Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu ứng dụng cây xoan neem và chế phẩm vineem 1500EC trong phòng trừ sâu brevicoryne brassicae và myzus persicae hại rau họ hoa thập tự tại thái nguyên năm 2009 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: B2009-TN03-25

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÂY XOAN NEEM VÀ
CHẾ PHẨM VINEEM 1500EC TRONG PHÒNG TRỪ SÂU
MYZUS PERSICAE VÀ BREVICORYNE BRASSICAE HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỰ TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2009 – 2010

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: Ths. Bùi Lan Anh

Thái Nguyên – 2010
1


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÂY XOAN NEEM VÀ
CHẾ PHẨM VINEEM 1500EC TRONG PHÒNG TRỪ SÂU
MYZUS PERSICAE VÀ BREVICORYNE BRASSICAE HẠI RAU


HỌ HOA THẬP TỰ TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2009 – 2010

Mã số :

B2009-TN03-25

Chủ trì:

Ths. Bùi Lan Anh

Tel

0956.883.999

:

Email :



Cơ quan chủ trì đề tài: Bộ giáo dục và đào tạo
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Thời gian thực hiện: 2009 – 2010

1. Mục tiêu:
1.1. Xác định được phổ ký chủ, diễn biến sâu (Brevicoryne brassicae, Myzus
persicae) hại rau bắp cải.
2



1.2. Xác định được tác dụng (gây ngán, xua đuổi, tiêu diệt) sâu (Brevicoryne
brassicae, Myzus persicae) hại rau họ hoa thập tự của quả xoan Neem.
1.3. Xác định được hiệu quả trừ sâu (Brevicoryne brassicae, Myzus
persicae) hại rau họ hoa thập tự của dung dịch ngâm quả, lá xoan Neem và chế
phẩm Vineem 1500EC.
1.4. Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm quả, lá
xoan Neem và chế phẩm Vineem 1500EC đến năng suất bắp cải.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất rau tại Thái Nguyên năm 2009 - 2010
2.2. Điều tra diễn biến sâu Brevicoryne brassicae, Myzus persicae hại rau
bắp cải.
2.3. Nghiên cứu xác định tác dụng (xua đuổi, tiêu diệt) sâu Brevicoryne
brassicae, Myzus persicae hại rau họ hoa thập tự của lá, quả xoan Neem.
2.4. Nghiên cứu xác định hiệu quả trừ sâu Brevicoryne brassicae, Myzus
persicae hại rau họ hoa thập tự của dung dịch ngâm quả, lá xoan Neem và chế
phẩm Vineem 1500EC.
2.5. Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm quả,
lá xoan Neem và chế phẩm Vineem 1500EC đến năng suất bắp cải.
3. Kết quả chính đạt được
Đề tài là một hướng nghiên cứu mới trong việc phòng trừ sâu Brevicoryne
brassicae, Myzus persicae hại rau họ hoa thập tự nói chung và rau bắp cải nói
riêng theo hướng nông nghiệp hữu cơ và kết quả thu được là rất khả quan. Hiệu lực
của dung dịch ngâm lá, quả xoan Neem và của chế phẩm Vineem 1500EC đạt cao
3


nhất đối với sâu Brevicoryne brassicae, Myzus persicae hại bắp cải sau phun 7
ngày. Trong đó, hiệu lực trừ rệp cao nhất là chế phẩm Vineem 1500EC, đạt 88,3%;
tiếp đó đến dung dịch ngâm quả xoan, đạt 80,6% (thấp hơn so với chế phẩm

Vineem 1500EC 7,7%) và đều cao hơn dung dịch ngâm lá xoan ở mức độ tin cậy
99%.
Hiệu lực trừ rệp của chế phẩm Vineem 1500EC đạt 88,3% , cao hơn hiệu lực
của dung dịch ngâm quả xoan 7,7% ở mức độ tin cậy 95%.
Điều đó chứng tỏ phương pháp sử dụng dung dịch ngâm lá và quả xoan
Neem có hiệu quả diệt trừ sâu Brevicoryne brassicae, Myzus persicae cao, đồng
thời phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện. Kết quả này không những có ý nghĩa
khoa học rất lớn, mà còn mở ra một hướng nghiên cứu mới trong canh tác rau ở
Việt Nam theo hướng nông nghiệp hữu cơ; hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật; không gây ô nhiễm môi trường; không ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
những loài có ích; không có dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm; không gây
hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc của sâu hại. Phương pháp này đơn giản, dễ
làm, sẵn có cho nên người nông dân có thể chủ động trong việc trừ sâu hại nói
chung và Brevicoryne brassicae, Myzus persicae nói riêng.

4


SUMMARY
Project title: Researching result of applying the mash Neem leaf, seed
Neem and Vineem 1500EC production for preventing cruciferous
vegetables (Brassicaceae ) aphids (Brevicoryne brassicae, Myzus

persicae) in 2009 - 2010 in Thai Nguyen

Code number: B2009-TN03-25
Coordination: M.Sc. Bui Lan Anh
Implenenting institution: Ministry of Education and Training
Cooperating institution (members): Dr. Nguyen The Hung
Duration: 2009 - 2010

1. Objectives
1.1. Determine the movement of the gabbage aphids (Brevicoryne brassicae,
Myzus persicae)
1.2. Determine the effects (chase, exterminate) of the mash leaf and seed
Neem to cruciferous vegetables aphids.
1.3. Determining the effect of eradecating cruciferous vegetables aphids
(Brevicoryne brassicae, Myzus persicae) of the mash leaf and seed Neem, Vineem
1500EC production
1.4. Assessing the impact of using the mash leaf and seed Neem, Vineem
1500EC production on the cabbage yield
2. Main contents
5


2.1. Assessing the situation of Thai Nguyen vegetable production in 2009 2010
2.2. Studying and investigating the evolution of cabbage (Brevicoryne
brassicae, Myzus persicae) through the investigation periods
2.3. Researching and examining the ability of chasing, exterminating
cruciferous vegetables aphids (Brevicoryne brassicae, Myzus persicae) of Neem
leaf anf seed mash.
2.4. Researching and examining the effect of eradecating cruciferous
vegetables aphids (Brevicoryne brassicae, Myzus persicae) of Neem leaf, seed
mash and Vineem 1500EC production.
2.5. Researching to determine the influence of using the Neem leaf and seed
mash, Vineem 1500EC production on the cabbage yield
3. Result obtainned
The project is the new potentially research direction on preventing
cruciferous vegetables aphids (Brevicoryne brassicae, Myzus persicae) general as
well as the cabbage ingeneral towards the organic agriculture and the obtained
result has fully potential:

The effect of mash leaf Neem and seed Neem, Vineem 1500EC production
reached the highest proportion for cabbage aphids Brevicoryne brassicae, Myzus
persicae after 7 - injection – days. In particular, the highest effect of Brevicoryne
brassicae, Myzus persicae elimination was Vineem 1500EC production, reaching
88,3%, after by the Neem seeds , reaching 80,6% ; higher than the leaf mash at
99% level of significance.

6


The effect of gabbage aphids of Vineem 1500EC production obtained at
88,3%, higher than the Neem seed mash 7.7% at 99% level of significance.
It is improved that the method of using Neem leaf and seed mash is quite
simple and specially easy for farmers to implement. This result is not only has
great scientific significance, but also opens a new potentally research direction in
the cultivation of vegetables in Vietnam towards the organic agriculture. On the
other hand, by this method the farmers can take the initiative in excluding harmful
Brevicoryne brassicae, Myzus persicae to protect crops, also not to pollute the
environment or to affect the human health. Concretely, these species are useful
without residues of chemical residual in products.

7


PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau họ hoa thập tự, có vai trò quan trọng đối với đời sống hàng ngày của
nhân dân ta. Họ này có thành phần khá phong phú như: rau cải xanh, cải bắp, su
hào,... giữ vai trò quan trọng trong vụ đông xuân. So với năng suất rau của nhiều

nước trên thế giới thì năng suất rau ở nước ta còn thấp, một trong những nguyên
nhân chủ yếu là do sâu bệnh hại. Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm sâu hại
làm giảm năng suất rau 15 – 20%. Trong các loài sâu hại cải thì rệp (Brevicoryne
brasicae và Myzus persicae) là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vì
rệp không chỉ chích hút nhựa cây, gây tổn thương cho cây, mà rệp còn là môi giới
(vật chủ trung gian) truyền 17 loại bệnh virus cho cây như: Cauliflower Mosaic
Virus (CaMV), Turnip Mosaic Virus (TuMV), Turnip mild yellows Virus
(BWYR),... (Frische, R., Karl E., Lehmann W., und Proeseler G., 1972; Heinz
Dubnik, 1991; Hill, 1983; Hoffmann & Schmutterer, 1999). Đây là một loại bệnh
cực kỳ nguy hiểm nhất đối với cây trồng nói chung và rau họ hoa thập tự nói riêng,
vì khi cây bị bệnh không có biện pháp nào để trừ, lúc đó chỉ có nhổ bỏ cây bị bệnh
sau đó vệ sinh ngay vùng cây bị bệnh để bệnh khỏi lan truyền sang diện rộng. Cho
nên, để phòng ngừa bệnh virus hại rau họ hoa thập tự, việc quan trọng là phải diệt
trừ môi giới truyền bệnh virus đó là rệp.

Cây bắp cải bị rệp hại

Triệu chứng cải bị rệp

Triệu chứng cải bị rệp

hại

hại

8


Ngoài ra, rệp còn bài tiết chất dịch mật để kiến đến ăn, sau khi kiến ăn xong,
dịch mật do rệp tiết ra vẫn còn dính bám trên bề mặt lá, cành non, tạo điều kiện

cho nấm muội đen (Capnodium sp) phát triển, bao bọc mặt lá cây làm cản trở khả
năng quang hợp của lá, làm cho cây chậm lớn, giảm năng suất, chất lượng rau.

Triệu chứng cải bị rệp

Rệp hại

Bệnh virus (TuMV)

Bệnh virus (BMYV)

Bệnh virus (TuMV)

Bệnh virus (TuMV)

Nấm Capnodium sp bắt

hại

Bệnh virus (BMYV)

Bệnh virus (CaMV)

đầu xâm nhập và gây hại
Ở những nước phát triển như: Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Pháp, Nhật,...
để phòng trừ rệp hại cải, có nhiều biện pháp như: Sử dụng thiên địch như: Bọ rùa
9


chữ nhân Coclinella repanda, bọ rùa 4 vạch, Chilomenes quadriplahiata, bọ rùa 6

vạch Chilomenes sexmaemlatu, bọ rùa 2 đốm đỏ Coelophora liplagiata, bọ rùa 8
vạch Synharmonia octomaculuta và ấu trùng ruồi Sirphus sp, bọ mắt vàng
Chrysopa carnae; các chế phẩm sinh học (chế phẩm có nguồn gốc từ virus, vi
khuẩn, nấm); thuốc trừ sâu thảo mộc, .... Đặc biệt không sử dụng thuốc hóa học
phun cho rau vì nó là cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn (Hoffmann &
Schmutterer, 1999; Horn D. J., 1983; Hommes M, 1983 & 1984).

Nấm muội đen (Capnodium sp) hại bắp cải
Ở Việt Nam, người nông dân không áp dụng biện pháp phòng trừ rệp
(Brevicoryne brasicae và Myzus persicae) hại rau họ hoa thập tự như trên, theo họ
thuốc hóa học vừa rẻ tiền hơn so với các chế phẩm sinh học và thiên địch, lại vừa
có hiệu quả nhanh. Việc sử dụng thiên địch để phòng trừ rệp ở nước ta hiện nay có
lẽ mới chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu, còn việc ứng dụng những loài thiên địch
này ngoài thực tế sản xuất thì chưa có ý nghĩa, vì phần lớn nông dân không chấp
nhận do giá thành thiên địch quá cao. Theo Ths. Nguyễn Quang Cường, Phòng
Côn trùng thực nghiệm, Viện sinh thái & Tài nguyên sinh vật, để phòng trừ rệp,
muội trên rau, quả, cần thả thiên địch với mật độ 1,5 con/m2, tương đương 300 con
thiên địch/1 sào rau, trung bình thiên địch có giá 2.500 – 3.500đ/con. Như vậy, cần
10


chi phí khoảng 900.000đ/1 sào, trong khi nếu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chỉ
cần vài chục nghìn là đủ cho mấy sào rau. Mặt khác, việc sử dụng thiên địch trong
phòng trừ sâu hại rau nói chung, rệp (Brevicoryne brasicae và Myzus persicae) nói
riêng chỉ phát huy được hiệu quả khi tất cả các ruộng sản xuất rau cùng áp dụng
biện pháp này hay các biện pháp sinh học khác và tuyệt đối không được sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật. Như vậy, biện pháp này chỉ áp dụng được ở Việt Nam
khi Chính Phủ có chính sách hỗ trợ nông dân để họ đồng tâm nhất trí áp dụng.
Đồng thời, các viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên sâu phải nghiên cứu được
quy trình nhân nuôi, sản xuất thiên địch theo dây truyền công nghiệp để vừa giảm

giá thành, vừa sản xuất được với số lượng lớn.
Hiện nay, nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế của nông dân còn
nghèo nàn, cho nên đối với họ biện pháp hóa học vẫn giữ vai trò chủ đạo trong
việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ năng suất cây trồng. Mặc dù biết được những tác
hại của thuốc hóa học, nhưng người nông dân vẫn chưa tìm ra được biện pháp khác
(vừa rẻ tiền lại vừa có hiệu quả phòng trừ sâu hại cao) để thay thế cho việc dùng
thuốc hóa học. Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ứng dụng cây xoan Neem và chế phẩm Vineem 1500EC trong phòng trừ
sâu Brevicoryne brassicae và Myzus persicae hại rau họ hoa thập tự tại Thái
Nguyên năm 2009 – 2010“
Mục đích của nghiên cứu này nhằm:
1.1. Xác định được phổ ký chủ của Brevicoryne brassicae, Myzus persicae
trên rau họ hoa thập tự,
1.2. Xác định được diễn biến Brevicoryne brassicae, Myzus persicae hại rau
bắp cải.

11


1.3. Xác định được tác dụng (xua đuổi, tiêu diệt) Brevicoryne brassicae,
Myzus persicae hại rau họ hoa thập tự của lá, hạt xoan Neem.
1.4. Xác định được hiệu quả trừ Brevicoryne brassicae, Myzus persicae hại
rau họ hoa thập tự của dung dịch ngâm quả, lá xoan Neem và chế phẩm Vineem
1500EC.
1.5. Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm quả, lá
xoan Neem và chế phẩm Vineem 1500EC đến năng suất bắp cải.

12



PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu về cây xoan Neem
2.1.1.1. Đặc điểm cây xoan Neem (Azadirachta indica A.Juss)
2.1.1.1.1. Đặc điểm hình thái

Cây xoan Neem

Quả xoan Neem

Hạt xoan Neem
Hoa xoan Neem
13


Cây xoan chịu hạn (cây Neem) thuộc họ Đào hoa tâm (Mahogaing) nhóm gỗ
gụ, mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Myanmar, Tây Phi, Nam Mỹ và Úc.
Neem là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Trong 5
năm đầu cây đạt chiều cao 10 – 15m, thân thẳng, tán lá dài rũ xuống, có vỏ dày và
xớ chắc chắn. Rễ cây ăn rất sâu vào đất và đặc biệt khi bị tổn hại, nó tạo ra những
chồi bên cắm vào đất. Những chồi bên này đặc biệt có khuynh hướng được tạo ra
rất nhiều trong những vùng đất khô.
Cây Neem sau khi trồng khoảng 3- 5 năm cây cho trái, những bông hoa nhỏ,
lưỡng tính, màu trắng nở thành từng chùm ở những nách lá. Chúng có hương vị
giống như mật và lôi cuốn được nhiều loài ong. Trái Neem hình bầu dục, dài gần
2cm và có một lớp cơm mềm bao quanh hạt. Khi chín có màu vàng hoặc vàng lục
và cơm có vị ngọt, cho trái nhiều nhất khi cây đạt tuổi 10 và sản lượng quả mỗi
năm từ 20 – 50 kg trái trên cây. Hạt neem có vỏ cứng và nhân (thường có hai hoặc

ba nhân), mỗi nhân nặng bằng khoảng nửa hạt Neem. Nhân hạt chính là phần được
sử dụng làm thuốc trừ sâu thông thường hạt có nhiều dầu khó bảo quản. Hạt dễ lấy
làm giống nên chọn cây mẹ từ tuổi 6 trở lên.
2.1.1.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây xoan Neem
Neem là cây xanh quanh năm, ưa sáng, mọc nhanh, thân thẳng, cao khoảng
30m, đường kính thân cây đến 2,5 m, tán lá rộng, cành hơi rủ xuống che kín mặt
đất, rễ ăn sâu xuống đất và phân bố rộng nên có thể chống chịu được với nơi có gió
mạnh, khô hạn. Do vậy giá trị thiết thực của cây Neem (xoan chịu hạn) là phủ xanh
và phòng hộ môi trường. Cây có thể sống được khoảng 200 năm (Trung tâm
khuyến nông, khuyến ngư Bình Thuận, 2009).
Cây Neem có thể mọc ở bất cứ chỗ nào ở các vùng Nhiệt đới. Cây Neem
thích hợp với loại đất cát cố định, đất tơi xốp, đất cát pha thoát nước, đặc biệt nơi
14


đất nghèo dinh dưỡng cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt; thích hợp với nơi có
lượng mưa hàng năm từ 400 – 1.200 mm, thời tiết nóng, nhiệt độ có thể lên tới
50oC. Nó mọc tốt ở độ cao từ mặt biển lên đến khoảng 1.000 m ở vùng gần xích
đạo. Cây không chịu được nơi mưa nhiều, ngập nước, đất không thoát nước, lạnh
kéo dài.
2.1.1.1.3. Công dụng cây xoan Neem
Cây Neem (Azadirachta indica Ajuss) có nguồn gốc từ Ấn Độ. Người ta ví
cây Neem như một “tặng vật“ mà thiên nhiên đã ưu ái dành cho những vùng đất
có khí hậu khắc nghiệt. Toàn thân cây Neem là nguồn dược liệu quí, cây càng già
thì dược tính càng cao, có thể bào chế để chữa nhiều chứng bệnh, giúp tăng cường
sức khỏe cũng như làm thuốc bảo vệ thực vật, xua đuổi côn trùng. Tuy nhiên cho
đến khoảng giữa thế kỉ 20 các nghiên cứu đầu tiên về hóa hoc, hoạt tính sinh học
và dược học mới bắt đầu được tiến hành. Qua những nghiên cứu này, người ta đã
xác định được rằng chính các limonoid đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị
bệnh. Có hơn 135 limonoid đã được phân lập từ cây Neem, nhiều thí nghiệm,

nhiều nghiên cứu được thực hiện và các nhà khoa học cũng đã tìm ra nhiều hoạt
tính sinh học thú vị. Những thí nghiệm này đã xác định, phân lập một lượng lớn
hoạt tính sinh học từ những hợp chất này, bao gồm gây chán ăn ở côn trùng và ức
chế sự phát triễn những đặc tính quan trọng nhất. Mặc dù được biết đến nhiều nhất
là những tính chất chống côn trùng, nhưng một lượng lớn các nghiên cứu là về
dược tính từ các limonoid này bao gồm một vài hoạt tính chống lại các chất gây
ung thư ở động vật và người bị ung thư, chống nấm, chống vi khuẩn, chống virus
và chữa các bệnh thủy đậu, tiểu đường, loét dạ dày, lao, phong,... (Downie A. W.,
Vincent L. St., Rao A. R., Kempe C. H., 1969; Rai & Sethi, 1972; Kausik Biswas,
Ishita Chattopadhyay, Ranajit K. Banerjee and Uday Bandyopadhyay, 2002).

15


Lá cây Neem chiết xuất thành nhiều loại mỹ phẩm có giá trị. Đặc biệt với
chức năng thanh lọc khí hiếm có, đồng thời giữ được độ ẩm của đất, cây Neem
được các chuyên gia nông nghiệp xem trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội
những vùng khô hạn (Savitha Suri, 2010).
Tại Ấn Độ, sản phẩm từ cây Neem được sử dụng từ hơn hai thập kỷ. Tất cả
các bộ phận của cây Neem đều được sử dụng để làm thuốc (Biswas, 2002). Cây
Neem được coi là thuốc trị bách bệnh (Chopra, R. N., Nayer, S. L. and Chopra, I. C.,
1956; Chopra, R. N., Chopra, I. C, Handa, K. L. and Kapur, L. D., 1958; Kirtikar, K.
R. and Basu, B. D., 1975; Chatterjee, A. and Pakrashi, S. (eds), 1994) như:
+ Dầu hạt Neem (Azadirachtin) được sử dụng làm thuốc tránh thai
(Deshpande, 1980; Schumutter, 1981; Sinha, 1984; Riar, SS., 1984; Rembold,
1985; Tewari, 1986; Gang, 1991 & 1993); làm xà phòng (xà phòng Margo), dầu
gội đầu (Neem-Sunsan, Balms), kem điều trị mụn trứng cá, kem dưỡng da có tác
dụng giữ ẩm, ngăn bức xạ mặt trời và tăng tính đàn hồi của da (Nguyễn Tiến
Thắng, 2003).
+ Cành Neem có tác dụng chăm sóc răng miệng như: chống sâu răng; làm

sạch răng, lợi; tăng thêm độ chắc, khỏe của răng mà hoàn toàn an toàn đối với con
người. Tại Ấn Độ, hàng ngày các thanh niên thường nhai cành Neem để vệ sinh
răng miệng, cho nên cành Neem được bán ở hầu hết các siêu thị, các trung tâm
thương mại (Lorenz, H.K.P., 1976; Elvin-Lewis, M., 1980).
+ Uống trà lá Neem chữa được bệnh cao huyết áp, tiểu đường (Bhide, NK et
al., 1958a; Shukla, 1973;

Luscombe & Taha, 1974; Murty, 1978; Pilai &

Santhakunari, 1981; Chakraborty, T et al., 1984a; Chakraborty, T & Podder, G.
1984b; Dixit, 1986; Bhargava, A.K., 1987; El-Hawary, Z.M & Kholief, T.S.,
1990); mệt tim, nhức mỏi các khớp và cơ thể, trợ gan, nhiễm trùng cơ thể (Pilai &
Santhakunari, 1981); diệt giun sán..v.v.., đặc biệt giúp an thần chữa bệnh mất ngủ
16


(Debelmas & Hache, 1977; Pilai & Santhakunari, 1984; Singh, 1987), chữa bệnh
sốt rét (Tella, 1977; Ekanem, 1978; Rochanakkij, 1985; Khalid, 1986;
Abatan & Makinde, 1986; Obaseki & Jegede – Fadunsin, 1986; Iwu, 1986).
• Lá Neem có vai trò như một chất lọc máu, có tác dụng loại bỏ, phá vỡ và
đào thải các chất độc hại, sản xuất protein để bảo vệ và tăng cường chức năng gan;
uống trà lá Neem có tác dụng làm giảm lượng virus viêm gan B để bảo vệ gan
(Nguyễn Tiến Thắng, 2003).
• Lá Neem có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất chất chống oxy hóa và
cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể để chống bệnh ung thư (Fujiwara, 1982;
Pettit, 1983).
Cách pha trà lá Neem: Ngày đầu: 5 lá; ngày hai: 7 lá; ngày ba: 10 lá; từ
ngày bốn trở đi: 15 lá/750ml nước sôi pha uống như trên. Nên uống liên tục theo
hướng dẫn trong 4 tuần. Sau đó pha trà neem loãng 3-5 lá/1 lít uống hàng ngày để
duy trì sức khỏe (Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi). (Tổ

chức nghiên cứu cây Neem, 2011: www.neemfoundation.org).
• Lá Neem có tác dụng chữa ngứa do dị ứng, mề đay, nhiễm trùng, mụn trứng
cá, lở loét ngứa,… bằng cách lấy 15 lá cho vào 300ml nước lã, đun sôi 10 phút. Dùng
nước này tắm, rửa nhiều lần trong ngày (Charles V. and Charles SX, 1992)
+ Cành và lá neem được sử dụng để điều chế một loại cao dán dùng để trị
các vết thương làm độc, mụt nhọt ghẻ làm mủ, các vết lỡ loét của bệnh phong cùi.
Người ta cũng điều chế dịch trích từ cành và lá Neem để trị nha chu, viêm lợi, sâu
răng và cũng phối chế thành dạng kem mỹ phẩm thoa mặt, thoa ngoài da để trị các
loại mụn, nấm ngứa, lang ben, hắc lào... (Lorenz, H.K.P., 1976; Elvin-Lewis, M.,
1980; Nguyễn Tiến Thắng, 2003).

17


+ Hoa, ngọn Neem là món ăn khoái khẩu của nhiều người Ấn Độ. Hoa
Neem dùng nấu súp, ngọn Neem thường sào ăn. Nhìn chung hầu hết các món ăn từ
Neem thường được dùng là các món khai vị trong bữa ăn cả người Ấn Độ (Nguyễn
Tiến Thắng, 2003; www.neemfoundation.org).
+ Vỏ, rễ Neem có tác dụng hạ sốt vì, trong vỏ, rễ Neem có chất Nimibidin
có tác dụng hạ sốt (David, S.N., 1965; Narayan, D.S., 1969); có hiệu quả trong
điều trị các bệnh về da như eczema, nhọt, viêm da asen, ghi loét, Herpes rộp môi,
ghẻ và viêm da seborrhaeic, nó cũng có hiệu quả trong điều trị các bệnh ngoài da
không rõ nguồn gốc, chẳng hạn như mụn cóc và gàu. Chất chiết xuất từ vỏ cây có
đặc tính mạnh lợi tiểu và chống viêm. Nimbidin và natri nimbidinate chứa trong
vỏ cây Neem có khả năng diệt tinh trùng. Vỏ cây Neem đã cho thấy hoạt động
chống vi khuẩn chống lại nhiều vi khuẩn gram dương (Okpanyi và Ezeukwu,
1981; Khatak, 1985).
+ Neem trung hòa các chất dẫn xuất của gần 500 loài gây hại như: côn trùng,
bọ ve, bọ chét, và tuyến trùng. Neem thường không giết các loài gây hại đó ngay lập
tức, mà nó tiêu diệt các loài gây hại một cách từ từ, đồng thời nó có tác dụng kìm

hãm, ức chế sinh trưởng các loài gây hại đó. Các sản phẩm Neem có giá rẻ và không
độc hại đến động vật bậc cao và hầu hết các côn trùng có ích (Khan, M. and
Wassilew, S. W, 1987; Jacobson, M., 1995; Kraus, W., 1995; Ketkar, A. Y. and
Ketkar, C. M., 1995; Singh, R. P., Chari, M. S., Raheja, A. K. and Kraus, W.,1996).
Từ năm 1980, cây Neem đã nổi tiếng trên thế giới do từ cành, lá, hạt Neem
các nhà hóa học đã ly trích được các hoạt chất nhóm Limonoid để điều chế một số
thuốc có tác dụng tốt trị bệnh cho người, gia súc, gia cầm và thuốc bảo vệ thực vật
rất có hiệu quả (Gang, 1981; Jacobson, 1990; Schmuttere, 1999).
Năm 1975, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng kế hoạch trồng cây Neem trên
khắp nước Mỹ. Từ năm 1985, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản và Bộ Nông nghiệp
18


Trung Quốc cũng đã đưa cây Neem về trồng; đến nay họ cũng đã sản xuất được
nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trị bệnh rất có hiệu quả (Nguyễn Tiến
Thắng, 2003).
Ở Mỹ, người ta đã chứng minh dịch trích của lá Neem có thể ức chế hoạt
động của enzym DNA polymerase do viêm gan siêu vi B sinh ra, có khả năng diệt
virus AIDS. Nhiều bằng sáng chế đã được cấp cho thuốc trị AIDS và thuốc kích
thích hệ miễn dịch được điều chế từ cây Neem (Nguyễn Tiến Thắng, 2003).
Ở Đức, dịch trích từ cành và lá Neem được dùng để trị các vết loét bao tử,
ung loét đường ruột và diệt được sên, lãi, một số ký sinh trùng đường ruột và ức
chế sự bài tiết quá nhiều acid trong bao tử (Nguyễn Tiến Thắng, 2003).
Ở Haiti, cao cành và lá Neem được dùng để đắp lên vết sưng của bướu ác, ở
các chỗ đau nhức do viêm cơ, viêm khớp, mục trĩ và ở chỗ rắn, rết cắn (Nguyễn
Tiến Thắng, 2003).
Ở Nigeria, người ta dùng lá Neem nấu trà uống để trị bệnh sốt rét, kể cả sốt
rét ác tính mà vi trùng đã kháng thuốc choloroquine. Trà lá Neem còn được dùng
để lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim (Nguyễn Tiến Thắng, 2003).
Ở Nam Phi, dịch trích từ cành và lá Neem được dùng để diệt các ổ dịch bệnh

dịch tả, dịch đậu mùa, dịch sốt xuất huyết, dịch toi gia cầm. Ngoài ra nó còn diệt
được các loại ve, bọ chét, chí, rận gia súc, gia cầm (Nguyễn Tiến Thắng, 2003).
Ở các vùng Nam Á, hoạt chất trong cành và lá Neem đã được chế biến thành
thuốc viên bán ra thị trường trị bệnh tiểu đường do thiếu insulin, làm hạ đường
huyết, giảm mỡ và cholesterol trong máu (Nguyễn Tiến Thắng, 2003).

19


Ngoài ra từ Neem người ta còn sản xuất ra các chế phẩm phòng trừ sâu hại
như: Neem - Power, Neem - Vital, Neem - Oeil,... của Đức; Bonide - Neem, BonNeem,..K+Neem,... của..Ấn..Độ..(Nguyễn..Tiến..Thắng,..2003).
2.1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích
rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân (Mai Phương
Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thị, 1996). Năm 1961 - 1965, tổng lượng rau của
thế giới là 200.234 tấn; từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ
năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn; đến năm 1996 tổng lượng rau đã lên đến 565.523
tấn. Sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ nhu cầu rau
của con người ngày càng tăng. Trên thế giới, những nước có sản lượng rau tăng
nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859 nghìn tấn; đến năm 1996 sản lượng tăng đạt
13,555 nghìn tấn. Ở Hà Lan, năm 1985 bình quân 84 kg/người/năm; đến năm 1990
đạt 202kg/người/năm. Ở Canada, mức tiêu thụ rau bình quân là 70 kg/người/năm
(Tạ T. Thu Cúc, 2000).
Cho đến nay, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển cả về
diện tích và sản lượng thể hiện qua bảng 2.1:
Qua bảng 2.1 ta thấy: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2004 trở lại
đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Về diện tích: Từ năm 2004 – 2007 diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng
lên nhanh chóng. Năm 2004 diện tích trồng rau trên thế giới chỉ có 15.937.621 ha
nhưng đến năm 2007 đã lên tới 17.022.433 ha. Như vậy, chỉ sau 3 năm diện tích

trồng rau trên thế giới đã tăng 1.084.812 ha (trung bình tăng 634.330,6 ha/năm).
Qua đó ta thấy, cây rau chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nền sản xuất nông
nghiệp trên thế giới.
20


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

2004

15.937.621

14,3413

228.567.064

2005

16.478642

14,2994

234.811.143

2006

16.882.868


14,3506

242.279.601

2007

17.022.433

14,4379

245.079.950

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: FAO – 2009)
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây tương đối ổn định dao
động nhẹ từ 14,3413 – 14,4379 tấn/ha.
- Về sản lượng: Từ năm 2004 trở lại đây tuy năng suất rau không tăng nhưng
do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế giới đã tăng rõ rệt, bình
quân hàng năm tăng 6.307.889,4 tấn/năm. Điều đó chứng tỏ, nghề trồng rau trên
thế giới đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, rau xanh trở thành nhu cầu thiết
yếu và ngày càng tăng lên với đời sống của con người.
Cây rau phân bố không đều giữa các nước và châu lục trên thế giới, qua tìm
hiểu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2007
Khu vực


Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Thế giới

17.022.433

144,397

245.079.950

Châu Âu

675.040

167,677

11.318.921

Châu Á

13.719.615

155,018

212.678.906


Châu Mĩ

513.876

130,097

6.685.405

Châu Phi

2.077.157

66,732

1.386.148

Châu Úc

36.745

145,524

534.730

(Nguồn FAO, 2009)
21


Qua bảng 2.2 ta thấy: Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất (13.719.615 ha),
chiếm 80,54% diện tích rau của thế giới; diện tích trồng rau của châu Úc ít nhất

(36.745 ha), chiếm 5,88% diện tích rau của thế giới.
- Về năng suất: Châu Âu là châu lục có năng suất rau cao nhất thế giới và cao
hơn năng suất bình quân của thế giới đạt 167,677 tạ/ha. Đứng thứ hai là châu
Á có năng suất bình quân lớn hơn thế giới là 10,625 tạ/ha (155,018 tạ/ha), tiếp
theo là châu Úc và châu Mĩ, thấp nhất là châu Phi có năng suất là 66,732 tạ/ha,
thấp hơn năng suất trung bình của thế giới 2,16 lần.
- Về sản lượng: Châu Úc có sản lượng rau thấp nhất đạt 534,730 và cao nhất
là châu Á với sản lượng 212.678.906 tấn rau, chiếm tới 85,47% sản lượng rau trên
thế giới. Trong đó, riêng Trung Quốc có sản lượng rau đạt 147.121.000, cao hơn
rất nhiều so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác. Sau
Trung Quốc là Ấn Độ có sản lượng rau đạt 29.117.400 tấn, Philippin đạt
4.500.000 tấn. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng
rau cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến ra
đời và việc kiểm soát dư lượng hoá chất tồn đọng trong rau ngày càng được
thực hiện triệt để hơn (Faostat, 2009).
2.1.3. Tình hình nghiên cứu về rệp hại rau họ hoa thập tự trên thế giới
Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm sâu hại làm giảm năng suất rau 15 –
20%. Trong các loài sâu hại cải thì rệp là một trong những đối tượng gây hại nguy
hiểm vì rệp chích hút nhựa cây tạo thành những vết thâm đen nhỏ tại chỗ bị châm.
Khi cây bị hại nặng, lá cây phát triển không bình thường, quăn queo, vẹo sang một
bên và dần dần úa vàng; ngọn rau rụt lại khó phát triển chiều cao, cây sinh trưởng
còi cọc, thậm chí bị chết héo vàng. Rệp hại làm giảm năng suất và phẩm chất rau
một cách rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp, rệp còn là môi giới truyền 17 bệnh virus
hại cây trồng như: Cauliflower Mosaic Virus (CaMV); Turnip Mosaic Virus
22


(TuMV); Turnip mild yellows Virus (BWYV),... (Frische, 1972; Heinz, 1974; Hill,
1983; Dubnik, 1991; Hoffmann & Schmutterer, 1999).


Brevicoryne brassicae

Myzus persicae

Ngoài ra rệp còn bài tiết chất dịch mật để kiến .đến ăn dịch mật do rệp tiết ra
trên bề mặt lá, cành non, tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, bao bọc mặt lá
cây làm cản trở khả năng quang hợp của lá, làm cho cây chậm lớn, giảm năng suất,
chất lượng.
23


Theo Oahu (1907) rệp hại rau họ hoa thập tự (rau cải) gồm 3 loại chính:
Brevicoryne brassiae, Myzus persiae và Rhopalosiphum pseudobrassicae, những
loài rệp này có nguồn gốc ở Châu Âu và cho đến ngày nay thì nó có mặt ở hầu hết
các nước trồng rau trên thế giới.
Trong 3 loài rệp trên, rệp Brevicoryne brassicae có thể gây hại 51 loại cây,
rệp Rhopalosiphum pseudobrassicae có thể phá 30 loại cây, còn rệp Myzus
persicae có thể phá hại trên 300 loại cây trồng các loại.
Ở những nước phát triển như: Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Pháp, Nhật,...
để phòng trừ rệp hại cải, có nhiều biện pháp như: Sử dụng thiên địch như: Bọ rùa
chữ nhân (Coclinella repanda), bọ rùa 4 vạch (Chilomenes quadriplahiata), bọ rùa
6 vạch (Chilomenes sexmaemlatu), bọ rùa 2 đốm đỏ (Coelophora liplagiata), bọ
rùa 8 vạch (Synharmonia octomaculuta) và ấu trùng ruồi Sirphus sp, bọ mắt vàng
(Chrysopa carnae); các chế phẩm sinh học (chế phẩm có nguồn gốc từ virus, vi
khuẩn, nấm); thuốc trừ sâu thảo mộc, .... Đặc biệt không sử dụng thuốc hóa học
phun cho rau vì nó là cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây xoan Neem ở Việt Nam
Cây Neem (Azdirachta indica), thuộc họ xoan (Meliaceae). Do khả năng chịu
hạn, Neem có tên tiếng Việt là “Xoan chịu hạn”. Năm 1981, Neem (Giống) đã

được giáo sư Lâm Công Định nhập và trồng thử nghiệm ở tỉnh Ninh Thuận. Đến
đầu những năm 1990, việc trồng Neem đã phát triển mạnh. Hiện tại, cây Neem đã
được quy hoạch trồng thành rừng dọc theo vùng đất cát ven biển của tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận với diện tích trên 1.000 ha. Cho đến nay, người ta đã tách chiết
được trên 200 hoạt chất từ Neem. Do có khả năng diệt và ức chế sự kháng thuốc
của nhiều loại sâu hại, những nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất tách chiết từ cây
24


Neem ở Việt Nam mới chủ yếu để sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Nguyễn
Mạnh Hùng, 2011).
Từ năm 2002, Hiệp hội rau quả Đà Lạt đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu
Hóa sinh ứng dụng Tp. Hồ Chí Minh, nghiên cứu thành công chất Azadinarachtin là
hoạt chất Nortritecpenoid thuộc nhóm limonoid trong hạt, lá cành cây Neem và điều
chế ra được 3 loại thuốc BVTV là Neemcide 3000SP, Neemcide 3000ES để xua
đuổi gây ngán ăn và diệt côn trùng phá hoại cây trồng và kho lương thực phẩm.
Công ty thuốc sát trùng Việt Nam (VIPESCO) cũng đã sản xuất và đánh giá
hiệu quả tiêu diệt sâu hại của 2 chế phẩm trừ sâu 1500EC và 5000EC được sản
xuất từ hạt xoan Neem , Hai chế phẩm này có tác dụng diệt trừ nhanh, mạnh đối
với các loại sâu xanh, sâu cuốn lá nhỏ, nấm và vi khuẩn gây bệnh cho lúa và các
loại cây trồng khác. Đồng thời, hai chế phẩm trên còn phát huy hiệu quả tiêu diệt
cao đối với cả nhện, côn trùng trích hút, nhưng lại ít độc hại với người và các động
vật máu nóng (LD50 qua miệng của Azadinarachtin với chuột là 5000mg/kg thể
trọng). Vì vậy, hai chế phẩm này có vai trò to lớn góp phần tạo dựng và thiết lập
nên một nền nông nghiệp sạch, an toàn, ổn định và bền vững ở Việt Nam.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) này
trong nông nghiệp rất lớn. Ngoài sử dụng nguyên liệu là hạt cây Neem được trồng
nhiều ở tỉnh Ninh Thuận, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam (VIPESCO) còn nhập
khẩu hạt Neem từ một số nước trong khu vực để phục vụ sản xuất.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Tp. Hồ Chí Minh do

GS,TS Trần Kim Quy chủ trì vừa công bố việc điều chế thành công và thử nghiệm
hiệu lực của 3 nhóm thuốc BVTV mới được trích ly từ hạt và lá cây Neem (xoan
chịu hạn) là:. Limo 3000BR, Limo 3000ND và Limo 3000DD (dạng bột). Trong
đó, Limo 3000BR có khả năng diệt từ 80 – 90% mọt sau 21 ngày, Limo 3000ND
ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh lở cổ ở cây
25


×