Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Hoạt động quản trị tại công ty cổ phần X20.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.22 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tổnghợp
Lời nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới
và kinh tế khu vực. Mà điển hình là sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO vào ngày 07/11/2007, sự kiện đã đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng của nền kinh tế Việt nam nói chung và của các doanh nghiệp Việt nam nói
riêng. Sự kiện này đã mở ra những cơ hội, triển vọng kinh doanh đầy hứa hẹn,
nhưng đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức và rủi ro của quy luật cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường.
Không nằm ngoài trong giai đoạn hội nhập mới này là ngành dệt may- một
ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP của Việt nam, cũng như các doanh nghiệp
dệt may đã nắm bắt các thời cơ và đối mặt với các thách thức của thời kỳ “ Hậu
WTO” như thế nào sẽ là câu hỏi luôn luôn được quan tâm. Sau thời điểm Việt nam
gia nhập WTO, thị trường dệt may đã được mở cửa dẫn đến sự cạnh tranh quyết
liệt để sinh tồn giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước và khu vực. Bên cạnh
đó, các nước trên thế cũng mở cửa thị trường để hàng Việt nam thoả sức cạnh
tranh, các doanh nghiệp Việt nam cũng từng bước tìm kiếm khai thác mở rộng thị
trường mới.
Nằm trong guồng quay thị trường, nằm trong xu thế vận động mới của ngành
dệt may, công ty cổ phần X20- Bộ quốc phòng cũng đang chuyển mình để tồn tại
và phát triển mạnh mẽ. Em cảm thấy may mắn vì trong giai đoạn thực tập của
mình, lại được đến tìm hiểu về công ty cổ phần X20- một công ty đã có trên 50
năm xây dựng và phát triển, một công ty đã có những đóng góp to lớn vào công
cuộc bảo vệ tổ quốc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh
ngày nay, và cũng là một trong những công ty xuất sắc đóng góp vào thành công
chung của tập đoàn dệt may Việt nam trong những năm vừa qua.
Và trong giai đoạn đầu tiên của quá trình thực tập, em đã có điều kiện nắm
bắt được lịch sử xây dựng, trưởng thành và phát triển của công ty cũng như những
vấn đề chung nhất về hoạt động quản trị, sản xuất và kinh doanh của công ty.
Những vấn đề em thu thập được đều được tái hiện trong “ Báo cáo tổng hợp” này.
Và một điều tất nhiên đó là trong giai đoạn tìm hiểu, thu thập cũng như là tổng


Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
3
Báo cáo thực tập tổnghợp
hợp dữ liệu không thể tránh khỏi những sai sót, em mong cô giáo hướng dẫn thông
cảm và chỉ bảo em để những bài viết tiếp theo của em được hoàn thiện hơn.
Nội dung báo cáo, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, được kết cấu gồm 4
phần:
Chương 1: Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của
công ty cổ phần X20.
Chương 2: Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần X20 trong vòng 5 năm trở lại đây. (2004-2008)
Chương 3: Đánh giá các mặt hoạt động quản trị chủ yếu.
Chương 4: Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm tới.
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
4
Báo cáo thực tập tổnghợp
Chương I. Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế
kỹ thuật chủ yếu của công ty.
I.Giới thiệu chung về công ty:
Công ty cổ phần X20 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục
Hậu cần do Bộ Quốc Phòng quản lý trước khi hoạt động theo mô hình của một
công ty cổ phần từ ngày 01/01/2009.
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần X20
- Tên giao dịch quốc tế: Army Producing Trading Garment Textile Company
X20.
- Trụ sở chính: 35 Phan Đình Giót- Phương Liệt- Thanh Xuân- Hà nội.
- Tel: (84.4)8641517-8645077-8643381.
- Fax: (84.4)8641208.
- Website: WWW.gatexco20.com.vn

- Email:
- Tài khoản: công ty mở tài khoản tiền Việt nam tại:
+ Ngân hàng công thương thành phố Hà nội.
+ Chi cục kho bạc Nhà nước thành phố Hà nội.
Và mở tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần X20 tiền thân là công ty 20 thuộc Tổng Cục Hậu cần Bộ
Quốc Phòng- một trong những đơn vị ra đời sớm nhất của ngành hậu cần quân đội.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công
ty 20 đã không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiễm vụ mà Đảng Bộ quân
sự giao cho. Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cũng như trong giai đoạn đổi mới đất nước, năm 1989 công ty 20 đã vinh dự được
Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, em xin
chia thành 5 giai đoạn lớn như sau:
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
5
Báo cáo thực tập tổnghợp
+) Giai đoạn từ năm 1957-1962:
Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của công ty 20.
Ngày 18/02/1957, tại phòng làm việc cũ của nhà máy da Thuỵ Khuê thuộc
quận Ba Đình, Hà nội, “Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt là X20 được thành lập.
Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang, phục vụ cán bộ trung- cao cấp các cơ quan
Bộ quốc phòng- Tổng tư lệnh và các quân chủng binh chủng đóng quân trên địa
bàn Hà nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử
nghiệm các loại quân trang, quân phục cho quân đội. Sở dĩ gọi là Xưởng may đo
hàng kỹ, chính là vì nhiệm vụ và yêu cầu đảm bảo kỹ thuật như trên.
Biên chế ban đầu của công ty có trên 30 cán bộ công nhân viên.
Xưởng tổ chức thành 3 tổ sản xuất, 1 nhóm kỹ thuật đo cắt và 1 tổ hậu cần.
Năm 1957 , năm sản xuất đầu tiên của X20, với cơ sở vật chất nghèo nàn, xưởng

đã hoàn thành tổng sản lượng bộ tiêu chuẩn là 16.520 bộ đạt năng suất lao động
bình quân của một công nhân là 1.091,25 đồng. Trong các năm sản xuất tiếp theo,
sản lượng sản xuất của X20 ngày càng được gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Ngày 28/09/1958, X20 được chuyển sang vị trí mới đến số nhà 55 phố cửa
Đông và “ Xưởng may đo hàng kỹ” đổi tên thành “ Cửa hàng may đo quân đội””
Trải qua 5 năm vừa xây dựng vừa sản xuất, X20 đã từng bước phát triển cả
về nhiệm vụ, tổ chức và trang bị kỹ thuật. Sự phát triển đó phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ và sự phát triển của ngành may quân đội nhân dân Việt nam.
Yếu tố cơ bản tạo nên bước đi ban đầu vững chắc của X20 là do được sự chỉ
đạo sát sao của Tổng cục Hậu cần và cục Quân nhu, ngay từ đầu, X20 đã có được
một đội ngũ cán bộ, công nhân yêu say nghề nghiệp, gắn bó với ngành, với đơn vị,
yên tâm phục vụ quân đội, co tay nghề vững vàng. Đó là những nền tảng vững
chắc làm tiền đề cho quá trình phát triển về sau của Xí nghiệp 20.
+) Giai đoạn từ năm 1962-1975:
Tháng 12/1962 Tổng cục hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho X20
theo quy chế xí nghiệp quốc phòng, nhưng vì quy mô nhỏ nên vẫn gọi là Xưởng
may 20.
Về tổ chức, lúc này xưởng đã có 77 cán bộ ,công nhân viên. Các ban, phân
xưởng chưa được hình thành nhưng đã có 1 tổ cắt, 3 tổ may, một tổ hành chính,
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
6
Báo cáo thực tập tổnghợp
hậu cần. Theo nhiệm vụ mới do Tổng cục Hậu cần giao cho Xưởng, ngoài nhiệm
vụ may đo cho cán bộ Trung- cao cấp và bảo đảm các kế hoạch đột xuất, Xưởng
bắt đầu nghiên cứu tổ chức các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng
lưới gia công ngoài doanh nghiệp. Như vậy là nhiệm vụ của X20 càng được mở
rộng. Yêu cầu tổ chức quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Sản xuất gia công ngoài xí nghiệp là một hình thức sản xuất nhằm khai thác
tiềm năng về lao động và kỹ thuật trong nhân dân để phục vụ quốc phòng, khi nhu
cầu may quân trang ngày càng lớn mà khả năng của ngành may quân đội chưa đáp

ứng được. Từ năm 1963, Xưởng 20 đã đẩy mạnh sản xuất gia công ngoài với gần
30 hợp tác xã may mặc ở Miền Bắc. Thực tế cho thấy, đây là một hướng quan
trọng mà xí nghiệp đã mở ra trong những năm đầu, trước khi bước vào thời kỳ
chống chiến tran phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Hoạt động gia công ngoài
Xí nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành một hoạt động có tính chất
hữu cơ, truyền thống của xí nghiệp trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển
sau này.
Giai đoạn từ tháng 8/1964 đến năm 1975 là thời kỳ đất nước trải qua cuộc
chiến trang phá hoại của đế quốc Mỹ, đó cũng là 10 năm phấn đấu gian khổ của
cán bộ công nhân xí nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn ác liệt của chiến tranh.
Nhưng cũng chính thời gian này đã chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc về mặt
mặt tổ chức, đội ngũ cán bộ công nhân, cơ sở vật chất và nền nếp quản lý. Từ một
xí nghiệp loại nhỏ Xí nghiệp may 20 đã trở thành một xí nghiệp Hậu cần quy mô
trung bình, có đủ điều kiện để tiến lên quy mô lớn.
+) Giai đoạn từ năm 1975-1987:
Ngày 30/04/1975 đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện lịch sử huy hoàng:
Ngày đất nước giải phóng, độc lập, thống nhất- cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một khí thế thi đua lao động sản xuất chào mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc dấy
lên trên khắp miền Bắc. Và không nằm ngoài trong khí thế đó, Xí nghiệp 20 cũng
ra sức thi đua phấn đấu sản xuất, qua đó ngay trong năm đầu tiên giành độc lập, xí
nghiệp may 20 đạt giá trị sản lượng 812.899 bộ quần áo tiêu chuẩn, cao nhất kể từ
ngày thành lập. Xí nghiệp được tặng thưởng huân chương chiến công hạng ngay
ngay trong năm 1975.
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
7
Báo cáo thực tập tổnghợp
Trong thời kỳ tiếp theo, sau năm 1975 là giai đoạn khó khăn của đất nước,
Xí nghiệp 20 đứng trước 2 thử thách lớn: đảm bảo tiếp tục sản xuất ổn định và
đảm bảo ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. Trong giai đoạn này, xí nghiệp
may 20 có hơn 1000 cán bộ công nhân viên. Trước tình hình đó ban lãnh đạo của

xí nghiệp đã đưa ra những đề xuất khắc phục mang tính quyết định: đảm bảo bữa
ăn hàng ngày cho công nhân viên, chăm lo đời sống của họ để họ yên tâm công tác
và cống hiến. Bên cạnh đó là các biện pháp phát triển hoạt động quản lý và sản
xuất: Tổ chức lại một số bộ phận, kiện toàn các phòng ban nghiệp vụ, tăng cường
tiết kiệm, tăng cường quản lý vật tư, tận dụng tối đa phế liệu, phế phẩm, và liên
kết kinh tế.
Những hoạt động của xí nghiệp trong những năm này đã tạo ra những
chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý Xí nhiệp, là tiền đề cho những đổi
mới mang tính đột phá trong những giai đoạn tiếp theo.
+) Giai đoạn từ năm 1987-1992:
Trong những ngày vui kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập, xí nghiệp đã được
đón nhận những trái ngọt đầu tiên của phương hướng sản xuất mới – phương
hướng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu theo phương thức gia công cho các đơn
vị có đơn hàng. Những lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đã được gửi đi Liên Xô, và
người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm của xí nghiệp 20.
Năm 1988, xí nghiệp được chấp nhận là thành viên của Confectimex và tham
gia vào chương trình 19/5 về làm hàng gia công cho Liên Xô. Từ năm 1986-1989,
được coi như là một giai đoạn tăng tốc của xí nghiệp 20. Chỉ trong một thời gian
ngắn, xí nghiệp đã thật sự lột xác từ một đơn vị hoạt động theo chế độ bao cấp đã
chuyển hẳn sang hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh một cách vững
chắc. Đầu tư một cách mạnh dạn kiên quyết, đúng hướng là một trong những yếu
tố quan trọng tạo nên sức mạnh của xí nghiệp trong giai đoạn này. Mặc dù còn
muôn vàn khó khăn nhưng xí nghiệp vẫn mạnh dạn đầu tư mua sắm 200 thiết bị
hiện đại hco các dây chuyền may. Đây là một quyết tâm rất lớn, nếu không kết hợp
giữa sản xuất và tự đổi mới trang thiết bị thì xí nghiệp không có đủ điều kiện sức
mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường may mặc
trong nước.
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
8
Báo cáo thực tập tổnghợp

Năm 1989 đối với xí nghiệp 20 còn được đánh dấu bằng một sự kiện có ý
nghĩa vô cùng to lớn. Xí nghiệp 20 được hội đồng nhà nước tuyên dương danh
hiệu cao quý: Đơn vị anh hùng lao động.
Ngày 12/02/1992, Bộ quốc phòng ra quyết định số 74B/QP chuyển xí nghiệp
may 20 thành Công ty may 20. Bắt đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ với tên gọi
mới. Công ty may 20 ra đời là một bước nhảy vọt quan trọng trong 35 năm xây
dựng và trưởng thành của xí nghiệp may 20. Từ nay công ty 20 đã có đầy đủ điều
kiện, đặc biệt là đủ tư cách pháp nhân trên con đường sản xuất kinh doanh.
+) Giai đoạn từ năm 1992-nay:
Đây là giai đoạn công ty may 20 trong thời kỳ đổi mới.
Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, từng bước hoàn thiên tổ chức và mô hình sản
xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đưa công ty bước vào giai
đoạn phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Từ năm 1993, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình mới. Mô hình tổ
chức bao gồm: 4 phòng nghiệp vụ, 1 cửa hàng dịch vụ và giới thiệu sản phẩm, một
trung tâm đào tạo kỹ thuật may bậc cao, 3 xí nghiệp thành viên. Công ty từng bước
đổi mới cơ sở hạ tầng, xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, đặc biệt
chú ý đến đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại…qua đó công ty đã có thêm được
nhiều bạn hàng mới trong và ngoài nước.
Từ năm 1994, công ty được phép xuất khẩu trực tiếp. Đây là một lợi thế rất
lớn không chỉ mang lại hiệu quả quan trọng trong sản xuất kinh doanh mà còn tạo
ra uy tín ngày càng cao cho công ty trên thị trường quốc tế.
Theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, trong năm 1996 công ty xây dựng dự án
và đầu tư mới dây chuyền máy may hàng dệt kim giá trên 2 tỷ đồng. Đồng thời
thuê các trang thiết bị dệt khăn, dệt tất để sản xuất các mặt hàng phục vụ cho quân
đội và thị trường. Ngày 02/07/1996, công ty thành lập 2 xí nghiệp mới là xí nghiệp
5( chuyên sản xuất hàng dệt kim) và xí nghiệp may 6. Do yêu cầu nhiệm vụ, để đa
dạng hoá ngành nghề công ty đã phát triển thêm nghành dệt vải. Có thể nói đây là
bước đi đầu tiên đầy khó khăn để cho ra đời một ngành sản xuất mới của công ty.
Ngày 17/03/1998, Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 0309/QĐ-QP đổi tên

công ty may 20 thành công ty 20 và bổ sung thêm một số ngành nghề sản xuất
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
9
Báo cáo thực tập tổnghợp
mới: sản xuất kinh doanh hàng dệt nhuộm, kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu
hoá chất, phục vụ ngành dệt- nhuộm. Công ty 20 từ một xưởng may nhỏ với đội
ngũ 30 công nhân, 20 chiếc máy may đạp chân cũ kỹ, đến nay đã có hơn 4000
công nhân, 4500 trang thiết bị may, trong đó có nhiều trang thiết bị thuộc vào loại
hiện đại nhất nước ta hiện nay. Công ty 20 hiện nay có 12 xí nghiệp thành viên, 01
Trung tâm đào tạo nghề.
Đến thời điểm này, công ty 20 thực hiện các quyết định số 1360/QĐ-QP
ngày 01/07/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc cổ phần hoá công ty 20 thuộc Tổng
cục Hậu cần và quyết định số 3967 QĐ- QP ngày 28/12/2007 của Bộ Quốc phòng
về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty 20 thành Công ty cổ phần với tên
gọi mới Công ty cổ phần X20 từ ngày 01/01/2009.
Để thấy được sự phát triển lớn mạnh của công ty qua các giai đoạn thì em
xin đề cập đến sản lượng ( số bộ tiêu chuẩn) của công ty qua các giai đoạn:
Bảng số 1: Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp qua các giai đoạn
(đvt: Bộ)
Giai đoạn 1957-1962 1963-1975 1975-1987 1987-1992 1992-2008
Sản lượng 16.520 125.230 812.899 800.000 1.236.300
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu cung cấp từ phòng kế hoạch tổ chức)
Như vậy thông qua sản lượng qua các thời kỳ chúng ta có thể nhận thấy rằng
từ những ngày đầu với máy móc thiết bị lạc hậu với nguồn lao động ít ỏi sản lượng
chỉ vỏn vẹn 26.520 bộ tiêu chuẩn. Các giai đoạn sau sản lượng đã tăng lên đáng kể
do sự vận dụng máy móc hiện đại vào sản xuất cũng như sự phát triển mạnh mẽ
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
10
Báo cáo thực tập tổnghợp
của các nguồn lực. Cho đến giai đoạn 1992-nay sản lượng đã đạt trên 1 triệu bộ

tiêu chuẩn.
III. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của công ty:
Công ty cổ phần X20 là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hàng dệt ,
nhuộm, hàng may, nguyên phụ liệu hàng dệt may, kinh doanh ô tô, xe máy, dịch
vụ tư vấn quản lý và kỹ thuật trong nghành dệt, nhộm và may...., sản phẩm may
mặc phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Kinh doanh xuất khẩu trang thiết bị
ngành may, dệt kim. Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu hóa chất phục vụ
ngành dệt nhuộm.
Sản phẩm của công ty có mặt trên khắp thị trường trong nước và nhiều nước
trên thế giới như: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha,
Achentina, Thụy Sỹ, Canada, Hàn Quốc...Các sản phẩm của Công ty đã được tặng
thưởng nhiều giải thưởng cao như huy chương vàng, bạc, bằng khen tại các hội
chợ hàng công nghiệp, hội chợ Thời trang Việt Nam qua nhiều năm, liên tục đoạt
các giải thưởng Quốc tế về chất lượng, kỹ thuật, uy tín thương mại do hiệp hội
Ofice & Trade leader Club Tây Ban Nha trao tặng và Cúp chất lượng Quốc tế châu
Âu do Hiệp hội J*ban Image Age Tây Ban Nha từ năm 1996 đến nay. Hệ thống
quản lý chất lượng của công ty được tổ chức BVQI (của Vương Quốc Anh) cấp
chứng nhận ISO 9001/2000 và Trung tâm chứng nhận chất lượng QUACERT của
Việt Nam chứng nhận ISO 9001/2000. Công ty là một địa chỉ tin cậy nhất của
ngành Hậu cần quân đội đối với các sản phẩm quân trang.Đồng thời công ty cũng
là bạn hàng tin cậy, uy tín của nhiều đối tác với các sản phẩm là trang phục ngành,
trang phục công sở, quần áo đua mô-tô, Jacket các loại, Comple... Công ty sẵn
sàng hợp tác, đầu tư phát triển, liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với các
doanh nghiệp, bạn hàng trong nước và ngoài nước trên nguyên tắc hợp tác bình
đẳng cùng có lợi.
Công ty có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, phục vụ tốt nhất cho
quá trình sản xuất:
-Máy ép mex, máy ép keo, máy cắt vòng, máy cắt tay, máy cắt xén đầu bàn,
máy may 1 kim các loại, máy 2 kim cơ động, máy vắt sổ, máy may 2 kim nhiều
chỉ, máy thùa đầu bằng, máy thùa đầu tròn, máy đính cúc, máy vắt gấu, máy đính

Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
11
Báo cáo thực tập tổnghợp
bọ, máy trần đè, máy may 4 kim, máy may chun, máy may viền, máy dập cúc, máy
thêu, máy nạo da, máy bổ túi điện, máy may lót, máy hút đầu chỉ….
-Bàn ép cổ áo, máy là phom áo sơ mi, máy ép ống quần đa năng, máy là ép
mông quần, máy là li quần, máy cắt nhám, bàn là các loại….
-Máy kiểm vải dạng thoi…
-Máy nhuộm các loại.
-Máy dệt tất, máy dệt khăn mặt…
-Các loại máy phụ trợ quá trình sản xuất: máy nén khí, máy sấy khô không
khí, ổn áp, máy sấy, máy định hình vải, máy nhuộm jet, máy cán hơi, máy phòng
co, ….
Hệ thống máy móc của Công ty luôn được cải tiến không ngừng và tận dụng
tối đa công suất. Do đó, các sản phẩm sản xuất ra luôn đáp ứng được số lượng đặt
hàng và chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường trong và
ngoài nước.
Quy trình công nghệ:
Quy trình sản xuất của công ty là quy trình sản xuất khép kín trong từng xí
nghiệp, sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản
phẩm có số lượng nhiều. Trong mỗi xí nghiệp có các tổ sản xuất, do đó các xí
nghiệp độc lập với nhau, tránh được vận chuyển nội bộ, đảm bảo thuận lợi cho
công tác quản lý. Đây là cách tổ chức phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty.
Các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, đảm bảo các thông số kỹ thuật và đa
chủng loại. Sản phẩm của công ty bao gồm cả ngành may và ngành dệt, trong đó
sản phẩm của ngành may chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Ngành may:
Quy trình may được chia thành hai quy trình công nghệ là: May đo lẻ và may
đo loạt.
+) May đo lẻ:

- sản phẩm của quy trình công nghệ sản xuất may đo lẻ trong công ty bao
gồm các sản phẩm may sĩ quan cấp tá, tướng, một số đơn đặt hàng của cục thuế,
đường sắt….
- Sơ đồ quy trình công nghệ:
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
12
Báo cáo thực tập tổnghợp
- Giải thích quy trình:
+ Bộ phận đo: Căn cứ theo phiếu đo của cục quân nhu- Tổng cục Hậu cần
cấp phát hàng năm cho cán bộ, tiến hành đo cho từng người, ghi số đo vào phiếu.
+ Bộ phận cắt: Căn cứ vào số đo của từng người ghi trên phiếu để cắt vải
+ Bộ phận may: Tiến hành may theo chuyên môn hoá, chia cho từng người
hoặc từng nhóm người may các bộ phận, hoàn chỉnh, là phẳng sau đó chuyển sang
bộ phận kiểm tra chất lượng.
+ Bộ phận đồng bộ: Sản phẩm đạt chất lượng theo số phiếu sẽ được ghép
thành một bộ xuất cho từng người thông qua nhập cửa hàng, không qua kho thành
phẩm.
+) May đo hàng loạt.
- Sản phẩm quy trình công nghệ may đo hàng loạt bao gồm: sản phẩm quốc
phòng, kinh tế và xuất khẩu. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất theo cơ sở
quy định của Cục quân nhu và của khách hàng.
- Sơ đồ quy trình công nghệ may đo hàng loạt:
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A
13
Vải( NVL
chính)
Đo Cắt May
Hoàn chỉnh
Kiểm tra chất
lượng

Đồng bộThành phẩm
Nhập Cửa hàng
Vải Phân bổ Đo Cắt May
Hoàn
chỉnh
Kiểm tra
CL(KCS)
Đồng bộ
Thành
phẩm
Nhập kho
Báo cáo thực tập tổnghợp
+ Phòng kỹ thuật căn cứ vào lệnh sản xuất hay hợp đồng sản xuất tiếp nhận
mẫu, tính định mức và công nghệ phù hợp.
+ Nguyên vật liệu: Dựa vào định mức phòng kỹ thuật đưa ra, nguyên vật liệu
được chuyển từ kho của công ty xuống xí nghiệp.
+ Phân xưởng cắt: Nhận vải, kiểm tra vải, phân bổ vải, sau đó báo cho kỹ
thuật để giác mẫu. Sau khi có mẫu, tiến hàn rải vải, xoá phấn kẻ vẽ và cắt phá theo
đường giác lớn rồi cắt vòng theo đường giác nhỏ. Cuối cùng đánh số thứ tự từng lá
vải, bó buộc sau đó chuyển xuống tổ may.
+ Tổ may: Bóc mẫu bán thành phẩm theo thứ tự. Sau đó may hoàn chỉnh. sản
phẩm may xong được thuỳ khuy đính cúc.
+ Sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển xuống bộ phận kiểm tra chất lượng.
+ Các sản phẩm đạt chất lượng được đồng bộ, đóng gói và sau đó nhập kho
thành phẩm.
Ngành Dệt:
- Hiện nay công ty đã sản xuất được các loại vải như: Gabadin- len, vải kaki
các loại, vải phin, vải katê, và vải mộc các loại.
- Sơ đồ quy trình:
Svth:Phạm Tiến Đạt Lớp: Công nghiệp 47A

14
Sợi nhập
Sợi ngangSợi dọc
Xe sợi
Đánh suốt
ngang
Đánh ống DệtMắc Hồ

×