Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Phƣợng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
3. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 6

7. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI
NƠI LÀM VIỆC VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ..................... 7
1.1. Khái niệm quấ y rố i tin
̀ h du ̣c ta ̣i nơi làm viê ̣c.......................................... 7
1.2. Các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục......................................... 13
1.2.1. Quấ y rố i tình dục bằ ng hành vi mang tính thể chấ t....................... 13
1.2.2. Quấ y rố i tình dục bằ ng lời nói........................................................ 14
1.2.3. Quấ y rố i tình dục bằ ng hành vi phi lời nói .................................... 15
1.3. Ảnh hưởng của quấy rối tình dục tại nơi làm việc ............................... 16
1.3.1. Ảnh hưởng của quấy rối tình dục đối với người bị quấy rối .......... 17
1.3.2. Ảnh hưởng của quấ y rố i tình dục đối với người sử dụng lao động 19
1.3.3. Ảnh hưởng của quấy rối tình dục đối với xã hội ............................ 20
1.4. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh về quấy rối tình dục tại nơi
làm việc ........................................................................................................ 21
1.4.1. Chủ thể liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi làm việc .............. 21
1.4.2. Cơ chế khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quấy rối
tính dục tại nơi làm việc............................................................................ 22


1.4.3. Chế tài xử lí đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc ..... 22
1.4.4. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ................................ 23
1.5. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quấy rối tình dục tại nơi
làm việc ........................................................................................................ 24
1.5.1. Pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc của Thụy Điển .... 24
1.5.2. Pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Singapore ......... 33
1.6. Thực trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam ................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC
TẠI NƠI LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM .......................................................... 47

2.1. Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật về quấy rối tình dục
tại nơi làm việc ở Việt Nam ......................................................................... 47
2.2. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm
việc ở Việt Nam ........................................................................................... 50
2.2.1. Những điểm tích cực ....................................................................... 51
2.2.2. Những điểm hạn chế ....................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 61
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM ................ 63
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc .. 63
3.2. Kiến nghị xây dựng bản quy tắc chống quấ y rố i tiǹ h du ̣c t ại các doanh
nghiệp ........................................................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau 30 năm tiế n hành công cuô ̣c đổ i mới toàn diê ̣n , dưới sự lañ h đa ̣o
của Đảng, đấ t nước ta đã đa ̣t đươ ̣c nhiề u thành tựu to lớn và có ý nghiã quan
trọng trong sự phát triể n của đấ t nước. Quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện và
triê ̣t để , từ viê ̣c thực hiện các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải
cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật và công
cuộc hội nhập quốc tế, đã ta ̣o ra sự thay đổ i rõ nét tình hình kinh tế – xã hội.
Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước . Tuy nhiên, xét về bản chất của sự phát triể n trên
chưa thực sự bề n vững . Từ những thành quả có ý nghĩa to lớn thì

quá trình


hội nhập cũng kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội gây ảnh hưởng tới cuộc
số ng hàng ngày và môi trường làm viê ̣c của người dân . Lố i số ng tây hóa có
xu thế “ thâm nhâ ̣p” ma ̣nh mẽ vào các mặt của đời sống và có dấu hiệu biến
tướng đi, ảnh hưởng không tốt đến các quan hệ xã hô ̣i vố n tôn tro ̣ng lễ giáo và
các giá trị truyền thống, nhiề u người lơ ̣i du ̣ng lối sống này để thỏa m ãn nhu
cầ u cá nhân . Từ đó , hàng loạt các vấn nạn xã hội xảy ra , đă ̣c biê ̣t là hành vi
quấ y rố i tin
̀ h du ̣c tại nơi làm việc.
Trên thực tế, quấy rối tình dục đã được thừa nhận là một vấn đề nghiêm
trọng có thể xảy ra đối với người lao động, người sử dụng lao động tại nơi
làm việc. Tại Đức, các kết quả điều tra năm 1998 cho thấy 93% lao động nữ
là nạn nhận của quấy rối tình dục; ở Australia cứ 10 y tá thì 6 người đã trải
qua quấy rối tình dục1…. Tại các quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, một
cuộc điều tra do Women’s Watch China thực hiện vào năm 2009 đã thấy rằng
20% trong số 1.837 phụ nữ được phỏng vấn đã bị quấy rối tình dục tại nơi
1

D.K. Srivastava, Tiến bộ của pháp luật quấy rối tình dục ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hồng Koong: Dự đoán
về cải cách hơn nữa, HARVARD INTERNATIONAL LAW JOURNAL, VOLUMME 51 – August, 2010.

1


làm việc. Một nghiên cứu khác của AWARE Singapore năm 2007 cũng có
thấy 54,4% số người được hỏi (trong tổng số 500 người) cho biết họ đã trải
nghiệm quấy rối tình dục2 . Số liệu này cho thấy quấy rối tình dục tại nơi làm
việc là một vấn đề mang tính toàn cầu.
Tại Việt Nam, do quan niệm quấy rối tình dục là chủ đề nhạy cảm, khó
nói và mang nhiều định kiến về giới. Từ đó, dù trên thực tế quấy rối tình dục

đang rất phổ biển nhưng hầu hết nạn nhận của quấy rối tình dục là phụ nữ, vì
nhiều nguyên nhân nên có rất ít người dám đứng lên để tố giác sự việc. Chính
vì vậy, cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về quấy rối tình dục
tại nơi làm việc. Trước tồ n ta ̣i t hực tế và xu hướng hành vi quấ y rố i tiń h du ̣c
tại nơi làm việc ngày càng gia tăng như hiện nay, để có một cơ sở pháp lý xây
dựng môi trường làm viê ̣c an toà n, lành mạnh và bình đẳng , Bộ luâ ̣t lao đô ̣ng
mới đươ ̣c sửa đổ i , bổ sung năm 2012 đã có 04 Điề u đề câ ̣p đế n “quấ y rố i tiǹ h
dục” và đã ban hành mô ̣t số quy đi ̣ nh liên quan đế n phòng , chống hành vi
quấ y rố i tin
̀ h du ̣c . Ủy ban Quan hệ lao động do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội chủ trì , phố i hơ ̣p với Tổ ng liên đoàn Lao đô ̣ng Viê ̣t Nam , Phòng
Thương ma ̣i và Công nghiệp Việt Nam đã xây dựng “Bô ̣ quy tắ c ứng xử về
quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc” . Đây đươ ̣c coi như mô ̣t bước tiế n quan
trọng để hoàn thiện hơn nữa nề n tảng pháp lý hướng tới giải quyế t vấ n đề
quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc. Tuy nhiên các quy đinh
̣ này v ẫn còn chung
chung, chưa cu ̣ thể ; thiế u văn bản , tài liệu hướng dẫn để nhận di ện hành vi
quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc; phòng, chố ng hành vi quấ y rối tình dục và
xử lý hành vi quấ y rố i tình du ̣c . Vì vậy để từng bước hoàn thiện khung pháp
lý, góp phần thực thi các quy đinh
̣ về quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc, pháp
luâ ̣t lao đô ̣ng về quấ y rố i tình du ̣c, do đó cầ n làm rõ hành vi quấ y rố i tình du ̣c
2

D.K. Srivastava, Tiến bộ của pháp luật quấy rối tình dục ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hồng Koong: Dự đoán
về cải cách hơn nữa, HARVARD INTERNATIONAL LAW JOURNAL, VOLUMME 51 – August, 2010.

2



tại nơi làm việc cụ thể như thế nào, biểu hiện ra sao; biện pháp, phương pháp
ngăn ngừa và xử lý.
Trước những yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, vấn đề nghiên cứu về các hành vi
quấ y rồ i tin
̀ h du ̣c ta ̣i nơi làm viê ̣c

trên khía cạnh lập pháp và áp dụng pháp

luật có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy tôi lựa chọn
đề tài “Quấ y rố i tình dục tại nơi làm việc theo pháp luâṭ Viê ̣t Nam” để thực
hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của pháp
luật về phòng chống hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc của một số
nước trên thế giới nói chung và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nói riêng.
Nghiên cứu khía cạnh pháp lý, khái quát chung về vấn đề quấy rối tình
dục đối với người lao động, thực trạng và các quy định pháp luật về quấy rối
tình dục tại Việt Nam hiện nay, cụ thể Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trong
pháp luật lao động. Từ đó đúc kết và kiến nghị hoàn thiện hơn khung pháp lý
về chống quấy rối tình dục đối với người lao động theo pháp luật Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã tồn tại từ lâu , trên thế giới
có khá nhiều công trình nghiên cứu và những bài viế t về vấn đề trên, trong đó
nổ i bâ ̣t lên có thể kể đế n một số bài nghiên cứu như: Sexual harassment in the
workplace in the European Union (1998) của Ủy ban Châu Âu – Tổ ng cục về
viê ̣c làm , quan hê ̣ pháp luật và các vấ n đề xã hội

; Sexual Harassment at


work: A trade union guide ICFTU women’s Bureau; Action against Sexual
Harassment at Work in Asia and the Paccific (2001) của nhóm tác giả Nelien
Haspels, Zaitun Mohamed Kasim, Constance Thomas, Deirdre McCann và

3


D.K. Srivasta, Tiến bộ của pháp luật quấy rối tình dục ở Ấn Độ, Trung Quốc
và Hồng Kông: Dự đoán về cải cách hơn nữa, HARVARD INTERNATIONAL
LAW JOURNAL...
Trên thực tế hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c ta ̣i nơi làm viê ̣c gây ra nhiề u hâ ̣u
quả nghiêm trọng như: Sự bất bình đẳng về giới , ảnh hưởng xấu đến chấ t
lượng lao động cũng như quyề n, lợi ích của các chủ thể trong quan hệ lao
đô ̣ng. Ở Việt Nam, hầu như không có nghiên cứu chuyên đề về quấy rối tình
dục nói chung và quấy rối tình dục tại nơi làm việc nói riêng, điều này cho
thấy quấy rối tình dục tại nơi làm việc ít được quan tâm, mặc dù đã và đang
tồn tại, có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam
hiện nay, các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về hành vi quấ y rố i tình dục tại nơi làm
viê ̣c chỉ được đề cập đến tại một vài điều luật có liên quan như: Bộ luật hình
sự và Bộ luật lao động năm 2012 và Bộ quy tắ c ứng xử về quấ y rố i tình dục
tại nơi làm viê ̣c, cũng như trong một số bài viết, tạp chí nghiên cứu khoa học
như Báo cáo nghiên cứu: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam: Bức
tranh khái quát và khung pháp lý để giải quyết, ILO – MOLISA, tháng 12 năm
2012; Quấy rối tình dục: Quy định nửa vời, An ninh thủ đô ngày 10/01/2013
của Ngọc Bảo – Huệ Linh...
Các văn bản trên đã chỉ ra một số vấn đề về phòng, chống quấy rối tình
dục đối với người lao động; tuy nhiên thực tế chưa có một công trình nghiên
cứu khoa học cụ thể, hoàn chỉnh nghiên cứu chi tiết về vấn đề quấy rối tình

dục đối với người lao động theo pháp luật Việt Nam. Do đó đây là một đề tài
mới và có nội dung không trùng lặp với các công trình đã công bố.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp lý liên quan đến hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại nơi làm
viê ̣c. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp

4


lý để tạo một môi trường làm việc lành mạnh, bình đẳng cho người lao đô ̣ng.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận về hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại
nơi làm viê ̣c.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn của vấn đề quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại nơi
làm việc; Đưa ra quy đinh
̣ pháp luâ ̣t của mô ̣t số nước về quấ y rồ i tiǹ h du ̣c tại
nơi làm việc để so sánh với pháp luật nước ta. Từ đó làm rõ những mặt tích
cực cần phát huy, hạn chế cần khắc phục và tiếp thu, vận dụng để phù hợp với
đặc điểm của môi trường làm việc tại Việt Nam.
- Nghiên cứu thực tra ̣ng , đánh giá th ành tựu và hạn chế trong áp du ̣ng
các quy định của pháp luật lao động về quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại nơi làm việc, từ
đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về
phòng, chống quấ y rố i tin
̀ h du ̣c và chế tài đối với hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại
nơi làm viê ̣c phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết

Mác – Lênin. Đây là phương pháp khoa học vận dụng nghiên cứu trong toàn
bộ luận văn để đánh giá khách quan sự thể hiện của các quy định pháp luật về
hành vi quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc.
Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phân tích, thống kê,
tổng hợp, đối chiếu để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. Ngoài ra, luận
văn còn sử dụng phương pháp so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan
đến các quy định đối với hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c giữa pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế, qua đó thấy được sự tương đồng, khác biệt của Việt

5


Nam và quốc tế làm luận cứ xác thực cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục
những bất cập của pháp luật cạnh tranh hiện nay về hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c
tại nơi làm việc, cũng như cơ chế thực thi pháp luật.
6. Những đóng góp của đề tài
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật, Luận văn sẽ đưa ra các
vấn đề lý luận xung quanh hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, các quy
định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật lao động ở Việt Nam,
thực tiễn thi hành pháp luật đánh giá về hiệu quả của các quy định pháp luật
về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở nước ta , so sánh với pháp luật một số
nước trên thế giới. Từ đó, luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về phòng,
chống hành vi quấ y rố i tin
̀ h du ̣c tại nơi làm việc , các chế tài xử lý vi phạm,
các giải pháp hạn chế, tạo môi trường làm việc lành mạnh, công bằ ng cho các
chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động tại Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài nói lời đầu, phần kết luận, luận văn được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quấy rối tình dục tại nơi làm việc và sự

điều chỉnh của pháp luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc ở
Việt Nam.
Chương 3: Mô ̣t số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quấ y rố i tình
dục tại nơi làm việc ở Việt Nam.

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI
LÀM VIỆC VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm quấ y rố i tin
̀ h du ̣c tại nơi làm việc
Có rất nhiều khái niệm gần giống với “quấy rối tình dục” và có thể
được sử dụng thay thế cho “quấy rối tình dục”, nhất là trong các văn bản dịch
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt như “quấy nhiễu tình dục”, “sách nhiễu
tình dục”… Nhưng về bản chất thì các khái niệm trên đều mang một ý nghĩa
giống như nhau.
Khái niệm quấy rối tình dục là một cụm từ ghép. Theo định nghĩa tại
cuốn Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, “Quấy rối” là một
động từ, có nghĩa là “Làm cho rối loạn, mất sự yên ổn, bình lặng”. Khi được
kết hợp với cụm từ “Tình dục”, ta có khái niệm “Quấy rối tình dục”.
Có thể hiểu rằng, quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu đặc biệt
mà hướng về giới tính của người có liên quan. Quấy rối tình dục một người là
làm cho người đó khó chịu, không thoải mái về tâm lý, bị ức chế có thể dẫn
đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, công việc...
Khái niệm quấy rối tình dục theo cách hiểu của chúng ta ngày nay ra
đời khá muộn vào những năm 1970. Trong khi các khái niệm liên quan đến
quấy rối tình dục đã tồn tại rất lâu trước đó trong nhiều nền văn hóa.

“Sự sách nhiễu tình dục” (sexual harassment) là thuật ngữ đầu tiên
được sử dụng vào năm 1973 trong cuốn sách Saturn’s ring của tác giả Mary
Rowe. Tuy nhiên, Rowe đã tuyên bố rằng cô tin rằng cô không phải là người
đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, vì quấy rối tình dục đã được thảo luận trong
nhóm phụ nữ ở Massachusetts trong đầu những năm 19703.
3

/>
7


Trong cuốn sách “Hồi ký của một cuộc cách mạng” (1999). Nhà
báo Susan Brownmiller trích dẫn rằng các nhà hoạt động của trường đại học
Cornell vào năm 1975 nghĩ rằng họ đã đặt ra thuật ngữ quấy rối tình dục. Họ
đã đề cập đến nó như là "Đe dọa tình dục”,''Cưỡng ép tình dục”, ''Bóc lột
tình dục trong công việc”4. Trước và sau khi khái niệm quấy rối tình dục ra
đời đã có rất nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và đòi thi
hành các đạo luật về chống quấy rối tình dục nói chung và quấy rối tình dục
tại nơi làm việc nói riêng.
Mặc dù ra đời khá muộn, nhưng khái niệm “quấy rối tình dục” được
nhắc đến trong các cuốn sách như trên mới chỉ đề cập đến quấy rối tình dục
dưới phương diện khoa học, nghiên cứu xã hội. Để khái niệm này được đề cập
dưới phương diện pháp luật thì phải đến những năm của thập niên 80 – 90 của
thế kỷ 20 (tuy nhiên tại thời điểm này thì khái niệm “quấy rối tình dục” trong
các văn bản pháp lý vẫn còn ở mức manh nha), khi mà các công ước của Liên
hợp quốc đã sớm đề cập đến việc chống phân biệt đối xử. Ngoài nhiều loại
phân biệt đối xử đối với phụ nữ, trong đó có đề cập đến vấn đề phân biệt đối
xử về giới, tuy nhiên cũng chưa có điều khoản nào quy định về chống quấy
rối tình dục tại nơi làm việc. Năm 1979, Liên hợp quốc có công ước CEDAW
về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ nhưng cũng

chưa có điều khoản nào nêu rõ cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Năm 1992, Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ
nữ của Liên hợp quốc trong khuyến nghị chung số 19 đưa ra định nghĩa:
“Quấy rối tình dục bao gồm hành vi tình dục không được mong muốn như
đụng chạm và tán tỉnh về thể xác, những bình luận mang sắc màu gợi dục,
đưa cho xem sách báo khiêu dâm và bày tỏ đòi hỏi tình dục, dù bằng lời nói
hay hành động. Hành vi như vậy có thể là hành vi làm nhục và có thể tạo
4

/>
8


thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe; hành vi này là phân biệt đối xử khi
một phụ nữ có những lý do hợp lý để tin tưởng rằng sự phản đối của người
phụ nữ đó sẽ gây bất lợi cho mình liên quan tới việc của mình, bao gồm cả
tuyển dụng và thăng tiến hoặc khi hành vi này tạo ra một môi trường làm việc
thù địch”5.
Định nghĩa này làm nổi bật được một nội hàm của quấy rối tình dục là
hành vi tình dục của một người mà không được đối phương đồng ý, mặc dù
chưa nói rõ thế nào là hành vi tình dục và mặc dù đã có gắng nêu nhiều biểu
hiện của quấy rối tình dục nhưng thật là khó có thể nêu hết. Tuy nhiên,
Khuyến nghị cũng nêu rõ “Bạo lực trên cơ sở giới là một hình thức của phân
biệt đối xử cản trở nghiêm trọng khả năng của phụ nữ được hưởng các quyền
và sự tự do trên cơ sở bình đẳng với nam giới”6. Khuyến nghị còn lưu ý rằng
bình đẳng trong việc làm có thể bị hủy hoại nghiêm trọng khi phụ nữ là đối
tượng của bạo lực trên cơ sở giới, chẳng hạn quấy rối tình dục tại nơi làm
việc. Các bên của Công ước phải thực hiện các biện pháp pháp lý hoặc biện
pháp khác cần thiết để bảo vệ phụ nữ một cách hiệu quả chống bạo lực trên cơ
sở giới, bao gồm tấn công và quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng châu Âu (COE) coi quấy rối tình
dục là hành vi bất hợp pháp. Ủy ban châu Âu của EU định nghĩa quấy rối tình
dục là: “Hành vi không mong muốn của một bản chất tình dục, hoặc những
hành vi khác dựa vào giới tính ảnh hưởng đến nhân phẩm của phụ nữ và nam
giới trong công việc. Điều này bao gồm hành vi, bằng lời hoặc không lời
không mong muốn”7
5

Khuyến nghị chung số 19 của Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ - Liên hợp
quốc.
6

Khuyến nghị chung số 19 của Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ - Liên hợp
quốc.
7

Ủy ban các cộng đồng châu Âu.

9


Không giống như định nghĩa quốc tế khác về quấy rối tình dục, Ủy ban
châu Âu cũng phân biệt ba loại quấy rối tình dục: Quấy rối tình dục thể chất,
lời nói, và không lời và nói rằng đó là một loạt các hành vi không thể chấp
nhận: Tiến hành được xem là quấy rối tình dục nếu đó là không mong muốn,
không đúng, gây khó chịu; nếu sự từ chối của nạn nhân hoặc chấp nhận các
hành vi quấy rối gây ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến việc làm
của mình hoặc tiến hành tạo ra một môi trường làm việc đáng sợ, thù địch
hay nhục nhã cho người nhận8.
Bên cạnh đó, cụm từ “quấy rối tình dục tại nơi làm việc” được sử dụng

đầu tiên tại Công ước số 169 (1989) của Tổ chức lao động quốc tế ILO về
những người bộ tộc bản địa. Công ước này ghi nhận quấy rối tình dục như là
một hình thức phân biệt đối xử, quy định các Chính phủ nên thực hiện đến
mức có thể để ngăn ngừa bất kỳ sự phân biệt đối xử nào giữa những người lao
động thuộc những nhóm người mà Công ước này áp dụng và những người lao
động khác, bao gồm thực hiện những biện pháp để bảo đảm rằng họ được bảo
vệ khỏi quấy rối tình dục.
Theo Ủy ban chuyên gia (CEACR) của ILO thực hiện Điều tra đặc biệt
năm 1996 về Công ước 111 (không phân biệt đối xử trong nghề nghiệp và
việc làm) và Điều tra chung 1988 về Bình đẳng trong Việc làm và Nghề
nghiệp, nhận định: “Quấy rối tình dục được xác định là một hình thức của
phân biệt đối xử dựa trên giới tính; và quấy rối tình dục phá hoại sự bình
đẳng tại nơi làm việc bằng cách gây ra vấn đề về đạo đức của cá nhân, phúc
lợi của người lao động; quấy rối tình dục gây thiệt hại cho doanh nghiệp
bằng cách làm suy yếu những nền tảng theo đó các mối quan hệ làm việc
được xây dựng và làm giảm sút năng suất”9.
8

Ủy ban các cộng đồng châu Âu.

9

Ủy ban chuyên gia của Tổ chức lao động quốc tế

10


Ủy ban cũng cho rằng, để lên tới quấy rối tình dục thì hành vi quấy rối
phải là một điều kiện để làm việc hoặc điều kiện tiên quyết cho quyết định
tuyển dụng hoặc ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Từ đó, CEACR khuyến

nghị các quốc gia đề cập quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong phạm vi của
Công ước 111.
Tóm lại, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hình thức quấy rối tình
dục trong hoàn cảnh riêng biệt về thời gian, địa điểm:
Thứ nhất, về địa điểm của quấy rối tình dục là : “Tại nơi làm việc”.
Phạm vi “Tại nơi làm việc”, ta không giới hạn ở nơi làm việc theo
nghĩa của một không gian vật lý, trong đó công việc trả lương diễn ra trong
tám tiếng mỗi ngày mà có thể được hiểu theo nghĩa rộng là phòng làm việc,
nhà ăn tập thể, phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng họp, phòng học, thư viện,
câu lạc bộ của doanh nghiệp, cơ quan…Trong trường hợp công tác xa thì có
thể là trên tàu, xe, nhà nghỉ, khách sạn nơi đến công tác…
Ngoài ra, quấy rối tình dục tại nơi làm việc không nhất thiết phải xảy ra
tại nơi làm việc mà có thể xảy ra bất cứ đâu liên quan đến công việc hoặc các
mối quan hệ công việc. Ví dụ, nó có thể diễn ra ở một sự kiện do công ty tổ
chức, trong các chuyến công tác, tại cơ sở của khách hàng, tại các khóa tập
huấn, ăn trưa hoặc tối mang tính chất công việc, các chiến dịch quảng bá hoặc
sự kiện quan hệ công chúng, khách hàng, đối tác hoặc đối tác tiềm năng, trong
các cuộc điện thoại hoặc những hình thức giao tiếp khác trên mạng máy
tính…
Như vậy, có thể xác định địa điểm có thể xảy ra quấy rối tình dục tại
nơi làm việc bao gồm :
- Cơ quan, phòng làm việc, phân xưởng, công ty...
- Tất cả địa điểm liên quan đến công việc như: Nơi diễn ra hội nghị, hội
thảo, tập huấn; các khu vực công cộng của cơ quan, doanh nghiệp: Bếp

11


ăn, nhà tắm, khu vệ sinh, hội trường, sân, vườn; khu vực chức năng:
Phòng chuyên đề, phòng thể thao; địa điểm thực hành, diễn tập; trên ô

tô, máy bay, tàu, khách sạn (các chuyến công tác); nhà, phòng riêng của
kẻ quấy rối hoặc người bị quấy rối; quán cà phê, quán ăn…nơi ăn tối,
ăn trưa vì mục đích công việc; các cuộc nói chuyện điện thoại và giao
tiếp qua phương tiện thông tin điện tử.
Thứ hai, về thời gian quấy rối tình dục tại nơi làm việc không nhất thiết
phải diễn ra trong thời giờ làm việc. Nó có thể xảy ra trong giờ làm việc hoặc
ngoài giờ làm việc, là thời gian có liên quan đến công việc của những chủ thể
thực hiện hoặc bị quấy rối tình dục. Nó là khoảng thời gian mà người bị quấy
rối ở các địa điểm kể trên mà người lao động ở đó vì công việc hoặc liên quan
đến công việc.
Qua những phân tích trên về khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm
việc, cách đưa khái niệm rõ ràng, cụ thể và chi tiết, bởi lẽ việc đưa khái niệm
như vậy sẽ giúp những người làm việc trong môi trường lao động dễ nhận
thức, hiểu biết và dễ áp dụng hơn bất kể trình độ của họ thấp hay cao. Như
vậy, một định nghĩa rõ ràng phải nêu đủ chủ thể, tác động, hành vi quấy rối
tình dục, địa điểm nơi làm việc…tiêu biểu như cách định nghĩa của nhóm
nghiên cứu thuộc Vụ Bình đẳng giới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với Văn phòng ILO tại Việt Nam: “Quấy rối tình dục là bất kỳ hành
vi mang tính bản chất tình dục hoặc gợi dục của một người, bao gồm bằng lời
nói, không bằng lời nói, thị giác, cử chỉ và hành động nhằm vào một người
khác mà người đó không mong muốn hoặc thấy khó chịu. Hành vi như vậy có
thể là hành vi làm nhục, tạo thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe, gây bất
lợi cho người tiếp nhận liên quan tới những lợi ích từ việc làm của người đó,
gồm cả trong quá trình tuyển dụng và thăng tiến hoặc khi hành vi này tạo ra
một môi trường làm việc ghê sợ; và tại nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào

12


xảy ra hành vi quấy rối mà người lao động ở đó vì liên quan đến vị trí công

việc đảm bảo nhận hoặc để thực hiện nhiệm vụ được giao.”10
Ngoài ra , từ viê ̣c triể n khai thực tiễn những quy đinh
̣ của

Bộ luâ ̣t lao

đô ̣ng và các văn bản có liên quan , Bô ̣ quy tắ c ứng xử về quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại
nơi làm viê ̣c cũng đã đưa ra mô ̣t đinh
̣ nghiã gầ n tương đồ ng so với các quan
điể m nêu trên , quấ y rố i tin
̀ h du ̣c tại Bộ quy tắc được định nghĩa là “Hành vi
có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới ,
đây là hành vi không được chấ p nhận, không mong muố n và không hợp lý làm
xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn , đáng sợ,
thù địch và khó chịu”.11
1.2. Các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục
1.2.1. Quấ y rố i tình dục bằ ng hành vi mang tính thể chất
Hành vi "Là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn
thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể
là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới"12, là hành động hoặc phản ứng của
đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động
đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công
khai hay bí mật, tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay
đổi qua thời gian.
Quấ y rố i tình du ̣c bằ ng hành vi mang tính thể chất là những hành động
của con người như tiếp xúc hay cố tình động chạm thể xác nhất là vị trí nhạy
cảm, sờ mó cơ thể , cấu véo, ôm ấp hay tìm cách hôn không được người kia
cho phép hay mong muốn, hành vi nhìn trộm qua cửa nhà tắm , nhà vệ sinh ,

10


Nhóm nghiên cứu thuộc Vụ Bình đẳng giới Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

11

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

12

/>
13


cho tới hình thức tố i tê ̣ nhấ t của hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c là cưỡng dâm, hiế p
dâm và tấ n công tin
̀ h du ̣c.
Những hành vi mang tiń h thể chấ t với mu ̣c đić h là

quấ y rố i tiǹ h du ̣c

phải đảm bảo yếu tố do con người thực hiê ̣n, khi có đủ khả năng nhâ ̣n thức và
làm chủ hành vi của mình với mục đić h để thỏa mañ những nhu cầ u về tiǹ h
dục của cá nhân người thực hiện hành vi . Những hành vi này đề u không nhâ ̣n
đươ ̣c sự đồ ng thuâ ̣n, gây khó chiu,
̣ có khi là hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe ,
danh dự, nhân phẩ m của người bị quấy rối.
1.2.2. Quấ y rố i tình dục bằ ng lời nói
Trong cuô ̣c số ng của con người , để giao tiế p với cô ̣ng đồ ng , giao tiế p ,
viê ̣c trao đổ i thông tin , bày tỏ cảm xúc , tâm tư nguyện vọng giữa người với
người đươ ̣c thực hiê ̣n chủ y ếu qua lời nói . Tuy nhiên, có một thực tế đã cho

thấ y rằ ng hành vi quấ y rố i tiǹ h du ̣c bằ ng lời nói là hiǹ h thức phổ biế n nhấ t
trong các hin
̀ h thức thể hiê ̣n của quấ y rố i tiǹ h du ̣c tại nơi làm việc.
Trong môi trường làm viê ̣c , giao lưu, trao đổ i đôi khi là chia sẻ những
vấ n đề trong cuô ̣c số ng là hành vi thông th ường, có những lời khen mang tính
khích lệ và phù hợp với văn hóa tuy nhiên nhiều câu bông đùa

, cơ ̣t nhả của

đồ ng nghiê ̣p, tán tỉnh tình d ục, bày tỏ các yêu cầu về tình dục , kể nghe phim
gơ ̣i du ̣c, khiêu dâm hay những cuô ̣c he ̣n đi picnic , đi tắ m hơi mang m ục đích
xấ u về tình du ̣c. Đó chính là những ví du ̣ cu ̣ thể cho hành vi quấ y rố i tình du ̣c
bằ ng lời nói.
Bô ̣ quy tắ c ứng xử về quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc đã liệt kê cụ thể
mô ̣t số trường hơ ̣p là hành vi quấ y rố i tình du ̣c bằ ng lời nói bao gồ m các nhận
xét không phù hợp về mặt xã hội , văn hóa và không đươ ̣c mong muố n , bằ ng
những ngu ̣ ý về tình du ̣c như truyê ̣n cười gơ ̣i ý về tình du ̣c, những nhâ ̣n xét về
trang phu ̣c hay cơ thể của mô ̣t người nào đó khi có mă ̣t ho ̣ hoă ̣c hướng tới ho ̣ .

14


Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và nhữn

g yêu cầ u không

mong muố n hay lời mời đi chơi mang tiń h chấ t cá nhân mô ̣t cách liên tu ̣c.
Hành vi quấ y rố i tin
̀ h du ̣c bằ ng lời nói và hành vi không đươ ̣c coi là
quấ y rố i tin

̀ h du ̣c có một danh giới rất mong manh , rấ t khó có thể q uy kế t lời
nói mang tính chất quấ y rố i tiǹ h du ̣c do những hành vi này thường không
đươ ̣c nhâ ̣n biế t đầ y đủ hoă ̣c không đươ ̣c hành giá đúng m

ức đ ộ hoă ̣c đánh

đồ ng những lời nói đó là quan tâm , trêu đùa với nhau . Ngoài ra với tâ m lý e
ngại, sơ ̣ bi ̣liên l ụy hay vì mô ̣t số lý do , hoặc lơ ̣i ić h tư lơ ̣i riêng nên hành vi
quấ y rố i dễ bi ̣bỏ qua , không đươ ̣c làm rõ ràng minh ba ̣ch nên rấ t it́ người bi ̣
quấ y rố i có thể can đảm tố giác hành vi quấy rối trên dù thực tế việc quấ y rố i
tình dục bằ ng hin
̣ bức
̀ h thức nêu trên xảy ra rấ t phổ biế n , gây tâm lý khó chiu,
xúc cho người bị quấy rối.
Bị quấy rối tình dục bằng lời nói cũng như là sự khủng bố về tinh thần,
sẽ tạo ra một môi trường sống và làm việc không trong sạch, nhân phẩm con
người bị xúc phạm, gây tâm lý e dè, sợ hãi, phần nào làm giảm sút sức lao
động, sự sáng tạo trong công việc của con người, đôi khi gây ức chế tâm lý
dẫn đến những hành động mang hâ ̣u quả khó lường.
1.2.3. Quấ y rố i tình dục bằ ng hành vi phi lời nói
Quấ y rố i tình du ̣c bằ ng hành vi phi lời nói gồ m các hành đô ̣ng không
đươ ̣c mong muố n như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích

, biể u hiê ̣n không đứng

đắ n, cái nhìn gợi tình , nháy mắt liên tục , các cử chỉ của các ngón tay…Hình
thức này cũng bao gồ m viê ̣c phô bày các t ài liệu khiêu dâm, hình ảnh, đồ vâ ̣t,
màn hình máy tính , các áp phích, thư điê ̣n tử , gửi tin nhắ n có chứa những nô ̣i
dung gơ ̣i du ̣c, dâm du ̣c, khiêu dâm.
Không phải lúc nào con người ta cũng dùng lời nói hay hành đô ̣ng để

diễn đa ̣t suy nghi ̃, từ việc liệt kê hàng loạt các hành vi là quấ y rố i tiǹ h du ̣c, ta
có thể thấy hành vi phi lời nói bao gồm các cử chỉ, ám hiệu, ánh mắt, vẻ mặt.

15


Trong một số hoàn cảnh có những người giao tiếp không chuyển ý muốn của
mình bằng lời nói và chữ viết mà bằng những cử chỉ, ám hiệu, ánh mắt,…ví
dụ con người thường có hành động mắt nhìn ngang dọc khi họ nói dối, khi
xấu hổ sẽ đỏ mặt, cúi mặt nhìn xuống đất…Có thể nói, mọi cử chỉ, động tác
đều có nghĩa, không có cử chỉ, động tác nào là ngẫu nhiên. Trong loại hình
giao tiếp này, người ta phải phỏng đoán nhiều về ý nghĩa của các cử chỉ, động
tác. Cũng chính vì vậy , viê ̣c xác đinh
̣ đâu là hành vi mang tính chất quấ y rố i
tình dục đâu không phải cũng thâ ̣t khó để xác đinh?
̣
Tóm lại, có thể hiểu những hành vi này một cách đơn giản là những lời
nói bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ liên quan đến tình dục như: Tán tỉnh,
gửi ảnh, tặng quà, tin nhắn, sờ mó, sàm sỡ… đeo bám ép buộc người bị hại có
thể nghiêm trọng hơn như ép quan hệ tình dục, cưỡng dâm, tống tiền… Nhìn
chung, các hình thức phổ biến nhất của quấy rối tình dục là dạng hành vi như
trò đùa giỡn, nhận xét khiếm nhã về cơ thể người khác. Bên cạnh đó, các hình
thức phi ngôn ngữ như nhìn chằm chằm hay huýt sáo, sờ mó… được khiếu
nại khá phổ biến và thường xuyên. Hành vi quấ y rố i tình du ̣c tại nơi làm việc
bằ ng hình thức nào cũng đề u khó xác đinh
̣ và đố i với quan niê ̣m suy ngh

ĩ e

dè, sơ ̣ xấ u hổ và cái nhìn của xã hô ̣i cũng chưa thâ ̣t sự đầ y đủ về những hành

vi trên khiế n cho rấ t nhiề u na ̣n nhân của hành vi quấ y rố i đề u nín nhiṇ và im
lă ̣ng bỏ qua mo ̣i chuyê ̣n, vì vây rấ t nhiề u vụ việc không đươ ̣c đưa ra ánh sáng,
khiến cho cô ̣ng đô ̣ng người lao đô ̣ng ta ̣i Viê ̣t Nam , đă ̣c biê ̣t là nữ giới ngày
càng chịu nhiều ấm ức, khó chịu đối với môi trường làm việc của mình.
1.3. Ảnh hƣởng của quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quấ y rố i tì nh du ̣c tại nơi làm việc gây ra những hậu quả nghiêm trọng
không chỉ với những nạn nhân bị quấy rối, người sử dụng lao động mà còn có
những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

16


1.3.1. Ảnh hưởng của quấy rối tình dục đối với người bị quấy rối
Người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể là nam hoặc nữ, là
người lao động hoặc người sử dụng lao động, nhưng cho dù là đối tượng nào,
nếu là nạn nhân của quấy rối tình dục thì sẽ chịu những tổn thương rất lớn về
tinh thần. Khi những hành vi quấy rối tình dục lặp đi lặp lại sẽ làm cho nạn
nhân từ trạng thái xấu hổ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang
mang, rơi vào khủng hoảng tinh thần và có những ám ảnh thường xuyên.
Quấy rối tình dục có thể làm đảo lộn đời sống tinh thần của họ, sự chịu đựng,
ấm ức, buồn tủi kéo dài khiến đầu óc họ bị căng thẳng dẫn đến trầm cảm và
những sang chấn tâm lí khác.
Sự thương tổn về mặt tinh thần, cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân
phẩm, các nạn nhân của quấy rối tình dục có thể mắc các hội chứng suy
nhược, đau đầu, mệt mỏi… Cộng thêm với sự im lặng, không phản ứng lại,
thậm chí thỏa hiệp, để lại những ấm ức không được giải tỏa nên những hội
chứng trên càng thêm trầm trọng.
Những triệu chứng trên thể hiện rõ ở phụ nữ hơn ở nam giới vì bản chất
của họ vốn yếu đuối, ít đấu tranh, không muốn làm to chuyện mà chỉ âm thầm
chịu đựng. Như một hệ quả tất yếu, những tổn thương về mặt tinh thần sẽ kéo

theo nhiều hệ lụy khác mà trước tiên có thể thấy rõ là sự ảnh hưởng về sức
khoẻ. Những tác động tâm lý có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày, tăng
huyết áp, rối loạn chức năng sinh lý, lãnh cảm ở phụ nữ, bất lực ở nam giới.
Điều tra ở Luxembourg thấy rằng: 9% các nhân viên phàn nàn về sự
căng thẳng và trầm cảm sau khi bị quấy rối tình dục. Kết quả nghiên cứu của
Na Uy cho thấy đau cơ bắp, lưng và cổ là những hậu quả của quấy rồi tình
dục. Nghiên cứu quốc gia của Thụy Điển cũng chỉ ra rằng: 18% phụ nữ bị
quấy rồi tình dục tại nơi làm việc báo cáo đau đầu và nhức mỏi cơ bắp; 16%

17


phản ứng căng thẳng như tim đập nhanh và gặp vấn đề về mất ngủ; 12% trở
nên chán nản và 2% đã nghĩ đến tự sát13…
Tất cả những ảnh hưởng về tâm lí, sức khoẻ khiến cho khả năng làm
việc của nạn nhân bị giảm sút. Đối với người lao động, họ phải đối mặt với
nguy cơ mất việc làm. Theo thống kê của Ủy ban quốc gia nghiên cứu về phụ
nữ của Mỹ thì “Phụ nữ Mỹ bỏ việc nhiều hơn nam giới đến 9 lần, chuyển
công việc nhiều hơn 5 lần và mất việc nhiều hơn 3 lần mà nguyên nhân là do
quấy rối tình dục”14. Bên cạnh đó người lao động cũng bị đánh mất nhiều cơ
hội thăng tiến trong công việc vì quấy rối tình dục. Ủy ban bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ Mỹ đã kết luận trong một bản tổng kết rằng “Quấy rối tình dục là
một trong những nguyên nhân cản trở chủ yếu người phụ nữ trong việc thăng
tiến nghề nghiệp, kết quả và sự hài lòng đối với công việc của họ”15.
Người lao động bị quấy rối tình dục còn có nguy cơ bị tai nạn lao động
do tâm lí luôn lo lắng, sợ hãi nên không tập trung trong công việc. Đối với
người sử dụng lao động, khi trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục, họ sẽ
chịu nhiều áp lực trong việc quản lý nếu như vì tâm lý xấu hổ, sợ ảnh hưởng
đến danh tiếng mà không kiên quyết với hành vi của kẻ quấy rối tình dục.
Người sử dụng lao động có thể bị uy hiếp, doạ dẫm làm mất đi sự khách quan

trong các quyết định liên quan đến công việc của họ.
Bên cạnh đó, quấy rối tình dục cũng có thể gây ra những tổn hại về tài
chính cho nạn nhân. Nạn nhân thường cố gắng né tránh những hành vi quấy
rối bằng cách nghỉ ốm, hoặc nghỉ không lương; thậm chí thôi việc hoặc
chuyển tới làm công việc khác. Điều này đem lại hậu quả là mất mát về
lương.
13

/>
14

/>
15

/>
18


1.3.2. Ảnh hưởng của quấ y rố i tình dục đối với người sử dụng lao
động
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc không những gây ra những hậu quả
trực tiếp, nghiêm trọng đối với nạn nhân mà còn gián tiếp gây ra những thiệt
hại về kinh tế cho người sử dụng lao động. Đối với mỗi doanh nghiệp thì ổn
định sản xuất là vấn đề quan trọng hàng đầu. Quấy rối tình dục tại nơi làm
việc khiến cho người lao động không yên tâm làm việc, năng suất lao động
giảm sút từ đó ảnh hưởng đến năng suất chung của cả doanh nghiệp. Vấn nạn
quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều
chi phí, trong đó phải kể đến:
+ Chi phí bù đắp do sản xuất bị ngừng trệ vì người lao động nghỉ việc;
+ Chi phí tổ chức, đào tạo lại bộ máy nhân sự;

+ Chi phí bị mất do năng suất lao động giảm sút;
+ Chi phí bồi thường cho người lao động;
Nhưng thiệt hại lớn nhất đối với một doanh nghiệp vì vấn nạn quấy rối
tình dục đó là thiệt hại về nhân lực, về yếu tố “Con người”, bởi lẽ con người
là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Quấy rối tình dục tại nơi làm
việc trong nhiều trường hợp còn làm giảm sút uy tín của doanh nghiệp, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường
của doanh nghiệp.
Không những thế, quấy rối tình dục tại nơi làm việc còn tạo ra môi
trường làm việc không lành mạnh. Quấy rối tình dục không những tác động
tiêu cực đến nạn nhân mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh
bởi lẽ những người lao động trong quá trình lao động sản suất đều có sự liên
quan và tác động qua lại lẫn nhau. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động là môi trường lao động, hay nói cách khác là bầu không
khí tập thể tại nơi làm việc. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm

19


lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ
của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo
nên bầu không khí của tập thể.
Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này
sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với
lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng
suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quấy rối tình dục
tại nơi làm việc tạo môi trường làm việc không thân thiện, thù địch, nghi kỵ
phá vỡ các mối liên hệ giữa những người lao động với nhau.
Nghiên cứu định tính của Phần Lan (Varsa 1993) trên nhiều phụ nữ báo
cáo hành vi quấy rối tình dục cho thấy: “Các nhân viên cảm thấy bị đồng

nghiệp cô lập, hoặc nhận được những lời chỉ trích bất công từ đồng nghiệp
của họ về việc bị quấy rối tình dục, do đó, động lực làm việc của họ bị giảm
sút. Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc vô hình chung đã có tác động
có hại đến bầu không khí chung tại nơi làm việc. Nghiên cứu của trường Đại
học Quốc gia Thụy Điển cũng báo cáo hậu quả tiêu cực của QRTD với môi
trường làm việc như sau: cách ly, cô lập (17%); các tin đồn thất thiệt (10%);
những chỉ trích không có cơ sở theo chiều hướng xấu (17%)16…”
Môi trường lao động như vậy rất dễ gây ra sự ức chế tâm lí vì người lao
động luôn trong trạng thái lo lắng, đề phòng lẫn nhau. Hậu quả cuối cùng vẫn
là sự giảm sút khả năng lao động gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người sử
dụng lao động.
1.3.3. Ảnh hưởng của quấy rối tình dục đối với xã hội
Quấy rối tình dục còn gây ra những hậu quả xã hội. Trước hết, chính nó
là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nguồn nhân lực luân chuyển từ nơi

16

/>
20


×