Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Một số vấn đề chung về HD TNST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.95 KB, 6 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Người chuẩn bị : Bùi Ngọc Diệp
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

1.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế
hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những
cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, kế hoạch giáo dục bao
gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động
giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài
giờ dạy học các môn học. Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm cả hoạt
động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).
Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: hoạt động tập thể (sinh hoạt
lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp
được tổ chức theo các chủ đề giáo duc; hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp
THCS và cấp THPT) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và định
hướng nghề nghiệp; hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp THPT) giúp học sinh
hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an
toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình
thành và phát triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ
năng sử dụng công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản
phẩm đơn giản.



Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục (theo nghĩa
rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Như vậy: hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học
sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ
năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động
được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp
của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12
giúp học sinh vận dụng những tri thức kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà
trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn đời sống một cách sáng
tạo.Bên cạnh việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của
chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn tập trung hình thành,
phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh: năng lực tổ chức hoạt động, năng lực
tổ chức và quản lí cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng
lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm phần bắt buộc (bao gồm cả
các hoạt động tập thể) và tự chọn, được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, hoặc
đồng tâm kết hợp với tuyến tính. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
xây dựng hình thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau
dựa trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản xuất, khoa học công nghệ, giáo dục,
văn hóa, chính trị xã hội, … của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để
học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
tập trung vào việc hoàn thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kĩ năng
sống… thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh được bước vào cuộc sống xã hội,
được tham gia các dự án học tập, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động,
các loại hình câu lạc bộ khác nhau,… Bằng hoạt động trải nghiệm bản thân, mỗi



học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động
cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám
phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức
cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt ở giai đoạn này,
mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số
năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp , chương trình hoạt động trải
nghiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình
thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn . Học sinh sẽ được đánh giá về
năng lực, hứng thú,.. và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở
giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải
nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sử dụng các hình thức và phương pháp chủ
yếu sau: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/tình nguyện, diễn đàn,
giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động,..
Đánh giá năng lực của học sinh từ hoạt động trải nghiệm snags tạo chủ yếu
bằng phương pháp định tính thông qua quan sát hành vi và thái độ; bảng điểm, tự
lận và hồ sơ hoạt động,…
Ngoài hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nêu trên, trong từng môn học
cũng coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp
với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học.
2.

Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1.
Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động.

Hoạt động TNST là hoạt động được thực hiện phối hợp một cách hợp lý cả
hai khâu trải nghiệm và sáng tạo.

Hoạt động TNST tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn để tích
lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo
cách của riêng mình, đó đã được gọi là sáng tạo cảu bản thân học sinh. Hoạt động


TNST có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh ở tất cả các khâu
của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá
kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ
hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo; được
đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân,
được tự đánh giá và dánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và
của bạn bè…
2.2.

Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao.
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp,
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục
như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị
sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao
thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống
HIV/AIDS và tệ nạ xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên
cứu… Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc
sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận
dụngvào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng thuận lợi hơn.
Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọn một số hoạt động
chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển
năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.
2.3.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức đa

dạng

Hoạt động TNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi,
hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối,
tiểu phẩm, kịch tham gia…), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các
công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật…Mỗi một hình thức hoạt động trên đều
tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức
đa dạng , phong phú mà việc giáo dục hoạc sinh được thực hiện một cách tự nhiên,
sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm


tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế,
tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều
có cơ hội thể hieenh sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính
hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. Sự đa dạng của hình thức
trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện giáo dục phân hóa.
2.4.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường.
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần thu hút sự
tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội,
ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến
học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đại phương, các nhà hoạt động xã hội, những
nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế…
Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng
hoạt động mà sự tham gia cảu các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có
thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau ( có thể hỗ

trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt dộng hoặc đóng góp về chuyên
môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động trải nghiệm
sáng taọ taọ điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực
lượng giáo dục; dược lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất
lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các
hình thức học tập khác không thực hiện được
Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng
nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách là mục tiêu quan trọng của
hoạt động học tập. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua
trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể


trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc… Những điều này chỉ thực sự có
được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ
mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường
không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý…
Tóm tại hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương thức học hiệu quả, nó
giúp hình thành năng lực cho người học. Phương pháp trải nghiệm có thể thwujc
hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế xã hội…
Hoạt động trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy
trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt
hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua hoạt động trải
nghiệm.



×