Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.13 KB, 13 trang )

Đơn vị xây dựng: Trường THPT Lâm Bình
Giáo viên: Triệu Thị Thu An
SĐT: 0985137420

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1) Về kiến thức
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền
vững của đất nước.
- Hiểu được nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an
ninh, quốc phòng .
2) Về kĩ năng
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, các lĩnh vực xã hội, bảo vệ môi trường và
bảo vệ an ninh, quốc phòng.
3) Về thái độ
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế,
văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc
phòng.
- Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về
các lĩnh vực trên.
II. Kiến thức trọng tâm của bài.
1. Vai trò của pháp luật với sự phát triển bền vững của
đất nước (đọc thêm):
a. Trong lĩnh vực kinh tế:
b. Trong lĩnh vực văn hoá:


c Trong lĩnh vực xã hội:


d. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
e. Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh:
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền
vững của đất nước:
a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển
kinh tế:
* Quyền tự do kinh doanh của công dân:
Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là, mọi công dân khi có
đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành
họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
Công dân có quyền tự mình quyết định kinh doanh mặt
hàng nào, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo
hình thức nào ( thành lập công ty hay chỉ đăng kí kinh
doanh với danh nghĩa cá nhân).
* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh
doanh:
Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh
doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ môi trường.
Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội v.v…
* Trong các nghĩa vụ trên thì nghĩa vụ nộp thuế là rất quan
trọng, cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh. ( Thuế là
khoản thu bắt buộc mà mọi công dân, tổ chức phaỉ nộp vào
ngân sách để phát triển đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực)
b. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa
(đọc thêm )



c. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh
vực xã hội
- Giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo: Nhà nước
khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm
mới cho người lao động. Sử dụng các biện pháp kinh tế tài chính để thực hiện xoá đói , giảm nghèo, mở rộng các
hình thức trợ giúp người nghèo để sản xuất-kinh doanh.
- Dân số: Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương kiềm chế
sự gia tăng dân số, thông qua Luật hôn nhân và gia đình,
Pháp lệnh dân số.
- Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Luật bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ nhân dân quy định trách nhiệm của Nhà nước
phải áp dụng các biện pháp hữư hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển
giông nòi.
VD: Bảo hiểm y tế cho nhân dân, trẻ em dưới 6 tuổi khám
chữa bệnh miễn phí, tiêm chủng...
- Trong vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy
định về đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỉ
cương xã hội ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là
nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch
HIV/AIDS, xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh…
d) Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm
vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Các văn bản PL trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Luật
bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ phát triển rừng, Luật thuỷ
sản, luật dầu khí, luật khoáng sản…
- Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm: Bảo tồn

và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi


trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo
vệ môi trường đô thị, khu dân cư; bảo vệ môi trường biển,
nước sông và các nguồn nước khác; quản lí chất thải;
phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm
và phục hồi môi trường.
- Pháp luật xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của các
tổ chức và mọi công dân trong bảo vệ và phát triển rừng,
đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng.
- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi:
+ Phá hoại khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
+ Đánh bắt nguồn tài nguyên sinh vật bằng công cụ huỷ
diệt.
+ Khai thác kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật
hoang dã, quí hiếm.
+ Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy
hại khác không đúng nơi qui định…
e) Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an
ninh
- Bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia được hiểu là
tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc
tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối
ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước.
- Các văn bản PL nhà nước ban hành trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia,
Luật Nghĩa vụ quân sự…

- Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh
quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan tổ chức và
công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc


phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi hành vi xâm phạm an
ninh quốc gia đều phải bị xử lí nghiêm minh, kịp thời.
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý
của công dân. Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự,
thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức
và đối với mọi công dân; tuyên truyền giáo dục bảo vệ an
ninh quốc gia.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Để bảo vệ môi trường, mỗi công dân phải có trách
nhiệm
A. xin phép chứng nhận về môi trường.
B. định hướng đánh giá hiện trạng môi trường.
C. phối hợp nhà nước để bảo vệ môi trường.
D. thực hiện các qui định của pháp luật về môi trường.
Câu 2: Pháp luật nước ta quy định, bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của
A. tổ chức kinh tế.
B. công dân từ đủ
18 tuổi trở lên.
C. các tổ chức chính trị.
D. mọi công dân.
Câu 3. Đối với các hành vi phá hoại, khai thác trái phép
rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì pháp luật nước

ta
A. ngăn cấm.
B. hạn chế.
C. giúp đỡ.
D.
khuyến khích.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản
xuất kinh doanh?


A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh
doanh.
B. Xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
C. Giải quyết việc làm cho người lao động.
D. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động.
Câu 5. Một thủ tục hành chính bắt buộc khi doanh nghiệp
tham gia vào quá trình kinh doanh cần phải có
A. vốn.
B. lĩnh vực kinh doanh.
C. kinh nghiệm kinh doanh.
D. giấy phép kinh doanh.
Câu 6. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
mọi công dân đều có quyền
A. kinh doanh tất cả các mặt hàng.
B. quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
C. kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
D. kinh doanh tùy theo sở thích của mình.
Câu 7. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của
A. mọi công dân Việt Nam.
B. Công dân nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.

C. Công dân nam từ 16 tuổi trở lên.
D. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
Câu 8. Xoá đói giảm nghèo và chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân là nội dung của pháp luật trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Xã hội.
B. Môi trường.
C. Kinh tế.
D. Quốc phòng.
Câu 9. Một đất nước phát triển bền vững là một đất nuớc
có sự phát triển liên tục về kinh tế, có sự ổn định và phát
triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ, cải
thiện và có
A. nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
B. vũ khí trang bị tinh nhuệ và hiện đại.


C. chính sách đối ngoại phù hợp.
D. sự giúp đỡ phong trào hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 10. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của thanh
niên Việt Nam theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 là
A. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
B. từ đủ 18 tuổi
đến hết 25 tuổi.
C. từ 17 tuổi đến 26 tuổi.
D. từ 16 tuổi đến
27 tuổi.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1. Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật được tự do lựa chọn loại hình kinh doanh phù
hợp là nội dung quyền bình đẳng trong

A. lĩnh vực an ninh- quốc phòng.
B. tuyển dụng lao động.
C. lĩnh vực kinh doanh.
D. tìm kiếm việc làm.
Câu 2. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí
kinh doanh?
A. 17 tuổi.
B. 18 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21
tuổi.
Câu 3. Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp
luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh bằng nhiều
giải pháp để
A. mở rộng thị trường kinh doanh.
B. tạo ra nhiều
việc làm mới.
C. xuất khẩu lao động.
D. đào tạo nghề
cho lao động.
Câu 4. Trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Luật
nào quy định Nhà nước phải áp dụng nhiều biện pháp hữu
hiệu để giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ cho người dân ?
A. Luật Bảo hiểm Y tế.


B. Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
C. Luật Bảo vệ trẻ em.
D. Luật chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Câu 5. Sự gia tăng dân số nhanh là một trong các nguyên

nhân làm cho đất nước phát triển
A. không bền vững.
B. không hiệu quả.
C. không liên tục.
D. không mạnh mẽ.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai về chính sách của nhà
nước trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Người vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm.
B. Trộm cướp sẽ bị xử lí.
C. Khuyến khích tập thể dục.
D. Khuyến khích buôn lậu.
Câu 7. Trong các hoạt động bảo vệ môi trường sau, hoạt
động bảo vệ môi trường nào được xác định là có tầm quan
trọng đặc biệt?
A. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
B. Bảo vệ môi trường khu dân cư.
C. Bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh.
D. Bảo vệ rừng.
Câu 8. Theo pháp luật về bảo vệ môi trường thì mọi tài
nguyên, khoáng sản đưa vào sử dụng phải
A. nộp thuế cho Nhà nước.
B. khai thác triệt để.
C. giao cho chủ đầu tư nước ngoài.
D. do nhân dân khai thác và sử dụng.
Câu 9. Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an
ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà lực lượng nòng
cốt là
A. bộ đội biên phòng.
B. quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. dân quân tự vệ.



D. công an nhân dân và bộ đội biên phòng.
Câu 10. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây
được thành lập và quản lý doanh nghiệp?
A. Công nhân quốc phòng, công an nhân dân.
B. Cán bộ, công chức nhà nước.
C. Công dân có đủ điều kiện theo quy định.
D. Người thành niên bị hạn chế năng lực dân sự.
III. VẬN DỤNG
Câu 1. Cơ sở sản xuất kinh doanh H được cấp phép kinh
doanh thủ công mĩ nghệ, nhưng bị thua lỗ nên chuyển sang
kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Vậy cơ sở kinh
doanh H đã vi phạm nghĩa vụ gì ?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký.
B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
D. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Câu 2. Công ty A ở vùng núi và công ty B ở vùng đồng
bằng cùng sản xuất bánh kẹo, công ty A phải đóng thuế thu
nhập Doanh nghiệp thấp hơn công ty B. Căn cứ vào yếu tố
nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được.
B. Địa bàn kinh
doanh.
C. Quan hệ quen biết.
D. Khả năng kinh
doanh.
Câu 3. Nhà nước thực hiện phun thuốc chống các ổ dịch sốt
xuất huyết là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc

A. phát triển đất nước.
B. phát huy quyền
của con người.
C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
D. vệ sinh môi
trường.


Câu 4. Nhà máy D sản xuất tinh bột Mì đã xả chất thải
chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà máy đã vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Sản xuất kinh
doanh.
C. Kinh doanh trái phép.
D.
Công
nghiệp.
Câu 5. Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, công ty F
đã xử lí những nơi bị ô nhiễm, bồi thường cho số hộ dân bị
ảnh hưởng, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải mới. Việc làm
đó thể hiện công ty đã
A. bảo vệ môi trường khu dân cư.
B. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
C. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
D. bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Câu 6. Hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước
ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền thống nhất
lãnh thổ Việt Nam là
A. tội phản bội tổ quốc.

B. tội bạo loạn.
C. tội khủng bố.
D. tội phá rối an ninh.
Câu 7. Đang học dở thì K bỏ học đại học về quê xin mở
cửa hàng kinh doanh ăn uống. Em đồng ý với ý kiến nào
dưới đây?
A. K chưa đủ điều kiện mở cửa hàng ăn uống.
B. K có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí.
C. K đủ điều kiện để mở cửa hàng.
D. K cần học xong đại học mới được kinh doanh.
Câu 8. Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy.
Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào
dưới đây?
A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.
B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.


C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Pháp luật về cưỡng chế.
Câu 9. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định
về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có
A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm.
B. bài trừ nạn hút thuốc lá.
C. cấm uống rượu.
D. hạn chế chơi game.
Câu 10. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học
đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ
đến hết bao nhiêu tuổi?
A. 25 tuổi.
B. 27 tuổi.

C. 28 tuổi.
D. 30 tuổi.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn
tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí
khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý
kiến nào dưới đây?
A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.
B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.
C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.
D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.
Câu 2. Công ty A có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc
làm của công ty này vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Luật hình sự.
B. Luật dân sự.
C. Luật hành chính.
D. Luật hình sự.
Câu 3. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở
cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí
kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng
pháp luật?


A. X mới học xong trung học phổ thông.
B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.
D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.
Câu 4. Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học
tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn
học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo

em lựa chon nào dưới đây là đúng?
A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện
nghĩa vụ học tập.
B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn
luyện sức khỏe.
C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn
luyện tính kỷ luật.
D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết
để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5. Ông S là chủ trang trại lợn tại tỉnh B đã trộn thêm
hoạt chất systeamine (kích thích tăng trưởng, tạo nạc)
cho vào thức ăn của lợn. Lựa chọn nào dưới đây là
đúng?
A. Không vi phạm pháp luật.
B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
C. Vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi .
D. Không vi phạm đạo đức trong kinh doanh.
Câu 6. Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công
nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con
một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối
dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem
đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử
lý nào dưới đây?


A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm
pháp luật.
B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.
C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.

D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.



×