Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

1 nguyen tac chung khi che tao ket cau hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.94 KB, 9 trang )

PHẦN 1. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI CHẾ TẠO
KẾT CẤU THÉP
I. CÔNG NGHỆ
1. Xử lý thép tấm trước khi gia công.
 Đối với thép tấm, thép hình dùng để chế tạo chi tiết kết cấu, trước khi hạ liệu cần

xử lý bề mặt, trước khi xử lý phải làm sạch vết dầu bẩn và các tạp chất khác.
 Xử lý bề mặt thép cần thực hiện theo thứ tự: nắn thẳng, khử gỉ, sơn bảo vệ. Để
tránh việc xử lý bị vô hiệu hóa, vật liệu thép cần phải được dùng chế tạo ngay
trong vòng 2 tuần.
 Vật liệu thép khi xử lý không được có lớp vỏ ôxy hóa (gỉ thép) và các vết bẩn
khác, sau khi phun bi xong bề mặt vật liệu thép sẽ lộ màu trắng bạc bóng, độ
thô ráp bề mặt là 40~80µm.
 Chất lượng làm sạch vật liệu thép sau khi xử lý theo tiêu chuẩn SIS0055900-1967
-

Thép tấm cần đạt yêu cầu tới cấp Sa2

1
2

-

Thép hình cần đạt yêu cầu tới cấp Sa2.
Yêu cầu khử gỉ thủ công đạt cấp St3
 Vật liệu thép sau khi xử lý xong bắt buộc phải được sơn chống gỉ hoặc sơn lót
ngay lập tức hoặc trong thời gian quy định (mùa đông là 6 giờ, mùa hè là 4
giờ) theo quy định của dây truyền xử lý, với độ dày của màng sơn 15~25µm,
đồng thời phải ghi rõ trên tấm thép “số hiệu, đánh dấu đảm bảo chất lượng”.
2. Uốn thẳng.
Trong quá trình vận chuyển, thép có thể bị cong vênh, do đó cần phải nắn thẳng


trước khi gia công. Dung sai hình dạng của nó sau khi qua uốn thẳng không được
vượt quá các quy định sau:
 Uốn thẳng của thép bình thường có thể dùng máy uốn kiểu trục, đối với thép
tấm sau khi hàn nối có thể bị cong vênh vượt quá giới hạn cho phép, khi uốn
thẳng phải sử dụng đối trọng và đặt nên giá đỡ cố định.
 Đối với thép Cacbon nên gia nhiệt tới 900 o~1100oC để uốn thẳng, đối với thép
hợp kim thấp phải gia nhiệt tới 700o~800oC. Khi nhiệt độ của thép ở
200o~500oC nghiêm cấm tiến hành tác động lên thép.
 Mài bóng cạnh, rìa xờm và đầu nối mối hàn, phun lớp sơn lót.

1


Chú ý: Trong cả quá trình chế tạo, tất cả các mối hàn và chỗ mài khác đều nên sơn
ngay lớp sơn lót trong ngày, để tránh bị gỉ.
 Nghiệm thu theo bản vẽ và tiêu chuẩn, đợi tổng lắp thành chỉnh thể.
Độ phẳng bề
mặt
≤2

20 < δ ≤ 30

≤ 1.5

δ> 30

≤3

Bảng 1.


Mô tả

Dụng cụ đo

Thước thẳng 1 m
δ

Độ dày thép
tấm
6 ≤ δ ≤ 20

Dung sai cho phép khi uốn thẳng đối với thép tấm.

Dung sai độ thẳng trên toàn bộ chiều dài:
f ≤ 2/1000*L

Dung sai độ vuông góc:
f ≤ 1/1000*b
Nhưng không lớn hơn 1.5 thép góc cạnh
không đều tính theo chiều rộng dài nhất

Thép góc

Dung sai độ thẳng trên toàn bộ chiều dài:
f ≤ 2/1000*L

Độ uốn khúc khi:
L ≤ 1000, f ≤ 3
L > 1000, f ≤ 5
Thép máng


Thép chữ I
Dung sai độ thẳng của bản cánh chữ [ và I :
f ≤ 1/1000*b

Bảng 2.

Dung sai cho phép khi uốn thẳng đối với thép hình.

3. Nối tôn.
Trên giá đỡ hoặc dưới mặt đất sử dụng dụng cụ kẹp tấm hàn khi ghép, dùng chạm
thép (nêm) để điều chỉnh vị trí giữa tấm ghép. Sai vị nhỏ hơn ± 1mm, khe hở nhỏ
hơn 3mm.
2


Chú ý:
 Bề mặt miệng vát đối cần làm sạch gỉ thép, dầu bẩn …
 Khoảng cách hàn đính mối hàn tấm ghép là 200mm, chiều dài mối hàn không
nhỏ hơn 30mm, độ cao ≤ 2/3 chiều cao mối hàn, hàn đính và hàn nối chính
thức dùng que hàn và dây hàn cùng loại.
 Mối ghép hai đầu cần tăng tấm dẫn (tấm mồi), vật liệu và miệng vát của nó
phải hoàn toàn tương đồng với cấu kiện ghép nối. Kích thước tấm mồi là
80x100mm, độ dày tương đương với tấm nối của cấu kiện ban đầu. Sau khi
hàn xong thì cắt bỏ tấm mồi, đồng thời mài nhẵn chỗ cắt.

δ

δ


Hình 1. Quy cách nối tôn sử dụng tấm dẫn.
 Trước khi ghép tấm phải vẽ ra các đường trung tâm, dùng mã số thể hiện. Điều
này rất quan trọng cho việc phát hiện và xử lý lỗi sau này.
 Dùng dây kéo chặt kiểm tra độ phẳng, độ thẳng đứng.
4. Cắt tấm vách ngang (Xương tăng cứng ngang ).
4.1. Do tấm vách ngang là nhân tố chủ yếu đảm bảo chất lượng cấu kiện, dung sai

kích cỡ chiều dài, chiều rộng phải điều chỉnh trong ± 2mm, dung sai đường góc
đối ± 3mm. Với kích cỡ vượt dung sai, sau khi uốn thẳng có thể đưa vào phối
lắp.
4.2. Tấm cách ngang đều sử dụng cắt CNC, đối với tấm vách có lỗ công nghệ lớn, để
nâng cao tỉ lệ sử dụng vật liệu, có thể phân đoạn ra để cắt, rồi lại ghép thành một
khối. Khi ghép nối, mỗi mối ghép để dư lượng co là 2mm, sau khi làm sạch thì
hàn thi công, sau khi hàn làm phẳng tấm vách ngang.
Chú ý: Gân gia cường trên tấm vách luồn lỗ cần mở theo bản vẽ, điều chỉnh đánh bóng.
4.3. Vạch đường vẽ và cắt lần thứ hai:

3


- Giữa mỗi cấp độ dài đặt dư lượng 1.5/1000, hai đầu để ra 50mm, chiều rộng đặt
dư lượng 1/1000.
- Vẽ đường trung tâm, đường phối lắp tấm vách, tấm bụng và đường phối lắp gân
gia cường hướng dọc.
II. QUY TẮC CHUNG CHẾ TẠO KẾT CẤU
A. HẠ LIỆU
1. Hạ liệu, ghép tấm
a. Chất liệu và độ dày tấm của thép tấm cần phù hợp với yêu cầu của bản vẽ, yêu cầu
của phòng kỹ thuật.
b. Bề mặt của thép không được có các khuyết tật, nếu không thể thay thế thì phải lắp

ở bên mặt trong.
c. Để lượng dư 20mm đối với các vị trí ghép nối quan trọng theo yêu cầu bản vẽ.
d. Độ cắt thẳng: ≤1mm
e. Độ thô ráp bề mặt: 25 µm
f. Góc vát: 550 ± 50, gốc lưu 2~3mm.
g. Vị trí ghép nối không thể ở trên mặt cắt đồng tâm, nên so le trên 200mm, ít nhất
150mm.
2. Lắp ráp
a. Dung sai lớn nhất không vượt quá 3mm.
b. Góc vát: 550 ± 50
c. Khe hở lắp ráp: 0~3mm
d. Hàn định vị với độ dài 30~50mm, chiều cao hàn đính ≤ 2/3 độ cao hàn nối chính thức.
e. Tấm uốn, dẫn và tấm mẹ làm cùng một loại chất liệu, cùng độ dày, miệng vát như nhau.
Kích thước bên ngoài: tấm bụng 80x100mm, tấm cách 40x50mm.
3. Hàn nối
a. Hàn nối cần làm sạch gốc, khử ứng suất dư mối hàn bằng cách dùng búa dập
đường hàn.
b. Sau đó cần thăm dò khuyết tật, đồng thời đưa ra báo cáo.
c. Làm phẳng, độ bằng phẳng ≤3mm/m
4. Gân dọc
a. Kích thước lắp đặt và hướng thép góc cần phù hợp với bản vẽ.
b. Khu vực hàn nối sơn dầu đánh bóng và khử các vật cặn.
c. Kích thước hàn gián đoạn phù hợp với bản vẽ.
d. Dung sai lắp ráp ≤ 1mm
4


e. Mối hàn phải phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu.

B. TẤM VÁCH

1. Hạ liệu cắt
a. Kích thước phải phù hợp yêu cầu công nghệ
b. Độ thô ráp bề mặt 25 µm
c. Kích thước dài rộng dung sai cạnh đối 1~2mm.
d. Dung sai đường góc đối 2~3mm.
e. Góc vát mép 550 ± 50, gốc lưu 2~3mm.
2. Lắp ráp
a. Dung sai lắp ráp ≤ 0.5mm
b. Góc vát miệng 550 ± 50
c. Khe hở 0~3mm
d. Chiều dài hàn định vị 30~50mm, kích thước ≤ 2/3 độ cao mối hàn chính thức
e. Khu vực hàn nối mài đánh bóng sơn dầu, bỏ đi các vật bẩn
3. Hàn nối
a. Làm sạch gốc bỏ đi khiếm khuyết bề mặt hàn.
b. Hình thức gặm cạnh, cặn, lỗ khí, bắn toé … phải phù hợp tiêu chuẩn yêu cầu
c. Sau khi hàn kiểm tra thăm dò khuyết tật, đồng thời làm báo cáo.
4. Uốn thẳng
Độ phẳng ≤ 2mm/m
5. Kích thước cuối cùng
a. Chiều dài ± 2 mm
b. Chiều rộng ± 2 mm
c. Đường đối góc ± 3 mm
C. THÀNH HÌNH BA MẶT
1. Trước khi phối lắp
a. Giá đỡ
Mức chuẩn ngang bằng (độ phẳng): ± 1mm

5



Chiều cao giá đỡ phải phù hợp với chi tiết gia công
Nên bố trí giá đỡ sai lệch với vị trí tấm cách < 100mm.
b. Đường định vị
Dung sai vị trí tấm cách ± 0.5mm
Dung sai vị trí tấm bụng ± 0.5mm
c. Khu vực hàn nối (các đưòng hàn): đánh bóng làm sạch xỉ hàn, sơn chống rỉ.
2. Lắp ghép.
a. Định vị tấm cách kích thước định vị ± 0.5mm.
Khoảng cách phối lắp 0~1mm.
Độ thẳng đứng ± 1mm.
Độ vuông góc 1mm.
b. Định vị tấm bụng kích thước định vị ± 1mm.
Sai số đường trung tâm 0~1mm.
Sai số đường trung tâm giao điểm 0~1mm.
c. Hàn định vị, chiều dài 30~50mm. Kích thước ≤ 2/3 kích thước mối hàn chính thức.
d. Đường hàn cần phải làm sạch sơn, dầu và vật bẩn.

Chú ý:
- 1,2,3,4,5: Thứ tự hàn.
-

3,4: Hàn từ giữa ra hai bên, hàn đối xứng nhau qua đường tâm.

-

Hàn đứng tấm thành và tấm ngăn cách ngang (phía trên để lại 300mm không hàn).

-

Sau khi đậy tấm mặt:

 Hàn đứng khoảng cách dư 300mm tấm bụng và tấm ngăn cách ngang.
 Tấm bụng và tấm đáy hàn góc chính trong thân hộp.
 Tấm mặt và tấm bụng hàn góc chính ngoài thân hộp.
6


 Sau khi lật thân cấu kiện:
 Hàn nốt phía trong thân hộp của tấm vách và tấm thành, hàn bằng tấm
vách với tấm đậy.
 Hàn tấm mặt đậy với 2 tấm thành bằng đường hàn góc phía trong và phía
ngoài thân hộp.

Chú ý:
3.
a.
b.
c.
d.
4.

5,6,7: Thứ tự hàn.

Mối hàn
Hàn nối cần theo qui phạm, phù hợp với yêu cầu công nghệ.
Bố trí nhân viên hàn nối để đảm bảo chất lượng mối hàn.
Gia cường mối hàn bằng các tấm mã.
Làm sạch gốc mối hàn cần thăm dò khuyết tật
Khử gỉ, hàn bổ sung

D. THÀNH HÌNH BỐN MẶT

1. Kiểm tra trước tấm nắp đậy
a. Độ uốn ≤ 3mm.
b. Độ thẳng ≤ 3mm.
c. Tổ hợp tấm bích không có khe hở, bu lông liên kết kiên cố.
2. Trước khi hàn sau khi đậy nắp.

7


a. Kích thước định vị ≤ ± 1mm.
b.
c.
d.
e.
3.
a.
b.
4.
a.
b.
c.
d.
e.
f.
5.

Độ thẳng đứng tấm bụng ≤ 5mm.
Độ uốn cong ≤ 3mm.
Hàn định vị chiều dài 30~50mm, kích thước ≤ 2/3 kích thước mối hàn chính thức.
Đường hàn phải làm sạch sơn dầu và vật bẩn.

Hàn nối sau khi đậy nắp.
Chất lượng bên ngoài phù hợp với qui phạm hàn nối.
Thăm dò khuyết tật xuất báo cáo.
Kiểm nghiệm cuối cùng.
Tính hoàn chỉnh, các linh phụ kiện hoàn chỉnh không khuyết tật
Kích thước phù hợp với bản vẽ.
Độ uốn cong ≤ 5mm.
Độ bằng ≤ 3mm/m.
Độ thẳng hoặc uốn theo yêu cầu của bản vẽ hoặc ≤ 8mm
Cạnh tự do mài đánh bóng đồng thời làm cùn cạnh sắc.
Khử gỉ, sơn bổ sung.

8


9



×