Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phát triển chăn nuôi gà. Một hướng đi mới cho người dân sau giải tỏa và thu hồi đất ở khu công nghiệp Vũng Áng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ
Email :
Số điện thoại : 0393.868.675

CUỘC THI : VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ. MỘT HƯỚNG ĐI
MỚI CHO NGƯỜI DÂN SAU GIẢI TỎA VÀ THU HỒI ĐẤT Ở
KHU CÔNG NGHIỆP VŨNG ÁNG

* THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
Họ và tên : Nguyễn Tiến Cường
Ngày sinh : 10/ 9 / 1997
Lớp 12 M
Năm học 2014- 2015
Trang 1/28


PHỤ LỤC
I. MỞ BÀI :..................................................................................................................................3
II. MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG :..............................................................................................3
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :.................3
IV. THUYẾT MINH TÌNH HUỐNG.......................................................................................4
1.Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống :......................4
2.Cơ sở lựa chọn giải pháp :....................................................................4
3.Giải pháp cụ thể :.................................................................................7
- a) Giới thiệu một số mô hình nuôi gà :........................................................................7
-


Kỹ thuật nuôi gà :.........................................................................................................8

-

c) Một số bệnh thường gặp ở gà :...............................................................................18

-

BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM ..........................................................................18

-

BỆNH NẤM PHỔI.....................................................................................................19

-

BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO E.COLI..........................................................20

-

BỆNH NIU CÁT XƠN (GÀ RÙ)...............................................................................22

-

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG......................................................................................23

-

BỆNH GUMBORO...................................................................................................25


-

BỆNH CÚM GÀ.........................................................................................................27

V. Ý NGHĨA :............................................................................................................................29

Trang 2/28


I. MỞ BÀI :
Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ở nước ta đang thu được
nhiều thành tựu to lớn, nhiều nhà máy khu công nghiệp mọc lên khắp cả nước,
trong đó có khu công nghiệp Cảng Vũng Áng quê em.
Việc khu Công nghiệp được xây dựng đã mang lại cho quê em nhiều đổi
thay tích cực như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, nhất là tầng lớp
thanh niên lao động trẻ. Nhiều khu dân cư mới mọc lên khang trang, đường
giao thông được mở rộng, các công trình công cộng được xây dựng mới và
nâng cấp hiện đại đầy đủ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển khu công nghiệp cũng có một số vấn
đề còn tồn tại đó chính là vấn đề của những người dân bị thu hồi đất giải phóng
mặt bằng với số tiền ít ỏi từ đền bù giải phóng mặt bằng, vốn quen với công
việc đồng áng đứng trước một cuộc sống mới, họ chưa biết lựa chọn hướng đi
nào cho phù hợp.
Trăn trở với quê hương, bản thân em đã suy nghĩ rất nhiều, mày mò, tìm
hiểu một số nơi có cùng hoàn cảnh với quê mình và phát hiện thấy một số
hướng đi khá khả quan. Trong đó, em tâm đắc nhất là mô hình kinh tế phát
triển các trang trại chăn nuôi gà. Em thấy đây là một hướng đi thích hợp nhất
đối với quê hương mình.
II. MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG :
- Giới thiệu cho người dân một số mô hình trang trại nuôi gà, quy trình và

kĩ thuật nuôi.
- Mở ra cho người dân một hướng đi mới, thu hiệu quả kinh tế cao và phù
hợp với đặc điểm địa phương.
- Khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ
sản phẩm đang ngày càng mở rộng ở địa phương.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
:
- Điều tra thực tế về điều kiện sống và việc làm của người dân nhất là bộ
phận dân của khu vực giải phóng mặt bằng.
Trang 3/28


- Điều tra nghiên cứu về nhu cầu thị trường hiện nay, nhất là nhu cầu về
thực phẩm gà ở địa phương hiện nay.
- Điều tra về các nguồn cung cấp thực phẩm gà cho địa bàn về giá cả, chất
lượng và số lượng gà cung cấp.
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở địa phương, nhất là
điều kiện để phát triển chăn nuôi gà.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh lí, sinh thái , quy trình kĩ thuật nuôi một số
giống gà.
IV. THUYẾT MINH TÌNH HUỐNG
1. Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống :
+ Môn Địa Lý :
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của vùng Kỳ Anh, nhất là 9 xã vùng trong Nam Kỳ
Anh về mặt khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước.
Tìm hiểu điều kiện về kinh tế xã hội của điạ phương như nguồn vốn thị trường
đầu ra cho sản phẩm.
+Môn Sinh Học: Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh thái của các giống gà,
nguồn thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho gà, xử lý chất thải của gà.
+ Môn Vật Lý: Xác định điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng trong việc úm gà

và chuồng trại.
+ Môn Công Nghệ: Kỹ thuật nuôi, chăm sóc xây dựng trại, phòng trừ dịch
bệnh cho gà.
+ Toán học : Tính toán về kích thước xây dựng chuồng trại, mật độ gà phù
hợp.
+ GDCD : Định hướng chọn nghề, truyền tải giải pháp đến người dân.
+ Hóa Học: Khử trùng chuồng trại.
2. Cơ sở lựa chọn giải pháp :
Trên cơ sở sự phù hợp về điều kiện tự nhiên như : địa hình, khí hậu, đất đai
và nguồn nước của địa phương với đặc tính sinh lí của các giống gà.
Trang 4/28


Sự phù hợp về điều kiện kinh tế xã hội, như thị trường nguồn vốn, kỹ thuật
của địa phương với việc phát triển chăn nuôi gà. Ngoài ra ta có thể kết hợp
nuôi gà với trồng rau sạch hoặc nuôi cá tận dụng chất thải của gà cũng mang lại
hiệu qủa kinh tế cao.
Cụ thể như sau :
a) Về mặt tự nhiên :
Kỳ Anh nằm phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh, diện tích tự nhiên là 105.429 ha.
Trong đó 74% là đồi núi. Dân số 172.738 người. Gồm có 32 xã và một thị trấn.
Trong đó có 9 xã nằm ở phía Nam với diện tích là 22.780 ha nằm trong khu
kinh tế Vũng Áng theo quyết định số 72- QĐ-TTg, ngày 3 tháng 4 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ.
* Về đất đai :
Một phần đất của vùng đã bị thu hồi để phục vụ cho việc xây dựng khu
công nghiệp Vũng Áng. Nhưng do địa bàn rộng, đất tự nhiên của vùng vẫn còn
rất nhiều nhất là vùng đồi núi phía Tây. Với điều kiện này rất thích hợp cho
một số mô hình nuôi gà như : Gà đồi, gà ta,..với các hình thức nuôi thả rông
hoặc thả vườn.

* Về khí hậu :
Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm của vùng khá phù hợp với đặc tính sinh lý
của gà nhất là số giờ nắng trong năm nhiều tạo môi trường thuận lợi cho gà
phát triển và ít dịch bệnh.
Nguồn nước : Nuôi gà thực tế không cần nhiều nước nhưng lại cần nguồn
nước sạch cho gà uống, điều này có thể tận dụng nguồn nước ngầm dồi dào của
địa phương.
Nguồn thức ăn : Vùng đồi, trên các ruộng lúa nhiều côn trùng sâu bọ, các
loại cỏ tự nhiên gà có thể ăn được.
b) Về mặt kinh tế- xã hội :
* Nguồn lao động :
Lao động của địa phương khá đông, nhất là bộ phân dân sau giải tỏa thu
hồi đất, thanh niên chưa có nghề nghiệp.
Trang 5/28


Một số con em trên địa bàn đã được đi học tại các trường nông nghiệp,
hiện nay một số vẫn chưa xin được việc làm và có thể áp dụng những kiến thức
đã học làm giàu tại địa phương.
Người dân địa phương vốn đã quen với sản xuất nông nghiệp, gần gũi hiểu
tập tính của con gà từ lâu.
* Nguồn cung cấp thức ăn :
Địa bàn khá thuận lợi trong việc tìm kiếm thức ăn cho gà.
+ Thức ăn là lúa có thể mua tại các xã khác trong huyện như Kỳ Tân, Kỳ
Trinh, Kỳ Thư hoặc có thể mua ở các huyện lân cận như Cẩm Xuyên, Đức Thọ
với giá thành phải chăng khoảng 5- 6 triệu đồng/ tấn. Nếu mua vào thời kì thu
hoạch thì giá có thể rẻ hơn.
+ Nguồn cơm thừa từ các gia đình, khu tái định cư, nơi nấu ăn cho công
nhân.
+ Nguồn thức ăn chế biến : Thức ăn công nghiệp gồm : Ngô xay với giá

thành chỉ 3- 4 triệu/ tấn. Thức ăn công nghiệp được cung ứng về tại địa bàn.
* Nguồn vốn :
Tận dụng về nguồn vốn hỗ trợ từ đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn thế nuôi
gà không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn, vốn có thể vay thông qua một số dự án
phát triển nông thôn.
* Thị trường :
Nhu cầu gà thịt và trứng gà của vùng đang tăng cao trong điều kiện lượng
công nhân tập trung về địa bàn ngày càng đông. Hiện nay nguồn cung cấp gà
của địa bàn chủ yếu là từ nơi khác về, trong đó có cả gà Trung Quốc với giá
thành khá cao. Ví dụ : Gà Gô 85.000đ/ 1kg. Gà Cỏ 150.000 đ/1 kg. Gà Mía thả
vườn 110.00đ/ 1kg. Gà Sao 100.000 đ/ 1kg. Trứng gà 40.000- 45.000/ 1 chục.
Trứng gà ta 50.000đ/ 1 chục.
Số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn nhiều, mỗi ngày có thể tiêu thụ một
lượng gà thịt và trứng gà rất lớn.
* Công tác phòng dịch :
Dễ tiến hành do lượng thuốc được cung ứng đầy đủ, tại địa phương cũng tổ
chức phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo định kì năm.
Trang 6/28


3. Giải pháp cụ thể :
a) Giới thiệu một số mô hình nuôi gà :
* Mô hình nuôi gà theo phương thức truyền thống :
- Là hình thức chăm thả tự nhiên :
Đặc điểm : Vốn đầu tư ban đầu ít, đàn gà được thả rông tự do tìm kiếm thức
ăn, tự ấp và nuôi con. Thời gian nuôi là từ 4- 5 tháng. Trọng lượng đủ tuổi giết
thịt là 1,3 – 1,5 kg trở lên. Cho chất lượng thịt thơm ngon.
Yêu cầu có vườn thả rộng, các giống gà phù hợp là gà ri, gà Đồng Tảo, gà
mía, gà cỏ, đây là những giống gà cần cù chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu
thời tiết và bệnh tật cao.

* Phương thức chăn nuôi gà công nghiệp :
Dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chăn nuôi.
Dùng các giống gà cao sản để tạo ra thịt và trứng nhiều nhất, hiệu quả cao
trong thời gian ngắn, nhưng đòi hỏi đầu tư cao về trang thiết bị, chuồng trại
thức ăn, môi trường chăm sóc.
Ưu điểm : Cho sản phẩm nhanh, năng suất cao. Các giống gà hay dùng là gà
cao sản : Isp, Romanss, Ross, Hiline.
Năng suất nuôi 42- 45 ngày đạt 2,2 – 2,4 kg, tiêu tốn 2,2- 2,3 kg thức ăn/ 1
kg tăng trọng. Gà đẻ 270- 280 trứng/ năm, tiêu tốn 1,8- 1,9 kg thức ăn/ 10
trứng. Ước tính nuôi gà công nghiệp đạt 18- 20 % lợi nhuận trong tổng sản
phẩm chăn nuôi gà.
Yêu cầu muốn chăn nuôi theo phương thức này thì các nông hộ phải có tiềm
lực về tài chính, kinh nghiệm và hiểu biết về kĩ thuật.
* Phương thức chăn nuôi gà thả vườn :
Đây là biện pháp kết hợp giữa phương thức truyền thống với chăn nuôi công
nghiệp theo quy trình áp dụng khoa học kĩ thuật qua các giai đoạn. Xuất phát
từ yêu cầu thực tế là đòi hỏi cung ứng lượng thương phẩm gà lớn nhưng chất
lượng phải cao, hương vị sản phẩm phải thơm ngon.
Phương thức này kết hợp tiến bộ kĩ thuật về con giống năng suất và chất
lượng thịt thơm ngon với thức ăn sử dụng là thức ăn hỗn hợp và thức ăn có sẵn
trong tự nhiên.
Trang 7/28


Giai đoạn đầu 1- 2 tháng , gà được nuôi nhốt hoàn toàn, 1 tháng trước khi
xuất chuồng gà được thả ra vườn đồi cho ăn thức ăn hỗn hợp như : cám, gạo.
ngô, rau xanh để nâng cao chất lượng, giảm bớt mỡ và chắc thịt. Thời gian nuôi
65- 70 ngày, trọng lượng 1,8- 2,4 kg.
Kỹ thuật nuôi gà :
* Nuôi gà ta theo phương thức truyền thống :

Theo phương thức truyền thống, sau khi gà mái ấp nở từ nuôi con, gà mẹ dẫn
đi ăn trong vườn, tự kiếm mồi rất nguy hiểm, tỉ lệ hao hút rất cao do các
nguyên nhân như gà con bị sa xuống nước, kênh mương, bị các con vật như
chồn,cáo mèo ăn thịt, mắc các bệnh dịch ốm đau, giun sán, chất độc nhiều khi
cả bầy chỉ sống được vài con. Do vậy để gà khỏe mạnh, ít bệnh tật, ít chết nhất
thiết phải úm gà con trước khi thả ra.
- Kỹ thuật úm gà con :
+ Chọn giống gà con :
Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, tránh
những con gà khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bệt lông,
cánh xệ có vòng thâm đen quanh rốn.
+ Chuẩn bị lồng úm : lồng úm gà con kích thước 2m x 1m x 0.5m đủ để nuôi
10 gà con, phần đáy lồng úm bằng lưới sắt, xung quanh dùng lưới thép hoặc
đan thưa lỗ 1- 1,5 cm để thông thoáng. Sưởi ấm cho gà bằng đèn điện 60W
hoặc 200W tùy thời tiết. Khi thời tiết rét có thể bao quanh úm bằng bao tải, vãi,
giấy, trấu để giữ ấm cho gà.
+ Thức ăn cho gà : Ngày đầu tiên cho ăn tấm hoặc ngô xay nhuyễn, từ ngày
thứ 2 trở đi cho gà ăn thức ăn công nghiệp, các loại cám hỗn hợp hoặc cám
viên dành cho gà con.
Cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để cho thức ăn luôn được mới
thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà, có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp với
thức ăn địa phương cho gà ăn. Cho thức ăn vào mẹt, khay tôn, khay nhựa cao
3- 5 cm hoặc máng tre để cho gà ăn.

Trang 8/28


+ Nước uống : Phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16- 20 o C. Sử dụng máng uống
bằng nhựa hoặc chai đựng đầy nước úp ngược, phía dưới có đĩa, có gờ để nước

rỉ ra dần dần cho gà uống. Tỉ lệ 3,5- 4 lít nước cho 100 con gà.
Sau 4 tuần tuổi, bắt đầu thả gà ra vườn, thả sau khi mặt trời đã mọc từ 1- 2
giờ, ngày đầu thả ra khoảng 2 tiếng sau đó tăng dần vào những ngày sau để gà
quên dần trong một tuần.
Hằng ngày cần bổ sung thêm thức ăn cho gà, vào buổi chiều trước khi gà lên
chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất.
- Chuồng gà phải đáp ứng các yêu cầu và đặc tính tự nhiên của gà như : nhu
cầu ăn uống, khí trời, sạn cát, bay nhảy chống nóng chống rét.

Nuôi gà truyền thống của gia đình ông Huệ- Kỳ Trinh
* Nuôi gà mía thả vườn :
- Chuồng trại :
Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo
hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sang và tránh được nắng
chiều. Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp 8 con/ m 2 , nếu
nuôi gà thịt trên sàn thì 10 con/ m2. Nếu nuôi gà thả vườn, chuồng là nơi để
tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/ m2.
Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới
hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh. Rào
chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ…... tùy điều kiện nuôi
của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về
chuồng.
Trang 9/28


+ Dàn đậu cho gà :
Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm cho
đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số giàn đậu cho gà ngủ trong
chuồng.
Dàn đậu làm bằng tre, gỗ ( không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó chịu

). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m , cách nhau 0,3- 0,4 m để gà khỏi đụng
vào nhau.
Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5- 10 con gà mái.
+ Kỹ thuật lồng úm gà con :
- Chọn giống :
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, mắt trong sáng,
chân đứng vững, ngón chân không vẹo lông bông tơi xốp, cánh áp sát vào thân,
bụng thon mềm không xệ, rốn khô và kín. Những cá thể chọn cần tiêm phòng
ngay tại trạm ấp.
- Chuẩn bị lồng úm: lồng úm gà con kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ
nuôi cho 100 gà con. Sưởi ấm cho gà bằng đèn ( 2 bóng 75W dùng cho 100
con gà).
- Máng ăn : Khi gà còn nhỏ ( 1- 3 ngày tuổi ) rải cám, tấm trên giấy lót
trong lồng úm cho gà ăn.
Khi gà 4- 14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
Trên 15 ngày tuổi cho gà ăn máng treo.
- Máng uống : Đặt hoặc treo xen kẻ máng uống với máng ăn trong vườn,
thay nước sạch cho gà 2- 3 lần/ ngày.
- Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà : Gà rất thích tắm cát, đối với gà nuôi
chăn thả phải xây bể chứa cát , tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích
thước bể dài 2m, rộng 1m. cao 0,3 m cho 40 gà.
Đặt một máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp
gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Chăm sóc nuôi dưỡng :

Trang 10/28


Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày
mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha

Electrotyle hoặc Vitamin C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm
sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho gà ăn uống như thế đến 2 ngày.
Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn
phụ phế phẩm.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của
gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.
Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn giữ nhiệt, tùy
theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của
bóng đèn.
Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xạ bóng đèn
là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ
thích hợp. Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo
và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường
xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc
Vitamin C. Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng
ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy mà không uống nước
dơ bẩn trong vườn.
Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ giảm hiện tượng cắn
mổ nhau thì nên cắt mỏ vào tuần 6- 7. Không nên nuôi nhiều cở gà trong môt
chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.
- Thức ăn cho gà :
Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn
bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa. Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận
dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần :
Năng lượng, đạm, khoáng van vitamin. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo
chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mở làm giảm sản
lượng trứng.
Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamin không quan trọng bằng
gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu cơ thể. Sau giai đoạn úm,

có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm giun đất và giòi là nguồn cung
cấp đạm dồi dào cho gà.
Trang 11/28


Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi
lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà. Những
ngày kế tiếp dần cho gà ăn thức ăn công nghiệp, cho gà ăn nhiều bữa trong
ngày, ăn tự do.
Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi, chỉnh độ cao
của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn. Nước uống phải
sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
- Vệ sinh phòng bệnh :
Những nguyên nhân gây bệnh :
Gia súc non, gia súc bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh và do môi trường
sống.
Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh. Phải đảm
bảo nước uống sạch, không khí và nhiệt độ phải phù hợp.
Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh :
Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng
do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccine phòng bệnh.
- Vệ sinh phòng bệnh : Thức ăn tốt, nước sạch, con giống có khả năng
chống đỡ với bệnh tật cao. Chuồng nuôi sạch, quanh chuồng nuôi phải phát
quang . Thực hiện tốt quy trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
- Phòng bằng vaccine : Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe, lắc kĩ vaccine trước
và trong khi dùng, vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
- Phòng bằng thuốc : Bệnh ở đường tiêu hóa : Oxyteracilin,
chloramphenicol…, bệnh đường hô hấp tylosin, tiamulin…. Không dùng một
loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh 3- 4

ngày là đủ.

Trang 12/28


Trại gà của ông Kiều
ở Kỳ Thọ - Kỳ Anh.

Trại gà của anh Thọ ở Kỳ Long
Kỳ Anh. .

Kỹ thuật úm gà con.
* Nuôi Gà Công ngiệp :
- Chuồng trại : Tùy theo quy mô và mục đích sử dụng mà chuồng trại có thể
cải tạo hoặc có thể xây mới, tuy nhiên phải đảm bảo các tiêu chuẩn, kĩ thuật
sau :
+ Xây dựng nơi cao ráo thoáng mát. Đặc biệt quan tâm đến hướng, độ cao và
độ thông thoáng của chuồng trong điều kiện khí hậu nước ta có nắng nóng và
mưa phùn gió bấc.
+ Nền chuồng : cao ráo sạch sẽ, nền lát gạch để chống ẩm và dễ vệ sinh.
+ Vị trí xây dựng cần xa khu dân cư, đường sá hay các khu chăn nuôi khác.
Trước cửa chuồng phải có hố hoặc khay sát trùng. Nên có tường rào bảo vệ,
chống chuột, thú hoang và các nguồn lây nhiễm khác.
Trang 13/28


+ Có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.
- Trang thiết bị :
+ Rèm che : Bằng bạt, bao tải…. dùng che gió, mưa, nắng và giữ ấm cho gà
trong mùa rét.

+ Quây gà : Dùng khi úm gà con thường là cót, cót ép….
+ Nguồn sưởi : Bóng điện, bóng sưởi…nếu lò than hay củi cần thông khói
tốt.
+ Máng uống : Khi gà còn nhỏ dùng máng uống galon nhỏ. Sang tuần tuổi
thứ hai thay bằng máng uống galon to hoặc máng uống dài.
+ Máng ăn : Tuần tuổi đầu dùng khay tôn hoặc bằng mẹt. Từ tuần tuổi thứ
hai, dùng máng P50 hay máng ăn đóng bằng gỗ.
+ Chất độn chuồng : Có thể dùng trấu, phôi bào phải khô sạch….lớp độn
dày 8- 10cm.
- Vệ sinh thú ý :
Muốn loại trừ hoặc giảm thiểu bệnh tật thì khâu vệ sinh sạch sẽ toàn trại rất
cần thiết :
+ Khi chưa có gà : Quét dọn và rửa sạch toàn bộ chuồng nuôi, sau đó quét
sulphát đồng ( CuSO4 ) 5% và vôi đặc 20% từ 2- 3 lần. Để khô, phun formol
5% hoặc xông formol và thuốc tím ( KMnO4 ). Thời gian để trống chuồng tối
thiểu 2 tuần. Các trang thiết bị khác cũng vệ sinh sát trùng toàn bộ bằng formol
1%.
+ Khi có gà nuôi : Khu vực chuồng nuôi luôn thoáng sạch, không ẩm thấp.
Cửa chuồng có hố sát trùng bằng ecrezin 3% hoặc vôi bột. Không cho người
ngoài, gia súc khác tiếp xúc hay lại gần khu chăn nuôi. Hết sức hạn chế khách
tham quan, xem xét.
- Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp :
+ Giống gà :
Hiện nay trong phong trào chăn nuôi gà công nghiệp ở các vùng nông thôn
nước ta, qua quá trình thử nghiệm có hai giống gà sau được nông dân ưa
chuộng nhất :

Trang 14/28



Giống thứ nhất: là giống gà AA, giống gà này có nguồn gốc xuất phát từ
Mỹ.

Giống gà này cho khả năng tăng trọng cao thể hiện qua trọng lượng trung
bình lúc 49 ngày tuổi đạt 2,5 kg, tỷ lệ sống đạt 92%.
Giống thứ hai: Là giống ISA VEDES.

Đây là giống gà của Pháp có sức sống cao, có khả năng tăng trọng tốt. Ở 49
ngày tuổi, giống gà này đạt trung bình 2,6 kg ; tỷ lệ sống đạt 95%.
+ Vệ sinh chuồng trại con giống : Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
Thao tác vệ sinh chuồng trại phải theo trình tự sau :
Đưa tất cả những trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước khoảng 3 giờ
sau đó cọ rửa hoặc đánh sạch những chất bẩn bám trên dụng cụ nuôi.
Trang 15/28


Sát trùng bằng thuốc sát trùng Con Cò hoặc Formol 2%. Dùng thuốc sát
trùng chuồng trại để sát trùng toàn bộ nền, vách, nóc chuồng, lồng úm, chụp
sưởi và các dụng cụ chăn nuôi : máng ăn, máng uống phải rửa cho sạch tối
thiểu 1 lần/ ngày. Trong 10 ngày đầu 2 lần/ ngày. Chuồng nuôi luôn giữ cho
khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ thích hợp theo nhu cầu gà. Sau khi sát
trùng chuồng trại cần bỏ trống chuồng ít nhất 7 ngày.
+ Vệ sinh con giống :
Kiểm tra chất lượng gà con khỏe mạnh, đồng đều và trọng lượng gà một ngày
tuổi đạt trung bình 40g/con. Cách ly khu vực úm gà con với khu vực úm gà lớn
càng xa càng tốt.
Nên áp dụng chương trình nuôi “vào cùng lúc, ra cùng lúc” . Tránh nuôi nhiều
đàn gà ở nhiều lứa tuổi ở cùng một nơi. Trước mỗi chuồng nên có hố sát trùng.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng :
Chuồng úm :

Úm lồng : Sử dụng chuồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 gà trong
tuần đầu với nhiệt độ sưởi 37 oC- 38oC ( 2 bóng đèn 100W) và giảm xuống còn
32- 35oC ( 1 bóng đèn 100W) trong tuần kế tiếp, sau đó chỉ cần sưởi ban đêm.
Úm nền : Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất độn chuồng ( trấu khô sạch,
nên phun thuốc diệt trùng) có độ dày tối thiểu 8cm. Nguồn sưởi ấm phải được
hoạt động 3- 5 giờ trước khi đưa gà con vào. Mỗi ổ úm nên úm tối đa 500 con.
Trong 2- 3 ngày đầu dùng giấy báo lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày.
Nước uống phải có sẵn trước khi đưa gà con vào lồng úm. Nên cho vào 1 lít
nước uống 50g đường+ 1g vitamin C để cho uống 12 giờ đầu tiên.
Máng ăn : Gà dưới 1 tuần phải dùng khay cho ăn và gà trên 1 tuần phải
dùng máng dài 2m/con, tăng dần lên 5cm/con.
Máng uống : 1 bình tròn(1 lít) cho 50 con dưới 2 tuần và 1 bình (3 lít) cho
25 con trên 2 tuần hoặc 2cm- 4 cm/con nếu máng uống dài.
Nước uống: Phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước có
nhiệt độ 18oC- 26oC, luôn phải cấp đủ nước cho gà. Mỗi ngày phải thay nước
tối thiểu 2 lần.
Thức ăn : Khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới nên
cho gà ăn. Nên cho gà ăn nhiều để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng
trong ngày để bảo đảm nhu cầu cho gà phát triển tốt.
Trang 16/28


+ Thức ăn cho gà thịt :
Dùng thức ăn gà vàng của công ty cám Con Cò, tùy theo điều kiện chăn
nuôi mà bà con có thể lựa chọn một trong hai loại thức ăn sau đây :
Loại 1 : Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn dùng để cho gà ăn trực tiếp mà
không cần phải pha trộn với các nguyên liệu khác bao gồm :
Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28A dành cho gà thịt từ 1- 12 ngày tuổi.
Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28B dành cho gà thịt từ 13- 24 ngày tuổi.
Thức ăn hỗn hợp Con Cò C29 dành cho gà thịt từ 25 – 49 ngày tuổi.

Loại 2 : Thức ăn đậm đặc Con Cò C20 ĐB cho gà từ một ngày tuổi đến xuất
chuồng là loại thức ăn có thành phần đạm và dinh dưỡng cao, bà con mua về
pha trộn cùng với nguyên liệu sẵn có tại địa phương như : Ngô, cám, gạo để tạo
thành loại thức ăn hỗn hợp cho gà, vừa giảm chi phí, vừa tận dụng được
nguyên liện sẵn có tại địa phương.

Trại gà của bà Tuyết ở Nghệ An

Trại gà ông Nguyễn Duy Nghĩa ở
Yên Bái.

Trang 17/28


c) Một số bệnh thường gặp ở gà :
BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM

- Lứa tuổi bị bệnh
Gà ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh nặng nhất ở gà giò (2 đến 3 tháng tuổi) và gà đẻ.
- Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Haemophillus hay Paragallinnarum Gram âm gây ra dưới sự thúc
đẩy các yếu tố stress có hại như CO2, NH3, H2S, độ ẩm cao… Bệnh thường
hay bội nhiễm bởi vi khuẩn E. coli, Mycoplasma, viêm phế quản và thiếu
Vitamin A và các bệnh khác.
- Triệu chứng lâm sàng
- Ở những con gà bị bệnh có triệu chứng:
- Ho hen, lưỡi thâm
- Hơi thở ra thối
- Sưng phù đầu, thối mắt
- Bệnh lây lan nhanh và gà tiêu chảy phân xanh trắng

- Biện pháp phòng
- Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S (dùng chế phẩm vi
sinh)
- Cho ăn thức ăn bổ sung Vitamin A,D,E
- Biện pháp điều trị
Trang 18/28


- Khi bệnh xảy ra ta điều trị như sau:
- Những con bị bệnh ta dùng Hanoxylin LA hoặc Doxivet LA hoặc tiêm
bắp 1ml/2 kg P/ngày x 3ngày
- Cả đàn ta dùng một trong các loại thuốc sau:
- Bycomycin, v-TTS, Neotesol 100g/100kg P/ngày chia 2 lần pha nước
uống
Hoặc dùng CRD.Stop 20g + 100g Gluco K&C/100kg P/ngày chia 2 lần
pha nước uống
- Điều trị từ 3 đến 5 ngày

BỆNH NẤM PHỔI

- Lứa tuổi bị bệnh
Chủ yếu ở gà 20 đến 30 ngày tuổi
- Nguyên nhân gây bệnh

Trang 19/28


Do nấm nhưng tác động của ngoại cảnh như độ ẩm chuồng cao, nền chuồng
ướt, nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, chất độn chuồng hoặc thức ăn có chứa
nấm mốc.

- Triệu chứng lâm sàng
Ho hen, ỉa chảy nặng, phân lẫn máu
Mổ khám có nhiều ổ nấm trong phổi
- Biện Pháp phòng
Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S, không có nấm mốc
(dùng chế phẩm vi sinh)
- Biện pháp điều trị
Phun khí dung Vinadin 0,05% 10ml/m3 không khí chuồng, liên tục trong 67 ngày
Hoặc phun Fugucid, Mycostatin
BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO E.COLI

- Lứa tuổi bị bệnh
Trang 20/28


Gà từ 1 đến 3 tuần tuổi
- Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn E.coli nhưng sự tác động của thay đổi thời tiết, thay đổi thức
ăn, nước uống đột ngột làm thúc đẩy quá trình bệnh
- Triệu chứng lâm sàng
Gà ốm cù rù, ho hen sốt cao, ỉa chảy phân vàng, xanh có lẫn bọt khí
- Biện pháp phòng
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, đảm bảo nhiệt độ, khi thay đổi thức ăn,
nước uống phải từ từ
Dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước 3 ngày cho uống 1
lần : Enrofloxacin, Oxytetracylin, Spiracin, Colistin, Neomycin, Gentamycin…
Hoặc dùng các chế phẩm men vi sinh để phòng bệnh này rất hiệu quả
- Biện pháp điều trị
Hanflor 4% 100g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống. Kết hợp cho
gà uống thêm ParaC 100g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống


Trang 21/28


BỆNH NIU CÁT XƠN (GÀ RÙ)

- Lứa tuổi bị bệnh
Gà ở mọi lứa tuổi
- Nguyên nhân gây bệnh
Do vi rút Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxovididae gây nên.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào vụ đông xuân
- Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh rù, chảy dãi, ho hen kèm theo tiếng tooc, liệt và bại liệt chân
cánh, nghẹo cổ. Ỉa chảy phân xanh, giảm đẻ, có nhiều trứng non vỏ mềm. Chết
ồ ạt ở đàn chưa tiêm phòng, chết rải rác ở đàn đã nhỏ Lasota hoặc đã tiêm vắc
xin niu cát sơn.
Mổ khám: dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh gai tuyến
- Biện pháp phòng
Nhỏ vắc xin Lasota hoặc ND - IB lần 1 vào 7 ngày tuổi, lần 2 vào 14 ngày
tuổi nếu đàn gà nuôi lứa nào cũng bị bệnh thì nhỏ lần 3 vào 21 ngày tuổi. Khi
gà đạt 45 ngày tuổi tiêm vắc xin niu cát sơn H1. Nếu đàn gà dùng để đẻ thì
tiêm nhắc lại vắc xin niu cát sơn H1 vào 60 ngày tuổi.
Trang 22/28


- Biện Pháp điều trị
Khi bệnh xảy ra ta tách riêng những con gà đã có triệu chứng bệnh
+ Đối với gà <45 ngày:
Dùng kháng thể Gum – Niwcatson tiêm bắp 1 ml/con (tiêm gà khỏe và gà
bệnh dùng riêng mũi kim). Sau 3 ngày nếu gà vẫn chưa khỏe lại thì tiêm nhắc

lại. 3 ngày dọn chuồng và phun thuốc khử trùng 1 lần đến khi đàn gà hoàn toàn
bình phục. Khi đàn gà đạt 45 ngày tuổi ta tiêm vắc xin niu cát sơn H1 của Việt
Nam.
Dùng AntyGum 100g + 50g Tcolivit cho 100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào
nước uống
Gluco K&C /100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
+ Đối với gà >45 ngày tuổi :
Dùng kháng thể Gum - Niucatson tiêm bắp 2 ml/con, (tiêm gà khỏe và gà
bệnh dùng riêng mũi kim). Sau 3 ngày nếu gà vẫn chưa khỏe lại thì tiêm nhắc
lại. 3 ngày dọn chuồng và phun thuốc khử trùng 1 lần đến khi đàn gà hoàn toàn
bình phục. Khi đàn gà khỏe hoàn toàn ta tiêm vắc xin niu cát sơn H1 của Việt
Nam
Dùng AntyGum 100g + 50g Tcolivit cho 100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào
nước uống
Gluco K&C 100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Có thể thay AntyGum bằng thuốc hạ sốt và Tcolivit bằng thuốc trị tiêu chảy !
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Trang 23/28


- Lứa tuổi bị bệnh
Gà từ 21 ngày tuổi trở lên
- Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên, điều kiện ngoại cảnh như đang
nắng đổ mưa, thay đổi thức ăn, nước uống đột ngột sẽ làm bệnh dễ xảy ra
- Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh ỉa chảy lẫn máu nhưng lác đác, ho hen rải rác, mào tích tím và
phù, chết nhanh, tỷ lệ chết không cao.
Mổ khám: Tim bơi trong dịch thẩm xuất, xuất huyết mỡ vành tim

- Biện pháp phòng
Đối với đàn gia cầm có số lượng ít ta dùng vắc xin tiêm phòng cho đàn gà
được 2 tháng tuổi
Đối với đàn lớn ta dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước
định kỳ cho gia cầm uống vào những khi thời tiết thay đổi, thay đổi thức ăn,
nước uống:
Bio-EnroC 25g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
GentaTylosin 25g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Ampicoli 35g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Doxicilin 10g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Trang 24/28


- Biện pháp điều trị
Nếu đàn ít nhỏ lẻ ta dùng:
Streptomycin 1g pha với 10ml nước cất tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lần,
hoặc Kanatialin 1ml/3kg P/ngày
Nếu đàn số lượng nhiều ta dùng một trong các loại thuốc phòng ở trên để
chữa bệnh và tăng liều gấp đôi.
BỆNH GUMBORO

- Lứa tuổi bị bệnh
Gà mắc chủ yếu ở 3 đến 8 tuần tuổi
- Nguyên nhân gây bệnh
Birnavirus tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà
- Triệu chứng lâm sàng
Khi đàn gà bị bệnh thì bệnh xảy ra đột ngột, tiêu chảy loãng, phân nhớt màu
trắng, vàng, đôi khi lẫn máu, sốt cao, uống nhiều nước, đàn gà tụm đống mặc
dù không bị lạnh vậy nên gà hay bị chết do đè lên nhau.
Mổ khám bệnh tích: xuất huyết cơ đùi, xuất huyết túi Fabricius

Trang 25/28


×