Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM 2016 - 2017 - TOAN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.28 KB, 13 trang )

Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc

I . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài :
Năm học 2016 – 2017 là năm học tiếp tục thực hiện thực hiện nhiều biện pháp đổi
mới phương pháp dạy học, để đáp ứng chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục phổ thông trong những năm học tới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Các cấp
trong ngành giáo dục đã triển khai rất nhiều chuyên đề, hội thảo bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên đứng lớp về đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương
pháp dạy học được xem là công việc cốt lõi và khó khăn nhất mà giáo viên phải thực
hiện. Đòi hỏi giáo viên phải mạnh dạn và quyết tâm đổi mới, làm việc nhiều hơn, đọc
thêm nhiều tài liệu liên quan để phục vụ cho bài dạy.
Qua thực tế giảng dạy ở nhà trường T.H.C.S nhất là lại giảng dạy bộ môn toán
tôi thấy rằng: Môn toán là một trong những môn học quan trọng mà giáo viên cần
tiến hành sự đổi mới trong cách dạy, cách truyền thụ kiến thức . Bởi toán là môn học
mà kiến thức thường “khô khan”, khó đối với học sinh. Nên thường làm cho các em
chán nản, không có hứng thú học tập, nhất là những học sinh có học lực trung bình
và yếu. Cho nên đến giờ học toán thì tiết học thường diễn ra khá buồn, cứng nhắc,
không khí tiết học hay nặng nề,… Học sinh học tập một cách thụ động. Để phần nào
đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy nói chung và chất lượng giảng dạy bộ môn toán nói riêng theo tinh thần đổi mới
chương trình và sách giáo khoa trong những năm học sắp tới, thì giáo viên phải tìm
ra cách dạy phù hợp để hướng dẫn học sinh học như thế nào mà hiệu quả mang lại
cao nhất là cả một vấn đề lớn cần được giáo viên chú trọng tìm cách thực hiện.
Thấy được thực tế đặt ra như trên, với mong muốn được góp một phần kinh
nghiệm của bản thân vào việc đổi mới phương pháp dạy học toán trong những năm
học tới. Tôi quyết định chọn đề tài : “Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú

học toán cho học sinh lớp 7 qua bài toán hình học “Con cá”-Tính số đo
góc’’


Tôi thấy rằng bài toán hình học 7 - “Con cá ” khi được giải quyết sẽ góp phần
khơi dậy niềm đam mê học toán cho học sinh , nhất là học hình học là phân môn mà
học sinh cho là khó nhất khi đi học. Hy vọng đề tài này sẽ góp được một phần nhỏ

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
1


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
kinh nghiệm của bản thân vào việc đổi mới phương pháp dạy học toán T.H.C.S trong
thời gian tới.
2. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp dạy học toán 7 .
- Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 7 trong nhà trường T.H.C.S.
- Thời gian thực hiện : năm học 2016 - 2017.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của việc đổi mới phương pháp học
toán, giải toán hình học đối với học sinh lớp 7, thông qua các bài tập liên quan đến
bài tập hình học : “Con cá’’- hình học 7.
4. Giả thiết nghiên cứu:
- Nếu không được giáo viên giảng dạy bổ sung các kiến thức liên quan và cách
tiếp cận dạng toán này thông qua các bài học trên lớp, học sinh sẽ tiếp thu bài không
chắc chắn, không hứng thú học toán , tìm tòi , phát hiện kiến thức mới , liên quan,
phát triển bài toán ,…, không đáp ứng được yêu cầu giáo dục đặt ra.
- Nếu được giáo viên giảng dạy vận dụng đầy đủ các dạng toán liên quan vào
giảng dạy trong các bài học thì học sinh sẽ được trang bị kiến thức tổng hợp đầy đủ
góp phần tạo hứng thú, đam mê học toán và phát triển toàn diện nhân cách trong thời
đại mới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu :

5.1: Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp giảng dạy toán T.H.C.S.
- Nghiên cứu chương trình toán T.H.C.S .
- Nghiên cứu tính hiệu quả của phương pháp dạy học : vận dụng kiến thức
quan , mở rộng vào giảng dạy toán lớp 7.
5.2 : Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận : phương pháp dạy học toán T.H.C.S hiện nay.
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra trực tiếp thông qua giờ dạy trên lớp.
Điều tra gián tiếp thông qua phiếu học tập .

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
2


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài :
Đề tài này áp dụng vào đổi mới phương pháp dạy học toán trong nhà trường
T.H.C.S theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục phổ thông sắp được
triển khai. Sẽ góp phần bồi dưỡng tư duy mới cho học sinh, giúp các em có hứng thú
học tập , say mê tìm tòi cái mới, từ đó dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các kiến
thức bộ môn ở những lớp tiếp theo .

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.CƠ SỞ KHOA HỌC:
1.1: Cơ sở lí luận :
Với sự phát triển chung của xã hội và cuộc sống ngày càng hiện đại nền giáo
dục nước ta phải ngày càng đổi mới để đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội và đất nước
đổi mới. Thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cấp bách cần đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục phổ thông trong những năm tới. Trong đó chú trọng đến tinh giản các môn

học, tăng tính thực tiễn ,… Cho nên việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
phương pháp dạy học toán nói riêng cần đáp ứng tinh thần đổi mới trên. Vì vậy mà
việc vận dụng các kiến thức liên quan đến một bài tập cụ thể vào giảng dạy để tạo
hứng thú và say mê học cho học sinh là một trong những phương pháp dạy học cần
được triển khai nhằm đánh giá tính hiệu quả của nó, trước khi triển khai đại trà vào
sách giáo khoa và chương trình mới.
1.2: Cơ sở khoa học :
Đối với học sinh lớp 7 ở nhà trường T.H.C.S khi học xong các kiến thức về
đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc ,… Các em đã có được một số kiến
thức cơ bản về hình học nhiều hơn so với lớp 6. Tuy nhiên khi làm bài tập thì học
sinh lại gặp nhiều khó khăn, ngay cả những học sinh khá, giỏi. Cho thấy kĩ năng giải
bài tập hình học của các em còn yếu và cần được rèn luyện nhiều hơn nữa thông qua
sự hướng dẫn của giáo viên.
Khi học đến lớp 7 học sinh đã có nhu cầu học tập và khám phá cái mới nhiều
hơn, nhất là những học sinh học khá ,giỏi môn toán thì các em luôn có ý thức tìm tòi
thêm các bài toán mới. Nhất là các bài tập hình học, sẽ là những bài tạo cho các em
niềm say mê và hứng thú tìm tòi nhiều hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
3


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
1.3: Cơ sở thực tiễn:
1.3.1: Tính chất hai đường thẳng song song:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b song song với nhau thì :
Hai góc so le trong bằng nhau;

c


a

Hai góc đồng vị bằng nhau;

A
b

Hai góc trong cùng phía bù nhau;

B

1.3.2: Ba đường thẳng song song :
+) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song
song với nhau.
+) Một đường thẳng song song với một trong hai đường thẳng song song thì sẽ
song song với đường thẳng kia.
1.3.3 : Tổng ba góc của một tam giác:
- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
1.3.4 : Góc ngoài của một tam giác :
- Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU:
2.1: Bài toán mở đầu:

x

A

Bài toán 1: Cho hình vẽ ( hình 1) biết Ax // By ,

C

·
·
= 400; CBy
= 500 .
CAx
·
Tính góc ACB
bằng cách xem nó

B

y

Hình 1

là góc ngoài của một tam giác?
Giải :
Kéo dài AC cắt By tại D ( hình 2) .
·
µ = 500 ( hai góc so le trong )
Vì Ax // By => BDC
=A

x

A

·

Ta có ACB
là góc ngoài của tam giác BCD nên:

C

·
·
·
+ CDB
= 400 + 500 = 900
= CBD
ACB
B

D
Hình 2

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
4

y


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
·
*Nhận xét : Nếu bài toán không có yêu cầu phải tính góc ACB
bằng cách xem nó là

góc ngoài của một tam giác thì ta thường giải cách khác , đó là kẻ qua C một đường

thẳng song song với Ax, rồi sử dụng tính chất góc so le trong để tính góc ACB.
Bây giờ ta xét bài toán tương tự như bài toán mở đầu gọi là bài toán “đầu cá”:
2.2: Bài toán “đầu cá”:
·
·
Bài toán 2: Cho hình vẽ ( hình 1) biết ACB
> CAx
và Ax // By . Chứng minh rằng
·
·
·
= CAx
+ CBy
?
ACB

Giải : Trên nữa mặt phẳng bờ AC chứa tia CB, vẽ tia Cm //Ax ( hình 3).
x

A

Vì Ax // By nên Cm // By .
·
·
·
·
= ACm
; CBy
= BCm
( so le trong)

CAx

m

C

·
·
·
·
Vậy : CAx
+ CBy
= ACm
+ BCm
( 1)
·
·
·
·
Theo giả thiết ACB
> CAx
nên ACB
> ACm

B

Hay tia Cm nằm giữa hai tia CA, CB do đó:

y


Hình 3

·
·
·
= ACm
+ BCm
(2)
ACB
·
·
·
Từ (1) và (2) => ACB
= CAx
+ CBy
( đpcm )
·
·
*Nhận xét 2:- Bài toán 2 cho chúng ta biết mối quan hệ giữa hai góc CAx
, CBy
với
·
, không phụ thuộc vào số đo của góc như ở bài toán 1.
ACB

- Mối chốt của lời giải là việc kẻ thêm đường phụ Cm // Ax.
- Đối với học sinh lớp 7 mới được tập dượt về chứng minh hình học, nhất là kiến
thức ở chương I – Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song, thì đây là một
bài toán hay. Nếu giáo viên biết khai thác, mở rộng, phát triển bài toán theo nhiều
hướng khác nhau sẽ cho học sinh nhiều bài toán thú vị , kích thích sự đam mê ,tìm tòi

của học sinh.
·
·
Bài tập 1: Cho hình vẽ ( hình 4) Biết a // b ; OAa
= 380; OBb’
= 1320.
A

·
Tính số đo góc AOB
?

HDG:

a
O

Sử dụng kết quả của bài toán “đầu cá”( bài toán 2)
b’

B
Hình 4

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
5

b




Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
·
·
·
Chỉ cần tính được OBb
là góc kề bù với OBb’
( OBb
= 480 )
·
Từ đó tính được : AOB
= 380 + 480 = 860.
µ = 1320.
Bài tập 2: Cho hình vẽ ( hình 5) , biết a // b ; Cµ = 440 ; D
·
Tính số đo của góc COD
?
a

a

C

C
m

O

O
n

D

b

D

b

Hình 6

Hình 5

·
HDG: Áp dụng kết quả bài toán “đầu cá” và bài tập 1 ở trên ta có thể tính góc COD

bằng một trong hai cách :
·
Cách 1: Kẻ qua O tia Om // a ( hình 6 ) => COm
= Cµ = 440 ;
·
·
µ = 1800 – 1320 = 480 ( mOD
µ là hai góc trong cùng phía)
= 1800 - D
và D
mOD
·
·
·
Từ đó suy ra : COD

= COm
+ mOD
= 440 + 480 = 920.
·
Cách 2: Vẽ Om // a và tia Dn là tia đối của tia Db ( hình 6) , ta có : ODn
là góc kề
·
·
·
µ nên : ODn
µ = 1800 – 1320 = 480 ; ODn
bù với góc D
= 1800 - D
so le trong với mOD
·
·
·
·
·
nên : mOD
= ODn
= 480 . Từ đó suy ra : COD
= COm
+ mOD
= 440 + 480 = 920.

*Kết luận 1: Bài toán “đầu cá ” là bài toán cơ bản học sinh dễ khám phá ra cách giải
và giải được. giáo viên có thể thay đổi một số yếu tố về số đo góc của các góc đã cho
để có những bài toán tương tự để học sinh giải và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Chúng ta tiếp tục đi đến bài toán về “thân cá”

2.3 Bài toán “ thân cá ”:
·
·
Bài toán 3: Cho hình vẽ ( hình 7 ) , biết Ax // By và CAx
+ ACB
> 1800 .
·
·
·
Chứng minh rằng : CAx
+ ACB
+ CBy
= 3600
A

x

x’

C

A

x

C
y
B
Hình 7


A

x
m

C

y’

y
B

Hình 8

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
6

y
B

Hình 9


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
Giải :
Cách 1: Kẻ tia đối Ax’ của tia Ax và By’ của tia By ( hình 8)
·
·
·

Theo kết quả bài toán 1 , ta có : ACB
= x’AC
+ y’BC
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
=> CAx
+ ACB
+ CBy
= CAx
+ x’AC
+ y’BC
+ CBy
= ( CAx
+ x’AC
) +( y’BC
+ CBy
)

= 1800 + 1800 = 3600.
Cách 2: Kẻ tia Cm // Ax . vì Ax // By nên Cm // By ( hình 9)
·

·
·
·
và ACm
là hai góc trong cùng phía nên : CAx
+ ACm
= 1800 ( 1)
CAx
·
CBy


·
·
·
là hai góc trong cùng phía nên : BCm
+ CBy
= 1800 ( 2)
BCm

·
·
·
Vì Cm nằm giữa hai tia CA, CB nên : ACB
= ACm
+ BCm
( 3)
·
·
·

·
·
·
·
Từ (1), (2) và ( 3) ta có : CAx
+ ACB
+ CBy
= CAx
+ ACm
+ BCm
+ CBy
=
·
·
·
·
( CAx
+ ACm
) + ( BCm
+ CBy
) = 1800 + 1800 = 3600 .

·
·
> ACB
Bài toán 4: Cho hình vẽ ( hình 10 ), biết Ax // By và CBy
.
·
·
·

Chứng minh rằng : CBy
= xAC
+ ACB
?
A

x
y

y

B

C

A

x
B

Hình 11
m

Hình 10

C

Giải : Kẻ Cm // Ax ( hình 11 ) , vì Ax // By nên Cm // By .
·
·

Ta có : xAC
= ACm
( hai góc so le trong ) ( 1)
·
·
·
BCm
= ACB
+ ACm
( vì tia CA nằm giữa hai tia CB và Cm ) ( 2)
·
·
Và CBy
= BCm
( Hai góc so le trong ) ( 3 )
·
·
·
= xAC
+ ACB
Từ (1) , (2) và (3) => CBy
.

Cũng từ bài toán 4 ta lại có thể có bài toán sau :

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
7


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7

qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc

·
·
> ACB
Bài toán 5 : Cho hình vẽ ( hình 12 ), biết Ax // By và CBy
. Chứng minh rằng :
·
·
·
CAx
+ CBy
− ACB
=1800 ?
A
y

x

A

B

y

x

B
m


C

Hình 12

Hình 13

C

Giải : Kẻ Cm // Ax ( hình 13 ) , vì Ax // By nên Cm // By .
·
·
Ta có : CAx
+ ACm
=1800 ( Hai góc trong cùng phía ) ( 1)
·
·
= BCm
và CBy
( hai góc so le trong ) ( 2)
·
·
·
Mặt khác : BCm
= ACB
+ ACm
( vì tia CA nằm giữa hai tia CB và Cm )
·
·
·
= BCm

− ACB
=> ACm
( 3)
·
·
·
Từ ( 2) và (3) => ACm
= BCy
− ACB
( 4)
·
·
·
+ CBy
− ACB
=1800 .
Thay (4) vào ( 1) ta được : CAx
·
·
*Kết luận 2: Qua một số bài toán “ thân cá” với giả thiết cho CBy
> ACB
để chúng ta

có thể áp dụng cách kẻ Cm // Ax để tính tổng các góc. Chúng ta có thể đổi giả thiết
và kết luận của các bài toán 4, bài toán 5 sẽ được những bài tập chứng minh song
song khó hơn.
2.4. Bài toán “ đuôi cá”
·
·
·

·
Bài toán 6: Cho hình vẽ ( hình 13) chứng minh rằng : ACB
= MAC
+ MBC
+ AMB
?
A

A

m

y

C
M

y

C
M

x

B

B

Hình 14


Hình 13

Giải : Nối CM kéo dài về phía C , tia Cm ( hình 14).
·
·
·
·
Xét ∆ ACM có ACm
là góc ngoài tại C nên : ACm
= MAC
+ AMC
( 1)

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
8

x


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
·
·
·
·
= MBC
+ BMC
Xét ∆ BCM có BCm
là góc ngoài tại C nên : BCm
( 2)

·
·
·
Vì tia Cm nằm giữa hai tia CA , CB nên : ACB
= ACm
+ mCB
( 3)
·
·
·
= AMC
+ BMC
Vì tia MC nằm giữa hai tia MA,MB nên: AMB
( 4)
·
·
·
·
Thay ( 1) và ( 2) vào ( 3) và kết hợp với ( 4) ta được : ACB
= MAC
+ MBC
+ AMB
.

*Kết luận 3: Bài toán “ đuôi cá ” là một trong những dạng toán khó nhất của bài
toán “con cá” nó đòi hỏi học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên đây
vẫn là một dạng toán không làm khó được học sinh khi các em đã nắm vững các kiến
thức cơ bản.
Sau đây chúng ta đi xét bài toán “con cá ” hoàn chỉnh:
2.5. Bài toán “con cá ”:

·
·
·
= 150 ; BHI
= 200 ; CBG
= 500 ;
Bài toán7: Cho hình vẽ ( hình 15 ) ,biết : CD // GF ; BAI
·
·
CDE
= 450 ; EFG
= 300 . Tính x,y,z ?
C

D

y

A
x

I

B

E
y

G


H

z
F

Hình 15

*Nhận xét : Nếu học sinh chưa được rèn luyện qua các bài tính số đo góc “đầu cá” ;
“thân cá”; “đuôi cá ” thì khi gặp bài toán “con cá ” hoàn chỉnh này học sinh sẽ gặp
khó khăn ngay. Tuy nhiên vì đã được rèn luyện các dạng toán riêng rẽ trên , nên khi
gặp bài toán này học sinh sẽ giải quyết bài toán được bài toán mà không không gặp
khó, chỉ cần áp dụng các bài toán thành phần ở trên vào bài toán tổng quát này
Giải :
+) Để tính z ( “đầu cá” ) ta áp dụng bài toán 1 :
kẻ qua E một đường thẳng Ek //CD ( hình 16 ) , vì CD // GF nên Ek // GF.
C
y

A
x
H

D

I

B

E
y


G

k

z
F

Hình 16

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
9


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
·
·
Áp dụng cách tính bài toán 1 ta được : z = DEk
+ kEF
= 450 + 300 = 750 .

+) Để tính y ( “thân cá”) ta có thể áp dụng một trong hai cách của bài toán 3:
Cách 1: Kẻ tia CD’ là tia đối của tia CD và tia GF’ là tia đối của tia GF ( hình 17)
D’

C

D


y

A
x

I

B

m
y

F’

H

E

z

G

F
Hình 17

·
·
·
Áp dụng kết quả bài toán 3 ta có : BCD
+ ABG

+ BGF
= 3600
·
·
Hay : y + ABG
=> 2y = 3600 − 500 = 3100
+ y = 3600 => 2y = 3600 − ABG

=> y = 3100 : 2 = 1550 .
Cách 2 : HD : Kẻ qua B tia Bm // CD , vì CD // GF nên Bm // GF , sau đó áp dụng
kết quả bài toán 3, Ta cũng có : y = 1550.
+) Để tính x ( “đuôi cá” ) ta áp dụng bài toán 7: Nối BI kéo dài về phía I ( hình 18 )
ta có:

C
y

A
x

D

I

B

H

E
y


z

G

F
Hình 18

·
·
·
·
·
( 1) ; mà ABH
= CBG
= 500 ( đối đỉnh )
x = BAI
+ BHI
+ ABH

Thay các số đo của các góc vào (1) ta tính được x: x = 150 + 200 + 500 = 850 .
*Kết luận 4: Bài toán “Con cá” hoàn chỉnh đã được giải quyết thông qua việc áp
dụng các bài toán đã làm trước đó. Vì vậy mà nó đem lại cho học sinh những trải
nghiệm thú vị khơi dậy niềm đam mêm khám phá cái mới ở học sinh.
Nếu chúng ta tiếp tục khai thác bài toán “Con cá” bằng việc thay đổi số đo các góc
ta cũng có những bài tập tương tự.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
10



Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
N

Bài tập 3: Cho hình vẽ ( Hình 19 ),

A

B

·
·
·
biết AB // CD, BAM
= 300, MCN
= 600, MCD
= 400 .

M

·
Tính số đo góc MNC
?

D

C
Hình 19


*Nhận xét : Bài tập 3 này có nhiều cách giải khác nhau, tùy thuộc vào người học
nhận biết được cách tính nào thích hợp nhất thì áp dụng:
Giải :

N

A

B

Cách 1: Vẽ tia Mx // AB ( Hình 20 ) :
Mà AB // CD ( gt ) => Mx // CD .

x

M

·
·
= BAM
= 300 ( Hai góc so le trong )
Ta có : xMA

D

C

·
·
Và xMC

= MCD
= 400 ( Hai góc so le trong ).

Hình 20

·
·
·
= xMA
+ xMC
= 300 + 400 = 700.
Nên : AMC
·
·
·
Trong ∆ MNC ta có : AMC
+ MCN
+ MNC
=1800 ( tổng ba góc trong một tam giác ) =>
·
·
·
·
MNC
=1800 − (AMC
+ MCN
) =1800 − (700 + 600 ) = 500 . Vậy : MNC
= 500 .

Cách 2:

Gọi E là giao điểm của AB và CN ( hình 21).

N
E

A

B

M

·
·
= NCD
= 1000 ( hai góc đồng vị )
Ta có : NEA
·
·
và NAE
= BAM
= 300 ( hai góc đối đỉnh ) .

D

C

Hình 21

·
·

·
+ NAE
+ NEA
=1800 ( tổng ba góc trong một tam giác ) =>
Trong ∆ AEN ta có : ENA
·
·
·
·
ENA
= 1800 − (NEA
+ NAE
) =1800 − (1000 + 300 ) = 500 . Vậy : MNC
= 500 .
N

Cách 3:

A

Gọi F là giao điểm của CM và AB ( hình 22) .

F

B

M

·
·

Ta có : MFA
= MCD
= 400 ( Hai góc so le trong )
C

·
·
·
= MAF
+ MFA
và CMN

D
Hình 22

·
( góc ngoài của tam giác AMF tại M ). => CMN
= 300 + 400 = 700 .

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
11


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
·
·
·
+ NMC
+ CMN

=1800 ( tổng ba góc trong một tam giác ) =>
Trong ∆ MNC ta có : MNC
·
·
·
·
MNC
=1800 − (NCM
+ CMN
) =1800 − (600 + 700 ) = 50 0 . Vậy : MNC
= 500 .

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
3.1: Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi
học sinh làm bài kiểm tra cuối chương I – hình học lớp 7
3.2: Học sinh: Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết
quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. Trong tiết kiểm tra tích cực, tự giác, chủ
động làm bài
3.3. Kết quả học tập của học sinh.
Sau khi chấm bài kiểm tra : Thông qua các phiếu học tập, tôi thấy gần 100%
học sinh đã trả lời các câu hỏi nêu ra đầy đủ . Đặc biệt các em biết tích hợp kiến thức
của các môn học để làm bài.
Thống kê kết quả làm bài kiểm tra chương I – hình học 7
Lớp
7A
7B
Tổng

Tổng
số hs

23
23
46

Giỏi
SL
16
11
46

%
69,57
47,83
63,89

Khá
SL
4
7
18

%
17,39
30,43
25

Trung bình
SL
%
3

13,04
5
21,74
8
11,11

Yếu, kém
SL
%
0
0
0
0
0
0

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. KẾT LUẬN:
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh tìm tòi mở
rộng các bài tập hình học trong sách giáo khoa là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu
quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể tôi đã thực hiện với bài toán hình học “con cá ” về
tính số đo góc đối học sinh lớp 7 năm học 2016 - 2017 đã đạt kết quả rất khả quan.
Đồng thời việc thực hiện những việc này còn giúp người giáo viên không ngừng trau
dồi kiến thức của các môn học để đổi mới phương pháp dạy bộ môn mình ngày càng
tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT :
Qua dạy học thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc hướng dẫn học sinh giải toán
một cách hệ thống, lôgic, nhất là trong hình học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

12


Khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học toán cho học sinh lớp 7
qua bài toán hình học “Con cá”- Tính số đo góc
không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần
nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi,tìm tòi
phát triển các bài toán liên quan nhằm trau dồi kiến thức bản thân để không ngừng
đổi mới phương pháp dạy học giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cho nên tôi xin đề nghị các cấp quản lí giáo dục và các nhà trường T.H.C.S
cần tích cực động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên có thời
gian và điều kiện để tự học, tự tìm tòi phát triển các bài toán trong sách giáo khoa
theo hướng có hệ thống để giảng dạy cho học sinh. Nếu giáo viên tích cực tham gia
vào việc phát triển các dạng bài tập sẽ có tác dụng tốt cả hai khía cạnh: Thứ nhất giáo
viên được trao dồi bổ sung thêm kiến thức phổ thông. Thứ hai học sinh được cung
cấp và trang bị kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Mong rằng trong thời
gian tới các cấp quản lí giáo dục và các nhà trường triển khai sinh hoạt chuyên môn
theo chủ đề cụ thể của từng bộ môn, đi sâu vào việc trao đổi về chuyên môn nhiều
hơn, giúp giáo viên trao dồi được kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học ngày
càng hiệu quả hơn.
Mong rằng đề tài này sẽ góp được một phần kinh nghiệm giảng dạy của bản thân
vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu thực tế của xã hội. Rất mong
nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017
13




×