Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Ren ki nang viet phan mo bai trong van bieu cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.39 KB, 20 trang )

Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Phương pháp rèn kĩ năng viết phần mở bài trong văn
biểu cảm cho học sinh lớp 7
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh

Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 06/10/1987
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn – Giáo dục
công dân
Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên, Trường THCS Nam Hưng
Điện thoại: 0974075015
4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2011 - 2012.

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Lan Anh

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học môn Ngữ văn là không chỉ bồi dưỡng
cung cấp những kiến thức về xã hội, về tư tưởng tình cảm mà các em học sinh


cần phải có kĩ năng viết (nói) thành thạo. Tức là các em phải tạo lập được một
văn bản. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều em học sinh gặp không ít khó khăn,
thậm chí tốn rất nhiều thời gian khi viết phần mở bài trong một bài văn. Vì
vậy, trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đề ra một số phương pháp rèn kĩ năng
viết phần mở bài trong văn biểu cảm cho học sinh lớp 7. Với đề tài này tôi tập
trung hướng vào đối tượng học sinh trung bình, yếu. Để rèn kĩ năg này cho
học sinh, tôi thực hiện một số biện pháp như sau :
Thứ nhất : Cung cấp kiến thức lí thuyết về đoạn văn mở bài cho học sinh :
- Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài
- Các yêu cầu của phần mở bài
- Cấu tạo phần mở bài
- Cách viết phần mở bài
Thứ hai : Đưa ra hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết phần mở bài cho học
sinh:
- Cách thực hiện : thực hiện trong các tiết luyện tập, luyện nói, trả bài tập làm
văn bằng cách : giao bài tập về nhà, yêu cầu học sinh kiểm tra chéo và chữa
bài của nhau, chữa lỗi các phần bài viết của học sinh...
- Các dạng bài tập :
+ Bài tập nhận diện đoạn văn mở bài
+ Bài tập chữa lỗi đoạn văn mở bài
+ Bài tập luyện viết mở bài gián tiếp
Qua quá trình áp dụng sáng kiến, tôi thấy kết quả khá khả quan. Các em học
sinh không còn mất quá nhiều thời gian cho việc viết phần mở bài. Nhiều học
sinh trung bình yếu đã biết viết phần mở bài một cách dễ dàng. Thậm chí,
nhiều học sinh còn có cách mở bài hay, sáng tạo gây ấn tượng cho người đọc.

2


Phần 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - Lí do chọn đề tài
1.1 - Cơ sở lý luận
Chương trình ngữ văn THCS được cấu tạo 2 vòng tương ứng với hai
lớp đầu cấp ( lớp 6 và lớp 7) và 2 lớp cuối cấp (lớp 8 và lớp 9). Môn học gồm
3 phân môn: Văn học; Tiếng Việt và Tập làm văn. Cấu tạo của sách giáo khoa
theo từng bài. Nội dung kiến thức của 3 môn học có mối quan hệ chặt chẽ hỗ
trợ cho nhau.
Mục tiêu của chương trình là đi từ Văn bản đến Tiếng Việt và vận dụng
vào thực hành nói viết trong làm văn. Nghĩa là từ việc đọc hiểu văn bản đến
cảm nhận, đánh giá suy nghĩ về giá trị tư tưởng tình cảm và nghệ thuật đặc
sắc của các văn bản tương đối chuẩn mực, kết hợp cùng vốn từ vựng, cú pháp
trong Tiếng Việt sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để nói
(viết) thành thạo, biết xây dựng một số kiểu loại văn bản theo đúng phương
pháp và đặc trưng của kiểu loại văn bản đó, đáp ứng yêu cầu của môn học. So
với chương trình cũ, phân môn Tập làm văn (TLV) trong chương trình thay
sách được coi trọng hơn, số tiết học tăng nhiều lên. Nội dung kiến thức đầy đủ
hơn để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội. Trong chương trình
TLV Trung học cơ sở, học sinh được học tập rèn luyện kĩ năng làm văn với 6
kiểu loại văn bản. Đó là : văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm,
văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính - công vụ.
Chương trình TLV tập trung cung cấp cho học sinh những kiến thức kĩ năng
cơ bản của 6 kiểu loại văn bản trên và cách làm các kiểu văn bản ấy mà không
đi sâu vào các thể loại cụ thể. Như vậy so với trước đây hệ thống các kiểu loại
văn bản của chương trình được bổ sung khá đầy đủ toàn diện. Và mục tiêu
cuối cùng của môn học là không chỉ bồi dưỡng cung cấp những kiến thức về
xã hội, về tư tưởng tình cảm mà các em cần phải có kĩ năng viết (nói) thành
thạo. Hiểu như vậy để thấy rằng giúp học sinh học và biết làm tốt các kiểu

văn bản trong chương trình có ý nghĩa cơ bản đối với việc phát triển năng lực
biểu đạt của các em trong tương lai.
Tạo được một văn bản hoàn chỉnh, hấp dẫn là mục đích phấn đấu của
những người dạy văn và học văn. Mục đích này đặc biệt có ý nghĩa với lứa
tuổi học sinh bậc THCS. Qua văn bản người đọc có thể thấy được khả năng,
trình độ học vấn của người viết. Và cũng qua văn bản người viết có điều kiện
thể hiện những kỹ năng, những kiến thức trong quá trình học văn như kiến
thức về tiếng Việt, về tác phẩm văn học, về cách tạo lập văn bản ... Một văn
bản được đánh giá là hoàn chỉnh khi nó truyền tải trọn vẹn một vấn đề và
được coi là một văn bản hay khi nó có sức hấp dẫn người đọc. Để có được sức
hấp dẫn này thì phần mở bài có một vai trò rất quan trọng. Phần mở bài được
3


ví như lời chào đầu tiên trong một buổi gặp gỡ. Một phần mở bài hấp dẫn sẽ
chiếm được tình cảm của người đọc, sẽ tạo được bầu không khí tâm lý thuận
lợi cho việc tiếp xúc các phần sau.
1.2 - Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm bài văn của học sinh
THCS, một vấn đề dễ nhận thấy ở đối tượng học sinh trung bình - yếu là các
em rất chật vật, mất nhiều thời gian vào việc viết phần mở bài. Trong nhiều
tiết viết bài 90 phút, có những học sinh mất tới 30 phút nhưng vẫn chưa viết
xong phần mở bài. Qua quá tình chấm bài cũng nhận thấy phần mở bài của
đối tượng học sinh này chưa đạt yêu cầu : Hoặc còn thiếu ý, hoặc chưa nêu
được vấn đề ; dẫn dắt vấn đề một cách vòng vo, rườm rà, vu vơ không liên
quan đến vấn đề cần giải quyết mà đề bài yêu cầu. Chính vì vậy khi học phần
Tập làm văn, tôi đã phát phiếu thăm dò tình hình học sinh đối tượng trung
bình - yếu về vấn đề : Khi viết bài tập làm văn, em thấy viết phần nào khó
nhất ? Kết quả thu được như sau:
Phần

Mở bài
Thân bài
Kết bài
Lớp
7A
60%
30%
10%
7B

40%

55%

5%

Qua việc nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành (đặc biệt là
phần làm văn) tôi nhận thấy một số vấn đề như sau : trong chương trình sách
giáo khoa mới không có tiết cho học sinh nhận diện đoạn văn và dựng đoạn
theo chức năng, thời gian cho học sinh luyện tập viết đoạn văn không
nhiều.Vì vậy thời gian để học sinh rèn luyện đoạn văn và đoạn văn mở bài
còn quá ít so với vai trò của đoạn và so với khả năng của học sinh.
Xuất phát từ hoạt động dạy và học, từ tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo tôi nhận thấy rằng: Nếu việc
giáo dục của nhà trường, việc giảng dạy của thầy cô giáo đã tạo cho học sinh
có một lượng kiến thức rất có giá trị (một ngoại lực) thì việc phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh lại khơi dậy trong các em một nội lực có giá trị
không kém. Nếu phát huy khai thác được sự chủ động sáng tạo của học sinh
sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nội lực cộng hưởng với ngoại lực thì từ đó chất

lượng dạy và học sẽ được nâng cao. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh thì một vài bài tập trong sách giáo khoa rõ ràng là chưa đủ.
Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng nhận thấy văn biểu cảm là một
kiểu văn bản khá khó với học sinh lớp 7. Nhiều em còn lúng túng chưa biết
cách làm một bài văn biểu cảm. Đặc biệt là phần mở bài. Trong khi đó, văn
biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của
con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
4


Để người đọc ấn tượng và đồng cảm với những suy nghĩ tình cảm, biểu đạt
trong bài văn thì trước tiên phải tạo được sự hấp dẫn ngay trong phần mở bài.
Từ nhận thức ấy trong quá trình dạy phần Tập làm văn, tôi đã cố gắng
tìm hiểu làm như thế nào để giúp các em thoát khỏi tình trạng lúng túng khi
bắt đầu viết một bài tập làm văn biểu cảm. Nếu giải quyết được tình trạng này
thì các em sẽ vững vàng chủ động hơn khi bước vào những kỳ thi quan trọng
và cả khi học văn ở những năm tiếp theo của chương trình THPT. Qua quá
trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số dạng bài tập rèn luyện kỹ
năng viết đoạn mở bài (dành cho đối tượng trung bình - yếu).
2 - Phạm vi, đối tượng và mục đích của đề tài
Với học sinh lớp 7 nói chung văn bản biểu cảm là kiểu văn bản khó.
Còn với đối tượng học sinh diện trung bình - yếu thì việc viết văn biểu cảm
càng khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở đề tài này chúng tôi chỉ dừng ở phạm
vi : Rèn luyện kỹ năng viết đoạn theo chức năng mở bài trong bài văn biểu
cảm cho đối tượng học sinh trung bình - yếu lớp 7.
Mục đích của đề tài : Rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết nhanh và
tiến tới viết hay phần mở bài, tránh được một số lỗi thường gặp trong quá
trình viết đoạn mở bài.
3 - Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát (chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS).

- Tham khảo tài liệu, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá một số vấn đề lý
luận có liên quan.
- Phương pháp đàm thoại kết hợp với phân tích, chứng minh.
- Phương pháp nêu vấn đề (kích thích tư duy sáng tạo của học sinh).
- Phương pháp thảo luận nhóm .
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê số liệu, nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp viết đoạn văn ngắn

5


PHẦN B : NỘI DUNG
1 - Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh
1.1 - Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài
1.1.1 - Đoạn văn
+ Hình thức : Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết
hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Hay nói cách khác đoạn văn là
phần của văn bản nằm giữa 2 chỗ chấm xuống dòng.
+ Nội dung : Đoạn văn diễn đạt trọn vẹn một vấn đề.
1.1.2 - Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản
Đoạn văn mở bài có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài
chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người
đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trò
gây dựng tình cảm, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.
1.2 - Yêu cầu của phần mở bài
- Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết.
- Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài
viết và phải cân đối với phần kết bài.
- Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung

lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt.
=> Nói tóm lại phần mở bài phải tạo được âm hưởng chung, định
hướng chung cho cả bài viết.
Cụ thể, một mở bài hay và độc đáo cần phải đáp ứng được các yêu cầu
sau :
- Ngắn gọn : Mở bài không cần dài dòng mà chỉ cần đảm bảo nội
dung : dẫn dắt thường vài ba câu, giới thiệu đối tượng một vài câu và nêu tình
cảm của người viết với đối tượng biểu cảm một câu.
- Đầy đủ : mặc dù ngắn gọn nhưng mở bài phải giới thiệu được đối
tượng và nêu khái quát tình cảm của mình dành cho đối tượng biểu cảm. Đây
là hai nội dung cơ bản không thể thiếu trong phần mở bài của bài văn biểu
cảm.
- Độc đáo : Tức là mở bài phải gây được ấn tượng với người đọc,
người nghe. Đặc biệt đối với văn biểu cảm. Bởi có gây được thiện cảm thì
mới có thì mới có thể khiến người tiếp nhận văn bản rung động, đồng cảm với
những tình cảm trong bài viết.
- Tự nhiên : Phần dẫn dắt để đi đến giới thiệu đối tượng biểu cảm phải
giản dị, tự nhiên, tránh vụng về gượng ép tránh gây cho người đọc khó chịu
bởi sự giả tạo.
1.3 - Cấu tạo phần mở bài
- Phần mở bài thường có cấu tạo phần. Thông thường học sinh có thể
viết từ 3 -> 5 câu văn :

6


+ Phần dẫn dắt vấn đề có liên quan đến nội dung cần giải quyết. Tuỳ
theo đề bài và tuỳ theo khả năng của người viết mà có sự lựa chọn, dẫn dắt
cho phù hợp.
+ Phần nêu đối tượng biểu cảm : Giới thiệu đối tượng biểu cảm.

+ Phần khái quát tình cảm, cảm xúc của học sinh với đối tượng biểu
cảm được nêu trong bài : Đây là phần trọng tâm của mở bài. Nó nêu bật tư
tưởng tình cảm của người viết đối với đối tượng được nêu trong bài.
Có thể rút ra công thức viết đoạn mở bài như sau:
Câu 1
Dẫn dắt, giới thiệu đối
tượng biểu cảm

Câu 2
Nêu đối tượng biểu cảm

Câu 3,4,5…
Tình cảm, cảm xúc của
em về đối tượng biểu
cảm ấy

Tuy nhiên không phải bất cứ mở bài nào cũng bắt buộc phải đủ cả
phần như đã nêu. Nếu đủ thì ta sẽ có mở bài gián tiếp, còn nếu chỉ có 2 phần
sau thì có mở bài trực tiếp.
1. 4 - Cách viết phần mở bài
Một mở bài đạt yêu cầu là một mở bài đúng, trúng và hay. Một mở bài
được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở
bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó
kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào
dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp
1.4.1 - Mở bài trực tiếp
Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề, không câu nệ câu chữ, ý
tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất.
Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít
khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần

có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người
đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có
hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không ? Vì thế, chúng ta nên đầu
tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp.
Ví dụ : Khi viết bài văn biểu cảm với đề bài : Cảm nghĩ của em về bài
thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Có thể mở bài trực tiếp như sau : Hồ xuân Hương là một trong rất ít
phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến
ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn
là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh, mượn vật để nói
lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một
trong số đó.
7


1.4.2 - Mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến đối
tượng biểu cảm. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết
đến đối tượng chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp :
diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn
vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy.
Ví dụ : Với đề bài : “Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ
Chí Minh”, học sinh có thể mở bài bắt đầu bằng đề tài trăng :
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân. Và Hồ Chí
Minh – một nhà thơ – chiến sĩ cũng đã từng có nhiều bài thơ viết về trăng.
Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã
sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc :
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra
trong đề bài rồi mới tổng hợp, giới thiệu ra đối tượng biểu cảm.
Ví dụ : Với đề bài : Bốn mùa quê em !, học sinh có thể mở bài theo
cách quy nạp :
Mùa xuân xinh đẹp với muôn hoa rực rỡ. Mùa hạ trái cây thêm ngọt
lịm, thơm lừng. Mùa thu cúc vàng xao xuyến. Mùa đông thâm trầm mà lạnh
lẽo. Mỗi mùa quê em đều có nét quyến rũ riêng. Vì thế mà em thêm yêu, thêm
quý cả bốn mùa.
Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên : Nêu lên một ý giống như
ý trong đề rồi giới thiệu đối tượng biểu cảm. Ý được nêu ra có thể là một câu
tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến,
những sự kiện nổi tiếng.
Ví dụ : Với đề bài : Người thân yêu nhất của em !
Học sinh có thể viết phần mở bài như sau :
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
(Trần Quốc Minh)
8


Cứ mỗi lần đọc những dòng thơ trên, em lại nhớ đến hình ảnh thân
thương, dáng hình gầy gầy mà lam lũ của mẹ. Có lẽ, trong gia đình, mẹ là
người em yêu nhất.
Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương
pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài
rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang giới thiệu đối tượng biểu cảm. Học sinh nào

sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây
được ấn tượng đối với người đọc.
Ví dụ : Với đề bài : Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của
Bà Huyện Thanh Quan.
Học sinh có thể viết phần mở bài bằng phương pháp đối lập như sau :
Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc
xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những tác phẩm
như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong
tâm khảm. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một tác
phẩm như thế.
2 - Cung cấp hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở
bài trong bài văn biểu cảm
Như chúng ta đã trình bày ở trên, khi phải viết bài văn biểu cảm (đặc
biệt là bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học), học sinh lớp 7 (đối tượng trung
bình - yếu) cảm thấy rất lúng túng không biết làm thế nào để viết phần mở bài
cho đúng và hay. Chính vì vậy mà tôi đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra một số
dạng bài tập nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng viết phần mở bài trong bài văn
biểu cảm. Từ đó, học sinh có thể dễ dàng hơn khi viết một văn bản biểu cảm.
* Cách thực hiện:
Trên thực tế sách giáo khoa Ngữ văn mới không có tiết rèn luyện kĩ
năng xây dựng đoạn văn theo chức năng. Chính vì vậy trong các tiết học lý
thuyết tôi đã cố gắng xen lồng từng dạng bài tập dựng đoạn mở bài. Mặt khác
trong những tiết trả bài tôi cũng tranh thủ đưa thêm các bài tập chữa lỗi mà
học sinh hay mắc phải để các em rút kinh nghiệm : chữa lỗi dùng từ, đặt câu...
Từ đó hướng các em đến cách mở bài vừa đúng, vừa gây được ấn tượng với
người đọc.
Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng số lượng tác phẩm thơ, tác phẩm
truyện mà học sinh được học trong chương trình lớp 7 là khá nhiều (so với
các lớp trước) nên sau khi học xong một tác phẩm tôi cũng cố gắng hướng
dẫn học sinh rèn luyện cách giới thiệu về tác phẩm mình vừa học. Giới thiệu

về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác về nội dung ... để từ đó các em có điều kiện
rèn luyện thêm kỹ năng khi viết phần mở bài cho bài văn biểu cảm về tác
phẩm ấy.
Cùng với các việc làm trên, tôi còn giao bài tập về nhà cho tổ nhóm.
Sau đó sẽ thu chấm và rút kinh nghiệm với từng đối tượng học sinh. Với đối
tượng học sinh trung bình - yếu chúng tôi chú trọng hơn. Không đòi hỏi nhiều
về khả năng diễn đạt hay mà chú ý hơn đến cách viết đúng, mạch lạc, rõ ràng.
9


Cố gắng chấm và phát hiện những điểm sáng tạo của các em để có sự động
viên kịp thời và phù hợp.
Bên cạnh đó, tôi còn giao cho cho học sinh luyện tập viết phần mở bài
ở nhà. Sau đó chia nhóm, các em sẽ trao đổi bài viết cho nhau và nhận xét bài
viết của bạn và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
* Các dạng bài tập:
Dạng 1: Bài tập nhận diện đoạn văn mở bài:
Để giải quyết dạng bài tập này chúng tôi chuẩn bị phiếu học tập và phát
cho học sinh. Về phía học sinh, các em cần phải nắm chắc vai trò và cấu tạo
của đoạn văn mở bài. Khi nhận được phiếu học tập, các em có thể giải quyết
nhanh bài tập nhận diện đoạn văn mở bài.
Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và xác định đoạn văn nào có chức năng
mở bài ? Vì sao ?
Đoạn 1: Suốt bảy năm học qua, em đã được học rất nhiều thầy, cô
giáo. Nhưng có lẽ, người thầy mà em kính trọng và yêu quý nhất là thầy Sang
– thầy dạy Toán của em.
Đoạn 2: Có ai đó đã từng nói rằng : kỉ niệm như những phím đàn. Có
cung trầm, có cung bổng. Kỉ niệm cũng có vui có buồn. Có kỉ niệm ta muốn
quên đi nhưng cũng có những kỉ niệm ta nâng niu, trân trọng. Với tôi, những
điều đẹp đẽ nhất mà tôi không thể quên là kỉ niệm với một cô giáo dạy Văn.

Đó là cô giáo Phạm Thị Chiên. Có lẽ đó là những thanh âm trong trẻo nhất
vang lên trong tâm hồn một cô bé tuổi mười ba như tôi.
Đoạn 3 : Lúc đó, chúng em chỉ hiểu rất giản dị rằng: thầy cũng như
cha mẹ chúng em! Nếu cha mẹ là người vất vả một nắng hai sương để nuôi
nấng chúng em thì thầy là người cho chúng em kiến thức, biết cách làm
người. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi thầy cô là "những người
lái đò". Mỗi ngày qua đi, người lái đò chở bao khách cập sang bến bờ mong
đợi. Mỗi ngày qua đi, thầy cũng chèo lái con thuyền với bao cô cậu học trò
đến bến bờ tri thức. Không có người lái đò, khách không thể qua sông. Không
có thầy, chúng em không thể thành người. Nhưng mấy ai đi qua rồi còn ngoái
đầu nhìn lại. Để bụi phấn cứ vô tình nhuộm bạc lên tóc thầy cô ?
* Yêu cầu học sinh căn cứ vào cấu tạo của đoạn văn mở bài để thấy được :
- Đoạn 1 là cách mở bài trực tiếp:
Câu 1: Giới thiệu chung.
Câu 2: Giới thiệu đối tượng biểu cảm và nêu khái quát tình cảm của
học sinh.
- Đoạn 2 là phần mở bài theo cách gián tiếp :
Câu 1, 2, 3, 4 : dẫn dắt vấn đề
Câu 6 : giới thiệu đối tượng biểu cảm
Câu 5, 7 : khái quát cảm xúc, tình cảm
- Đoạn 3 : không phải là đoạn văn mở bài. Đây là một đoạn văn trong
phần thân bài nói về công lao của thầy cô đối với học sinh.
Dạng 2: Bài tập chữa lỗi để hoàn chỉnh đoạn mở bài.
Trong suốt 5 năm giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy, trong quá
trình viết phần mở bài học sinh hay mắc phải những lỗi sau :
10


- Mở bài quá ngắn, thiếu ý, chưa giới thiệu được đối tượng biểu cảm và
chưa nêu bật được tình cảm, cảm xúc của học sinh với đối tượng biểu cảm ấy.

- Mở bài dài dòng, thừa ý, lan man sang phần thân bài.
- Phần dẫn dắt và phần nêu đối tượng không liền mạch, ăn nhập với
nhau.
Căn cứ vào các lỗi cơ bản trên, tôi đưa ra một số bài tập để học sinh
nhận xét chỗ sai và tự sửa lại. Các bài tập này đều là các mở bài của các em
học sinh tôi sưu tâm lại từ năm học 2010 – 2011 đến nay.
Bài tập 1: Cho đề bài sau: Loài cây em yêu !
Với đề bài trên có một bạn học sinh đã viết phần mở bài như sau:
Trong vườn nhà ông em có rất nhiều loại cây, nào là na, mít, chuối, cam,
bưởi… Mỗi loại gần chục cây. Mùa nào thức nấy, khu vườn làm em say mê.
Và mỗi loại cây lại cho một loại quả khác nhau. Cây na tán không đẹp nhưng
lại cho quả thơm tuyệt vời. Mỗi sáng bà thường cầm rổ ra vườn chọn những
quả đã mở mắt đem về, quả nào quả nấy to bằng nắm tay người lớn. Cây
chuối cho những nải chuối chín vàng thơm lừng. Mỗi lần chuối chín, bà
thường bày mâm lễ chuối rất đẹp. Nhưng trong các loại cây đó, em thích nhất
là cây bưởi.
( Bài làm của em Nguyễn Thị Trọng)
Yêu cầu với bài tập 1: Căn cứ vào cấu tạo của đoạn mở bài em hãy
nhận xét cách mở bài nêu trên ?
=> Hướng dẫn để học sinh thấy được một bài văn biểu cảm của học
sinh lớp 7 không quá dài (khoảng 400 chữ) nhưng lại mở bài như vậy là
không cân đối. Phần dẫn dắt nêu ra đối tượng biểu cảm còn rườm rà, một số
chi tiết đưa vào không phục vụ cho việc dẫn dắt, giới thiệu đối tượng biểu
cảm.
Sau đó yêu cầu học sinh sửa lại mở bài trên cho đúng.
Trong vườn nhà ông em có rất nhiều loại cây, nào là na, mít, chuối,
cam, bưởi… Mỗi loại gần chục cây. Mùa nào thức nấy, khu vườn làm em say
mê. Cây na tán không đẹp nhưng lại cho quả thơm tuyệt vời. Cây chuối cho
những nải chuối chín vàng rộm, thơm lừng. Nhưng trong các loại cây đó, em
thích nhất là cây bưởi.

(Bài chữa của học sinh)
Bài tập 2: Cũng với đề bài ở bài tập 1 có bạn học sinh lại có cách viết
đoạn mở bài như sau:
Trong sân trường em có một cây phượng đã được hơn mười tuổi rồi.
Cây phượng cao tới lan can tầng hai, cành lá sum suê che mát một khoảng
sân rộng. Thân cây sù sì bằng một vòng ôm. Những chiếc rễ lớn gồ ghề trên
mặt đất. Mỗi sớm mai, trong tán lá xanh, lũ chim hát líu lo nghe rất vui tai.
(Bài làm của em Nguyễn Văn Thiệu)
-> Hướng dẫn để học sinh nhận ra mở bài trên chưa giới thiệu được
tình cảm, cảm xúc đối với cây phượng. Bên cạnh đó, có nhiều chỗ thừa, lan
man sang phần thân bài (nói về cành, lá, rễ, lũ chim).
Học sinh có thể sửa lại như sau :
11


Trong sân trường em có rất nhiều loài cây. Cây nào cũng đẹp, cũng
quý, cũng mang một tâm hồn, tính cách riêng. Nhưng em yêu nhất là cây
phượng.
(Bài chữa của học sinh)
Bài tập3 :
Với đề bài : “Người thân yêu nhất của em !” Có học sinh đã viết như
sau :
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Trong gia đình, người em yêu quý nhất là mẹ em.
( Bài làm của em Bùi Văn Thành)
Em hãy nhận xét cách mở bài của bạn học sinh trên.
=> Hướng dẫn học sinh thấy được mở bài của học sinh trên chưa có sự
liên kết, hòa hợp giữa câu ca dao trong phần dẫn dắt và phần giới thiệu đối
tượng biểu cảm.

Học sinh có thể sửa lại như sau :
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Mỗi khi nghe câu ca dao trên, trong tâm trí em lại hiện lên hình dáng
thân thương, tần tảo của mẹ. Trong gia đình, mẹ là người em yêu quý nhất.
(Bài chữa của học sinh)
Những lỗi ở bài tập là những lỗi rất hay gặp nhất là ở đối tượng học
sinh trung bình - yếu. Phần mở bài được coi như là lời chào đầu tiên trong
buổi gặp gỡ vậy mà ngay từ đầu đã không đạt yêu cầu. Những phần mở bài
như vậy không những không gây được ấn tượng cho người đọc mà còn có tác
động ngược trở lại. Đây quả là một lỗi nguy hiểm mà học sinh cần hết sức chú
ý để không mắc phải.
Như đã trình bày ở trên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ hướng
tới đối tượng học sinh trung bình - yếu. Chính bởi vậy chúng tôi rất chú trọng
đến hai dạng bài tập này. Qua việc rèn luyện hai dạng bài tập này học sinh
bước đầu có thể viết nhanh và viết đúng phần mở bài cho bài biểu cảm. Trên
cơ sở này chúng tôi mới tiếp tục đưa ra dạng bài tập để rèn cho học sinh từ
chỗ viết nhanh, đúng đến viết hay hơn phần mở bài.
Dạng : Bài tập rèn luyện viết đoạn mở bài gián tiếp.
Bài tập 1: Cho đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan !
Hãy viết đoạn mở bài cho đề bài trên theo hai cách trực tiếp và gián
tiếp.
-> Yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết về cầu tạo đoạn mở bài để viết
phần mở bài trực tiếp (giới thiệu đối tượng biểu cảm và cảm xúc của bản thân.
=> Có thể viết như sau:
Cách mở bài trực tiếp :
Bà huyện Thanh Quan là một nhà nữ sĩ tài danh. Thơ của bà hay nói
đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã,
12



hồn thơ đẹp, điêu luyện. “Qua đèo Ngang” là một trong những bài thơ như
thế.
(Bài làm của học sinh trung bình )
Cách mở bài gián tiếp :
Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học
trung đại, đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của
Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại
mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong
cách đó của bà được thể hiện rõ qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
(Bài làm của học sinh trung bình)
Bài tập2: Cho đề bài: Loài cây em yêu !
Hãy viết đoạn mở bài cho đề bài trên theo cách gián tiếp.
Khi viết mở bài theo cách gián tiếp, tôi hướng dẫn học sinh chọn 1 cách
viết cụ thể.
Mở bài gián tiếp theo kiểu diễn dịch :
Đất nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá. Loài nào cũng quý,
cũng yêu bởi mỗi cây lại có những lợi ích và vẻ đẹp riêng. Nhưng cây em
yêu nhất là cây xà cừ.
(Bài làm của học sinh yếu)
Mở bài gián tiếp theo kiểu quy nạp :
Trong sân trường em, có lẽ bác xà cừ là nhiều tuổi nhất. Thân bác sần
sùi. Những chiếc rễ nổi lên những hình thù khiếp sợ. Cánh tay bác
khẳng khiu. Nhưng không hiểu sao em lại yêu vô cùng vẻ già nua, hiền
từ ấy của bác xà cừ.
(Bài làm của học sinh yếu)
Mở bài theo kiểu tương liên :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
Vâng, hoa sen thật đẹp ! Đẹp từ cái vẻ hài hòa bông trắng lá xanh đến
phẩm chất bên trong. Có lẽ vì thế mà hoa sen được coi là quốc hoa của dân
tộc Việt Nam. Và hoa sen cũng là loài hoa em yêu nhất.
(Bài làm của học sinh trung bình)
- Mở bài theo kiểu đối lập :
Có tuổi thơ gắn liền với lũy tre đầu làng, với dòng sông thơ mộng. Có
tuổi thơ thả hồn bay bổng cùng cánh diều ước mơ. Nhưng với em, tuổi thơ
gắn liền với vùng trời đỏ rực của hoa phượng – hoa của học trò.
(Bài làm của học sinh trung bình)
Tôi cũng nhận thấy rằng dạng bài tập này là khó với đối tượng học sinh
trung bình - yếu. Nhưng với hy vọng là các em sẽ yêu thích môn văn hơn, sẽ
khám phá thêm ở môn văn những điều hay và từ đó sẽ có cách học văn phù
hợp hơn nên tôi cũng mạnh dạn đưa thêm dạng bài tập này. Qua các dạng bài
tập này học sinh không chỉ làm quen và biết thực hành hai kiểu mở bài trực
13


tiếp và gián tiếp mà còn nhận thấy sự khác nhau cơ bản của hai cách mở bài
ấy trong quá trình dẫn dắt giới thiệu đối tượng trong bài văn biểu cảm. Từ đây
các em sẽ có định hướng rõ hơn, đúng hơn và tự tin hơn khi bắt tay vào viết
một bài văn biểu cảm
III. Kết quả thực hiện
Sau một vài năm tiến hành áp dụng cách rèn luyện kỹ năng viết đoạn
mở bài (đặc biệt là cách mở bài gián tiếp) cho học sinh đối tượng trung bình yếu bằng những bài tập đã nêu tôi nhận thấy các em học sinh có một sự tiến
bộ đáng kể. Từ chỗ các em còn khó khăn lúng túng mất nhiều thời gian vào
việc viết đoạn mở bài thì nay các em đã viết nhanh hơn, đúng hơn. Đặc biệt
còn có một số phần mở bài hấp dẫn hơn khơi gợi được tình cảm của người

đọc như một số bài đã nêu.
Ví dụ: Trong tiết " Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật, con người ", tôi
đã yêu cầu học sinh chọn và viết đoạn mở bài và nói trước lớp cho một số đề
bài sau (thời gian từ 5 -> 7 phút).
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập
bến tương lai.
Đề 2 : Cảm nghĩ về tình bạn.
Đề 3 : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.
Đề 4 : Cảm nghĩ về một món quà mà em đã nhận được thời thơ ấu.
Khi giao bài tập này chúng tôi nhận thấy ở một số học sinh vốn trước
đây còn chưa nắm được cách mở bài sao cho đúng hay viết phần mở bài còn
khó khăn thì nay đã viết được đoạn mở bài tương đối hiệu quả.
Mở bài 1:
Từ khi cất tiếng khóc chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận
được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm
tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người
và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là
những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất.
Nhưng không, từ khi cắp sách đến trường, tôi mới nhận ra
mình còn có những người cha, người mẹ thứ hai đưa tôi cập
bến tri thức. Đó là thầy cô kính yêu của tôi.
( Lê HoàngHà Phương- học sinh trung bình yếu)
Mở bài 2:
Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tình cảm đẹp, nào là: tình
cha con, tình mẫu tử, tình thầy trò... Nhưng đối với tôi " tình bạn" là cao quý,
đẹp đẽ nhất.
(Nguyễn Thị Thu - học sinh trung bình)
Mở bài 3 :
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách

vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng
thân thiết đối với mỗi chúng ta.
14


(Nguyễn Văn Tuân - học sinh yếu)
Mở bài 4 :
Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không ? Còn
tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những
nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng
đặc biệt. Nó giống như một chiếc hòm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi.
Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi
có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một
trong những vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là : con búp bê bằng nhựa
mặc váy xanh. Không hiểu sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quê con búp bê
đó.
(Phan Đình Khoa – học sinh trung
bình)
Kết quả kiểm tra bài viết số 2 lớp 7.
Thời gian
Tỉ lệ
Khi chưa chú

Dưới

TB

Khá


Giỏi

30%

42%

26%

2%

15%

45%

34%

6%

TB

trọng
Khi đã chú
trọng

15


PHẦN C : KẾT LUẬN
Là những người trực tiếp giảng dạy nên kết quả học tập của học sinh là
vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm. Chúng tôi luôn cố gắng để tìm ra những

phương pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh với mong muốn
học sinh ngày càng yêu thích môn Ngữ văn. Để làm được điều này bên cạnh
sự nỗ lực của bản thân tôi rất mong nhận được các thông tin về đổi mới
phương pháp ở từng phân môn đặc biệt là những chuyên đề đổi mới ở từng
dạng bài, từng tiết học cụ thể. Nếu có điều kiện chúng tôi cũng mong muốn
được áp dụng và phổ biến cách làm này trong các khối lớp để có thể từng
bước nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Về phía sách giáo khoa chúng tôi cũng mong muốn có được sự chỉnh
sửa bổ sung những tiết học rèn luyện kỹ năng nhận diện và dựng đoạn để học
sinh có thời gian luyện tập tốt hơn. Cần tiếp tục điều chỉnh bổ sung chương
trình phù hợp với việc học hai buổi trên ngày để việc dạy và học đạt kết quả
tốt hơn.

Phần kết thúc
Niềm vui của mỗi giáo viên ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng
tính bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã
hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười
thiện cảm với môn văn từ phía học sinh. Để đạt được những điều vô cùng quí
giá đó mỗi giáo viên chúng tôi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác
giảng dạy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất.
Để có thể viết được bài văn hay ngoài khả năng cảm thụ học sinh phải
được rèn luyện kỹ năng trong đó kỹ năng viết đoạn mở bài đóng vai trò không
nhỏ. Viết một đoạn mở bài trực tiếp thì không khó lắm nhưng để viết được
một văn bản hấp dẫn, chiếm được cảm tình của người đọc thì đòi hỏi tư suy
sáng tạo và rèn luyện nhiều.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi đã vận dụng và có
kết quả khá khả quan. Để đạt được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học
theo chương trình sách giáo khoa mới có nhiều con đường và nhiều việc phải
làm. Những điều chúng tôi thực hiện trên đây chỉ là một việc nhỏ góp phần
nâng cao chất lượng làm bài tập làm văn cho học sinh lớp 7 đối tượng trung

bình - yếu. Rất mong được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
16


Nam Sách, ngày 05 tháng 11 năm 2013
MỤC LỤC
\A- ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................Trang 2
I. Tên đề tài ...............................................................................................Trang 2
II. Lý do chọn đề tài ..................................................................................Trang 2
1. Cơ sở lý luận. .................................................................................Trang 2
2. Cơ sở thực tế ..................................................................................Trang 3
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................Trang 3
I. Thực trạng của vấn đề ............................................................................Trang 3
1. Thuận lợi ........................................................................................Trang 3
2. Khó khăn ........................................................................................Trang 4
II. Yêu cầu của đề tài .................................................................................Trang 5
III. Những biện pháp thực hiện .................................................................Trang 6
1. Khái niệm văn bản thuyết minh .....................................................Trang 6
2. Lý do tại sao lại đưa văn thuyết minh vào Ngữ Văn 8 ..................Trang 6
3. Nội dung chương trình ...................................................................Trang 7
4. Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn thuyết minh ...............Trang 8
5. Phương pháp ................................................................................Trang 12
IV. Ví dụ minh hoạ ..................................................................................Trang 13
1. Bài “Phương pháp thuyết minh” ..................................................Trang 13
2. Bài “Thuyết minh về phương pháp (cách làm)” ..........................Trang 19
3. Bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ..........................Trang 26
4. Chương trình địa phương (phần tập làm văn) ..............................Trang 32
V. Khảo sát chất lượng ............................................................................Trang 45
VI. Bài học kinh nghiệm .........................................................................Trang 53

Người viết

Nguyễn Thị Lan Anh

Tài liệu tham khảo
17


1. SGK Ngữ văn tập 2 lớp 7, lớp 8, lớp 9- NXB Giáo dục 200, 2004
và 2005
2. SGV Ngữ văn tập 2 lớp 7, 8, 9- NXB Giáo dục 200

18


, 2004 và 2005
SGK Tập làm văn lớp 8, 9 - Bộ GD -ĐT - 1998
4. SGV Tập làm văn lớp 8, 9 - Bộ GD -ĐT - 1998
5. Thiết kế bài giảng ngữ văn 7, 8, 9 - Nguyễn Văn Đường 200 2004- 2005
6. Một số vấn đề thi pháp học hiện đại - Giáo sư Trần Đình Sử.
7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp Tập làm văn cấp THCS - Vũ
Bằng Tú.
8. Đổi mới phương pháp dạy học - Ngô Thúc Loan.
9. 0 đề ôn tập Văn - Tiếng Việt 9 - Nguyễn Quang Minh - Trần Thị
Thìn - NXB Giáo dục.
10. 150 bài rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn - NXB Giáo dục 1997.
11. Bồi dưỡng Ngữ văn 9 - Đỗ Kim Hảo + Đặng Quốc Khánh - NXB
GD

Mục lục

A- Đặt vấn đề

- Lý do chọn đề tài.

- Phạm vi, đối tượng và mục đích đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu.
B- Giải quyết vấn đề.

- Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh.

- Cung cấp các dạng bài tập rèn luyện

- Kết quả thực hiện.
C- Một số kiÕn nghÞ
D- KÕt luËn

19


Tµi liÖu tham kh¶o

20



×