Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của con người,
của sự vật và sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các
nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như: Tình
trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt… xảy ra liên tục. Con
người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng
nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi
trường sống. Chính vì vậy, tri thức về môi trường, những hành vi thái độ của
con người đối với môi trường phải được xem là một trong những giá trị nhân
cách của con người.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, đảm bảo tính cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả
mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi
trường là yêu cầu cấp bách mang tính kinh tế, tính khoa học, tính xã hội sâu
sắc. Trong đó, giáo dục mẫu giáo là một khâu, một trong những nấc thang
hình thành nhân cách. Vì vậy không thể không tiến hành giáo dục môi trường
cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Đây là quá trình giáo dục có mục
đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan
tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua những
kiến thức thái độ, hành vi của trẻ đối với môi trường.
Đối với trẻ mẫu giáo, phương pháp giáo dục có hiệu quả là phải tạo cho
trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều
hình thức đa dạng theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Đối với
trẻ nhỏ, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên và gần gũi, vì vậy việc giáo
dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần thiết
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, góp phần giáo dục
trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân trẻ, biết cách chăm sóc và
bảo vệ cây cối, bảo vệ các con vật nơi mình ở. Biết một số ngành nghề, văn


hoá, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý
thức giữ gìn bảo tồn văn hoá dân tộc.
Trong nhiêù năm qua, tôi thường xuyên được nhà trường phân công
đứng lớp mẫu giáo 5 tuổi. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo
dục môi trường ở lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non. Vì vậy, ngoài việc
nắm vững và vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học tôi tiến
hành lựa chọn, vận dụng các hoạt động có thể tích hợp giáo dục môi trường
vào trong các hoạt động của trẻ khi có điều kiện phù hợp.
Với những suy nghĩ ấy, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn
đề này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những

1


người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Với tình hình thực tế tại lớp đang
phụ trách, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay với
trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo
5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non”.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn luyện
thói quen, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giúp trẻ nhận thức được
những hành động đúng để bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ
của chính bản thân mình
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi
có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non Lam Sơn
- Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thử nghiệm
+ Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp xử lý thông tin
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng đến các vật thể, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ
thống vật chất do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người trong
quá trình sống và lao động đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân
tạo.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích nhằm
giúp cho mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội cộng đồng nhận thức và
quan tâm đến các vấn đề của môi trường, giúp cho con người có những hiểu biết
và có thái độ tích cực, có khả năng và những hành vi tốt đối với việc bảo vệ môi
trường.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp con người nhận thức đúng
đắn về môi trường, có ý thức trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên và có ý thức trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ môi
trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện
pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả và là nền tảng để cải thiện môi trường có
hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Việc giáo dục trẻ mầm non là nền tảng của sự hình thành nhân cách. Trẻ
em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, cơ
2


thể non nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng của môi trường.
Ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm phát triển mãnh liệt đặc biệt là tính
đồng cảm dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh. Do đó việc

giáo dục hình thành những tình cảm, thái độ và kỹ năng của trẻ đối với cuộc
sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh ở lứa tuổi này là hết sức
dễ dàng. Nếu người lớn và các nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn này không quan
tâm giáo dục trẻ là một điều sai lầm.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non nhằm trang bị
cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi
trường sống và dần dần hình thành cho trẻ tình cảm thái độ, ý thức và hành vi
tích cực đối với môi trường, trẻ biết yêu quý giữ gìn và bảo vệ môi trường, trẻ
có một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc môi trường sống ở gia đình,
ở trường lớp và cộng đồng.
Chúng ta biết rằng kiểu tư duy ở trẻ mầm non đi từ trực quan hành động,
trực quan hình tượng, tư duy sơ đồ và đến cuối độ tuổi mẫu giáo thì trẻ bắt đầu
có những biểu hiện kiểu tư duy lô gíc. Do đó trẻ có khả năng quan sát, phân tích,
so sánh phân loại các sự việc hoạt động gần gũi xung quanh theo các dấu hiệu
như: Màu sắc, hình dạng, kích thước, công dụng, chất liệu…..Hoạt động học tập
của trẻ đang ở dạng sơ khai, những tri thức để trẻ lĩnh hội ở giai đoạn này là tri
thức tiền khoa học được tiếp nhận trong cuộc sống hằng ngày ở mọi lúc mọi nơi
một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động chia sẻ với bạn bè, người lớn,
hoạt động lao động của trẻ đang ở dạng sơ đẳng như: Lao động tự phục vụ, chăm
sóc thiên nhiên, cây cối, vệ sinh môi trường,… Lao động là phương tiện quan
trọng để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Các khả năng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hình thành kỹ
năng về hành vi và thái độ của trẻ đối với môi trường và ý thức trong việc bảo
vệ môi trường. Đối với giáo dục mầm non, cung cấp cho trẻ những hiểu biết
ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói
chung, biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển
lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Trong nhà trường, việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường được lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác, việc xây dựng
môi trường xanh, sạch đẹp ở nhà trường đã trở thành một hoạt động quan
trọng.

2.2. Thực trạng về việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý thức bảo vệ
môi trường tại trường mầm non Lam Sơn.
Trường mầm non Lam Sơn nằm trên địa bàn của phường Lam Sơn- TP
Thanh Hoá. Là trường mầm non đạt chuẩn mức độ II. Trong những năm gần
đây điều kiện kinh tế của địa phương ngày càng có những bước tăng trưởng
vượt bậc, nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non ngày càng được
nâng cao.
Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công chăm sóc giảng dạy
các cháu ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) với tổng số cháu là 50, trong đó có
3


27 cháu nam và 23 cháu nữ. Từ những đặc điểm tình hình của trường lớp tôi
nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hoá,
sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, BGH nhà trường, ngay từ đầu
năm học tôi và các đồng nghiệp đã được học tập các lớp chuyên đề, dự nhiều
hoạt động bổ ích rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Trang thiết bị ở trường được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học của cô và trẻ.
- Được hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, phối kết hợp với giáo viên
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Các cháu ở lớp hầu hết đều ngoan, thông minh, ngộ nghĩnh, đi học đều
nên tôi cũng dành thời gian trò chuyện tình cảm với trẻ, giúp trẻ gần gũi, thân
thiết và không có cảm giác buồn chán khi đến lớp.
b. Khó khăn
- Nhiều trẻ trong lớp lần đầu tiên đi học nên chưa được qua các độ tuổi
mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên chưa được rèn dũa về vệ sinh cá nhân cũng

như giữ gìn vệ sinh chung
- Chưa có điều kiện để tổ chức cho các cháu đi thăm quan một số địa
danh ở địa phương
- Bản thân các giáo viên chưa có ý thức tự giác khai thác nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.
- Việc giáo dục môi trường tiến hành chưa khoa học, thường xuyên, thiếu
tính chủ định, thiếu tập trung, không có sự kiểm tra đánh giá, hiệu quả thấp.
c. Kết quả thực trạng
Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn trên, ngay từ đầu năm học tôi
đã bắt đầu thực hiện đề tài, đã khảo sát ban đầu trên trẻ.
Để tiện cho việc theo dõi khảo sát tôi phân thành các yêu cầu sau:
Theo kết quả khảo sát tháng 9 năm 2015:
Tổng
Đạt
Chưa
TT
Nội dung khảo sát
số
đạt
Tốt
Khá
TB
trẻ
Nề nếp giữ gìn vệ sinh trong
7/50
18/50
15/50 = 10/50
1 ăn uống, sinh hoạt của trẻ ở 50
30%
= 20% = 14% =36%

trường mầm non
2

Biết giữ gìn vệ sinh nơi
trường lớp, nơi công cộng

50

12/50=
24%

10/50=
20%

8/50
= 16%

20/50
= 40%

3

Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi

50

10/50=

10/50=


8/50

22/50
4


đúng nơi quy định

20%

20%

16 %

= 44%

50

12/50
=24%

9/50
= 18%

9/50
= 18%

20/50
= 40%


5

Không vứt rác ra đường, biết
bỏ rác vào thùng, nhắc nhở
người lớn không được xả rác
bừa bãi

50

8/50=
16%

7/50=
14%

10/50
20 %

25/50
= 50%

6

Phân biệt được các hành
động đúng, sai với môi
trường

50

9/50

= 18%

10/50
= 20%

8/50
=16 %

23/50
= 46%

7

Biết tiết kiệm điện nước khi
sử dụng

50

7/50
= 14%

8/50
= 16%

10/50
=20 %

25/50
= 50%


4

Biết chăm sóc và bảo vệ cây

Qua bảng khảo sát trên có thể thấy: Nề nếp giữ gìn vệ sinh trong ăn
uống, sinh hoạt của trẻ còn chưa cao, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và
trường lớp còn thấp, khi chơi đồ chơi xong số trẻ biết cất dọn đúng nơi quy
định chưa đạt với yêu cầu, nhiều trẻ kỹ năng chăm sóc cây còn kém. Ý thức
không vứt rác ra đường, biết bỏ rác vào thùng, phân biệt các hành động đúng
sai với môi trường và biết tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt còn chưa cao.
Từ thực trạng trên tôi tiến hành lên kế hoạch để tích hợp các nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động
khác nhau khi có điều kiện phù hợp.
2.3. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý thức bảo vệ
môi trường trong trường mầm non
2.3.1. Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua nội dung tích hợp các chủ đề trong năm.
Phạm vi hoạt động của trẻ mẫu giáo tuy chưa rộng nhưng lại rất phong
phú đa dạng nên rất có điều kiện để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Thông qua hoạt động học tập, vui chơi chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ mẫu giáo giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với thế
giới động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, làm quen với một số nghề
nghiệp trong xã hội trong đó có công việc làm sạch đẹp môi trường.
Hoạt động học tập là hoạt động có khả năng giáo dục môi trường một
cách toàn diện và có hệ thống. Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động
khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác
5



phẩm văn học, tạo hình,… Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng
và có các ưu thế khác nhau như: Trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải
nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi…để trẻ nhận ra được những việc làm
tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ
suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài
lớp học.
Ví dụ:
+ Ở chủ đề “Trường mầm non”: Ngoài việc cung cấp cho những kiến
thức về chủ đề, tôi giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồ dùng
đồ chơi sạch sẽ, bảo vệ và chăm sóc cây xanh xung quanh lớp và vườn
trường.
+ Ở chủ đề “Bản thân”: Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh
thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và
thói quen tốt trong ăn uống, nhận biết ký hiệu thông thường như: Khu vệ sinh
nam, vệ sinh nữ, thùng đựng rác và nhận biết một số vật dụng theo ký hiệu
riêng của mình như: Ca cốc, khăn lau mặt, bàn chải răng… một số vật dụng
và nơi nguy hiểm như: Dao, kéo, ao, hồ, ổ điện…
+ Ở chủ đề “Gia đình”: Cần giúp trẻ nhận thấy được sự thay đổi của môi
trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường
bẩn. Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng trong gia đình, lấy và cất đồ dùng
đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi và có ý thức về
sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm như: Tắt quạt khi không dùng, tắt điện
trước khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước khi không sử dụng…
+ Ở chủ đề “Một số nghề”: Trẻ biết ở mỗi nghề, con người đều có trách
nhiệm và nghĩa vụ đóng góp vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở những
khía cạnh khác nhau. Có những nghề mà nhiệm vụ chính là làm cho môi trường
sạch đẹp như công nhân công ty môi trường đô thị, trồng cây gây rừng, bảo vệ
và chăm sóc cây con trong công viên, vườn bách thú…Trẻ biết được những công
việc và sự cần thiết của nghề nghiệp này. Từ đó giáo dục trẻ ý thức tôn trọng
người lao động và bảo vệ cây cối xung quanh trường học và nơi mình sinh sống.

+ Ở chủ đề “Thế giới thực vật”. Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của
cây, ích lợi của cây xanh đối với môi trường sống và biết tác hại của việc chặt
phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người.
+ Ở chủ đề “Thế giới động vật”. Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi,
mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con
vật gần gũi.
+ Ở chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Giúp trẻ hiểu được một
số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và các hành
vi khi tham gia giao thông. Biết được các phương tiện giao thông thải ra khói
bụi như: Ô tô, xe máy, tàu hoả…thải khói vào không khí. Giáo dục trẻ khi đi
6


trên đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, khi được bố mẹ
đưa đến trường phải nhắc bố mẹ để xe đúng nơi quy định, không cho xe đi
vào sân trường vì khói bụi sẽ làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra giáo dục trẻ ý
thức giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ gọn gàng.
+ Ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”. Giúp trẻ biết về các hiện
tượng tự nhiên như: Gió, mây, mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt, hạn hán… Qua đó
trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của
nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa nguồn nước bẩn gây ô nhiễm và
gây bệnh tật cho con người.
+ Ở chủ đề “Quê hương đất nước, Bác Hồ và trường tiểu học”. Giáo dục trẻ ý
thức bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cảnh quan, vẻ đẹp của quê hương
mình. Qua các câu chuyện về Bác Hồ trẻ biết cùng nhau tiến bộ, biết giúp đỡ
người thân làm những công việc nhỏ vừa sức để môi trường nơi mình ở luôn
sạch đẹp.
Như vậy, việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
thông qua các chủ đề rất phong phú, đa dạng. Chúng ta cần lồng ghép tích

hợp để giúp trẻ có những kiến thức, hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về
môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng
luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp…. Biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ
gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu
quả.
2.3.2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động của trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Thông qua
các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm
công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung
quanh khu vực của lớp mình, ở sân trường…
- Góc phân vai :
+ Khi chơi trò chơi gia đình: Trẻ biết mô phỏng các công việc của người
lớn như: Dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quét mạng nhện trong
nhà, gấp quần áo gọn gàng ngăn nắp, đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không
rơi vỡ, nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm, trước khi ăn phải rửa tay.
+ Khi chơi đóng vai bác sỹ trẻ biết khuyên bệnh nhân ăn sạch, ở sạch, tập
thể dục hàng ngày để cơ thể luôn khoẻ mạnh
+ Khi đóng vai cô giáo trẻ biết nhắc nhở học sinh giữ gìn trường lớp, đồ
dùng đồ chơi sạch sẽ, khi chơi xong xếp gọn gàng để bảo vệ môi trường lớp
học luôn sạch đẹp.
+ Trò chơi nấu ăn: Trong quá trình trẻ chơi đóng vai đầu bếp hoặc gia
đình chế biến thức ăn trẻ biết chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp, rửa thực phẩm

7


sạch sẽ, biết để rác vào túi ni lông để cho vào thùng rác, khi chế biến thực
phẩm thì đeo tạp dề và khẩu trang.

- Góc nghệ thuật: Trẻ biết làm một số đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên
vật liệu thiên nhiên và phế liệu thải bỏ như: Gáo dừa, vỏ hộp làm bộ gõ nhạc,
tre làm phách…. Trẻ múa hát, đọc thơ theo chủ đề, đặt câu đố về các con vật
và cây cối, đồ dùng. Thông qua đó trẻ nhận biết được mối quan hệ của chúng
với môi trường xung quanh.
- Góc thiên nhiên: Khi trẻ chăm sóc cây, lau lá, nhổ cỏ, xới đất, tưới cây,
nhặt lá khô, gieo hạt, trồng cây…..trẻ cảm nhận được công việc của người
trồng nên những cây xanh. Khi chơi với cát, nước trẻ biết phải rửa tay sạch sẽ khi
chơi xong.

Hình 1: Hoạt động chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên của bé
- Góc Xây dựng - Lắp ghép: Qua các trò chơi lắp ghép xây dựng các
công trình như: Công viên xanh, vườn bách thú, khu chung cư gia đình, vườn
rau ao cá Bác Hồ,….trẻ biết bố trí, xếp đặt các khu vực trong mô hình hợp lý,
gọn gàng, sạch đẹp. Biết sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để tạo
thành các sản phẩm phục vụ cho góc xây dựng.

8


Hình 2: Hoạt động của bé ở góc Xây dựng-Lắp ghép
Tóm lại: Thông qua quá trình chơi trẻ hiểu được ý nghĩa môi trường đối
với đời sống con người. Được thực hiện các thao tác chơi mô phỏng những
công việc hàng ngày của người lớn giúp trẻ cảm thấy mình “Quan trọng” và
có ý thức cùng chung tay bảo vệ môi trường.
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức sinh hoạt như giờ
ăn, ngủ cho trẻ
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt,
đáp ứng nhu cầu được vui vẻ thoải mái của trẻ.
Ví dụ: Trẻ biết lao động trực nhật như: Cùng cô kê bàn ăn ngay ngắn, xếp

đĩa khăn lau tay và bát đựng cơm rơi, biết rửa tay bằng xà phòng, lau mặt
đúng quy trình. Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn hết xuất. Khi ho, hắt
hơi phải lấy tay che miệng, không nói chuyện riêng trong khi ăn. Ăn xong biết
để bát thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó đánh răng, lau miệng.
Nhắc nhở trẻ biết lấy nước vào cốc để đánh răng, không để vòi nước chảy liên
tục. Trẻ biết giữ gìn phòng nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi
xong biết xả nước bồn cầu, biết trước khi lên giường xếp dép ngay ngắn sau
đó lấy gối đi ngủ.

9


Hình 3: Giờ ăn của trẻ
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương
Vào những buổi nêu gương cuối tuần, cho trẻ kể về những việc làm tốt
giúp cô giáo và các bạn như: Biết xếp đồ chơi lên giá ngay ngắn, biết kê bàn
ăn, biết gấp khăn lau tay, biết phơi khăn lau mặt lên giá khăn, biết để bát đựng
thức ăn, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế theo tổ ngay ngắn, khi mắc lỗi thì
biết xin lỗi, biết cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc nhận quà, biết chào hỏi lễ
phép……Ngoài ra trẻ kể thêm những việc làm vừa sức ở nhà để giúp đỡ ông
bà, bố mẹ như: Quét nhà, gấp quần áo, lau bàn ghế, nhặt rau, bỏ rác vào thùng
rác…
Qua những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công
việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô và đây cũng là một trong những hoạt
động để thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ một cách có
chiều sâu và hiệu quả nhất
2.3.3. Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động thực tiễn
- Hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên
nhiên và vật liệu đã qua sử dụng như: Lá chuối, lá đa, lá dừa làm con cào cào,
châu chấu, con trâu, kèn, đồng hồ, nhẫn…. Dùng một số lá, hoa khô, hột hạt,

vỏ sò, vỏ hến, vỏ ốc cườm…để làm nên các bức tranh về các chủ đề, làm bưu
thiếp. Sử dụng vỏ chai nước rửa bát, vỏ hộp sữa chua, lon bia, vỏ cây, bát
nhựa dùng một lần, sỏi, đá, len vụn,… làm mô hình, đồ chơi. Cho trẻ vẽ và
thể hiện những ấn tượng của trẻ về môi trường. Tô màu, cắt dán những hình
ảnh về môi trường, quá trình phát triển của cây cối, con vật, về môi trường
10


sống của chúng. Trong quá trình trẻ thực hiện cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ
thảo luận với nhau về những sản phẩm mà trẻ đang làm, ý nghĩa của chúng
nhằm chính xác hoá những ấn tượng của trẻ về môi trường. Qua đó giáo dục
trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo.

Hình 4: Mô hình “Động vật sống trong rừng”
- Lên kế hoạch cho trẻ hoạt động lao động vệ sinh trường lớp như: Thu
gom rác xung quanh trường (Nhặt lá rụng, vỏ hộp sữa, túi ni lông, giấy kẹo
bánh…), lau đồ dùng đồ chơi, các giá đồ chơi của lớp, sắp xếp đồ chơi đúng
nơi quy định.

11


Hình 5: Bé với hoạt động chăm sóc môi trường
- Thực hiện các bài tập đánh giá vệ sinh môi trường, điều kiện sống của
cây cối, con vật, các hành động tốt - xấu đối với môi trường.
- Làm thí nghiệm về cây cần nước và ánh sáng, thí nghiệm nước bẩn do
rác, lọc nước bằng cát vàng, không khí ô nhiễm do bụi- khói.
- Xử lý tình huống có thực: Lợi dụng những tình huống có thật trong
thực tế để giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Xử lý đồ dùng của góc phân vai sau buổi chơi như: Cuống rau, vỏ

lạc, lõi ngô, vỏ hành tỏi…, xử lý giấy vụn sau khi học cắt - xé dán, xử lý thức
ăn thừa, xử lý khi thấy cây bị héo, khi bàn ghế, giá đồ chơi có bụi, sử dụng
điện, nước tiết kiệm…
- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về môi trường vào cuối chủ đề hoặc cuối
học kỳ, hưởng ứng giờ trái đất.
Từ những hoạt động đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh
thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường.
Ngoài ra tạo điều kiện để trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự
nhiên, các địa danh xung quanh trường lớp bằng cách tổ chức các buổi thăm
quan để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn
bảo vệ.
- Cho trẻ đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác,
khu vực quanh trường, khu bếp, trường tiểu học….Trò chuyện với trẻ về vệ
sinh môi trường tại nơi đó và yêu cầu trẻ nêu ra các ý kiến để bảo vệ môi
12


trường. Từ đó trẻ cảm thấy tầm quan trọng của mỗi con người và của chính
bản thân trẻ đối với môi trường.
- Cho trẻ quan sát hoạt động lao động của người lớn đang trồng và chăm
sóc các cây cối, con vật, làm sạch môi trường xung quanh.
Ví dụ: Trẻ xem bác bảo vệ cắt tỉa lá cây, chăm sóc cây, cắt cỏ. Quan sát
các cô làm vệ sinh xung quanh trường vào thứ 6 hàng tuần. Trẻ được tham gia
chăm sóc vườn rau của trường.

Hình 6: Bé xem bác làm vườn chăm sóc vườn hoa
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục
mọi lúc mọi nơi
Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội hình thành ở trẻ các kỹ năng,

thái độ, hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn
môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội.
Ví dụ: Gần đến ngày tết thì phát động “Tết trồng cây” trẻ cùng cô sưu
tầm các loại cây và trồng, tổ chức tưới và chăm sóc. Ngày 8-3 thì phát động
phong trào “Bông hoa điểm 10” trẻ cùng nhau phấn đấu có những hành động
bảo vệ môi trường, gom lá rụng bỏ vào thùng rác làm sạch sân trường, lau lá
ở góc thiên nhiên, giúp đỡ cô và các bạn.
Ngoài ra vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ: Giờ ngủ dậy, giờ
chơi, trả trẻ …qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát về môi trường. Đàm thoại,
thảo luận, trò chuyện về các nhu cầu sống của con người với cây cối, các con
vật, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại của môi trường bị ô
13


nhiễm đối với sức khoẻ của con người để trẻ thấy được ý nghĩa và tầm quan
trọng của môi trường đối với cuộc sống con người. Có thể cho trẻ xem những
hình ảnh về việc xả rác bừa bãi nơi công cộng, nơi chùa chiền, di tích để trẻ
cảm nhận được đó là những hành vi không đúng và hiểu rằng không chỉ trong
gia đình, trường lớp mà bất cứ ở nơi đâu cũng cần phải bảo vệ, gìn giữ môi
trường làm cho quê hương thêm tươi đẹp
2.3.4. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác phối kết hợp
cùng phụ huynh
- Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên nhà trường
bởi vì không những rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các
bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ
các phong trào của trường lớp.
- Cần tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa
phương hiện nay bằng cách:
+ Các hình ảnh về tình trạng ô nhiễm hiện nay trên các dòng sông, ao hồ,
khu chợ.

+ Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ làm bằng các nguyên vật liệu
thải bỏ để giới thiệu với phụ huynh.
+ Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường, nhắc nhở phụ huynh để xe đúng quy định.
+ Trong các buổi họp phụ huynh cần lồng vào để tuyên truyền về tầm
quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn
nề nếp cho trẻ ở nhà, biết cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia
đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
+ Tuyên truyền ở góc “Cha mẹ cùng quan tâm” bằng tranh ảnh, khẩu
hiệu bảo vệ môi trường do cô và trẻ cùng thực hiện.
Sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và các hình ảnh như: Tệ nạn
chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốn rừng lấy củi. Những
hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng trâu, các khu nhà
ở bên cạnh bãi rác, dòng sông bị ô nhiễm, những nhà máy thải chất bẩn ra môi
trường,…. Bên cạnh đó cần sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục treo
ở góc tuyên truyền như: Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay dưới vòi nước,
rửa mặt sạch sẽ, hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, nhặt lá rụng, quét
rác bỏ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và
đội mũ bảo hiểm….
+ Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của phụ huynh về nguồn nguyên
vật liệu thải bỏ để tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ dùng đồ chơi đơn giản.
+ Phát động phong trào trồng cây xanh xung quanh trường đến từng
phụ huynh và có kế hoạch chăm sóc cây theo tuần, tháng. Phong trào “Cây
xanh của bé” ở góc thiên nhiên

14


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Với một số biện pháp và hình thức nêu trên trong quá trình tham khảo,
tìm tòi, thực hiện tôi đã thu được một số kết quả sau:
- 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc
làm đơn giản.
- Cụ thể là:
Theo kết quả khảo sát tháng 3 năm 2016:
Tổng
số trẻ

TT

Nội dung khảo sát

1

Nề nếp giữ gìn vệ sinh trong
ăn uống, sinh hoạt của trẻ ở
trường mầm non

50

2

Biết giữ gìn vệ sinh nơi
trường lớp, nơi công cộng

50

3


Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi
đúng nơi quy định

4

Biết chăm sóc và bảo vệ cây

50

50

5

Không vứt rác ra đường, biết
bỏ rác vào thùng, nhắc nhở
người lớn không được xả rác
bừa bãi

50

6

Phân biệt được các hành động
đúng, sai với môi trường

50

7

Biết tiết kiệm điện nước khi

sử dụng

50

Đạt
Tốt

Khá

20/50

20/50

TB

= 40%

10/50
=40 % = 20%

20/50

18/50

= 40 %

12/50

= 36% =24 %


20/50

20/50

= 40%

= 40% =20 %

18/50

Chưa
đạt

10/50

0

0

22/50

= 36%

10/50
0
=44 % = 20%

21/50

20/50


=42 %

09/50
=40 % = 18%

18/50

24/50

=36 %

08/50
=48 % =16 %

18/50

20/50

= 36%

0

12/50
=40 % = 24%

0

0


0

Qua khảo sát ta nhận thấy tỷ lệ khảo sát đã tăng rõ rệt so với đầu năm.
- Phụ huynh quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại
nguyên vật liệu đã qua sử dụng cho giáo viên ở lớp làm đồ dùng đồ chơi. Có

15


rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ hào hứng
chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ.
- Góc thiên nhiên của lớp và vườn trường ngày càng nhiều chủng loại, xanh
tốt
- Kiến thức của trẻ về môi trường phong phú và chính xác hơn, ý thức
bảo vệ môi trường tăng lên, có nhiều trẻ đã biết nhắc nhở bố mẹ là phải bảo
vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước.
- Bản thân có nhiều tiết dạy mẫu tích hợp lồng ghép về giáo dục bảo vệ
môi trường cho chị em dự giờ rút kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Muốn giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường đạt kết quả cao tôi đã rút ra
cho mình một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án và đồ dùng trực quan, các
nguyên vật liệu đầy đủ trong các hoạt động của trẻ.
- Khi tích hợp lồng ghép cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường cần có sự linh
hoạt, sáng tạo, phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy cũng như hoạt động của
trẻ.
- Luôn sưu tầm nhiều tranh ảnh, video clip về môi trường để phục vụ cho
hoạt động dạy và vui chơi của trẻ.
- Chú ý khen ngợi động viên trẻ kịp thời khi trẻ có hành động bảo vệ môi

trường để khuyến khích trẻ tiến bộ.
- Tạo điều kiện cho trẻ được đi tham quan, dạo chơi các khu vực quanh
trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy và tổ chức các hoạt động
cho trẻ để gây hứng thú cho trẻ tham gia học tập.
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ về môi trường, đặt ra các tình huống
để trẻ được nêu ý kiến giải quyết.
- Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm tham gia các hoạt động bảo vệ,
giữ gìn môi trường cùng cô.
- Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho trẻ.
- Bản thân luôn trau dồi, học hỏi, tham gia các lớp chuyên đề do phòng
giáo dục và nhà trường tổ chức, tích luỹ kinh nghiệm và phấn đấu hơn nữa để
góp phần vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất

16


- Để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường xung quanh cũng như
tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người, đề nghị nhà
trường tổ chức cho các cháu được tham quan một số danh lam thắng cảnh
trong thành phố.
- Tổ chức hội thi cấp trường về ý thức bảo vệ môi trường cho các cháu
như: Tranh vẽ về môi trường, đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu đã qua sử
dụng, vườn cây của bé
Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ bản thân. Rất mong được sự
góp ý bổ sung của cấp trên cũng như các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng
nhau làm tốt công tác giáo dục trẻ mẫu giáo ý thức bảo vệ môi trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 6 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh
nghiệm trên là do tôi viết, nếu sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Người thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Yến

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghiên cứu internet
2. Các tạp chí giáo dục mầm non
3. Chuyên đề “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm
năng lượng”
4. Các chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

18



×