Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty cổ phần vật tư ngành nứơc Vinaconex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.32 KB, 56 trang )

GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
PHẦN MỞ ĐẦU
Quản lý là một quá trình hết sức phức tạp và đa dạng, nó đòi hỏi nhà
quản lý phải có một trình độ nhất định. Muốn cho bộ máy hoạt động một
cách trơn chu có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng, phân công bố
trí tổ chức của mình một cách hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với mục tiêu, phù
hợp với tình hình hoạt động của mình. Đó là lý do mà em chọn đề tài “Một
số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty cổ phần vật
tư ngành nứơc Vinaconex”. Với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, bổ xung
kiến thức về chuyên ngành mà em đã học. Mặt khác cũng là vấn đề thực tập,
thử nghiệm cho em am hiểu về vấn đề quản lý trong thực tiễn, nó là hành
trang kiến thức cho em bước vào thực tế.
Đối với doanh nghiệp mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận. Để đạt được điều
đó ta phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, đó luôn là vấn đề đặt ra với các
nhà quản lý. Xuất phát từ thực trạng của công ty vật tư ngành nước
Vinaconex chuyên đề của em muốn đi sâu nghiên cứu tìm ra giải pháp để
hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị
trường hiện nay ngoài việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy còn phải hoàn
thiện tất cả các mặt như: hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện phân phối… Vì
vậy với khả năng, kiên thức có hạn nên chuyên đề của em chỉ đi sâu nghiên
cứu về một vấn đề của công ty đó là hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là nhăm hoàn
thiện quá trình sản xuất kinh doanh với chất lượng cao, tiết kiệm tối đa thời
gian lao động.
Một bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả góp phần vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó đem lai lợi ích cho doanh nghiệp
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
và cho người lao động. Muốn bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả đòi hỏi


doanh nghiệp phải có những biện pháp khắc phục những tồn tại, những hạn
chế mà doanh nghiệp gặp phải. Một trong nhưng biện pháp đó là hoàn thiện
bộ máy quản lý.
Hoàn thiện bộ máy quản lý không phải là việc đơn giản, mà đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu khoa học. Hoàn thiện tổ chức lao động, phân phối và
sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả là một vấn đề lớn, có ý
nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần vật tư ngành nước Vinaconex
em chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ở công
ty cổ phần vật tư ngành nước Vinaconex”.
Trên cơ sở tình hình thực tế về bộ máy quản lý của công ty cổ phần vật
tư ngành nước Vinaconex, kết hợp với phương pháp nghiên cứu, khảo sát,
thu thập và phân tích số liệu… bài viết này em đi nghiên cứu vào vấn đề còn
tồn tại của bộ máy quản lý góp phần làm cho bộ máy hoạt động một cách có
hiệu quả.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NGÀNH NƯỚC .
I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP.
1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính
thức giữa những con người trong tổ chức. Sự phân biệt hai loại mối quan hệ
đó làm xuất hiện hai dạng cơ cấu trong tổ chức là cơ cấu chính thức và cơ
cấu phi chính thức.
Cơ cấu tổ chức ( chính thức) là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá
nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp,

những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tớI
những mục tiêu đã xác định.
Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức
được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. nó xác định rõ mối
tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức; và các mối
quan hệ quyền lực bên trong tổ chức.
2. Khái niệm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp là hình thức phân công nhiệm
vụ trong lĩnh vực quản lý. Có tác động đến quá trình hoạt động của doanh
nghiệp quản lý, một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi ngươi trong
hệ thống, mặt khác có tác động tích cực trở lại đối với việc phát triển doanh
nghiệp.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
Cơ cấu tổ chức quản lý trước hết là bản thân cơ cấu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Giữa cơ cấu tổ chức quản lý với cơ cấu sản xuất
của doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau. Đây là mối liên
hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý được
hình thành bởi các bộ phận quản lý và các cấp quản lý. Bộ phận quản lý là
đơn vị riêng biệt có những chức năng quản lý nhất định như cấp doanh
nghiệp, cấp phân xưởng…số bộ phận quản lý phản ánh sự phân chia chức
năng quản lý theo chiều ngang, còn số cấp quản lý thể hiện sự phân chia
theo chiều dọc. Sự phân chia chức năng theo chiều ngang là biểu hiện của
trình độ chuyên môn hóa trong phân công lao động quản lý, sự phân chia
chức năng theo chiều dọc tùy thuộc vào mức độ tập trung hóa trong quản lý.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản
lý.
Không một yếu tố riêng lẻ nào có thể quyết định cơ cấu của một tổ
chức. Ngược lại, cơ cấu tổ chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc về

môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức, với mức độ tác động thay đổi
theo từng trường hợp. Có những yếu tố cơ bản là: (1) chiến lược của tổ
chức, (2) quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức, (3) công
nghệ, (4) thái độ của ban lãnh đạo cấp cao và năng lực đội ngũ nhân viên,
(5) môi trường.
3.1. Chiến lựơc.
Chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách rời trong cơ sở
phân tích: (1) các cơ hội và sự đe dọa của môi trường, và (2) những điểm
mạnh và điểm yếu của tổ chức trong đó có cơ cấu đang tồn tại. Ngược lại, là
công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược, cơ cấu tổ chức sẽ phải được
thay đổi khi có sự thay đổi chiến lược. Động lực khiến các tổ chức phải thay
đổi cơ cấu là kém hiệu quả của những thuộc tính cũ trong việc thực hiện
chiến lựơc. Các nghiên cứu cho thấy quá trình phát triển của một tổ chức để
đảm bảo sự tương thích với chiến lược thường trải qua các bước sau:
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
1. Xây dựng chiến lược đổi mới;
2. Phát sinh các vấn đề quản lý;
3. Cơ cấu tổ chức mới, thích hợp hơn được đề xuất và triển khai;
4. Đạt được thành tích mong đợi.
Tuy sự thay đổi về chiến lược không phải bao giờ cũng bắt buộc phải
có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức (như một số doanh nghiệp có thể tăng giá
bán để bù đắp sự kém hiệu quả), các nghiên cứu nói chung ủng hộ ý tưởng
rằng cơ cấu tổ chức phải đi theo chiến lược.
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về sự phụ thuộc của cơ cấu tổ
chức vào chiến lựơc. Các nghiên cứu trong những năm gần đây của trường
kinh doanh Harvard đối với 500 công ty hàng đầu nước Mỹ đã khẳng định
quan điểm của Jay R. Galbraith cho rằng có mối liên hệ giữa các loai hình
đa dạng hóa hoạt động với cơ cấu tổ chức sau:
Một khi doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một ngành nghề kinh

doanh, nó thường có cơ cấu tổ chức theo các chức năng được tập trung hóa.
Dạng chiến lược thứ hai là đa dạng hóa các hoạt động với sự hội nhập theo
dây chuyền sản xuất (có thể là hội nhập ngược dòng hay xuôi dòng) nhưng
vẫn khẳng định một ngành trọng tâm. Những ngành khác trên dây chuyền
sản xuất tạo ra các sản phẩm đóng vai trò phụ trợ cho sản phẩm trọng tâm.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
Chiến lược Cơ cấu tổ chức
- Kinh doanh đơn ngành nghề Chức năng
- Đa dạng hoạt động dọc theo dây
chuyền sản xuất
Chức năng với các trung tâm lợi
ích-chi phí
- Đa dạng hóa các ngành nghề có
mối quan hệ rất chặt chẽ
Đơn vị
- Đa dạng hóa các ngành nghề có
mối quan hệ không chặt chẽ
Cơ cấu hỗn hợp
- Đa dạng hóa các hoạt động độc
lập
Công ty mẹ nắm giữ cổ phần
(Holding Company)
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
Các tổ chức theo đuổi chiến lược này cũng có cơ cấu theo chức năng với
mức độ tập trung tương đối cao, với các bộ phận phụ trợ vận hành như
những đơn vị lợi ích- chi phí. Các trung tâm lợi ích- chi phí đó không được
độc lập trong hoạt động.
Các ngành nghề có mối quan hệ chặt chẽ được phát triển trên cơ sơ
của cùng một giá trị trung tâm như hoạt động marketing, công nghệ sản xuất
hay hoạt động R&D v.v. Ví dụ công ty Procter & Gamble (P&G), với thành

công ban đầu từ những sản phẩm xà phòng đã tận dụng sử nổi tiếng của
nhãn hiệu để mở rộng hoạt động sang ngành giấy, thực phẩm, đồ uống, dược
phẩm, cà phê v.v. Tất cả các ngành mới đều tạo ra những sản phẩm tiêu
dùng được đưa ra thị trường với cùng một nhãn hiệu. Công ty 3M của Mỹ
cũng sử dụng chiến lược đa dạng hóa ngành nghề dựa trên công nghệ sơn và
kết dính để tạo ra hơn 40.000 sản phẩm khác nhau, được sản xuất tại bảy
đơn vị khác nhau. Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường có cơ
cấu tổ chức bao gồm các đơn vị kinh doanh chiến lược. Tuy nhiên, các đơn
vị không hoàn toàn được phân quyền. Trong doanh nghiệp tồn tại lực lương
tham mưu mạnh và những bộ phận marketing, sản xuất và R&D tập trung.
Có những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề khác
nhau, mỗi ngành nghề phát triển dưa trên những giá tri trung tâm khác nhau
và giữa những ngành nghề ấy tồn tại một số mối quan hệ nhất định. Ví dụ,
Union Camp vào buổi ban đầu là một doanh nghiệp cung cấp giấy công
nghiệp. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu, công ty đã tiến hành hoạt động
trồng rừng. Trên cơ sở trồng rừng, công ty đã mở rộng bước sang lĩnh vực
cung cấp đồ gỗ. Những doanh nghiệp đã tiến hành đa dạng hóa các ngành
nghề có mối quan hệ không chặt chẽ thường sử dụng mô hình tổ chức hỗn
hợp với sự kết hợp nhiều phương thức tổ chức khác nhau áp dụng cụ thể cho
từng bộ phận.
Ngược lại với các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa các ngành
nghề có mối quan hệ chặt chẽ là các doanh nghiệp trong một số ngành độc
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
lập. Những doanh nghiệp này thường được tổ chức theo hình thức công ty
mẹ nắm giữ cổ phần vớI bộ máy quản lý ở trung tâm rất gọn nhẹ, chủ yếu
giữ vai trò trợ giúp đối với các công ty con. Tất cả các hoạt động marketing,
R&D và sản xuất đều được thực hiện phi tập trung.
3.2. Quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp trong hoạt động của
tổ chức.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng quy mô và mức độ phức tạp trong
hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu tổ chức. Tổ chức có quy
mô lớn, thực hiện những hoạt động phức tạp thường có mức độ chuyên môn
hóa, tiêu chuẩn hóa, hình thức hóa cao hơn, nhung lại ít tập trung hơn các tổ
chức nhỏ, thực hiện những hoạt động không quá phức tạp.
3.3. Công nghệ
Tính chất và mức độ phức tạp của công nghệ mà tổ chức sử dụng có
thể ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. Ví dụ, các tổ chức chú trọng đến công
nghệ cao thường có tầm quản lý thấp. Cơ cấu phải được bố chí sao cho tăng
cường được khả năng thích nghi của tổ chức trước sự thay đổi nhanh chóng
về công nghệ. Đáng tiếc là cơ cấu tổ chức thường đi sau các nhu cầu công
nghệ, gây ra sự chậm trễ trong việc khai thác đầy đủ công nghệ mới. Các tổ
chức khai thác công nghệ mới thường có xu hướng sử dụng: (1) các cán bộ
quản lý cao cấp có học vấn và kinh nghiệm về kỹ thuật, (2) các cán bộ quản
lý có chủ trương đầu tư cho các dự án hướng vào việc hậu thuẫn và duy trì
vị trí dẫn đầu của tổ chức về mặt công nghệ, (3) cơ cấu tổ chức phù hợp với
hệ thống công nghệ và đảm bảo sự điều phối một cách chặt chẽ trong việc ra
các quyết định liên quan đến hoạt động chính của tổ chức và công nghệ.

SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
3.4. Thái độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực.
Thái độ của lãnh đạo của cấp cao có thể tác động đến cơ cấu tổ chức.
Các cán bộ quản lý theo phương thức truyền thống thường thích sử dụng
những hình thức tổ chức điển hình như tổ chức theo chức năng với hệ thống
thứ bậc. Họ it khi vận dụng các hình thức tổ chức theo ma trận hay mạng
lưới. Hướng tới sự kiểm soát tập trung, họ cũng không muốn sử dụng các
mô hình tổ chức mang tính phân tán với các đơn vị chiến lược.
Khi lựa chọn mô hình tổ chức cũng cần xem xét đến đội ngũ công
nhân viên. Nhân lực có trình độ, kỹ năng cao thường hướng tới các mô hình

quản lý mở. Các nhân viên cấp thấp và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao
thường thích mô hình tổ chức có nhiều tổ đội, bộ phận được chuyên môn
hóa như tổ chức theo chức năng, vì các mô hình như vậy có sự phân định
nhiệm vụ rõ ràng hơn và tạo cơ hội để liên kết những đối tượng có chuyên
môn tương đồng.
3.5. Môi trường.
Những tính chất của môi trường như tính tích cực, tính phức tạp và
mức độ thay đổi có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. Trong điều kiện môi
trường phong phú về nguồn lực, đồng nhất, tập trung và ổn định, tổ chức
thường có cơ cấu cơ học, trong đó việc ra quyết định mang tính tập trung
với những chỉ thị, nguyên tắc, thể lệ cứng rắn vẫn có thể mang lại hiệu quả
cao. Ngược lại, những tổ chức muốn thành công trong điều kiện môi trường
khan hiếm nguồn lực, đa dạng, phân tán và thay đổi nhanh chóng thường
phải xây dựng cơ cấu tổ chức với các mối liên hệ hữu cơ, trong đó việc ra
quyết định mang tính chất phi tập trung với các thể lệ mềm mỏng, các bộ
phận liên kết chặt chẽ với nhau và các tổ đội đa chức năng.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
II. CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC.
1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến.
Là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất được xây dựng theo đường thẳng, chỉ
có một chủ thể cấp trên và một chủ thể cấp dưới thực hiện về toàn bộ công
việc của toàn đơn vị.
Cơ cấu này được vận hành theo sơ đồ sau
…….
……
Cơ cấu này có những đặc điểm sau:
- Người lãnh đạo của tổ chức cũng như các tuyến và các đơn vị sẽ
thực hiện tất cả các chức năng quản lý.
- Mối quan hệ trong cơ cấu chủ yếu là mối quan hệ trực tuyến (chiều

dọc) không qua trung gian.
- Người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp mà
chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó mà thôi.
Cơ cấu này tạo điều kiện thực hiện chế độ một thủ trưởng trong quản
lý. Tuy nhiên cơ cấu này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ. Sản
phẩm và tính chất của nó không phức tạp. Trường hợp ngược lại thì năng
lực và điều kiện của lãnh đạo khó đáp ứng, do đó đòi hỏi lãnh đạo phải có
trình độ, năng lực và kiến thức toàn diện. Phải có phương pháp và kế hoạch
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
Lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo tuyến 1

Lãnh đạo tuyến m
A1 A2 A3

B1 B2 B3
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
công tác hết sức khoa học. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bận rộn, không
đủ sức bao quát dễ xót việc và công việc không sâu.
2. Cơ cấu chức năng.
Là cơ cấu đựơc tổ chức dựa trên sự chuyên môn hóa theo chức năng
công việc. Những nhiệm vụ quản lý của doanh nghiệp được phân chia cho
các đơn vị riêng biệt từ đó hình thành các cán bộ lãnh đạo đảm nhận một
chức năng nhất định.
Cơ cấu này được vận hành theo sơ đồ sau
Trong cơ cấu tổ chức này ta thấy, những người thừa nhận nhiệm vụ ở
cấp dưới thừa nhận mệnh lện trực tiếp từ bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp.
Bởi vậy, vai trò người lãnh đạo doanh nghiệp là phối hợp được sự ăn khớp
giữa những người lãnh đạo chức năng, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo,
tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau. Cơ bản của cơ cấu này là khai

thác tốt nhất những đội ngũ, chuyên gia giúp cho người lãnh đạo chung chỉ
đạo những lĩnh vực chuyên môn tốt.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
Người lãnh đạo hệ thống
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng B

…….
Các cấp dưới
1 2 n
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
3. Cơ cấu trực tuyến- chức năng.
Là loại hình cơ cấu kết hợp những ưu điểm của hai loại hình cơ cấu
trực tuyến và cơ cấu chức năng, hình thành cơ cấu mang tính liên hợp.
Cơ cấu được vận hành theo sơ đồ sau:
….. …..

….. …..
Theo cơ cấu này ta thấy:
- Các lãnh đạo chức năng, lãnh đạo các tuyến đóng vai trò tham mưu
để lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định, đồng thời kiểm tra đôn đốc các đơn
vị thực hiện quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.
- Lãnh đạo doanh nghiệp toàn quyền quyết định mọi hoạt động của
doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở chỉ nhận mệnh lệnh chính thức từ lãnh đạo
doanh nghiệp. Ý kiến của lãnh đạo chức năng và lãnh đạo các tuyến đối với
bộ phận, cơ sở tư vấn mang tính tư vấn và nghiệp vụ.
Kiểu cơ cấu tổ chức này tận dụng được ưu điểm và khắc phục được
nhược điểm của các kiểu cơ cấu trên, vì thế nó được áp dụng rất rộng rãi và
phổ biến nhất là trong hệ thống quản lý có quy mô lớn và phức tạp. Tuy
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL

Lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo
tuyến 1
Lãnh đạo
tuyến n
Lãnh đạo
chức năng 1
Lãnh đạo
chức năng n
Lãnh đạo
đơn vị 1
Lãnh đạo
đơn vị n
Lãnh đạo
chức năng 1
Lãnh đạo
chức năng n
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
nhiên thực hiện cơ cấu này cũng đòi hỏi những người lãnh đạo phải quan
tâm giải quyết chẳng hạn như: nếu tổ chức chuyên môn hóa chức năng sâu
sẽ dẫn đến tổ chức có nhiều bộ phận chức năng và những người quản lý
muốn phân chia quyền lực để đứng đầu từng bộ phận chức năng đó.
4. Cơ cấu ma trận.
Là loại hình cơ cấu mà bên cạnh các tuyến và các bộ phận chức năng
trong cơ cấu còn hình thành trên những chương trình và dự án để thực hiện
những mục tiêu lớn và quan trọng.
Cơ cấu này được vận hành theo sơ đồ sau









SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
Lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo
tuyến B
Lãnh đạo
tuyến A
Lãnh đạo
tuyến 2
Lãnh đạo
tuyến 1
Đề án 1
Đề án 2








GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
Những người thực hiện trong các bộ phận sản xuất.
Những người thực hiện các bộ phận chức năng.

Những người thực hiện trong các đồ án nhằm tạo ra sản

phẩm hay công nghệ mới.
Theo cơ cấu này ngoài những người lao động tuyến và các bộ phận
chức năng, còn có những người lao động đề án hay sản xuất, phối hợp hoạt
động của các bộ phận để thực hiện một dự thảo nào đó.
Lãnh đạo các tuyến cũng như lãnh đạo các chức năng trực tiếp giải
quyết vấn đề: Làm như thế nào?
Khi có một dự án cần thiết ta thực thi, lãnh đạo các tuyến, chức năng
và lãnh đạo các dự án sẽ cử ra các cán bộ tương ứng cùng hợp tác thực hiện.
Kết thúc dự án, người nào trở về vị trí ban đầu của ngườI đó. Việc cắt cử
trên hình thành nên các dòng và các ô như một ma trận.
Cơ bản của các cơ cấu này là có độ linh hoạt cao,dễ dàng di chuyển
các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau,tập trung được
nguồn lực vào những khâu sung yếu của tổ chức, giảm bớt cồng kềnh cho
các bộ máy quản lý của dự án. Tuy nhiên thực hiện cơ cấu này cũng có
nhược điểm là: Hay xảy ra mâu thuẫn giữa những người quản lý dự án và
các lãnh đạo các bộ phận chức năng.
5.Cơ cấu tổ chức theo lĩnh vực, sản phẩm, thị trường.
Là kiểu cơ cấu áp dụng cho đơn vị kinh doanh chiến lược với các tiêu
chí lĩnh vực, sản phẩm, thị trường.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
Cơ cấu được vận hành theo sơ đồ sau


Cơ cấu này theo sát quan điểm thực hiện chiến lược, gắn con người
với mục tiêu chiến lược đồng thời thực hiện chuyên môn hóa theo những
yếu tố mà tổ chức đặc biệt quan tâm, tuy nhiên loại cơ cấu này lại cản trở
quá trình tổng hợp hóa các chức năng do đó giảm khả năng sử dụng các
chuyên gia trong các hoạt động khác nhau của tổ chức.
Trên đây là 5 loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chủ yếu đã

được áp dụng. Tuy nhiên, một cơ cấu hợp lý vẫn là cơ cấu phù hợp với điều
kiện cụ thể của mỗi daonh nghiệp.
III. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH
NƯỚC.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý ở một công ty cổ phần ngành nước
như sau:
1. Đại hội đồng cổ đông công ty
- Đại hội đồng cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định
cao nhất của công ty cổ phần.
- Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau đây:
+ Quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán, quyết định mức
cổ tức hàng năm;
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
Chiến lược tổ chức
Chiến lược đơn vị
kinh doanh chiến
lược 1
Chiến lược đơn vị kinh
doanh chiến lược 2
Chiến lược đơn vị kinh
doanh chiến lược n
Chiến lược
chức năng 1
Chiến lược chức
năng m
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành
viên ban kiểm soát;
+ Xem xét và sử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và ban kiểm
soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty;

+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;
+ Quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chiánh hàng năm;
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài
sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ
kế toán của công ty;
+ Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Đại hôị đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và được triệu tập
họp theo quyết định của hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông
hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn
liên tục ít nhất 6 tháng hoặc của ban kiểm soát trong trường hợp hội đồng
quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý.
- Hội đồng quản trị phải triệu tập họp đại hội đồng cổ đông trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu được quy định tại điều trên.
Trường hợp hội đồng quản trị không triệu tập thì ban kiểm soát phải thay
thế hội đồng quản trị triệu tập họp đại hội đồng cổ đông. Nếu ban kiểm soát
không triệu tập thì cổ đông, nhóm cổ đông được quy định tại điều trên có
quyền thay thế hội đồng quản trị, ban kiểm soát triệu tập họp đại hội đồng
cổ đông theo quy định của điều lệ này.
Tất cả các chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp đại hội
đồng cổ đông sẽ được công ty thanh toán vào chi phí kinh doanh của công
ty.
Người triệu tập phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp đại hội,
cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông,
lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
và địa điểm họp, gửi giấy mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo
quy định của pháp luật và điều lệ này.
- Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự

họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết. trường hợp cuộc
họp lần thứ nhất không đủ số cổ đông đó thì được triệu tập họp lần thứ hai
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc.
Cuộc họp của đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi
có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 30% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì
được triệu tập cuộc họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cuộc
họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợp này, cuộc họp của đại
hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp.
- Thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông
+ Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền
băng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
+ Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp
khi:
*Được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của
tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
* Đối với quyết định về số lượng cổ phần được quyền chào bán; sửa
đổi; bổ xung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; bán hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được số cổ đông
đạI diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp
chấp thuận
+ Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng
văn bản, thì quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được
số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận.
Văn bản xin ý kiến kèm theo tài liệu có liên quan(nếu có) sẽ được gửi
tới tất cả các cổ đông. Quá thời hạn cuối cùng phải gửi phiếu ý kiến về công
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
ty mà cổ đông không gửi phiếu lấy ý kiến của mình về công ty thì coi như
đã chấp thuận nội dung phiếu lấy ý kiến.

+ Quyết định của đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ
đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày quyết định được thông qua.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua, cổ
đông, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát có quyền yêu
cầu toà án xem xét và hủy bỏ quyết định của đại hội đồng cổ đông trong các
trường hợp sau:
+ Trình tự và thủ tục triệu tập họp đại hội đồng cổ đông không thực
hiện đúng quy định của điều lệ này;
+ NộI dung quyết định vi phạm quy định của pháp luật hoặc điều lệ
công ty.
- Người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông là người chủ trì phiên họp
đại hội đồng. Những người tham gia họp cử thư ký ghi biên bản họp. Thư ký
có quyền kiểm tra hoặc yêu cầu ban kiểm soát xem xét tư cách dự đại hội
đồng cổ đông của những người tham gia. Đại hội đồng sẽ quyết định cuối
cùng về vấn đề này.
2. Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ
đông của công ty bầu ra, số thành viên hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ
đông công ty quyết định.
-Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
3. Ban kiểm soát.
- Ban kiểm soát công ty tối thiểu có 3 thành viên do đại hội đồng cổ
đông bầu ra, có nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của hội đồng quản trị. Trưởng ban
kiểm soát phải là cổ đông của công ty.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
- Thành viên hội đồng quản trị, Giám đốc, người có liên quan của hội

đồng quản trị, của Giám đốc, kế toán trưởng, người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước
quyền hanh nghề vi phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả,
kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng không được làm thành
viên ban kiểm soát.
4. Giám đốc công ty.
- Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao.
- Giám đốc công ty là người đại diện trước pháp luật của công ty.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NGÀNH NƯỚC VINACONEX.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀNH NƯỚC VINACONEX.
1. Quá trình ra đời.
Trong quá trình hoạt động của mình các công ty: Tổng công ty xuất
nhập khẩu Việt Nam, Công ty xây dựng số 1, Công ty cổ phần Vinaconex 6,
Công ty xây dựng số 2, Công ty cổ phần xây dựng số 7, Công ty cổ phần
xây dựng số 11, Công ty cổ phần xây dựng số 12 đã thấy được tầm quan
trọng của ống nhựa ngành nước đối với các việc như: xử lý chất thải,môi
trường… cũng như trong quá trình xây dựng công trình dân dụng, công
nghiệp, cấp thoát nước, …
Vì vậy, ngày 22 tháng 7 năm 2003 các công ty: Tổng công ty xuất
nhập khẩu Việt Nam, Công ty xây dựng số 1, Công ty cổ phần Vinaconex 6,
Công ty xây dựng số 2, Công ty cổ phần xây dựng số 7, Công ty cổ phần
xây dựng số 11, Công ty cổ phần xây dựng số 12 đã quyết định đồng sáng
lập ra công ty và đi đến thống nhất một số điều khoản sau:

- Tên công ty viết bằng tiếng việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NGÀNH NƯỚC VINACONEX.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
VINACONEX WATER PIPE AND FITTINGS JOINT- STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: VIWAPICO.,JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Cụm công nghiệp Quang Minh- xã Quang
Minh- Huyện Mê Linh- Tỉnh Vĩnh Phúc (Nhà máy kính an toàn).
- Ngành nghề kinh doanh:
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
+ Sản xuất và mua bán vật tư thiết bị ngành nước, xử lý chất thải,
môi trường;
+ Sản xuất ống nhựa, các sản phẩm từ nhựa;
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, điện
dân dụng;
+ Đầu tư và kinh doanh bất động sản.
- Vốn điều lệ: 6.650.000.000 đồng (sáu tỷ sáu trăm năm mươi triệu
đồng VN).
- Số cổ phần: 66.500 cổ phần ( Bằng chữ: Sáu mươi sáu nghìn năm
trăm cổ phần)
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng ( Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng)
- Cơ cấu và phương thức huy động vốn:
Số
TT
Tên cổ đông sáng lập Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối
với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở
chính đối với tổ chức
Số cổ
phần

01 Tổng công ty xuất
nhập khẩu xây dựng
Việt Nam
Số 34- Láng Hạ- Phường Láng Hạ
Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội
3.325
02 Công ty xây dựng số 1 Nhà D9- Thanh Xuân Bắc- Phường
Thanh xuân- Quận Thanh Xuân –
TP Hà Nội
6.650
03 Công ty cổ phần
Vinaconex 6
Số 2- Ngõ 475- Đường Nguyễn Trãi
–Phường Thanh Xuân Nam –
Quận Thanh Xuân- TP Hà Nội
6.650
04 Công ty xây dựng số 2 Số 52- Lạc Long Quân- Phường
BưởI- Quận Tây Hồ- TP Hà Nội
6.650
05 Công ty cổ phần xây
dựng số 7
Số 2- Ngõ 475- Đường Nguyễn Trãi
- Phường Thanh Xuân Nam –
Quận Thanh Xuân- TP Hà Nội
29.925
06 Công ty cổ phần xây Số 960- Lê Thanh Nghị- Phường 9.975
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
dựng số 11 HảI Tân- TP HảI Dương
07 Công ty cổ phần xây

dựng số 12
Tầng 3- Nhà H10- Thanh Xuân
Nam- Phường Thanh Xuân Nam-
Quận Thanh Xuân- TP Hà Nội
3.325
- Cổ đông sáng lập:
1.1.Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
- Địa chỉ: 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Số ĐKKD: 110729 do Ủy ban kế hoạch thành phố Hà Nội (nay là
Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội) cấp ngày 25/5/1996.
- Người trực tiếp quản lý phần vốn: Ông Phí Thái Bình.
- Sinh ngày: 02- 12- 1952
- Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Số CMND: 011685889 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày
29/11/1996
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 52, Ngõ Yết Kiêu, Phố Yết
Kiêu, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Chỗ ở hiện nay: Số 52, Ngõ Yết Kiêu, Phố Yết Kiêu, Phường Cửa
Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.2. Công ty xây dựng số 1.
- Địa chỉ: Nhà D9, Đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Bắc,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Giấy chứng nhận ĐKKD: số 109581 do Ủy ban kế hoạch thành phố
Hà Nội cấp ngày 12/03/1996.
- Người trực tiếp quản lý vốn: Ông Nguyễn Sĩ Toàn
- Sinh ngày: 25/06/1958
- Chức vụ: Phó giám đốc
- Số CMND: số 011528631 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày
21/07/2000
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL

GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
- Hộ khẩu thường trú: Phòng 3 nhà Q36 khu tập thể Trương Định,
Phường Tương Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chỗ ở hiện nay: Phòng 3 nhà Q36 khu tập thể Trương Định, Phường
Tương Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
1.3. Công ty xây dựng số 2.
- Địa chỉ: Số 52 Lạc Long Quân, Phường BưởI, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- Giấy chứng nhận ĐKKD: số 109955 do Ủy ban kế hoạch thành phố
Hà Nội cấp ngày 29/06/1995.
- NgườI trực tiếp quản lý vốn: Ông Phạm Duy Khanh
- Sinh ngày 27/06/1945
- Chức vụ: Giám đốc
- Số CMND: 011645804 do Công an thành phố Hà NộI cấp ngày
12/07/1989
- Hộ khẩu thường trú: Phòng 108 khu tập thể E2 Phường Thanh Xuân
Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Chỗ ở hiện nay: Phòng 108 khu tập thể E2 Phường Thanh Xuân
Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
1.4.Công ty cổ phần Vinaconex 6.
- Địa chỉ: Nhà H10 Thanh Xuân Nam, Phường Thanh Xuân Nam,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0103000087 do phòng đăng ký kinh
doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 17/07/2000
- Người trực tiếp quản lý vốn: Ông Nguyễn Minh Tuấn
- Sinh ngày: 18/02/1961
- Chức vụ: Phó giám đốc
- Hộ chiếu: Số A0363679A do cục quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày
10/08/2002
- Hộ khẩu thường trú: Số 373 Ngõ 157 Tổ 18 Phố Pháo Đài Láng,
Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
1.5. Công ty cổ phần xây dựng số 7.
- Địa chỉ: Nhà H10 Thanh Xuân Nam, Phường Thanh Xuân Nam,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0103000756 do phòng đăng ký kinh
doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 19/02/2002
- Người trực tiếp quản lý vốn: Ông Nguyễn Anh Việt
- Sinh ngày: 23/04/1960
- Chức vụ: Phó giám đốc
- Hộ chiếu số: PT.AV 0067030 do cục quản lý xuất nhập cảnh cấp
ngày 24/07/1999
- Hộ khẩu thường trú: Phòng 103, A7 Trại Găng, Phương Thanh
Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chỗ ở hiện nay: Phòng 103, A7 Trại Găng, Phường Thanh Nhàn,
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
1.6. Công ty cổ phần xây dựng số 11.
- Địa chỉ: Số 960 Lê Thanh Nghị Phường Hải Tân, Thành Phố Hải
Dương, Tỉnh Hải Dương.
- Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0403000059 do phòng đăng ký kinh
doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 06/06/2003
- Người trực tiếp quản lý vốn: Ông Nguyễn Trác Kháng
- Sinh ngày: 01/01/1948
- Chức vụ: Phó giám đốc
- Số CMND: 140201395 do Công an tỉnh Hải Dương cấp ngày
18/04/1992
- Hộ khẩu thường trú: Số 50 đường Đoàn Kết, Phường Quang Trung,
Thành Phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
- Chỗ ở hiện nay: Số 50 đường Đoàn Kết, Phường Quang Trung,
Thành Phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.

1.7. Công ty cổ phần xây dựng số 12.
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
- Địa chỉ: Nhà H10 Thanh Xuân Nam, Phường Thanh Xuân Nam,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 111539 do phòng đăng ký kinh doanh
thuộc sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 28/01/1997
- NgườI trực tiếp quản lý vốn: Ông Phạm Thành Nhâm
- Sinh ngày: 04/01/1952
- Chức vụ: Phó giám đốc
- Số CMND: Số 012624387 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày
27/06/2003
- Hộ khẩu thường trú: Nhà H10 Thanh Xuân Nam, Phường Thanh
Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Chỗ ở hiện nay: Số 22 tổ 21 cụm 6, Phường Hạ Đình, Quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù mới thành lập năm 2003 nhưng công ty cũng đã đựơc một số
thành công quan trọng như việc đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản
xuất nhựa với công suất 500 tấn/năm với dây chuyền của Cộng Hòa Liên
Bang Đức. Sản phẩm nhựa của công ty là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu,
sản phẩm là hang hóa cao cấp thay thế hàng hóa thông thường với tính năng
không độc tố, không rỉ,…
Bên cạnh đó, Công ty cũng đã đạt được một số thành tựu về kinh
doanh, cũng như đã thực hiện được một số chỉ tiêu như sau:
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL
GVHD: PGS-TS Phan Kim ChiÕn
Bảng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tổng hợp năm 2005:
Các chỉ tiêu chủ yếu Đ/v tính TH2005
1 2 3

I-Tổng giá trị SXKD Tr.đồng 13.437
1-GTSX xây lắp (cả VTA cấp) nt
2-GTSXCN, VLXD nt 13.437
3-Kim ngạch XNK hàng hóa USD
Trong đó: Xuất nhập khẩu hàng hóa nt
4-Giá trị XKLĐ nt
5-Giá trị SXKD nhà và đô thị Tr. đồng
6-Giá trị khảo sát, thiết kế, quy hoạch nt
7-Giá trị SXKD nt
II-Tổng doanh thu Tr. đồng 9.776
1-Doanh thu xây lắp nt
2-Doanh thu SXCN, VLXD nt 9.479
3- Doanh thu kinh doanh XNK nt
4- Doanh thu XKL Đ nt
5-Doanh thu KD nhà và đô thị nt
6-DT Tư vấn nt
7-DT khác nt
III-Tổng lợi nhuận trước thuế Tr. đồng 2.297
1-Doanh thu xây lắp nt
2-Lợi nhuận SXCN, VLXD nt 2.297
3-Lợi nhuận kinh doanh XNK nt
4-Lợi nhuận XKL Đ nt
5-Doanh thu KD nhà và đô thị nt
6-DT Tư vấn nt
7-DT khác nt
IV-Tỷ suất cổ tức %
V- Đầu tư XDCB Tr. đồng 183
- Đầu tư phát triển nhà, đô thị nt
- Đầu tư phát triển khu công nghiệp nt
- Đầu tư phát triển sản xuất khác nt

- Đầu tư chiều sâu thiết bị nt 183
VI-Lao động tiền lương người
1.Lao động có đến cuôí kỳ báo cáo nt 53
Trong đó: - Lao động đang quản lý nt 53
- Lao động không bố trí được nt 0
2.Lao động sử dụng bình quân nt
Trong đó: - Lao động đang quản lý nt 49
SVTH: Ph¹m V¨n Quang Líp:QLKT44A-Khoa:KHQL

×