Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài 4 cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.27 KB, 12 trang )

Trường THPT Nguyễn Văn Huyên
Bài 4.
CẠNH TRANH TRONG SẢN SUẤT
VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
1. Mục tiêu bài học
a. Về kiến thức
Học sinh hiểu được :
- Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hoá và
nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
b. Về kỹ năng
- Phân biệt được hai mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn
chế của cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hoá.
- Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất
và lưu thông hàng hoá ở địa phương.
- Tuyên truyền người thân coi trọng việc bảo vệ môi trường
sinh thái trong sản xuất, kinh doanh.
c. Về thái độ
- Ủng hộ các biểu hiện tích cực và phê phán các biểu hiện tiêu
cực của cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hoá.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài soạn, sách giáo khoa GDCD 11; hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm;
- Tài liệu tham khảo khác...
b. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, đọc và tìm hiểu trước nội dung bài.
3. Tiến trình bài giảng.
A. Kiến thức theo chuẩn KTKN cần ghi nhớ.
Hoạt động của GV và HS


Nội dung của bài

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái 1. Cạnh tranh và nguyên
niệm cạnh tranh.
nhân dẫn đến cạnh trạnh
GV đưa ra ví dụ về cạnh tranh và a. Khái niệm cạnh tranh
yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
Qua ví dụ, em hiểu như thế nào


là cạnh tranh?
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
GV kết luận.

- Cạnh tranh là sự ganh đua,
đấu tranh giữa các chủ thể
kinh tế trong sản xuất, kinh
doanh hàng hoá nhằm giành
những điều kiện thuận lợi để
GV nhấn mạnh: Như vậy, khái thu được nhiều lợi nhuận.
niệm cạnh tranh gồm những nội
dung cơ bản sau:
+ Tính chất của cạnh tranh: sự
đấu tranh, ghanh đua về kinh
tế.
+ Các chủ thể kinh tế tham
* GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh gia cạnh tranh: người bán,
hoạ.
người mua, người sx, người
tiêu dùng...

+ Mục đích của cạnh tranh:
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên thu nhiều lợi nhuận nhất.
nhân dẫn đến cạnh tranh.
b. Nguyên nhân dẫn đến
GV: Hãy kể tên các loại bột giặt cạnh tranh.
có trên thị trường hiện nay? Để
bán được nhiều sản phẩm, các
hãng sản xuất bột giặt đã có
những chiến lược gì (biện pháp)?
HS suy nghĩ phát biểu
GV ghi vắn tắt ý kiến lên bảng.
* GV nhận xét: Hiện nay trên thị
trường có nhiều loại bột giặt:
Omo, Tide, Viso, Vì dân... Để có
thể bán được nhiều sản phẩm, họ
phải sử dụng kết hợp nhiều biện
pháp như: quảng cáo, hạ giá,
khuyến mại...Vậy cạnh tranh tồn
tại do sự tồn tại của nhiều chủ thể
kinh tế có điều kiện sản xuất khác
nhau, mẫu mã, chất lượng của


sản phẩm khác nhau.
- Sự tồn tại của nhiều chủ sở
GV: Vậy nguyên nhân dẫn đến hữu với tư cách là những
cạnh tranh?
đơn vị kinh tế độc lập, tự do
HS trả lời
sản xuất kinh doanh, có điều

GV kết luận
kiện sản xuất và lợi ích khác
nhau đã trở thành nguyên
nhân dẫn đến cạnh tranh
GV yêu cầu HS liên hệ lấy ví dụ trong sản xuất và lưu thông
về các sản phẩm khác trên thị hàng hoá.
trường hiện nay để chứng minh
nhận xét trên.
2. Mục đích của cạnh tranh
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục và các loại cạnh tranh
đích của cạnh tranh.
a. Mục đích của cạnh tranh
GV: Dựa vào khái niệm cạnh
tranh đã học, em hiểu mục đích
cuối cùng của cạnh tranh là gì?
bằng cách nào để đạt được điều - Giành lợi nhuận về mình
đó?
nhiều hơn người khác.
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Thể hiện:
GV sử dụng sơ đồ Mục đích cạnh + Giành nguồn nguyên liệu
tranh để nhận xét.
và các nguồn lực sản xuất
khác;
GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh + Giành ưu thế về khoa học
hoạ cho từng mục đích cụ thể của và công nghệ;
cạnh tranh.
+ Giành thị trường, nơi đầu
tư, đơn đặt hàng;
GV định hướng để HS lấy VD + Giành ưu thế về chất

trên thị trường điện thoại của lượng. giá cả...
nước ta hiện nay có rất nhiều b. Các loại cạnh tranh
mạng điện thoại cạnh tranh với (Nội dung giảm tải - đọc
nhau (Viettel, Mobile, vina..)
thêm)
3. Tính hai mặt của cạnh
tranh
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính hai
mặt của cạnh tranh.
GV chia lớp thành 2 nhóm và giao


nhiệm vụ
Nhóm 1: Đưa ra ví dụ về cạnh
tranh giữa hai hãng sx xe máy để
làm rõ mặt tích cực của cạnh
tranh?
Nhóm 2: Lấy ví dụ về cạnh tranh
mặt hàng thực phẩm, từ đó rút ra
mặt tiêu cực của cạnh tranh?
HS: thảo luận, đại diện trình bày,
cả lớp thảo luận.
GV: nhận xét, kết luận

a. Mặt tích cực của cạnh
tranh
- Kích thích lực lượng sản
xuất, khoa học kỹ thuật phát
triển, năng suất lao động xã
hội tăng lên.

- Khai thác tối đa mọi nguồn
lực của đất nước vào việc đầu
tư xây dựng và phát triển kinh
tế thị trường định hướng
XHCN.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, góp
phần chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế.

*GV: Mọi sự cạnh tranh diễn ra
theo đúng pháp luật và gắn liền
với các mặt tích cực nói trên là
cạnh tranh lành mạnh. Cạnh
tranh nào vi phạm pháp luật và
chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh b. Mặt hạn chế của cạnh
không lành mạnh.
tranh
- Chạy theo mục tiêu lợi
nhuận một cách thiếu ý thức,
vi phạm qui luật tự nhiên
trong khai thác tài nguyên cho
GV: Em hãy lấy ví dụ về việc môi trường, môi sinh bị suy
khai thác tài nguyên bừa bãi làm thoái và mất cân bằng nghiêm
ảnh hưởng xấu đến môi trường? trọng.
HS: suy nghĩ, lấy ví dụ.
+ Khai thác khoáng sản bừa bãi. - Sử dụng nhiều thủ đoạn làm



Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
nguồn nước...
GV nhấn mạnh: HS phải tuyên
truyền tới người thân và mọi
người xung quanh coi trọng việc
bảo vệ môi trường sinh thái trong
sx, kinh doanh.
HS sử dụng kĩ năng tư duy, phê
phán hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh.
+ Làm hàng giả, hàng quốc cấm,
gian lận thương mại, trốn thuế,
vi phạm pháp luật.
+ Đầu cơ đất đai, giá đất tăng cao
so với thu nhập bình quân của
người dân.
Đầu cơ xi măng, xăng dầu, cổ
phiếu...
GV: Nhà nước cần làm gì để
phát huy mặt tích cực và khắc
phục mặt hạn chế của cạnh tranh
hiện nay ở nước ta?
HS liên hệ thực tế để trả lời
GV nhận xét, kết luận giải pháp.
GV hướng dẫn HS vận dụng kĩ
năng tìm kiếm và xử lí thông tin
về tình hình cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông một vài hàng
hoá ở địa phượng.


ăn phi pháp, bất lương.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn
thị trường từ đó nâng giá lên
cao làm ảnh hưởng đến sx và
đới sống nhân dân.

GV: Chốt lại kiến thức cơ bản cần ghi nhớ.
- Khái niệm cạnh tranh.
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Mục đích của cạnh tranh.
- Tính hai mặt của cạnh tranh (mặt tích cực và mặt hạn


chế).
B. Luyện tập:
Nhận biết: (9 câu)
Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi
để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. cạnh tranh.
B. lợi tức.
C. đấu tranh. D.
tranh giành.
Câu 2. Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận
lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa, dịch vụ là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.

Câu 3. Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu
thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 4. Cạnh tranh chỉ ra đời khi xuất hiện
A. sản xuất hàng hóa.
B. lưu thông hàng hóa.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. quy luật giá trị.
Câu 5. Cạnh tranh kinh tế ra đời trong
A. nền sản xuất tự cấp tự túc.
B. nền sản xuất hàng
hoá.
C. nền sản xuất tự nhiên.
D. mọi thời đại kinh
tế.
Câu 6. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu
thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lợi nhuận.
B. nhiên liệu.
C. khoa học và công nghệ.
D. thị trường.
Câu 7. Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh
tranh lành mạnh được xem là


A. nhân tố cơ bản.
B. động lực kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu.

D. cơ sở quan trọng.
Câu 8. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị
kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất
và lợi ích khác nhau là nội dung của
A. khái niệm cạnh tranh.
B. nguyên nhân cạnh
tranh.
C. mục đích cạnh tranh.
D. tính hai mặt của
cạnh tranh.
Câu 9. Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần
A. ban hành các chính sách xã hội.
B. giáo dục, răn đe, thuyết phục.
C. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
D. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.
.
Thông hiểu (8 câu)
Câu 1. Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, “cạnh tranh” được
dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh kinh tế.
B. Cạnh tranh
chính trị.
C. Cạnh tranh văn hoá.
D. Cạnh tranh sản
xuất.
Câu 2. Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư
xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực
hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là
A. mặt tích cực của cạnh tranh.
B. mặt tiêu cực

của cạnh tranh.
C. mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. nội dung của
cạnh tranh.
Câu 3. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh
tranh?
A. Kích thích sức sản xuất. B. Khai thác tối đa mọi nguồn
lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.D. Đầu cơ tích trữ gây rối
loạn thị trường.
Câu 4. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là


A. sự hấp dẫn của lợi nhuận. B. sự khác nhau về tiền vốn
ban đầu.
. chi phí sản xuất khác nhau. D. điều kiện sản xuất và lợi ích
khác nhau.
Câu 5. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không
lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
Câu 6. Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho
phép trong cạnh tranh?
A.Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
B.. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.
D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh

tranh?
A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
B. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.
D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
Câu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Mặt tích cực của cạnh tranh.
B. Mặt hạn chế
của cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.
D. Nguyên nhân của
cạnh tranh.
Vận dụng (8 câu)
Câu 1. Gần đây quán bún phở của gia đình G rất vắng khách so
với các cửa hàng gần đó , nên gia đình G đã đầu tư vào chất lượng
và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng
khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên. Vậy,
gia đình G đã sử dụng hình thức cạnh tranh nào?
A. Không lành mạnh.
B. Lành mạnh.
C. Tích cực
D. Tiêu cực.


Câu 2. Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã
đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ
vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên
thị trường. Vậy, gia đình H đã sử dụng

A. cạnh tranh không lành mạnh.
B. cạnh tranh lành
mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh.
D. cạnh tranh
tiêu cực.
Câu 3. Quan sát thấy người làm công thường lười lao động, tay
nghề lại kém nên sản phẩm làm ra năng suất thấp lại hay bị lỗi. Vì
vậy, gia đình K đã nhắc nhở người làm công cũng như đào tạo lại
nghề cho họ, nhờ vậy năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra ít
bị lỗi. Vậy, gia đình G đã sử dụng cạnh tranh nào?
A. Không lành mạnh.
B. Lành mạnh.
C. Tích cực.
D. Tiêu cực.
Câu 4. Vì quán cà phê của mình ít khách, trong khi quán đối diện
của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày
nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, anh K đã sử dụng việc
cạnh tranh nào?
A. Không lành mạnh.
B. Lành mạnh.
C. Tiêu cực.
D. Tích cực.
Câu 5. Công ty A kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm
ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào
dưới đây của cạnh tranh?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mục đích của
cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh.

D. Mặt hạn chế
của cạnh tranh.
Câu 6. Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho
giá cả xăng dầu trên thị trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc
làm của công ty xăng dầu M đã vi phạm quy luật nào dưới đây
trong cạnh tranh?
A. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
B. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng
hóa.
C. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng
suất lao động.


D. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 7. Công ty sản xuất giấy S ở tỉnh B trong quá trình sản xuất
đã xả chất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lí nhằm giảm
chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty. Việc làm của công ty S là biểu
hiện nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mục đích của
cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh.
D. Mặt hạn chế
của cạnh tranh.
Câu 8: Anh A là chủ sản xuất và kinh doanh mặt hàng giày da đang
bán rất chạy trên thị trường, trong xã hội lại có rất nhiều người cùng
tham gia kinh doanh mặt hàng đó. Vì vậy anh A đã chọn cách hạ giá
thành sản phẩm, quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu
mã sản phẩm... để chiến thắng trong cạnh tranh. Vậy anh A đã sử
dụng

A. cạnh tranh không lành mạnh
B. chiêu thức tranh
giành thị trường
C. cạnh tranh lành mạnh
D. mặt hạn chế
của cạnh tranh
Vận dụng cao (5 câu)
Câu 1. Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện
của nhà anh H và C khách lại rất đông nên anh K đã thuê A và M
ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Trong trường hợp này ai
đã vi phạm pháp luật cạnh tranh lành mạnh?
A. K, C và M
B. K, H và C
C. K, A và M
D. C, K, A và M
Câu 2. Anh D rất muốn mua lô đất của anh T nhưng chưa kịp thỏa
thuận thì anh H đã thỏa thuận miệng xong với anh T về giá cả. D
rất tức tối, cho rằng bị H hớt tay trên nên định thuê B đánh dằn
mặt anh H. Nếu là người thân của D, em sẽ khuyên D xử sự như
thế nào cho phù hợp với cạnh tranh lành mạnh?
A. Đồng ý với cách làm của anh D vì như thế sẽ mua được
đất của anh T.
B. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là việc của anh D.


C. Khuyên D nên thỏa thuận lại với T vì T vẫn chưa bán đất
cho H.
D. Khuyên D thỏa thuận với H rồi trả cho H một khoản tiền.
Câu 3. Thấy quán ăn của mình ế khách, trong khi quán bên cạnh
của anh T và D rất đông khách. K nhờ A tư vấn bán thêm một vài

món mới, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư
nơi để xe…Để giành lợi nhuận về cho quán, Vậy K đã áp dụng
hình thức cạnh tranh nào?
A. Chạy theo lợi nhuận thiếu ý thức.
B. Lành mạnh trong kinh doanh
C. Không lành mạnh terong kinh doanh.
D. Gây rối loạn thị trường.
Câu 4. Do cửa hàng của mình vắng khách, trong khi cửa hàng của
chị S khách vào ra tấp nập nên chị K đã nhờ M thuê N và G dàn
dựng quay video sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên
mạng xã hội. U chia sẻ bài viết của K cho F. Việc kinh doanh của
chị S đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đối chị S. Trong
trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành
mạnh?
A. Chị K và M.
B. Chị K , N và G.
C. Chị K, M, N và U.
D. Chị K ,M, N, và G
Câu 5. Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M
đã gợi ý đăng tải lên face book để quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài
viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán quần áo trên
mạng face book nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên face book. L
chia sẻ bài viết của R và L cho H. Trong trường hợp này, hành vi
của những ai là cạnh tranh không lành mạnh?
A. Mình K.
B. Anh K, R và Y.
C. Chị R và Y.
D. Anh K, R, Y và L.
GV giao bài tập cho HS làm và chữa theo cặp.
C. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.

- Học và nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản .
- Lấy thêm ví dụ minh họa về cạnh tranh các mặt hàng trong
đời sống hàng ngày.
…………………………………….




×