Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng để phát triển chăn nuôi gà sasso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 139 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI





DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ SASSO
MÃ SỐ DỰ ÁN: DAĐL-2008/03


Cơ quan chủ trì dự án:
Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi
Chủ nhiệm dự án: TS. Hồ Xuân Tùng





8134

Hà Nội - 2010



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Để phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi gà công nghiêp, nuôi gà bán
chăn thả lông màu có năng suất chất lượng cao, năm 2002 Tổng công ty chăn
nuôi Việt nam đã triển khai dự án “Phát triển chăn nuôi gà thịt lông màu
năng suất, chất lượng cao ở Việt nam”. Trong khuôn khổ của dự án đã nhập
bộ giống gà ông bà Sasso tai Cộng hòa Pháp về nuôi tại Trung tâm Nghiên
cứu gia cầm (nay là Trung tâm Nghiên c
ứu và Huấn luyện chăn nuôi) và Xí
nghiệp gà thịt dòng thuần Tam Đảo. Từ đàn giống ông bà nhập về Trung tâm
cùng với Xí nghiệp gà thịt dòng thuần Tam Đảo đã chọn tạo được 4 dòng gà

1
, TĐ
2
, TĐ
3
và TĐ
4
. Sau khi chọn tạo cả 4 dòng gà TĐ
1
, TĐ
2
, TĐ
3
và TĐ
4


đều giữ được các đặc điểm ngoại hình đặc trưng của từng dòng, các chỉ tiêu
năng suất, chất lượng đàn giống đạt xấp xỉ các chỉ tiêu khuyến cáo của hãng.
Các đàn gà giống bố mẹ TĐ
12
, TĐ
34
và con thương phẩm đưa ra sản xuất phát
triển tốt. Trong thực tế, để phát huy hết tiềm năng của các dòng các giống đều
phải có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng riêng. Đối với 4 dòng gà vừa mới
chọn tạo, thời gian qua vẫn sử dụng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng theo
khuyến cáo của hãng Sasso. Từ kết quả theo dõi các đàn gà ông bà, bố mẹ
cũng như gà thương phẩm TĐ được nuôi theo quy trình cũ không phù hợ
p với
điều kiện khí hậu nóng ẩm của việt Nam. Cụ thể là khẩu phần thức ăn, chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ bảo quản trứng, quy trình phòng chữa
bệnh…Xuất phát từ thực tế đó Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi
đề xuất triển khai dự án “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng để phát
triển chăn nuôi gà Sasso”.
2. Mục tiêu của d
ự án
Hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng giống gà Sasso phù
hợp với điều kiện Việt nam



2
3. Cơ sở lý luận để hoàn thiện quy trình
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn
sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm. Khẩu phần đầy đủ
chất dinh dưỡng theo giai đoạn sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục,

ngược lại nếu thiếu thì quá trình sinh trưởng phát dục sẽ chậm lại. Thành phần
dinh dưỡng quan trọ
ng trong trong thức ăn không thể không đề cập đến đó là
năng lượng và protein. Ngoài ra môi trường sống, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng sinh sản của gia súc
gia cầm. Do đó để hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dường phù hợp
cần phải quan tâm tới các yếu tố sau:
3.1. Nhu cầu năng lượng và protein của gà thịt Broiler
Theo Lasley (1973) khả năng di truyền t
ốt nhất cũng không đưa đến
một đàn gà tốt nhất, nếu không có ngoại cảnh thích hợp để các cá thể đạt tới
giới hạn mà di truyền đã có. Trong các yếu tố ngoại cảnh, thức ăn là yếu tố
quan trọng nhất. Nếu mức dinh dưỡng cao con vật sẽ tăng khối lượng nhanh
và đạt được khối lượng tối đa trong thời gian ngắn, nếu mứ
c dinh dưỡng thấp
con vật tăng khối lượng chậm và thời gian kéo dài.
Nghiên cứu của Lê Hồng Mận (1996) về nhu cầu Protein trong thức ăn
hỗn hợp của gà Broiler đã kết luận trong giai đoạn khởi động 0 - 4 tuần tuổi
nên cho gà trống ăn loại thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ protein 24%, gà mái ăn thức
ăn hỗn hợp có tỷ lệ protein 22%. Từ 5 tuần tuổi trở lên cho gà tr
ống ăn thức
ăn hỗn hợp có tỷ lệ protein 22%, gà mái 20%.
Theo Bùi Đức Lũng (1995) yêu cầu năng lượng của gà Broiler từ 3.000
- 3.300 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp.
Nghiên cứu của Trần Công Xuân (1999) về mức protein và năng lượng
thích hợp cho gà Ross 208 và V35 kết luận từ 0 - 10 ngày tuổi nên sử dụng
thức ăn có tỷ lệ protein là 24%, năng lượng trao đổi 3.100 Kcal/kg thức ăn.

3
Từ 11 - 28 ngày nên sử dụng khẩu phần có mức protein là 22%, năng lượng

trao đổi 3.200 Kcal/kg.
Theo tài liệu của Hãng Sasso (Pháp) thì nhu cầu năng lượng của gà
Sasso nuôi thịt từ 1 - 5 tuần tuổi 3.050 - 3.100 Kcal/kg thức ăn và mức protein
thô 22 - 24%; giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến khi xuất bán mức mức năng lượng
là 3.100 - 3.150 Kcal/kg thức ăn và protein là 20 - 22%.
Theo Đoàn Xuân Trúc (2006) gà Sasso thương phẩm giai đoạn 1 - 3
tuần tuổi có nhu cầu năng lượng là 2.900 - 3.000 Kcal/kg thứ
c ăn và 22 - 23%
protein thô, giai đoạn 4 - 6 tuần tuổi mức năng lương yêu cầu là 3.050 - 3.100
Kcal/kg thức ăn và 19 - 20% protein thô, và giai đoạn từ 7 tuần tuổi đến xuất
chuồng mức năng lượng yêu cầu là 3.100 - 3.150 Kcal/kg thức ăn và protein
thô là 17 - 18%.
3.2. Nhu cầu năng lượng và protein của gà sinh sản
Nhu cầu protein cho gà mái đẻ có thể hiểu là số lượng protein cần phải
có trong khẩu phần khi gà ăn vào để đảm bảo các nhu cầu sinh lý cần thi
ết
như tái tạo các protein bị phân giải thường xuyên, tổng hợp các chất xúc tác
sinh học cho toàn bộ hoạt động sống và tổng hợp protein cho trứng. Theo
Popov và cộng sự (1980) thì nhu cầu chia làm 2 loại là nhu cầu thuần hay nhu
cầu thực sự đáp ứng đủ cho duy trì và cho sản xuất trứng; và nhu cầu thức ăn
là lượng protein cần được sử dung cùng khẩu phần để đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu thực sự
của cơ thể.
Lượng Protein cần thiết tiêu thụ cho một gà/ngày phụ thuộc vào các
yếu tố: khối lượng cơ thể, tỷ lệ đẻ, mức độ tăng khối lượng cơ thể (Summer
JD, 1984; Bùi Đức Lũng, 1990), không những thế còn phụ thuộc vào mức
năng lượng trong khẩu phần. Để thỏa mãn số lượng protein thô cần thiết cho
gà mái đẻ ở mố số nướ
c và hãng khác nhau đã nghiên cứu đưa ra các mức tiêu
chuẩn không giống nhau. Sau đây là trích dẫn một số các số liệu đó: tỷ lệ


4
protein thô (%) trong thức ăn hỗn hợp. Quy định về tỷ lệ protein trong thức ăn
gà đẻ:
- TCVN 2265 (1989) 16 - 17%
- Liên hiệp XN gia cầm Việt Nam (1988) 17 - 19%
- Euribrid (1985) 16 - 17%
Đoàn Xuân Trúc (2006) cho biết nhu cầu dinh dưỡng của gà Sasso bố
mẹ giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi là 2.800 Kcal ME/kg thức ăn, protein thô 18%;
giai đoạn 4 - 20 và 21 - 38 tuần tuổi mức năng lượng là 2.700 Kcal ME/kg
thức ăn, protein thô là 16%; giai đoạn 39 - 64 tuần tuổi mức năng lượng yêu
cầu là 2.700 Kcal ME/kg thức
ăn và 15,5% protein thô.
3.3. Ảnh hưởng của môi trường đến kết quả ấp nở
Ấp trứng nhân tạo là cách thức tạo môi trường ấp trứng tương tự như gà
mái mẹ tạo ra khi ấp trứng. Ấp trứng nhân tạo có một ý nghĩa rất quan trọng
vì điều này giúp cho việc ấp trứng trở lên dễ dàng hơn. Điều này không chỉ có
ý nghĩa đối với việc chăn nuôi các giố
ng gà hướng trứng cao sản vì trong quá
trình chọn tạo nâng cao khả năng sinh sản đã loại bỏ hoàn toàn bản năng ấp tự
nhiên của đàn gà, bên cạnh đó việc ấp trứng nhân tạo còn có khả năng ấp
cùng một lúc hàng vạn đến hàng chục vạn trứng một lúc, điều này đặc biệt có
ý nghĩa đối với các trại chăn nuôi lớn khi hàng ngày sản xuất ra hàng chục
nghìn trứng.

p trứng nhân tạo đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, như: độ ẩm, nhiệt độ và đặc biệt là chế độ bảo quản. Đối với việc bảo quản
trứng, điều kiện lý tưởng là có phòng lạnh với nhiệt độ 15 - 180C và ẩm độ 75
- 80%. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có các trại sản xuất lớn hoặc các cơ sở
giữ

giống mới có phòng lạnh để bảo quản trứng còn đối với các nông hộ sản xuất
với quy mô ít hơn việc đầu tư có một phòng lạnh để bảo quản trứng là điều
khó khăn vì chi phí đầu tư cũng như duy trì hoạt động là khá lớn. Thông
thường người chăn nuôi thường bảo quản trong điều kiện tự nhiên, trứng được

5
để ở những nơi mát mẻ trong gia đình. Điều này thường làm giảm khả năng
ấp nở của trứng đặc biệt là vào những ngày hè khi nhiệt độ lên khá cao đã
khiến cho hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi không cao. Bên cạnh đó thời gian
bảo quản cũng là điều kiện ảnh hướng đến khả năng ấp nở của trứng. Đối với
trứng gia c
ầm được bảo quản trong điều kiện phòng lạnh theo khuyến cáo
cũng không nên quá 7 ngày vì từ 7 ngày trở đi khả năng phát triển của phôi
giảm đi rất nhanh theo thời gian bảo quản. Độ haugh (Hu) của trứng sẽ giảm
đi theo thời gian bảo quản trứng, mức độ giảm của đơn vị Hu tùy thuộc vào
nhiệt độ môi trường. Các thí nghiệm của Coutts và Wilson (1986) cho thấy,
trứng trước khi bả
o quản Hu là 90 đơn vị, ở -1
o
C, sau 5 ngày bảo quản giảm
đi 5 đơn vị, trong khi đó ở 10
o
C giảm đi 15 đơn vị, 15
o
C giảm đi 18 đơn vị và
21
o
C giảm đi 25 đơn vị, 24
o
C giảm đi 30 đơn vị. Vậy trong điều kiện chăn

nuôi nông hộ không có phòng lạnh để có thể giữ trứng giống được lâu thì nên
giữ bao nhiêu lâu thì trứng gà vẫn cho kết quả ấp nở tốt là điều cần xem xét.
Gà Sasso là một giống gà chuyên thịt lông màu được chọn nhập vào
nước ta từ Pháp. Đoàn Xuân Trúc cùng cộng sự (2006) đã chọn tạo thành
công bộ giống gà TĐ từ giống gà này. Đế
n nay, gà TĐ đã thích nghi với điều
kiện của Việt Nam và đã phát triển khá mạnh trong sản xuất trong những năm
qua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy trình ấp trứng nhân tạo đối với
giống gà này. Đặc biệt là thời gian bảo quản trứng trong điều kiện chăn nuôi
nông hộ là điều người chăn nuôi đang rất quan tâm để đảm bảo được hiệu quả
kinh tế
của sản phẩm sản xuất ra.
3.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng vác xin đến chất lượng các đàn gà
Cúm gia cầm (CGC) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra,
lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao ở gia cầm, được tổ chức thú y thế giới xếp
vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của động vật. Virus
CGC có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ
Orthomyxoviridae. Đây là nh
ững retrovirus, mang vật liệu di truyền là những

6
đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính), có vai trò quan trọng trong sinh
bệnh học và miễn dịch học.
Ở Việt Nam, dịch CGC đã xảy ra vào giữa năm 2003 và bùng phát dữ
dội hầu như trên khắp cả nước vào cuối năm 2003 đầu năm 2004, gây thiệt
hại kinh tế nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng.
Đoàn Xuân Trúc (2006) cũng đã xây dự
ng được quy trình thú y phòng
bệnh cho đàn gà Sasso, tuy nhiên vào thời điểm đó do dịch Cúm gia cầm mới

bùng phát nên chưa có lịch tiêm phòng cụ thể đối với bệnh Cúm gia cầm cho
gà Sasso.
Trong thực tế sản xuất đã sử dụng vacxin cúm cho các đàn gà giống
theo đúng sự hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy vậy vẫn còn một vấn đề nổi
cộm lên ở các đàn gà sinh sản đó là tỷ lệ
đẻ giảm đáng kể nhất là sau khi tiêm
vacxin cúm lần thứ 3 gây ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển cũng
như hiệu quả kinh tế của đàn gà giống.
Bên cạnh đó việc đánh giá tác động của vacxin Cúm gia cầm đối với
đáp ứng miễn dịch của các bệnh khác cũng chưa được nghiên cứu sâu, nhất là
đối với gà Sasso.
Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi tiên hành nghiên cứu với các m
ục tiêu
sau:
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gà Sasso sau khi dùng vacxin
H5N2.
- Xác định mức độ ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các bệnh ND,
Bạch lỵ và CRD sau khi tiêm vacxin Cúm gia cầm H5N2.
- Đưa ra lịch dùng vacxin cúm gia cầm phù hợp với các đàn gà Sasso.
- Xác định các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gà Sasso
nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

7
Chương 1: ĐỊA ĐIỂM, KINH PHÍ, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1.1. Địa điểm triển khai
Dự án đã được triển khai tại:

- Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi - Viện Chăn nuôi

- Các tỉnh: Hưng Yên, Hà Tây (Hà Nội) và Hải Dương
1.2. Thời gian triển khai
Dự án thực hiện trong thời gian 24 tháng từ 01/2008 đến 12/2009.
1.3. Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí thực hiện dự án: 8.150,0 triệu đồng
- Tổng kinh phí NSNN được duyệt: 2.450,0 triệu đồng
Trong đó:
+ Năm 2008: 1.200,0 triệu đồng
+ Năm 2009: 1.250,0 triệu đồng
- Tổng kinh phí phải nộp lại NSNN: 1.470,0 triệu đồng
1.4. Nội dung triển khai dự án

Xây dựng và cung cấp giống theo hệ thống hình tháp 3 cấp:
- Các dòng đơn tính biệt của dòng ông bà được nuôi tại trung tâm. Từ
đàn ông bà này sản xuất gà bố mẹ TĐ12 và TĐ34.

- Các đàn bố mẹ TĐ12 và TĐ34 được cung cấp ra ngoài cho các trang
trại và nông hộ chăn nuôi gà sinh sản.

- Từ đàn bố mẹ tiếp tục sản xuất con thương phẩm cung cấp cho các
trang trại và nông hộ chăn nuôi gà thịt trong tỉnh và các vung lân cận. sản
phẩm cuối cùng cung cấp cho thị trường tiêu dùng gà thịt.

Xây dựng mô hình chăn nuôi:
- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở các tỉnh Hà Tây, Hưng
Yên và Hải Dương (3 - 4 mô hình/tỉnh) với quy mô 500 mái/hộ chăn nuôi.


8
- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt ở các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên và

Hải Dương (10 - 12 mô hình/tỉnh) với quy mô 500 con/hộ chăn nuôi.

1.5. Phương pháp hoàn thiện các quy trình
Bằng phương pháp phân lô so sánh, bố trí thí nghiệm khác nhau về
thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, tiêu chuẩn ăn của từng giai đoạn, thông
qua kết quả nghiên cứu hoàn thiện:

+ Đối với gà ông bà:
Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà ông bà Sasso thông qua
xác định lại tiêu chuẩn ăn. Tiến hành theo dõi 2 lô thí nghiệm:
- Lô Đối chứng: Áp dụng tiêu chuẩn ăn cũ đã khuyến cáo (Đoàn Xuân
Trúc, 2006).
- Lô Thí nghiệm: Điều chỉnh lại mức Năng lượng trao đổi (ME) và tỷ lệ
Protein thô trong công thức thức ăn.

Chỉ tiêu ĐVT Đối chứng Thí nghiệm
Giai đoạn gà con (1 - 6TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.800 2.850
Protein thô % 18 20
Xơ thô % 3,5 - 4,0 3,5
Canxi % 1 1,3
Phốt pho hấp thụ % 0,5 0,45
Giai đoạn gà dò (7 - 20TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.700 2.750
Protein thô % 16 16,5
Xơ thô % 3 - 4 5
Canxi % 1 0,98
Phốt pho hấp thụ % 0,45 0,5
Giai đoạn gà đẻ pha I (21 - 44TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.700 2.750


9
Protein thô % 16 17
Xơ thô % 3 - 4 4
Canxi % 3,5 3,6
Phốt pho hấp thụ % 0,45 0,42
Giai đoạn đẻ pha II (45 - 60TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.700 2.750
Protein thô % 15,5 16,5
Xơ thô % 3 - 4 4
Canxi % 4 3,6
Phốt pho hấp thụ % 0,4 0,4
Hoàn thiện quy trình thú y đối với gà ông bà Sasso thông qua việc đánh
giá khả năng đáp ứng miễn dịch của gà ông bà Sasso đối với vacxin Cúm gia
cầm. Tiến hành theo dõi thí nghiệm trên đàn gà Sasso ông bà:
- Theo dõi trên 300 con gà ông bà Sasso từ 1 - 360 ngày tuổi, trong đó
250 con được tiêm vacxin Cúm gia cầm còn 50 con không được tiêm có đánh
dấu để làm gà chỉ báo.
- Vacxin Cúm gia cầm sử dụng là chủng H5N2.
- Thời điểm tiêm vacxin vào lúc: 8, 38 và 150 ngày tuổi.
- Tiến hành lấy mẫu huyết thanh gà sau khi tiêm lần 1, lần 2 và lần 3 để
xác định hàm lượ
ng kháng thể bằng phản ứng HI. Thời điểm lấy mẫu huyết
thanh để kiểm tra như sau:
+ Lấy huyết thanh sau khi tiêm lần 1 được 30 ngày.
+ Lấy huyết thanh sau khi tiêm lần 2 được 30, 60, 120 và 150 ngày.
+ Lấy huyết thanh sau khi tiêm lần 3 được 30 ngày
+ Đối với gà bố mẹ:
Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà bố mẹ Sasso thông qua
xác định lại tiêu chuẩn ăn. Tiến hành theo dõi 2 lô thí nghiệm:


10
- Lô Đối chứng: Áp dụng tiêu chuẩn ăn cũ đã khuyến cáo (Đoàn Xuân
Trúc, 2006).
- Lô Thí nghiệm: Điều chỉnh lại mức Năng lượng trao đổi (ME) và tỷ lệ
Protein thô trong công thức thức ăn.

Chỉ tiêu ĐVT Đối chứng Thí nghiệm
Giai đoạn gà con (1 - 6TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.800 2.800
Protein thô % 18 21
Xơ thô % 3,5 - 4,0 3,6
Canxi % 1 1,4
Phốt pho hấp thụ % 0,5 0,45
Giai đoạn gà dò (7 - 20TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.700 2.800
Protein thô % 16 16,5
Xơ thô % 3 - 4 5
Canxi % 1 0,98
Phốt pho hấp thụ % 0,45 0,5
Giai đoạn gà đẻ pha I (21 - 44TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.700 2.750
Protein thô % 16 17
Xơ thô % 3 - 4 3,7
Canxi % 3,5 3,6
Phốt pho hấp thụ % 0,45 0,42
Giai đoạn đẻ pha II (45 - 64TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 2.700 2.800
Protein thô % 15,5 16,5
Xơ thô % 3 - 4 3,5

Canxi % 4 3,5
Phốt pho hấp thụ % 0,4 0,4

11
Hoàn thiện quy trình ấp trứng nhân tạo thông qua xác định điều kiện bảo
quản trứng và điều kiện ấp nở:
Xác định điều kiện bảo quản trứng:
Điều kiện bảo quản Mùa hè Mùa đông Ghi chú
Nhiệt độ thường 7 ngày 7 ngày
Nhiệt độ thường 3 ngày 3 ngày
Phòng lạnh 15 - 18
0
C, 75 - 80%Å 7 ngày
Mỗi lô theo dõi
1.000 quả với 3
lần lặp lại
Điều kiện ấp nở:
Giai đoạn Nhiệt độ Ẩm độ
Máy ấp đơn kỳ
1 - 13 ngày (Mùa hè)
1 - 15 ngày (Mùa đông)
37,7 - 37,8
0
C 65 - 70%
14 - 18 ngày (Mùa hè)
16 - 18 ngày (Mùa đông)
37,4 - 37,5
0
C 55%
19 - 21 ngày 36,8 - 37,1

0
C 65 - 70%
Máy ấp đa kỳ
1 - 18 ngày 37,5 - 37,6
0
C 55 - 60%
19 - 21 ngày 36,8 - 37,1
0
C 65 - 70%
Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh đối với gà bố mẹ Sasso thông
qua việc đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vacxin Newcastle và tỷ
lệ nhiễm Bạch lỵ và CRD sau khi tiêm vacxin Cúm gia cầm.
- Tiến hành theo dõi 500 con gà bố mẹ từ 1 - 38 tuần tuổi, đàn gà được
tiêm vacxin Cúm gia cầm lúc 8, 38 và 150 ngày tuổi.
- Tiến hành đánh giá hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vacxin Newcastle
hệ I và vacxin Newcastle vô hoạt nhũ dầu được 30 ngày.
- Đánh giá tỷ lệ nhiễm Bạch l
ỵ và CRD của đàn gà thí nghiệm.
+ Đối với gà thương phẩm:
Hoàn thiện tiêu chuẩn ăn ở 2 giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi và 7 tuần tuổi đến
xuất chuồng thông qua tiến hành nghiên cứu thí nghiệm với 2 lô:

12
- Đối chứng: Áp dụng tiêu chuẩn của quy trình cũ (Đoàn Xuân Trúc,
2006).
- Thí nghiệm: Điều chỉnh lại mức Năng lượng ME và tỷ lệ Protein trong
công thức thức ăn.
Chỉ tiêu ĐVT Đối chứng Thí nghiệm
Giai đoạn gà con (1 - 6TT)
Năng lượng ME Kcal/kg 3.000 - 3.100 3.000

Protein thô % 21 - 22 21
Xơ thô % 3,0 - 3,5 3,4
Canxi % 0,95 - 1,05 1,26
Phốt pho hấp thụ % 0,40 - 0,45 0,48
Giai đoạn 7TT - Xuất chuồng
Năng lượng ME Kcal/kg 3.100 - 3.150 3.000
Protein thô % 17 - 18 18
Xơ thô % 4,0 - 4,5 3,3
Canxi % 1,0 - 1,1 1,0
Phốt pho hấp thụ % 0,30 - 0,35 0,45
Hoàn thiện quy trình thú y đối với gà thương phẩm thông qua theo dõi và
đánh giá việc áp dựng biện pháp an toàn sinh học chăn nuôi với 2 lô thí nghiệm:
- Lô Đối chứng: Không áp dụng biện pháp an toàn sinh học
- Lô Thí nghiệm: Áp dụng biện pháp an toàn sinh học
Biện pháp áp dụng
Đối
chứng
Thí
nghiệm

Cùng nhập, cùng xuất - +
Rửa tay trước khi vào chuồng - +
Thay quần áo, ủng trước khi vào chuồng - +
Hạn chế khách vào chuồng - +
Phun sát trùng định kỳ 1 lần/tuần - +
(Ghi chú: + áp dụng; - không áp dụng)

13
Chương 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. KẾT QUẢ NUÔI GIỮ ĐÀN ÔNG BÀ TẠI TRUNG TÂM

Để sản xuất gà bố mẹ cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi cho dự án và
các trang trại chăn nuôi khác, đồng thời tiến hành theo dõi khả năng sinh
trưởng sinh sản của đàn ông bà TĐ, trong thời gian thực hiện Dự án Trung
tâm đã tiến hành nuôi giữ 1000 mái sinh sản dòng TĐ2; TĐ4 và 120 trống
TĐ1; TĐ3, kế
t quả theo dõi trên đàn gà ông bà như sau:
2.1.1. Đặc điểm ngoại hình của gà ông bà Sasso

Đặc điểm ngoại hình của gà ông bà Sasso được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Đặc điểm ngoại hình của gà ông bà Sasso
Giai
đoạn

Chỉ tiêu
Dòng TĐ
1

(trống)
Dòng TĐ
2

(mái)
Dòng TĐ
3

(trống)
Dòng TĐ
4

(mái)

Màu lông Nâu vàng Nâu vàng Nâu vàng Trắng
Màu mỏ Vàng Vàng Nâu nhạt Vàng
01 ngày
tuôi

Màu chân Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt
Màu lông Nâu đỏ Nâu nhạt Nâu đỏ Trắng
Màu da Vàng Vàng Vàng Vàng
Màu mỏ Nâu nhạt Vàng Nâu nhạt Vàng
Màu chân Vàng Vàng Vàng Vàng
20 tuần
tuổi

Kiểu mào Đơn Đơn Đơn Đơn
Qua theo dõi đặc điểm ngoại hình của đàn gà Sasso nuôi giữ tại Trung
tâm cho thấy đàn gà Sasso vẫn giữ được màu lông đặc trưng của giống. Gà 01
ngày tuổi của 3 dòng TĐ1, TĐ2 và TĐ3 có màu lông nâu vàng còn dòng TĐ4
có màu lông trắng, đến 20 tuần tuổi ba dòng TĐ1, TĐ2 và TĐ3 có lông màu
nâu đỏ hoặc nâu nhạt còn dòng TĐ4 có màu lông trắng.

2.1.2. Khối lượng cơ thể của gà ông bà Sasso

14
Bảng 2.2: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của gà ông bà Sasso (g/con)


Dòng trống TĐ1
n = 20

Dòng mái TĐ2

n = 50

Dòng trống TĐ3

n = 50
Dòng mái TĐ4
n = 100

Tuần
tuổi
SEX ±
(%)Cv
SEX ±
(%)Cv
SEX ±
(%)Cv
SEX ±
(%)Cv
SS
40,27 ± 0,31 5,15 38,25± 0,27 7,04 40,2 ± 1,5 6,62 39,6 ± 1,8 6,47
1
136,5 ± 2,03 10,21 123,68 ± 1,21 10,45 128,3 ± 2,1 10,22 117,4 ± 1,9 10,43
3
417,60 ± 4,69 8,40 395,85 ± 3,52 8,06 407,2 ± 4,9 8,53 389,1 ± 4,3 8,82
4
574,00 ± 8,73 8,33 543,37 ± 5,10 9,43 553,1 ± 7,8 9,81 523,4 ± 5,7 9,28
8
1174,44 ± 17,0 10,46 1109,22 ± 11,97 10,90 1040,3 ± 51,2 9,95 927,6 ± 34,5 10,98
14
1989,78 ± 29,88 10,08 1709,62 ± 18,47 11,02 1902,3 ± 24,5 10,11 1698,7± 15,3 11,15

20
3036,22 ± 30,12 7,22 2370,76 ± 17,37 7,51 2718,2 ± 165,3 7,82 2447,4 ± 135,5 7,34

15
Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể của đàn gà ông bà Sasso được trình
bày ở bảng 2.2. Qua kết quả theo dõi cho thấy khối lượng cơ thể của 4 dòng
lúc 01 ngày tuổi đối với TĐ1 là 40,25 g, TĐ2 là 38,25 g, TĐ3 là 40,2 g và
TĐ4 là 39,6g; lúc 20 tuần tuổi đối với TĐ1 là 3036,22 g, TĐ2 là 2370,76 g,
TĐ3 là 2718,2 g và TĐ4 là 2447,4 g. Như vậy đối với các dòng TĐ1, TĐ3 và
TĐ4 khối lượng cơ thể 01 ngày tuổi và 20 tuầ
n tuổi đều đạt mục tiêu đề ra
còn khối lượng của dòng TĐ2 thấp hơn so với mục tiêu đề ra (lúc 01 ngày
tuổi thấp hơn 0,75 g, lúc 20 tuần tuổi thấp hơn 29,24 g).
2.1.3. Thức ăn tiêu thụ của gà ông bà Sasso
Kết quả theo dõi tiêu thụ thức ăn của gà Sasso ông bà được trình bày ở
bảng 2.3. Giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi gà được cho ăn tự do và do nuôi chung đàn
nên mức tiêu thụ của 2 dòng TĐ1, TĐ2 và 2 dòng T
Đ3, TĐ4 tương tự như
nhau. Kết thúc 20 tuần tuổi tổng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà TĐ1 là
11.287 g/con, TĐ2 là 10.516 g/con, TĐ3 là 11.114 g/con và gà TĐ4 là 10.570
g/con.
Bảng 2.3: Thức ăn tiêu thụ của gà ông bà Sasso (g/con)
TT
Trống TĐ1 Mái TĐ2 Trống TĐ3 Mái TĐ4
1 90,2 90,2 91,2 91,2
2 205,7 205,7 193,9 193,9
3 280,0 280,0 247,6 247,6
4 327,6 327,6 312,5 312,5
5 350,0 350,0 350,0 350,0
6 400,5 400,5 359,0 359,0

7 385 354 385 385
8 443 385 443 441
9 470 438 495 465
10 585 464 595 511

16
11
656 508 638 550
12 578 538 600 590
13 617 585 617 605
14 639 609 623 615
15 750 700 760 680
16 840 745 798 740
17 875 815 900 798
18 915 892 890 820
19 925 915 910 900
20 956 915 935 915
Cộng
11.287 10.516 11.144 10.570
2.1.4. Tuổi thành thục và năng suất trứng của gà ông bà Sasso
Kết quả theo dõi về tuổi thành thục của 2 dòng mái TĐ2 và TĐ4 cho
thấy tuổi đẻ quả trứng đầu của cả 2 dòng lần lượt là 154 và 150 ngày tuổi. So
với kết quả của Đoàn Xuân Trúc (2006) thì tuổi đẻ quả trứng đầu của gà TĐ2
sớm hơn 4 ngày còn gà TĐ4 thì tương đương.
Bảng 2.4: Tuổi thành thục sinh dục và năng suấ
t trứng
của gà ông bà Sasso

Chỉ tiêu ĐVT TĐ2 TĐ4
Tuổi đẻ quả trứng đầu Ngày 154 150

Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% Ngày 168 164
Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 30% Ngày 186 180
Tuổi dẻ đạt đỉnh cao Ngày 227 218
Năng suất trứng 60 TT Quả/mái 127,4 153,3
Tỷ lệ đẻ % 45,8 55,5

17
Sản lượng trứng bình quân đến 60 tuần tuổi của gà TĐ2 là 127,4
quả/mái và TĐ4 là 153,3 quả/mái. Kết quả này so với kết quả của Đoàn Xuân
Trúc (2006) thì gà TĐ2 cao hơn 4,2 quả/mái còn gà TĐ4 cao hơn 3,2
quả/mái; so với mục tiêu đề ra thì cả gà TĐ2 và TĐ4 đều vượt 100,9 -
101,9%.
2.1.5. Chất lượng trứng và kết quả ấp nở của gà ông bà Sasso
Bảng 2.5: Chất lượng trứng của gà ông bà Sasso (n=35)

Chỉ tiêu ĐVT TĐ2 TĐ4
Khối lượng trứng đẻ 5%
g
45,2 ± 0,8 44,0 ± 0,9
Khối lượng trứng đẻ 30%
g
47,1 ± 0,9 46,5 ± 0,8
Khối lượng trứng đẻ đỉnh cao
g
55,0 ± 1,8 55,0 ± 2,0
Chất lượng trứng 38 tuần

- Khối lượng trứng
g
58,5 ± 0,6 58,2 ± 0,5

- Độ chịu lực
kg/cm
2

4,0 ± 0,1 4,1 ± 0,1
- Chỉ số hình dạng
-
1,31 ± 0,02 1,29± 0,01
- Chỉ số lòng trắng
-
0,13 ± 0,02 0,13 ± 0,02
- Chỉ số lòng đỏ
-
0,42 ± 0,01 0,43 ± 0,01
- Độ dày vỏ
mm
0,38 ± 0,006 0,38 ± 0,005
- Đơn vị Haugh
Hu
90,0 ± 1,9 90,2 ± 2,0
Kết quả khảo sát trứng 38 tuần tuổi của gà TĐ2 và TĐ4 ở bảng 2.5 cho
thấy khối lượng trứng trung bình của cà 2 dòng gà là 58,2 - 58,5 g, độ chịu
lực 4,0 - 4,1 kg/cm
2
, chỉ số hình dạng 1,29 - 1,31 và đon vị Haugh 90,0 - 90,2.
Với kết quả này trứng của gà 2 dòng gà TĐ2 và TĐ4 đều cho kết quả ấp nở
tốt.
Kết quả ấp nở của gà TĐ2 và TĐ4 được thể hiện ở bảng 2.6. Qua theo
dõi trên 1850 quả đối với dòng TĐ2 và 4575 quả đối với dòng TĐ4 cho thấy
tỷ lệ có phôi của cả 2 dòng gà 94,2 - 94,5%, tỷ lệ ấp nở 88,6 - 89,1% và tỷ

lệ

18
gà loại I 81,0 - 81,6%. Kết quả này so với kết quả của Đoàn Xuân Trúc
(2006) là tương đương.
Bảng 2.6: Kết quả ấp nở của gà ông bà Sasso

Chỉ tiêu TĐ
2

4

Số lượng trứng ấp (quả) 1850 4575
- Tỷ lệ có phôi (%) 94,2 94,5
- Tỷ lệ nở/∑ ấp (%) 89,1 88,6
Tỷ lệ loại 1/ ∑ ấp (%) 81,6 81,0

2.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY TRÌNH CHĂN NUÔI
2.2.1. Kết quả hoàn thiện các quy trình trên đàn gà ông bà
Đối với gà ông bà tập trung vào đánh giá đối với 2 dòng mái TĐ2 và
TĐ4 còn đối với dòng trống TĐ1 và TĐ3 do số lượng hạn chế nên không tiến
hành theo dõi. Kết quả đạt được như sau:
2.2.1.1. Giai đoạn gà con 1 - 6 tuần tuổi
Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà TĐ2 và TĐ4 cho thấy: gà TĐ
2 tính chung cho cả giai đoạ
n lô thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với
lô đối chứng tuy nhiên không đáng kể; còn gà TĐ4 tỷ lệ nuôi sống của cả 2 lô
thí nghiệm và đối chứng đều tương đương nhau với tỷ lệ nuôi sống là 94,5 -
95,5%.
Bảng 2.7: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con của gà TĐ ông bà (%)

Tuần tuổi Đối chứng Thí nghiệm
TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4
1 98,5 99,1 99,0 98,6
2 98,0 98,6 99,0 999,1
3 99,5 999,1 99,5 99,5

19
4 99,5 99,1 99,0 99,1
5 99,0 100,0 99,5 99,1
6 100,0 99,5 99,5 99,5
1 - 6 94,5 95,5 95,5 95,0
Chỉ tiêu về khối lượng cơ thể của đàn gà ông bà TĐ2 và TĐ4 ở các tuần
tuổi của lô thí nghiệm tương đương với tiêu chuẩn của giống còn lô đối chứng
có khối lượng thấp hơn.
Bảng 2.8: Khối lượng cơ thể giai đoạn gà con của gà TĐ ông bà (g)
Đối chứng Thí nghiệm Tiêu chuẩn
Tuần
tuổi
TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4
01NT 38,7 ± 0,3 34,9 ± 0,4 38,5 ± 0,4 35,1 ± 0,3 - -
1 109,3 ± 3,1 106,2
±
2,8 123,7 ± 3,6 114,2
±

2,7 119 103
2 225,6
±

5,2 173,4

±
3,4 256,7 ± 5,3 210,8
±

4,6 247 180
3 375,9
±

7,4 391,5
±
6,7 394,6 ± 6,3 394,7
±

7,8 396 405
4 520,3
±

8,5 460,5
±
8,3 550,2 ± 9,4 535,6
±

10,6 545 442
5 650,1
±

12,6 586,2
±
10,3 683,5 ± 10,7 638,2
±


8,9 678 626
6 795,4
±

9,8 703,6
±
11,4 813,6 ± 11,5 745,9
±

10,7 802 733
Như vậy, việc điều chỉnh lại mức năng lượng và protein trong khẩu phần
ăn của gà ông bà TĐ đã làm cho đàn gà có khối lượng cơ thể tại các tuần tuổi
đạt được đúng với tiêu chuẩn của giống. Điều này giúp cho đàn gà phát triển
tốt và đạt được khối lượng chuẩn trong quá trình nuôi.
2.2.1.2. Giai đoạn gà dò 7 - 20 tuần tuổi
Tiếp tục đánh giá chỉ
tiêu về tỷ lệ nuôi sống và khối lượng cơ thể giai
đoạn gà do 7 - 20 tuần tuổi của đàn gà TĐ ông bà sau khi điều chỉnh lại mức
năng lượng và protein trong khẩu phần cho thấy:

20
Tỷ lệ nuôi sống của cả 2 đàn gà TĐ2 và TĐ4 ở cả 2 lô thí nghiệm và đối
chứng đều không có sự khác nhau lớn, với tỷ lệ nuôi sống cho cả giai đoạn 7 -
20 tuần tuổi của cả 2 đàn gà TĐ2 và TĐ4 ở cả 2 lô thí nghiệm đều ở mức 94,4
- 95,6%. Điều này cho thấy mức năng lượng và protein thay đổi trong khẩu
phần ăn của lô thí nghi
ệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của cả 2 đàn
gà TĐ2 và TĐ4.
Bảng 2.9: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà dò của gà TĐ ông bà (%)

Tuần tuổi Đối chứng Thí nghiệm
TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4
7 99,4 99,4 100,0 100,0
8 100,0 100,0 98,9 99,4
9 98,9 98,9 100,0 100,0
10 99,4 100,0 99,4 98,9
11 100,0 98,9 100 99,4
12 98,9 100,0 98,9 100,0
13 100,0 99,4 99,4 100,0
14 99,4 100,0 100,0 99,4
15 100 98,8 99,4 100,0
16 99,4 100,0 99,4 98,9
17 100,0 99,4 100,0 100,0
18 99,4 100,0 100,0 100,0
19 99,4 99,4 99,4 99,4
20 100,0 100,0 100,0 100,0
7 - 20 94,4 94,4 95,0 95,6

21
Kết quả theo dõi về khối lượng cơ thể của 2 đàn gà TĐ2 và TĐ4 trong lô
thí nghiệm qua các tuần tuổi đều đạt khối lượng tương đương với tiêu chuẩn.
Trong khi đó ở lô đối chứng các kết quả thu được đều thấp hơn so với tiêu
chuẩn.
Bảng 2.10: Khối lượng cơ thể giai đoạn gà dò của gà TĐ ông bà (g)
Đối chứng Thí nghiệm Tiêu chuẩn
Tuần
tuổi
TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4
7 863,1 ± 25,9 925,4 ± 12,4 910,5 ± 32,7 905,6 ± 32,7 900 914
8 984,2 ± 36,3 1.089,2

±
30,7 1.109,4 ± 45,4 1.022,9
±
36,3 1.000 1.030
9 1086,9
±
19,5 1.194,7
±
27,3 1.267,6 ± 26,2 1.185,9
±
40,2 1.099 1.126
10 1.205,3
±
24,2 1.255,2
±
18,7 1.332,2 ± 27,8 1.320,7
±
39,4 1.198 1.266
12 1.398,6
±
35,3 1.395,3
±
40,2 1.565,4 ± 39,6 1.493,5
±
45,2 1.495 1.413
14 1.574,7
±
31,6 1.486,4
±
43,6 1.709,6 ± 43,4 1.624,3

±
47,9 1.594 1590
16 1.682,1
±
42,1 1.697,6
±
39.3 1.815,9 ± 28,4 1.802,6
±
37,2 1.693 1.795
18 1.835,6
±
30,8 1.825,4
±
45,6 2.115,7
±
37,9 1.970,4
±
35,7 1.990 1.900
20 2.134,5
±
39,4 2.113,8
±
29,9 2.370,8
±
45,5 2.216,4
±
42,3 2.230 2.280
2.2.1.3. Kết quả theo dõi giai đoạn đẻ pha I (21 - 44 tuần tuổi)
Kết quả điều chỉnh lại mức năng lượng và protein giai đoạn đẻ pha I của
đàn ông bà như sau:

Qua bảng 2.11 cho thấy cả lô thí nghiệm và đối chứng của gà TĐ2 đều
đẻ quả trứng đầu ở 22 tuần tuổi; tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao của lô đối chứng ở 32
tuần tuổ
i còn lô thí nghiệm ở 31 tuần tuổi. Kết thúc giai đoạn đẻ pha I gà TĐ2
ở lô thí nghiệm có sản lượng trứng là 82,05 quả/mái với tỷ lệ đẻ trung bình là
51,2 và mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,66 kg. So với lô đối chứng
thì lô thí nghiệm có sản lượng trứng cao hơn là 3,8 quả/mái và mức tiêu tốn
thức ăn cho 10 quả trứng cũng thấp hơn 0,13 kg.

22
Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy gà ông bà TĐ4 ở cả 2 lô đối chức và thí
nghiệm cũng bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên ở tuần tuổi 22; tỷ lệ đẻ đạt đỉnh
cao của lô thí nghiệm ở tuần tuổi 31 và lô đối chứng ở tuần tuổi 32. Tính đến
kết thúc giai đoạn đẻ pha I lô thí nghiệm có sản luợng trứng là 93,98 quả/mái
với t
ỷ lệ đẻ trung bình là 58,4% và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,32
kg, trong khi đó ở lô đối chứng gà TĐ4 có sản lượng trứng là 90,79 quả/mái
với tỷ lệ đẻ trung bình là 56,4% và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,41
kg. Như vậy lô thí nghiệm ở giai đoạn đẻ pha I có sản luợng trứng cao hơn so
với lô đối chứng là 3,19 quả/mái và mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
c
ũng thấp hơn so với lô đối chứng là 0,09 kg.
Bảng 2.11: Kết quả sinh sản giai đoạn đẻ pha I của gà ông bà TĐ
2

Đối chứng Thí nghiệm
Tuần
tuổi
Tỷ lệ đẻ
(%)

Trứng/
mái (quả)
TTTA/ 10
trứng (kg)
Tỷ lệ đẻ
(%)
Trứng/ mái
(quả)
TTTA/ 10
trứng (kg)
22 1,1 0,08 - 0,9 0,06 -
23 6,5 0,46 19,23 7,2 0,50 17,36
24 15,3 1,07 8,17 19,8 1,39 6,31
25 21,6 1,51 6,02 20,9 1,46 6,22
26 25,7 1,80 5,25 26,5 1,86 5,09
27 31,5 2,21 4,44 31,7 2,22 4,42
28 35,7 2,50 4,06 49,8 3,49 2,91
29 43,6 3,05 3,33 62,8 4,40 2,31
30 58,4 4,09 2,48 70,6 4,94 2,05
31 63,7 4,46 2,28 72,6 5,08 2,00
32 69,8 4,89 2,08 70,2 4,91 2,07
33 69,6 4,87 2,01 68,5 4,80 2,04
34 68,7 4,81 2,04 63,8 4,47 2,19
35 66,2 4,63 2,11 62,1 4,35 2,25
36 64,6 4,52 2,17 64,6 4,52 2,17

23
37
65,1 4,56 2,07 65,4 4,58 2,06
38 63,7 4,46 2,12 63,5 4,45 2,13

39 60,5 4,24 2,23 60,8 4,26 2,22
40 58,9 4,12 2,21 59,3 4,15 2,19
41 60,1 4,21 2,16 58,6 4,10 2,22
42 57,3 4,01 2,27 56,7 3,97 2,29
43 54,6 3,82 2,38 55,3 3,87 2,35
44 55,6 3,89 2,34 60,6 4,24 2,15
TB 48,6 78,25 2,79 51,2 82,05 2,66
Bảng 2.12: Kết quả sinh sản giai đoạn đẻ pha I của gà ông bà TĐ
4

Đối chứng Thí nghiệm
Tuần
tuổi
Tỷ lệ đẻ
(%)
Trứng/
mái (quả)
TTTA/ 10
trứng (kg)
Tỷ lệ đẻ
(%)
Trứng/ mái
(quả)
TTTA/ 10
trứng (kg)
22 0,6 0,04 - 1,3 0,09 -
23 3,2 0,22 39,06 5,6 0,39 22,32
24 7,8 0,55 16,03 10,4 0,73 12,02
25 19,5 1,37 6,67 22,1 1,55 5,88
26 35,8 2,51 3,77 38,9 2,72 3,47

27 48,9 3,42 2,86 49,7 3,48 2,82
28 52,6 3,68 2,76 59,6 4,17 2,43
29 64,9 4,54 2,23 68,7 4,81 2,11
30 67,9 4,75 2,14 76,9 5,38 1,89
31 72,6 5,08 2,00 78,6 5,50 1,84
32 77,9 5,45 1,86 78,5 5,50 1,85
33 76,5 5,36 1,83 76,3 5,34 1,83
34 77,5 5,43 1,81 77,8 5,45 1,80
35 73,1 5,12 1,92 76,1 5,33 1,84
36 72,6 5,08 1,93 76,4 5,35 1,83
37 70,6 4,94 1,91 72,6 5,08 1,86

24
38
69,6 4,87 1,94 71,8 5,03 1,88
39 70,3 4,92 1,92 68,4 4,79 1,97
40 68,4 4,79 1,90 67,3 4,71 1,93
41 67,6 4,73 1,92 65,9 4,61 1,97
42 66,9 4,68 1,94 66,7 4,67 1,95
43 66,4 4,65 1,96 68,5 4,80 1,90
44 65,8 4,61 1,98 64,5 4,52 2,02
TB 56,4 90,79 2,41 58,4 93,98 2,32
Bảng 2.13: Chỉ tiêu ấp nở tuần 32;38 của gà TĐ ông bà
Chỉ tiêu ĐVT Đối chứng Thí nghiệm
TĐ2 TĐ4 TĐ2 TĐ4
Tổng số trứng ấp quả 1000 1500 1000 1500
Tỷ lệ trứng có phôi % 93,6 94,2 94,1 95,3
Tỷ lệ nở/tổng ấp % 83,1 84,5 84,7 84,6
Tỷ lệ gà con loại I/tổng ấp % 79,8 80,6 81,5 81,3
Theo dõi tỷ lệ ấp nở của cả 2 đàn gà TĐ2 và TĐ4 đều cho thấy cả 2 đàn

gà ở lô thí nghiệm và đối chứng đều cho kết quả ấp nở tốt, như vậy việc điều
chỉnh lại nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà ông bà không ảnh hưởng đến kết quả
ấp nở của đàn gà.
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy điề
u chỉnh lại mức năng lượng
và protein trong khẩu phần ăn đối với gà ông bà (TĐ2 và TĐ4) là cần thiết
nhằm nâng cao năng suất của đàn gà. Việc tăng mức năng luợng và protein đã
làm cả 2 đàn gà ông bà TĐ2 và TĐ3 nâng cao được sản lượng trứng đồng thời
giảm được mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và không ảnh hưởng đến
kết quả
ấp nở của cả 2 đàn gà.
2.2.1.4. Kết quả theo dõi giai đoạn đẻ pha II (45 - 60 tuần tuổi)
Tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc điều chỉnh lại nhu cầu
dinh dưỡng đối với đàn gà TĐ ông bà ở giai đoạn đẻ pha II cho thấy:

×