Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Giao l?u văn hóa Việt Namnhật bản Trong hoạt động truyền thông vov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 199 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI MẠNH HÙNG

Giao l­u v¨n hãa ViÖt Nam-nhËt b¶n
Trong ho¹t ®éng truyÒn th«ng vov

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI MẠNH HÙNG

Giao l­u v¨n hãa ViÖt Nam-nhËt b¶n
Trong ho¹t ®éng truyÒn th«ng vov

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. TẠ NGỌC TẤN
2. PGS.TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định; những
phát hiện đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác
giả luận án.

Tác giả luận án

Bùi Mạnh Hùng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

1

LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAMNHẬT BẢN QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
VOV

2.1.
2.2.
2.3.

2.4.

Khái lược lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản
Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản
Khái quát về VOV
Hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản với sự tham
gia của VOV
Chương 3: THỰC TRẠNG GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VOV

7
27

44
44
50
55
68
80

3.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản qua hoạt động
80
chương trình phát thanh tiếng Nhật
3.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản qua hoạt động của
website tiếng Nhật VOV
93
3.3. Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản qua hoạt động của
Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nhật Bản
97
3.4. Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản qua động hợp tác

giữa VOV và NHK
100
3.5. Đánh giá chung và những vấn đề đang đặt ra
104
Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI
PHÁP THÚC ĐẨY GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAMNHẬT BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
VOV, TẦM NHÌN TỚI NĂM 2030

117
117

4.1. Dự báo xu hướng giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
4.2. Những định hướng cơ bản của hoạt động truyền thông VOV
trong giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Nản thời gian tới
129
4.3. Giải pháp
133


KẾT LUẬN

145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

148
149

157


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng Radio của người Mỹ

28

Bảng 3.1: Chương trình AM (phát trong và ngoài nước)

83

Bảng 3.2: Chương trình FM (phát trong nước)

84

Bảng 3.3: Thống kê tin liên quan tới văn hóa Nhật Bản phát tên Hệ
VOV1 (2016)

90

Bảng 3.4: Tin bài năm 2016 của Cơ quan thường trú VOV tại
Tokyo, Nhật Bản
Bảng 3.5: Bảng biểu chương trình tiếng Việt Đài NKH

99
102

Bảng 3.6: Thính giả Nhật Bản nghe các chuyên mục giới thiệu Văn

hoá Việt Nam

107

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đánh giá của thính giả Nhật Bản về
chất lượng các chuyên mục giới thiệu văn hoá Việt Nam

107


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GNKNDC : Giai nhân kỳ ngộ diễn ca
NCS

: Nghiên cứu sinh

VOV

: Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV1

: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp

VOV2

: Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo

VOV3


: Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí

VOV4

: Hệ Phát thanh dân tộc

VOV5

: Hệ Phát thanh đối ngoại Quốc gia

VOVTV

: Hệ Phát thanh có hình


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay,
giao lưu văn hóa có vai trò quan trọng đặc biệt trong thực hiện chính sách đối
ngoại của mỗi quốc gia.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 210/QĐ-TTg
phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030. Chiến lược này đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ
yếu để phát triển văn hóa đối ngoại nhằm khai thông quan hệ với các nước trong
khu vực, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đã được thiết lập đi vào chiều sâu,
tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh đất
nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định: "Kế
thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân
chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri
thức, đạo đức, thể lực, thẩm mỹ ngày càng cao" [17, tr.16]. Cùng với phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, giao lưu văn hóa phải là một trong
những hoạt động cơ bản, cốt lõi để quảng bá văn hóa dân tộc và tiếp thu các
giá trị văn hóa nhân loại. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa là tiền đề để Việt Nam
hội nhập sâu rộng, phát triển toàn diện đất nước trong bối cảnh mới.
Với nhận thức đó, Việt Nam mong muốn là bạn với tất cả các nước trên
thế giới. Đến nay chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia và vũng
lãnh thổ, trong đó, Nhật Bản là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt
Nam. Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là mối quan hệ truyền thống lâu đời, chưa
bao giờ tốt đẹp như hiện tại. Hai bên không chỉ phấn đầu đến năm 2020 đưa
kim ngạch lên 60 tỷ USD mà còn hết sức coi trọng phát triển tinh thần cho
nhân dân hai nước. Hai nước luôn coi trọng tiến hành các hoạt động giao lưu


2
văn hóa, tạo sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau hướng tới phát triển con người
toàn diện. Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản đã trở hành điển hình trong
hoạt động giao văn hóa nói chung của Việt Nam.
Truyền thông - trong đó báo chí, phát thanh, truyền hình… không
những là thành tố quan trọng của văn hóa, mà còn là phương tiện, con đường
đặc biệt của giao lưu văn hóa. Không chỉ dừng lại mức độ thông tin, mà nó
còn tổ chức, xúc tiến các hoạt động giao lưu văn hóa. Đài Tiếng nói Việt Nam
(Radio The voice of Viet Nam-VOV)-Cơ quan truyền thông đa phương tiện
hiện đại bậc nhất của Việt Nam, có chương trình phát thanh Tiếng Nhật sớm
nhất và duy nhất ở Việt Nam (thành lập 29/4/1963), trực tiếp là nơi giao lưu
văn hóa giữa nhân dân hai nước trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Nhiều người

Nhật Bản biết đến Việt Nam, yêu Việt Nam qua "Tiếng nói Việt Nam". Tuy
nhiên cho đến nay, vấn đề giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam-Nhật
Bản trong hoạt động truyền thông VOV vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu
như một hệ thống chuyên biệt nhìn dưới góc độ văn hóa học.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS), nhận thấy việc nghiên
cứu đề tài "Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền
thông VOV" là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả của giao lưu văn hóa giữa hai nước, khẳng định vai trò ngày
càng gia tăng của VOV trong việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa, luận
án đánh giá thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động
hoạt động truyền thông của VOV, từ đó dự báo xu hướng và khuyến nghị một
số giải pháp góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản vì mục
tiêu hòa bình, thịnh vượng của cả hai quốc gia.


3
2.2. Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ khái niệm giao lưu văn hóa, truyền thông và vai trò của
truyền thông trong giao lưu văn hóa.
- Tổng quan về giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản từ quá
khứ đến hiện tại.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản
thông qua hoạt động truyền thông của VOV trong những năm qua.
- Dự báo xu hướng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản và khuyến
nghị các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản
trong hoạt động truyền thông của VOV.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông của
VOV (nhấn mạnh tới phát thanh Tiếng Nhật, hoạt động của Cơ quan Thường
trú Đài VOV tại Tokyo, Nhật Bản).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Lịch sử quan hệ giao lưu giữa Việt Nam-Nhật Bản có từ
nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, luận án tập trung vào
nghiên cứu một số hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt
động của VOV 3 năm trở lại đây khi VOV trở thành một cơ quan truyền
thông đa phương tiện.
- Về phạm vi khảo sát: Trong những năm qua, VOV tích cực tham gia
thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước thông qua các hoạt động truyền
thông trên sóng phát thanh, gần đây là cả trên sóng truyền hình, website của
VOV cùng các hoạt động khác. Trong khuôn khổ của đề tài, luận án tập trung
khảo sát thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong chương trình
phát thanh tiếng Nhật, website tiếng Nhật của VOV, hoạt động của Cơ quan
thường trú VOV tại Nhật Bản và hoạt động hợp tác giữa VOV và NHK. Đây


4
là những hoạt động chủ yếu phản ánh được toàn diện quá trình giao lưu văn
hóa Việt Nam - Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV.
- Về nội dung khảo sát: Trong luận án này, NCS khảo sát, đánh giá
thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản thông qua các nội dung và
hình thức hoạt động cụ thể của VOV. Đó là các chuyên mục trong các chương
trình phát thanh, là các hoạt động văn hóa nghệ thuật giới thiệu về văn hóa,
con người của hai nước... Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản mang tính hai
chiều, một mặt là giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người Nhật Bản, hai là
giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến với người Việt Nam. Luận án cũng sẽ khảo

sát cả hai nội dung này.
Quá trình giao lưu văn hóa là quá trình giải quyết mối quan hệ giữa cái
"nội sinh" và cái "ngoại sinh" để tạo nên các sản phẩm, các giá trị văn hóa
mới. Mối quan hệ giữa hai nhân tố này phải thông qua kênh "trung gian" như
văn học, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, kiến trúc hội họa, phát thanh, truyền
hình và các phương tiện truyền thông mới như internet, mạng xã hội v.v…
4. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng lý thuyết giao lưu văn hóa.
Thuật ngữ giao lưu văn hóa do nhà nhân học Mỹ J. W. Powell, sử dụng
từ năm 1889 khi đề cập đến sự biến đổi của lối sống và lối suy nghĩ của người
di dân khi tiếp xúc với xã hội Mỹ. Tuy nhiên, phải đợi đến những năm 1930,
nhận thức về hiện tượng gặp gỡ giữa các nền văn hóa mới có hệ thống và có
định nghĩa về mặt khái niệm.
Năm 1936, Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội Mỹ lập ra một ủy ban
để tổ chức nghiên cứu các sự kiện giao lưu văn hóa, trong đó có Robert
Redfield, Ralph Linton và Medville Herskovits. Trong Bản ghi nhớ nghiên
cứu về giao lưu văn hóa [1936] có nêu ra định nghĩa: Giao lưu văn hóa là toàn
thể các hiện tượng do việc tiếp xúc liên tục và trực tiếp giữa các nhóm cá thể
có văn hóa khác nhau, dẫn đến những biến đổi trong các mô thức văn hóa ban
đầu của một hoặc của hai nhóm này.


5
Quá trình giao lưu văn hóa gồm có: các phương thức "chọn lọc" các
yếu tố vay mượn hoặc "phản ứng" lại sự vay mượn; các hình thức hội nhập
các yếu tố này vào mô thức văn hóa gốc; các cơ chế tâm lý tạo điều kiện dễ
dàng hay không cho việc hội nhập văn hóa; và cuối cùng là các hậu quả chủ
yếu của giao lưu văn hóa, bao gồm các phản ứng tiêu cực, đôi lúc có thể xảy
ra với các phong trào "chống lại giao lưu văn hóa ".
Tóm lại, giao lưu văn hóa là một hiện tượng động, một quá trình đang

xảy ra hoặc đang thực hiện. Trong các biến đổi văn hóa của quá trình giao lưu
văn hóa, có thể rút ra quy luật chung là các yếu tố không mang tính biểu trưng
(kỹ thuật và vật chất) của một nền văn hóa biến chuyển dễ dàng hơn các yếu
tố biểu trưng (tôn giáo, ý thức hệ, v.v...).
Trong luận án này, việc sử dụng lý thuyết giao lưu văn hóa cho phép
nhìn nhận sự gặp gỡ, trao đổi giữa hai nền văn hóa Việt Nam-Nhật Bản như là
một biểu hiện của quy luật giao lưu văn hóa. Quan hệ giao lưu văn hóa này
được đặt trong mối quan hệ với tổng thể xã hội, dưới tác động của phương
tiện truyền thông (cụ thể ở đây là qua hoạt động của VOV). Đây là quá trình
giao lưu bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, bổ sung và làm phong phú cho nhau.
Quá trình giao lưu này là quá trình đối thoại, chia sẻ các giá trị văn hóa thông
qua kênh truyền dẫn quan trọng là Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Lý thuyết
giao lưu văn hóa được vận dụng vào để nghiên cứu giao lưu văn hóa Việt
Nam - Nhật Bản thông qua hoạt động truyền thông VOV là nghiên cứu sự
trao truyền, chia sẻ giá trị văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua bốn
hoạt động của Đài VOV là: (1) Chương trình phát thanh tiếng Nhật của VOV;
(2) Hoạt động của website tiếng Nhật của VOV; (3) Hoạt động của Cơ quan
thường trú tại Nhật Bản; (4) Hoạt động hợp tác giữa VOV và NHK. Từ đó,
luận án có thể đưa ra khuyến nghị cần thiết để đẩy mạnh giao lưu văn hóa
Việt - Nhật trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa thông qua các


6
phương tiện truyền thông đại chúng, nhận diện rõ ưu thế và vai trò của các
phương tiện truyền thông trong thúc đẩy giao lưu văn hóa thời kỳ toàn cầu
hóa và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác động, vai trò của VOV đối với hoạt
động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, luận án đề xuất một số định

hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình truyền thông
của VOV và của Đài Việt ngữ-NHK Nhật Bản trong quan hệ giao lưu văn hóa
Nhật-Việt và Việt-Nhật. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tăng cường
quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và góp phần mở rộng hội
nhập quốc tế của Việt Nam.
- Luận án có thể làm dùng làm tài liệu tham khảo cho những học viên,
sinh viên… chuyên ngành văn hóa học, xã hội học, truyền thông, cán bộ, biên
tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên của ngành phát thanh và truyền hình
Việt Nam và Nhật Bản quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động giao lưu
văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, lịch sử VOV, vai trò của VOV trong hoạt động
tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án chia thành 4 chương, 14 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt NamNhật Bản
Ở cấp độ giao lưu văn hóa,có rất nhiều cuốn sách, đề tài luận án Tiến sĩ,
công trình nghiên cứu… bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài đề cập.
Ở Việt Nam với những tác phẩm của các tác giả Trần Quốc Vượng, Trần
Ngọc Thêm, Phạm Duy Đức, Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo, Phan Ngọc… đã
đưa ra nhiều định nghĩa giao lưu văn hóa từ các cách tiếp cận khác nhau.
Ở góc độ giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, có rất nhiều tác phẩm của

các tác giả như Phan Ngọc, Phan Hải Linh, Nguyễn Tiến Lực, Vũ Thị Phụng…
nghiên cứu, đề cập tới từng góc độ. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh chỉ
tổng hợp một số tác phẩm mới nhất của cả nhà nghiên cứu, chính trị gia Việt
Nam và Nhật Bản nghiên cứu sâu về giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Nhà nghiên cứu Vĩnh Sính với tác phẩm Việt Nam và Nhật Bản giao
lưu văn hóa (in lần đầu năm 2001) là cuốn sách đã tổng kết khá đầy đủ về mối
quan hệ hai nước.
Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa được chia làm ba phần: phần 1
gồm những tiểu luận về giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản; phần 2 gồm hai
công trình dịch thuật và khảo cứu của Vĩnh Sính: 1) An Nam cung dịch kỷ
sự của di thần nhà Minh Chu Thuấn Thủy, đến Đại Việt (cụ thể là Đàng Trong)
vào thế kỷ XVII và 2) Lối lên miền Oku của thi hào Nhật Bản Matsuo Basho
(Tùng Vĩ Ba Tiêu; 1644-1694) - người có công định hình thơ haiku; phần 3 là
Phụ lục nguyên bản chữ Hán tập An Nam cung dịch kỷ sự, Di cảo của Bùi
Mộng Hùng đọc bản dịch Lối lên miền Oku của Vĩnh Sính và hình ảnh.


8
Ở một số nội dung tiểu luận, tác giả nêu bật lên những điểm tương
đồng và dị biệt trong cách nhìn, cũng như trong mối quan hệ giữa Việt Nam
và Nhật Bản đối với Trung Quốc. Trong trật tự thế giới Đông Á truyền thống
Trung Quốc là trung tâm, là Thiên triều, coi các nước nằm trên ngoại vi của
mình là "man di''. Đối với Trung Quốc, văn hóa Trung Hoa - với trọng điểm
là Nho giáo và chữ Hán - là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường trình độ văn
minh của các nước lân bang. Nhìn chung, cái nhìn của Trung Quốc đối với
Việt Nam và Nhật Bản về cơ bản không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, thái
độ của Việt Nam và Nhật Bản đối với Trung Quốc có những khác biệt lớn: 1)
Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc: Đề kháng xâm lăng quân sự và
chấp nhận khuôn mẫu văn hóa. Nằm sát với Trung Quốc, lịch sử dựng nước
và giữ nước qua nhiều đời tóm gọn trong hai phương án: Triệt để chống trả

mọi xâm lăng quân sự, nhưng đồng thời chấp nhận và tiếp thu các khuôn mẫu
văn hóa của Trung Quốc. Chấp nhận "bất tốn Trung Quốc, bất dị Trung
Quốc" (không thua Trung Quốc, không khác Trung Quốc) chứ không chịu bị
Trung Quốc cai trị. Việt Nam chấp nhận và đứng trong khuôn khổ của văn
hóa Trung Hoa. 2) Nhật Bản ở ngoài trật tự thế giới Trung Hoa với thái độ
kính nể hoặc phủ nhận văn hóa Trung Hoa. Tiếp thu văn hóa là một lẽ nhưng
ý thức dân tộc của người Nhật giúp họ có hướng đi riêng, Nhật Bản không
chịu áp lực quân sự của Trung Quốc nên cũng không bị ràng buộc bởi thể chế
triều cống với Trung Quốc.
Trong hành trình dân tộc đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh là hai sĩ phu đi hàng đầu vận động giành độc lập trong 25 năm đầu thế
kỷ. Hai nhân vật kiệt hiệt của Việt Nam tưởng rất gần mà lại rất xa. Bên cạnh
việc nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh, tác giả Vĩnh Sính
cũng nêu ra những khác biệt quan trọng trong quan niệm độc lập quốc gia ở
Việt Nam và Nhật Bản qua hai trường hợp Phan Bội Châu và Fukuzawa
Yukichi: "cả hai người đã đi tiên phong trong việc thức tỉnh dân chúng về vấn


9
đề độc lập quốc gia trước hiểm hoạ Tây xâm, và mỗi người đã để lại một dấu
ấn sâu đậm trong lịch sử cận đại của đất nước mình".
Ngoài ra, ở phần 1, tác giả cũng đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc
tìm hiểu và đánh giá Nguyễn Trường Tộ (tư tưởng, học ở đâu? thế đứng của
Nguyễn Trường Tộ, vai trò của Tân thư đối với việc mở rộng kiến thức của
NTT, NTT có gặp Y Đằng Bác Văn (Ito Hirobumi)?...); Nguồn gốc và ý
nghĩa tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (GNKNDC) của Phan Châu Trinh
(GNKNDC là tác phẩm diễn ca (dịch thơ) từ bản dịch Hán văn Giai nhân kỳ
ngộ của Lương Khải Siêu, bản gốc Giai nhân kỳ ngộ do tác giả Nhật Bản
Tokai Sanshi trước tác, việc Lương Khải Siêu cắt bỏ và sửa chữa khi dịch ra
Hán văn, việc Phan Châu Trinh lựa chọn dừng dịch ở đầu quyển 9/16, Phan

Châu Trinh dịch GNKNDC giai đoạn nào?…); Mối quan hệ giữa Phan Bội
Châu và Asaba Sakirato - một ân nhân người Nhật của cụ Phan; Đóng góp
vào việc tìm hiểu thêm về Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện; Tư liệu về
việc sang Nhật của Lê Quốc Vọng (Lê Thiết Hùng) những năm 1931-1933;
Văn hóa và con người Việt Nam dưới cặp mắt của Shiba Ryotaro (19231996); Vài ý kiến về vấn đề cận đại hóa ở Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật
Bản qua quá trình Minh Trị duy tân; về nền mậu dịch Nhật-Việt với những
luân lý kinh doanh, vấn đề giáo dục… vẫn còn rất thời sự.
Qua phần 1 cuốn sách, tác giả đã kỳ công vẽ lại bức tranh với bối cảnh
chính là những tương quan thú vị và có ý nghĩa giữa hai nước Việt Nam và
Nhật Bản trước thời cận đại; mối quan hệ cổ truyền của Việt Nam và Nhật
Bản với Trung Quốc trong trật tự thế giới Đông Á cũ và sự đảo lộn giữa thế
kỷ XIX khi làn sóng Tây xâm đánh vào bờ các nước ven Thái Bình Dương.
Trong các tài liệu viết về Việt Nam thế kỷ XVII, ngoài khối lượng lớn
tài liệu phương Tây mà nổi bật là hai tác giả C. Borri (Xứ Đàng Trong năm
1621) và A. de Rhodes (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài) thì không thể
không nhắc đến 2 tập tài liệu do người Trung Quốc ghi chép: Hải ngoại kỷ


10
sự (Thích Đại Sán) và An Nam cung dịch kỷ sự (Chu Thuấn Thủy). An Nam
cung dịch kỷ sự có thể nói là một sử liệu độc đáo cung cấp cho chúng ta nhiều
thông tin bổ ích về tình hình ở đất Thuận-Quảng nói riêng cũng như Đàng
Trong nói chung vào thế kỷ XVII.
Qua bản dịch và phần chú thích công phu An Nam cung dịch kỷ sự của
dịch giả Vĩnh Sính, một lần nữa những điểm tương đồng và dị biệt trong cách
nhìn, cũng như trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với (Nho
học) Trung Quốc được khắc họa. Từ đó thấy được đặc trưng văn hóa của mỗi
nước trong quá trình giao lưu.
Với tác phẩm "大使が見た世界一親日な国・ベトナムの素顔" tạm
dịch là: "Vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam-đất nước thân thiết với Nhật Bản qua

con mắt Đại sứ" xuất bản năm 2015 tại Nhật Bản của Nguyên Đại sứ Nhật
Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba đã toát lên một cách khái quát Việt Nam,
mối quan hệ đặc biệt thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản qua cảm nhận của
ông trong suốt thời gian làm việc tại Việt Nam. Cuốn sách bao gồm 6 chương
và 1 chương kết luận giới thiệu cặn kẽ văn hóa, đặc điểm của những khu vực
Bắc bộ, Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Nam bộ… với những đánh giá về thẩm
mỹ văn hóa, sự hấp dẫn của ngôn ngữ… thể hiện sự hiểu biết sâu sắc văn hóa
Việt Nam dưới lăng kính của một người nước ngoài. Đặc biệt mối quan hệ đối
tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam-Nhật Bản được ông đánh giá là kiểu
mẫu của các mối quan hệ trong cộng động quốc tế.
Đương kim Chủ tịch Đảng cộng sản Nhật Bản-Ông Kazuo Shii cũng đã
dày công thu thập tư liệu để viết lên cuốn sách "ベトナム 友好と連携の旅"
tạm dịch là: "Việt Nam-chuyến công du của tình hữu nghị và hợp tác" xuất
bản năm 2007 tại Nhật Bản đã tổng hợp, đánh giá mối quan hệ giữa Đảng
Cộng sản Nhật Bản và Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, đặc
biệt nhất là từ khi ông Shii là Chủ tịch của Đảng này. Dựa trên việc đánh giá
mối quan hệ thân thiết giữa hai Đảng, tác giả đã đưa ra những luận điểm cho


11
rằng quan hệ nào thì quan hệ nhưng cũng xuất phát từ lợi ích của nhân dân.
Quan hệ hai đảng bền vững sẽ đóng góp việc tăng cường hiểu biết giữa nhân
dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển chung của mỗi nước.
Trong thời gian tới, đặc biệt 2017 sẽ có những công trình nghiên cứu sâu
hơn về giao lưu văn hóa giữa hai nước. Ví dụ như Tiến sĩ Ngô Hương Lan
(Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đang học sau tiến sĩ tại Nhật Bản,
thông qua việc nghiên cứu về Lễ hội Nhật Bản, đồng thời có sự so sánh với văn
hóa lễ hội Việt Nam, chắc chắn sẽ có những đóng góp vào việc bảo tồn và
quảng bá lễ hội Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới truyền thông và

truyền thông trong lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
Liên quan đến truyền thông mà cụ thể là truyền thông VOV, nghiên
cứu sinh xin thống kê một số cuốn sách mới được xuất bản năm 2016 bằng
tiếng Nhật có những góc nhìn mới về truyền thông trong hoàn cảnh mạng xã
hội đang lấn lướt truyền thông truyền thống và chính thống.
Trong cuốn Xã hội hóa tương lai (tiếng Nhật là miraikasuru Shyakai,
tiếng Anh là The industries of the future của Alec Ross, Nhà xuất bản KK.
HarperCollins Japan, 2016 đã đề cập tới "nguyên liệu" của thời đại thông tin
hóa đó là dữ liệu, còn nguyên liệu của thời đại canh tác nông nghiệp đó là đất
đai, nguyên liệu của công nghiệp hóa là sắt.
Điện báo, điện thoại, radio, truyền hình, máy tính là những sản phẩm
kỹ thuật của các loại hình truyền thông lần lượt được ra phát minh ra và
cho thấy những dữ liệu truyền thông đến giữa thế kỷ 20 tăng rất mạnh. Đến
năm 1996 khi kỹ thuật số đưa vào sử dụng, thì năng lực bảo quản dữ liệu
trở thành công cụ vượt trội so với loại hình báo giấy trước đó. Các dữ liệu
thông tin được số hóa, đặc biệt cho báo nói. Báo nói có ưu thế là các dữ
liệu trong quá khứ sẽ được cất giữ cẩn thận, đồng thời những dữ liệu hiện
tại và tương lai được sắp xếp theo trình tự, chủ đề…rõ ràng hơn, giúp việc
bảo quản tốt hơn.


12
Tác giả Norihiko Sasaki, trong cuốn sách "五年後、メディアは遂げ
るか?", tạm dịch: 5 năm sau, Truyền thông có đạt được mục tiêu của mình ?
xuất bản năm 2013, đã đưa ra 7 đại biến của truyền thông trong thế kỷ mới.
Trong đó đưa ra dự đoán báo giấy lại trở về vị trí được quan tâm nhất, sau đó
tới truyền thông sử dụng kỹ thuật số (gồm cả radio). Nhưng điều quan trọng
để duy trì hoạt động truyền thông đó là nội dung truyền thông. Nội dung
truyền thông sẽ có sự tham gia của nhà báo, độc giả và doanh nghiệp. Theo
đó, xã hội sẽ không tách rời các cá nhân, và các cá nhân không thể tách rời xã

hội. Như vậy, truyền thông sẽ tham gia vào thúc đẩy xã hội, thúc đẩy phát
triển kinh tế.
Những công trình nghiên cứu riêng biệt về truyền thông rất nhiều. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyền thông (cụ thể là loại hình
báo nói) trong giao lưu văn hóa (cụ thể là giao lưu văn hóa Việt-Nhật) cũng
chưa có những bài viết, chuyên đề, sách… đề cập tới. Có thể nói đây là công
trình đầu tiên đề cập tới vai trò của báo nói đối với sự phát triển giao lưu văn
hóa Việt Nam-Nhật Bản. Điều này là một thử thách lớn đối với nghiên cứu
sinh. Song cũng là động lực để nghiên cứu sinh có tư duy độc lập, sáng tạo về
một vấn đề nghiên cứu mới.
Với lý do đó, tác giả luận án ngoài việc nghiên cứu tài liệu riêng biệt
liên quan tới truyền thông, giao lưu văn hóa, lịch sử quan hệ Việt-Nhật đã
nghiên cứu một số cuốn sách xuất bản năm 2011-2013 có tính gợi mở.
Ngay từ những thập niên 70 của thế kỷ XX, vai trò của văn hóa và
truyền thông đối với hoạt động ngoại giao đã được nhiều nước quan tâm
nghiên cứu. Giáo sư Joseph. Nye, nguyên Hiệu trưởng trường John F.
Kennedy thuộc Đại học Harvard - Mỹ, đã đưa ra thuật ngữ "sức mạnh mềm".
Theo ông, "sức mạnh mềm" bắt nguồn từ sự hấp dẫn về văn hóa, từ tư tưởng
chính trị đến chính sách ngoại giao đến mức lôi cuốn nước khác đi theo mình.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đi kèm với sự bùng nổ thông tin hiện nay, nhiều


13
nhà phân tích hàng đầu về quan hệ quốc tế cho rằng "sức mạnh mềm" đang tỏ
ra chiếm ưu thế hơn so với "sức mạnh cứng".
Một cách tiếp cận tương đối đầy đủ và hệ thống về lĩnh vực văn hóa
truyền thông trước hết được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của
các học giả nước ngoài, nhất là trong giai đoạn những thập kỷ cuối của thế kỷ
20. Trong số những tác giả đáng chú ý, trước hết nghiên cứu sinh muốn nhắc
đến Raymond Williams (1921-1988), là một nhà văn, nhà nghiên cứu phê

bình về chính trị, văn hóa và truyền thông đại chúng người xứ Wales.
Cáccông trình của ông đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên quan
đến các vấn đề văn hóa và chính trị.
Công trình nghiên cứu mang tên Văn hóa và xã hội, xuất bản lần đầu
tiên năm 1958 và sau đó được dịch và xuất bản tại các nước Italy, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Liên bang Ðức ngay lập tức làm cho tác
giả trở nên nổi tiếng. Tác giả trở thành một học giả có ảnh hưởng lớn trong
lĩnh vực nghiên cứu chính trị, văn hóa xã hội và truyền thông ở Tây Âu từ nửa
sau của thế kỷ 20. Năm 1974, Raymond Williams tiếp tục cho xuất bản cuốn
sách Truyền hình: Công nghệ và hình thức văn hóa, nghiên cứu chuyên sâu
về lĩnh vực truyền hình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò và ý nghĩa
của sự phát triển công nghệ cũng như ảnh hưởng của truyền hình đối với nền
tảng văn hóa của đời sống xã hội hiện đại.
Trong số những học giả có ảnh hưởng quan trọng đến giới nghiên cứu
văn hóa truyền thông là Clifford James Geertz (1926-2006), nhà nhân
học người Mỹ mà với những nghiên cứu thực địa ban đầu của ông
tại Indonesia, nơi ông đã xây dựng nên khái niệm Negara giúp giải thích toàn
bộ các hoạt động văn hóa và chính trị trong vùng Ðông Nam Á. Một trong
những công trình tiêu biểu của ông là cuốn The Interpretation of Cultures:
SelectedEssays (Tạm dịch là ‘Giải thích (học) về văn hóa - tuyển tập tiểu luận’
được xuất bản năm 1973. Với công trình này, ông được coi là người đã đóng


14
góp lớn trong việc chuyển đổi tư duy trong các ngành xã hội và nhân văn, từ lối
suy nghĩ tìm qui luật nhân quả sang tư duy xã hội học diễn giải (interpretative),
đặt sự vật và hiện tượng trong hệ qui chiếu bản địa của ý thức địa phương.
Nhìn xã hội qua văn hóa, và đặc biệt là những biểu tượng (symbol) phổ
biến và đặc trưng trong nền văn hóa đó, Clifford cũng được coi là cha đẻ cho
ngành nhân học biểu tượng và văn hóa học. Văn hóa được định nghĩa là "một

hệ thống các khái niệm nối tiếp được diễn đạt thông qua các hình thức biểu
tượng với các phương tiện mà người ta dùng để liên lạc, ghi nhớ và phát triển
kiến thức và thái độ đối với cuộc sống".
Một trong những học giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết
liên quan đến lĩnh vực văn hóa truyền thông là Robert Stam Giáo sư tại Ðại
học New York University. Ông là chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về văn
học Pháp, văn học so sánh và về các vấn đề liên quan lý thuyết và lịch sử
phim ảnh. Những công trình quan trọng của ông có liên quan đến văn hóa
truyền thông là các cuốn Subversive Pleasures: Bakhtin, CulturalCriticism,
and Film, (tạm dịch là ''Người làm lật đổ thú vị: Bakhtin, phê bình văn hóa và
phim ảnh''), xuất bản năm 1989; và Unthinking Eurocentrism: Multiculturalism
andthe Media, (tạm dịch: Phản thuyết châu Âu là Trung tâm: Ða văn hóa và
truyền thông) viết chung với Ella Shohat, xuất bản năm 1999. Trong các công
trình này Robert dành sự quan tâm đặc biệt tới những vận động văn hóa gắn
liền với các hình thức truyền thông đại chúng có ảnh hưởng rộng rãi đến đời
sống tinh thần của công chúng hiện đại. Trong mấy chục năm trở lại đây, sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến văn hóa
truyền thông ngày càng tăng lên. Có thể bắt gặp rất nhiều những công trình
nghiên cứu tập trung vào chủ đề văn hóa truyền thông trên rất nhiều khía cạnh
và những cấp độ khác nhau.
Năm 1995, Giáo sư người Mỹ Douglas Kellner cho xuất bản cuốn Văn
hóa truyền thông (Media culture), trong đó tác giả đề cập đến những nội dung


15
khác nhau liên quan đến các phương pháp tiếp cận mới về văn hóa, mối liên
hệ giữa văn hóa truyền thông và đời sống chính trị xã hội, những vấn đề về
chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn hóa, xã hội và truyền thông.
Trước đó, năm 1989, Giáo sư Vincent Porter công bố trên tạp chí Văn
hóa truyền thông và xã hội một bài viết nhan đề "Việc sắp đặt lại của truyền

hình: tính đa nguyên, tính hợp pháp và thị trường tự do ở Mỹ, Tây Ðức, Pháp
và Vương quốc Liên hiệp Anh" đã chỉ rõ những tác động mạnh mẽ của hệ
thống truyền thông (truyền hình) đối với toàn bộ đời sống văn hóa xã hội ở
Tây Âu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20 (27). Liên tiếp trong những thập kỷ
80 và 90 của thế kỷ 20, nhiều công trình nghiên cứu tập trung về những vấn
đề rất đa dạng của văn hóa truyền thông.
Tác giả Ikegami Akira trong cuốn sách 心をつなぐニュース (tạm dịch
là Thông tin kết nối trái tim) xuất bản tháng 6 năm 2011 tại Tokyo là cảm xúc
của tác giả khi những bài báo, phóng sự truyền hình, phát thanh… đưa tin về
thảm họa sóng thần kép tại Nhật Bản tháng ba năm 2011. Từ những hình ảnh
truyền thông đưa tin, toàn thế giới hướng về Nhật Bản, kinh ngạc vì sức mạnh
tâm hồn của người Nhật Bản. Sức mạnh của truyền thông là sức mạnh của sự
gắn kết, trao truyền giá trị văn hóa của Nhật Bản đến với thế giới.
Chúng ta có thể kể một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như:
R.Collins, Truyền thông, văn hóa và xã hội, London, Sage Publications, 1986;
Jostenim Gripsrud, Nghề làm báo và văn hóa đại chúng, London, Sage
Publications, 1992; và Hiểu biết về văn hóa truyền thông xuất bản năm
2002…là những tài liệu đáng tham khảo cho luận án.
So với hoạt động nghiên cứu ngoài nước, hoạt động nghiên cứu trong
nước liên quan đến đề tài phong phú hơn rất nhiều. Những tư liệu này chắc
chắn đây là những tiền đề để phát triển đề tài luận án một cách toàn diện dưới
nhiều góc độ khác nhau.
Gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước đều thừa nhận rằng, ngoại giao


16
văn hóa là sự tồn tại của các dòng thông tin và tư tưởng xuyên quốc gia, và do
đó đều gắn lĩnh vực này với truyền thông quốc tế. Tư duy đó đã mở ra hướng
nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn về vai trò của truyền thông trong ngoại
giao văn hóa. Vậy để có thể văn hóa trở thành sức mạnh mềm thì chúng ta sẽ

có câu trả lời là: khi nó được lan tỏa rộng rãi và có sức cuốn hút các chủ thể
khác tự nguyện làm theo. Phạm Thái Việt với cuốn sách Ngoại giao văn hóa cơ
sở và lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng, Nxb Chính trị- Hành chính, Hà
Nội, 2012, đã phân tích rõ vai trò của truyền thông và thông tin trong chuyển
hóa văn hóa thành sức mạnh. Tác giả đã nhận định rằng, truyền thông sẽ thúc
đẩy quá trình di truyền văn hóa (xét trong nội bộ cộng đồng truyền thống) và
mô phỏng văn hóa (xét trong quan hệ giữa các cộng đồng với nhau).
Từ một góc nhìn khác, Lê Thanh Bình với Giáo trình quan hệ công
chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011 khẳng định quan hệ công chúng (public relations, viết tắt là PR) là hoạt
động rộng lớn, chuyên nghiệp lâu dài, áp dụng tất cả các kỹ thuật quan hệ
công chúng thông qua lĩnh vực văn hóa, tác động đến công chúng nước ngoài,
nhằm xây dựng khẳng định vị thế, hình ảnh đất nước, văn hóa quốc gia, phản
bác biểu hiện sai lệch từ công chúng nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều bài viết
của Hà Minh Đức, Đỗ Quang Hào, Hồ Sĩ Vịnh…làm rõ hơn về vai trò của
truyền thông trong giao lưu văn hóa.
Cuốn Văn hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập do Hội Nhà báo
Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn và Nhà xuất bản
Thông tin Truyền thông phối hợp xuất bản năm 2013 dày 355 trang, nội dung
sách gồm 35 bài tham luận của các nhà báo, nhà khoa học và nhà quản lý báo
chí tại Hội thảo Khoa học Văn hoá truyền thông thời kỳ hội nhập do Hội Nhà
báo Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn tổ chức. Với
nhiều bài viết tiêu biểu như: Văn hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập
(Nguyễn Văn Kim); Văn hoá truyền thông và truyền thông có văn hoá (Hà


17
Minh Đức); Vài nét về sự định hình văn hoá truyền thông kỹ thuật số dưới góc
nhìn xã hội học (Tống Văn Chung); Thế nào là người làm báo có văn hoá?
(Nguyễn Công Đán); Văn hoá phỏng vấn (Trần Bá Dung); Phóng viên thời

hội nhập (Phạm Thị Mỵ); Văn hoá truyền thông trong môi trường Internet Vài điều qua kinh nghiệm của hoạt động VOV online (Nguyễn Thuý Hoa…).
Nhiều tham luận đã cho rằng: văn hoá và báo chí - truyền thông có mối
quan hệ khăng khít, biện chứng. Báo chí là bộ phận của văn hoá nhưng báo
chí cũng sáng tạo ra và phổ biến văn hoá, lưu truyền văn hoá…
Trong tham luận "Báo chí - truyền bá và sáng tạo văn hóa", Vũ Duy
Thông cho thấy khả năng truyền bá và sáng tạo văn hóa của báo chí. Tham
luận nhấn mạnh: Trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của bạn đọc, bên cạnh
nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu chính trị, báo chí đã trở thành một phương tiện
truyền bá văn hóa ngày càng quan trọng, không thể thiếu được và tự thân nó
đã trở thành một lĩnh vực văn hóa. Ngày nay, với sự ra đời của truyền hình,
internet, có thể nói, không có lĩnh vực nào của văn hóa, báo chí không thể
truyền tải, quảng bá được. Cùng với khả năng truyền tải và do tác động của
khả năng truyền tải, đến lượt mình, báo chí đã trở thành chủ thể sáng tạo
những giá trị mới của văn hóa và là một bộ phận của văn hóa. Chưa nói đến
tác dụng kích thích sáng tạo văn hóa của báo chí đối với các chủ thể khác, chỉ
tính đến vai trò sáng tạo văn hóa của báo chí cũng có thể thấy, báo chí đóng
vai trò là cơ quan đưa ra sáng kiến, tổ chức, hỗ trợ các hoạt động, các sân chơi
văn hóa. Báo chí đã trở thành trường học công cộng để nâng cao trình độ dân
trí, trình độ văn hóa của công chúng, đồng thời định hướng dư luận.
Trong tham luận "Một số vấn đề truyền thông đại chúng, văn hóa đại
chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số", Đặng Thị Thu
Hương khẳng định: Văn hóa truyền thông cần được xây dựng trên nền tảng
giá trị và tính liên tục lịch sử, khơi dậy các khả năng sáng tạo của công chúng
và phục vụ công chúng... Không thể đánh đồng văn hóa đại chúng với khuynh


18
hướng thương mại hóa, tầm thường hóa và dung tục hóa nền văn hóa. Do vậy,
truyền thông đại chúng phải đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ngành
công nghiệp văn hóa Việt Nam, nâng cao tính đề kháng cho nền văn hóa dân

tộc trước những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa văn hóa, đồng thời hạn
chế tác động tiêu cực của xu hướng thương mại hóa văn hóa và thương mại
hóa báo chí.
Trong bài « Báo chí - loại hình ý thức xã hội đặc thù » của Nguyễn
Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng đã phân tích rõ vai trò
của báo chí trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo tác giả, Báo chí là yếu tố
văn hóa ngoại sinh khi văn hóa Việt Nam cấu trúc lại chính mình trong giao
lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây. Theo đó báo chí phải là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế -xã hội, song song với sự vận hành của cuộc sống.
Nguyễn Ánh Hồng nhận định: Khi đi vào tác phẩm báo chí, biểu tượng văn
hoá lại phát sinh một đời sống riêng, bởi sản phẩm của hoạt động sáng tạo tác
phầm báo chí vừa tuân theo chuẩn mực của quy luật xã hội, vừa là dấu ấn cá
tính sáng tạo độc đáo tự do.
Nghiên cứu Một số vấn đề xung quanh khái niệm văn hóa truyền thông"
của Nguyễn Đức Hạnh in trong Kỷ yếu hội thảo: Văn hóa truyền thông trong
thời kỳ hội nhập do Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2012 đã đưa ra cách tiếp cận mới về văn hóa
truyền thông. Tác giả xem truyền thông như một hoạt động văn hóa đặc thù. Nó
vừa là kết quả của một quá trình văn hóa vừa có sự liên hệ tác động qua lại đối
với các hiện tượng văn hóa khác. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông lại tuân
theo những nguyên tắc riêng và mô hình riêng so với mọi lĩnh vực hoạt động
khác mặc dù bất cứ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng đề có quan hệ
với truyền thông (truyền thông là hoạt động phổ biến của xã hội loài người).
Tác giả dẫn ra phát hiện mới của các nhà nghiên cứu liên quan tới phân
tích năng lực truyền thông của con người, theo đó, các nhà nghiên cứu đã ưu


×