đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh tác dụng và cơ chế tác dụng hạ
glucose máucủa dược liệu này[16]:
- Nghiên cứu năm 1996 tại Nhật Bản, dịch chiết nước nóng của BLN có tác
dụng hạ glucose máu đáng kể trên chuột nhắt trắng ĐTĐ typ 2 di truyền chủng KK
– Ay sau 5 tuần điều trị[42].
- Nghiên cứu acid corosolic liều 2mg/kg làm giảm nồng độ glucose và insulin
huyết tương sau 4 giờ uống thuốc trên chuột chủng KK – Ay[46].
- Một nghiên cứu khác tại Hàn Quốc, dịch chiết lá BLN tiêu chuẩn hóa chứa 1%
acid corosolic làm giảm 26% glucose huyết của chuột ĐTĐ typ 2 chủng C57BLKsJ
sau 4 tuần dùng thuốc [35].
- Một hoạt chất khác trong lá BLN là valoneaic acid dilacton – một dẫn chất
polyphenol có tác dụng ức chế hoạt tính của enzyme α – amylase, tác dụng ức chế
phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất [36].
- Nghiên cứu mới nhất của Hou (2009) đánh giá tác dụng ức chế α –
glucosidase của các triterpen trong dịch chiết lá BLN. Kết quả cho thấy acid
corosolic có mức độ ức chế mạnh nhất [37].
- Thử nghiệm lâm sàng với viên nang chứa hoạt chất acid corosolic từ lá BLN
được tiến hành với 32 bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Sau 2 tuần điều trị, glucose máu của
các bệnh nhân đã giảm 30 % so với trước khi dùng thuốc [40].
- Một thử nghiệm test dung nạp glucose, acid corosolic làm tăng dung nạp
glucose ở bệnh nhân ĐTĐ sau khi nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường
uống.Tác dụng của acid corosolic thể hiện rõ rệt nhất sau 90 phút uống thuốc[31].
Như vậy, tác dụng hạ glucose máucủa lá BLN trong điều trị ĐTĐ đã được
nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Và trong thực tế, dược
liệu này cũng đã được bào chế dưới nhiều dạng dược phẩm và thực phẩm chức năng
dành cho người bệnh ĐTĐ typ 2 ở Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á [16].
Có thể thấy rằng tác dụng hạ glucose máu của từng vị thảo dược Giảo Cổ Lam, Tri
Mẫu và Bằng Lăng Nước đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Ở
Việt Nam, năm 2011, chế phẩm Vinabetes dạng cao mềm chiết xuất từ cao thân, rễ,


17


×