Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo 5 6 tuổi trường mầm non vĩnh tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Các chuyên gia về dạy trẻ đã từng nói: Yêu con trẻ - yêu tương lai! Ta có
thể khẳng định rằng trẻ mầm non nếu nói về thời gian, đây là bước đi đầu tiên
vào cuộc đời mỗi con người, là bước đi quan trọng nhất của cả một đời người.
Thế nhưng không phải tất cả trẻ sinh ra đều được khỏe mạnh phát triển bình
thường, đã có không ít trẻ ngay từ nhỏ mang trong mình một sự khiếm khuyết về
cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn
trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động.
Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới, Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng này. Tự kỷ là một dạng khuyết tật đang có xu hướng
gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Trẻ tự kỉ rất cần được hưởng mọi
quyền lợi như những trẻ bình thường, được học trong môi trường bình thường,
vui chơi cùng bạn bình thường. Đó là việc làm mang tính nhân đạo thể hiện
quyền bình đẳng mà công ước quốc tế, luật bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa
nhận.
Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp
xã hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm
thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối
loạn ngủ, tiêu hóa, động kinh…). Chính những điều này làm cản trở và giảm
hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ.
Vì vậy, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non hiện
nay là việc làm quan trọng và cần thiết. Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỷ là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ.
Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỷ là một đứa trẻ bình thường và hoàn
toàn có thể thay đổi tiến bộ được. Để giáo dục trẻ tự kỷ có thể hòa đồng được
với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Giáo dục giúp trẻ hòa
nhập không phải là việc đơn giản. Chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì,
tâm huyết từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ.
Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ
đạo sát sao nhưng với tôi đây là một vấn đề rất mới mẻ, hết sức khó khăn. Với


nhiều năm trong nghề, đây là lần đầu tiên lớp tôi có một trẻ mắc bệnh tự kỷ học
hòa nhập, bên cạnh khó khăn đó của bản thân thì trong thời gian đầu, phụ huynh
trẻ mắc bệnh tự kỷ còn không chấp nhận sự thật về căn bệnh của con mình,
không phối hợp với cô giáo để tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất cho
trẻ.
Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn
trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các trẻ bình
thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm
ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng
các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu
khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt
hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: " Một số biện
1


pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường
mầm non Vĩnh Tiến – huyện Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội,
giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Xác định nhu cầu khả năng của trẻ tự kỷ khi
học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi
trường giáo dục bình thường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi học trường mầm non Vĩnh Tiếnhuyện Vĩnh Lộc- tỉnh Thanh hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu
nói nổi tiếng: “Tàn mà không phế ”, đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính
phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương
người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những
người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước
gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây
dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói
chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó
khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 012006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào
tạo được giao nhiệm vụ: Biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược và
kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng
đến năm 2015. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015
hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo
dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và
đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm
cho 70% trẻ khuyết tật được đi học [6].

2


Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ra quyết định số 23/2006/QĐ- BGDDT ngày
22/5/2006: Ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật,
khuyết tật. Trong quyết định này nêu rất rõ mục tiêu giáo dục hòa nhập cho
người khuyết tật: "Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng
như những người học khác". Điều 12: Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành
cho người khuyết tật: " Mỗi người khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá

nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân;
mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp
thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với
người học" [1]. Tiếp đó là Phụ lục(Kèm theo công văn số 6818/BGD&ĐTGDMN ngày 28 tháng 9 năm 2009):" Mẫu sổ theo dõi tiến bộ của trẻ" [2].
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3
năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động
của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính,
chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng
những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ, về hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại
[5].
Chứng tự kỷ ảnh hưởng đến nhiều khả năng như trí hiểu, sử dụng ngôn
ngữ, giao tiếp, biểu lộ tình cảm... Ở những cá nhân khác nhau, những biểu hiện
bệnh cũng khác nhau về hình thái và mức độ. Mặc dù không thể chữa khỏi,
nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ
phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của trẻ. Mỗi một trẻ tự
kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục
trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh,
áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các
phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó trẻ tự kỷ biết sống tích
cực, có kỹ năng giáo tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù
hợp [3].
Ngày 22/7/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 23/ 2010
Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ( PTTE5T): Chuẩn PTTE thể
hiện sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của
giáo dục trong các lĩnh vực phát triển nền tảng của trẻ: Phát triển thể chất, phát
triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển
nhận thức. Bộ chuẩn PTTE còn là cơ sở cung cấp các thông tin phản hồi về sự
phát tiển của cá nhân mỗi trẻ, giúp giáo viên và cha mẹ lựa chọn nội dung và các
biện pháp giáo dục phù hợp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ [4].

Đối với trẻ tự kỷ, tạo ra được môi trường sống, học tập hòa nhập trong
một môi trường giáo dục bình thường sẽ là cơ hội tốt nhất để trẻ được phất triển
toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Với trẻ khuyết tật bệnh tự kỷ
việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động là việc làm vô cùng khó khăn, tuy nhiên
không vì thế mà trẻ không được hoạt động. Dưới sự dìu dắt của cô giáo hàng
giờ, hàng ngày, hàng tuần luôn cuốn trẻ vào trong mọi hoạt động diễn ra trong
ngày. Cứ mỗi ngày như thế trẻ tự kỷ dần hình thành trong bộ não của mình sự
3


tuần hoàn lặp đi lặp lại và khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ cũng được hình
thành góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường nói chung và của lớp
nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Khái quát về tình hình đặc điểm địa phương, trường mầm non Vĩnh
Tiến:
Xã Vĩnh Tiến là xã có diện tích rộng, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Đời sống nhân dân ổn định, Đảng bộ và UBND xã luôn quan tâm đến ngành
giáo dục của xã nhà. Trường mầm non Vĩnh Tiến là một trong những trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ I và đang phấn đấu đạt chuẩn mức độ II . Năm học 2016
– 2017 trường Mầm non có số lượng như sau:
Tổng số CBGV-NV: 20 ; Trong đó: BGH: 03; GV: 16; NV: 01
Tổng số học sinh là: 242 cháu.
Tổng số lớp: 10 nhóm/ lớp. Trong đó: Nhà trẻ: 4 nhóm; Mẫu giáo: 6 lớp
2.2.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
Năm học 2016 – 2017 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 5 – 6
tuổi có 1 trẻ khuyết tật bệnh tự kỷ học hòa nhập: Cháu Trương Tấn Đạt
Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, yêu

thương trẻ. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Lớp học rộng rãi, thoáng mát. Nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị cần thiết cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường tương đối
đầyđủ.
Phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu, thông
cảm và chia sẻ với những khó khăn thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp.
Trẻ trong lớp có nề nếp ngoan, thông minh nhanh nhẹn, ham hiểu biết.
Đối với trẻ tự kỷ:
Thể chất: Trẻ có hình dáng, tầm vóc, chiều cao, cân nặng bình thường.
Trẻ có khả năng thực hiện được các kĩ năng vận động thô, vận động tinh.
Nhận thức: Trẻ có khă năng học tập, làm theo hướng dẫn, yêu cầu của cô.
Trẻ có kỹ năng tự phục vụ: Tự xúc cơm ăn, tự uống nước khi thấy khát,
tự đi vệ sinh.
Ngôn ngữ: Trẻ có khă năng nghe, hiểu, biểu đạt ngôn ngữ đơn giản, ngắn
gọn, dễ hiểu.
Giao tiếp và hành vi: Trẻ có khả năng giao tiếp, bắt chước hành vi của
người lớn, thực hiện theo yêu cầu của người lớn
b. Khó khăn:
Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu
về số lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang
thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng
dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.
Giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu đủ
về số lượng và chất lượng để tìm ra phương pháp hướng dẫn cho trẻ khuyết tật
hòa nhập một cách có hiệu quả nhất
4


Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã

hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật
khi được giáo dục.
Bản thân phụ huynh cháu Trương Tấn Đạt ban đầu còn chưa chấp nhận về
bệnh tự kỷ của con mình nên có khó khăn trong việc phối kết hợp chăm sóc giáo
dục bé Trương Tấn Đạt ở trường và ở gia đình.
Tuy ở cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của mỗi trẻ là không
đồng đều, khuyết tật thì khả năng nhận thức ở trẻ lại có những hạn chế, khả năng
tập trung chú ý chưa cao, trẻ còn hành động theo bản năng của riêng mình là ảnh
hưởng đến chất lượng dạy trẻ rất nhiều.
Xuât phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy
nghĩ học hỏi, chia sẻ để tìm ra những biện pháp giáo dục giáo dục trẻ tự kỷ học
hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường với mong muốn giúp trẻ tự kỷ
lớp tôi tiến bộ, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ nhất là khi trẻ sắp
bước sang trường tiểu học.
2.2.3 Kết quả thực trạng:
Trước những khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát các tiêu chí dành cho
trẻ khuyết tật ( Cháu Trương Tấn Đạt) theo từng tuần như sau:
Kết quả khảo sát vào thời điểm tháng 9 năm học 2016-2017
Stt
1

Sự tiến bộ của trẻ theo tiêu chí

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3

Tuần 4

Trẻ biết tự đi vệ sinh

+_


+_

+_

+_

2

Trẻ biết tự rửa tay.

_

_

+_

+_

3

Trẻ biết tự ăn uống.

_

_

+_

+_


4

Biết súc miệng chải răng.

_

_

_

_

5

Biết tự mặc quần áo.

_

_

_

_

6

Hiểu khi nghe cô và các bạn nói.

+_


+

+

+

7

Biết chơi cùng nhau.

+_

+_

+_

+_

8

Biết phát âm, nói rõ câu, từ…

+_

+_

+_

+_


9

Biết đi lại 1 mình, biết cầm nắm
các đồ dùng.

_

_

+_

+_

10

Biết tô màu, cầm bút…

_

_

_

+_

11

Tham gia các hoạt động học tập,
vui chơi.


+_

+_

+_

+_

12

Thực hiện các vận động thô.

+_

+_

+_

+_
5


13

Thực hiện vận động tinh trong
giờ tạo hình.

_


_

_

+_

14

Tuân theo các qui định của lớp.

+_

+_

+_

+

Ghi chú:
Rõ rệt: + ; Chưa rõ rêt: +_ ; Chưa đạt: _
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Đánh giá và xác định nhu cầu khả năng của trẻ.
Để nắm được khả năng của trẻ ngay từ đầu năm học tôi tiến hành đánh giá
trẻ thông qua các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan
sát, lao động, dạo chơi, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Kết quả đánh giá trẻ
tự kỷ của lớp tôi đầu năm học 2016 – 2017 có những mặt mạnh và mặt hạn chế
cần được giúp đỡ như đã nêu ở phần thực trạng.

(Bé Đạt tham gia giờ học làm quen với chữ cái: Những trò chơi với chữ cái g, y)
Xác định và đánh giá đúng khả năng của trẻ tự kỷ từ đó tôi xác định được

nhu cầu cần thiết dành cho trẻ. Trẻ cần được tạo điều kiện học tập và sinh hoạt,
sự quan tâm và chăm sóc, thái độ của giáo viên và trẻ bình thường đối với trẻ
khuyết tật bệnh tự kỷ học hòa nhập. Cụ thể:
Phòng bệnh và dinh dưỡng hợp lí đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Cho trẻ cơ hội phát triển khả năng vận động theo độ tuổi.
Tiếp tục rèn kĩ năng phối hợp tay mắt: Cắt đường tròn vẽ sẵn, tô chữ cái,
chữ số.
Trưng bày sản phẩm tạo hình của trẻ tại lớp hoặc cho trẻ mang tranh về
tặng người thân gia đình như một món quà với mong muốn được khuyến khích
động viên giúp trẻ mạnh dạn tự tin vào khả năng của mình.
Sử dụng những đồ vật có màu sắc hoặc âm thanh mà trẻ thích để hướng
trẻ nhìn, nghe.
Cho trẻ nhìn đối mặt với đối tượng quan sát.
Cho trẻ tham gia vào các nhóm chơi, tập cho trẻ làm những phần việc đơn
giản cùng bạn bè trong nhóm chơi.
6


Khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc khác lạ giáo viên cần quan tâm xử lí
kịp thời, điều chỉnh hành vi bằng cách thay thế và hướng trẻ đến một hoạt động
khác.
Cho trẻ tham gia các hoạt động bằng nhiều hình thức, trò chuyện vui vẻ,
cởi mở.
Giải thích với trẻ về sự thay đổi thông qua hình ảnh và sử dụng hình ảnh
lặp đi lặp lại mỗi khi thay đổi.
Sử dụng hệ thống gợi ý bằng hính ảnh trực quan đi cùng với lời nói, tiếp
xúc trực tiếp giữa cô - trẻ, trẻ - trẻ.
Xây dựng hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia
hoạt động trong các không gian khác nhau.
2.3.2. Nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Từ đó xây dụng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ học hòa nhập.
Với trẻ tự kỷ, khả năng nhận thức, kỹ năng tham gia các hoạt động của trẻ
tự kỷ không giống trẻ bình thường. Vì vậy kiến thức, kỹ năng cần được lựa chọn
phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và dạy trẻ theo
phương pháp cá biệt hóa. Trong quá trình giáo dục, cần xác định mục tiêu riêng
cho trẻ khuyết tật tự kỷ xen kẽ can thiệp hành vi khi thực hiện các chủ đề cho
mọi trẻ trong lớp.
Với trẻ tự kỷ học hòa nhập ở lớp tôi phụ trách, khi đã đánh giá và xác
định nhu cầu khả năng của trẻ tôi đã lựa chọn mục tiêu năm học 2016 – 2017
như sau:
* Phát triển thể chất:
Vận động thô:
Trẻ giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục.
Thực hiện được vận động chạy nhanh, chạy chậm, chạy đổ hướng theo
tín hiệu, bò theo đường díc díc dắc.
Phối hợp tay – mắt tung/ đập và bắt bóng.
Thực hiện được bài tập bật nhảy.
Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
Các kỹ năng vận động thô: Được thực hiện trong bài tập thể dục sáng và
vận động cơ bản theo chủ đề cùng các bạn, có sự trợ giúp của cô. Khi hướng dẫn
và thực hiện cô hoặc bạn trực tiếp theo sát, quan sát và hỗ trợ trẻ, động viên
khích lệ trẻ khi trẻ tham gia hoạt động cùng bạn.
Vận động tinh:
Cắt, xé giấy theo đường thẳng, theo hình vẽ.
Tô màu tranh, tô chữ, vẽ hình, in hình.
Nặn.
Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.
Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe:
Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ, cân nặng, chiều cao của trẻ
phát triển bình thường theo lứa tuổi.

Biết giữ gìn sức khỏe và tránh một số vật dụng nơi nguy hiểm, nơi không
an toàn.
* Kỹ năng tự phục vụ:
7


Ăn uống: Biết tự xúc cơm ăn, tự uống nước khi thấy khát.
Vệ sinh: Biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa tay bằng xà
phòng, lau mặt, chải răng.
Tập cho trẻ rửa tay theo các bước giống như hình ảnh các bước rửa tay
sạch sẽ. Cất gọn gàng đồ dùng cá nhân, đồ chơi đúng nơi quy định.
* Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:
Tăng vốn từ vựng cho trẻ
Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt chuẩn. Đọc thơ, kể chuện theo
tranh.
Sử dụng cử chỉ/ lời nói/ hành động để chào, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu
cầu, từ chối, đưa ra những thông tin trả lời câu hỏi. Yêu cầu trẻ sử dụng nhiều
bằng lời nói trong giao tiếp.
Cô luôn gần gũi bên trẻ, trò chuyện cởi mở với trẻ, nhìn vào mắt trẻ khi
giao tiếp, yêu cầu trẻ nhìn vào mắt cô khi bày tỏ những nhu cầu hoặc giáo tiếp.
Khen trẻ khi trẻ thực hiện được yêu cầu và khuyến khích trẻ cố gắng thực hiện.
Luôn tạo cho trẻ cảm giác cô và các bạn luôn sẵn sàng giao tiếp giúp đỡ trẻ. Trẻ
thấy tự tin hơn trong giao tiếp.
* Phát triển khả năng nhận thức:
Rèn khả năng tập trung chú ý vào các nhiệm vụ cụ thể, vào sự chỉ dẫn,
vào các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanhtrong một thời gian nhất định để
hiểu và học tập.
Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, vận dụng được kiến thức đã học vào
trong sinh hoạt, vui chơi.
Trong khi tổ chức các hoạt động học, cô dành thời gian hướng dẫn riêng

cho trẻ độ 1 - 2 phút, trẻ có thể thực hiện theo khả năng , không ép trẻ thực hiện
khi trẻ không hứng thú và tiếp tục hướng trẻ thực hiện vào giờ hoạt động góc,
hoạt động chiều hoặc ở tại gia đình trẻ. Khi trẻ thực hiện có thể bật nhạc không
lời tạo cảm giác thư giản giảm sự căng thẳng cho trẻ để giúp trẻ tập trung được
lâu hơn. Vì khả năng tập trung của trẻ tự kỷ ngắn hơn các bạn, để duy trì thời
gian còn lại của giờ học có thể thay đổi hoạt động khác trong khi các trẻ khác
vẫn tiếp tục học bình thường.
* Phát triển kỹ năng xã hội:
Thực hiện một số quy định: Để đồ dùng đúng nơi quy định, giữ trật tự khi
ăn, ngủ...
Sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. Biết chờ đến lượt.
Hợp tác, chơi thân thiện với bạn.
Phân biệt hành vi đúng, sai, tốt, xấu. Giảm thiểu hành vi cúi đầu chạy, ăn
vạ.
Kỹ năng về các mặt hành vi cần thay đổi dành cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
Khi mắt trẻ không nhìn đối diện với người trực tiếp giao tiếp, cần yêu cầu trẻ
nhìn đối mặt. Ví dụ buổi sáng trẻ đến lớp chào cô nhưng không nhìn vào mặt cô,
cô cần nhẹ nhàng ngồi thấp xuống ghế nhìn vào mặt trẻ âu yếm: Cô chào Đạt, và
bảo trẻ con nhìn vào cô và chào cô Hằng nào! khi ấy cô ngôi đối diện với trẻ và
trò chuyện với trẻ về buổi sáng ở nhà con ăn gì? Con đến lớp có vui
8


không?...Thời gian giao tiếp tăng dần để trẻ nhìn vào mắt cô được lâu hơn và
thành thói quen khi giao tiếp với mọi người.
Kỹ năng liên quan đến xúc cảm và tâm lý thường xảy ra trong các thời
điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ: Giờ đón trẻ buổi sáng, các bạn rủ bé cùng
chơi, Bé Đạt không thích phẩy tay ban ra rồi ngồi khóc. Lúc này cô giáo phải
đến bên bé Đạt trò chuyện dỗ dành dẫn bé chơi trò bé thích như xem tranh bé vẽ
ở góc nghệ thuật...

* Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng:
Đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển tâm lí và nhân cách cá nhân
theo đúng như khung tâm lí của trẻ bình thường.
Giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những
người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...
Dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của
trẻ.
Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
Từ mục tiêu năm học, tôi xây dựng kế hoạch chủ đề cụ thể. Những nội
dung đưa ra phù hợp với khả năng của trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp tôi phụ
trách. Ở mỗi nội dung tôi đưa ra biện pháp thực hiện, theo dõi ghi lại kết quả đạt
được từ đó có đánh giá và điều chỉnh.
Ví dụ: Ở chủ đề: Bản thân. Tôi xây dựng kế hoạch chủ đề như sau:
Thời
Nội dung
Biện pháp thực Người Kết quả
Đánh giá
gian
hiện
thực
Điều chỉnh
hiện
Phát triển
thể chất:
- Thực hiện - Cho trẻ tham gia - GV: - Trẻ thực - Cho trẻ tham
bài tập phát vào hoạt động, Lê
hiện được gia học hòa
triển
chung giáo viên làm Thị

các động nhập chung cả
theo cô làm mẫu, cho trẻ bắt Thu
tác theo cô lớp.
Từ
mẫu.
chước và làm Hằng còn lúng - Thu hút trẻ
ngày - Vận động theo.
túng.
tham gia vào
19/9/ thô: Đi thăng
Thực các hoạt động.
2016 bằng trên ghế
hiện vận Cô cùng các
thể dục; ném
động thô bạn trong lớp
xa bằng 1 tay;
chưa đạt gần gũi hỗ trợ
tung
bóng
yêu cầu.
trẻ trong các
bằng 2 tay và
- Phối hợp hoạt động.
bắt bong.
các
cử - Cô hướng
-Vận
động
động của dẫn, làm mẫu
tinh: Phối hợp

bàn
tay, kết hợp lời nói
đến các cử động
ngón tay chậm cho trẻ
ngày của bàn tay,
vẫn còn làm theo. Động
14/
ngón tay, phối
lóng
viên trẻ kịp
10/
hợp tay mắt,
ngóng,
thời khi trẻ có
9


2016 vẽ,xé, cắt giấy
theo yêu cầu.
Phát triển
ngôn ngữ và
giao tiếp:
- Rèn kĩ năng
nghe qua việc
nghe cô đọc
thơ, kể
chuyện về chủ
đề bản thân.
- Rèn kĩ năng
noi:

+ Trả lời câu
hỏi của cô.
+Kể chuyện
theo tranh về
bạn và bản
thân.
+ Đọc thơ:
Đôi mắt, em
vẽ.
+ Kể chuyện:
Cậu bé mũi
dài, mỗi
người một
việc.
+ Nhận biết
và phát âm
chính xác chữ
cái o,ô,ơ;
a,ă,â.
+ Những trò
chơi với chữ
cái o,ô,ơ;
a,ă,â
- Sử dụng cử
chỉ/ lời nói/
hành động để
chào hỏi, cảm
ơn, xin lỗi.
Phát triển
nhận thức:


- Cho trẻ ngồi đối
diện với cô.
- Cho trẻ xem
tranh truyện, trò
chuyện, đàm thoại
về nội dung tranh.
- Cô đọc trước và
trẻ đọc theo.
- Yêu cầu trẻ sử
dụng lời nói để
giao tiếp với mọi
người
xung
quanh, hạn chế
dùng cử chỉ.
- Giao tiếp bằng
mắt.
- Cho trẻ được trả
lời nhiều, khuyễn
khích trẻ đặt câu
hỏi về nguyên
nhân, so sánh, tại
sao, nhận xét
điểm giống và
khác nhau
- Cho trẻ tham gia
vào hoạt động, cô
hướng dẫn cho trẻ
bắt chước và làm

theo; cho trẻ được
thực hành làm
trong vở giúp bé
làm quen với chữ
cái.

- GV:

Thị
Thu
Hằng

vụng về.

cố gắng.

- Trẻ nắm
được kiến
thức và có
kỹ năng
thực hiện
trong các
hoạt động.
- Giao tiếp
bằng mắt
của
trẻ
còn hạn
chế.
- Trẻ chưa

mạnh dạn
tự tin vào
bản thân.
- Trẻ nóii
còn
ngọng,
phát âm
chưa
chuẩn.

- Tổ chức các
hoạt động học
cả lớp.
- Gần gũi nhìn
vào mắt trẻ và
yêu cầu trẻ
nhìn cô, nhìn
vào mắt đối
tượng gia tiếp.
- Luyện phát
âm cho trẻ
nhiều.
- Quan tâm và
khuyến khích
trẻ tham gia
hoạt động

10



- Toán: Xác
định
phía
phải, phía trái,
bạn khác (Có
sự
định
hướng); Dạy
trẻ đếm đến 6,
nhận
biết
nhóm có 6 đối
tượng, nhận
biết chữ số 6.
- KPKH: Trò
chuyện
tìm
hiểu về hoạt
động của các
bộ phận chức
năng của các
giác
quan;
Phân biệt một
số bộ phận
trên cơ thể bé;
trò chuyện về
sự lớn lên của
bé.
Giáo dục kĩ

năng tự phục
vụ:
- Rửa tay
bằng

phòng trước
khi ăn cơm,
sau khi chơi
đồ chơi, đi vệ
sinh.
- Trẻ tự xúc
cơm ăn, tự
uống
nước
khi khát.Tự đi
vệ sinh đúng
nơi quy định.
Phát triển kĩ
năng xã hội:
- Thực hiện
một số qui
định của lớp

- Cho trẻ tham gia
vào hoạt động, cô
hướng dẫn cho trẻ
bắt chước và làm
theo; cho trẻ được
thực hành làm
trong vở giúp bé

làm quen với
toán.
- Cho trẻ dạo
chơi, quan sát
tranh, trò chuyện
đàm thoại theo
nội dung tranh, cô
phát âm mẫu và
yêu cầu trẻ phát
âm theo.

- GV:

Thị
Thu
Hằng

- Trẻ thực
hiện được
theo yêu
cầu
- Trẻ còn
rụt dè khi
tham gia
vào hoạt
động.

- Tổ chức cho
trẻ học hòa
nhập.

- Sắp xếp vị trí
ngồi học cho
trẻ thuận lợi
nhất.
- Cho trẻ được
trả lời nhiều,
tham gia hoạt
động
nhóm,
hoạt động tập
thể.
- Động viên và
khích lệ trẻ kịp
thời.

- Cô hướng dẫn,
làm mẫu, nhắc
nhở và yêu cầu trẻ
thực hiện.

- GV:

Thị
Thu
Hằng

- Trẻ thực
hiện còn
lóng
ngóng,

vụng về.

-Cô hướng dẫn
trẻ thực hiện
chậm để trẻ
làm theo.
- Rèn kỹ năng
tự phục vụ cá
nhân trẻ ở
trường
cũng
như ở nhà
thường xuyên.

- Cô hướng dẫn, - GV:
trao
đổi,
trò Lê
chuyện.
Thị
- Cho trẻ chơi Thu

- Sự hợp
tác của trẻ
trong các
hoạt động

- Hướng dẫn
trẻ cách chơi
và hợp tác với

bạn.
11


trường: Cất
đồ chơi gọn
gàng
ngăn
nắp đúng nơi
qui định sau
khi chơi; Bỏ
rác vào thùng
rác, để đồ
dùng
gọn
gàng đúng nơi
qui định.
- Tham gia
vào các trò
chơi đóng vai
theo chủ đề.
- Hợp tác với
bạn trong các
hoạt động.
- Quan tâm
tới bạn.
Phục hồi
chức năng:
- Luyện phát
âm rõ ràng.

- Nhìn thẳng
vào đối tượng
giao tiếp.
- Chơi cùng
bạn, hợp tác
với bạn.
- Mạnh dạn tự
tin khi đến
lớp
- Giảm hành
vi ăn vạ, cúi
đầu chạy, bám
lấy bà khi bà
đưa đến lớp.

hoạt động góc.
Hằng
- Tạo tình huống
cho trẻ chơi.

còn nhiều
hạn chế.
- Trẻ chưa
quan tâm
nhiều đến
bạn chơi
trong
nhóm.

- Cô phát âm mẫu

rõ ràng, chính
xác, trẻ bắt chước
theo.
- Ngồi đối diện
với trẻ. Hướng trẻ
chú ý vào nhiệm
vụ và lắng nghe
hiểu được hướng
dẫn . Yêu cầu trẻ
sử dụng ngôn
ngữ, ánh mắt khi
giao tiếp.
- Hướng dẫn trẻ
chơi, động viên
các bạn trong lớp
cùng chơi.

Khả
năng
luyện phát
âm tiến bộ
hơn.
- Trẻ chơi
cạnh bạn
chứ chưa
thật
sự
hợp
tác
cùng bạn .

- Trẻ đôi
khi
vẫn
còn hành
vi ăn vạ,
chưa
mạnh dạn
tự tin vào
bản thân.

- GV:

Thị
Thu
Hằng

- Chia sẻ với
bạn đồ chơi.
- Trò chuyện,
thảo luận cùng
trẻ kỹ năng
sống cần thiết.

- Tạo môi
trường
học
thân thiện gần
gũi với trẻ.
- Hướng dẫn,
trò

chuyện
cùng trẻ về chủ
đề học.
- Động viên trẻ
tham gia các
hoạt động cùng
bạn.
- Phối hợp với
phụ huynh về
những
biện
pháp chăm sóc,
giáo dục phù
hợp

2.3.3. Tạo môi trường thân thiện thông qua tham gia các hoạt động
với bạn bè.
Môi trường học thân thiện với trẻ là môi trường học tập hòa nhập giúp trẻ
cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh. Tạo mối
12


quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác: Đó là các mối quan hệ giữa giáo viên giáo viên, giáo viên- trẻ, trẻ - trẻ, giáo viên - nhà trường - phụ huynh - cộng
đồng. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp điều chỉnh môi trường học tập phù hợp
cho bé Đạt đảm bảo các yêu cầu: An toàn, dễ tiếp cận, hòa nhập và thân thiện.
Để tạo được môi trường đó tôi đã tập trung làm tốt những vấn đề sau:
Xây dựng môi trường vật chất: Tôi xây dựng các góc hoạt động, tận dụng
các nguyên vật liệu đa dạng, đồ dùng sẵn có đề làm phương tiện dạy học. Dành
thời gian hướng dẫn cho bé Đạt cùng các bạn trong lớp làm đồ dùng đồ chơi.


( Bé Đạt mặc áo xanh tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng các bạn)
Ở lớp, tôi xây dựng một góc chơi riêng dành cho trẻ tự kỷ với một số đồ
dùng riêng an toàn và phù hợp với đặc điểm của trẻ và là thứ trẻ thích để khi trẻ
có biểu hiện bất thường, không hợp tác do các tác động tâm lí không mong
muốn hoặc sức khỏe, trẻ sẽ vào đó.

( Bé Đạt chơi ở góc có nhiều đồ chơi trẻ thích )
Xây dựng nội quy lớp học: Ở mỗi góc chơi tôi sử dụng hình ảnh giúp trẻ
hiểu được quy định về góc chơi đó. Ví dụ góc chơi phân vai tôi chọn hình ảnh
về cách chăm sóc em bé, bế em, nhường nhịn em, dỗ dành em, em bé ngoan.
Hay ở góc sách có những hình ảnh quy định về sắp xếp sách, tranh gọn gàng
ngăn nắp, không xé sách, vẽ bậy vào sách...
Với việc xây dựng nội quy lớp học bằng những hình ảnh, kí hiệu đơn
giản, cụ thể, dễ hiểu giúp bé Đạt dễ dàng thực hiện theo. Qua đó góp phần vào
việc xây dựng những hành vi mong đợi ở trẻ.
13


Lớp học được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc
mở đã thu hút cháu Đạt tham gia hứng thú. Điều này giúp bé Đạt ham thích đi
học và thích chơi, hợp tác với bạn trong nhóm chơi ở các góc, đồng thời giúp bé
tiếp thu kiến thức dễ dàng và hiệu quả hơn.
Xây dựng môi trường tinh thần: Ngay từ khi tiếp nhận bé Đạt vào lớp, tôi
được Ban giám hiệu nhà trường và gia đình cho biết cháu bị khuyết tật bệnh tự
kỷ. Tôi nhìn cháu đầy tình thương yêu.Tôi cũng cố gắng tìm hiểu về bệnh của bé
với mong muốn có thể tạo được nhiều cơ hội tốt nhất để bé được phát triển như
những trẻ bình thường. Tôi rất quan tâm đến sức khỏe của bé, đến nhận thức và
hành vi của bé. Sinh hoạt tập thể là cách tốt nhất cho bé Đạt. Vì vậy Tôi đã cố
gắng xây dựng tập thể lớp tôi biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm và giúp đỡ
bạn.

Khi trẻ tham gia các hoạt động tập thể tôi hướng dẫn trẻ tham gia chi tiết
và theo dõi chặt chẽ hành động của trẻ, tránh để trẻ rơi vào tình trạng cô lập
hoặc gây những hành động ảnh hưởng đễn bạn khác.Tôi cho bé Đạt tham gia
mọi hoạt động với các bạn như: Thể dục sáng, tham gia vào các giờ học chung
cùng cả lớp, đi dạo chơi sân trường, chăm sóc vườn hoa, tham quan các lớp
trong trường, giao tiếp với tất cả các cô, các bạn của các lớp khác, chơi các trò
chơi dân gian. Đó là các hoạt động rất cần cho sự thay đổi hành vi không tương
tác đặc trưng của chứng tự kỷ. Ví dụ trò chơi " Mèo đuổi chuột", bé nhìn thấy
các bạn chơi rất vui, bé liền xung phong chơi đóng vai mèo, một bạn khác làm
chuột, các bạn còn lại làm hang. bé thấy các bạn luôn chơi cùng bé, giúp bé
mạnh dạn và tự tin. Hay cho trẻ dạo chơi sân trường, chăm sóc góc thiên nhiên
của lớp, giúp bé cùng bạn biết cách chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.

(Bé Đạt tham gia giờ thể dục sáng, học môn giáo dục âm nhạc cùng các bạn)

14


(Bé Đạt chăm sóc cây ở góc thiên
nhiên và tham gia trò chơi "Mèo đuổi chuột")
Tôi luôn nhắc nhở và khích lệ trẻ trong lớp phải gần gũi với bạn, thường
xuyên rủ bạn chơi cùng, giúp đỡ bạn, tránh bắt nạt và xa lánh bạn. Tôi cho trẻ đi
tham quan dạo chơi nơi công cộng, giúp trẻ được làm quen với môi trường nơi
công cộng, dạy trẻ có hành vi ứng xử phù hợp như để dồ vật đúng chỗ, bỏ rác
vào thùng đúng nơi quy định...
Trẻ tự kỷ sống nội tâm là chủ yếu. Trẻ gặp khó khăn trong nhận thức,
ngôn ngữ và tương tác xã hội. Vì vậy tôi luôn cố gắng tìm hiểu những sở thích,
thói quen của cháu Đạt: Cháu thích ăn gì? không thích ăn gì? Đồ dùng gì? hoạt
động nào của lớp mà cháu thích tham gia nhất?... Khi trẻ tham gia vào hoạt động
tôi luôn gần gũi, quan tâm, khuyến khích trẻ kịp thời để trẻ có thể tiếp thu bài

một cách tốt nhất, hòa nhập với môi trường học tập bình thường.

(Bé Đạt rất thích đọc sách, nghe kể chuyện)
2.3.4. Điều chỉnh về phương pháp khi hướng dẫn các hoạt động học.
Hoạt động học là hoạt động có tính nhận thức, thông qua hoạt động học
cung cấp cho trẻ những tri thức, kỹ năng giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng học
hỏi tốt nhất. Nếu quan sát chúng ta sẽ nhận thấy trẻ tự kỷ có những đặc điểm
biểu hiện ra bên ngoài khác so vơi trẻ bình thường. Vì những đặc điểm khác
15


thường đó nên trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong học tập và hoạc hòa nhập.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động học cho trẻ tôi cần
phải tổ chức tốt các hoạt động học theo đúng kế hoạch đã xây dựng để giúp trẻ
tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
Để tổ chức tốt các hoạt động học cho trẻ tự kỷ, tôi thiết kế giáo án, các
nhóm hoạt động phát triển các phương pháp giáo dục chuyên biệt phù hợp với
trẻ tự kỷ. Thiết kế theo thứ tự ưu tiên dựa trên những vấn đề mà trẻ tự kỷ gặp
nhiều khó khăn đến những vấn đề ít khó khăn hơn nhắm từng bước, từng bước
giúp trẻ tự kỷ rút ngắng khoảng cách với trẻ bình thường, đưa trẻ tự kỷ học hòa
nhập với môi trường giáo dục bình thường, hòa nhập cộng đồng.
Đối với hoạt động thể dục, căn cứ vào sự phát triển của trẻ, tôi đã hạ mức
yêu cầu xuống để giúp trẻ thực hiện các vận động dễ dàng, hiệu quả hơn.
Ví dụ: Bài tập " Ném trúng đích thẳng đứng" hay " Ném trúng đích nằm
ngang", với trẻ bình thường khoảng cách từ vạch chuẩn tới đích là 1,5m, đối với
trẻ tự kỷ tôi hạ mức khoảng cách từ vạch chuẩn tới đích là 1m.
Trong quá trình hướng dẫn tôi hướng dẫn trẻ và làm mẫu cụ thể từng
bước một để trẻ dễ quan sát và thực hiện theo. Nếu trẻ còn khó khăn lúng túng
tôi tập cùng trẻ.
Đối với hoạt động tạo hình: Tôi hướng dẫn trẻ từng thao tác nhỏ và làm

chậm cho trẻ dễ quan sát, dễ làm theo. Tôi gợi mở để trẻ có thể vận dụng các kỹ
năng đã học vào thực hiện.
Ví dụ: Vẽ ngôi nhà, trẻ chấm 4 điểm, nối các điểm đó lại với nhau tạo
thành hình chữ nhật làm tường nhà, chấm lên phía trên 1 điểm sao cho cân đều 2
bên và nối thành nét xiên vào tường nhà để làm mái nhà, vẽ của ra vào là hình
chữ nhật, của sổ là hình vuông.
Đối với hoạt động nhận thức: Tôi hạ mức yêu cầu cho trẻ dễ học, tạo điều
kiện cho trẻ được khám phá những con vật, đồ vật, cây cối gần gũi quen thuộc
với trẻ, cho trẻ trải nghiệm để phát triển các giác quan cho trẻ. Khi trẻ học toán,
tạo mọi tình huống để trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, giúp trẻ có kỹ năng học toán.
Tôi đặc biệt chú ý việc kết hợp lời nói với thao tác toán để hướng dẫn trẻ cụ thể
và cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
Hoạt động làm quen với văn học, làm quen với chữ cái. Đây là hoạt động
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Tôi hướng dẫn trẻ và chú ý nhiều đến phát âm của
trẻ, sửa sai cho trẻ, luôn giao tiếp bằng mắt, khuyến khích trẻ nói, đọc, kể.
Hoạt động giáo dục âm nhạc: Đây là hoạt động thu hút trẻ, làm giảm bớt
các hành vi bất lợi cho trẻ. Giúp trẻ thư giãn, tự do, sáng tạo với với các động
tác hình thể theo nhịp điệu, trẻ học ngôn ngữ qua âm nhạc, chơi trò chơi âm
nhạc... nên trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi khuyến khích trẻ hát và vận động
theo nhạc cùng các bạn, tạo sự gần gũi cũng bạn bè.
Khi tổ chức các tiết học hòa nhập, tôi luôn cho trẻ ngồi ở vị trí thuận lợi
nhất giúp trẻ tập trung hơn. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn, đề nghị trẻ nói lên ý
kiến của mình. Khi trẻ ngang bướng, không nghe lời, để giúp trẻ kiềm chế cảm
xúc tôi cho trẻ ra ngoài chơi với góc thiên nhiên để tạo cảm giác yên tĩnh và trao
đổi nhẹ nhàng về hành vi của trẻ để trẻ hiểu và định hướng trẻ thay đổi. Từ đó
giúp trẻ tự kỷ tham gia học và có ý thức học tốt, trẻ trả lời và thực hiện được các
16


yêu cầu của cô, trẻ mạnh dạn tự tin hơn, được lôi cuốn vào các hoạt động tập

thể, hoạt động nhóm và rèn luyện cá nhân. Qua đó ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng
của trẻ tiến bộ hơn.
2.3.5 Phối hợp với phụ huynh để can thiệp tại gia đình.
Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ là không thể thiếu.
Để trẻ tự kỷ có những cơ hội tốt giáo viên và gia đình cần kết hợp chặt chẽ thực
hiện các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học đồng thời ứng dụng các
phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phối hợp với phụ huynh nhằm tạo sự thống nhất về nội dung, phương pháp giáo
dục trẻ, nâng cao nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt để thực hiện việc
chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần phát triển toàn diện trẻ nói chung và giáo dục
trẻ tự kỷ học hòa nhập nói riêng.
Không ai có thể hiểu về con mình bằng chính cha mẹ, chính tình thương
yêu và trách nhiệm của mọi người trong gia đình trẻ sẽ luôn đồng hành với trẻ,
với cô giáo trong quá trình can thiệp điều trị bệnh cho trẻ tại nhà.
Để phụ huynh chấp nhận bệnh tự kỷ của con mình, tôi đã phân tích khái
niệm, dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ, lợi ích của việc phát hiện và can thiệp sớm,
Khuyên phụ huynh cho con đi khám bệnh tự kỷ. Từ đó phụ huynh thấu hiểu và
làm hồ sơ trẻ khuyết tật cho bé Trương Tấn Đạt. Phụ huynh đã cùng phối hợp
với giáo viên, nhà trường và xã hội thực hiện các biện pháp giáo dục can thiệp
phù hợp.
Tôi luôn tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bé Đạt, tìm ra những khó khăn
của bé gặp phải. Tìm hiểu thông tin về gia đình để trao đổi và có cách can thiệp
phù hợp. Tạo các cơ hội để bé được trải nghiệm bằng các hoạt động phù hợp ở
gia đình, cùng được tham gia làm những công việc cùng người lớn phù hợp với
bé. Các hoạt động cuộc sống thực tế là những thói quen và nghi thức mà người
lớn thực hiện hàng ngày để duy trì môi trường sống cho trẻ và gia đình. Khi cha
mẹ làm việc và cho trẻ được quan sát hay được tham gia làm, được cha mẹ chỉ
bảo, giảng giải, được trò chuyện... sẽ giúp trẻ nắm được những kiến thức về thế
giới xung quanh, có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn
vào chính bản thân mình.

Một số hoạt động cuộc sống thực tế có thể sử dụng tại gia đình như
"Hướng dẫn và cho trẻ tự xúc cơm ăn, tự đánh răng, tự mặc quần áo, đi dép, lau
bàn, gấp quần áo, cùng người lớn nhặt rau, nấu ăn, lấy bát ăn cơm, chăm tưới
cây, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình, cất dọn đồ dùng đồ chơi sau khi
dùng, cho trẻ mua đồ ở cửa hàng tạp hóa, đi thăm hỏi những người thân, đi dạo
chơi, chơi cùng bạn trong xóm, đi thăm quan...
Dạy trẻ chào hỏi mọi người khi gặp, nói lời cảm ơn khi được nhận qùa
hoặc đồ vật từ người khác, hay khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi mình mắc lỗi.
Nói chuyện trong tập thể và tạo mối quan hệ thân thiện. Những hành vi ứng xử
phù hợp trong cuộc sống, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè người thân nếu có thể, biết
xếp hàng thứ tự và chờ đợi. Sử dụng đồ dùng ăn uống và cách bảo vệ đồ dùng.
Sử dụng đồ dùng hàng ngày và đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác.
Tận dụng các buổi đưa đón, trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tình hình
của bé Đạt trong ngày. Xây dựng góc tuyên truyền thông báo những nội dung
17


học của bé Đạt hàng tuần, hàng tháng và yêu cầu phụ huynh phối hợp rèn luyện
thêm cho bé tại nhà.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động Giáo dục:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng dành cho bé
Đạt tôi thấy bé đã có sự thay đổi một cách rõ rệt, cụ thể như sau:

Kết quả khảo sát tháng vào thời điểm tháng 3 năm học 2016- 2017
Stt Sự tiến bộ của trẻ theo tiêu chí

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3


Tuần 4

1

Trẻ biết tự đi vệ sinh

+_

+_

+

+

2

Trẻ biết tự rửa tay.

+

+

+

+

3

Trẻ biết tự ăn uống.


+_

+_

+

+

4

Biết súc miệng chải răng.

+

+

+

+

5

Biết tự mặc quần áo.

+

+

+


+

6

Hiểu khi nghe cô và các bạn nói.

+

+

+

+

7

Biết chơi cùng nhau.

+_

+_

+_

+

8

Biết phát âm, nói rõ câu, từ…


+_

+_

+_

+

9

Biết đi lại 1 mình, biết cầm nắm
các đồ dùng.

+

+

+

+

10 Biết tô màu, cầm bút…

+

+

+

+


11 Tham gia các hoạt động học tập,
vui chơi.

+_

+_

+

+

12 Thực hiện các vận động thô.

+_

+

+

+_

13 Thực hiện vận động tinh trong
giờ tạo hình.

+

+

+


+

14 Tuân theo các qui định của lớp.

+_

+_

+

+

Ghi chú:
Rõ rệt: + ; Chưa rõ rêt: +_ ; Chưa đạt: _
2.4.2. Đối với bản thân.
18


Bằng những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo 5
– 6 tuổi trường mầm non Vĩnh Tiến, sau một năm áp dụng tôi đã đạt được một
số kết quả đáng khích lệ như sau:
Bản thân đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng giáo dục trẻ tự kỷ học hòa
nhập: Thu hút được sự tập trung chú ý, thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân mật
giũa giáo viên và các trẻ khác với trẻ tự kỷ. Hướng dẫn và giải thích nội dung
học tập trực quan từng bước một rõ ràng thống nhất. Khuyến khích trẻ sử dụng
ngôn ngữ và giao tiếp bằng nhiều cách khác nhau.
Biết cách lập kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ tự kỷ học hòa nhập phù hợp
với đặc điểm riêng của trẻ và điều kiện thực tế của trường lớp.
Có nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các góc

chơi và các hoạt động khác.
Công tác phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh đã mang lại một môi
trường học hòa nhập tốt cho trẻ. Phụ huynh tin tưởng và luôn tạo mọi điều kiện
tốt cho hoạt động của giáo viên tại lớp học hòa nhập.
Trẻ thích thú khi đến lớp, mạnh dạn tự tin hơn, trẻ đã thích tham gia các
hoạt động ở trường, ở lớp, trẻ đã biết chơi cùng bạn, nói chuyện với bạn, không
còn chơi một mình.
Trẻ đã tiếp thu được kiến thức và có kỹ năng đạt được theo yêu cầu đề ra.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
Có thêm những hiểu biết về trẻ tự kỷ và những biện pháp giáo dục trẻ tự
kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường tại lớp học.
Thực hiện được tốt mục tiêu kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật
học hòa nhập.
Làm tốt công tác tuyên truyền, thu hút được trẻ khuyết tật của địa phương
trong độ tuổi mầm non tham gia học hòa nhập tại trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Để nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong
môi trường giáo dục bình thường, đòi hỏi người giáo viên cần phải:
Có ý thức nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ,
không cắt bỏ hoạt động.
Có tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt
động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường
Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như: Gây hứng thú cho trẻ
ngay ở phần giới thiệu bài; Biết cách lựa chọn chủ đề và lồng ghép chủ đề xuyên
suốt tiết học tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ
nhàng thoải mái.
Xây dựng môi trường học thân thiện, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện
và hợp tác trong lớp, tạo niềm tin và sự thích thú của trẻ khi tới lớp.
Để thay đổi không khí lớp học, sáng tạo nhiều trò chơi mới, tích cực cho

trẻ tham gia các hoạt động tập thể, nhiệt tình sáng tạo trong việc làm đồ dùng,
đồ chơi phục vụ các góc phù hợp với chủ đề, phù hợp với đặc điểm của trẻ tự kỷ
tai lớp.
19


Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên cũng cần tìm tòi
những nội dung và những thông tin cần thiết để tổ chức tốt các hoạt động giáo
dục trẻ tự kỉ học hòa nhập.
Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là ta cần phối hợp cùng với phụ huynh
để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
vì việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ riêng có trách nhiệm của nhà trường mà
cần có sự phối kêt hợp của gia đình và xã hội.
Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng,
đồ chơi cho lớp, tài liệu về phương pháp day trẻ tự kỷ.
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đối với nhà trường:
Nhà trường phối hợp với chuyên môn xây dựng nhiều tiết thực hành về
giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập cho giáo viên được dự giờ. Bồi dưỡng
chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, đặc biệt đối với trẻ
khuyết tật bệnh tự kỷ.
Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động
chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mỗi giáo viên Mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ
năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi
trường giáo dục bình thường.
3.2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Phòng giáo dục tiếp tục tổ chức các hoạt động chuyên đề Giáo dục trẻ tự
kỷ ở các trường điểm, lớp điểm để nhiều giáo viên trong trường và các trường
bạn tham dự.

3.2.3 Đối với Sở giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức các chuyên đề, các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng học hòa nhập để mỗi giáo viên có thêm kiến
thức về chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng học
hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường.
Trên đây là một số biện pháp của tôi đã áp dụng tại lớp trong việc nâng
cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường
giáo dục bình thường. Kính mong cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp
để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Vĩnh Tiến, ngày 8 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Đỗ Thị Hương

Lê Thị Thu Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 Ban hành

quy định về giáo dục nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.
2. Phụ lục (Kèm theo công văn số 6818/BGD&ĐT-GDMN ngày 28 tháng 9 năm
2009)
3. Module 44: Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong giáo dục mầm non
4.Thông tư 23/2010 Quy định về Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ( PTTE5T).
5. Trang web của liên hợp quốc nói về tự kỷ - Nguồn internet
6. Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ.

21



×