Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật về kết hôn giả tạo ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

QUAN THỊ HỒNG TRÂM

PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIẢ TẠO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

QUAN THỊ HỒNG TRÂM

PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIẢ TẠO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN



Hà Nội – 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết
quả nghiên cứu đó.Luận văn này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Quan Thị Hồng Trâm

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT
HÔN GIẢ TẠO ................................................................................................. 5
1.1

Khái niệm, bản chất của kết hôn giả tạo .................................................. 5

1.1.1 Khái niệm kết hôn giả tạo ........................................................................ 5
1.1.2 Bản chất của kết hôn giả tạo ................................................................... 7
1.1.3 Phân biệt kết hôn giả tạo và giao dịch dân sự giả tạo ............................ 9

1.2 Động cơ của kết hôn giả tạo ...................................................................... 11
1.3 Hệ quả của kết hôn giả tạo ........................................................................ 12
1.3.1 Hệ quả về mặt xã hội .............................................................................. 12
1.3.2 Hệ quả về mặt pháp lý ............................................................................ 19
1.4 Sự cần thiết điều chỉnh của pháp luật đối với kết hôn giả tạo................... 21
1.5 Nội dung điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với kết hôn giả tạo qua
các giai đoạn .................................................................................................... 22
1.5.1 Quy định về kết hôn giả tạo theo pháp luật Việt Nam theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 ............................................................................. 22
1.5.2 Quy định liên quan đến kết hôn giả tạo theo pháp luật Việt Nam trước
thời điểm 1/1/2016 .......................................................................................... 24
1.5.3 Quy định liên quan đến kết hôn giả tạo theo pháp luật Việt Nam sau thời
điểm 1/1/2016 .................................................................................................. 27
1.6 Các yếu tố tác động đến kết hôn giả tạo .................................................... 33
1.6.1 Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 33

iv


1.6.2 Văn hóa truyền thống ............................................................................. 33
1.6.3 Cơ chế quản lý và pháp luật .................................................................. 34
1.6.4 Hội nhập quốc tế .................................................................................... 35
1.6.5 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ ................................... 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KẾT HÔN GIẢ
TẠO VÀ XỬ LÝ KẾT HÔN GIẢ TẠO......................................................... 39
2.1 Căn cứ xác định kết hôn giả tạo ................................................................ 39
2.1.1 Căn cứ vào mục đích của việc kết hôn ................................................... 39
2.1.2 Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ chồng ................. 40
2.2 Các trƣờng hợp kết hôn giả tạo cụ thể....................................................... 41

2.2.1 Lợi dụng kết hôn để xuất cảnh ............................................................... 41
2.2.2 Lợi dụng kết hôn để nhập cảnh .............................................................. 44
2.2.3 Lợi dụng kết hôn để cư trú ..................................................................... 47
2.2.4 Lợi dụng kết hôn để nhập quốc tịch Việt Nam ....................................... 52
2.2.5 Lợi dụng kết hôn để nhập quốc tịch nước ngoài.................................... 53
2.2.6 Lợi dụng kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước ...................... 56
2.2.7 Lợi dụng kết hôn để đạt được mục đích khác ........................................ 58
2.3 Thực trạng việc kết hôn giả tạo ................................................................. 59
2.3.1 Thực trạng kết hôn giả tạo trong nước .................................................. 59
2.3.2 Thực trạng kết hôn giả tạo có yếu tố nước ngoài .................................. 61
2.4 Thực tiễn xử lý việc kết hôn giả tạo theo pháp luật Việt Nam hiện nay ......
................................................................................................................ 62

v


2.4.1 Nguyên tắc xử lý kết hôn giả tạo ............................................................ 62
2.4.2 Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn giả tạo ......................................... 65
2.4.3 Mục đích, ý nghĩa của việc xử lý kết hôn giả tạo ................................... 67
2.4.4 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn giả tạo ....................................... 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 75
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIẢ TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 76
3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về kết hôn giả tạo .................. 76
3.2 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về kết hôn giả tạo ............................ 77
3.3 Một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về kết hôn giả tạo ........ 79
3.3.1 Phỏng vấn, thẩm tra, xác minh việc kết hôn giả tạo .............................. 79
3.3.2 Từ chối đăng ký kết hôn giả tạo ............................................................. 82
3.3.3 Quy định về việc bảo lãnh tài chính ....................................................... 83
3.3.4 Hoàn thiện điều kiện và trình tự đăng ký kết hôn .................................. 84

3.3.5 Về công tác cán bộ ................................................................................. 85
3.3.6 Hoàn thiện các biện pháp xử lý việc kết hôn giả tạo ............................. 86
3.3.7 Giải pháp trong thi hành và áp dụng pháp luật về kết hôn giả tạo ....... 87
3.3.8 Giải pháp về các chính sách kinh tế, xã hội .......................................... 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 94

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật Dân sự

LDS

Luật Tố tụng dân sự

LTTDS

Luật Hôn nhân và gia đình

LHN&GĐ

Luật Hộ tịch

LHT

Tƣ pháp - Hộ tịch

TP-HT


Ủy ban nhân dân

UBND

Tòa án nhân dân

TAND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Nhà xuất bản

NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ
trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nƣớc ngoài; hƣởng chế độ ƣu đãi
của Nhà nƣớc hoặc để đạt đƣợc mục đích khác mà không nhằm mục đích
xây dựng gia đình. Việc kết hôn giả tạo hiện đang nảy sinh khá phổ biến ở

Việt Nam gây ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hôn nhân và gia đình của
nƣớc ta cũng nhƣ của một số nƣớc ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó
phát hiện và nhận biết đƣợc việc kết hôn giả tạo, vì việc kết hôn này thƣờng
đƣợc sắp đặt, dàn dựng và toàn bộ hồ sơ thủ tục pháp lý là đầy đủ và hợp
pháp. Đặc biệt là việc kết hôn giả tạo đã trở thành một nghề để kinh doanh
trục lợi thông qua hoạt động môi giới.
Việc kết hôn giả tạo theo quy định của nhiều nƣớc là vi phạm pháp
luật, vi phạm các nguyên tắc về hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng một
gia đình bền vững, hạnh phúc. Kết hôn giả không chỉ dừng lại ở chỗ xác lập
quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý để đạt mục đích nào đó mà còn có những
vấn đề phức tạp xảy ra nên không thể lƣờng trƣớc đƣợc những hậu quả phát
sinh. Tiềm ẩn những nguy cơ nhƣ nạn buôn bán ngƣời xuyên quốc gia, xâm
phạm tình dục đối với phụ nữ, lợi dụng điểm yếu để đòi hỏi về vật chất hoặc
gây áp lực tinh thần, v.v…Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy
định về vấn đề kết hôn giả tạo tại Khoản 11 Điều 3 và điểm a Khoản 2 Điều
5. Tuy nhiên những quy định này chƣa giải quyết đƣợc các vấn đề phức tạp
xung quanh việc kết hôn giả tạo. Ngoài ra, trong giới khoa học pháp lý vẫn
còn ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Pháp luật về kết hôn giả tạo ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu
nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến kết hôn giả tạo và góp phần hoàn
thiện pháp luật về kết hôn giả tạo ở Việt Nam.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Làm rõ những vấn đề lý luận về kết hôn giả tạo và
thực tiễn xử lý tại Việt Nam cũng nhƣ một số quốc gia nhƣ Anh, Mỹ, Úc.
Phân tích những ảnh hƣởng tiêu cực, hệ lụy của kết hôn giả tạo. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về kết hôn giả tạo tại Việt

Nam.
Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát, luận văn có các mục tiêu cụ thể dƣới đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về kết hôn giả tạo: Khái niệm, bản chất,
động cơ, hệ quả của kết hôn giả tạo;
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về kết hôn giả tạo và xử lý kết
hôn giả tạo;
- Kiến nghị và đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về kết hôn giả tạo ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Kết hôn giả tạo
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về kết hôn giả tạo
đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành hiện đang có hiệu lực. Đồng thời có sự tìm hiểu
vấn đề kết hôn giả tạo theo pháp luật một số quốc gia nhƣ Anh, Mỹ, Úc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về
Nhà nƣớc và Pháp luật, về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó luận văn sử
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhƣ: So sánh pháp luật,
phân tích lịch sử, phân tích quy phạm, mô tả, tổng hợp, thống kê, hệ thống
hóa để giải quyết các vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
5. Kết cấu của luận văn

3


Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu thành ba chƣơng:
Chƣơng I: Những vấn đề lý luận của pháp luật về kết hôn giả tạo
Chƣơng II: Thực trạng pháp luật Việt Nam về kết hôn giả tạo và xử lý
kết hôn giả tạo

Chƣơng III: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
kết hôn giả tạo ở Việt Nam hiện nay.

4


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
KẾT HÔN GIẢ TẠO
1.1

Khái niệm, bản chất của kết hôn giả tạo

1.1.1 Khái niệm kết hôn giả tạo
Trƣớc hết cần khẳng định rằng, kết hôn giả tạo là một khái niệm pháp lý
đƣợc pháp luật quy định và điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014. Theo đó: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập
cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ
ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục
đích xây dựng gia đình”(Khoản 11 Điều 3). Đây là quy định mới của Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 có quy định cấm kết hôn giả tạo tại Khoản 2 Điều 4 về Bảo vệ chế độ
hôn nhân và gia đình nhƣng không giải thích từ ngữ thế nào là “kết hôn giả
tạo”, cũng không quy định việc kết hôn giả tạo nằm trong các trƣờng hợp
cấm kết hôn quy định tại Điều 10. Việc bỏ ngỏ quy định về kết hôn giả tạo
đã khiến các cơ quan nhà nƣớc lúng túng trong việc xác định thế nào là kết
hôn giả tạo, trƣờng hợp nào cấm và trƣờng hợp nào không cấm (điều này sẽ
đƣợc đề cập lại và giải thích rõ hơn trong chƣơng II của luận văn này). Đến
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy địnhkết hôn giả tạo, ly hôn
giả tạo vào các hành vi bị cấm tại Khoản 2 Điều 5, đồng thời giải thích khái
niệm kết hôn giả tạo tại khoản 11 Điều 3, tạo căn cứ pháp lý giải quyết các

hành vi kết hôn giả tạo phát sinh trong thực tiễn.
Còn pháp luật các nƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc phát triển quy định
nhƣ thế nào về khái niệm kết hôn giả tạo? Khi tìm hiểu vấn đề kết hôn giả tạo
tại vƣơng quốc Anh, nổi bật nhất phải kể đến công trình nghiên cứu của Bộ
Nội vụ về “Kết hôn giả tạo và quan hệ đối tác dân sự - thông tin cơ bản và
phƣơng án điều tra” (Sham marriages and Civil partnership– Background

5


information and investigation scheme) tháng 11 năm 2013. Nghiên cứu này
gồm 72 trang giới thiệu về hôn nhân giả tạo tại Anh và đƣa ra các phƣơng án
điều tra để chống lại kết hôn giả tạo. Trong đó quy định: “Hôn nhân giả tạo,
hay cuộc hôn nhân vì lợi ích, hay quan hệ đối tác dân sự giả tạo là thuật ngữ
dùng để chỉ về một cuộc hôn nhân hoặc quan hệ dân sự theo những hợp đồng,
thỏa thuận nhằm mục đích nhập cƣ hoặc những mục đích khác, đƣợc thực
hiện bởi những cặp đôi không phải trong mối quan hệ chính thức” [19].
Còn tại nƣớc Mỹ, Cơ quan Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và Cơ quanKiểm soát
Nhập cƣ và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã ban hành một tài liệu về kết hôn giả
tạo (marriage fraud brochure) trong đó ghi rõ các thông tin cơ bản về hôn
nhân giả tạo, dạng hôn nhân giả tạo, hình phạt và các hậu quả khác cũng nhƣ
cảnh báo ngƣời dân không kết hôn giả tạo. Tài liệu này đƣợc in dƣới dạng tờ
rơi và đƣợc phổ biến rộng rãi trên khắp nƣớc Mỹ, kèm theo số điện thoại liên
hệ để biết thêm thông tin hoặc để báo cáo khi phát hiện hành vi kết hôn giả
tạo. Trong đó quy định các dạng hôn nhân giả tạo gồm: Công dân Mỹ đƣợc
trả tiền, hoặc đƣợc yêu cầu kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài; Cuộc hôn nhân
đƣợc sắp đặt qua email khi công dân Mỹ hoặc ngƣời nƣớc ngoài biết nó là
một gian lận; Một ngƣời nƣớc ngoài lừa gạt một công dân Hoa Kỳ để công
dân đó tin rằng cuộc hôn nhân là hợp pháp [24].
Từ các khái niệm về hôn nhân giả tạo của Việt Nam, Anh và Mỹ đã trình

bày trên đây có thể nhận xét rằng: Khái niệm về kết hôn giả tạo trong Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 không những liệt kê lại các trƣờng
hợp mà pháp luật nƣớc Anh và Mỹ đề cập đến, mà còn bổ sung thêm và cụ
thể hóa mục đích của kết hôn giả tạo dựa theo điều kiện kinh tế xã hội của
Việt Nam hiện nay, trong đó các mục đích gồm: xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ trú,
nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nƣớc ngoài; hƣởng chế độ ƣu đãi của
Nhà nƣớc hoặc mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

6


Ngoài ra, Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô
hiệu do giả tạo, theo đó, khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả
tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực. Từ những khái niệm
trên, có thể xây dựng khái niệm về kết hôn giả tạo theo quan điểm của tác
giả nhƣ sau: “Kết hôn giả tạo là việc kết hôn để che giấu những mục đích
khác mà không nhằm xây dựng gia đình”, khái niệm nhƣ vậy vừa không cần
liệt kê dài dòng mà vẫn bao quát đƣợc các mục đích đã đƣợc Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 liệt kê, vừa có bóng dáng của giao dịch dân sự giả tạo
theo Luật Dân sự năm 2015 để khi xử lý việc kết hôn giả tạo có thể áp dụng
các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
1.1.2 Bản chất của kết hôn giả tạo
Trƣớc hết kết hôn giả tạo là biến thể mới của hôn nhân hiện đại. Cũng
giống nhƣ cuộc hôn nhân bình thƣờng khác cũng đƣợc xã hội thừa nhận và
đƣợc pháp luật bảo hộ, cho đến khi có bằng chứng chứng minh việc kết hôn
đó là giả thì ta mới biết đƣợc có sự giả tạo trong việc kết hôn. Nói một cách
khách quan rằng hôn nhân giả tạo là cuộc hôn nhân có đầy đủ giá trị về mặt
pháp lý; điều kiện kết hôn đều đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật.
Nhƣng còn về mục đích chung sống và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,

tiến bộ, hạnh phúc, bền vững thì các chủ thể trong quan hệ hôn nhân hoàn
toàn không chú ý đến [5]. Điều mà họ quan tâm là các mục đích khác với
những lý do khác nhau.
Kết hôn giả tạo là hình thức kết hôn mà các chủ thể có thể nhận thức
đƣợc những hành vi của mình khi xác lập quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn
nhân giả tạo là cả hai bên nam nữ cùng biết hôn nhân đó là giả tạo, nếu chỉ
một bên biết thì sẽ trở thành hôn nhân lừa dối. Khi hai bên cố tình tạo ra cuộc
hôn nhân giả tạo thì lẽ dĩ nhiên, những yêu cầu về điều kiện kết hôn mà nhà

7


nƣớc quy định họ đều đáp ứng đủ, nhằm mục đích qua mặt cán bộ làm công
tác Tƣ pháp – Hộ tịch. Kết hôn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục
và cặp vợ chồng vẫn đƣợc cấp hôn thú, tuy nhiên mục đích kết hôn không
đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ,
chứ hai ngƣời không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau
khi đã đạt mục đích [15].
Nhƣ vậy, kết hôn giả tạo không phải là hôn nhân do cƣỡng ép. Ngƣời kết
hôn giả tạo hoàn toàn nhận thức đầy đủ và điều khiển hành vi của mình,
nhƣng lại kết hôn trong điều kiện hoàn toàn không có ý định chung sống.
Trƣớc công chức Tƣ pháp – Hộ tịch, cả hai bên nam nữ có thể công khai
tuyên bố đồng ý kết hôn, nhƣng trên thực tế, họ không quan tâm đến chuyện
chung sống và không có kế hoạch cụ thể cho cuộc sống chung. Những cuộc
hôn nhân giả thƣờng ký một hợp đồng hoặc thỏa thuận ngầm để khai thác lỗ
hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình thức tinh vi khác nhau
[5]. Một cặp vợ chồng có thể kết hôn vì những lý do của công dân hoặc theo
mục đích có nơi ở, ví dụ, nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới sẽ cấp quyền cho mọi
công dân khi công dân này cƣới một công dân sở tại, và trên cơ sở hôn nhân,
công dân có nhân khẩu hay hộ khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho ngƣời thân trên

cơ sở kết hôn có thể nhập cảnh, nhập hộ khẩu...
Nếu xét từ góc độ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, bao gồm: sự
ƣng thuận, năng lực giao kết hợp đồng, đối tƣợng của hợp đồng và nguyên
nhân của nghĩa vụ hợp đồng, thì việc kết hôn giả tạo đáp ứng đủ cả điều kiện
về sự ƣng thuận. Nghĩa là hai bên nam nữ khi tiến hành kết hôn không bị
nhầm lẫn, không bị lừa dối, không bị đe dọa mà hoàn toàn tự nguyện kết hôn.
Việc kết hôn giả tạo cũng đáp ứng cả điều kiện về năng lực giao kết hợp
đồng, tức là, hai bên nam nữ khi kết hôn đều nhận thức và làm chủ đƣợc hành
vi của mình. Qua đó, có thể thấy rằng, việc kết hôn giả tạo vi phạm điều kiện

8


về nguyên nhân, theo tác giả Vũ Văn Mẫu, nguyên nhân đƣợc hiểu theo hai
cách: thứ nhất, nguyên nhân của nghĩa vụ là sự trông đợi những gì mà ngƣời
đối ƣớc phải thực hiện cho mình; thứ hai, nguyên nhân là động lực thúc đẩy
giao kết hợp đồng. Đối với việc kết hôn giả tạo, động lực thúc đẩy việc kết
hôn xuất phát từ mục đích cá nhân của các bên, trong đó chủ yếu là mục đích
xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ trú, nhập quốc tịch nƣớc ngoài, hƣởng chế độ ƣu đãi
của nhà nƣớc và mục đích khác mà không nhằm xây dựng gia đình.
1.1.3 Phân biệt kết hôn giả tạo và giao dịch dân sự giả tạo
Điều 124 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu do giả tạo, theo đó, có hai trƣờng hợp giả tạo: Trƣờng hợp thứ nhất là
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Khi đó giao dịch giả tạo vô hiệu,
còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, nếu nhƣ giao dịch bị che giấu đó
đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trƣờng hợp
thứ hai là giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ngƣời thứ ba, khi đó
hợp đồng giả tạo đó sẽ bị vô hiệu. Điều luật này cho rằng việc xác lập giao
dịch giả tạo phải có từ hai bên trở lên, nên mới sử dụng từ “các bên”. Giao
dịch dân sự này có đặc điểm là các bên giao dịch hoàn toàn tự nguyện xác lập

giao dịch nhƣng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ,
nghĩa là có sự tự nguyện nhƣng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý
chí.
Việc kết hôn giả tạo không phải nhằm che giấu một giao dịch khác, mà
là che giấu mục đích thật sự của các bên trong quan hệ hôn nhân, mục đích
này có thể đƣợc lập thành hợp đồng, có thể chỉ là thỏa thuận miệng và chỉ các
bên biết. Trƣờng hợp nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ trú, nhập quốc
tịch, hƣởng chế độ ƣu đãi của nhà nƣớc, nếu việc kết hôn giả tạo bị tuyên vô
hiệu trƣớc khi hoàn thành mục đích thì các mục đích này sẽ không đạt đƣợc,
còn nếu bị tuyên vô hiệu sau khi đã đạt đƣợc mục đích thì các mục đích này

9


vẫn đạt đƣợc. Cụ thể là, vẫn đƣợc xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ trú, nhập quốc
tịch, hƣởng chế độ ƣu đãi của nhà nƣớc hoặc mục đích khác mà không phải
xây dựng gia đình. Trong mục đích của việc kết hôn giả tạo cũng không có
trƣờng hợp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ngƣời thứ ba, vì kết hôn không phải
là một căn cứ chấm dứt thực hiện nghĩa vụ, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa
thuận khác.
Một điểm khác nữa là khi phát hiện một giao dịch dân sự có dấu hiệu
giả tạo, thì giao dịch dân sự có thể bị hủy bỏ và các bên trở lại tình trạng ban
đầu trƣớc khi thực hiện giao dịch đó. Còn trong hôn nhân, nếu việc kết hôn là
giả tạo, thì việc huỷ bỏ việc kết hôn đó còn phải đƣợc xem xét trên rất nhiều
góc độ, đặc biệt có tính toán đến lợi ích của gia đình, mà có thể không huỷ bỏ
việc kết hôn. Mặt khác, nếu việc kết hôn bị huỷ, trong nhiều trƣờng hợp các
bên không thể trở lại tình trạng ban đầu nhƣ trƣớc khi kết hôn, bởi họ còn có
nghĩa vụ và quyền liên quan đến nhau. Ví dụ: quyền và nghĩa vụ đối với con
chung. Về thủ tục, việc huỷ bỏ hợp đồng dân sự có thể theo tboả thuận hoặc
theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Còn việc huỷ kết hôn

giả tạo không thể theo thoả thuận giữa các bên hoặc không do một bên đơn
phƣơng huỷ bỏ nhƣ trong hợp đồng, mà phải diễn ra theo thủ tục tố tụng tại
Toà án. Ngƣời khởi kiện không chỉ một trong hai bên kết hôn mà còn có thể
do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Một việc kết hôn chỉ bị coi
là trái pháp luật và bị huỷ bỏ khi có bản án hoặc quyết định của Toà án tuyên
bố về việc đó. Một hợp đồng có thể chấm dứt do các bên trong hợp đồng thoả
thuận hoặc do ý chí đơn phƣơng của một bên, mà không cần có phán quyết
của Toà án. Trong khi đó, một quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có bản án,
quyết định của Toà án xử cho ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn. Pháp
luật đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng, nhƣng sự thoả thuận của hai

10


vợ chồng vẫn có thể bị Toà án bác yêu cầu, nếu sự thuận tình ly hôn không
xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
Với những điểm khác biệt cơ bản nói trên, theo tác giả, không thể đồng
nhất việc kết hôn giả tạo và giao dịch dân sự giả tạo, cũng có nghĩa là không
thể xác định kết hôn giả tạo là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, mà nên xác
định kết hôn giả tạo bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là vi
phạm Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1.2

Động cơ của kết hôn giả tạo

Có rất nhiều động cơ dẫn đến việc kết hôn giả tạo, trong đó có thể kể
đến nhƣ: lợi dụng kết hôn giả tạo để xuất cảnh, chủ yếu xảy ra trong trƣờng
hợp ngƣời Việt Nam xuất cảnh ra nƣớc ngoài mà ít xảy ra theo hƣớng ngƣợc
lại. Lợi dụng kết hôn giả tạo để nhập cảnh, xuất hiện cả trong trƣờng hợp
ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh tại Việt Nam và ngƣời Việt Nam nhập cảnh tại

nƣớc ngoài. Lợi dụng kết hôn giả tạo để cƣ trú, trƣờng hợp này thƣờng gặp ở
ba khía cạnh: một là, ngƣời Việt Nam lợi dụng kết hôn để cƣ trú ở trong nƣớc,
chủ yếu gặp ở những ngƣời muốn nhập hộ khẩu vào các thành phố lớn hoặc
những ngƣời lợi dụng cuốn hộ khẩu thƣờng trú để nhằm hƣởng chế độ ƣu đãi
của Nhà nƣớc; hai là, ngƣời Việt Nam lợi dụng kết hôn giả tạo để cƣ trú tại
nƣớc ngoài, trƣờng hợp này khá phổ biến, minh chứng bằng những số liệu
thống kê cụ thể của Bộ Tƣ pháp; ba là, ngƣời nƣớc ngoài lợi dụng kết hôn để
cƣ trú tại Việt Nam, nguyên nhân có thể là đối với nhiều ngƣời nƣớc ngoài thì
Việt Nam là một nƣớc khá lý tƣởng để cƣ trú với những đặc điểm nhƣ chi phí
cho cuộc sống không cao, dễ dàng kiếm đƣợc công việc và thu nhập ổn định
từ việc dạy ngoại ngữ cho ngƣời Việt, cuộc sống luôn hòa bình, phong cảnh
đẹp, con ngƣời thân thiện,…
Một động cơ khác của việc kết hôn giả tạo là lợi dụng kết hôn để nhập
quốc tịch Việt nam, nhập quốc tịch nƣớc ngoài. Khi đã cƣ trú tại một nƣớc

11


nào đó, ngƣời ta thƣờng muốn nhập quốc tịch tại nƣớc đó để đảm bảo đƣợc
hƣởng các quyền lợi nhƣ công dân nƣớc sở tại, do đó, kết hôn giả tạo là một
con đƣờng nhiều ngƣời lựa chọn để có thể nhập quốc tịch. Ngoài ra, việc kết
hôn giả tạo còn vì động cơ lợi dụng kết hôn để hƣởng chế độ ƣu đãi của Nhà
nƣớc và đạt đƣợc những mục đích khác sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn tại
chƣơng II của luận văn này.
1.3 Hệ quả của kết hôn giả tạo
1.3.1 Hệ quả về mặt xã hội
Quan hệ hôn nhân vốn là một quan hệ xã hội, chính vì vậy, hành vi kết
hôn giả tạo dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp sẽ gây ra những hệ
quả về mặt xã hội một cách nặng nề. Kết hôn giả tạo không thể tạo ra những
gia đình hạnh phúc, lành mạnh. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt

thì xã hội mới tốt. Một gia đình đƣợc hình thành và tồn tại để thực hiện tốt
những chức năng của nó phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên
nam nữ, sự thƣơng yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn
phận của mình, phải đƣợc thiết lập giữa những chủ thể khác giới có đầy đủ
những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý. Hành vi kết hôn giả tạo dù ở
phƣơng diện nào thì ít hay nhiều đều gây hậu quả xấu cho xã hội. Xã hội
muốn tốt thì bản thân mỗi thành phần trong xã hội phải tốt, mà gia đình là
thành phần của xã hội. Do đó cần phải tránh và khắc phục các trƣờng hợp kết
hôn giả tạo [6].
Có thể khái quát các ảnh hƣởng về mặt xã hội từ việc kết hôn giả tạo
nhƣ sau:
1.3.1.1 Trục lợi từ việc kết hôn giả tạo
Kết hôn giả tạo là việc kết hôn không nhằm xây dựng hạnh phúc gia
đình, thƣờng là nhờ vào kết hôn để thực hiện ý định nào đó có lợi cho ngƣời
kết hôn. Những lợi ích mà ngƣời kết hôn giả đạt đến theo ý chí chủ quan của

12


họ thì không gây ảnh hƣởng gì đối với xã hội, đơn cử đối với trƣờng hợp kết
hôn giả để đi nƣớc ngoài lao động, gửi ngoại tệ về cho gia đình, nhằm cải
thiện cuộc sống vốn đã khó khăn trong nƣớc. Trong trƣờng hợp này, ngƣời
kết hôn giả có mục đích cải thiện cuộc sống cho gia đình mình. Hoặc trƣờng
hợp cha mẹ không muốn sống chung với nhau nhƣng vì muốn cho con mình
có ý nghĩ tốt về hôn nhân, muốn cho con đƣợc giáo dục tốt hơn mà kết hôn
giả tạo. Kết hôn giả có những lý do khác nhau, tuy có một số mặt tích cực
nhƣng mặt khác, các chủ thể cũng không thể lƣờng trƣớc đƣợc những hậu quả
tiêu cực phát sinh.
Khi việc kết hôn giả để bảo lãnh cho công dân Việt Nam sang nƣớc
ngoài lao động ngày càng trở nên phổ biến thì sẽ có những trƣờng hợp lợi

dụng quy định của pháp luật về kết hôn để phục vụ cho lợi ích của mình, gây
ra những hậu quả khó lƣờng về mặt xã hội. Lợi dụng kết hôn giả tạo để trục
lợi đang xảy ra phổ biến với những hình thức đa dạng. Nhiều ngƣời đã sử
dụng quyền đăng ký kết hôn nhƣ một thứ hàng hóa để mua bán chuyên
nghiệp với giả cả rạch ròi, tiền nong sòng phẳng, có hợp đồng rõ ràng. Ví dụ
có trƣờng hợp một Việt Kiều lợi dụng quyền tự do kết hôn cũng nhƣ ly hôn
để làm nghề nghiệp. Cứ vài năm bà Việt Kiều này về nƣớc một lần để làm thủ
tục ly hôn với chồng cũ và tiến hành thủ tục kết hôn với ngƣời khác. Các vụ
ly dị của bà luôn vui vẻ tự nguyện, các ông chồng không cần về nƣớc mà
ngoan ngoãn gửi đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của Tòa án.
Mỗi thƣơng vụ mua bán quyền kết hôn, bà Việt Kiều này kiếm đƣợc 15.000
USD.
Sự việc trên khiến dƣ luận xã hội tranh luận, có ngƣời sẽ xem chuyện
kết hôn giả là lợi dụng kẽ hở của pháp luật, mƣợn chuyện hôn nhân để đạt
mục đích ngoài hôn nhân. Có ngƣời cho rằng, đây là chuyện thỏa thuận với
nhau, không chủ thể nào bị thiệt và Nhà nƣớc cũng không mất mát gì, ngƣời

13


ta có thể bán cái mà ngƣời ta có miễn là có ngƣời mua. Tuy nhiên, ở góc độ
pháp lý, kết hôn giả tạo đã đặt ra yêu cầu phải có sự điều chỉnh kịp thời quy
định của luật về nghi thức đăng ký kết hôn để công nhận giá trị pháp lý giữa
vợ chồng, hạn chế kẻ gian lợi dụng kết hôn giả tạo để trục lợi.
Việc trục lợi từ việc kết hôn giả tạo đã đƣợc các nhà môi giới xuất khẩu
lao động sử dụng nhƣ một chiêu thức đơn giản nhất nhằm lừa gạt ngƣời lao
động. Vì muốn sang Đài Loan làm việc, ngƣời lao động đã phải nhờ đến dịch
vụ môi giới lao động, chỉ mong sao từ dịch vụ này sẽ giúp mình có công việc
ổn định ở Đài Loan. Nhu cầu đó đã đƣợc một số công ty môi giới lao động
nắm bắt và từ đó nảy sinh vấn đề, các công ty môi giới nhỏ đã liên kết với các

cá nhân, doanh nghiệp Đài Loan để đƣa lao động sang làm việc tại những
công xƣởng nhỏ, nơi có nhu cầu tiếp nhận lao động bất hợp pháp vì có thể trả
lƣơng thấp, không phải đống bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế. Để đƣa lao
động sang Đài Loan, các công ty môi giới đã sử dụng hình thức kết hôn giả
tạo. Với lý do là so với xin visa cho lao động công xƣởng nhập cảnh thì việc
xin visa cho các cô gái Việt Nam sang thăm chồng dễ dàng hơn. Ngƣời lao
động không biết đƣợc cách thức mà các công ty môi giới đƣa mình sang Đài
Loan dƣới hình thức kết hôn giả tạo này [2]. Sự thật vỡ lở khi sang đến Đài
Loan, họ phải ký vào giấy kết hôn để công ty môi giới đƣa đi khám sức khỏe,
rồi làm thẻ cƣ trú (mỗi năm gia hạn một lần). Biết là bị lừa, nhƣng vì khoản
tiền đã nộp cho công ty môi giới khoảng 6000 USD, đa phần chấp nhận ở lại
làm việc bất hợp pháp theo sự bố trí của công ty môi giới. Dĩ nhiên, nhập
cảnh theo diện kết hôn giả tạo bị coi là bất hợp pháp ở Đài Loan, nếu bị phát
hiện rất có thể bị bắt và phạt tù.
Dĩ nhiên có ngƣời trục lợi sẽ có ngƣời tiền mất tật mang. Bỏ ra một số
tiền lớn cho dịch vụ kết hôn giả vì mục đích xuất khẩu lao động hoặc nhập
tịch nhƣng rất nhiều trƣờng hợp tiền mất tật mang. Qua thẩm tra thông tin của

14


cơ quan chức năng, nhiều trƣờng hợp kết hôn giả bị lật tẩy không thể đi lao
động nƣớc ngoài và mất toi một khoản tiền lớn thƣờng là vay mƣợn.Với
những ngƣời trót lọt ra nƣớc ngoài cũng phải sống trong cảnh nơm nớp lo bị
an ninh sở tại phát hiện kết hôn giả và trục xuất.
Tại các nƣớc có số ngƣời nhập tịch thông qua kết hôn giả cao nhƣ Úc,
Mỹ, nhà chức trách kiểm tra tình trạng hôn nhân thực tế cực kì gắt gao. Một
cô gái có hợp đồng kết hôn giả để nhập tịch vào Úc cho biết đó là một hành
trình khổ ải. Ngoài khoản chi phí lên tới 50.000 USD, cô phải sắp xếp ngủ
chung nhà mỗi tuần ít nhất vài đêm để phòng nhân viên Bộ Di trú tới kiểm tra

ngẫu nhiên. Cô và chồng hờ phải học thuộc thông tin, sở thích cá nhân của
nhau và mọi thứ trong căn nhà. Cũng có những ông chồng hoặc bà vợ giả
nhận khoản tiền ứng trƣớc rồi trốn hoặc vòi vĩnh moi thêm mới thực hiện tiếp
hợp đồng.Chƣa kể chuyện sống trong một mái nhà với ngƣời khác giới gây ra
nhiều hệ lụy không hề lƣờng tới lúc đầu.
1.3.1.2

Môi giới hôn nhân bất hợp pháp từ kết hôn giả tạo

Hôn nhân thông qua môi giới bất hợp pháp đã đƣợc một số cô gái trẻ
Việt Nam lựa chọn vì một cuộc đổi đời, với sự tự nguyện trƣớc cán bộ làm
công tác hộ tịch để kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài, nhất là các nƣớc nhƣ Anh,
Mỹ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc,… Ảnh hƣởng xã hội đối với những cuộc hôn
nhân giả để đổi đời này có nhiều thực trạng đáng quan tâm. Vì muốn cải thiện
đời sống gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, đểbáo hiếu cho cha mẹ, động cơ
kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài chủ yếu là vì muốn giúp đỡ gia đình. Các cô gái
trẻ sẵn sàng đánh đổi cuộc đời mình, với tâm lý “may nhờ rủi chịu” đối với
những cuộc hôn nhân không tình yêu, không hiểu biết về nhau trƣớc đó, thậm
chí không thể giao tiếp với nhau do bất đồng ngôn ngữ… Chỉ có những cuộc
hôn nhân vì sự đánh đổi này mới tạo điều kiện cho những hoạt động môi giới
hôn nhân bất hợp pháp phát triển. Chính vì nắm bắt đƣợc thực trạng và tâm lý

15


của các cô gái trẻ nhƣ vậy, một số ngƣời đã lợi dụng để trục lợi cho mình mặc
cho việc làm đó không phù hợp với giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Trên thực tế môi giới hôn nhân bất hợp pháp ngày càng phổ biến, có
nhiều trƣờng hợp đã phát sinh những hậu quả khôn lƣờng. Có trƣờng hợp một

phụ nữ Việt Nam sau hơn nửa tháng nhập cảnh Hàn Quốc đã điện thoại đến
Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cầu cứu. Nguyên nhân là do sau khi lấy
chồng qua môi giới, chị phát hiện ngƣời chồng mắc bệnh về tâm lý, thƣờng
xuyên đánh đập chị. Không chịu nổi cuộc sống nhƣ vậy chị đã nhảy xuống
sông gần nhà bỏ trốn, ngón chân của chị bị vật nhọn dƣới sông cứa sắp đứt
lìa. Ngƣời dân ở gần đó cho biết, con sông này rất nguy hiểm và có nhiều đá
nhọn, ngay cả dân địa phƣơng cũng không dám xuống. Sau đó, chị đƣợc cảnh
sát Hàn Quốc cứu và cho tá túc trong đồn, sau đó giúp làm thủ tục ly hôn. Sau
khi kiểm tra thấy chồng chị mắc bệnh tâm thần, Tòa án Hàn Quốc xử cho chị
ly hôn. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã liên hệ với Hiệp hội tƣ vấn kết
hôn quốc tế thu xếp vé máy bay cho chị về nƣớc [2]. Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam và một số ngành chức năng cho biết, trƣờng hợp vừa kể trên đây là
một trong những trƣờng hợp may mắn đƣợc giải cứu. Có thể còn nhiều trƣờng
hợp khác bị những ngƣời môi giới hôn nhân lừa gạt và chịu hoàn cảnh khó
khăn nơi đất khách.
Theo số liệu thống kê thì gần 60% các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt
Nam với ngƣời nƣớc ngoài thông qua môi giới bất hợp pháp. Thông qua các
cuộc xem mặt, tuyển lựa phụ nữ Việt để làm vợ cho một số đàn ông nƣớc
ngoài khiến nhân phẩm, giá trị con ngƣời của phụ nữ Việt bị hạ thấp, các cô
gái đƣợc ngƣời ta coi nhƣ món hàng để khách hàng lựa chọn. Cần nhấn mạnh
rằng hôn nhân qua môi giới bất hợp pháp còn ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất
trật tự xã hội. Những chú rể nơi đất khách nhờ đến môi giới hôn nhân chủ yếu

16


là những ngƣời có mức sống trung bình, thuộc tầng lớp công nhân, nông dân.
Nhờ đến môi giới hôn nhân để tìm đƣợc một ngƣời vợ phù hợp với túi tiền
của mình, mà với số tiền đó họ khó có thể tìm đƣợc một ngƣời vợ tại nƣớc
của họ.

1.3.1.3

Nạn buôn bán phụ nữ do kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo đang trở thành một phƣơng thức làm ăn của một số
Việt Kiều ở nƣớc ngoài, chủ yếu là những ngƣời không có công ăn việc làm
ổn định.Tình trạng buôn bán phụ nữ nhờ vào việc kết hôn giả tạo đã đƣợc
những “tú ông, tú bà” sử dụng để đƣa ngƣời sang biên giới một cách hợp
pháp. Đây là vấn đề đang đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm bởi liên quan đến tình
trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em đang diễn ra phức tạp.
Nguyên nhân là do hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc một số phụ nữ
Việt Nam quan niệm một cách đơn thuần chỉ vì muốn có đƣợc việc làm lâu
dài ở nƣớc ngoài. Đi xuất khẩu lao động thì phải tốn tiền đặt cọc và nhiều thủ
tục khác, còn bị hạn chế về tay nghề và số lƣợng, mà hợp đồng lại có hạn.
Nếu các cô lấy chồng ngƣời nƣớc ngoài, tờ hôn thú sẽ đảm bảo cho các cô ở
lại nƣớc ngoài làm việc tới già và thu nhập của các cô là niềm mong đợi ở quê
nhà. Đây là một thực trạng thƣơng tâm cho những cô gái rơi vào hoàn cảnh
này [2]. Với quan niệm nhƣ vậy sẽ còn tiềm ẩn nguy cơ rơi vào bẫy của bọn
buôn ngƣời, không những không đạt đƣợc những gì mình mong muốn mà còn
có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, trở thành ngƣời giúp việc
bất đắc dĩ, có thể bị bán vào ổ chứa mại dâm, bị bán làm ngƣời hầu, làm công
nhân lao động vất vả, thậm chí bị bán nội tạng. Không ít ngƣời trở thành nạn
nhân của những vụ kết hôn giả tạo, nhất là những cô gái trẻ. Tiền mất, tật
mang vừa mất tiền để đƣợc “kết hôn”, vừa chịu cảnh đọa đày cả về thể xác và
tinh thần.
1.3.1.4

Hệ lụy tới đời con

17



Tình trạng kết hôn giả bắt đầu xuất hiện từ khá sớm và rộ lên trong
những năm 2008, 2009, 2010.Đã có thời xã Tam Dị huyện Lục Nam tỉnh Bắc
Giang đƣợc coi là điểm nóng về kết hôn giả. Theo thống kê của cơ quan chức
năng, từ năm 2008 đến tháng 3/2010, tại xã có hơn 160 ngƣời kết hôn với
ngƣời nƣớc ngoài, chủ yếu là các nƣớc Hàn Quốc, Đài Loan, Ma Cao…
Trong nhiều trƣờng hợp, việc kết hôn giả bất thành tạo trở ngại pháp lí lớn
sau này cho đối tƣợng kết hôn giả và con cái họ.
Cụ thể nhƣ trƣờng hợp chị X đã làm thủ tục kết hôn với một ngƣời đàn
ông Hàn Quốc nhƣng việc xuất cảnh bất thành. Chị này từ bỏ và sau đó cƣới
một ngƣời cùng làng, chấp nhận không đƣợc làm thủ tục đăng kí kết hôn với
ngƣời chồng thực sự vì đang có hôn nhân hợp pháp với ngƣời Hàn Quốc.Thế
nhƣng khi đứa con sinh ra không đƣợc cấp giấy khai sinh do chị X cần có đơn
li hôn với ngƣời chồng Hàn Quốc hoặc làm đơn cam đoan con mình sinh ra
ngoài giá thú và chỉ đƣợc mang họ mẹ [4]. Việc kết hôn giả của ngƣời mẹ vô
hình trung đã xâm phạm tới quyền của đứa trẻ, theo Công ƣớc Quốc tế về
quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy
định, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền bình đẳng, một trong những quyền đó
là đƣợc khai sinh.
1.3.1.5

Ảnh hưởng xã hội khác do kết hôn giả tạo

Việc kết hôn giả tạo giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông nƣớc ngoài diễn
ra ngày càng phổ biến, đến nỗi để lại hình ảnh không đẹp của ngƣời phụ nữ
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hiện nay ở Hàn Quốc, trên bất kỳ nhật
báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo nhƣ “Cô dâu Việt Nam
sẵn sàng chỉ cần ý định của bạn”, “Ngƣời già, ngƣời muốn tái hôn, ngƣời đã
có con, ngƣời khuyết tật đều có thể lấy vợ Việt Nam xinh đẹp”…[7]. Những

lời quảng cáo nhƣ vậy hàm chứa nội dung không mấy thiện cảm với phụ nữ

18


Việt Nam và gây ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh của ngƣời phụ nữ Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế. Từ đó cho thấy ngầm định từ việc kết hôn giả tạo đó
sẽ ảnh hƣởng đến quan hệ quốc tế và uy tín của nhà nƣớc ta trên trƣờng quốc
tế. Quan hệ quốc tế là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, cho nên cách điều chỉnh
cũng phải khéo léo, khoa học.
Giáo sƣ Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xã hội học và các vấn đề
về ngƣời Mỹ gốc Á của trƣờng Pomona College, đã có hơn 25 chuyến đi về
Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu,
phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những ngƣời đàn ông Mỹ
gốc Việt trở về Việt Nam cƣới vợ, cũng nhƣ lý do lấy chồng Mỹ gốc Việt của
những cô gái Việt Nam. Từ những cuộc tiếp xúc trò chuyện này, giáo sƣ Cẩm
đã viết quyển “Tốt hơn hay tồi tệ hơn – những cuộc hôn nhân Việt Nam quốc
tế thời kinh tế toàn cầu (For better or for worse – Vietnamese international
marriages in the new global economy). Trong quyển này, giáo sƣ Hùng có cái
nhìn sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những ngƣời đàn ông sống tại
Mỹ và những ngƣời phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện thực
tế của nhiều ngƣời, giáo sƣ Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách
thức mà những ngƣời này phải đối mặt. Lấy chồng Mỹ gốc Việt không chỉ là
một ân huệ hay trúng số nhƣ nhiều ngƣời vẫn nghĩ [7].
Ngoài ra, việc kết hôn giả tạo còn nhiều ảnh hƣởng khác đối với xã hội.
Kết hôn giả tạo khiến đời sống văn hóa gia đình Việt Nam bị ảnh hƣởng, việc
hôn nhân đại sự của đời ngƣời bị đem ra mua bán, trao đổi. Do đó, việc ngăn
chặn, hạn chếkết hôn giả tạo đã và đang diễn ra là hết sức cần thiết.
1.3.2 Hệ quả về mặt pháp lý
Việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hình thức kết hôn

giả tạo của các chủ thể rất khó khăn, bởi nó thuộc về ý chí chủ quan của các
bên tham gia vào cuộc hôn nhân. Ảnh hƣởng về mặt pháp lý của kết hôn giả

19


×