Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài thi liên môn: Phòng tránh và giảm nhẹ sự ảnh hưởng của gió phơngió lào đối với sức khỏe và đời sống con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

BÀI DỰ THI

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Trường THPT Như Thanh 2
Địa chỉ: Thanh Tân – Như Thanh – Thanh Hóa
Điện thoại: 0373557012
Email:
1. Họ và tên: Cao Văn Huy
Ngày sinh:

22 / 06/ 2001

Lớp:10A1

2. Họ và tên: Mai Thị Hương
Ngày sinh: 26/ 01/ 2011

Lớp:10A1

Như Thanh, tháng 12 năm 2016
Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

1


1. TÊN TÌNH HUỐNG


“Phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của gió Phơn đối với sức khỏe và đời sống con người”.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
+Đưa ra các biện pháp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của con người trong các
đợt nắng nóng do gió Phơn gây ra.
+Đưa ra các biện pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu tác hại của gió Phơn đối
với những người lao động sản xuất trong môi trường nắng nóng.
+Đưa ra các biện pháp nhằm phòng tránh giảm nhẹ tác hại của gió Phơn trong
sản xuất nông lâm nghiệp.
3.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống trên chúng em dùng kiến thức một số môn học sau:
a) Về địa lí
Vào mùa hè nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam được bắt nguồn
từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến hình thành trong vịnh Bengan (TBg).
Nhưng khối khí gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta là khối khí chí tuyến
vịnh Bengan. Khi hình thành khối khí TBg là khối khí nóng ẩm từ thấp lên cao, nên có
khả năng gây mưa lớn. Khối khí này khi thổi đến Việt Nam đã trải qua một quãng
đường dài hơn 1000 km qua một phần lục địa thuộc Mianma, Thái Lan, Thượng Lào
và gây mưa trong quá trình di chuyển. Đặc biệt khi đến Thượng Lào gió đã bị chắn bởi
dãy Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn Bắc chạy gần như vuông góc với hướng gió, lại
có sườn đón gió thoải nên khối khí đã gây mưa hết bên sườn đón gió (sườn Tây)

Đông Trường Sơn

Tây Trường Sơn

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

2



khi tràn vào nước ta (sườn đông) gió đã biến tính và trở nên cực kỳ khô và nóng. Đó
chính là hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta hay còn gọi là gió Phơn (Fon) - gió
Lào. Gió Phơn ảnh hưởng chủ yếu đến khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
b) Về Vật lí
Ta đo khí áp, nhiệt độ, độ ẩm không khí và tốc độ gió trong những ngày gió
Phơn thổi. Trong những ngày xuất hiện gió Phơn chúng ta thấy nhiệt độ tăng cao đồng
thời độ ẩm không khí thấp. Trong những ngày gió thổi với cường độ thấp (2 – 3m/s),
nhiệt độ không khí có thể lên đến 35- 36 0C, độ ẩm không khí xuống dưới 55%. Trong
những ngày gió thổi mạnh với cường độ cao (tốc độ khoảng 6 – 12 m/s) có thể làm
nhiệt độ không khí tăng đến 38 – 410C, đặc biệt có một số nơi tăng đến 41 – 42,7 0C, độ
ẩm giảm xuống dưới 42%.

Những ngày nắng nóng nhiệt độ lên đến hơn 420C

Trạm quan trắc khí tượng thủy văn
Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

3


Khi nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm giảm, các hiện tượng vật lí xảy ra như:
Hiện tượng bốc hơi nước, bức xạ nhiệt,…Đối với cơ thể con người khi nhiệt độ môi
trường cao, sự tỏa nhiệt do bốc hơi nước trên da và qua hơi thở tăng lên nhiều, có thể
tới 90%.
c) Về toán học
Thống kê tuần số gió phơn thổi vào các tháng trong năm ở một số tỉnh bị ảnh
hưởng bởi nó. Trung bình hàng năm quan sát được 20 – 30 ngày. Trong các vùng
thung lũng phía tây tình trạng gió Phơn còn hoạt động mạnh hơn, mỗi năm có đến 40 –

50 ngày xuất hiện, trong đó 15 – 20 ngày khô nóng cấp II. Khu vực Thanh Hóa gió
khô nóng ít hơn, trung bình 10 – 20 ngày mỗi năm. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế là vùng có nhiều gió Tây khô nóng. Về cường độ và tần số, trung
bình mùa hè quan sát được 25 – 30 ngày khô nóng cấp I, 7 – 8 ngày khô nóng cấp II.
Hai tháng nhiều gió Tây khô nóng nhất là tháng VI và Tháng VII, trung bình mỗi
tháng có 7 – 9 ngày khô nóng cấp I, 2 – 3 ngày khô nóng cấp II.
Bảng thống kê mức độ gió khô nóng ở một số địa điểm vùng B ắc Trung bộ.

d) Về sinh học
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao, cơ thể con người sẽ tỏ nhiệt nhằm
điều hòa thân nhiệt để chống nóng. Nhiệm vụ này do các nơ ron thần kinh điều khiển
và khu điều tiết thân nhiệt nằm ở hành tuỷ, tủy sống, não giữa, não trung gian và bán
cầu đại não. Cơ chế chống nóng của con người như sau:
Giãn mạch da : Có thể xảy ra ở nhiều vùng của cơ thể làm da đỏ ửng. Giãn
mạch xảy ra do sự ức chế trung tâm giao cảm (gây co mạch) ở vùng dưới đồi sau
nhằm mục đích để máu lưu thông nhanh hơn, khi đó máu sẽ mang nhiệt của cơ thể từ
các trung tâm nhiệt như gan, não, tim và cơ vận chuyển đến da nơi có thể thải nhiệt ra
môi trường xung quanh
Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

4


Cơ chế điều hòa thân nhiệt
Bay hơi toát mồ hôi : Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 37 oC, tốc độ thải nhiệt do bay
hơi mồ hôi sẽ tăng nhanh. Sự bài tiết mồ hôi được điều khiển bởi thần kinh giao cảm
(nơ-ron giao cảm này tiết acetylcholine thay vì norepinephrine).
Giảm sinh nhiệt : Ức chế sự run cơ và sự sinh nhiệt hoá học, giảm quá trình trao
đổi chất.
e) Về kỹ thuật nông nghiệp

Trong những ngày xuất hiện gió Phơn khô nóng, cây thoát hơi nước rất nhiều,
nước trong đất cũng bốc hơi nhiều dẫn đến cây bị khô héo và chết. Gió Phơn kéo dài
còn gây ra tình trạng hạn hán trên diện rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản suất
mùa màng của nhân dân. Những đợt gió Phơn khô nóng đến sớm thường nguy hiểm
cho lúa xuân đang thời kì trổ bông. Khi gặp những đợt gió này tỉ lệ hạt lép rất cao từ
25 – 60%. Đối với lúa mạ, gió Phơn khô nóng làm cho mạ già không bén rễ khi cấy
lúa sẽ không phát triển được, năng suất kém. Những ngày gió Lào thổi còn làm cho
nước ở cao ao hồ nuôi trồng thủy sản và ở sông nóng dần lên làm cho cá và các loài
động vật thủy sinh chết hàng loạt.

Hạn hán do nắng nóng khiến lúa mạ bị chết, không phát triển được.

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

5


Ngoài ra, gió Phơn khô nóng còn gây ra những đợt cháy rừng. Trong những
ngày gió mạnh nhiệt độ cao, cỏ cây bị khô héo, cháy rừng rất dễ xảy ra và lan rộng.

Cháy rừng tại Đô Lương – Nghệ An
vào ngày 25/5/2015

Cháy rừng tại Hậu Lộc – Thanh Hóa
vào ngày 27/5/2015

4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
-Tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về địa lý về nguyên nhân hình thành, tác
hại của gió Phơn trong sách giáo khoa, trên mạng internet.
-Thống kê các số liệu, đo đạc về nhiệt độ, độ ẩm không khí, tần số các đợt gió

trong những năm gần đây trên mạng internet và trong một số tài liệu về địa lý.
-Tìm hiểu các kỹ thuật lai tạo giống mới thích ứng với thời tiết nắng nóng trong
sách giáo khoa sinh học, sách kỹ thuật, trên internet .
-Tìm hiểu cơ chế chống nóng của cơ thể , các giải pháp nâng cao sức đề kháng
của con người và các biện pháp phòng chống nắng nóng cho người lao động.
-Tìm hiểu các vụ cháy rừng trong những ngày có nắng nóng để tìm biện pháp
phòng chống.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Gió Phơn thường xuất hiện ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta từ tháng 3 đến
tháng 9, cao điểm nhất là tháng 6, tháng 7. Gió thổi theo từng đợt kéo dài sẽ gây ra
nắng nóng diện rộng và hạn hán làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động lao động sản
xuất và mọi mặt của đời sống con người. Vì vậy, Tìm những giải pháp tăng cường sức
khỏe, sức đề kháng của con người và các biện pháp lao động sản xuất thích ứng với
thời tiết nắng nóng, hán hán là công việc vô cùng cần thiết. Vì lý do đó, chúng em đưa
ra một số giải pháp sau:
a) Những biện pháp nâng cao sức khỏe, khả năng đề kháng của con người khi
thời tiết nắng nóng do gió Phơn gây ra.
- Uống nhiều nước: Trời nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn nên chúng ta phải
tăng cường uống thêm nước để bù vào lượng nước đã mất. Theo tính toán, cứ khoảng
0.9 kg cân nặng cần 28.4ml nước. Như vậy mỗi ngày, một người nặng khoảng 58 kg
cần uống ít nhất 8 ly nước cỡ trung bình. Khi trời quá nóng, ta có thể uống nhiều hơn.

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

6


- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát,
đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều, tăng sức đề kháng cơ thể như; Táo,
cam, dưa chuột, dâu tây, chanh leo,.... Ăn nhiều rau làm mát cơ thể như; rau đay, tầm

tơi, rau ngót, rau má…Chúng ta có thể uống thêm viên bổ sung muối, bổ sung chất
điện giải để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi.

Uống nhiều nước và ăn các loại hoa quả giải nhiệt, tăng sức đề kháng.

Một số loại rau tốt cho sức khỏe vào những ngày nắng nóng

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

7


-Tránh xa ánh nắng, tránh “bẫy nhiệt”: Nên tìm các bóng cây để trú nắng.
Đặc biệt, nên tránh nắng vào khoảng 10 giờ trưa đến 3h giờ chiều vì đây là thời gian
ánh nắng nguy hiểm nhất. Tránh những nơi có ít bóng mát và thông gió kém. Những
người bắt buộc phải lao động ngoài trời với cường độ cao, môi trường ngột ngạt, nóng
bức thì cần tránh các hoạt động thể lực quá sức, nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1
giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.
Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử
dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo
bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi, thực
hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản
chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều
hòa, hệ thống quạt thông gió.

Đeo các đồ bảo hộ lao động, chống nắng khi làm việc ngoài trời.
- Mặc trang phục mát: Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi.
Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ
khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng
này có thể hấp thụ nhiệt. Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính

mát để bảo vệ mắt.
- Giữ nhà cửa thông thoáng: Cần mở cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng
hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa
nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà. Bật quạt hoặc máy
điều hòa không khí nếu có và lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các
thiết bị này tỏa nhiệt nóng.
- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm các thiết bị làm mát: Sử dụng các thiết bị làm mát
trong những ngày nắng nóng là cần thiết. Tuy nhiên chúng ta phải sử dụng một cách
hiệu quả và tiết kiệm không nên quá lạm dụng. Đặc biệt là cách sử dụng điều hòa nhiệt
độ, không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp so với nhiệt độ môi trường, không để
quạt gió điều hòa quạt thẳng vào người, vừa đi nắng về không nên vào phòng điều hòa
ngay, khi vừa tắt điều hòa phải mở cửa để nhiệt độ trong và ngoài phòng bão hòa mới
ra ngoài để tránh bị sốc nhiệt.

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

8


b) Các biện pháp sản xuất nông lâm ngư nghiệp thích ứng với thời tiết nắng nóng
- Đa dạng và chuyển đổi mùa vụ và giống: Đối với các cây trồng chính và bố trí
phù hợp với khí hậu khô nóng đối với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng;
Chuyển đổi mùa và thời vụ đối với những cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu
tương, lạc và những cây rau màu khác, nên làm nhiều vụ trong năm;
- Lai tạo những giống mới: Sử dụng các công nghệ sinh học tiên tiến để lai tạo
những mới như: công nghệ tế bào, công nghệ gen,…Trên cơ sở lai tạo cây trồng trong
giới hạn cho phép, tiếp tục lai tạo, chọn những giống mới có hiệu quả kinh tế cao và
khả năng chịu hán tốt thích nghi với thời tiết nắng nóng kéo dài;

Sơ đồ tạo cây lai pomato bằng công nghệ tế bào


Sơ đồ tạo cây lai pomato bằng công nghệ tế bào

Sơ đồ tạo giống mới bằng công nghệ gen

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

9


- Nguồn nước và hệ thống thủy lợi: Thường xuyên cải tạo hệ thống các hồ, đập,
kênh, nương. Các hồ phải luôn tích trữ nước hợp lý để chống hạn.
- Canh tác: Canh tác đúng kỹ thuật sẽ giảm thiểu được khí CO2, tăng nguồn hữu
cơ cho đất, tránh được sự xói mòn, làm giảm sự mất mát Nitơ trong đất; Chọn phân
bón tăng khả năng chịu hạn cho cây trồng, giảm phân vô cơ tăng cường phân hữu cơ.
- Chuyển đổi mô hình sản xuất: Chuyển đổi các mô hình sản xuất dựa vào thiên
nhiên là chính sang mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, ít bị ảnh hưởng với
thiên nhiên, thích ứng với khí hậu khô nóng, thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ
sinh oan toàn thực phẩm mà hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà

Mô hình chăn nuôi bò sữa áp dụng công nghệ cao ở Nghệ An
Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

10


- Nâng cao dự báo khí hậu: Nâng cao năng lực dự báo khí hậu ngắn hạn và dài
hạn, đặc biệt là dự báo hiện tượng khí hậu cực đoan El - Nino để giảm thiểu sự mất

mát kinh tế do biến đổi khí hậu. Áp dụng dự báo khí hậu và dự báo El - Nino để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ cho phù hợp với quy luật diễn biến của thời
tiết, khí hậu và thiên tai đối với từng vùng.
c) Các biện pháp tuyên truyền về ý thức trong những ngày gió Phơn gây hạn hán
- Những ngày nắng nóng kéo dài do gió Phơn khô nóng thổi sẽ gây hạn hán nặng,
nước các hồ thủy điện giảm sẽ gây thiết nước sinh hoạt và gieo trồng. Do đó mọi
người dân phải có ý thức bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm nhất. Mặt khác, nhu
cầu sử dụng điện tăng cao. Do đó, chúng ta phải tuyên truyền ý thức cho mọi người
phải sử dụng điện tiết kiệm, tiết kiệm nước, sử dụng các dạng năng lượng sạch khác
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

Sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời
Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

11


Cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng

Thanh niên tích cực tham gia phòng, chống cháy rừng

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

12


Diễn tập phòng, chống cháy rừng

Cán bộ kiểm lâm và người dân đi kiểm tra phòng chống cháy rừng
- Những ngày khô hạn kéo dài sẽ dẫn đến mất mùa người dân rơi vào nghèo đói. Vì

vậy chúng ta cần hỗ trợ chia sẻ với người dân vùng bị hạn hán, đồng thời người người
dân trong vùng bị hạn phải đoàn kết tương trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn.

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

13


Như Thanh, ngày 16 tháng 12 năm 2016
Nhóm trưởng

Cao Văn Huy

Cao Văn Huy, Mai Thị Hương: Lớp 10A1, trường THPT Như Thanh 2

14



×