SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA
TRUNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Người thực hiện: Mai Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Trung
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
NGA SƠN, NĂM 2017
1
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III.Đối tượng nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Biện pháp : Đọc , kể tác phẩm văn học diễn cảm
2. Biện pháp : Sử dụng đồ dùng trực quan
3. Biện pháp : Tổ chức Làm quen với văn học trên hoạt
động học.
4. Biện pháp 4: Hệ thống câu hỏi
5. Biện pháp : Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn
học thông qua các hoạt động học khác.
6. Biện pháp: Dạy trẻ đóng kịch theo nội dung các tác
phẩm văn học
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
* Tài liệu tham khảo
Trang
1
2
2
2
2
2
2
3
5
5
8
10
14
15
16
17
18
20
2
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chän ®Ò tµi
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước,
việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người mà
của toàn xã hội.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có rất nhiều nội dung,
những nội dung đó rất phong phú và đa dạng, trong đó văn học là một nội dung
có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục trẻ mầm non. Văn học là loại hình nghệ
thuật, là một kho tàng tri thức giữ vai trò to lớn đối với con người nói chung và
đặc biệt đối với trẻ mầm non nói riêng. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là
nhiệm vụ quan trọng của các cô giáo trong trường mầm non. Đó là sự mở cửa, là
con đường đầu tiên đưa trẻ bước vào thế giới ngôn ngữ, tri thức, giá trị tinh thần
phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ
mẫu giáo với văn học sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển trí
tuệ, hình thành tình cảm đạo đức, phát huy tính tích cực cá nhân, tính độc lập
sáng tạo.
Văn học gắn bó với chúng ta ngay từ khi còn trong nôi, như nguồn sữa ngọt
ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã
đưa ta vào giấc ngủ êm đềm, như một nguồn động viên an ủi tiếp sức cho chúng
ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Khi đến trường mầm non được tiếp xúc với những bài thơ hay, những bài
đồng dao, ca dao, tục ngữ mượt mà, những câu chuyện cổ tích có hậu, những
nhân vật hiền lành như cô tấm, ông bụt, bà tiên. Những câu chuyện li kỳ, hấp
dẫn, những vần thơ với âm thanh trầm bổng, sâu lắng với những xúc cảm tình
cảm ban đầu đẹp đẽ trong sáng giúp trẻ nhận thức về thế giới và gợi cho trẻ
những liên tưởng độc đáo, bất ngờ. Từ đó trẻ biết yêu quê hương, đất nước, yêu
con người, yêu mọi vật xung quanh, biết yêu quý cái đẹp đồng thời phát triển tư
duy và trí tưởng cho trẻ. Bên cạnh đó việc cho trẻ Mẫu Giáo nhỡ ( 4-5 tuổi) làm
quen với tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ để trẻ
biết thể hiện yêu cầu, mong muốn của bản thân với người khác bằng ngôn ngữ.
Văn học có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn như vậy đối với lứa tuổi mẫu
giáo, đặc biệt là với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5) tuổi. Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở
trường mầm non Nga Trung làm quen với tác phẩm văn học” để nghiên
cứu và áp dụng vào dạy học ở lớp mình phụ trách.
1
II.Môc ®Ých nghiªn cøu
Nhằm đưa ra một số biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen tác
phẩm văn học.
III. §èi tîng nghiªn cøu
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở
trường mầm non Nga Trung làm quen với tác phẩm văn học”
IV.Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương
pháp sau.
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thực hành
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Làm quen với tác phẩm Văn học là một hoạt động rất quan trọng đối với trẻ
mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ, để trẻ có đủ vốn từ để nói
năng lưu loát, trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa, biết sử dụng từ đúng lúc,
đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học
chính là cho trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật: Từ láy, từ tượng hình, từ
tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc
lập trong suy nghĩ. Thông qua tác phẩm văn học giúp trẻ, biết yêu quý người
hiền lành, biết ơn và kính trọng ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn
em nhỏ.
Xuất phát từ những yêu cầu đó nên hoạt động cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ. Vì vậy nên việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học là vấn đề quan trọng trong tổ chức giáo dục mầm non.
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ giới hạn, yêu cầu cho trẻ
tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo.
Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận giá trị nội dung, nghệ
thuật phong phú trong tác phẩm văn học, khơi gợi ở trẻ sự hứng thú của trẻ, có
tình cảm đặc biệt đối với các hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp và thể hiện
nó bằng các hoạt động mang tính văn học nghệ thuật góp phần hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ.
2
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật cần giúp trẻ nhận ra tính liên
tục của cốt truyện trong các mối quan hệ của các nhân vật trung tâm của tác
phẩm.
Làm quen tác phẩm văn học ở trẻ 4-5 tuổi là thực hiện nội dung chương
trình trên sơ sở kế thừa một số biện pháp truyền thống giáo dục trẻ mầm non
trên cơ sở vận dụng các phương pháp giáo dục và hình thức mới phát huy được
tính tích cực, chủ động giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết phát triển các tố chất tư
duy và giáo dục đạo đức cho trẻ.
Làm quen với tác phẩm văn học giúp tôi và các đồng nghiệp có nhận thức
đúng sâu sắc, tiếp cận với phương pháp mới theo yêu cầu chuyên đề trên cơ sở
đó giúp tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được tốt hơn.
II. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
*.Thực trạng chung
Trường mầm non Nga Trung là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia
đầu tiên của huyện Nga Sơn, trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng động,
có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên trong đó có 90% giáo viên đạt trình độ
đại học. Giáo viên thực sự đã có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương
pháp, hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đầu tư nhiều hơn đến
việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức
đa dạng và phong phú, hầu hết giáo viên đã ý thức được ngành giáo dục yêu cầu.
1.ThuËn lîi :
*§ối với giáo viên:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường về chuyên môn xây dựng
phương pháp mầm non mới và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Đội ngũ giáo viên: 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, có
tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, luôn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện
nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động cao.
- Bản thân giáo viên có nhiều có gắng và luôn trao dồi học hỏi đồng nghiệp
nên tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học.
* §ối với học sinh
Năm học 2016-2017 tổng số học sinh lớp tôi là 30 cháu, đa số các cháu
ngoan ngoãn, lễ phép, các cháu trong lớp cùng độ tuổi nên nhận thức của các
cháu khá đồng đều.
3
2. Khã kh¨n
*§ối với giáo viên:
Một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách gây hứng
thú vào bài, chưa sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi.
Chưa có nhiều sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản
sân khấu, chưa tạo ra được tính kịch, lời thoại còn dài dòng khó hiểu rời rạc,
giáo viên còn nặng nề trong việc sử dụng lời dẫn làm cho vở kịch kém hấp dẫn
và ít gây hứng thú cho trẻ.
Ngoài ra vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học còn
hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ hành động, điệu bộ minh
họa còn chưa bộc lộ được cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ. Phương pháp lồng ghép
tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say
mê hào hứng, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học nên giờ học trẻ
ít tập trung chú ý, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu như:Phòng chức
năng,máy chiếu và công nghệ thông tin nên cũng làm ảnh hưởng đến khả năng
tiếp thu của trẻ.
* Khã kh¨n đối với học sinh
Đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhận thức chậm, nhút nhát, không tự
tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động.
Điều kiện kinh tế của phụ huynh khó khăn dẫn đến việc quan tâm đến trẻ còn
hạn chế, đa số các gia đình mải lo làm kinh tế nên chưa quan tâm đúng mức đến trẻ.
* Kết quả của thực trạng:
Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo nhỡ (4 5) tuổi với số cháu 30 cháu vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ với
kết quả như sau:
TT
1
2
3
4
5
Nội dung khảo sát
Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc
thơ, kể chuyện
Trẻ thuộc thơ, truyện
Trẻ hiểu nội dung tác phẩm
Trẻ đọc, kể diễn cảm
Khả năng diễn đạt mạch lạc
Số trẻ
khảo sát
Đạt
%
Chưa đạt
%
30
25
83
5
17
30
30
30
30
24
24
23
23
80
80
77
77
6
6
7
7
20
20
23
23
4
Sau khi khảo sát nắm được kết quả cụ thể trên từng trẻ, bản thân rất băn
khoăn, trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học ở lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) mà hiện tại mình đang phụ
trách. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học làm đề tài nghiên cứu trong năm học mà
tôi chủ nhiệm..
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
1.
Biện pháp: Đọc , kể tác phẩm văn học diễn cảm:
Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến trẻ một cách trọn vẹn, dễ dàng thì
bản thân tôi cần phải rèn luyện nắm được các thủ thuật đọc, kể, có được kỹ
năng, thậm chí kỹ xảo đọc diễn cảm. Việc rèn luyện này đòi hỏi người giáo viên
phải đọc kĩ tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ của tác phẩm để từ
đó xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, ngắt giọng theo đúng
nhịp điệu, cường độ của âm thanh ngôn ngữ của mình.
Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc, giọng kể khi trình bày
một tác phẩm văn học nghệ thuật, giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại, nội
dung tư tưởng phong cách ngôn ngữ của tác phẩm.
Ví dụ: Với bài thơ “Tết đang vào nhà” ở chủ đề Tết và mùa xuân ,cần đọc
với giọng điệu rộn ràng vui vẻ để khắc họa cảnh vật và hoạt động của con người
rất sáng sủa, sinh động thực sự gợi tâm trạng vui sướng, yêu đời với mùa xuân
đang tới:
Hoa đào trước ngõ
Cười vui sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Rung rinh cánh trắng
Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đối
Tết đang vào nhà
Với bài thơ “Gà mẹ đếm con” ở chủ đề Thế giới Động vật, giọng điệu khi
đọc phải hồn nhiên, trong trẻo để thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng
mà giản dị, có pha chút tinh nghịch như cái nhìn của trẻ thơ.
Cục… cục… gà mẹ đếm
Một, hai, ba…và nhiều
5
Đàn gà con vừa nở
Chẳng biết là bao nhiêu
Có hạt nắng bé xíu
Vừa rơi trên nền nhà
Thế là cả đàn gà
Ùa lên tranh nhau nhặt
Gà mẹ sợ con lạc
Cục cục đuổi theo sau
Phải bắt đầu đếm lại
Một, hai, ba và nhiều
Việc lựa chọn và thể hiện giọng điệu cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong
việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, bởi vì một trong những yêu cầu của việc
rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ cũng là việc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các
giọng điệu khác nhau khi trình bày: trang trọng hay vui vẻ, êm dịu hay hóm
hỉnh…
Trên nền của giọng điệu cơ bản, người đọc còn phải sử dụng các sắc thái
khác nhau tùy theo diễn biến nội dung để trình bày trọn vẹn tác phẩm. Một trong
những sắc thái của giọng đọc được thể hiện ở yếu tố ngữ điệu. Ngữ điệu là
những thay đổi chủ yếu về độ cao của giọng khi đọc, nó có thể miêu tả lại được
tâm trạng hành động, cá tính của các nhân vật, bộc lộ thái độ của mình trước các
nhân vật đó.
Ví dụ: với câu chuyện “ Quả táo của ai” ở chủ đề Bản thân , giọng điệu cơ
bản là trong sáng, sôi nổi thể hiện nội dung là thỏ, quạ, nhím, cùng muốn nhận
một quả táo và cuối cùng quả táo đó về ai. Trong câu chuyện này, ngữ điệu khi
thể hiện ngôn ngữ của thỏ, nhím, quạ, cần phải cao, thậm chí có phần gay gắt thể
hiện được ý thức tranh chấp của các con vật này. Như giọng điệu của nhím phải
có tính chất khẳng định: “Quả táo chín rụng, tôi bắt được mà”.
Giọng của thỏ đòi hỏi khẳng định hơn “ Tôi tìm thấy quả táo chứ! Quả táo
này của tôi”
Còn giọng của quạ đen quyết liệt không kém “quả táo này tôi hái đấy”.
Đối lập với ngữ điệu cao, có tính gay gắt đó là ngữ điệu trầm, ôn hòa của
gấu, thể hiện một tính cách chậm rãi, sáng suốt: “Các cháu đừng tranh cãi nữa !
Cả ba cùng nói đúng, song không nên tranh giành nhau như vậy, hãy bổ quả táo
ra làm ba phần, mỗi cháu một phần”.
6
Ngoài yếu tố ngữ điệu ra, sắc thái của giọng đọc còn thể hiện ở yếu tố nhịp
điệu, cường độ, nhịp điệu chính là tốc độ của giọng đọc, cường độ giọng đọc là
độ vang, độ mạnh đối với lứa tuổi trẻ mầm non cần đọc những tác phẩm với
nhịp điệu, cường độ vừa phải, phù hợp với ngữ điệu giọng điệu cơ bản của tác
phẩm.
Ví dụ: khi kể chuyện cổ tích “Cóc kiện trời” cần kể với giọng điệu sôi nổi,
rõ ràng, có pha chút cảm phục. Đoạn đầu sẽ được kể với giọng điệu chậm rãi,
với mục đích giới thiệu bối cảnh câu chuyện và các nhân vật“ Thủa xa xưa,
Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời, dưới đất. Ngọc Hoàng ra lệnh cho
thần mưa làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống. Nhưng đã ba
năm nay không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước
chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai
oán, vậy mà trời có thấu. Một hôm các con vật họp bàn nhau lại chúng quyết
định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp…”
Đến đoạn miêu tả cuộc chiến giữa các nhân vật và tay chân của Ngọc
Hoàng lại cần một nhịp điệu nhanh hơn cường độ mạnh hơn thể hiện tính chất
căng thẳng cuộc chiến đấu:“ Bầy gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra lệnh cho Cáo xông
ra vồ gà. Biết gà bị vồ mất Ngọc Hoàng liền sai chó ra giữ Cáo. Chó chạy ra chỉ
kịp sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán
lính ra giữ Gấu. Lần này Cọp xông ra quật chết từng lính không sót người
nào…”
Liên quan đến cường điệu và cường độ phải kể đến ngắt giọng. Quãng ngắt
giọng ngắn thường ở trong nhịp điệu nhanh, cường độ mạnh, thể hiện tính chất
náo nhiệt hoặc căng thẳng. Quãng ngắt dài thường trong nhịp điệu chậm, cường
độ nhẹ, thể hiện tính chất buồn bi thương.
Như vậy là các thủ thuật về ngữ âm có vai trò rất quan trọng đối với việc
rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ tác phẩm văn học có cuốn hút được trẻ và trẻ
có cảm thụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật hay không là phụ thuộc vào cách đọc
của cô.
Do đó, giáo viên cần phải trang bị cho mình các thủ thuật đọc diễn cảm tác
phẩm văn học.
Mặt khác tư thế, nét mặt, ánh mắt cử chỉ…để tăng thêm sức biểu cảm cho
lời nói là cần thiết.
Những cử chỉ đơn giản, chân thực của nội dung sâu sắc sẽ tăng thêm sức
diễn cảm cho tác phẩm ; Vì thế khi truyền đạt một tác phẩm đến với trẻ người
giáo viên cần chú ý đến điều này.
7
Ví dụ: Khi trình bày bài thơ “ Chim chích bông” Giáo viên phải đọc với
giọng vui tươi, hồn nhiên. Ngữ điệu của 6 câu đầu là miêu tả hơi trầm. Đoạn sau
là đối thoại, ngữ điệu cần cao hơn có thể kết hợp cử chỉ giơ tay lên vẫy khi đọc
đoạn:
“Em hãy gọi !
Chích bông ơi!
Chim xuống nhé
Có thích không?”
Và có thể cúi xuống gật gật đầu kết hợp nét mặt tươi vui khi đọc đoạn:
“Chú chích bông
Liền xà xuống
Bắt sâu cùng
Và luôn mồm
Thích!
Thích!
Thích!
Việc kết hợp các tư thế nét mặt, cử chỉ… với những thủ thuật ngữ âm sẽ có
tư duy truyền thụ rất lớn tới người nghe. Nét mặt, ánh mắt tưởng tượng nếu là
tác phẩm vui, diễn biến có hậu có tình tiết ngộ nghĩnh.
Nét mặt buồn nếu tác phẩm có tính chất bi thương. Sự giao cảm giữa người
đọc, người kể với người nghe chính là thể hiện ở nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Tuy
nhiên tư thế cử chỉ sẽ mất đi sức biểu cảm mạnh mẽ nếu lạm dụng nó. Vì thế cần sử
dụng có mức độ để trẻ khỏi bị phân tán bởi những ấn tượng bên ngoài tác phẩm.
2. Biện pháp : Sử dụng đồ dùng trực quan:
Thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ
giải thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó.
Ví dụ 1: Thơ “Hoa cúc vàng” Chủ đề “Tết và mùa xuân” Trong bài thơ này
có từ “Gom nắng vàng” trong câu thơ: “Cúc gom nắng vàng vào trong lá biếc”
Tôi đã để một số đồ dùng, đồ chơi trên bàn khi đọc đến câu thơ “Cúc gom nắng
vàng” đồng thời dùng tay gom đồ dùng, đồ chơi lại một chỗ tôi làm với trẻ
“Gom nắng vàng”giống như cô và các con hay gom đồ dùng, đồ chơi hàng ngày.
Ví dụ 2: Truyện “Truyện sự tích bánh chưng, bánh dày” - Chủ đề “Tết và
mùa xuân”sử dụng đồ dùng trực quan là sa bàn và rối. Mở đầu câu truyện là:
“Ngày xưa, ở nước ta, trong số các con của vua Hùng Vương thứ sáu có một
người con tên là Lang Liêu. Các hoàng tử khác đều văn hay, võ giỏi, nhưng lại
8
không thích lao động chân lấm tay bùn chỉ riêng có hoàng tử Lang Liêu là chăm
chỉ thích nghề trồng trọt. Chàng đem vợ con về quê vỡ nương, cuốc bãi cùng bà
con nông dân trồng lúa gạo, hoa màu.
Cô giải thích từ “Vỡ nương” bằng cách chỉ vào hình ảnh nơi đất hoang
chưa có ai khai phá. Cô nói: “Vỡ nương”là làm những khu đất chưa có người
trong hoa màu.Như vậy, đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ khó,
còn trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa từ khó đó.
Khi tiến hành dạy trẻ kể lại chuyện sẽ có rất nhiều hình thức: kể theo cô,
kể toàn bộ câu chuyện kể theo vai,kể chuyện theo tranh được trẻ thích thú.
Ví dụ 1: Truyện “Sự tích cây vú sữa- Chủ đề “Thế giới thực vật”
+ Tranh 1: Cậu bé đang ham chơi thả diều, người mẹ đang ngồi buồn chờ con.
+ Tranh 2: Cậu bé đang đói rét và mẹ bê nồi cơm.
+ Tranh 3: Ngôi nhà và cậu bé đang quỳ dưới gốc cây.
+ Tranh 4: Cậu bé đang ăn quả vú sữa
9
Hình ảnh: Tranh trong truyện sự tích cây vú sữa
Lần 1: Cô treo tranh theo thứ tự từ đầu đến cuối lên bảng. Trẻ nhìn tranh
chỉ vào hình ảnh trong tranh và kể tương ứng với nội dung trong tranh.
Lần 2: Cô thay đổi trình tự các bức tranh, trẻ kể từ đầu đến cuối câu chuyện
nhưng phải chỉ vào đúng bức tranh tương ứng sau đó sắp xếp lại cho đúng trình
tự các bức tranh rồi kể lại.
Hình thức kể lại truyện theo tranh rất có hiệu quả vì khi trẻ nhìn vào
các bức tranh trẻ sẽ hình dung ra diễn biến câu chuyện một cách đầy đủ từ đó
có thể kể lại truyện mà không bị nhầm lẫn.
Kết quả: Qua những ví dụ minh hoạ ở trên, tôi thấy hình thức sử dụng đồ
dùng trực quan trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là hình thức rất
cơ bản giúp giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động, làm cho giờ dạy
thêm sinh động hơn.
10
3. Biện pháp: Tổ chức Làm quen với Văn học trên hoạt động học.
Đối với trẻ mầm non việc tổ chức hoạt động học là yêu cầu quan trọng đòi
hỏi cao về kiến thức, kỹ năng sư phạm và khả năng truyền thụ của người giáo
viên đặc biệt là văn học. Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một
cách tích cực, chủ động tôi chọn lựa các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như
qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”, sử dụng câu đố và đặc biệt là lựa chọn những
hình ảnh thật đẹp, những nhân vật thật ngộ nghĩnh, sáng tạo đưa vào công nghệ
thông tin để trẻ hoà nhập, hoá thân thành nhân vật mà tôi lồng ghép được, từ đó
trẻ chú ý xem, lắng nghe cô kể chuyện dẫn đến trẻ nắm bắt được, nội dung câu
truyện và tham gia hoạt động một cách chủ động và sáng tạo.Với từng chủ đề cụ
thể tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic để đàm thoại với trẻ. Vì
vậy khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi luôn nghiên cứu kỹ tác phẩm, xác
định được mục đích, lựa chọn hình thức cho phù hợp, cách giới thiệu bài, giọng
đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học.
Muốn cho trẻ hứng thú vào hoạt động của mình thì tôi luôn tìm tòi cách
giới thiệu bài như thế nào cho hay, hấp dẫn.Có nhiều hình thức giới thiệu bài
hay, hấp dẫn và nhẹ nhàng bằng các hình thức như qua câu đố, bài hát, lời dẫn
và qua tranh ảnh và các phương tiện công nghệ thông tin.
Ví dụ 1: Ở hoạt động kể chuyện: “Kiến con đi xe ô tô” ở chủ đề nào?
Tôi đọc câu đố: “Con gì bé tý
Đi lại thành đàn
Kiếm được mồi ngon
Cùng tha về tổ”
Các con cùng xem đó là con gì nhé! Tôi kích vào hình ảnh con kiến trong
vi tính cho trẻ xem.
Bây giờ cô đố khó hơn các con hãy chú ý nhé!
“Con gì ngủ suốt mùa đông
Mút chân cho đỡ đói lòng trong hang
Mùa xuân chim hót rộn ràng
Tỉnh giấc chỉ thích mật vàng của ong”
Tôi kích hình ảnh bác gấu trong vi tính
Kiến con và bác gấu là hai nhân vật trong câu chuyện “Kiến con đi xe ô
tô’’mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe đấy.
Ví dụ 1: Ở hoạt động thơ “Hoa kết trái” ở chủ đề “Thế giới thực vật”
11
Tôi chuẩn bị ở góc khám phá khoa học về các loài hoa và cho trẻ đi tham
quan (Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền).
Hình ảnh: (Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền)
Ở góc khám phá khoa học có những gì? (Có các loại hoa)
Các loại hoa này dùng để làm gì?
Còn có rất nhiều các loài hoa có loài hoa dùng để trang trí cũng có loài hoa
thì kết trái cho chúng ta quả ngọt bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi của mình
nghe cô đọc bài thơ “Hoa kết trái”để xem còn có những loài hoa gì cho chúng ta
quả ngọt nhé.
Với các câu chuyện tôi có thể cho trẻ hóa trang các nhân vật trong câu
chuyện để giới thiệu bài làm cho trẻ rất tò mò.
Ví dụ 2: Hay trong bài thơ: “Mưa” Tôi có thể đưa ra hình ảnh về mưa để
đàm thoại với trẻ về bài thơ.Từ đó tôi đã tạo được sự hứng thú cho trẻ khám phá
về hiện tượng mưa.
Vì sao lại có mưa ?
Mưa từ đâu rơi xuống ?
(Hình ảnh về Mưa)
Thông qua đây tôi đã cho trẻ biết được về các hiện tượng tự nhiên
Ví dụ: Trong câu chuyện “Thánh Gióng”ở chủ đề “Quê hương đất nước
Bác Hồ”.
12
Tôi cho một trẻ mặc quần áo lính cai đầu đội nón tốt đóng vai sứ giả cầm
loa nói: “Loa! loa ! loa ! Ai là người tài giỏi hãy ra tay đánh giặc cứu nước,loa !
loa ! loa!”.
- Các con có biết đó là giọng của ai không ?
Vào đời vua Hùng Vương thứ 18 nước ta bị giặc chiếm đóng rất cần người
tài giỏi đi đánh giặc cứu nước. Từ một cậu bé ba tuổi không biết nói biết cười đã
đứng dậy đánh giặc cứu nước, để biết cậu bé đó đánh giặc như thế nào hôm nay
cô kể cho các con nghe câu chuyện Thánh Gióng nhé!
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học việc tổ chức cho trẻ đàm thoại
nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cho trẻ, ở phần này nếu không tổ chức tốt
sẽ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán.
Để giúp trẻ đàm thoại tốt cũng có thể sử dụng hình thức thông thường là
cho trẻ ngồi tại chỗ và nghe cô đọc câu hỏi nhưng trong quá trình giảng dạy tôi
thấy thay đổi hình thức đàm thoại gây được hứng thú nhiều hơn đối với trẻ
Ví dụ: Ở bài thơ “Cô giáo của em” trong chủ đề “Trường mầm non” khi
đàm thoại với trẻ tôi tổ chức dưới hình thức “Ai nhanh hơn” tôi chuẩn bị bảng
găm về các câu hỏi yêu cầu trẻ lên bắt thăm và trả lời câu hỏi cho các bạn nghe
Với các câu chuyện tôi có thể cho trẻ trả lời theo nhóm hay theo tổ để trẻ
có thể bàn bạc và thảo luận.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Dê con nhanh trí” ở chủ đề “Thế giới động vật”
tôi cho trẻ ngồi theo ba tổ, cử đại diện của tổ lên bắt thăm câu hỏi với nội dung:
Tổ 1: - Sao dê mẹ đi lại dặn dê con đừng mở cửa? (Sợ chó sói vào ăn thịt)
- Dê mẹ phải nói gì dê con mới mở cửa? (Con ở nhà đứng mở cửa chó sói
vào ăn thịt đấy).
Tổ 2: - Ai đã nghe được lời dê mẹ dặn dê con? (Chó sói)
- Dê con có mở cửa cho con chó sói không? (Không)
Tổ 3: - Khi dê mẹ về dê con có mở cửa cho mẹ của mình không? (Có)
- Vì sao dê con lại biết đó là mẹ của mình? (Vì nó nhìn qua kẽ cửa và nghe
được giọng nói của mẹ nó).
Sau đó cô đi từng tổ và đàm thoại với trẻ yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi, trong
tổ trẻ bàn bạc nhớ lại lời thoại các nhân vật và cử đại diện trả lời, các thành viên
trong tổ có thể bổ sung khi bạn trả lời còn thiếu.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một biện pháp cực kỳ quan
trọng, để trẻ thuộc và nhớ lâu tác phẩm thì dạy trẻ đọc thuộc thơ và biết kể lại
13
chuyện là biện pháp đòi hỏi cô phải nghiên cứu và tìm ra hình thức nào cho hay,
hấp dẫn và trẻ dễ tiếp nhận.
Cô có thể cho trẻ đọc kể theo cá nhân hay theo nhóm. Cô đánh giá nhận xét
về bài thơ câu chuyện bạn vừa kể, theo dõi cách sử dụng đồ dùng trực quan của
trẻ để nhận xét góp ý.
Ví dụ : Hoạt động văn học “Thơ”. “Ảnh Bác” trong chủ đề “Quê hương đất
nước Bác Hồ”
Khi cho trẻ đọc thơ cô mời trẻ lên đọc và yêu cầu trẻ chỉ vào tranh theo
trình tự nội dung bài thơ qua đó trẻ có thể nhớ lại nội dung bài thơ qua tranh và
biết được cách sử dụng tranh khi đọc thơ.
Đối với truyện ngoài cho trẻ kể theo nhóm hay cá nhân thời gian đầu hướng
dẫn trẻ kể theo mẫu của cô sau đó có thể là trẻ yếu kể theo mẫu của cô. Để tập
cho trẻ kể tôi sử dụng kể từng câu một sau đó đặt câu hỏi để trẻ kể.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Người làm vườn và các con trai”trong chủ đề
“Nghề nghiệp”
- Khi sắp qua đời ông gọi các con và bảo gì?
Khi trẻ kể thạo trẻ tự kể mà không cần mẫu của cô. Khi trẻ kể tôi thường
nhắc trẻ đứng quay mặt về phía các bạn, giọng kể rõ ràng tốc độ vừa phải tư thế
tự nhiên thoải mái. Trẻ kể sai tôi để cho trẻ kể xong rồi mới sửa sai nếu trẻ quên
tôi đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ.
Ngoài ra thì tổ chức cho trẻ đóng kịch là một phương pháp tốt nhất giúp trẻ
nhớ lâu tác phẩm để trẻ đóng kịch tốt tôi dạy cho trẻ thuộc truyện, tôi là người
dẫn truyện và khuyến khích trẻ kể cùng cô trẻ có thể đọc lời thoại của các nhân
vật.
Để chuẩn bị cho trẻ đóng kịch cô chuẩn bị truyện, trang phục, sân khấu
nhạc nền.
Ví dụ: Truyện “Mỗi người một việc” ở chủ đề “Bản thân” thì cho trẻ đàm
thọai về các bộ phận của cơ thể. Khi miệng không ăn thì chuyện gì xảy ra? Sau
đó cho trẻ nhận vai với các cử chỉ điệu bộ:
- Mắt: Hai tay giơ lên ngang mặt và chớp chớp khi nói
- Tai: Hai tay khum khum đưa lên ngang vai
- Miệng: Buồn bã mắt nhìn xuống
Kết quả:Qua cách làm này tôi đã giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, rèn
luyện ngôn ngữ mạch lạc, làm tăng sự cảm thụ hiểu biết tác phẩm văn học của
trẻ làm cho hoạt động học sinh động hứng thú trong các hoạt động tiếp theo.
14
4. Biện pháp 4: Hệ thống câu hỏi :
Với từng bài dạy tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic (câu
hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp) để đàm thoại với trẻ một cách sôi
nổi theo phương hướng: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng,
những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội
dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Tạo cơ hội cho trẻ được
giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi chia sẻ diễn đạt. Như vậy giáo viên là người tạo cơ
hội , hướng dẫn gợi mở giúp trẻ nhận thức được sâu sắc hơn các kiến thức mà cô
truyền đạt. Trong khi đặt câu hỏi giáo viên cần rải đều ở các trẻ. Chú ý những trẻ
chưa trả lời được và chú ý những trẻ không chú ý. Đồng thời để trẻ tự trả lời
theo sự tiếp thu của mình. Giáo viên cần tạo tư thế thoải mái cho trẻ,khuyến
khích động viên trẻ trả lời như vậy tiết làm quen văn học sẽ không bị nhàm
chán. Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi trẻ tham gia trả lời câu hỏi của
cô.
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe một câu truyện “ Gà tơ đi học” trong chủ đề
“Trường mầm non” Cho lớp hát bài “ Vui đến trường”.
Bài hát có tên gì?
Đến trường con được chơi cùng với ai?
Cô tạo tình huống kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 bằng rối
Cô giải thích từ khó :
Cô có câu: “Gà Tơ cứ nhắm tịt mắt lại.”
“nhắm tịt mắt”: nhắm mắt chặt lại không mở ra “con trai bé bỏng ơi! Mau
dậy đi học nào” “bé bỏng” : Là nói gà mẹ quá thương gà con nên gọi gà con là
bé bỏng
Câu chuyện nói về ai?
Cô gợi ý cho trẻ đặt tên câu chuyện. Cho trẻ tự đặt tên chuyện theo ý thích
Cô thống nhất câu chuyện có tên: “Gà Tơ đi học” của tác giả: Quốc Việt
Cô cho trẻ đi xem phim đọc thơ: “ Bạn mới”
Khi các con lên xe thì phải như thế nào? (ATGT, BVMT)
Cô kể lần 2 với poiwerpoint.
Câu chuyện có tên là gì?
Trong câu chuyện có những ai?
Gà mẹ gọi Gà Tơ dậy đi học, Gà Tơ trả lời mẹ như thế nào?
Cô gởi giấy thông báo về nhà Gà Tơ đã làm gì với tờ giấy? Vì sao?
Trong khi cả lớp đang cắm trại thì nghe tiếng gì? Tiếng khóc của ai?
15
Cô giáo đến xoa đầu Gà Tơ nói gì?
Qua câu chuyện trên các con thấy bạn Gà Tơ như thế nào? Còn các con thì sao?
Giáo dục nghe lời cô giáo, vâng lời ba mẹ, đi học sớm, không mê chơi để
trở thành trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Kết quả: Qua việc đàm thoại với những hệ thống câu hỏi gợi mở giúp trẻ
hiểu sâu hơn về nội dung tác phẩm, trẻ biết được nội dung của những từ khó
trong tác phẩm được học.
5. Biện pháp: Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua
các hoạt động học khác.
Thông qua các hoạt động như: Tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa học, tôi
củng cố kiến thức về văn học cho trẻ. Ở những hoạt động học này các tác phẩm
văn học đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hay củng cố bài.
* Hoạt động Âm nhạc:
Trong hoạt động âm nhạc tôi đã lồng ghép những bài thơ , câu đố gợi mở
giúp trẻ hướng bài học một cách sinh động.
Ví dụ: Khi dạy hát bài “Màu hoa” để giới thiệu bài hát tôi cho trẻ đọc bài
thơ “Hoa kết trái” đàm thoại với trẻ về bài thơ và giới thệu tên bài hát.
* Hoạt động Tạo hình:
Trong hoạt động tạo hình để gợi ý đề tài cho trẻ hoạt động vào đầu hoạt
động tôi đọc bài thơ, cho trẻ nghe đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ từ
những hình ảnh trong bài thơ trẻ hình dung ra ý tưởng mà mình muốn thực hiện.
Ví dụ: Cho trẻ hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ theo ý thích” tôi đọc bài
thơ “Em vẽ” cho trẻ nghe và đàm thoại:
Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
Trong bài thơ bạn nhỏ đã vẽ những gì?
Từ những hình ảnh trong bài thơ trẻ có thể lấy làm đề tài để vẽ.
* Hoạt động Làm quen với Toán:
Với hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán nếu không lồng ghép
các hoạt động học thì sẽ trở nên khô khan và cứng nhắc vì vậy ở hoạt động này
tôi luôn lồng ghép hoạt động văn học để gây cho trẻ hứng thú hơn.
Ví dụ: Ở đề tài: Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới phía trước phía sau
của đối tượng tôi lồng ghép vào câu chuyện “Hạt đỗ sót”. Tôi kể dẫn dắt truyện
và đưa mô hình nhân vật câu chuyện ra đàm thoại:
- Vì sao lại gọi là hạt đỗ sót? (Vì bà đổ mà vẫn còn)
16
- Nhờ vào đâu mà hạt đỗ đã được ra khỏi bình (Các chú kiến)
- Cây đỗ lớn lên ở đâu? (Ở đất )
- Cây mọc ở phía nào của ngôi nhà (Phía sau)
- Cây đỗ được gặp ai? (Những bạn của mình)
* Hoạt động Khám phá khoa học:
Với hoạt động khám phá khoa học tôi cũng đã lồng ghép hoạt động văn
học như đọc thơ cho trẻ nghe có nội dung liên quan đến bài học để gây cho trẻ
hứng thú hơn khi học.
Ví dụ: Ở đề tài khám phá “một số phương tiện giao thông” trong chủ đề
“Giao thông” tôi cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy con” cho trẻ nghe và đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về những phương tiện giao thông gì?
Cho trẻ kể những phương tiện giao thông đó và cô hướng tới bài học.
Kết quả: Việc lồng ghép tác phẩm văn học vào các môn học khác đã giúp
trẻ phát triển được ngôn ngữ mạch lạc hơn , tự tin hơn.
6. Biện pháp: Dạy trẻ đóng kịch theo nội dung các tác phẩm văn học:
Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc, đóng kịch
cũng là một loại hình nghệ thuật được trẻ rất yêu thích, nó có ý nghĩa giáo dục
toàn diện cho trẻ, trẻ không chỉ biến thành người lớn mà còn phải hóa thân thành
các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt vừa là
hành động thực tế vừa là ảo. Để đóng được vai này trẻ phải trải qua quá trình lao
động nghệ thuật như người nghệ sĩ.
Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa quan trọng chính những yêu
cầu đặt ra trong suốt quá trình đòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ sự hoạt động của
các chức năng tâm lý như: Ngôn ngữ, biểu tượng, trí nhớ, tư duy…, như vậy trò
chơi tác động với trẻ ở tất cả các lĩnh vực phát triển, nó giúp trẻ tích lũy kinh
nghiệm sống qua trải nghiệm các nhiệm vụ trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực
tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ và phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ.
Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được
giọng nói diễn cảm, rõ ràng, các biểu tượng thẩm mỹ và óc sáng tạo trong giáo
dục thẩm mỹ. Việc phát triển trí tưởng tượng cho trẻ chiếm một vị trí đặc biệt.
Trí tưởng tượng là một tiền đề căn bản của giáo dục nghệ thuật, không có trí
tưởng tượng của trẻ sẽ ít thấy tác động của nghệ thuật một lĩnh vực có khả năng
ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành đời sống nội tâm của con người. Trẻ
sẽ học được ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước,
yêu những điều thiện, bênh vực kẻ yếu, lên án những cái xấu. cái ác…
17
Trước tiên cô giáo phải cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà trẻ được
đóng kịch tạo cảm giác thoải mái, tinh thần tập thể hòa đồng với bạn bè cũng là
hình thức phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ nhằm khắc sâu tác phẩm văn
học cho trẻ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, con vật trong nội dung câu truyện
đồng thời giúp trẻ thể hiện tình cảm, sắc thái, ngữ điệu… Khi dạy trẻ đóng kịch
cô giáo phải hướng dẫn và cùng làm với trẻ về cách hóa trang và bố trí sân khấu.
Ví dụ: Trong truyện “Chú Dê Đen” cho trẻ đàm thoại về nội dung truyện:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Dê trắng là nhân vật có tính cách như thế nào?
+ Dê đen là nhân vật có tính cách như thế nào?
+ Chó sói là nhân vật như thế nào?
+ Vì sao Dê trắng lại bị chó Sói ăn thịt?
+ Dê đen có bị chó Sói ăn thịt không? ; + Vì sao?
Cho trẻ chọn vai mình thích cô giáo giúp trẻ tận dụng cảnh sân khấu, cô
làm người dẫn truyện hoặc một trẻ khác làm người dẫn truyện. Sau đó cô hướng
dẫn cho trẻ vào vai thể hiện tính cách nhân vật. Với hình thức này trẻ rất thích
học và đạt kết quả trên trẻ cao.
Kết quả: Qua trò chơi đóng kịch giúp trẻ hiểu sâu hơn về tác phẩm văn học
qua những vai mà trẻ được diễn ,giúp tự tin khi đứng trước sân khấu ,yêu thích
nghệ thuật.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường:
+ Đối với hoạt động giáo dục:
Kết quả thực nghiệm:
Số trẻ
Đạt
%
Chưa
%
TT
Nội dung khảo sát
khảo sát
đạt
Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc
29
96
1
30
1
4
thơ, kể chuyện
2
Trẻ thuộc thơ, truyện
30
29
96
1
4
3
Trẻ hiểu nội dung tác phẩm
30
29
96
1
4
4
Trẻ đọc, kể diễn cảm
30
29
96
1
4
5
Khả năng diễn đạt mạch lạc
30
29
96
1
4
* Đối với bản thân:
Qua thực tế nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra một số
kinh nghiệm như sau:
18
- Trước hết cô phải có trình độ chuyên môn, phải có lòng nhiệt tình, say
mê, sáng tạo với nghề nghiệp. Không ngừng học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên
môn, tham gia các chuyên đề hàng năm, học hỏi kinh nghiệm của những người
đi trước.
- Đối với môn học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học để giúp trẻ cảm
thụ được cái hay, cái đẹp thì trước hết người giáo viên phải xác định và đưa ra
mục đích phù hợp nhận thức của trẻ.
- Việc đọc, kể tác phẩm văn học diễn cảm là một khâu rất quan trọng khi cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học ,giúp trẻ cảm thụ được cái hay của tác phẩm.
- Sử dụng đồ dung trực quan là một phương pháp không thể thiếu khi cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ tích cực hoạt động không có sự
nhàm chán.
- Tổ chức làm quen với Văn học trên hoạt động học.
- Hệ thống câu hỏi giúp trẻ tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm.
- Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các hoạt động
học khác.
- Dạy trẻ đóng kịch theo nội dung các tác phẩm văn học khích thích trẻ yêu
nghệ thuật
+ Đối với đồng nghiệp:
- Tất cả đồng nghiệp thường xuyên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
phương pháp khi dạy hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói riêng và các
hoạt động trong trường mầm non nói chung.
+ Đối với nhà trường:
Nhà trường liên tục được Phòng giáo dục đánh giá cao về công tác chăm
sóc giáo dục trẻ đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Làm quen tác phẩm văn học là một hoạt động quen thuộc của trường mầm
non. Thuật ngữ này chỉ ra mức độ, giới hạn yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với
tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc kể diễn cảm của cô giáo. Hoạt động này
nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú
của tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn
tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện
sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện,
19
chơi trò chơi và cao hơn nưa là kể chuyện sáng tạo theo trí tượng của trẻ, trẻ tự
đặt tên cho câu chuyện qua đó giúp hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
cho trẻ.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non chính là nâng cao chất lượng
hoạt động cho từng lĩnh vực, làm quen tác phẩm văn học là hoạt động đóng vai
trò quan trọng trong quá trình giáo dục ở lứa tuổi này mà nội dung quan trọng
đầu tiên là xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, một môi trường hoạt động tốt
sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức, thực hành kỹ năng tốt nhất. Ngoài xây dựng môi
trường học tập ra thì các thủ thuật sử dụng trong hoạt động có chủ định, cách sử
dụng đồ dùng trực quan, làm đồ dùng đồ chơi, hay công tác phối hợp với các
bậc phụ huynh cũng rất quan trọng chính vì vậy tạo nên sức mạnh tổng hợp để
làm nên sự thành công của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là
điều thành công trong năm học vừa qua.
2.Kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
Nhà trường nên tạo mọi điều kiện về đồ dùng dạy để giáo viên phát huy hết
khả năng của mình khi giảng dạy.
* Đối với phòng giáo dục:
Để thực hiện tốt đề tài này, chúng tôi là những người làm công tác giáo
dục, trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, muốn cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
đạt hiệu quả rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong
việc bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm giúp
đỡ của đồng nghiệp và đặc biệt là của ban giám hiệu nhà trường. Nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của ban lãnh đạo cấp trên và
của đồng nghiệp để sáng kiến này đạt hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Trung ngày 15 tháng 4 năm 2017
Trần Thị Hiền
Mai Thị Lan
Người viết SKKN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
STT
Nội dung
Số
Tác giả
Trang
1
- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện
TS. Trần Thị Ngọc Trâm
chương trình giáo dục mầm non
TS. Lê Thu Hương
các độ tuổi 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi,
PGS.Lê Thị Ánh Tuyết
5 - 6 tuổi
- Tài liệu bồi dưỡng thường 136-149 Nhà xuất bản giáo dục
2
3
4
xuyên CBQL giáo viên mầm non
năm học 2016 - 2017.
- Tạp chí GD mầm non số
Việt Nam
27-29
TS. Nguyễn Thị Thanh
4/2013
- Tuyển tập trò chơi câu đố các
Hà
Nhà xuất bản giáo dục
độ tuổi 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6
Việt Nam
tuổi
21