Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN REN KI NANG NGHE TIENG ANH CHO HS TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.29 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A
TÊN ĐỀ TÀI:

“PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỐT CÁCH PHÁT
ÂM TRONG MÔN TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC”
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với
xu thế toàn cầu hóa thì Tiếng Anh có một vai trò vô cùng quan trọng. Tiếng Anh
là một trong những ngôn ngữ được con người sử dụng phổ biến nhất để giao
tiếp, thông qua đó con người có thể truyền đạt, diễn tả cảm xúc để có thể hiểu
nhau hơn trong các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày giữa các quốc gia
với nhau. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có mối quan tâm lớn đến vấn đề
dạy và học ngoại ngữ. Thủ tướng chính phủ cũng đã ký quyết định QĐ
1400/QĐ – TTg phê duyệt đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc
dân”. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đã đưa môn
tiếng Anh vào giảng dạy cho học sinh ngay từ bậc tiểu học. Và Sở giáo dục đào
tạo Bình Dương cũng đã ra quyết định phê duyệt cho giáo viên tiếng Anh toàn
tỉnh được tham gia lớp bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ trong đề án giáo dục của
tỉnh giai đoạn 2011 – 2016, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lớp kiểm tra
trình độ chuẩn theo khung B2 Châu Âu. Gần đây nhất giáo viên còn tham gia
lớp TKT về phương pháp giảng dạy quốc tế. Quan trọng hơn, giáo viên tiếng
Anh trong tỉnh còn được tham gia lớp tập huấn giảng dạy tại Trường Đại học
Swinburn Australia trong 2 năm gần đây. Điều đó cho thấy mối quan tâm lớn
của các nhà quản lý đối với môn tiếng Anh hiện nay là không thể thiếu trong
nhà trường.
Và bạn có biết ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp với một người nước ngoài
đó chính là cách phát âm trong tiếng Anh của bạn, sẽ không có ai hỏi bạn biết


được bao nhiêu từ vựng hay cần bạn nói những cấu trúc câu phức tạp khi giao
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
1


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

tiếp. Trong một cuộc hội thoại, giao tiếp thực sự đó là có sự tương tác qua lại
giữa 2 bên, nhưng sẽ ra sao nếu người đối diện không hiểu bạn đang nói gì? Do
vậy, chúng ta cần phải học cách phát âm cơ bản và đúng theo giọng bản xứ
ngay từ những ngày đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ của nó. Vì thế, mà việc giúp
cho các em học sinh ở độ tuổi tiểu học làm quen với ngôn ngữ và phát âm đúng
ngay từ những ngày đầu rất là quan trọng và cần thiết. Chúng ta cũng biết rằng,
trẻ em đặc biệt là độ tuổi tiểu học thì sẽ rất nhạy bén trong việc lĩnh hội ngôn
ngữ hơn người lớn rất nhiều. Hiện nay môn tiếng Anh đã được xem là một
trong những môn học chính được dạy đủ cả ở 5 khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) ở
bậc tiểu học. Mục tiêu của môn học này là bước đầu hình thành cho các em học
sinh tiểu học các kỹ năng giao tiếp cơ bản hằng ngày ở trường và trong gia
đình, mà cụ thể là rèn cho học sinh 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, và viết. Trong 4
kỹ năng này thì kỹ năng nào cũng quan trọng, tuy nhiên tôi nhận thấy rằng nói
là kỹ năng quan trọng bởi vì nếu ta nói đúng phát âm đúng thì người khác sẽ
nghe đúng, hiểu đúng được vấn đề và ngược lại. Đó là cơ sở để giao tiếp tốt
trong tương lai. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em
còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc, phát âm còn sai nhiều. Nếu quen nói
sai, đọc sai thì cũng không thể nghe được, hiểu được những gì người khác nói.
Học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn, diễn cảm đã là một vấn đề không
dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa,
chúng ta nhận thấy rằng tiếng Anh rất khó bởi vì ngay cả giáo viên khi chúng ta

học tiếng Anh với nhiều người thì mỗi người lại có một chất giọng khác nhau
nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm. Thậm chí ngay cả người bản
xứ cũng phát âm theo nhiều chất giọng khác nhau tùy vào vùng miền của họ.
Cũng giống như người Việt Nam chúng ta phát âm tùy theo 3 miền. Thêm vào
đó, vì đa phần giáo viên chỉ đọc theo quán tính từ trước đến nay nên nhiều khi
cũng ít tra lại từ điển xem có chính xác hay chưa, dẫn đến hệ quả là học sinh
cũng đọc chưa chính xác và cũng có phần ngại đọc. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn
đề tài “Phương pháp hướng dẫn học sinh học tốt cách phát âm trong môn tiếng
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
2


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Anh ở tiểu học” nhằm góp một phần nhỏ trong quá trình dạy học của tôi cùng
các đồng nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp hướng dẫn học sinh học tốt cách phát âm trong môn tiếng
Anh ở tiểu học.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Học tốt cách phát âm trong môn tiếng Anh ở tiểu học, cụ thể là học sinh
lớp 3 và lớp 5 của trường TH Vĩnh Hòa A.
4. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh nắm được cách phát âm một cách cơ bản nhất từ đó định
hướng cho việc học 4 kỹ năng một cách hiệu quả nhất.
- Giúp giáo viên phần nào giảm thiểu được tình trạng học sinh ngại đọc
và hứng thú tham gia vào các tiết dạy có ngữ âm.
II. Nội dung:

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói
riêng, cũng như các bộ môn học khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra
cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình
nhằm phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học, làm cho học sinh ở lứa tuổi
này được tiếp cận với những cái mới, kiến thức hiện đại cùng với sự phát triển
chung của xã hội.
Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong
môi trường giao tiếp giữa thầy và trò còn rất nhiều hạn chế: dạy học trong một
tập thể lớn (thông thường một lớp có từ khoảng 35 học sinh trở lên), trình độ
nhận thức của mỗi học sinh khác nhau. Chính vì những điều này làm cho người
giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cũng như rèn
luyện kĩ năng cho học sinh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
3


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi thấy các em tiếp cận với ngôn ngữ một
cách gượng gạo, và khi đọc được một bài đọc là rất khó khăn. Vì thế tôi đã áp
dụng một số biện pháp để giúp các em hiểu được và quan tâm đến việc học phát
âm dễ dàng hơn, đọc một bài đọc hiệu quả hơn. Để dạy một bài đọc như thế nào
là tốt nhất và sử dụng những kỹ năng nào là hiệu quả nhất. Đó chính là mối
quan tâm lớn nhất của tôi.
2. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm sâu sát của ngành, BGH nhà trường trang bị CSVC
tương đối đầy đủ, bên cạnh đó lại được trang bị 2 phòng nghe nhìn riêng phục
vụ tốt cho công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với học
sinh, tranh ảnh đẹp.
- Giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh thiết thực từ máy tính,
mạng internet qua sự phát triển của CNTT.
- Giáo viên được tập huấn và tham gia thao giảng cụm theo kế hoạch của
Phòng giáo dục tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm với nhau.
b. Khó khăn :
- Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít
học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không
tập đọc, tập viết thường xuyên. Đến khi giáo viên yêu cầu làm bài hoặc trả bài
các em sẽ không thể thực hiện được.
- Hơn nữa, vì đây là môn ngoại ngữ, nên không phải phụ huynh nào cũng
biết và hỗ trợ cho các em thêm khi ở nhà.
- Đa phần học sinh vùng nông thôn, và số lớn là dân nhập cư, các bậc phụ
huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em và họ cho rằng học tiếng
Anh lúc này là chưa cần thiết.
- Cơ hội thực hành tiếng Anh ít, các em chỉ được tiếp xúc ở trường mà
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
4


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

không có cơ hội tiếp xúc trong giao tiếp hằng ngày nên việc nhớ cách phát âm
từ, nhấn trọng âm ở những chỗ nào hoặc để giao tiếp trôi chảy ngôn ngữ là rất

khó khăn.

3. Các giải pháp:
3.1. Khảo sát đối tượng:
Trong năm học 2016-2017, tôi được phân công giảng dạy môn tiếng Anh
khối 3 và 5 của trường. Qua quan sát theo dõi tình hình học tập của lớp vào đầu
năm học, tôi thấy phần lớn các em còn ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều sai
sót và tôi đã tiến hành khảo sát học sinh, kết quả như sau:
Khối

Tổng số
học sinh

Phát âm tốt

Phát âm

Phát âm chưa

tương đối tốt

đúng

Khối 3

175

40

87


48

Khối 5

152

30

58

64

3.2. Luyện đọc bảng chữ cái:
Phát âm đúng bảng chữ cái tiếng Anh là rất quan trọng trong việc giúp
học sinh đọc chuẩn, đọc đúng từ, đây là bước cơ bản trong việc làm quen với
ngoại ngữ. Trong bảng chữ cái tiếng Anh có 5 nguyên âm là: a, e, i ,o, u và 21
phụ âm.Vì vậy, điều trước tiên là tôi sẽ giúp học sinh nắm được cách đọc của
từng chữ cái tiếng Anh trong bảng:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
5


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

3.3. Luyện đọc nguyên âm - phụ âm:
Để đọc tốt, học sinh cần phải nắm vững cách đọc các nguyên âm, phụ âm

trong tiếng Anh. Và tôi tiến hành hướng dẫn học sinh đọc như sau:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
6


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách đọc của một số từ khi đứng
trước nguyên âm để các em đọc đúng và không mắc lỗi khi gặp phải.
Ví dụ: The apple / ðI / /ˈæpl / ( thông thường thì “the” ta vẫn đọc là / ðə/)
3.3.1. Âm vô thanh – hữu thanh:
Tôi cũng chú trọng dạy và hướng dẫn cho các em cách phát âm từng âm
như thế nào, đặc biệt trong các tiết dạy “ Practice the alphabet” của bài Let’s
build.
Ví dụ: khi hướng dẫn các em cách phát âm /b/, /k/ và /s/ trong bài Let’s
build lớp 3 trang 16 với các từ bug, box, cat, computer, circle, ... tôi hướng dẫn
học sinh cách đọc đúng các âm trước và kết hợp dùng những hình ảnh minh họa
giúp các em dễ đọc hơn:
Hình minh họa âm /b/

- Sau khi các em làm quen được với âm, tôi bắt đầu hướng dẫn cho các em
cách đọc âm đó trong các từ như: bug, box, ....

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
7



Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Tương tự, tôi giúp các em làm quen với các âm /k/ và /s/ và hướng dẫn
các từ còn lại như: cat, computer, circle, circus,...

Hình minh họa âm /k/

Hình minh họa âm /s/
3.3.2. Phương pháp có hình ảnh sinh động:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
8


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Phương pháp có hình ảnh sinh động là một phương pháp dạy học phát âm
tiếng Anh cho học sinh rất hiệu quả. Để thực hiện, tôi thường mở những trang
youtube về ngữ âm cho các em xem một cách cụ thể tạo sự chú ý, xem những
video trên Easy dialogue for kids.com để các em tự thực hành những bài hội
thoại và hát những bài hát tiếng Anh.

- Ngoài ra, tôi còn vận dụng thêm trò chơi nghe và tìm đúng những âm
trong tiếng anh giúp các em nhớ và có sự liên tưởng.

- Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến khích các em (học sinh lớp 5: có thể sử
dụng máy tính thành thạo) hoặc một vài phụ huynh học sinh hướng dẫn cho các

em tự tra cách phát âm từ mới ở nhà trên trang từ điển Oxford.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
9


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Thêm vào đó, tôi cũng khuyến khích các em xem những bộ phim hoạt
hình Tiếng anh như: Magic English, Go Go,... trên Youtube, và xem HI5 trên
TV mỗi tối chủ nhật. Vừa tạo cảm giác thư giãn đầu óc cho các em vừa giúp các
em làm quen với cách phát âm của người bản xứ , hình thành dần trong các em
sự nhạy bén khi nghe người khác phát âm.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
10


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Tôi còn lồng vào tiết dạy trang web Quizlet.com để giúp các em vừa
được xem hình ảnh trực quan về từ vựng vừa nghe cách phát âm của người bản
xứ. Hơn thế nữa, còn có nhiều trò chơi sinh động trong đó giúp các em cảm
thấy thoải mái tự tin tham gia các hoạt động bổ ích thiết thực trong tiết học.
Gravity game in Quizlet.com


3.4. Dấu nhấn:
Dấu nhấn trong tiếng Anh cũng rất quan tr ọng vì nếu ta nhấn trọng âm
từ đó mà chưa đúng chỗ thì người nghe sẽ hiểu sang một từ loại khác. Do đó ta
cũng cần phải hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn - tức là phần âm tiết đó
được đọc mạnh hơn. Dấu nhấn thường dùng khi từ đó có hơn một âm tiết.
VD: hello / hә'lәu /
3.4.1. Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ hai.
VD: notebook / 'nәutbuk /
3.4.2. Dấu nhấn trong cụm từ và câu.
Eg: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t /
3.5. Ngữ điệu:
Ngữ điệu là “âm nhạc” của ngôn ngữ, chính là âm lên và xuống khi
chúng ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa, đặc biệt
trong việc diễn tả thái độ của chúng ta (ngạc nhiên, vui buồn....)
Trước hết, ta sẽ hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
11


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

+ Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions:
- Is your book big ?
- Do you have a camera ?
+ Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh
và câu hỏi: WH- question:
- What's this ?
- It’s a pencil.

3.6. Cách đọc khi thêm "s" và "es":
- Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì
số nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số
nhiều thêm s cũng đọc /iz /.
Eg: finish / 'finiſ /

;

Sentence / sentәns / ;

finishes / 'finiſiz /
sentences / sentәnsiz /

- Cách đọc / s / : Những từ có tận cùng bằng p, t, f, k, /θ/ thì đọc /s/
Ex: A book / buk /

; books / buks /

- Cách đọc / z / : còn lại ta đọc là /z/.
Ex:

please / pli:z /

* Một số từ thông dụng, khi viết là "s" nhưng đọc thành "z" mà ta rất hay
dễ nhầm:
IS

THESE
THOSE


HIS
EASY
BECAUSE

AS
WAS

3.7. Cách đọc đuôi có “ ed”
- Đối với các động từ có tận cùng là t và d, khi thêm ed, ta đọc là /id/
VD: decided, painted, wanted, needed,…
- Khi động từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh /p/, /f/, /k/, /s/,
/∫/, /ʧ/. VD: talked, thanked, stoped, laughed,…
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
12


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Còn lại ta đọc là /d/. VD: played, advised,moved, opened, …
3.8. Các nguyên âm khó: Đặc biệt nguyên âm: /æ/, ví dụ như cat /kæt/,
hand / hænd/,...
- Chúng ta có những nguyên âm đôi trong tiếng Anh, bao gồm:
3.8.1. Năm nguyên âm đôi mở miệng từ to đến nhỏ:
ɑɪ : đọc giống âm “ai” . ví dụ: my, fine, five, ...
ɑʊ : đọc giống âm “au” . ví dụ: house, now, cow, ...
eɪ : đọc giống âm “ê” . Ví dụ: name, stay, okay, ...
əʊ : đọc giống âm “ô” . ví dụ: moment, home, phone, ...
ɔɪ : đọc giống âm “oi” . ví dụ: destroy, enjoy, avoid, ...

3.8.2. Ba nguyên âm đôi mở miệng từ nhỏ đến to:
ɪə : đọc giống âm “ia ờ” . ví dụ: here, near, ....
ʊə : đọc giống âm “ua ờ” . ví dụ: tour, your, poor, ...
eə : đọc giống âm “e ờ” . ví dụ: bear, care , wear, ...
3.8.3. Các phụ âm khó:
- Âm /ʃ/: khi đọc phải nâng cao vòm ngạc mềm để luồng hơi có thể đi qua
vòm miệng. Mặt trên lưỡi và chân răng tạo thành một khe nhỏ hẹp khi
luồng hơi đi qua (cảm giác giống khi phát âm “S-sờ nặng” của Việt Nam).
Ví dụ: she, sheep, show,.....
- Âm /tʃ/: đọc giống tr của tiếng việt. Ví dụ: chicken /ˈtʃɪkɪn/,
cheese /tʃiːz/,....
- Âm /θ/: đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng phía trước. đẩy luồng hơi ra
ngoài qua răng và đầu lưỡi. Giống khi ta đọc âm th của Việt Nam. Ví
dụ: think, thank,...
- Âm /ð/: được phát âm tương tự như khi phát âm /θ/, dùng giọng tạo ra
âm rung trong vòm miệng. Giống khi ta đọc âm đ của Việt Nam. Ví dụ: this,
that,....

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
13


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Âm /dʒ/: đầu tiên đầu lưỡi chạm vào phầm vòm miệng phía trước để ngăn
luồng hơi lại một thời gian ngắn. Dần dần hạ lưỡi xuống để luồng hơi thoát
ra ngoài, một âm xát nổ sẽ được tạo ra một cách tự nhiên sau đó. Ví dụ:
July /dʒuˈlaɪ/.

- Âm /ʒ/: đọc giống “gi” của tiếng việt. Ví dụ: television /ˈtelɪvɪʒn/,
division / dɪˈvɪʒn/
Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên
cạnh đó luôn khuyến khích các em đọc bằng cách học ở nhà.
4. Kết quả:
Sau một thời gian áp dụng " Phương pháp hướng dẫn học sinh học
tốt cách phát âm trong môn tiếng Anh ở tiểu học" Với sự nhiệt tình của Giáo
viên, tận tâm yêu nghề, luôn tìm nhiều biện pháp, khơi gợi sự yêu thích tiết học,
tạo sự hào hứng dẫn dắt các em vào tiết học. Ngoài việc hướng dẫn cách đọc,
luôn tạo cho học sinh thoải mái tâm trạng khi đọc tiếng Anh, việc học của các

em đã cải thiện đáng kể. Phần lớn các em đều thích học và đọc tiếng Anh. Đến
cuối học kì I năm học 2016 – 2017 tôi tiến hành khảo sát học sinh và tôi thu
được kết quả như sau:

Khối

Tổng số
học sinh

Phát âm tốt

Phát âm

Phát âm chưa

tương đối tốt

đúng


Khối 3

175

63

100

12

Khối 5

152

56

82

14

Với kết quả như trên ta thấy số học sinh phát âm chưa đúng đã giảm đáng
kể so với đầu năm.
III. Kết luận:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
14


Sáng kiến kinh nghiệm


TH Vĩnh Hòa A

Qua cách học mà chơi, chơi mà học đã tạo được không khí vui vẻ hào
hứng, thoải mái, cởi mở chân tình giữa thầy và trò, có như vậy tôi mới nắm bắt
những điều các em thắc mắc để giải quyết. Giáo viên phải nghiên cứu nắm
vững chương trình, nội dung bài học, nắm vững kiến thức sư phạm để luôn luôn
tạo ra phương pháp mới nhằm giảng dạy cho học sinh đạt hiệu quả.
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc kết và rút ra được một số kinh nghiệm
nhỏ và kết quả thu được rất đáng kể. Số học sinh đọc kém, đọc chậm trong lớp
giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những
giờ học tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em
luyện ngữ điệu rất hay lại phát âm chuẩn hơn. Và bước đầu tiên vào học môn
tiếng Anh đã khởi sắc. Cũng là yếu tố quan trọng để các em học ở các chương
trình khác nhau.

Trên đây là những " Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong
môn tiếng Anh ở tiểu học" mà tôi đã đưa ra. Cá nhân tôi nghĩ, đây cũng là một
vấn đề rất được quan tâm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô để tôi có thể trau dồi chuyên môn hơn nữa trong quá trình
giảng dạy.

Vĩnh Hoà, ngày 03 tháng 01 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Hồng Nga
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
15



Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
16


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
17



Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
18


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A


MỤC LỤC
Trang
I. Phần mở đầu: ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu : ..........................................................................3
II. Nội dung : ....................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................3
2. Thực trạng vấn đề ...................................................................................4
3. Các giải pháp: .........................................................................................5
4. Kết quả đạt được...................................................................................13
III. Kết luận: ..................................................................................................14

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
19


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
20



×