PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI NGHĨA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng
cảm thụ màu sắc cho trẻ”
Lĩnh Vực: Giáo dục mẫu giáo
Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu
Giáo viên: Mẫu giáo 4 – 5 tuổi
Tài liệu kèm theo là đĩa CD
Năm học: 2013 - 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I . Lý do chọn đề tài .................................................................. 3
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 4
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 4
1.1 Một số quan điểm nhìn nhận về màu sắc của các lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống ............................................................................................. .4
1.2 Một số cơng trình nghiên cứu về vai trò của màu sắc đối với sự phát
triển của trẻ em ............................................................................................... 4
2 . Một số vấn đề chung về màu sắc ...........................................................4
2.1 Màu sắc là gì ?................................................................................
…..4
2.2 Phối hợp màu là gì ? ............................................................................5
2.3 Cảm thụ màu ........................................................................................6
3 . Đặc điểm khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc của trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi .............................................................................................................8
4 . Một số phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình.................................9
CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ SỬ
DỤNG MÀU SẮC VÀ KHẢ NĂNG TÔ MÀU CỦA TRẺ MẪU GIÁO
4 – 5 TUỔI ………………………………………………………………… 10
1 . Khái quát điều tra thực trạng .............................................................10
1.1 Mục đích điều tra ................................................................................10
1.2 Đối tượng điều tra và địa bàn điều
tra ................................................10
1.3 Nội dung điều
tra .................................................................................10
1.4 Phương pháp điều
tra ..........................................................................11
2 . Một số tiêu chí đánh giá khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc của
trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động tạo hình theo mẫu ....................................... 11
2.1 Các tiêu chí đánh
giá ...........................................................................11
2.2 Thang đánh
giá ....................................................................................12
3 . Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................13
3.1 Kết quả điều tra điều kiện cơ sở vật chất ............................................13
3.2 Những nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong chương trình giáo
dục mầm non hiện hành ................................................................................14
3.3 Kết quả quy trình tổ chức hoạt động vẽ của trẻ ( hoạt động tạo hình
theo mẫu ) ..................................................................................................... 15
2
3.4 Kết quả điều tra sự hiểu biết của giáo viên về tầm quan trọng của việc
dạy trẻ sử dụng màu sắc ............................................................................... 16
.3.5 Về các nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thục và thể hiện
màu sắc ..........................................................................................................
17
3.6 Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động ...............................................18
CHƯƠNG IV : MỐT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP THEO MẪU NHẰM
PHÁT TRIỂN KHĂ NĂNG CẢM THỤ MÀU CHO TRẺ MẪU GIÁO
4-5 TUÔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 19
1 . Đề xuất một số biện pháp phối hợp màu và quy trình dạy trẻ..........19
1.1 Một số biện pháp phối hợp màu theo mẫu nhằm phát triển khả năng
cảm thụ màu sắc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi …………………….………..19
1.2 . Thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 25
1.3 Kết quả thực
nghiệm ............................................................................30
KẾT QUẢ SO SÁNH SỰ TIẾN BỘ VỀ KHẢ NĂNG CẢM THỤ VÀ SỬ
DỤNG MÀU SẮC CỦA TRẺ HAI NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM
TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM ................................................................31
KẾT LUẬN ..............................................................................................32
1 . Kết luận chung ......................................................................................32
2 . Kiến nghị sư phạm ...............................................................................33
3
CHƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Dựa trên quan điểm giáo dục toàn diện, trẻ em ở trường mầm non được
chăm sóc và giáo dục sao cho phát triển một cách hài hịa tất cả các mặt: đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Năm yếu tố này khơng tách rời mà
được thực hiện đồng thời, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau nhằm đạt được hiệu quả
giáo dục tốt nhất. Ta nhận thấy rằng để hình thành và phát triển nhân cách trẻ
thơ, một trong số những nhiệm vụ không thể thiếu là phát triển thẩm mỹ cho
trẻ.
Phát triển thẩm mỹ cho trẻ chính là giúp trẻ hịa mình vào nghệ thuật,
cảm nhận được cái đẹp và làm phong phú, thanh lọc tâm hồn trẻ, hướng trẻ
đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cách tiếp cận nghệ thuật phù hợp
nhất với trẻ là vẽ. Hoạt động vẽ vốn là một nhu cầu không thể thiếu, gắn liền
với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ
Đối với trẻ em, thế giới xung quanh vô cùng rộng lớn và đầy bí ẩn. Thế
giới ấy trong đơi mắt trẻ thơ là vô vàn những màu sắc kỳ diệu. Màu sắc của
cuộc sống là màu sắc của thiên nhiên hòa quyện với màu sắc tâm hồn các em.
Vì thế mà nó hết sức huyền ảo và đa dạng. Những màu sắc được trẻ thể hiện
trong tranh chính là một cách hiện thực hóa những mảng màu vơ hình ấy. Nó
mang đến những rung động và làm tươi mới tâm hồn trẻ, đem lại tình yêu và
hứng thú với vạn vật xung quanh.
4
Khả năng cảm thụ màu sắc phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và sự lớn
khôn của trẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi có khả năng cảm thụ màu sắc khá tốt.
Cùng với đó là khả năng thể hiện màu sắc trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo nhỡ
cũng khéo léo hơn so với những độ tuổi trước đó. Tuy nhiên, những điều trẻ
thể hiện trong tranh vẽ vẫn mang đậm tính chất hồn nhiên và gắn với những
xúc cảm mạnh mẽ. Trẻ đem cả yêu, ghét, thích, giận vào tranh. Do vậy, khi
xem tranh trẻ vẽ, người lớn đọc được những suy nghĩ và tình cảm của trẻ
trong đó.
Tuy nhiên, việc thể hiện màu sắc đầy cảm tính như vậy một phần nào
đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ màu ở trẻ. Trong một chừng mực
nào đó, trẻ cần có một sự hài hịa trong cách thể hiện màu sắc bằng cảm nhận
riêng của bản thân mà không làm mất đi giá trị hiện thực của bức tranh. Nếu
trẻ nắm bắt được tinh hoa và sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và
cuộc sống thì một cách rất tự nhiên, trẻ đã có trong tay những chất liệu tuyệt
vời để vẽ nên cảm xúc tâm hồn mình. Để giúp trẻ làm được điều đó, những
nhà sư phạm cần tham gia vào việc cung cấp cho trẻ những hiểu biết đầu tiên
và cơ bản nhất về màu sắc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc
cho trẻ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG II .CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
5
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1 . Một số quan điểm nhìn nhận về màu sắc của các lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống.
Màu sắc là bí ẩn mn đời mà con người ln tìm cách để định nghĩa
và lý giải sự kỳ diệu của nó. Màu sắc đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
rất nhiều ngành khoa học khác nhau trong cuộc sống. Trong lĩnh vực vật lý,
màu sắc đặt cơ sở cho khoa học ánh sáng màu theo thuyết ánh sáng của
Newton. Nghiên cứu về mắt và sự nhìn màu trong sinh lý học cũng được phân
chia thành một bộ môn khoa học chuyên biệt. Sự ảnh hưởng của màu sắc tới
các phản ứng tâm lý mang đến ngành nghiên cứu tâm lý màu sắc. Trong âm
nhạc, các nốt là sự hiện thân của các màu cơ bản và tổ hợp gam được nhìn
nhận như các hịa sắc trong hội họa. Ngồi ra, ngành mỹ thuật ứng dụng như
thiết kế đồ họa, quảng cáo, thời trang, nội thất… đã sử dụng màu sắc hết sức
triệt để và sáng tạo mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Trong hội họa, những họa
sĩ thực sự là những “nhà màu sắc học” vì họ đã sử dụng chúng như một công
cụ đắc dụng để diễn tả cảm xúc về cái đẹp cũng như diễn tả cảm xúc tâm hồn
họ.
1.2 . Một số cơng trình nghiên cứu về vai trò của màu sắc đối với sự phát
triển của trẻ em.
Ở Việt Nam:
Các tác giả Bùi Thị Ngọc Dung , Lê Hồng Vân đã kết luận: trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi có khả năng lĩnh hội được đầy đủ 7 màu cơ bản và một số sắc độ
của màu, cùng với các màu trung gian (đen – xám – trắng) nếu việc giáo dục
cảm giác màu sắc cho trẻ được quan tâm một cách đầy đủ.
Các tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Hồng Nga đều cho rằng màu
sắc trong tranh vẽ của trẻ có quan hệ chặt chẽ và được quy định bởi yếu tố
tâm lý của trẻ qua hứng thú xúc cảm, tình cảm.
Nhìn chung, màu sắc là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu ngay từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại ở nhiều
6
lĩnh vực khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng
của màu sắc đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Nhận thức được tầm quan
trọng đó tơi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn thêm
vào vai trò của màu sắc đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ thơ những đóng
góp có ý nghĩa.
2. Một số vấn đề chung về màu sắc.
2.1. Màu sắc là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường sử dụng từ “màu sắc”
trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho những câu nhận định hay bày tỏ quan
điểm, cảm xúc như: mang màu sắc thời gian, màu sắc dân tộc, màu sắc tôn
giáo, màu sắc hài hòa… Theo Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển Tiếng Việt,
“màu sắc” là “các màu khác nhau nói chung” .
Từ rất nhiều nguồn cơ sở khác nhau, ta có thể tạm hiểu như sau: Màu sắc
mà mắt ta cảm nhận được là dựa trên bước sóng ánh sáng. Các bước sóng
khác nhau sẽ tạo ra các màu khác nhau. Các vật thể dưới tác động của ánh
sáng chiếu vào sẽ phản xạ lại và được thị giác của con người ghi nhận.
Một số khái niệm căn bản:
- Màu: là từ chỉ các màu như đỏ, xanh, vàng.
- Sắc: là từ chỉ màu do một hoặc một tập hợp các màu khác nhau tạo
nên. Ví dụ sự kết hợp giữa màu đỏ và màu vàng tạo ra sắc da cam.
Hoặc một màu gọi là đỏ nhưng lại có sắc cam (đỏ cam), một màu
vàng nhưng lại có sắc xanh (vàng chanh).
- Độ sáng tối: chỉ lượng ánh sáng phản chiếu hay truyền đi từ một màu
hoặc một tập hợp màu. Trắng có độ sáng lớn nhất, đen có độ sáng
kém nhất.
- Cường độ: chỉ mức tinh khiết mạnh yếu hay độ bão hòa của một
hoặc một tập hợp màu. Ví dụ một màu có cường độ mạnh q (da
7
cam) đi với một màu có cường độ yếu quá (xanh tím than) tạo cảm
giác gắt. Hai màu cùng có cường độ yếu (nhất là có diện tích màu
tương đương nhau) như hồng nhạt đi với xanh da trời nhạt gây cảm
giác nhợ, đơn điệu.
- Tương phản: chỉ mức độ (mạnh – yếu) tạo nên cảm giác khi hai hay
nhiều sắc màu tương tác vơi nhau tạo nên. Ví dụ vàng tươi và tím là
hai sắc màu tương phản mạnh vì khi đặt chúng cùng nhau tạo cho ta
cảm giác cả hai đều nổi bật. Hoặc nâu trung bình và đen là hai sắc
màu tương phản yếu vì khi đặt chúng vào cùng nhau tạo cho ta cảm
giác không sắc màu nào nổi bật cả.
- Gam: trong hội họa, gam dùng để chỉ các cấp độ của màu. Ví dụ
“gam đỏ” chỉ chung các màu đỏ từ nhạt nhất đến đậm nhất.
- Tông: được dùng trong hội họa với nghĩa “loại”. Có hai cách dùng:
“tơng đỏ” có nghĩa tương đương với “gam đỏ” chỉ chung các màu đỏ
từ nhạt nhất đếm đậm nhất. “Tông màu ấm” chỉ chung tất cả các màu
mang lại cảm giác ấm (đỏ, vàng, cam…). Tuy nhiên cách dùng thứ
hai chuẩn nghĩa hơn và được sử dụng phổ biến hơn.
2.2. Phối hợp màu là gì?
Động từ “phối màu” được sử dụng thường xuyên trong mỹ thuật, cả
trong ngành nghệ thuật trang trí lẫn nghệ thuật tạo hình. Vây, phải hiểu “phối
màu” như thế nào cho đúng?
Phối màu được hiểu theo hai nghĩa Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn
Như Ý, 2008: “Phối màu: 1. Pha trộn các màu tạo ra màu mới; 2. Sử dụng
màu sắc một cách hài hịa, thích hợp”.
Trong giới hạn của SKKN này, chúng ta sẽ hiểu động từ “phối màu”
với ý nghĩa thứ hai là sử dụng màu sắc một cách hài hịa, thích hợp. Việc phối
màu là sắp đặt các màu cạnh nhau theo những tương quan nhất định để đạt
8
được hiệu quả về sự hài hòa. Qua việc tạo nên sự hài hòa cho màu sắc của
bức tranh, trẻ sẽ dần cảm nhận và hiểu được quy luật biến đổi của màu sắc, ý
nghĩa và tác dụng của các màu khi đặt cạnh nhau… Nhờ đó, trẻ có thể sáng
tạo với màu sắc, tiến đến làm chủ được màu sắc, sử dụng màu sắc như một
công cụ hữu hiệu để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ của mình.
2.3 . Cảm thụ màu.
Sự cảm nhận tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã
hội. Nó được bắt nguồn từ một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có thể
nó cũng xuất phát từ một câu chuyện, một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ
sự vận dụng suy nghĩ, suy luận và liên hệ bản thân từ mỗi tác giả trước hiện
tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được xuất hiện hình thành từ nhu cầu
sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần của nghệ sĩ.
Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó, mối liên hệ tâm lý của
cơ thể với môi trường được thiết lập. Trong quá trình phát triển của một đứa
trẻ cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung
quanh. Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của
sự vật và hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhờ có
những cảm giác mà các thuộc tính riêng lẻ của sự vật (màu sắc, âm thanh,
hình dáng…) được phản ánh trên vỏ não.
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác
quan của con người.
Khác với cảm giác, tri khác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
cúa sự vật hiện tượng mà phản ánh sự vật nói chung trong tổng hịa các thuộc
tính của nó. Như thế khơng có nghĩa tri giác là tổng số các cảm giác riêng lẻ
mà là một mức độ mới của nhận thức cảm tính.
Cảm thụ màu sắc chính là mức độ cao của khả năng tri giác, nhận biết
về màu sắc của con người.
Sự cảm thụ về màu sắc phụ thuộc vào một số yếu tố và điều kiện:
9
* Yếu tố sinh học:
Khả năng cảm thụ màu sắc trước hết chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của
mắt, cơ quan thị giác của con người, mà hoạt động của mắt trước hết lại phụ
thuộc vào yếu tố bẩm sinh di truyền.
Như vậy, ở những trẻ có cấu tạo cơ quan phân tích thị giác bình
thường, cảm nhận sắc giác phát triển bình thường. Cịn với những trẻ gặp phải
rối loạn chức năng võng mạc do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền sẽ kéo theo
những rối loạn về sắc giác.
* Yếu tố vật lý:
Ngành khoa học Vật lý về màu sắc chuyên nghiên cứu vấn đề này.
Màu sắc trong thiên nhiên luôn luôn biến đổi do ánh sáng không ngừng
biến đổi. Khi ánh sáng biến đổi, ánh sáng khúc xạ lên bề mặt của khí quyển
và sự vật cũng biến đổi theo. Vì vậy, những hình ảnh về màu sắc trong thiên
nhiên chạy qua mắt người rất nhanh. Hiện tượng này làm cho con người có
cảm giác hỗn hợp về màu sắc.
Thiên nhiên có được sự phong phú về màu sắc cũng như sự hòa sắc là
nhờ sự rọi sáng chung và các tia phản xạ trong không gian. Màu sắc của sự
vật sẽ thay đổi về độ sáng khi sự rọi sáng thay đổi. Cơ sở vật lý của độ sáng là
độ chói của bức xạ chiếu trực tiếp và bức xạ phản chiếu. Độ sáng tăng lên
mạnh thì những khác biệt về màu sắc của màu càng giảm xuống.
Yếu tố tâm lý:
Sự ảnh hướng của tâm lý cá nhân tới sự cảm thụ màu sắc thể hiện khá
rõ nét. Không phải ngẫu nhiên mà cùng đứng trước một cảnh tượng, một sự
vật mà mỗi họa sĩ lại có một bức tranh với các gam màu hồn tồn khơng có
sự trùng lặp. Dù rằng màu sắc có tính chất sinh lý, phụ thuộc bởi các quy luật
10
về thị giác màu sắc nhưng sự cảm thụ màu sắc lại mang tính chất chủ quan,
mang đậm dấu ấn cá biệt của chủ thể cảm thụ.
- Sự cảm thụ màu sắc của trẻ là một thành tố của quá trình cảm thụ nghệ
thuật ở trẻ. Do đó, các tác động giáo dục phù hợp sẽ ảnh hưởng tích cực tới
khả năng cảm thụ màu sắc của trẻ. Bởi vậy, giáo dục có vai trị định hướng
cho sự cảm thụ màu sắc ở trẻ. Nhờ các tác động giáo dục mà sự cảm thụ màu
sắc của trẻ được định hướng phát triển thành sự cảm thụ thẩm mỹ về màu sắc.
Các tác động giáo dục cũng định hướng cho những xúc cảm, tình cảm thẩm
mỹ, đánh giá thẩm mỹ của trẻ từ màu sắc phù hợp với các chuẩn mục mang
tính xã hội. Từ sự tri giác màu sắc đến quá trình lĩnh hội kiến thức, vốn hiểu
biết về màu sắc và quan trọng hình thành thái độ tình cảm với màu sắc, sự thể
hiện màu sắc của trẻ cần có sự hướng dẫn, tổ chức một cách khoa học của
người lớn.
3. Đặc điểm khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc của trẻ mẫu giáo nhỡ
4-5 tuổi.
Khả năng cảm thụ màu của trẻ 4-5 tuổi là kết quả của cả một quá trình
phát triển lâu dài của trẻ thơng qua hoạt động tạo hình từ lứa tuổi bé (3-4 tuổi)
.
* Trẻ 3-4 tuổi:
Trẻ độ tuổi này cảm thụ màu sắc như một giá trị độc lập, ngoài quan hệ
với màu sắc thực sự của sự vật. Trẻ không có nguyện vọng sử dụng nhiều
màu, bởi ở giai đoạn đầu, sự chú ý của trẻ tập trung nhiều hơn vào sự vận
động và biến đổi của các đường nét, vì vậy trẻ thường sử dụng một màu cho
cả bức vẽ. Tuy nhiên, trẻ đã có thể liên hệ màu với hình ảnh của vật khi màu
sắc gợi ta sự liên tưởng trong thể hiện hình ảnh nào đó: màu đỏ - mặt trời;
màu xanh – lá cây…
Trẻ thường chơi với bút màu như một loại đồ chơi mới và có thể bơi tất
cả các màu vào tranh vẽ hoặc chỉ dùng một màu mà nó cảm thấy thích và lựa
11
chọn. Một điểm đáng chú ý ở lứa tuổi này là: các cơng trình nghiên cứu tâm
lý học đã cho thấy một số trẻ 3-4 tuổi đã bắt đầu có thái độ khác nhau với các
màu khác nhau. Ví dụ “màu đáng yêu” là những màu tươi sáng (đỏ, vàng, da
cam, xanh lam…); “màu đáng ghét” là những màu tối, lạnh (đen, nâu, tím,
xám…). Trẻ có thể tập sử dụng các màu sắc đó để thể hiện quan hệ tình cảm
của mình với các đối tượng miêu tả.
Trẻ 3-4 tuổi thường có xu hướng tự do thể hiện “màu khơng bắt chước”
(màu khơng giống với màu có ở sự vật thật). Vì thế trẻ thường phá vỡ hình
ảnh trọn vẹn của sự vật thành các bộ phận chi tiết rời rạc khi tô chúng thành
các màu khác nhau.
* Trẻ 4-5 tuổi:
Trẻ lứa tuổi này đã bắt đầu tập sử dụng “màu bắt chước” (màu tương
ứng với màu của sự vật có trong hiện thực). Trong q trình học vẽ, trẻ loại
bỏ dần kiểu tơ màu trang trí, bắt đầu biết nhận biết, phân biệt được màu sắc
thật của một số đồ vật, hoa quả như một dấu hiệu bắt buộc, như nét đặc thù
của mọi vật. Tuy nhiên, trẻ áp dụng vẽ bằng những màu có tính quy định bắt
buộc đó mà khơng cần quan tâm tới đặc điểm chiếu sáng, đặc điểm thời gian,
không gian trong hiện thực.
Cảm xúc vẫn đóng vai trị là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn
bút màu ở trẻ: cái gì u thích thì tơ vẽ bằng màu sáng, cái gì ghét hoặc sợ thì
thường tơ màu tối.
Nhìn chung, khả năng cảm nhận của trẻ 4-5 tuổi đã có sự phát triển vượt
trội so với các lứa tuổi trước – nhờ vào sự phát triển mạnh của hoạt động nhận
biết. Trẻ 4-5 tuổi có khả năng nhận biết được các sắc thái của một số màu.
Một số ít trẻ đã có khả năng pha trộn màu để tạo ra màu mới. Tuy vậy, khả
năng thể hiện màu sắc vào tranh của trẻ cịn hạn chế. Nhìn chung một gốc
thường được trẻ quy tụ lại ở một màu đại diện
12
. Ví dụ Màu xanh lá cây có nhiều sắc độ khác nhau, trẻ có khả năng nắm bắt
được các sắc độ đó trong q trình tri giác, nhưng khi thể hiện trẻ thường vẽ
bằng một màu chung. Vì thế màu trong tranh của trẻ rất cô đọng, đơn giản và
mang sắc thái rất rõ rệt.
Hầu hết trẻ độ tuổi này vẫn chưa có khả năng pha trộn màu. Trẻ chỉ có
thể lựa chọn những màu sẵn có để tơ. Hơn nữa, trẻ chỉ tô theo bảng màu bẹ
mà chưa biết chuyển nhiều màu trong một mảng.
Tóm lại, màu sắc trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo nói chung và của trẻ
4-5 tuổi nói riêng rất tươi, mạnh do trẻ thường sử dụng các màu cơ bản. Đặc
điểm này thể hiện rõ sự hạn chế trong khả năng cảm nhận và thể hiện màu sắc
của trẻ.
4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình.
Theo TS. Lê Thanh Thủy, có thể hiểu “Phương pháp tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ mầm non chính là hệ thống tác động qua lại của nhà sư
phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn
cho trẻ nhằm bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình giúp trẻ nắm được những
hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở
trẻ khả năng sáng tạo”.
Trước kia, người ta phân chia các phương pháp tổ chức hoạt động tạo
hình thành ba nhóm phương pháp chính như sau:
- Nhóm phương pháp trực quan.
- Nhóm phương pháp dùng lời.
- Nhóm phương pháp thực hành.
Ngày nay, nhận thấy ba nhóm phương pháp trên khơng cịn đủ khả năng
đáp ứng mục đích, nhiệm vụ giáo dục và sự phát triển của hoạt động tạo hình,
người ta đã phân chia các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hinh thành bốn
nhóm phương pháp khác, dựa trên đặc điểm nhận thức, xúc cảm tình cảm và
khả năng hoạt động của trẻ mầm non. Bốn nhóm phương pháp đó là:
- Nhóm phương pháp thơng tin – tiếp nhận:
13
Là nhóm các phương pháp có vai trị cung cấp cho trẻ những ấn tượng,
những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật… về
phương thức hoạt động, đồng thời hình thành ở trẻ các xúc cảm, tình
cảm thẩm mỹ.
- Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện:
Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo
hình, giúp trẻ bổi dưỡng các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các kinh
nghiệm biểu cảm.
- Nhóm phương pháp tìm tịi – sáng tạo:
Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tìm kiếm khám phá, bồi
dưỡng cho trẻ các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.
- Nhóm các biện pháp mang tính chất vui chơi (các biện pháp trò chơi):
Là các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình có sử dụng yếu tố trị chơi.
Đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi mà hoạt động
vui chơi là hoạt động chủ đạo.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ SỬ
DỤNG MÀU SẮC VÀ KHẢ NĂNG TÔ MÀU CỦA TRẺ MẪU GIÁO 45 TUỔI
1. Khái quát điều tra thực trạng.
1.1. Mục đích điều tra.
Việc điều tra thực trạng về việc tổ chức cho trẻ sử dụng màu sắc ở các
hoạt động tạo hình và khả năng tơ màu của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường
mầm non nhằm nắm được tình hình thực tế. Từ đó có thể biết được mức độ
thực hiện nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ đang
được thực hiện ở mức độ nào, khnn của trẻ đến đâu, trên thực tế có những
thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục… Quan
trọng nhất, dựa trên kết quả điều tra thực trạng, chúng tơi có thể đưa ra những
14
biện pháp phối hợp màu theo mẫu phù hợp nhất với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để
đạt được mục tiêu phát triển khả năng cảm thụ màu cho trẻ.
1.2. Đối tượng điều tra và địa bàn điều tra.
Đối tượng điều tra của đề tài nghiên cứu là trẻ em mẫu giáo nhỡ 4-5
tuổi.
Địa bàn điều tra thực trạng là trường mầm non Đại Nghĩa – Huyện Mỹ
Đức – Thành phố Hà Nội
1.3. Nội dung điều tra.
* Những điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vẽ cho trẻ:
- Về thiết bị
- Về môi trường hoạt động.
* Những nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong chương trình giáo
dục mầm non hiện hành:
+ Đối với giáo viên:
- Nhận của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển khả năng
cảm thụ màu sắc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Những nội dung đã giáo dục nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu
cho trẻ.
- Những phương pháp, biện pháp đã được sử dụng trong quá trình giáo
dục.
- Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quan trọng giáo dục.
+ Đối với trẻ:
- Khả năng nhận biết và cảm thụ màu sắc: Nhận biết và phân biệt màu
sắc, chọn màu, hiểu một số tính chất của màu sắc.
15
1.4. Phương pháp điều tra.
a) Phương pháp quan sát: Quan sát tồn bộ quy trình tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm
non, chú ý đến những màu sắc mà cô giáo hướng dẫn trẻ sử dụng
và những màu được trẻ sử dụng.
b) Phương pháp điều tra trực tiếp:
- Trao đổi đàm thoại với giáo viên về việc tổ chức hướng dẫn
dùng màu và trẻ tơ màu nói chung: những cách phối màu đã được đưa
ra, những khó khăn vướng mắc trong quá trình hướng dẫn trẻ…
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để tìm hiểu những thói quen và sở thích của
trẻ khi sử dụng màu sắc.
c) Phương pháp điều tra gián tiếp: Dùng phiếu (30 phiếu) để lấy
thông tin, ý kiến của giáo viên tại trường thực nghiệm cùng một
số trường khác về những vấn đề liên quan đến màu sắc và màu
sắc trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
d) Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Thu thập những
bức tranh mà trẻ tô màu ở nhiều chủ đề khác nhau và một số sản
phẩm ở các hoạt động khác để phân tích, đánh giá đặc điểm nhận
thức, mức độ cảm thụ màu sắc và sở thích dùng màu của trẻ.
2. Một số tiêu chí đánh giá khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc của trẻ
4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình theo mẫu.
Khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc của trẻ trong hoạt động tạo hình
theo mẫu được đánh giá qua mức độ nhận thức, qua quan sát quá trình trẻ
hoạt động thực tiễn cùng với việc phân tích tranh vẽ của trẻ.
2.1. Các tiêu chí đánh giá.
a.Nhận biết về màu sắc:
Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên được các màu đỏ, da cam, vàng, lục,
lam, chàm, tím và các màu hồng, nâu, đen, xám, trắng (12 màu).
16
b. Phân biệt sắc độ của màu:
Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả các sắc độ khác nhau của hai màu
chính: xanh – đỏ.
c. Hiểu khả năng biểu cảm của màu sắc, sử dụng màu sắc sáng tạo, thể
hiện thái độ, tình cảm:
Trẻ hiểu được tính biểu cảm của màu sắc trong tranh vẽ và có ý thực
lựa chọn sử dụng các màu sao cho phù hợp với nội dung thể hiện và cảm xúc
bản thân của trẻ.
d. Kỹ năng tơ màu:
Trẻ có các kỹ năng tơ màu cơ bản, tơ theo một chiều hoặc xoay trịn, tơ
từ ngồi vào trong hoặc tơ theo một hay nhiều hướng khác nhau tùy theo hình
dáng của đối tượng, tơ minh và khơng chờm ra ngồi nét vẽ.
e. Khả năng phối hợp màu sắc:
Trẻ có khả năng phối hợp màu sắc theo các cách tương phản hay tương
đồng, nóng – lạnh một cách hài hòa. Sử dụng linh hoạt phối hợp các biện
pháp phối hợp màu vào bức vẽ.
2.2. Thang đánh giá.
a. Nhận biết về màu sắc:
Loại tốt: Nhận biết được từ 10-12 màu.
Loại khá: Nhận biết được từ 8-10 màu.
Loại trung bình: Nhận biết được 6-8 màu.
Loại yếu: Nhận biết dưới 6 màu.
b. Phân biệt sắc độ của màu:
Loại tốt: Phân biệt được sắc độ của màu, diễn đạt mạch lạc.
Loại khá: Phân biệt được sắc độ của màu nhưng diễn đạt chưa mạch
lạc.
Loại trung bình: Phân biệt được sắc độ của màu khi gợi ý.
17
Loại yếu: Không phân biệt được sắc độ của màu.
c. Hiểu khả năng biểu cảm của màu sắc, sử dụng màu sắc sáng tạo, thể
hiện thái độ, tình cảm:
Loại tốt: Diễn đạt tốt ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong tranh của
trẻ qua đàm thoại.
Loại khá:Diễn đạt tương đối tốt ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm
trong tranh của trẻ qua đàm thoại.
Loại trung bình: Diễn đạt kém ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong
tranh của trẻ qua đàm thoại.
Loại yếu: Khơng diễn đạt được ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong
tranh của trẻ qua đàm thoại.
d.. Phân biệt sắc độ của màu:
Loại tốt: Có kỹ năng tơ màu thuần thục, lựa chọn màu sắc phù hợp với
nội dung miêu tả, sử dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp phối hợp màu sắc
để thể hiện thái độ tình cảm của mình.
Loại khá: Có kỹ năng tơ màu, lựa chọn màu sắc phù hợp với nội dung
miêu tả, biết sử dụng biện pháp phối hợp màu sắc để thể hiện thái độ tình cảm
của mình.
Loại trung bình: Có kỹ năng tô màu, lựa chọn màu sắc theo khuôn mẫu,
biết phối hợp màu sắc một các đơn giản, có cố gắng thể hiện tình cảm.
Loại yếu: Kỹ năng tơ màu hạn chế, sử dụng màu ngẫu nhiên, không
phối hợp với nội dung miêu tả, không biết phối hợp màu sắc.
3. Kết quả nghiên cứu thực trạng.
3.1. Kết quả điều tra điều kiện cơ sở vật chất.
- Về trang thiết bị:
18
+ Bàn ghế cho cả ba độ tuổi bé, nhỡ, lớn có kích thước bằng nhau.
Khơng có giá vẽ cho mỗi trẻ mà trẻ đặt giấy trực tiếp lên mặt bàn
phẳng để vẽ.
+ Ở các lớp đều có bút màu sáp và màu nước. Tuy nhiên, trẻ được sử
dụng chủ yếu là màu sáp. Màu sáp được chia thành nhiều rổ. Trong
mỗi rổ có nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên, các màu trong mỗi rổ
không đầy đủ sắc độ do trẻ thường mang màu từ rổ này sang rổ
khác và lấy hết màu mình thích từ tất cả các rổ màu. Điều đó gây
khó khăn cho việc thể hiện màu sắc ở trẻ. Màu nước, màu bột và
những loại màu khác trẻ rất hiếm khi được sử dụng do phương diện
vệ sinh và yêu cầu sử dụng các loại màu này tương đối phức tạp, đa
số trẻ khơng có kỹ năng sử dụng.
+ Giấy vẽ cho trẻ là giấy A4 trắng hoặc những giấy đã dùng một mặt
do phụ huynh cung cấp cho lớp.
- Về môi trường hoạt động:
Trẻ được vẽ trong lớp học . Trong đó, có thể nhận thấy chưa có sự quan
tâm đến việc tạo mơi trường thẩm mỹ cho quá trình hoạt động tạo hình của
trẻ. Ở tất cả các lớp học đều có rất nhiều màu sắc. Tuy nhiên, những màu sắc
đó khơng tn theo một quy luật nào cả. Đó chỉ là một tập hợp hỗn độn của
những màu sắc khác nhau. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất như tường đã
quá cũ, màu sơn bạc và quá nhiều đồ đạc khác nhau trong lớp học làm cho
khơng gian lớp bị bó hẹp, thiếu ánh sáng tự nhiên. Chính vì thế mà ở các lớp
đều phải bật đèn điện cả ngày, trừ giờ ngủ. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn
đến sự nhận biết không chuẩn về màu sắc của trẻ cũng như ảnh hưởng đến thị
giác của trẻ nói chung.
Tóm lại, điều kiện cơ sở vật chất tại các trường mầm non hiện nay tuy đã
có rất nhiều thay đổi tích cực so với trước đây nhưng vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề hạn chế dẫn đến chất lượng của giờ dạy tạo hình nói riêng chưa cao,
khả năng cảm thụ màu sắc của trẻ chưa có điều kiện phát triển tốt.
19
3.2. Những nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong chương trình giáo
dục mầm non hiện hành:
Quá trình giáo dục bao gồm các thành tố cơ bản như mục đích, nội
dung, phương pháp và biện pháp, phương tiện, hoạt động của nhà giáo dục và
người được giáo dục. Các thành tố này có quan hệ biện chứng với nhau, tác
động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, để có thể tìm ra các biện pháp
giáo dục bồi dưỡng khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc cho trẻ, cầm xem
xét cả quá trình giáo dục, với yếu tố đầu tiên là mục tiêu giáo dục.
* Mục tiêu giáo dục
Với mục tiêu “… phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần
thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự lực, độc lập, sáng tạo…, tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị học tập ở tiểu học và
các bậc học sau có kết quả” thì việc phát triển khả năng cảm thụ và sử dụng
màu sắc cho trẻ trong hoạt động vẽ góp phần phát triển năng lực sáng tạo, do
đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mầm non.
* Nội dung phát triển khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc cho trẻ
Trên thực tiễn giáo dục, nội dung phát triển khả năng cảm thụ và sử
dụng màu sắc cho trẻ 4-5 tuổi được thể hiện trong các chương trình chăm sóc
và giáo dục trẻ mầm non:
- Trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ được thực hiện từ đầu thập
kỷ 90 (chương trình cải cách) nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ
và sử dụng màu sắc cho trẻ được đặt ra với các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Trẻ thích tìm hiểu cái đẹp trong tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi,
nhận biết được sự thay đổi của thiên nhiên, của lồi vật qua
màu sắc, hình dáng, bố cục.
+ Trẻ biết phân biệt và sử dụng các màu: đỏ, vàng, xanh, xanh lá
cây, da cam, nâu, tím, đen, trắng.
+ Dạy trẻ dùng màu để tô vẽ theo cảm xúc.
20
+ Dạy trẻ sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau để vẽ và tơ
màu như bút chì, bút dạ, bút lông, hoặc màu nước.
- Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi” chủ yếu tập trung vào đổi mới hình thành tổ chức hoạt động
trên cơ sở cấu trúc lại nội dung đã có (chương trình cải cách) theo các chủ
điểm nên về cơ bản khơng có sự thay đổi về nội dung giáo dục nói chung, về
nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc cho trẻ
trong hoạt động tạo hình nói riêng.
Tơi đã sử dụng nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ và sử
dụng màu sắc cho trẻ trong các tài liệu trên làm căn cứ để xác định nội dung
và các yêu cầu cụ thể đối với sự cảm thụ, sử dụng màu sắc của trẻ nhằm giải
quyết vấn đề nghiên cứu trong đề tài này.
Cụ thể, tôi xác định nội dung đó là:
+ Dạy trẻ biết nhận biết, phân biệt, gọi tên màu.
+ Dạy trẻ biết phối hợp các màu sắc theo những mối tương quan nhất
định.
+ Nắm được một số tính chất của màu.
+ Dạy trẻ cách lựa chọn sử dụng màu.
+ Dạy trẻ kỹ năng tô màu.
3.3. Kết quả quy trình tổ chức hoạt động vẽ của trẻ (hoạt động tạo hình
theo mẫu)
Hoạt động vẽ trên tiết mẫu của trẻ được thực hiện theo trình tự như sau:
- Cô cho trẻ xem mẫu (tranh, ảnh, vật thật…) đa số là tranh mẫu của cô
(số liệu thống kê bảng 1)
Bảng 1: Mức độ sử dụng một số mẫu cho trẻ quan sát trong giờ tạo
hình
Mức độ
Đối tượng
Thường sử
Ít sử dụng
Khơng sử
dụng (%)
(%)
dụng (%)
21
Vẽ màu trên bảng
Vật thật
Đồ chơi
Tranh ảnh
Tượng các cỡ
Sản phẩm thủ cơng mỹ
nghệ
Các sản phẩm tạo hình
60
30
40
100
0
30
50
40
0
20
10
20
20
0
80
10
70
20
50
50
0
của trẻ
- Phân tích mẫu: kể tên những đối tượng có trong tranh theo kiểu liệt
kê. Giáo viên chủ yếu quan tâm đến việc cung cấp biểu tượng, kiến thức về
đặc điểm cấu tạo, hình dạng của đối tượng mà ít quan tâm đến việc giảng giải
cho trẻ hiểu mối liên hệ giữa hình thức và nội dung của đối tượng miêu tả.
- Hướng dẫn vẽ: Giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ theo kiểu miêu tả liệt kê là
chủ yếu: cơ vẽ cái gì trước, rồi đến cái gì sau, cái đó như thế nào… và cuối
cùng là kể tên các màu cô dùng cho mỗi mảng.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ con cá. Cô vẽ một nét cong trên, tiếp theo là
một nét cong dưới có cùng điểm đặt bút và cắt nét cong trên ở phía cuối tạo
thành đi con cá. Cơ vẽ một nét cong trái để tạo thành đầu con cá, vẽ một
hình trong nhỏ ở đầu cá làm mắt cá. Sau đó cơ vẽ những chiếc vây, và những
chiếc vẩy cá. Cô tô mắt cá bằng bút màu đen, vì đây là con cá vàng nên cả
người con cá sẽ có màu vàng. Các con có thể vẽ thêm rong rêu và sóng nước
xung quanh con cá cho đẹp…
- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của trẻ: Bức tranh nào vẽ và tô
màu giống cô nhất là đẹp nhất. Các bước của quá trình nhận xét kết
quả hoạt động của trẻ thương là: Treo tranh của trẻ lên, cơ cho trẻ lựa
chọn bài mà trẻ thích nhất, giải thích tại sao thích, cho trẻ có bài vẽ
đẹp tự trình bày về cách vẽ và ý tưởng của mình, cơ chọn một bài để
nhận xét, động viên khuyến khích các trẻ.
22
Ban đầu, khi cô cho trẻ xem tranh mẫu, trẻ tỏ ra rất hứng thú.
Trong quá trình đàm thoại, trẻ dễ dàng phát hiện ra những đặc điểm về hình
dáng và màu sắc của đối tượng. Khi bắt đầu vẽ, một số trẻ vẽ rất nhanh theo
mẫu của cô và bắt tay vào tô màu. Một số trẻ yếu hơn bắt chước các bạn xung
quanh để vẽ, sau đó lựa chọn màu theo ý thích. Một số trẻ khác khơng biết vẽ
ra sao và ngồi cắn bút rất lâu. Có trẻ nhận được sự giúp đỡ của cơ, có trẻ được
bạn vẽ giúp. Tuy nhiên, khi bắt tay vào tô màu, trẻ chọn màu một cách bừa
bãi và kỹ năng tô màu của những trẻ này thường yếu. Đa số trẻ mất nhiều thời
gian cho việc vẽ nên còn rất ít thời gian để tơ màu. Chính vì vậy mà rất nhiều
trẻ khơng hồn thành bài vẽ của mình. Hầu hết trẻ chỉ vẽ xong mà chưa tô
màu xong
Bảng 2: Cách thức tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu (% trên 10 giờ dự)
Số
TT
1
2
3
4
Số giờ
Nội dung
Lựa chọn mẫu
quan sát
Phân tích mẫu
Hướng dẫn
cách vẽ
Phân tích sản
phẩm của trẻ
Đặc điểm hướng dẫn
- Hình vẽ của cơ
- Vật mẫu
- Tranh ảnh
- Miêu tả liệt kê
- Hướng dẫn vẽ bằng các phương tiện
truyền cảm
- Trình bày cách vẽ theo kiểu sơ đồ
dự
(%)
80
0
20
100
0
100
- Hướng dẫn vẽ bằng các phương tiện
0
truyền cảm
- Gọi tên, liệt kê những chi tiết trẻ miêu
80
tả được trong tranh
- Phân tích khả năng thể hiện tính biểu
20
cảm đặc trưng của vật qua các phương
tiện truyền cảm
23
3.4. Kết quả điều tra sự hiểu biết của giáo viên về tầm quan trọng của
việc dạy trẻ sử dụng màu sắc:
Đa số giáo viên mầm non đều cho rằng việc dạy trẻ sử dụng màu sắc
nhằm phát triển khả năng cảm thụ và thể hiện màu của trẻ cũng như phát triển
năng lực sáng tạo, thái độ thẩm mỹ của trẻ là rất cần thiết. Cụ thể có 60%
giáo viên được hỏi cho rằng việc phát triển khả năng cảm thụ và thể hiện màu
sắc cho trẻ mẫu giáo nhỡ là rất cần thiết, 40% còn lại cho rằng việc làm đó là
cần thiết, khơng ai cho rằng khơng cần thiết. Giải thích cho câu trả lời “rất cần
thiết”, đa số ý kiến cho rằng giáo dục thẩm mỹ là một nhiệm vụ ngày càng
quan trọng đối với trẻ, năng lực thẩm mỹ phát triển góp phần phát triển mọi
mặt trí tuệ, đạo đức, tình cảm, thể chất cho trẻ và góp phần quan trọng hình
thành nhân cách trẻ thơ. Giải thích cho câu trả lời “cần thiết”, các giáo viên
cho rằng không nên quá đề cao một nhiệm vụ giáo dục nào mà cần chú trọng
phát triển toàn diện tất cả các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động, tình
cảm cho trẻ. Vì thế họ cho rằng nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ chỉ dừng ở mức
“cần thiết” là hợp lý.
3.5. Về các nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ và thể hiện
màu sắc:
- Nội dung thứ nhất: Nhận biết, phân biệt, gọi tên màu: 100% các ý
kiến thường xuyên giáo dục trẻ nhận biết, phân biệt 7 màu trong quang phổ.
Thậm chí trẻ được dạy nội dung này ngay từ lứa tuổi nhỏ. Tuy nhiên, khi
được hỏi về việc dạy trẻ nắm được thứ tự các màu trong quang phổ thì các
giáo viên đều thừa nhận trẻ không thuộc theo thứ tự. Giải thích vấn đề này,
các giáo viên cho rằng khơng được áp đặt trẻ theo một khuôn mẫu nào cả, vì
thế chỉ cần dạy trẻ biết được các màu chứ không cần theo thứ tự. Điều này
cho thấy kiến thức chưa chắc chắn về màu sắc của các giáo viên, chưa nắm
24
bắt quy luật chuyển đổi của màu sắc… dẫn đến việc dạy trẻ phối hợp màu
chưa có hiệu quả cao.
- Nội dung thứ hai: Một số tính chất của màu: những tính chất được
đưa ra như tính trang trí, tính biểu cảm, tính biến đổi của màu sắc hầu hết đã
được các giáo viên biết đến. Tuy nhiên, có 100% các giáo viên thường xuyên
dạy trẻ về tính trang trí của màu sắc, 90% thỉnh thoảng dạy trẻ về tính biểu
cảm của màu, cịn có đến 90% hiếm khi dạy trẻ tính biến đổi của màu sắc.
Như vậy, các tính chất của màu chưa được giáo viên giáo dục trẻ một cách
đồng đều. Hầu hết chỉ quan tâm đến tính trang trí của màu sắc mà chưa nắm
được những đặc tính bản chất của màu. Đây cũng là một trong số nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sử dụng màu sắc thiếu hiểu biết, tùy tiện.
- Nội dung thứ ba: Cách lựa chọn màu: trong số ba nội dung được đưa
ra trong cách lựa chọn màu, nội dung “Lựa chọn màu sắc phù hợp với nội
dung miêu tả được nhiều giáo viên chú trọng giáo dục trẻ nhất” (100% thường
xuyên sử dụng). Bên cạnh đó, có 60% giáo viên mầm non thỉnh thoảng giáo
dục trẻ về cách phối hợp màu sắc. Thậm chí có đến 50% giáo viên hiếm khi
giáo dục trẻ nội dung “Sử dụng màu sắc một cách sáng tạo thể hiện tình cảm,
thái độ của trẻ”.
- Nội dung thứ tư: Dạy trẻ kỹ năng tô màu: 100% các giáo viên quan
tâm đến việc rèn kỹ năng “không tơ màu chờm ra ngồi nét vẽ” cho trẻ. Các
cách tô màu như tô màu mịn, di màu theo một chiều hoặc xoay trịn thỉnh
thoảng được các cơ nhắc nhở trẻ (80%). Việc dạy trẻ “Biết cách sử dụng
cường độ nhấn bút mạnh hay nhẹ để tạo nên độ đậm hay nhạt của màu theo ý
đồ miêu tả” chỉ có 20% thường xuyên giáo dục trẻ và có đến 70% giáo viên
thừa nhận hiếm khi dạy trẻ nội dung này.
3.6. Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động.
(Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ dựa trên tiêu chí và thang đánh
giá ở mục )
25