Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.81 KB, 15 trang )

TÓM TẮT
- Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/3/2016 đến 01/02/2017
- Địa điểm thực hiện: Trường Đại học Trà Vinh
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ
thu nhập và tạo điều kiện cho lao động thất nghiệp sớm có cơ hội quay trở lại thị
trường lao động. Chính sách BHTN là sự trợ giúp hữu hiệu mang tính chất chia sẻ rủi
ro về việc làm giữa những người tham gia BHTN nhằm ổn định cuộc sống khi bị mất
việc làm, tạo cơ hội để họ tiếp tục tham gia thị trường lao động. Đối với người sử
dụng lao động, đây là chính sách san sẻ gánh nặng tài chính khi những người lao động
tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ một khoản chi phí lớn để giải
quyết chế độ cho người lao động, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế ngày càng khó
khăn, áp lực thu hẹp sản xuất ngày càng lớn ở Việt Nam.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên đưa vào những quy định chính
thức về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2013, chế định này được quy định đầy
đủ và rõ ràng tại Luật Việc làm. Tuy thời gian thực hiện theo Luật Việc làm chưa
nhiều nhưng chính sách BHTN đã là chỗ dựa tin cậy cho những người lao động tham
gia BHTN bị mất việc làm được bù đắp một phần thu nhập, được chăm sóc y tế trong
thời gian thất nghiệp và đặc biệt được tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ tư vấn, giới
thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề học nghề, và chủ sử dụng lao động còn được hỗ trợ
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.
Nghiên cứu đề tài pháp luật về BHTN ở Viêt Nam hiện nay, Luận văn đã làm rõ
thêm những vấn đề lý luận về thất nghiệp, nguyên nhân, hậu quả và vai trò của BHTN,
kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Luận văn cũng điểm qua việc ban hành và
thực hiện pháp luật về chính sách BHTN qua các thời kỳ.
Luận văn đánh giá thực trạng thi hành các quy định pháp luật về BHTN trong
những năm vừa qua và nêu lên những kết quả đạt được trong việc xác định số lượng
người tham gia BHTN, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng TCTN, số lượng người

-iii-



được tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Bên cạnh đó Luận văn cũng nêu
lên những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về BHTN.
Luận văn đi sâu phân tích những tồn tại, vướng mắc để tìm hiểu nguyên nhân, đây là
cơ sở quan trọng để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về BHTN ở nước ta.
Để chính sách BHTN thật sự phát huy được vai trò đảm bảo việc làm bền
vững, hạn chế thất nghiệp cũng như giúp người thất nghiệp sớm tìm được việc làm
đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật về BHTN như: đối tượng tham gia; điều kiện hưởng BHTN;
bảo vệ quyền hưởng chế độ BHTN cho người lao động trong trường hợp người lao
động không đảm bảo thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHTN do lỗi của người sử dụng lao
động, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các chính
sách hỗ trợ cho NLĐ, NSDLĐ ở các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp ở địa
phương, kể cả tuyên truyền cho các cơ quan, tổ chức các cấp.
Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về BHTN trong tình hình hiện nay là rất
cần thiết, việc hoàn thiện pháp luật về BHTN có vai trò rất lớn không chỉ đối với cá
nhân NLĐ và doanh nghiệp, mà còn đóng vai trò thăng bằng nền kinh tế, là liều thuốc
làm “hạ nhiệt” sự căng thẳng xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra, là một trong
những công cụ để thực hiện chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

-iv-


ABSTRACT
- Theme: The law on unemployment insurance in Vietnam today
- Execution time: From March 5th, 2016 to February 1st, 2017
- Place of execution: Tra Vinh University
Unemployment insurance is a social welfare policy to support income and
facilitate the unemployed employees to have the opportunity to return to the labor

market soon. Unemployment insurance policy is effective assistance with the nature
of risk sharing employment between the insured unemployed people to settle their
lives when they lost their jobs, creates opportunities for them to continue to
participate in the labor market. For employers, this is a policy of sharing financial
burden when the employees at the business lose their jobs, they do not have to spend
a huge cost to solve the policy for the employees, especially during period of
economic difficulty increasing, pressure to narrow production growing in Vietnam.
Social Insurance Law in 2006 was first included in the official rules of the
unemployment insurance policy. To 2013, these statutory provisions were fully and
clearly prescribed in Employment Law. Although it hasn’t had much time of
implementing as under Employment Law, unemployment insurance policy was
reliable support for the employees who were insured by unemployment insurance and
lost their jobs were partly paid income offset, cared health during unemployment and
specially created favorable conditions to support counseling, job placement,
vocational training assistance and employers were also supported training, retraining
and raising the professional skills to maintain employment for employees.
Research topic of law on unemployment insurance in Vietnam today, thesis
has clarified the theoretical issues of unemployment, the causes, consequences and
the role of unemployment insurance, the experience of some countries in the world.
Thesis also points through the enactment and implementation of law on
unemployment insurance policy through the periods.

-v-


Thesis assesses the situation of implementing the provisions of the law on
unemployment insurance in recent years and raises the results achieved in determining
the number of people who have been insured by unemployment insurance, receiving and
settling record of payment for unemployment benefits, the number of people who got
counseling, job placement and vocational training assistance. Besides, thesis also

highlights shortcomings, difficulties and problems in the process of implementing the
law on unemployment insurance. Thesis deeply analyzes the existence and problems to
find out the cause, this is an important basis for the proposed recommendations in order
to improve the provisions of law and improve the efficiency of application of the law on
unemployment insurance in our country.
For unemployment insurance policy really promotes the role of ensuring
decent work, limits unemployment and helps the unemployed find a job soon to meet
the urgent needs of society. The author has proposed a number of recommendations
in order to improve law on unemployment insurance such as: beneficiary; eligibility
for unemployment insurance; protect the rights entitled to unemployment insurance
for employees in case the employees do not meet the deadline of filing for
unemployment insurance benefits due to the fault of the employers, to strengthen the
propagation and dissemination of legal education and support policies for employees,
employers in the industrial areas, local businesses, including propagation for agencies
and organizations at all levels.
Therefore, the improvement of law on unemployment insurance in the current
situation is necessary, the improvement of law on unemployment insurance has a
huge role not only for individual employees and businesses but also serves to balance
the economy, as the dose makes "cool" social tensions due to unemployment caused,
as one of the tools to implement social welfare policy of each country.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
7. Kết cấu đề tài của luận văn .................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM
THẤT NGHIỆP .......................................................................................................6
1.1. Khái quát về thất nghiệp ..................................................................................6
1.1.1 Khái niệm và phân loại thất nghiệp ...........................................................6
1.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp ......................................6
1.1.1.2. Phân loại thất nghiệp ..........................................................................9
1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp ...............................................10
1.1.2.1. Các nguyên nhân gây thất nghiệp ....................................................10
1.1.2.2. Hậu quả của thất nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ..........12
1.2. Khái niệm, nguyên tắc và vai trò của Bảo hiểm thất nghiệp .........................14
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp .............................................................14
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp ...................................16

-vii-


1.2.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với vấn đề giải quyết việc làm cho
lao động hiện nay ..............................................................................................18
1.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ ............................20
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985 ....................................................20

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994 ....................................................21
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2006 ....................................................22
1.3.4. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay ..............................................................25
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .......................28
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ......................................................28
2.2. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ...................................................................31
2.2.1. Trợ cấp thất nghiệp .................................................................................31
2.2.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm ...........................................................41
2.2.3. Hỗ trợ học nghề .......................................................................................42
2.2.4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc
làm cho người lao động .....................................................................................44
2.3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ..............................................................................46
2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiêp hiện nay.....................48
2.4.1. Số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ......................................48
2.4.2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp .......................49
2.4.3. Số lượng người được tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề ....50
2.5. Những bất cập của quy định pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp và
kiến nghị hoàn thiện ..............................................................................................51
2.5.1. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp ................................51
2.5.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ...................................................52
2.5.3. Phòng ngừa tình trạng NLĐ lợi dụng quy định về điều kiện hưởng chế độ
BHTN để nhận TCTN .......................................................................................56
2.5.4. Bảo vệ quyền lợi cho NLĐ .....................................................................57

-viii-


2.5.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và các chính sách hỗ trợ cho người
lao động ............................................................................................................58

KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64

-ix-


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)

TCTN:

Trợ cấp thất nghiệp


-x-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề việc làm là một vấn đề quan trọng nhưng
hết sức phức tạp. Việc làm không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà còn liên quan
đến cả vấn đề an ninh chính trị. Ngoài ra, việc làm còn liên quan trực tiếp đến nguồn
thu nhập không chỉ để nuôi sống bản thân người lao động mà còn đối với cả gia đình
họ. Tuy nhiên không phải lúc nào người lao động cũng có đủ các điều kiện để có thể
làm việc, đặc biệt việc thay đổi thường xuyên cơ cấu công nghệ hay các yếu tố kinh
tế làm cho người lao động bị mất việc làm ngày càng phổ biến.
Việc làm là một trong những vấn đề quan trọng trong quan hệ pháp luật lao
động, bởi lẽ có việc làm thì mới có sự làm việc. Việc làm được hiểu một cách chung
nhất là những công việc nào đó được một chủ thể thực hiện dựa trên công sức của
chủ thể đó, hay nói cách khác đó là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất
nhằm tạo ra sản phẩm nhất định cho xã mang lại nguồn thu nhập cho các chủ thể đặc
biệt là người lao động. Đồng thời, làm rõ vấn đề việc làm sẽ giúp xác định được quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào các quan hệ lao động.
Song song và trái ngược với khái niệm “việc làm” là khái niệm “thất nghiệp”.
Theo từ điển Hán – Việt, “thất” có nghĩa là mất, “nghiệp” có nghĩa là nghề, là công
việc làm. Do đó, “thất nghiệp” có nghĩa là mất việc làm, không còn việc làm và
“người thất nghiệp” được hiểu là một cá nhân đang trong độ tuổi lao động, có sức lao
động, đã từng có việc làm nhưng hiện tại không còn nữa, đã đăng ký tìm việc làm
nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Như vậy, không phải bất kỳ ai có sức lao động
nhưng chưa có việc làm đều coi là người thất nghiệp.
Như vậy, với khái niệm về thất nghiệp và khái niệm về việc làm như trên thì tác
giả cho rằng, hiện nay hầu như ở Việt Nam rất khó xác định người thất nghiệp. Bởi lẽ,
người lao động có thể bỏ sức của mình ra đi làm việc cho người khác để nhận tiền công,

tiền lương hoặc cũng có thể người lao động tự tạo ra công ăn việc làm cho bản thân
như các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ…Và như

-1-


vậy, cũng khó xác định được đối tượng nào sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ
bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ra sao nhằm mang lai
sự công bằng cho các chủ thể. Do đó, để giải quyết việc làm và hạn chế thất nghiệp,
pháp luật đã đặt ra các quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm chia sẽ rủi
ro, ổn định nguồn thu nhập cho người lao động trong thời hạn tạm thời bị mất việc làm,
tạo điều kiện sớm đưa họ trở lại thị trường lao động và ổn định cuộc sống.
Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định
việc đóng góp và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp để bù
đắp cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở
lại việc làm. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp là sự trợ giúp hữu hiệu mang tính chất
chia sẻ rủi ro về việc làm giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm ổn
định cuộc sống khi bị mất việc làm, tạo cơ hội để họ tiếp tục tham gia thị trường lao
động. Đối với người sử dụng lao động, đây là chính sách san sẻ gánh nặng tài chính
khi những người lao động tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ một
khoản chi phí lớn để giải quyết chế độ cho người lao động, đặc biệt là trong thời kỳ
kinh tế ngày càng khó khăn, áp lực thu hẹp sản xuất ngày càng lớn ở Việt Nam.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên đưa vào những quy định chính thức
về chế độ bảo hiểm thất nghiệp và đến năm 2013 , chế định này được quy định đầy đủ
và rõ ràng hơn tại Luật Việc làm với những điểm mới nổi bật như phù hợp với nhu cầu
của xã hội hơn như: Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bỏ
quy định về đăng ký thất nghiệp, bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ, bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, giới hạn mức hưởng trợ cấp hằng
tháng, bỏ trợ cấp một lần và bảo lưu thời gian đó đóng bảo hiểm thất nghiệp….
Theo thống kê, tính đến 31/12/2015, số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp

tại Việt Nam là 10.287.594 người, tăng 1.067.841 người, tương ứng tăng 11.58% so
với năm 2014 [28]. Qua thực tế, chính sách Bảo hiểm thất đã chứng tỏ tính đúng đắn
và ưu việt của chính sách này, do đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những
chủ thể có liên quan, cần có một hệ thống pháp lý đầy đủ, hoàn thiện để đảm bảo hiệu
quả trong việc thực hiện.

-2-


Nói bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới không hẳn đúng, song so với
các chính sách khác trong hệ thống bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp còn khá
mới mẽ. Nên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt là từ
góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ vọng vào chế độ này
khi họ gặp khó khăn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể thấy chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo Luật Việc
Làm năm 2013 chỉ mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, vì vậy thời gian áp dụng thực
tiễn còn ngắn nên việc nghiên cứu chế định này dưới góc độ khoa học pháp lý chưa
được thục hiện nhiều. Chủ yếu các công trình nghiên cứu khoa học trước là đi sâu
vào nghiên đến cơ chế pháp lý, chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam so với bảo
hiểm thất nghiệp các nước trên thế giới; bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam..v.v. mà chưa nghiên cứu và đi sâu đến vấn đề thực tiễn áp dụng,
những bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng, qua đó nhằm xây dựng và định
hướng các giải pháp hoàn thiện.
Về công trình nghiên cứu khoa học, mới chỉ có một số đề tài sau: TS Lê Thị Hoài
Thu (2000), Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia; Đỗ Đăng Khánh (2000), Thất nghiệp và việc xây
dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn

Thạc sĩ, Hà Nội; Nguyễn Thế Khang (2014), Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – thực
trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có một số các bài nghiên cứu khoa học về bảo hiểm thất nghiệp
được đăng trên các Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Tạp chí
Luật học, như: TS Lê Thị Hoài Thu, “Bàn về chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam”; Đặng Anh Huệ, “Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Thông
tin khoa học lao động và xã hội, 2002; Anh Linh, “Bảo hiểm thất nghiệp của một số
nước”, Tạp chí lao động và Xã hội, 2003.

-3-


Một số bài viết và bình luận trên các báo và tạp chí nêu trên cũng chỉ ra được
một số bất cập và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
mang tính chất cơ bản và có ý nghĩa cho việc tham khảo để nghiên cứu ở nhũng công
trình chuyên sâu hơn. Đến thời điểm năm 2015, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp
đã đưa hoàn toàn sang Luật Việc làm và thời gian áp dụng còn khá mới mẽ nên việc
áp dụng pháp luật còn hạn chế và cũng phát sinh nhiều bất cập, nên việc nghiên cứu,
đánh giá để tìm ra nguyên nhân làm phát sinh các bất cập là một việc làm cần thiết
trong thời điểm này. Đây cũng là nội dung chưa được khai thác bởi một công trình
nghiên cứu khoa học pháp lý nào tính đến thời điểm hiện tại.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách bảo hiểm thất ghiệp, tìm hiểu
thực trạng thi hành các quy định về vấn đề này trong nước nói chung và Tỉnh Trà
Vinh nói riêng. Đồng thời, nhận diện những tồn tại, bất cập trong các quy định của
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
để chính sách bảo hiểm thất nghiệp thật sự phát huy được vai trò đảm bảo việc làm
bền vững, hạn chế thất nghiệp cũng như giúp người thất nghiệp sớm tìm được việc
làm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan các quy định về bảo hiểm thất nghiệp, tìm hiểu các chính
sách, văn bản liên quan, đánh giá vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp và tầm
quan trọng của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về bảo hiểm thất nghiệp để ghi nhận
những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật. Tập trung phân tích
những tồn tại, vướng mắc để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra một số kiến nghị
giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tùy thuộc
vào mục đích của luận điểm đề cập trong luận văn. Trong đó, luận văn sử dụng phương

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1]. Bộ lao động – thương binh và xã hội (1997), Báo cáo nghiên cứu để thực hiện chế
độ BHTN ở Việt Nam, NXB. Hà Nội, tr. 23-24.
[2]. Bộ lao động – thương binh và xã hội (2015), Thông tư số: 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015, Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều
của Nghị định số 28/2015/NĐ/CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Việc làm vẻ bảo hiểm thất nghiệp.
[3]. Chính phủ (2014), Nghị định số: 108/2014/NĐ-CP ngày 201/11/2014 về chính
sách tinh giản biên chế.
[4]. Chính phủ (2015), Nghị đinh số: 28/2015/NĐ-CP ngày 12 /3/2015, Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm.
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết Trung ương Đảng 1996-1999,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 205.

[6]. Kynes (1944), Lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB, Giáo dục
[7]. Nguyễn Thế Khang (2013), Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – thực trạng và
giải pháp hoàn thiện, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr. 14.
[8]. Paul A. Samuelson (1997), Kinh tế học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 26.
[9]. Quốc hội (2006), Luật BHXH 2006.
[10]. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động 2012
[11]. Quốc hội (2013), Luật Việc làm 2013
[12]. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự 2015.
[13]. Trương Thị Hoài Trang (2016), “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Việt nam qua
các thời kỳ”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 310(2), tr. 27 – 30.
[14]. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số: 77/2014/QĐ-TTg ngày
24/12/2014, quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo
hiểm thất nghiệp.
[15]. Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB lao
động- xã hội.
-64-


[16]. Tổ chức Lao động thế giới (1952), Công ước số 102 ngày 28/6/1952 của Tổ
chức Lao động thế giới (ILO).
[17]. Trung tâm GTVL tỉnh Trà Vinh (2014), Báo cáo số 51/BC-TTGTVL ngày
22/12/2014.
[18]. Trung tâm GTVL tỉnh Trà Vinh (2015), Báo cáo số 44/BC-TTGTVL ngày
20/11/2015.
[19]. Vụ chính sách, Lao động và Việc làm (2000), Tóm tắt nội dung cơ bản chính
sách bảo hiểm thất nghiệp việc làm của các nước, NXB. Hà Nội, tr.35.
Trang mạng
[20]. Hoàng Mạnh, Bản tin thị trường lao động VN số 3/2014: Vì sao cử nhân thất
nghiệp giảm hơn 15.000 người?, 1410297597.htm, truy cập ngày 19/6/2016.
[21]. Huỳnh


Ngọc

Quý,

“Bảo

hiểm

thất

nghiệp”,

/>truy cập ngày 19/6/2016.
[22]. Mạc Văn Tiến, “Nhận thức chung về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp”,
/>truy cập ngày 24/06/2016.
[23]. Lê Tuyết, “Tự nguyện thất nghiệp”, truy cập ngày 26/7/2016.
[24]. Nguyên

Vũ,

/>
nghiep-tai-viet-nam-nam-ngoai-2016031911563.htm, truy cập ngày 28/7/2016.
[25]. “Tình trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay đang báo động”,
truy cập ngày 2/8/2016.
[26]. “Bảo

hiểm

thất


nghiệp

cần

hướng

vào

hổ

trợ

học

nghề”,

truy cập ngày 9/8/2016.

-65-


[27]. “Thất nghiệp”, truy cập
ngày 19/8/2016.
[28]. “Tỷ

động

bảo


hiểm

thát

nghiệp

tại

việt

nam

năm

ngoái”,

truy cập ngày 20/8/2016.
[29]. “Một số vấn đề về thất nghiệp”, truy cập ngày 25/8/2016.
[30]. “Tác động của thất nghiệp đế sự phát triển kinh tế xã hội”,
truy cập ngày 27/8/2016.
[31]. Văn Khoa, “Bão thất nghiệp đang đe dọa nền kinh tế”, />cập ngày 28/8/2016.

-66-

truy



×