Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế, đặc biệt là trong nền
kinh tế hội nhập thì sự bảo hộ sẽ dần phải thay thế bởi sự cạnh tranh công bằng
giữa các doanh nghiệp không chỉ trong mà cả ngoài nước. Các doanh nghiệp
tồn tại trong môi trường kinh doanh hội nhập thì tất yếu sẽ bị chi phối bởi quy
luật cạnh tranh của nền kinh tế.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đất nước từ khi mở cửa đã chủ trương
đưa đất nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường quốc tế trong đó
giao lưu hội nhập kinh tế là một trong lĩnh vực hàng đầu cần hội nhập cụ thể
nước ta đã ra nhập:... tiến tới là ra nhập WTO khi đó các doanh nghiệp của
chúng ta sẽ phải ngụp lặn trong một môi trường rộng lớn đầy thách thức nhưng
cũng nhiều cơ hội mà chỉ bằng chính đôi chân của chính mình. Trong tình hình
đó các doanh nghiệp cần phải nắm được những cơ hội và thách thức của môi
trường kinh doanh trước khi đề ra chiến lược kinh doanh thâm nhập hoặc phát
triển thị trường của doanh nghiệp.
“Phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân - đong – đo - đếm” một
cách chính xác trước khi quyết định đề ra một chiến lược kinh doanh có lợi cho
doanh nghiệp. Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh
doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân
tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch
chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối
với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn
có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát
triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và
- 1 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp”
1
.
Để hiểu tầm quan trọng của mô hình SWOT trong quá trình hoạch định
chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại công ty
Internet Viettel với sự hướng dẫn của cô giáo và các anh chị trong phòng kinh
doanh của công ty Internet Viettel. Em đã chọn đề tài “ Phân tích SWOT
trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Internet Viettel ”.
Mục tiêu nghiên cứu
Áp dụng lý luận của mô hình phân SWOT vào phân tích SWOT
tại công ty Internet Viettel.
Mạnh dạn đề xuất một số ý kiến chủ quan của mình vào việc xây
dựng chiến lược kinh doanh của công ty cho tốt hơn và mong được sự
góp ý của quý thầy cô và các anh chị trong công ty Internet Viettel về
bài viết để Em có thể hoàn thiện hơn sự hiểu biết của mình
Phạm vi nghiên cứu.
Công ty Internet Viettel
Thời gian từ 2002 tới nay
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp phân tích mô hình
Phương pháp chuyên gia
Nội dung chuyên đề gồm:
Chương I: Những lý luận chung về mô hình SWOT .
Chương II: Phân tích SWOT tại công ty Internet Viettel
Chương II: Một số kiến nghị trong việc lập chiến lược kinh doanh
dịch vụ Internet của công ty Internet Viettel.
1
-QTDN/Chien-Luoc
- 2 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
Để có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này là nhờ có sự giúp đỡ của
các thầy cô và các anh chị tại công ty Internet Viettel. Qua bài viết này Em
cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị
Hồng Thuỷ và các anh chị tại công ty Internet Viettel.
Chương I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH SWOT.
I. PHÂN TÍCH SWOT.
- 3 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
1. Mô hình phân tích SWOT là gì ?.
Phân tích SWOT là một công cụ để xem xét, kiểm tra một tổ chức và môi
trường của nó. Đây được coi là một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình
lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. “ Nó cũng là một công cụ cực kỳ hữu
ích giúp chúng ta tìm hiểu hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng
như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa
vào đó chúng ta có thể xét duyệt lại chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng
đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất kỳ một
ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế việc vận
dụng phân tích SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến
lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm… đang
được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn ”
2
.
SWOT là tập hợp những từ viết tắt của những chữ cái tiếng Anh biểu thị
những điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), những cơ hội
(Opportunities), những thách thức (Threats). Những điểm mạnh và những điểm
yếu thuộc về môi trường bên trong của doanh nghiệp, những cơ hội và những
thách thức là những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.
( Mô hình SWOT có thể được biểu thị đơn giản như hình vẽ )
(Những điểm mạnh của DN)
(Những điểm yếu của
DN)
2
/
- 4 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
(Những cơ hội từ môi
trường).
(Những thách thức từ
môi trường ).
Mô hình SWOT
Những điểm mạnh của doanh nghiệp về tổ chức doanh nghiệp có thể là
các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các
đối thủ cạnh tranh ( năng lực chủ chốt của doanh nghiệp )
Một mặt mạnh của doanh nghiệp có thể là:
Doanh nghiệp có nhiều nhà quản trị tài năng
Doanh nghiệp có được công nghệ vượt trội
Doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng
Tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp dồi dào
Có hình ảnh tốt trong mắt công chúng
Có vị trí của các kênh phân phối thuân lợi hơn đối thủ cạnh
tranh
Có nhiều chuyên gia marketing có kinh nghiệm .
Vv…
Điểm yếu của doanh nghiệp thể hiện những thiếu xót hoặc nhược điểm
về kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố làm hạn chế năng lực cạnh tranh của
Doanh nghiệp.
Một điểm yếu của doanh nghiệp có thể là.
Mạng lưới phân phối kém hiệu quả
Thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm
- 5 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
Thiếu các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực marketing
Sản phẩm của doanh nghiệp thiếu tính cạnh tranh so với các đối
thủ
Sự thiếu nổi trội trong thương hiệu của Doanh nghiệp
Quan hệ lao động không tốt
Vv …
Những cơ hội và thách thức là những thuận lợi và khó khăn khách quan
mà môi trường bên ngoài doanh nghiệp mang lại.
Một cơ hội có thể là:
Vị trí địa lý thuận lợi
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao
Thuận lợi có được từ môi trường khoa học – công nghệ
(Internet, email, thương mại điện tử…)
Thuận lợi từ phía chính sách của chính phủ
Vv …
Một thách thức từ phía môi trường có thể:
Môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh hay các sản phẩm thay
thế
Thuế
Các chính sách của chính phủ
Khủng hoảng kinh tế.
Vv…
2. Quá trình phân tích SWOT.
3
Phân tích SWOT là việc xét môi trường của doanh nghiệp. Cả môi
trường bên trong và môi trường bên ngoài của Doanh nghiệp, phân tích môi
3
Đoạn này được tóm tắt từ: Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 1999, tr.49-69
- 6 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
trường bên ngoài để có thể tìm ra những cơ hội để Doanh nghiệp có thể khai
thác. Cũng từ việc tìm hiểu môi trường mà Doanh nghiệp biết được và đánh giá
được các nguy cơ tiềm ẩn để có phương án đối phó. Phân tích môi trường bên
trong của Doanh nghiệp để có thể xác định những điểm mạnh, và những hạn
chế của Doanh nghiệp. Ta nhận thấy rằng công việc phân tích này là hoàn toàn
mang tính chủ quan do vậy nếu không được tiên hành một cách khoa học và có
sự nghiên cứu rõ ràng thì rất dễ dẫn đến các kết quả sai lệch. “Kết quả của phân
tích SWOT phải đảm bảo tính cụ thể, chính xác, thực tế và mang tính khả thi vì
doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như:
hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược, chiến thuật và cơ chế kiểm tra chiến
lược cụ thể”
4
. Tuy vậy việc sử dụng các kết quả này phải hết sức cẩn thận, do
tính chất chủ quan của chúng.
( Mô hình các yếu tố cần phân tích )
4
Mai Thùy Trang, “Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh”, Nhà quản lý, số
19-20, tháng 01/02 – 2005,tr.97
- 7 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
- 8 -
2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế 2.2
2.3 2.4
Môi trường kinh tế quốc dân (mở ) .
(1) (2)
Môi trường cạnh tranh ngành.
(6) (7)
(8) (10) (9)
(3) (4) (5)
Doanh nghiệp
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế
Trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay thì rất nhiều những biến động
trên trường quốc tế có ảnh hưởng tới hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp
dù cho doanh nghiệp đó có kinh doanh trên thị trường quốc tế hay không. Do
đó, các doanh nghiệp cần phải phân tích môi trường quốc tế. Các yếu tố của
môi trường quốc tế cần phân tích là:
Các quy định pháp quy, luật pháp của các quốc gia, các thông lệ quốc tế.
Mỗi quốc gia có chủ quyền đều có lập trường kinh tế và luật lệ kinh
doanh riêng của mình. Do đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước
ngoài sẽ bị ảnh hưởng và ràng buộc, điều đó cũng có ảnh hưởng gián tiếp khí
các doanh nghiệp của các nước này tham gia kinh doanh với các đối tác khác
trên thế giới. “Mặt khác, với xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế, sự ra đời
của các hiệp định, các cam kết, các khối kinh tế … làm cho không gian kinh tế
sẽ bị chia sẻ không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn cả trên phạm vi quốc tế”
5
,
điều đó cũng có nghĩa các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong công việc kinh
doanh của mình vì lẽ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn.
Yếu tố kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu mở ra xu thế hợp tác phát triển sâu
rộng trên thị trường quốc tế, các yếu tố kinh tế thế giới như : khủng hoảng kinh
tế, nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới, các quan điểm kinh tế - chính trị giữa
5
Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB
Giáo dục, 1999, tr.51
- 9 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
các quốc gia…các yếu tố kinh tế thế giới có ảnh hưởng sâu rộng và có thể để lại
những kết quả khôn lường cho nền kinh tế các quốc gia , khu vực có liên quan.
Ví dụ như khủng hoảng kinh tế có thể làm tụt lùi sự phát triển của một quốc
gia, một khu vực, nó làm giảm thậm chí triệt tiêu nhu cầu đầu tư, theo đó khả
năng thu hút vốn là kém. Ngược lại khi nền kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế
cao, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư lớn, khả năng thu hút vốn đầu tư đặc
biệt ở những nền kinh tế đang phát triển là tương đối cao, thúc đẩy sự phát triển
của môi trường công nghệ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của môi trường chính trị thế giới.
Môi trường chính trị thế giới có thể hiểu như những rủi ro chính trị, chiến
tranh hay sự sụt đổ của một thể chế chính trị. Các vấn đề về chính trị, ngoại
giao có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa các quốc gia theo đó sẽ chi
phối đến hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một sự thay đổi trong đường lối, quan điểm chính trị của một quốc gia có
thể mở ra một thị trường mới hoặc cũng có thể làm mất đi một thị trường “ béo
bở ” dẫn chứng như sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN Đông Âu và Liên
Xô cuối thế kỷ trước đã làm mất đi thị trường các hàng công nghiệp nhẹ của
Việt Nam lúc bấy giờ.
Sự xung đột chính trị giữa các quốc gia cũng có thể tạo ra những bất lợi
hoặc cơ hội cho một số doanh nghiệp.
Môi trường khoa học – công nghệ.
Môi trường khoa học công nghệ hiện nay phát triển một cách nhanh
chóng có thể nói nó phát triển từng ngày từng giờ. Do đó, cần phải theo sát môi
trường này. Khoa học công nghệ có thể làm xuất hiện những sản phẩm mới
hoặc các sản phẩm thay thế cho những gì mà một doanh nghiệp đang cung cấp,
- 10 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
hoặc những thành tựu khoa học công nghệ có thể đóng vai trò là chất xúc tác
cho sự phát triển của doanh nghiệp. Theo sát sự phát triển của khoa học công
nghệ để có thể nắm bắt học hỏi và chuyển giao công nghệ hoặc có những giải
pháp thị trường hợp lý.
Môi trường văn hoá - xã hội
Văn hoá – xã hội của mỗi quốc gia là tổng thể những nét truyền thổng,
lịch sử lâu đời còn lại của quốc gia đó nó chi phối cả hành vi tiêu dùng và hành
vi kinh doanh tại quốc gia đó. Do vậy, cần phải nắm vững nét văn hoá – xã hội
của đối tác trong hoạt động kinh doanh.
2.2 Môi trường kinh tế quốc dân trong nước
Các nhân tố kinh tế.
“Các nhân tố kinh tế trong môi trường nền kinh tế quốc dân tương đối
rộng, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời
sống kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp cần chọn lọc các ảnh hưởng ( cả ở dạng
cơ hội và ở cả dạng đe doạ )”
(6)
.
Các nhân tố kinh tế cần được nghiên cứu, phân tích và dự báo gồm: trạng
thái phát triển của nền kinh tế ( giai đoạn của chu kỳ kinh tế ), tỷ lệ lạm phát, tỷ
giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, các chính achs kinh tế của nhà nước…
Các nhân tố chính trị và pháp luật.
Các nhân tố chính trị và pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác
của môi trường kinh doanh. Quan điểm, đường lối chính trị, hoạt động của các
cơ quan Nhà nước có thể tạo ra các cơ hội hoặc tạo ra các rào cản đối với hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, ví dụ chính sách mở cửa hội nhập của
6
Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB
Giáo dục, 1999, tr.53
- 11 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
Nhà nước tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp có được sự hợp tác làm ăn với
các đối tác nước ngoài. Nhưng cũng đặt các doanh nghiệp vào môi trường kinh
doanh đầy biến động, nhiều rủi ro với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Khi môi trường chính trị ổn định, luật pháp, các chính sách của Nhà nước
đồng bộ và hoàn thiện sẽ là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát
triển. Ngược lại nếu môi trường chính trị không ổn định hay các chính sách của
Nhà nước không hoàn thiện luôn thay đổi thì sẽ không thu hút được các nhà
doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư hay gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang tồn
tại.
Các nhân tố khoa học công nghệ.
“Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng một cách trực
tiếp và quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
và dịch vụ trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán của các sản phẩm đó. Do
đó, nó tác động đến thị trường, đến các nhà cung cấp, đến khách hàng, quy trình
sản xuất và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường”
7
.
Các ảnh hưởng của khoa học – công nghệ cho thấy các cơ hội và các mối
đe doạ cần phải được xem xét trong việc soạn thảo và thực thi chiến lược. Đối
với các nhà quản trị chiến lược trong những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
nhanh chóng của khoa học công nghệ thì việc nhận dạng và đánh giá các cơ hội
và đe doạ gắn với môi trường công nghệ phải là một nội dung cốt lõi của việc
kiểm soát môi trường bên ngoài.
Môi trường văn hoá - xã hội.
“ Các nhân tố về văn hoá - xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song
cũng rất sâu sắc đến môi trường kinh doanh. Sự xung đột về văn hoá, xã hội, lợi
7
Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB
Giáo dục, 1999, tr.54
- 12 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
ích trong quá trình mở cửa và hội nhập… đã đặt các yếu tố này ở vị trí quan
trọng trong các yếu tố chung của môi trường kinh doanh hiện nay ”
(8)
Trong thưc tế các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí,
tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị
trường. Nguyên tắc “cùng có lợi” đã buộc các đối tác trong quá trình kinh
doanh, trong hợp tác và liên doanh liên kết phải tính đến các yếu tố của môi
trường văn hoá. Sự khác biệt về quan điểm, về trình độ, về văn hoá, dân tộc …
có thể tạo ra các cản trở hoặc thuận lợi nhất định trong kinh doanh hợp tác.
2.3 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành.
( Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh ngành )
8
Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nxb
Giáo dục, 1999, tr. 55
- 13 -
Phan văn Hiện Quản lý kinh tế_ 44A
(Mô hình 5 lực lượng thị trường của M. Porter)
khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Mọi mục
tiêu của doanh nghiệp được đề ra và thực hiện chủ yếu hướng vào việc phục vụ
nhu cầu khách hàng: quy mô, cơ cấu, số lượng, thị hiếu, động cơ mua hàng,…
- 14 -