Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.54 KB, 26 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh.
Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý.
Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích chiến lược cho các doanh
nghiệp. Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó
buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra
và đón bắt được. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiểt yếu của chiến
lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thất tự nguyện và chủ động hơn trong
việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt
buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.
Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao nhận thức của con người về
những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những
thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các
nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các
phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động của
mình. Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách
nhiệm công dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức
kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” hiểu theo nghĩa nền là
đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các
mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên
ngoài.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi
nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh
nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những
giá trị đạo đức rất “phong cách”, và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng
định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều
hơn gấp nhiều lần.
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế
cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì “niềm tin càng trở lên cần thiết. Đạo đức kinh


doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự


mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc “chia sẻ tâm trí”
với người tiêu dùng song hành với sự “chiếm lĩnh thị phần”.
Unilever là một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh và đi vào mọi ngóc
ngách đời sống của người dân, bất kì một gia đình, một cửa hàng, siêu thị đều xuất
hiện rất nhiều sản phẩm của Unilever. Các sản phẩm của Unilever gồm hơn 400
thương hiệu giúp Unilever có một vị thế đặc biệt trong cuộc sống của người dân trên
khắp thế giới. Trong suốt hơn một thế kỉ qua Unilever đã mang lại rất nhiều giá trị lợi
ích của các sản phẩm cho người tiêu dùng. Để tìm hiểu về trách nhiệm xã hội và đạo
đức của nhà quản trị nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về tập đoàn Unilever.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Trách nhiệm xã hội
1.1.1. Khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp
đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất
lượng đời sống của con người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách
đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội.
1.1.2. Các quan niệm về trách nhiệm xã hội
- Quan niệm thứ nhất:
+ Chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực và năng
lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt được các mục
tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn của pháp luật cho
phép.
+ Lợi ích xã họi được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế, cụ
thể qua việc thu lợi ích và sử dụng (phân phối) lợi ích của tổ chức.
- Quan niệm thứ hai:

+ Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải bằng
hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế.
+ Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội là sự thừa nhận một nghĩa vụ xã hội nằm
ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp.
Tổng hợp cả hai quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau đây:
+ Các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và
lợi ích xã hội
+ Các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực như:
* Bảo vệ môi trường sinh thái
* Bảo vệ sức khoẻ con người
* An ninh, an toàn
* Quyền công dân
* Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Như vậy, các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình và của
tổ chức theo đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm công dân, theo các chuẩn mực


của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn hoá
của dân tộc.
- Có 2 mức thực hiện trách nhiệm xã hội:
+ Tuân thủ quy định, luật pháp của nhà nước (bắt buộc)
+ Thực thi một cách tự nguyện
1.1.3. Các lý do phải thực hiện trách nhiệm xã hội
* Mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của xã hội rộng hớn hơn. Giữa các bộ phận,
tế bào, các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau.
* Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị phát hiện và nắm bắt các thời
cơ, cơ hội khi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro bất trắc
xảy ra trong quá trình quản trị
* Thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợi của tổ chức nói chung và của
nhà quản trị nói riêng.

- Những khó khăn của nhà quản trị khi thực hiện trách nhiệm xã hội:
* Ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tổ chức
* Các nhà quản trị thiếu năng lực hiểu biết xã hội để giải quyết những vấn đề xã hội
* Làm phần tán và lỏng lẻo các mục tiêu chủ yếu của tổ chức nói chung và của nhà
quản trị nói riêng.
* Việc tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị có thể không nhận
được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội vì những lý do khác nhau.
- Tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội là nhà quản trị phải lựa chọn cho
mình một hệ thống ứng xử chiến lược và ứng xử tình thế để có thể:
+ Được môi trường chấp nhận
+ Đón được các cơ hội và hạn chế các rủi ro
+ Tạo ra các cơ hội từ sự biến động của môi trường
1.2. Đạo đức kinh doanh
1.2.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
* Khái niệm: Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được
xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ
nghề nghiệp giữa các nhà quản với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong
quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một
cách trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau.


1.2.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
* Tính trung thực
Sự trung thực là một trong những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Trong kinh
doanh không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong
những việc nhỏ nhất. Câu tục ngữ Việt Nam “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, muốn
nhắn gửi tới các nhà quản trị không nên “ tham bát bỏ mâm”, vì những món lợi nhỏ
trước mắt của riêng mình mà quên đi lợi ích của người khác, để rồi làm mất đi uy tín
và sự tin cậy của cộng đồng đối với công việc làm ăn lâu dài. Thứ nhất, trung thực với
các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ

hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến
động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động… Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một
cách chuyên nghiệp và thực chất. Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên
quna tới cổ phiếu và tài chính - chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có
thể tạo dựng tương lai lâu dài và bền chắc cho hãng.
* Tôn trọng
- Đối với những người cộng sự và dưới quyền, nhà quản trị cần tôn trọng phẩm giá,
quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân
viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
- Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với
đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu
quả gắn với trách nhiệm xã hội
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Các thương hiệu nổi tiếng thường là những thương hiệu của các nhà quản trị biết
tôn trọng đạo đức kinh doanh
* Giá trị và sự công bằng
Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quản
trị thông thường với một quyết định hướng đạo đức thể hiện một mặt ở chỗ những
thông lệ không còn được coi là cơ sở ra quyết định, mà người ra quyết định phải gánh
vác trách nhiệm cân nhắc về giá trị và đảm bảo sự công bằng trong những hoàn cảnh


không giống bất kỳ trường hợp nào đã gặp trước đó; mặt khác nhấn mạnh vào giá trị
con người (giá trị tinh thần) khi ra quyết định. Vì vậy quan điểm về giá trị và triết lý
đạo đức về sự công bằng luôn đóng vai trò cực kì quan trọng trong các quyết định liên
quan đến đạo đức.
1.2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh
* Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh
doanh.

Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh
doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không
một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi
hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh
trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh
nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh
vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan
đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội,… Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và
được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm
lời phi pháp. Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… khi bị phát hiện
sẽ bị pháp luật điều chỉn, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có
đạo đức”
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm
dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hình
vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực
tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành
một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà
khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở
các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói
quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”
* Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
Phần thưởng cho một doanh nghiệp có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên,
khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo
đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong
các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phầm


được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi
ích kinh tế lớn hơn. Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công
bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành

công.
Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung
thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn
nhau trong mối quan hệ. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng; và nếu
khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Các khách hàng có xu hướng
thích mua hàng của các doanh nghiệp liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của doanh
nghiệp đó cũng bằng với giá của các doanh nghiệp đối thủ. Khi các nhân viên cho rằng
tổ chức của mình có một môi trường đạo đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công
việc của mình hơn. Các doanh nghiệp cung ứng thường muốn làm ăn lâu dài với các
doanh nghiệp mà họ tin tưởng để qua hợp tác họ có thể xoá bỏ được sự không hiệu
quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làm hài lòng khách hàng. Các nhà đầu tư
cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của các doanh
nghiệp mà họ đầu tư, và các doanh nghiệp quản lý tài sản có thể giúp các nhà đầu tư
mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có đạo đức.
Hầu hết các doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào
phương pháp làm việc theo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc ddooos
xử công bằng với nhân viên, và thưởng cho các thành tích tốt.
* Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.Sự
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ
gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì
tổ chức của mình. Môi trường đạo đức của doanh nghiệp rất quan trọng đối với các
nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng, hình ảnh của một doanh nghiệp đối với cộng
đồng là vô cùng quan trọng. Sự cam kết làm các điều thiện, quan tâm đến nhân viên
và tôn trọng nhân viên thường tăng sự tận tâm, trung thành của nhân viên đối với tổ
chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Các vấn đề có ảnh hưởng đến
sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao
động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong
hợp đồng với tất cả nhân viên. Các chương trình cải thiện môi trường đạo dức có thể là
chương trình “gia đình và công việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên.



* Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ giữa hành vu có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo
đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang
mua hàng của các doanh nghiệp. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các doanh
nghiệp có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách hàng nói rằng họ
ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương
hiệu như nhau. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử với khác hàng công bằng và
liên tục cải tiến chất lượng sản phâm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin
dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành nhiều lợi nhuận hơn.
Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển một môi đạo đức có thể có một phần
thưởng là sự trung thành của khách hàng ngày càng tăng.
* Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc
tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài
chính. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến
lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu
cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế
cạnh tranh.
* Đạo đức doanh nghiệp góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô
cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hôi. Các nước phát
triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức
kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ
họi phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ
các nhân cũng như phúc lợi xã hội.
1.3. Quan hệ giữa đạo đức kinh doanh với trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh có quan hệ mật thiết với trách nhiệm xã hội của nhà quản trị, vì
vậy kinh doanh có đạo đức là một phần trách nhiệm xã hội của các nhà quản trị.

Trong thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng đồng nghĩa
với đạo dức kinh doanh. Tuy nhiên giữa chúng có sự phận biệt.


Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân nhà quản
trị phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và
giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Đó là sự cam kết của doanh nghiệp
hay nhà quản trị đối với xã hội. Trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cập đến những
quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở
cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tìm
cách xác định các mối quan hệ, trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện và cách thức
thực hiện tốt nhất để có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng hữu quan trong
xã hội.
Đạo đức kinh doanh đề cập đến các nguyên tắc, quy tắc có tác dụng chi phối quyết
định của các cá nhân hay tập thể, trong khi trách nhiệm xã hội quan tâm đến tác động
của các quyết định về mặt tổ chức đối với xã hội.


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TẾ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN
UNILEVER LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐẠO ĐỨC
CỦA NHÀ QUẢN TRỊ.
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Unilever
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt
hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm...
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft
Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel.
Công ty này sở hữu nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, sản phẩm
giặt tẩy, mỹ phẩm của thế giới. Unilever sử dụng khoảng 180.000 nhân công [2] và có
doanh số gần 40 tỷ Euro hay hơn 62 tỷ Euro năm 2005.

Unilever có hơn 400 nhãn hàng, trong số các sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến
OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE,
Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight,...
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là:
1.
2.
3.

Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống: lipton, best foods
Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân: pond, hazeline
Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà: omo, vim

2.1.3. Logo của công ty

2.1.4. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của công ty đó là dành cho tất cả mọi người từ già đến trẻ hay
từ người có thu nhập thấp đến người có thập nhập cao. Ví dụ như:
-

Nhóm hàng chăm sóc tóc :
+ dầu gội lifebuoy: thích hợp cho tất cả các thành viên trong gia đình
+ sunsilk : dành cho phụ nữ có thu nhập trung bình hoặc khá
+ clear : dầu gội trị gàu chon am và nữ có thu nhập trên trung bình
+ dove: cao cấp hơn, dành cho người có thu nhập khá trở lên


-

Nhóm hàng chăm sóc da: hazeline dành cho người có thu nhập trung bình, còn pond’s

dành cho người có thu nhập khá hơn.
Ngoài ra unilever còn nhiều mặt hành khác nữa phù hợp với mọi người phục vụ tối
đa nhu cầu của mọi người . các sản phẩm của unilever rất dễ tìm thấy ở các tiệm tạp
hóa, siêu thị ,vùng đồng bằng, vùi núi , thành thị hay nông thôn đều có. Đây chính là
chiến lược mang tới thành công cho unilever
2.1.5. Các cam kết và nguyên tắc kinh doanh
Unilever không ngừng cam kết cải thiện và bảo vệ môi trường và nỗ lực đạt được
mục tiêu dài hạn hơn đó là phát triển một doanh nghiệp phát triển bền vững.
Đối với Unilever, để thành công, Unilever phải tuân thủ Mục đích Kinh doanh về
"các tiêu chuẩn cao nhất về ứng xử kinh doanh đối với tất cả mọi người mà chúng tôi
có giao dịch, các cộng đồng có ảnh hưởng, và môi trường mà Unilever có tác động."
2.2. Các hoạt động xã hội của tập đoàn unilever trong những năm qua
Hoạt động của Unilever Việt Nam trong những năm gần đây:
Có thể nói, công ty Unilever Việt Nam ngay từ khi có mặt đã có một chiến lược tiếp
thị chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của
khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại VN vào năm 1995, cùng với việc chú trọng phát
triển sản xuất, kinh doanh, Unilever VN luôn ý thức rằng: trách nhiệm đóng góp cho
sự phát triển của cộng đồng gắn liền với sự phát triển lâu dài, góp phần cải thiện đời
sống của người dân, phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
Tính đến nay, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, Unilever VN đã đóng góp hơn
200 tỷ đồng cho hàng loạt các dự án hỗ trợ cộng đồng trải dài trên phạm vi toàn quốc,
trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như:
2.2.1. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
-

Unilever VN đã tài trợ 1,5 tỷ đồng cho chương trình "Vì ánh mắt trẻ thơ" giai

đoạn 2002-2005, nhằm giúp trẻ em các gia đình nghèo được chữa bệnh, mổ mắt miễn
phí; Chương trình dài hạn "P/S bảo vệ nụ cười VN" giúp cho 1,5 triệu người khám

chữa răng miễn phí.
-

Chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam ” (ProtectionVietnamese Smile),

được chính thứ bắt đầu từ năm 1998, sau một năm khi P/S chính thức gia nhập
Unilever. Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe răng


miệng của trẻ em và cộng đồng. Chương trình “P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam “do nhãn
hiệu P/S, công ty Unilever khởi xướng và thực hiện, đã và đang được đánh giá là
chương trình hoạt động hiệu quả và mang ý nghĩa xã hội cao. Qua 10 năm hoạt động,
chương trình đã đóng góp hơn 100 tỷ đồng cho cộng đồng thông qua các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục ý thức chăm sóc răng miệng, khám chẫ răng miễn phí cho trẻ
em. Chương trình cũng đã cung cấp hơn một triệu giáo cụ giảng dạy Nha Học Đường
cho hơn 2.5 triệu trẻ em tiểu học và hơn 270.000 học sinh mẫu giáo cả nước. Đoàn xe
Nha lưu động gồm 14 xe của Protection Vietnamese smile đã tổ chức khám chữa răng
cho hơn 5 triệu trẻ em và phụ nữ tại 64 tỉnh thành trên cả nước.
-

P/S còn là nhà tài trợ kim cương của chương trình “Phẩu thuật nụ cười” bắt đầu

từ năm 2003. Đây là một tổ chức từ thiện đem đến nhiều cuộc phẩu thuật miễn phí cho
những đứa trẻ sứt môi với sứ mệnh “Thay đổi cuộc sống từ một nụ cười hôm nay”.
- Ngoài ra P/S còn tài trợ cho một số chương trình truyền hình, gameshow, ca nhạc
từ thiện.
2.2.2. Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề:
-

Unilever VN đã tài trợ trên 7, 5 tỷ đồng cho dự án "Nâng cao năng lực giáo viên


dạy nghề toàn quốc giai đoạn 2001-2005".
-

Ngoài ra, Unilever VN còn hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho dự án Xây dựng Trung tâm

dạy nghề cho người tàn tật và trẻ mồ côi tại TP HCM; OMO áo trắng ngời sáng tương
lai quyên góp áo trắng và tặng học bổng khuyến học cho các học sinh, sinh viên
nghèo; dành hơn 5 tỷ đồng Xây mới trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng).
-

Unilever đã sửa chữa nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng của làng hi vọng - mái nhà

yên ấm của 200 trẻ em mồ côi, khuyết tật.
-

Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình PR thành công của Omo, là

chương trình “Trao áo trắng ngời sáng tương lai”. Chương trình này vẫn được duy trì
đến tận bây giờ vì nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn. Tất cả mọi hoạt
động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị là khai thác sự trải nghiệm và phát
triển của trẻ em, khách hàng. Đây là lúc họ bước vào thời kỳ củng cố thương hiệu và
xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Hàng loạt chương trình ra đời
đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng
như “ngày hội những chiếc túi tài năng”, “OMO áo trắng ngời sáng tưong lai, ngày
hội ‘‘Triệu tẩm lòng vàng”, ‘‘Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi ‘‘Vạn


tim vàng cho triệu tẩm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu
vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết... Các chương trình đã thực sự mang lại

lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng nhận được tình cảm tốt đẹp trong
mắt với khách hàng.
-

Có thể thấy PR thường mở đầu bằng việc tạo “xu hướng dư luận” . Điển hình là

chương trình “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn Các chương trình này có được thành
công tốt đẹp như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng của hoạt động PR..
Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan tâm của mọi người. Với ý tưởng là
mọi người ngày nay do sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động
để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”,
khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch dơ
để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề này và cùng đem ra
bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý kiến đọc giả lại là những bài
viết của dân PR dưới những tên người gởi khác nhau). Khi dư luận nóng lên với đề
tài : “Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui chơi hay học” thì Omo tung ra event
“Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã
thành công tốt đẹp do họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền
đi thông điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn
rồi” .Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài
viết về để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ.... Mục tiêu của
việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình “OMO áo trắng- ngời sáng tương
lai” đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. Sau mỗi sự kiện được Omo tổ chức
đều được giới truyền thông nô nức rủ nhau đưa tin chứng tỏ quan hệ truyền thông của
Unilever vô cùng hiệu quả. Omo nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng
nhất trong ngành hóa mỹ phẩm.
2.2.3. Góp phần bảo vệ môi trường:
-

Unilever tài trợ chương trình Tự hào Hạ Long với kinh phí 400 triệu đồng.


Unilever Việt Nam trở thành một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài
đầu tiên đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho thành tích xuất sắc trong
các hoạt động bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến năm 2010.Bằng khen cho thành tích
bảo vệ môi trường lần này là một minh chứng mới nhất ghi nhận sự cam kết mạnh mẽ
và lâu dài của Unilever Việt Nam cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ngay từ những


ngày đầu kinh doanh tại Việt Nam.
-

Trong suốt 15 năm qua, công ty đã triển khai có hiệu quả việc tiết kiệm năng

lượng, nước, giấy và đặc biệt là các sáng kiến bảo vệ môi trường. Đó là chương trình
quản lý chất thải trong sản xuất, cải tiến sản phẩm để giảm thiểu tác động đến môi
trường, giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu ô nhiễm.
-

Công ty triển khai chiến dịch phân loại và tăng rác tái chế, giảm rác phải hủy,

áp dụng các kỹ năng phân tích để giảm thải rác từ khâu nguyên liệu sản xuất. Rác
được phân loại theo tiêu chí: rác nguy hại và không nguy hại. Rác không nguy hại sẽ
được tiếp tục sàng lọc để tìm ra rác có thể tái chế. Rác nguy hại và không thể tái chế
được chuyển cho nhà thầu chuyên nghiệp để xử lý.
-

Công ty cũng đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ngay tại nhà máy.

Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn B được chuyển cho trạm xử lý nước thải của
khu công nghiệp để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn A. Bên cạnh đó, những sáng kiến

nhằm bảo vệ môi trường gắn liền với tiết kiệm chi phí và phát triển bền vững cũng
được chúng tôi đặc biệt chú trọng.
-

Ví dụ, sáng kiến sử dụng công nghệ mới để sản xuất nhằm giảm khối lượng

dầu đốt, điện năng như công nghệ sản xuất OMO Matic đậm đặc, nước giặt OMO, dự
án chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nhiệt để đun nước nóng cho phân xưởng Dầu
Gội với công suất 3.650 m3/năm, phân xưởng Kem Đánh Răng với công suất 1.000
m3/năm và góp phần giảm lượng khí C02 đến 420 tấn/năm.
-

Những cam kết cụ thể của Unilever là:

(1)

Giảm phân nửa ảnh hưởng của sản phẩm lên môi trường;

(2)

giúp 1 tỉ người cải thiện sức khỏe và điều kiện cuộc sống;

(3)

sử dụng 100% nguyên liệu thô từ nguồn cung cấp bền vững.

2.2.4. Một số chiến dịch PR mạnh mẽ khác
-

Chiến dịch “Bí mật trước 9h sáng” là một chiến dịch nằm trong kế hoạch của


“Vẻ đẹp thực sự” của Dove. Cụ thể hơn đây là ý tưởng về việc chụp hình các ca sĩ
người mẫu diễn viên nổi tiếng vào lúc sáng sớm, khi họ chưa trang điểm và lúc đó vẻ
đẹp của họ rất tự nhiên theo cá tính và nghề nghiệp của mỗi người. “Bí mật trước 9h
sáng” là tựa đề của quyển sách ảnh đó. Và quyển sách ảnh này đã tạo được phản hồi
tốt từ phía công chúng. Bên cạnh đó, từ việc thành công của quyển sách ảnh trên
Unilever Việt Nam tiếp tục mở rộng chiến dịch này bằng cuộc thi kêu gọi những ai là


phái đẹp gửi những bức hình về cho Dove. Đó chính là những chiến dịch nhằm hỗ trợ
cho Do ve khẳng định thương hiệu, thông điêp của mình đối với người tiêu dùng.
-

Ba thông điệp mà Sunsilk chọn để truyền thông tới khách hàng là: “Họ là

những cô gái luôn sống hết mình - Mái tóc họ nói lên điều đó - Tóc đẹp ngay bây giờ”,
chốt lại bằng câu: “Sống là không chờ đợi”.Chương trình truyền thông “Sống là không
chờ đợi” của Sunsilk tung ra đúng dịp Quốc tế Phụ nữ, bao gồm quảng cáo đủ loại, bài
PR ngập các tờ báo lớn, xác định kỉ lục panô ảnh động,..
-

Sunsilk cũng là nhà tài trợ chính thức cho chương trình “Phụ nữ thế kỷ 21”,

mang lại hiệu ứng rất lớn từ phía khách hàng.
-

Sứ giả mà Sunsilk đang chọn là các người đẹp như Hồ Ngọc Hà, đây cũng là

một chiêu thức gây ảnh hưởng lớn đến khách hàng, mang lại thành công lớn cho
Sunsilk.

-

Unilever VN còn hướng tới một mục tiêu nữa là cùng cộng đồng DN phát triển,

góp phần vào sự phồn thịnh của VN. Thực hiện mục tiêu này, Ưnilever đã tham gia
tích cực và hỗ trợ cho 2 hội thảo kêu gọi đầu tư nước ngoài vào VN do Bộ KH-ĐT tổ
chức tại Hà Nội và Singapore. Trong 10 năm qua, Unilever VN đã phát triển được
nhiều mối liên kết và họp tác chặt chẽ với các DN, địa phương, hỗ trợ cả về tài chính
và công nghệ, giúp các đối tác ổn định và mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho
5.500 lao động. Các nhà máy của Ưnilever VN hiện đang sử dụng khoảng 60% nguyên
vật liệu và 100% bao bì sản xuất trong nước. Tổng doanh số giao dịch với Ưnilever
VN của các đối tác trong nước là 34 triệu USD mỗi năm.
-

Thể hiện phương châm hướng tới cộng đồng, mới đây, Tập đoàn Unilever tại

VN đã chính thức công bố ra mắt Quỹ Unilever VN. Đây sẽ là chương trình kết nối
mọi hoạt động xã hội và cộng đồng của các DN có vốn đầu tư của Unilever VN với
phương châm "Chung sức vì tương lai". Bằng việc ra đời của Quỹ Unilever VN, một
lần nữa Unilever VN lại bổ sung vào chuỗi hoạt động hỗ trợ của mình một bằng chứng
sinh động về một "trái tim" luôn hướng tới cộng đồng.
Những chiến dịch PR hiệu quả của Unilever đã giúp cho các nhãn hàng của họ được
yêu thích hơn, xây dựng mối quan hệ kỉnh doanh vói khách hàng bán lẻ, định hướng
cải tiến sản phẩm, phát triển thị trường và trong nhiều trường hợp, còn giúp tiết kiệm
chỉ phí..
2.3. Đạo đức trong kinh doanh (chất lượng sản phẩm, dịch vụ)


-


Quan điểm về chất lượng
Quan điểm và ý kiến của khách hàng về “chất lượng” có thể thay đổi tuỳ vào nơi họ
sinh sống, thời điểm và người mà họ ăn cùng. Khó mà tìm được một định nghĩa thống
nhất về “chất lượng”.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy “sự trải nghiệm” là yếu tố quan trọng nhất
trong việc lựa chọn nhà hàng này thay vì nhà hàng khác*. Kết quả nghiên cứu này
chứng minh cho quan điểm rằng các nhà quản lý nên tập trung vào cải tiến chất lượng
của nhà hàng mình trên mọi phương diện. Cải tiến về chất lượng, từ nguyên liệu cho
đến thực đơn, các dịch vụ phục vụ cho đến trang thiết bị…thực sự gây ấn tượng với
khách hàng và góp phần tạo nên những trải nghiệm ẩm thực lý thú mà khách hàng
mong đợi.
Từ cuối năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch tập đoàn Unilerver toàn cầu, ông Paul
Polman, đã công bố Kế hoạch phát triển bền vững của tập đoàn, hướng tới ba mục
tiêu chính trên toàn cầu.Sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên
liệu bền vững; Giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức khỏe và cải
thiện cuộc sống.
Kế hoạch phát triển bền vững luôn luôn là trọng tâm công ty phát triển kinh doanh,
những nhãn hàng của Unilever mà đa phần trong số đó là những nhãn hàng số 1 tại
Việt Nam, đã đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền
vững thông qua các cải tiến sản phẩm mới (Comfort một lần xả);
Phát triển chất lượng sản phẩm (hành trình Lifebuoy rửa tay với xà phòng, P/S bảo
vệ nụ cười Việt Nam), các chương trình gắn kết cộng đồng (chương trình hành tinh
xanh của OMO, các dự án cải tạo và xây mới nhà vệ sinh Vim)

-

Top 10 sản phẩm của Unilever đang được ưa chuộng hàng đầu ở Việt Nam là:
OMO
Trong xã hội hiện đại ngày nay, điều kiện sống ngày càng phát triển thì nhu cầu con
người về những sản phẩm hoàn thiện ngày càng tăng, Omo đã đáp ứng được phần nào

mong muốn của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Giờ đây, sản phẩm này đã đang
càng khẳng định vị trí thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam và thế giới.


Omo nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành hóa mỹ
phẩm.
Lifebouy
Là sản phẩm yêu thích tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, khu vực châu Á, châu
Phi và Mỹ Latin. Trong suốt thời gian có mặt trên thị trường, Lifebuoy được xem là xà
phòng kháng khuẩn bán chạy số 1 thế giới và đi đầu trong sứ mệnh đem lại sức khỏe
và vệ sinh cho hàng tỉ người.
P/S
Kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội 200g là sản phẩm kem đánh răng nổi
tiếng và quen thuộc nhất tại Việt Nam. Sản phẩm được làm từ những thành phần có
nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Clear
CLEAR cung cấp các sản phẩm dầu gội đầu số 1 tại Việt Nam với các giải pháp
công nghệ cao trị gàu và các vấn đề của da đầu khác như ngứa, khô và bết dầu.
Sunsilk
Sunsilk là nhãn hàng đầu tiên quy tụ các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực nhuộm tóc, tạo kiểu tóc, phục hồi tóc hư tổn, tóc xoăn, tóc óng mượt, tóc thẳng
mềm mượt, điều trị tóc rụng và gàu để đồng sáng tạo nên dòng sản phẩm mới. Sunsilk
là nhãn hàng thuộc quyền sở hữu của tập đoàn bán lẻ Unilever, có mặt tại 69 quốc gia
trên toàn thế giới.
Sunlight
Tại hệ thống siêu thị Metro, BigC, Lotte, Co.opmart, AEON gian hàng của Sunlight
luôn là lớn nhất với giá thành cao nhất trong các sản phẩm cùng loại. Phần lớn những
phụ nữ được hỏi đều cho biết đã từng sử dụng Sunlight và khá hài lòng về thương hiệu
này.
Dove

Là một nhãn hàng gần như bất cứ ai cũng “quen mặt thuộc tên”, bên cạnh dòng sản
phẩm sữa tắm chăm sóc da thì Dove còn sở hữu 4 dòng sản phẩm chăm sóc tóc cho
từng tình trạng khác nhau rất được ưa chuộng. Điểm nổi bật nhất của các sản phẩm từ
Dove là hàm lượng ẩm khá cao, giúp da và tóc mềm mượt hơn hẳn. Chính vì vậy mà
trong danh sách này, chắc chắn không thể không có sự góp mặt của Dove rồi.


Knorr
Thống kê cho thấy, hiện nay, các sản phẩm Knorr được tiêu thụ bởi 320 triệu người
mỗi ngày. Sản phẩm này giúp mọi gia đình tận hưởng hương vị thơm ngon mà không
cần phải kỳ công chế biến từ nguyên liệu thô. Đây chính là ví dụ thể hiện tình yêu và
sự tận tụy của Knorr trong việc hỗ trợ bạn nấu những món ăn ngon mỗi ngày.
Vim
Vim là thương hiệu được thành lập với định hướng mang đến cho người tiêu dùng
các sản phẩm tẩy rửa phòng tắm, nhà vệ sinh tiện lợi và an toàn cho sức khỏe người sử
dụng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị
trường, Vim đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt.
Comfort
Xu hướng “tiêu dùng xanh” với việc đề cao các sản phẩm sạch, an toàn cho sức
khỏe và thân thiện với môi trường đang được nhiều người đón nhận. Và đối với các
sản phẩm chăm sóc quần áo như nước xả vải, yếu tố xanh càng được xem trọng.
Tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nước xả vải, nhãn hàng Comfort của công ty
Unilever Việt Nam đã không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng
khắt khe của người dùng.
-

Ra mắt sản phẩm với chất lượng và dịch vụ đi kèm hàng đầu: OMO
Chiến lược tạo lập những giá trị chung cho cộng đồng
Trong suốt 18 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam, Unilever Việt Nam thông
qua các nhãn hàng của mình đã nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng các giải pháp để

chăm sóc nhà cửa, chăm sóc cá nhân một cách hiệu quả. Kim chỉ nam cho các hoạt
động kinh doanh của công ty chính là giúp cải thiện cuộc sống của mọi người dân Việt
Nam ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, nhãn hàng Omo, vốn từ lâu đã trở thành sự lựa chọn
hàng đầu của người tiêu dùng trên cả nước. Chính thức ra mắt từ cuối năm 1995, đến
nay thương hiệu này luôn là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người tiêu dùng Việt
Nam nhờ sự đa dạng chủng loại phù hợp với từng nhu cầu tiêu dùng từ giặt tay đến
giặt máy.
Unilever phối hợp với 7 nhà sản xuất máy giặt hàng đầu cam kết cung cấp dịch vụ
chất lượng và lâu dài


Không phụ thuộc vào những chiêu tiếp thị, giảm giá thông thường, Unilever Việt
Nam luôn coi việc tạo lập những giá trị chung cho cộng đồng là chiến lược kinh doanh
bền vững tại bất cứ cộng đồng nào mà công ty hoạt động. Chương trình “Vui làm hiệp
sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn” do nhãn hàng Omo phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo
cam kết thực hiện từ năm 2012-2016 đã tạo được hưởng ứng của hơn 70 trường tiểu
học trên thành phố với mục tiêu cung cấp những kiến thức bổ ích về môi trường, giúp
các em học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường sống xung quanh. Hay
chương trình tặng trẻ em Việt Nam 10 sân chơi công viên qui mô lớn, đạt tiêu chuẩn
quốc tế với tổng mức đầu tư là 15 tỷ đồng. Chương trình diễn ra từ ngày 1-7 đến 31-82013; đến nay, đã xác định được 4 sân chơi đầu tiên sẽ được xây dựng tại Thành phố
Nam Định, TPHCM, thành phố Cà Mau và thành phố Hải Phòng. Gần đây nhất,
Unilever đã khởi xướng và hợp tác giữa nhãn hàng Omo với 7 nhà sản xuất máy giặt
gồm Panasonic, LG, Electrolux, Maytag, Sanyo, Toshiba và Bosch để ra mắt Giải pháp
Omo Matic tại nhà thi đấu Nguyễn Du, quận 1 với mô hình chiếc máy giặt khổng lồ.
Theo đó, Giải pháp Omo Matic là một dịch vụ giúp người dùng giải quyết mọi thắc
mắc và vấn đề liên quan đến giặt máy.
Có thể nói, mọi quyết định chiến lược của Unilever đều xuất phát từ những nghiên
cứu kỹ lưỡng về nhu cầu khách hàng và hành vi tiêu dùng.
Định hướng cốt lõi là lợi ích khách hàng
Bà Nguyễn Thị Bích Vân – Phó chủ tịch ngành hàng chăm sóc gia đình công ty

Unilever chia sẻ: “Việt Nam là thị trường đầu tiên được Unilever triển khai Giải pháp
Omo Matic với chi phí khoảng 15 tỷ đồng. Dự kiến trong năm đầu tiên dự án sẽ thực
hiện khoảng 500.000 cuộc tư vấn miễn phí qua điện thoại, website và 20.000 lần tư
vấn tại gia cho người tiêu dùng. Unilever cũng sẽ phát một triệu mẫu sản phẩm nước
giặt Omo Matic kèm theo các sản phẩm máy giặt bán trên thị trường”.
Với việc hợp tác thương hiệu giữa nhãn hàng Omo của Unilever Việt Nam và 7 nhà
sản xuất máy giặt hàng đầu để đưa ra Giải pháp Omo Matic hỗ trợ việc giặt tẩy; xét về
khía cạnh người tiêu dùng, đây được xem như một trải nghiệm hoàn toàn mới mà giải
pháp Omo Matic mang lại. Khách hàng có cơ hội được trang bị những kiến thức để
phát huy tối đa các công năng của máy giặt cũng như về việc chăm sóc vải vóc mà


không còn tốn nhiều thời gian hay chi phí. Về mặt doanh nghiệp, đây là giải pháp hữu
hiệu duy trì sự tăng trưởng ổn định, giảm thiểu rủi ro trong cạnh tranh, đồng thời tạo
nên sức mạnh tổng hợp giữa các thương hiệu cùng ngành nghề cũng như khác ngành
nghề. Unilever đã tận dụng ưu điểm cốt lõi của chiến lược hợp tác thương hiệu là các
doanh nghiệp có thể tận dụng được thế mạnh hay bổ trợ được những khuyết điểm của
từng thương hiệu riêng lẻ để tạo thành sự cộng hưởng “đa chiều” theo tinh thần “tất cả
cùng thắng” (win - win). Thông qua website www.omovietnam.com, người dùng có
thể lựa chọn dòng máy giặt tùy theo giá cả, loại chất bẩn thường gặp, tính năng... Sau
đó, họ có thể sử dụng đường dây nóng 1900 1272 trả lời mọi thắc mắc của khách hàng
trong suốt quá trình sử dụng. Sau cùng, đội hỗ trợ Giải pháp Omo Matic sẽ đến tận nhà
và hỗ trợ khách hàng khi gặp rắc rối đến từ máy giặt và hướng dẫn, tư vấn giặt máy
sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Nhãn hàng Omo thực sự đã được nâng tầm vượt ra ngoài
giới hạn của một sản phẩm giặt tẩy thông thường để trở thành một dịch vụ hỗ trợ đắc
lực giúp người tiêu dùng nâng cao hiệu quả công việc gia đình.

Sau một năm thực hiện kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam, công ty đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên toàn thể 3 lĩnh vực trọng tâm của kế hoạch. Những
thành tựu này đã giúp cho công ty phát triển kinh doanh cũng như hoàn thành sứ mệnh

xã hội của mình. (Xin vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về kết quả một năm thực
hiện Kế hoạch phát triển bền vững của Unilever tại Việt Nam trong báo cáo đính kèm).
Phát biểu tại buổi lễ, ông JV.Raman, chủ tịch của Unilever Việt Nam đã chia sẻ
“Chúng tôi cảm thấy rất hào hứng với hành trình Kế hoạch phát triển bền vững của
Unilever mà chúng tôi đã khởi động tại Việt Nam, và được khích lệ bởi những kết quả
khả quan mà chúng tôi đã đạt được sau năm đầu tiên thực hiện.
Chúng tôi mong sẽ được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chính phủ, với
khách hàng và các đối tác kinh doanh, và cùng với nhân viên cho một mục tiêu chung:
cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam”.
2.4. Đánh giá về trách nhiệm xã hội và đạo đức của nhà quản trị trong tập đoàn
unilever.


Hiện nay, nước ta đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng không chỉ về
kinh tế mà còn về các vấn đề liên quan đến kinh doanh như đạo đức kinh doanh, trách
nhiệm xã hội. Do đó hai khái niệm này không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp Việt
Nam. Thực chất các vấn đề này mới chỉ nổi lên khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi
mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa vào năm 1991.
Tập đoàn Unilever đã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển hàng chục năm, là
một trong những doanh nghiệp thực hiện xuất sắc cả về trách nhiệm xã hội và đạo đức
kinh doanh.
Thứ nhất, trách nhiệm xã hội.
Trong suốt những năm vừa qua tập đoàn Unilever đã thực hiện rất nhiều các trương
trình xã hội, từ thiện ở nhiều sản phẩm khác nhau. Điển hình đối với sản phẩm OMO
và kem đánh răng P/S. Từ những việc làm này, Unilever không chỉ tác động, gây được
thiện cảm đối với người tiêu dùng mà còn làm tăng giá trị thương hiệu cũng như uy tín
của công ty.
Công ty còn tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục cho trẻ em khó khăn. Điều đó
không chỉ giúp công ty thu hút, đào tạo một bộ phận lao động giỏi cho tương lai, khơi
dậy tình cảm yêu quý, trung thành ngay từ nhỏ của trẻ em. Mà còn hỗ trợ một phần

nào đó vào việc nâng cao dân trí ở nước ta.
Đặc biệt, Unilever rất quan tâm đến bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp đã đề ra một
loạt các nhiệm vụ cần làm nhằm tạo môi trường bền vững như khai thác có hiệu quả,
tiết kiệm nhiên liệu, nước ,giấy, khuyến khích các sáng kiến bảo vệ môi trường, quản
lý chất thải, cải tiến sản phẩm, phân loại tái chế rác thải, xây dựng hệ thống xử lý nước
thải........
Tất cả hành động đó đều cho thấy, doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững
và toàn diện.
Thứ hai, đạo đức kinh doanh. Quan điểm về đạo đức kinh doanh của tập đoàn
Unilever là kế hoạch phát triển bền vững.
Theo chủ tịch tập đoàn, Unilever cam kết sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô
từ nguồn nguyên liệu bền vững. Theo đó tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đều
được cam kết có nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng. Đồng thời chất
lượng đầu ra của từng sản phẩm cũng ổn định.


Trong nhiều năm, doanh nghiệp liên tiếp được bình chọn có nhiều mặt hàng được
người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Điển hình là top 10 sản phẩm : omo, p/s, sunsilk,
sunlight, dove, knor, vim, comfort.
Đặc biệt, doanh nghiệp có định hướng cốt lõi là lợi ích khách hàng. Điển hình như
việc nghiên cứu và cho ra sản phẩm bột giặt omo matic nhằm tận dụng tối đa lợi ích
của máy giặt và giảm thiểu chi phí, thời gian, công sức của người nội trợ với việc giặt
đồ.
2.5. Đề xuất ý kiến
- Quảng cáo hình ảnh chân thực giúp người tiêu dùng hài lòng và sử dụng lâu dài hơn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm đến người tiêu dùng, quản lí nhân viên tốt,
giản dạy cho nhân viên từ những điều nhỏ nhất.
- Nạp thuế đầy đủ, xử lí chất thải hợp lí,làm việc phải tuân thủ luật pháp đầy đủ
- unilever tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu mọi người, cải thiện chế độ thất
nghiệp…..

-

Chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình.
Sản phẩm thì luôn luôn thay đổi liên tục nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng

-

đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và những nhu cầu tiềm năng của khách hàng.
Thực hiện chiến lược giảm giá, quảng cáo sản phẩm nhằm thu hút nhiều khách hàng

-

hơn về phía mình.
Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao tại Việt Nam cần được ứng dụng triệt để

-

nhằm cải thiện sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ

-

thương hiệu của công ty Uniliver.
Ưu tiên nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam vào làm tại công ty đáp ứng nhu cầu việc làm

-

của xã hội.
Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp về vấn đề an toàn lao động, sức khỏe cộng đồng và


-

chất thải ra môi trường theo quy định của nhà nước.
Kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm thường xuyên để nắm bắt quá trình quản lý
chất lượng tại tổ chức, công ty từ đó đề ra phương án, chiến lược phát triển cho phù

-

hợp với sản phẩm, quản lý chất lượng tốt, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Tổ chức nhiều hơn các chương trình từ thiện, tình nguyện, các hoạt động xã hội cho
người già và trẻ em, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật… xây dựng các quỹ xã hội cho hoạt

-

động lâu dài.
Áp dụng những công nghệ hiện đại xử lý trong sản xuất để giảm thiểu tối đa ảnh
hưởng của chất thải đến môi thường.



KẾT LUẬN

Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh
doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo
đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn
vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm
dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong các kinh doanh của doanh nghiệp.
Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác
động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh trong chiều hướng
ấy trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.

Thể hiệ giá trị đạo đức tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam; thể hiện trách
nhiệm của mỗi người đối với xã hội không phải là điều quá khó khăn mà trước
hết phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của từng con người cụ thể. Điều này rất dễ,
nếu mỗi người dù ở cương vị nào, làm việc gì trong lĩnh vực gì, chỉ cần hy sinh
chút ít quyền lợi của các nhân mình vì cái chung, vì cộng động, chắc hẳn chúng
ra sẽ xây dựng được một xã hội tốt đẹp. mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho
dân tộc.
Vì một xã hội tốt đẹp, vì sự hưng thịnh của đất nước, vì hạnh phúc của dân
tộc, tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ, thái độ và hành động của mỗi người, mà
trước hết là tinh thần đoàn kết, trên dưới đồng lòng vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Tóm lại, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và từng bước
được thực hiện. Chắc chắn rằng, cùng với quá trình phát triển của đất nước,
trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật,
bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×